Tumgik
#Nghị luận xã hội về tiếng cười trong cuộc sống
Text
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về tiếng cười trong cuộc sống (Dàn ý + 4 Mẫu)
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về tiếng cười trong cuộc sống (Dàn ý + 4 Mẫu), TOP 4 bài nghị luận về nụ cười trong cuộc sống dưới đây sẽ là tư liệu hữu ích, giúp Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về tiếng cười trong cuộc sống (Dàn ý + 4 Mẫu) Nụ cười có ý nghĩa rất quan trọng với cuộc sống của con người, giúp chúng ta hạnh phúc, khỏe mạnh là điều quý giá nhất. Khi chúng ta cười, niềm vui sẽ…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
jennifertple · 3 years
Text
Người xưa thường nói, chỉ cần bạn mở lòng, gió mát tự tìm đến. Nếu bản thân không có bản lĩnh vững vàng, không có nền móng vững chắc, thì dù cúi đầu chắp tay thi lễ, cười cợt nịnh hót cũng không thể cầu cạnh được một chút chiếu cố.
Từng có người đặt câu hỏi trên mạng rằng: "Làm thế nào để nhận biết những người thông minh xung quanh chúng ta?"
Trong đó có một câu trả lời khá ấn tượng: "Khi bạn gặp một người, người đó có thể hiểu được hoàn cảnh của bạn, tôn trọng quan điểm và tín ngưỡng của bạn, cùng bạn xây dựng một khoảng không gian thoải mái. Khi bạn muốn tiến xa hơn với họ, bạn sẽ phát hiện ra rằng họ thường giữ khoảng nhất định với mình, khiến bạn cảm thấy giữa bạn và họ luôn có một vách ngăn, người ngày chắc chắn thông minh hơn bạn nhiều".
Có người nói, nhiều lúc tính bằng "đống" chính xác và trực quan hơn là tính bằng "cái". Điều này cũng rất có lý.
Mỗi lần có việc lớn, việc nhỏ, một số người thường tìm đủ mọi lý do tổ chức ăn uống, tiệc tùng, hội đồng lớp, hội đồng hương… Cả một đống người tụ tập bên nhau ăn uống náo nhiệt, vui quên cả lối về.
Dù rượu say nát hơn tương bần, dù dạ dày quặn đau hơn cả xoắn, dù gia đình lo lắng, càm ràm cũng chẳng hề hấn gì.
Nếu hỏi họ tại sao lại như vậy? Câu trả lời chắc không gì khác ngoài câu: "Chỉ có ăn uống tới bến, thì quan hệ mới tốt, mới được việc".
Thực sự là như vậy sao ? Dĩ nhiên là không rồi!
Tôi có anh bạn tên Cương. Lúc mới bắt đầu kinh doanh công ty quảng cáo, vì muốn tích lũy thêm mối quan hệ, kiếm đơn hàng, Cương thường ra vẻ "mình rất rỗi", "có hẹn là đi, có ăn là đến".
Có lần, vì tiếp đãi khách hàng tiềm năng lớn, Cương dứt khoát qua đêm không về nhà. Cùng khách hàng vui chơi hết điểm này đến điểm khác thâu đêm suốt sáng.
Đúng lúc, vợ Cương cũng đi công tác xa. Con cái ở nhà không ai trông, quấy khóc liên tục khiến bố Cương bị tăng xông.
Vậy mà sau lần đó, khách hàng cũng không đưa đơn quảng cáo cho công ty Cương. Với lý do đây là dự án KPI của năm, nên phải tìm công ty hoàng tráng hơn để làm.
Nói thẳng ra, khách hàng rất lý tính. Sự tiếp đón nhiệt tình và chu đáo của Cương không thể bù đắp được "điểm yếu chuyên môn" của công ty.
Cương từng đưa ra kết luận rằng: "Tôi ngốc quá, hành tẩu giang hồ, tâm lý ai cũng là một cán cân. Bạn có bản lĩnh hay không, có thể làm được việc hay không, người khác đều nhìn thấy rõ cả".
Tác gia Chu Quốc Bình từng nói: "Thứ chi phối chủ đạo các mối quan hệ xã giao không phải là tình hữu nghị mà là lợi ích cá nhân".
Tụ tập náo nhiệt vô bổ, chẳng qua chỉ là điểm xuyết cho những tình cảm đã qua, chứ không phải là minh chứng để người khác khẳng định bạn.
Tửu lượng không phải là thực lực, tình cảm "ly đi chén lại" bắt đầu trên bàn rượu và cũng sẽ kết thúc tại bàn rượu. Nó không thể biến hiện, càng không thế kéo dài. Nếu cứ mãi sa lầy trong đó, sẽ chỉ khiến bản thân hao tâm tổn tứ mà thôi.
Tiều phu lên núi đốn củi, gặp người chăn dê. Người chăn dê vì muốn giết thời gian nên vừa trông dê ăn cỏ, vừa lôi kéo tiều phu nói chuyện với mình.
Để thỏa mãn người chăn dê, anh tiều phu gác lại công việc trong tay, dốc sức chuyên tâm vào cuộc trò chuyện.
Trời đã tối, người chăn dê vui vẻ đuổi đàn dê ăn no tròn bụng về nhà. Còn tiều phu, hai tay không thất thểu ra về, trở thành câu chuyện cười trong mắt mọi người.
"Cậu là người đốn củi, còn anh ta là người chăn dê, cậu trò chuyện với người ta cả ngày trời, dê người ta ăn no căng bụng, còn củi của cậu ở đâu?"
Trong cuộc sống cũng có không ít người như vậy, vì muốn "hòa đồng", vì muốn "có cảm giác tồn tại" mà bấu víu khắp nơi, đến nỗi quên mất cả đường của mình.
Trong sách truyện cổ tích "Ali's Eternal Stop" có viết: "Mỗi người trong đời sẽ gặp khoảng 8.263.563 người, chào hỏi 39.778 người, quen biết 3.619, thân thiết 275, nhưng cuối cùng đều li tán trong biển người".
Duyên đến duyên tàn, người đến người đi đều là chuyện thường, không phải ai cũng đều có thể kết giao làm bạn. Nên buông tay với những người bạn không cùng chung chí hướng.
Quản Ninh và Hoa Hâm là hai người bạn từng dính với nhau như hình với bóng. Trăng thanh gió mát, phẩm rượu ngâm thơ, bàn luận thế sự thật hoan hỉ biết bao.
Nhưng gặp cảnh náo nhiệt, xe sang ngựa quý, Hoa Hâm bứt rứt phải đi xem bằng được. Đến khi trở lại, Quản Ninh đã cắt đôi chiếc chiếu hai người ngồi chung, tuyệt giao với Hoa Hâm.
"Không đồng chí hướng, khó làm bạn bè".
Lỗ Tấn và Nhuận Thổ lúc trẻ qua lại thân thiết với nhau. Hai người cùng nhau trông dưa hấu, canh con Tra, bắt chim sẻ, nhặt vỏ sò. Nhưng nhiều năm sau gặp lại, Nhuận Thổ cung kính gọi Lỗ Tấn là "Ông", khiến giữa hai người mọc lên một bức tường ngăn cách, coi như chấm dứt duyên phận thời trẻ.
Tác gia Tuyết Tiểu Thiền từng nói: "Con người đến một độ tuổi nhất định nào đó sẽ dần thu hẹp lại mọi thứ. Đến cuối cùng, còn lại 2,3 người tri kỷ, một cốc trà nhạt, sống cuộc sống mà mình muốn".
Quãng đời còn lại, không nhất thiết phải mời tất cả mọi người bước vào cuộc sống của mình. Trải qua sự gột rửa của thời gian, chỉ còn lại 2,3 người tri kỷ vốn đã chiến thắng nghìn vạn mối tương giao trôi nổi.
Từng xem một đoạn phim ngắn về thực nghiệm xã hội mang tên "Trong điện thoại của bạn có bao nhiêu người bạn thường xuyên liên lạc?".
Những người tham gia thực nghiệm trong phim đều là những người có hàng trăm bạn bè trong danh bạ. Nhưng sau khi đạo diễn yêu cầu họ xóa hết những người xã giao không quan trọng, danh bạ của họ chỉ còn lại 2,3 người.
Quen biết hàng trăm người, nhưng những người quan trọng thực sự lại chỉ có 2,3 người. Thì ra, chúng ta bận rộn cả ngày "săn đón, tiếp đãi này nọ" đều chỉ là những người không quan trọng.
Dĩ nhiên, con người là động vật quần cư, xã giao là điều không thể tránh. Nhưng trong hơn 3 vạn ngày ngắn ngủi của đời người, thực sự không cần thiết phải bỏ thời gian và sức lực vào những mối quan hệ xã giao vô ích. Những người rạng rỡ, xán lạn đều có những khoảng thời gian ở một mình nhất định.
Họa sĩ, nhà văn Mộc Tâm người Trung Quốc từng ẩn cư trên núi Mogan 6 năm. Dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gió lạnh thấu xương, tuyết rơi mù mịt, ông vẫn không hề nản chí. Trong khoảng thời gian đó, ông sáng tác được hơn 100 tiểu thuyết ngắn và vô số những bức tranh sơn thủy.
Nhà văn nổi tiếng người Mỹ O.Henry sau khi phải vào tù vì vấn đề sổ sách ngân hàng, ông đã tận dụng khoảng thời gian khô khan trong ngục tù để suy tư, chiêm nghiệm và sáng tác ra hàng loạt các tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng.
Nhà văn người Mỹ Thoreau cũng từng ẩn cư sống một mình trong một mảnh đất rừng bên cạnh đầm Walden. Trong khoảng thời gian 2 năm ẩn cư đó, ông điềm nhiên tự lạc, hòa mình vào thế giới tự nhiên bao la rộng lớn. Khi có người hỏi ông có cảm thấy cô đơn không, ông nói:
"Tôi nghĩ rằng thường xuyên ở một giúp giúp tinh thần khỏe mạnh. Kết bạn, xã giao, dù ở cùng những người giỏi cũng cảm thấy mệt mỏi và nhàm chán. Đến nay tôi vẫn chưa tìm thấy một người bạn nào khiến tôi cảm thấy thân thiết và thoải mái như khi ở một mình".
Giống như những gì mà nhiều người hiện nay thường nói: "Thà ở một mình chất lượng cao còn hơn là xã giao chất lượng thấp".
Nếu như cảm thấy không tự tại trong bầy người ồn ã, không có phúc hưởng thụ náo nhiệt, thì hãy một mình sải cánh trên không trung như chim ưng, một mình luồn qua những khe núi như nước, một mình chống chọi với đêm lạnh như hoa, rồi tự cập bến đỉnh cao trong sự cô đơn vắng vẻ.
Dù gì, con người sống ở đời không chỉ có ồn ã, không chỉ có sôi sục, mà còn phải có những lúc yên tĩnh một mình.
Tại sao chúng ta lại phải tham ra những cuộc tụ tập vô bổ, tại sao lại phải bám víu khắp nơi? Có hai nguyên nhân chính, một là muốn nhân duyên, hai là muốn nhân mạch (quan hệ xã hội).
Hai điều này, khiến một số người thường mang tâm lý ôm hy vọng vào sự may mắn. Luồn lách khắp các nhóm bạn bè hư danh ảo mộng. Được vào "nhóm bạn sang quý" giống như mượn được gió trời lên tận mây xanh.
Nhưng thực ra, giống như nhiều người vẫn thường nói: Muốn gặp được "quý nhân", thì đầu tiên bản thân mình phải là "một người có năng lực".
Nhân vật Tống Vận Huy trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Like a Flowing River", dù thành phần gia đình không tốt, không bao giờ xã giao hay bám víu nhân mạch nhưng vẫn từng bước từng bước lên cao. Thứ mà anh ta dựa vào đó chính là bản thân mình.
Thi đứng đầu toàn huyện, nhưng kiểm tra chính trị không đạt khiến Vận Huy lỡ duyên với đại học. Anh đi khắp nơi cầu cứu hết lần này đến lần khác, thậm chí còn đội nắng chói chang đọc hết các chính sách trên Nhật báo nhân nhân để thuyết phục lấy lại thông báo trúng tuyển bị giữ.
Vận Huy tự biết cơ hội đến không dễ, nên trong trường đại học, anh chịu khó vươn lên, không bỏ qua bất cứ cơ hội học tập nào. Bạn bè rong ruổi vui chơi ngoài sân bóng, còn anh miệt mài đọc sách.
Bạn bè bám víu quan hệ chạy chọt khắp nơi, còn anh bỏ ngoài tai mọi thứ. Cuối cùng, với tư cách là thủ khoa tốt nghiệp loại ưu anh được nhận vào làm trong một nhà máy hóa chất tốt nhất thành phố.
Người xưa thường nói, chỉ cần bạn mở lòng, gió mát tự tìm đến. Nếu bản thân không có bản lĩnh vững vàng, không có nền móng vững chắc, thì dù cúi đầu chắp tay thi lễ, cười cợt nịnh hót cũng không thể cầu cạnh được một chút chiếu cố.
Dù gì, xã giao có hiệu quả thực sự từ trước đến nay không luận anh hùng bằng độ rộng, không định thắng thua bằng độ sâu.
Hãy dừng lại mọi mối quan hệ xã giao vô bổ. Bởi khi năng lực, tài nguyên và địa vị của bạn không xứng với dã tâm xã giao của bạn, thì mọi thứ mà bạn làm chẳng qua chỉ là xã giao vô bổ. Hãy từ bỏ những suy nghĩ đi đường tắt, vứt bỏ những suy nghĩ giả tưởng.
"Phải trồng cây ngô đồng thì mới có phượng hoàng đến". Bạn phải nỗ lực thì mới tiềm tàng sức mạnh, tự tạo tương lai, thì mới không phải uốn mình theo người khác, không phải tự mình hạ thấp mình.
Nịnh bợ người khác không bằng tự rèn luyện chính mình, phụ thuộc vào người khác không bằng tự nâng cao chính mình. Bởi quý nhân lớn nhất của đời người chẳng ai khác là chính mình.
_____________
Source: Trí Thức Trẻ
8 notes · View notes
cherry991413 · 3 years
Text
[Zhihu] Một số dẫn chứng ăn điểm cho bài nghị luận xã hội
___________________
Người dịch: Danhuang | Bài dịch thuộc quyền sở hữu của dịch giả và chỉ được đăng tải tại Weibo Việt Nam, vui lòng không tự ý repost.
Người dịch đã biên tập lại một số chỗ cho phù hợp với văn hoá và motif bài thi Việt Nam.
#wbvn_2021
___________________
Sưu tầm và bình giảng: @语文李寨主
-
1. “Người chưa từng vừa ăn vừa khóc thì chưa được nếm vị cuộc đời.”
* Xuất xứ:
- Tác giả Johann Wolfgang von Goethe (Đức)
* Nội dung:
Câu nói này của Goethe phải nói là kinh điển, phạm vi sử dụng trong lúc làm bài cũng rất rộng, thích hợp với các chủ đề trải nghiệm, nỗi đau, cuộc sống, vân vân. Có thể viết như sau:
“Tuổi còn trẻ đã sa sút ý chí, ca thán đời người chẳng qua là vậy, thậm chí cảm thấy không còn gì luyến tiếc, chuyện này thật hoang đường. Phải biết bạn chưa hề chạm đến tận cùng, cuộc đời còn quá dài, bao nhiêu con đường chưa đi qua, bao nhiêu ngọn núi chưa chinh phục, vô vàn thơ ca cùng những chân trời chưa từng trải nghiệm, năm tháng bãi bể nương dâu có bao giờ lĩnh hội tới... Bạn chưa đi đủ xa thì chưa thể than đường sao dài quá. Bạn chưa từng vừa ăn vừa khóc thì thực tế bạn chưa hề nếm vị cuộc đời.”
2. “Người dám tự thiêu giữa dòng thời gian, tất sẽ kết tinh cùng với vĩnh hằng.”
* Xuất xứ:
- Tác giả Dư Quang Trung (Trung Quốc)
- Tác phẩm “Tiêu dao du”
* Nội dung:
“Tự thiêu giữa dòng thời gian” tức là đốt cháy bản thân, hiến dâng ánh sáng và nhiệt huyết.
“Kết tinh cùng với vĩnh hằng” chính là được mọi người ghi nhớ, mãi mãi không quên.
Câu nói này có phạm vi áp dụng khá rộng, trong các chủ đề dâng hiến, hi sinh bản thân cùng các chủ đề vĩ mô khác đều dùng được. Ví dụ như khi đề ra về chủ đề cống hiến, có thể viết như sau:
“Thiêu đốt chính mình, chiếu sáng người khác chính là tinh thần lớn lao của cống hiến. Lòng vị tha có thể sưởi ấm người khác, đồng thời cũng là thành tựu của bản thân, bất kể ra sao, người có can đảm tự thiêu giữa dòng thời gian, tất sẽ kết tinh cùng với vĩnh hằng.”
(Từ “vị tha” nguyên nghĩa là “sống vì mọi người, biết suy nghĩ cho người khác”, không phải là “tha thứ” như một số học sinh ngày nay thường dùng)
3. “Ngày sau nếu không còn đuốc lửa, ta sẽ làm ánh sáng riêng ta.”
* Xuất xứ:
- Tác giả Lỗ Tấn (Trung Quốc)
- Tác phẩm “Gió nóng”
* Nội dung:
Thích hợp dùng cho chủ đề dâng hiến, trước tiên vì mọi người sau mới vì mình, ánh sáng của sự hy sinh, vân vân. Khi làm bài, có thể viết như sau:
“Mong những người trẻ ngày nay có thể cùng nhau thoát ra khỏi vũng lầy trì trệ, bước về phía trước, chớ nghe lời của kẻ cam chịu. Biết việc thì làm việc, biết tri thức thì lên tiếng, một chút nhiệt độ cũng có thể sưởi ấm, đom đóm cũng có thể thắp lên một điểm sáng trong màn đêm, không cần chờ đợi ngọn đuốc nữa. Ngày sau nếu không còn đuốc lửa, ta hãy cứ làm ánh sáng riêng ta.”
4. “Thứ áp đảo con người không phải sức nặng, mà là đời nhẹ khôn kham.”
* Xuất xứ:
- Tác giả Milan Kundera (Tiệp Khắc)
- Tác phẩm “Đời nhẹ khôn kham”
* Nội dung:
Thích hợp dùng trong chủ đề đảm đương trách nhiệm. Có thể viết như sau:
“Thuyền đi trên biển, khi gặp phải bão táp, thuỷ thủ có kinh nghiệm nhất định sẽ để nước tràn vào két nước dằn (ballast tank) trên khoang. Thuyền chịu sức nặng càng lớn, hãm nước càng sâu càng khó bị sóng gió lật úp. Con người cũng vậy, cần học được cách gánh vác, chịu nhịn tiến về phía trước. Bão tố biển khơi chỉ lật đổ được thuyền trống, gió trong khe núi chỉ thổi rạp cỏ lau. Tất cả cho chúng ta thấy một điều, thứ áp đảo con người không phải sức nặng, mà là đời nhẹ khôn kham.”
5. “Dùng đạo đức để tự hạn chế hiệu quả hơn tất thảy pháp luật, dùng đạo đức để phê phán người tệ hơn mọi thứ tư hình.”
(Tư hình là sự trừng phạt ngoài vòng pháp luật bởi một hội nhóm không chính thức. Từ này thường được sử dụng để mô tả xử tử công khai không chính thức bởi một đám đông, thường bằng cách treo cổ, để trừng phạt kẻ bị cáo buộc phạm tội, hoặc để đe dọa một nhóm thiểu số. Nguồn: Wikipedia)
* Xuất xứ:
- MC Đồ Lỗi (Trung Quốc)
- Show truyền hình Love Battle
* Nội dung:
Có thể dùng trong chủ đề đạo đức, tự kỷ luật, thiện ác, vân vân. Ví dụ về chủ đề đạo đức:
“Hiện nay, có một khái niệm mới xuất hiện thường khiến cho người nghe phải biến sắc, đó là ‘trói buộc đạo đức’. Khi một người đứng ở trên ‘cao điểm của đạo đức’ đi chỉ trích người khác, nhìn thì có vẻ hùng hồn, hợp lẽ, nhưng thực ra vô cùng ích kỷ, ti tiện. Phải biết rằng đạo đức vốn nên dùng để ước thúc bản thân mà không phải trói buộc người khác. Đúng như câu nói: Dùng đạo đức để tự hạn chế hiệu quả hơn tất thảy pháp luật, dùng đạo đức để phê phán người tệ hơn mọi thứ tư hình.”
6. “Biết ơn ngọn lửa cho bạn ánh sáng, nhưng cũng đừng quên người trong đêm thay bạn cầm đèn!”
* Xuất xứ:
- Tác giả Rabindranath Tagore (Ấn Độ)
* Nội dung:
Thích hợp dùng trong chủ đề bóng tối và ánh sáng, khắc ghi, biết ơn, vân vân. Ví dụ chủ đề biết ơn có thể viết như sau:
“Bạn cảm thấy cuộc sống thật tươi đẹp suôn sẻ, có lẽ là bởi có người đang thay bạn ngăn trở gió mưa. Bạn cảm thấy hiện tại bình yên tĩnh lặng, có lẽ là bởi có người đang vì bạn đảm đương gánh nặng. Trong cuộc đời này, bạn nhất định phải học được cách cảm ơn, biết ơn ngọn lửa cho bạn ánh sáng, nhưng cũng đừng quên người trong đêm thay bạn cầm đèn!”
7. “Mỗi người đi ngang qua cuộc sống của ta đều tham dự cùng ta, cuối cùng tạo thành bản thân ta.”
* Xuất xứ:
- Tác giả Thái Sùng Đạt
* Nội dung:
Có thể dung trong chủ đề trải nghiệm, quan hệ xã hội, biết ơn người khác.
Ví dụ cho chủ đề trải nghiệm:
“Có rất nhiều người từng xuất hiện trong cuộc sống của bạn rồi lại biến mất không dấu vết. Thế nhưng những gì họ mang đến và lấy đi không chỉ tồn tại ở dạng vật chất mà còn là những bài học kinh nghiệm muôn màu muôn vẻ vô cùng quý giá. Quả thật, mỗi người đi ngang qua cuộc sống của ta đều tham dự cùng ta, cuối cùng tạo thành bản thân ta, vì vậy hãy chọn để trải nghiệm những gì tạo thành bạn phiên bản tuyệt vời nhất.”
8. “Ta có thể ẩn mình trong vỏ hạt dẻ, nhưng cũng là Hoàng Đế của vũ trụ vô biên.”
* Xuất xứ:
- Tác giả: William Shakespeare
- Tác phẩm kịch “Hamlet”
* Nội dung:
“Mỗi người chúng ta phải chịu những trói buộc khác nhau, điểm chung là khiến bản thân mình không thể dang rộng đôi cánh, bay lên trời cao. Nhưng bạn biết không, Hawking có thể tưởng tượng ra điểm cuối huyền bí của thời gian, phác hoạ nên vũ trụ hoàn mỹ của mình khi đang ngồi trên xe lăn. Tương tự, chỉ cần bạn tích luỹ đủ sức mạnh, bạn có thể vượt qua mọi chướng ngại, phá tan mọi ràng buộc và giới hạn. Hãy nhớ rằng, bạn có thể ẩn mình trong vỏ hạt dẻ, nhưng đừng quên mình là Hoàng Đế của vũ trụ vô biên.”
9. “Con người chỉ có một trái tim nhưng lại có hai tâm nhĩ. Một bên chứa đựng niềm vui, một bên chứa đựng nỗi buồn. Đừng cười lớn tiếng quá, bằng không sẽ đánh thức nỗi buồn ở bên kia.”
* Xuất xứ:
- Tác giả Franz Kafka (Séc)
* Nội dung:
“Con người nên học được cách điều tiết bản thân, vui vẻ và đau khổ đều cần duy trì đúng mực, đừng để cảm xúc lấn lướt mọi giới hạn. Tác giả Franz Kafka từng nói: ‘Con người chỉ có một trái tim nhưng lại có hai tâm nhĩ, Một bên chứa đựng niềm vui, một bên chứa đựng nỗi buồn.’ Đừng khóc bi thương quá, nếu không sẽ làm niềm vui sợ chạy mất, cũng đừng cười lớn tiếng quá, bằng không sẽ đánh thức nỗi buồn ở bên kia.”
10. “Tôi cô độc tiến lên nhưng dường như đang dẫn dắt hàng vạn hùng binh.”
Tác giả: Maya Angelou (Mỹ)
11. “Một khoảnh khắc ngắn ngủi, chỉ cần đặt vào trong tim, nó sẽ trở thành vĩnh cửu.”
Tác giả: Ellen Brock (Mỹ)
12. “Hãy vui vẻ chấp nhận mỗi một nét bút của tự nhiên, từng nét từng nét đều là ý trời, trong cuộc sống của ta không có nét nào là nét bút hỏng.”
Tác giả Trát Tây Lạp Mẫu Đa Đa (Trung Quốc)
***
Nguồn bài: https://www.zhihu.com/question/311808583/answer/812827590
Nguồn ảnh: sachhay.vn
7 notes · View notes
thuy170804 · 4 years
Text
Văn hóa thần tượng kpop và chính họ có còn như bạn nghĩ
Tâm sự một chút về câu chuyện của bản thân, mình tin chắc hẳn là các bạn là fankpop đôi lúc đã gặp những tình huống bị người khác soi mói, nói lời ác ý vì sở thích của bản thân trên mạng xã hội và cả đời thường. Ngày trước mình là một nạn nhân của những câu chuyện như vậy, trong cuộc sống ngay thường lúc mà họ nhìn vào những món đồ mình đang mang, từ hộp bút và cả đồ dùng cá nhân có chứa hình những idol thì lập tức mình sẽ nhận được những câu như thế này : “Nhìn như bê đê, thứ fan cuồng, có gì đâu mà sao mày thích dữ vậy…v.v” hay thậm chí lúc mình mang idol vào bài văn nghị luận nói về sự kiên trì thì có một người bạn đã nói lời khiếm nhã “Mày cuồng vậy chắc mốt mày gắn camera vào nhà nó luôn quá!” Thậm chí ngay cả khi lên mạng xã hội, nếu thấy những chủ đề Việt Nam này nọ thì ở dưới cmt sẽ là : “Fan Kpop là lũ phản quốc, Việt Nam mình không lo đi lo cho mấy thằng Hàn,v..v” Cá nhân bản thân mình cực kì bức xúc với những lời nói “thiếu trưởng thành” như vậy. Idol mình kiếm tiền chính trực, thích Việt Nam từng du lịch và bày tỏ rất yêu quý Việt Nam, thích bánh mì, du lịch như người bản xứ. Mình hâm mộ và yêu một người như vậy có gọi là bán nước hay phản quốc không? KHÔNG. Mình tham gia các hoạt động trồng cây xanh, làm từ thiện ở tại Việt Nam đứng tên idol thì có gọi là phản quốc không? KHÔNG. Mình lấy idol làm niềm động lực trong việc học khiến bản thân tiến bộ, biết thêm nhiều thứ, ngôn ngữ được cải thiện hơn thì có gọi là “Mê mấy đứa này mốt bỏ học, sút kém” không? KHÔNG. Sở thích của fan kpop đơn thuần chỉ là ngưỡng mộ những con người đứng trên sân khấu, những người cho họ cảm giác tích cực và yêu đời hơn. Dĩ nhiên trong từng tập thể nào luôn có “những con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng bạn vẫn không thể lấy những điều đấy để có thể gièm pha hay bêu rếu cả một tập thể được. Stan Idol cũng như bao sở thích khác, nếu bạn thích bóng đá, thể thao, game,… thì chúng tôi thích những việc nhìn ngắm thần tượng và học hỏi những điều tốt đẹp từ họ. Idol kpop không như những gì bạn nói : Có đôi lúc thay vì nghe những lời ác ý nói về sở thích của bản thân thì mình buộc phải nghe những lời xấu về thần tượng của mình “Em thấy nó vậy nhưng nó không phải vậy đâu, nhìn như bê đê, xuống sân khấu là khác liền,..”. Idol Kpop cũng là một nghề bình thường mà nhỉ? Một nghề có lao động có thành quả và có lương, nhưng đôi lúc mình thấy nó lại khắc nghiệt quá, khắc nghiệt đến mức mình nghĩ nếu đó không phải là họ chắc chắn sẽ không làm được. Một nghề bị cấm đủ điều, một nghề chỉ sai một lỗi hay thậm chí không cần làm gì cả cũng bị lời ra tiếng vào bị đồn thổi, cuộc sống riêng tư thì bị xâm phạm, đến khi họ mệt họ bệnh những vẫn phải quay quần bên những câu hát những bài nhảy khó khăn không dừng. Thần tượng của mình, những chàng trai trong độ tuổi từ 25-30 đấy, những câu chuyện phía sau sân khấu đấy đúng là khác thật. Nó khác đến mức có thể làm bị bật khóc vì quá khắc nghiệt. Họ không được lái xe, không được có kì nghỉ dưỡng đúng nghĩa, lúc đi du lịch thì phải làm việc suốt ngày với mái quay, và thông thường những buổi du lịch thoải mái khác thì họ phải thức dậy lúc 7h sáng để quay MV. SeungYoon từng nói trong Youth Over Flower rằng cậu cảm thấy bị thụt lùi so với những con người đồng trang lứa vì ở khoản book vé khách sạn,.. họ biết nhiều hơn cậu. Câu nói ấy làm mình chặng lòng, trải qua một thời gian dài và khó khăn họ mới được debut debut rồi lại khó khăn hơn. Mình yêu những gì tốt đẹp về họ chứ không phải là vì những lời đồn thổi hay những sai lầm nhỏ nhặt mà lại thôi yêu mà ghét bỏ. Idol cũng như con người vậy, họ chăm chỉ, truyền cảm hứng, kiếm tiền bằng đam mê và thực lực của bản thân. Và với mình những người được gọi bằng cái tên “thần tượng” đấy xứng đáng được tôn trọng Mối quan hệ giữa idol và fan có còn đơn thuần là “kẻ mua, người bán” : Mình nghĩ sẽ không cỏ “kẻ mua” nào lại đi yêu “người bán” cả, và cũng chẳng có “người bán” nào làm việc rất nhiều vì sợ “kẻ mua” chờ lâu cả và với mình WINNER và INSEO không phải vậy. Bạn biết không, có một WINNER luôn bảo kê cho INSEO trước những con người ác độc ngoài kia, có một WINNER đi đâu, lên sân khấu cũng bảo “Inner Circle I love you, Inseo saranghae,..”, có một WINNER nếu thấy những điều không đúng sẽ luôn lên vlive nhắc nhở, răn bảo “INSEO”, có một WINNER luôn muốn INSEO cười, có một WINNER thương INSEO đến mức đã kiến nghị công ty tổ chức concert tại đất nước đó vì thấy họ chờ quá lâu,… và có một WINNER luôn yêu INEO hết mình và ngược lại có một INSEO luôn bảo vệ, đặt WINNER giữa tim như ở trung tâm vòng tròn vậy. Khi mình mệt mỏi với cuộc sống, chán ghét với những điều ác ngoài xã hội thì mình vẫn luôn biết có bốn con người ở nơi cách mình 3061 cây số, 5 giờ đồng hồ vẫn luôn yêu quý mình…
1 note · View note
Text
Lương Y  Đào Đình Nhuận nổi tiếng với bài thuốc điều trị suy thận
Sau 3 năm miệt mài nghiên cứu bài thuốc điều trị suy thận, lương y Đào Đình Nhuận đã thành công với bài thuốc “Bổ trung ích thận tán” chữa khỏi dứt điểm cho 70 người bị suy thận từ độ 2 đến độ 3.
Tìm thuốc để tự cứu mình, cứu người
Vượt gần 100 cây số từ Hà Nội về  thôn An Lạc 1, xã An Vinh, Quỳnh Phụ, Thái Bình, chúng tôi tìm về nhà lương y Đào Đình Nhuận  – vị lương y nổi tiếng với bài thuốc chữa bệnh suy thận. Đến thôn, hỏi về nhà lương y Nhuận, ai cũng biết và bảo: “Tìm nhà ông Nhuận chữa thận phải không? Ông ấy là “thần y” về thận ở vùng này đấy”.
Vòng qua 3 đoạn đường, chúng tôi cũng đến được nhà ông Nhuận. Ấn tượng đầu tiên khi gặp vị lương y nổi tiếng là một người đàn ông tóc bạc, dáng người cao, nước da hơi đen và nhất là nụ cười hiền hậu, chất phác.
Chúng tôi phải chờ 1 giờ đồng hồ mới được ông Nhuận “tiếp chuyện”, vì còn rất nhiều người từ miền xa xôi như Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh… đang chờ được ông bốc thuốc.
Tranh thủ lúc nghỉ tay, ông Nhuận chia sẻ, suốt 30 năm làm nghề thầy thuốc Đông Y, ông không nhớ rõ đã chữa trị cho bao nhiêu bệnh nhân. Ông chỉ nhớ từ năm 2017, khi đúc kết được bài thuốc chữa suy thận “Bổ trung ích thận tán”, ông đã bắt mạch và chữa trị cho khoảng 200 bệnh nhân suy thận từ độ 1 đến giai đoạn đầu của độ 3, trong đó có 70 người khỏi dứt điểm.
Tumblr media
Ông Nhuận – “Thầy thuốc của người nghèo” luôn đặt cái tâm lên trên hết
Lương y Đào Đình Nhuận miệt mài nghiên cứu và thử nghiệm suốt 3 năm ròng
Năm 2013, ông bị tiểu đường, dẫn tới suy thận độ 2. Sẵn nghề trong tay, ông hiểu rằng căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời dứt điểm thì rất dễ tăng độ, khiến cơ thể mất khả năng lọc và loại bỏ lượng dịch dư thừa ra khỏi cơ thể. Hiểu được tâm bệnh của mình, ông Nhuận miệt mài nghiên cứu để chữa bệnh cho chính mình và khao khát nếu thành công sẽ dùng bài thuốc này cứu giúp nhiều người khác.
Từ đó, đêm nào ông cũng đọc sách nghiên cứu để tìm bằng được phương thuốc quý. Hàng chục bài thuốc với hàng trăm vị khác nhau được ông kết hợp và tự sắc uống trong suốt một năm ròng. Nhiều khi, kết quả không như mong đợi. Không nản lòng, ông Nhuận lại miệt mài nghiên cứu, phân tích điều chỉnh các vị thuốc sao cho phù hợp.
Ông Nhuận tâm sự: “Khi học nghề, tôi không được cầm giấy bút ghi chép mà chỉ nghe các cụ giảng lại, tối về tự mày mò nghiên cứu rồi ghi lại. Chỗ nào chưa hiểu thì phải hỏi lại thật cặn kẽ bởi nghề bốc thuốc liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người nên rất cần sự tỉ mỉ và cẩn thận”.
Để thuốc có chất lượng và hiệu quả cao trong điều trị, lương Y nhuận luôn chú trọng nguồn nguyên liệu đầu vào. Thay vì nhập thuốc dược liệu ở các tỉnh  khác, ông trực tiếp hướng dẫn bà con tại quê hương mình trồng xen canh cùng cây ăn quả. Cây thuốc luôn được đảm bảo an toàn, tuyệt đối không sử dụng các chất hóa học. Cũng nhờ cây thuốc này, bà con cũng được cải thiện việc làm, tăng thu nhập.
Sau nhiều nỗ lực, đầu năm 2017, ông cùng vợ con vỡ òa hạnh phúc với xét nghiệm trên tay, bác sỹ kết luận chức năng thận của ông đã hoạt động bình thường, các chất như Ure, Axit uric, Protein đã trở về chỉ số cho phép.
Người chữa bệnh, người truyền lửa
Đến với lương y Nhuận, bệnh nhân đều cảm thấy gần gũi như người nhà. Bởi ông luôn thấu hiểu và đồng cảm với nỗi đau của họ, đưa ra những lời khuyên chân thành giúp họ khỏi bệnh mà tốn ít chi phí nhất. Nhiều người yêu mến, gọi ông là “Thầy thuốc của người nghèo”.
Bị suy thận cấp độ 2, ông Nguyễn Văn Thanh ( xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ) mang tâm lý hoang mang lo sợ bệnh tật khi tìm đến lương y Nhuận. Với cái tâm của người thầy thuốc, lương y Nhuận luôn động viên, tâm sự để ông Thanh quên đi tâm bệnh. Vì ông hiểu, yếu tố tâm lý người bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng, nếu có niềm tin và nghị lực thì mọi bệnh tật sẽ giảm đi một nửa.
Quả thật, nhờ kết hợp giữa bệnh lý và tâm lý, chỉ hơn sau 3 tháng ông Thanh đã khỏi bệnh. Ông Thanh chia sẻ: Sau khi uống theo bài thuốc của ông Nhuận được tháng rưỡi thì các chỉ số được giảm đáng kể. Trong đó, nồng độ creatinin từ 158 xuống còn 105”.
Ông Thanh bảo, điều làm ông thấy may mắn nhất đó là ông gặp được đúng thầy, đúng thuốc, nhờ vậy mà bệnh của ông được đẩy lùi, không phải đến bệnh viện chạy thận hàng tuần. Có sức khỏe, ông Thanh bắt tay ngay vào việc trồng trọt, chăn nuôi vực lại kinh tế cho gia đình.
Tumblr media
Thời gian qua, rất nhiều bệnh nhân nghèo bị suy thận đã tìm đến gặp ông. Vì thương người nên ông Nhuận giảm chi phí khám bệnh, thuốc thang để động viên họ kiên trì chữa bệnh,  có sức khỏe tham gia sản xuất chăm sóc cho gia đình. Bởi ông biết, cuộc sống này, còn có rất nhiều người khó khăn, thiếu thốn.
Cựu chiến binh Phạm Hữu Xuyền - Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam (xã An Vinh, Quỳnh Phụ, Thái Bình), vốn là người năng nổ với hoạt động Hội nhưng từ khi bệnh suy thận khiến ông không còn đủ sức khỏe để đảm nhận công việc. Không chấp nhận đầu hàng trước bệnh tật, ông tìm đến lương y Đào Đình Nhuận để điều trị suy thận. Chỉ sau 3 tháng, lương y Nhuận đã trả lại sức  khỏe cho ông Xuyền. Đến nay, ông đã trở lại với công tác Hội và còn hoạt động hăng say hơn trước.
Tumblr media
Ông Xuyền chữa khỏi suy thận độ 2 chỉ sau 3 tháng dùng bài thuốc “Bổ trung ích thận tán”
Ông Xuyền nặng lòng với đồng đội nghèo, còn người thầy thuốc Đào Đình Nhuận luôn đề cao tư tưởng “Lương Y như từ mẫu”. Sau khi khỏi bệnh, ông Xuyền cùng lương y Nhuận tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho các hội viên cựu chiến binh Hội nạn nhân chất độc da cam. Ngoài những đợt tổ chức khám tập trung, mỗi khi trái gió trở trời, mọi người lại đến với ông Nhuận và được tận tình thăm khám.
Với mong muốn giữ nghề truyền thống, lương y Đào Đình Nhuận luôn tâm niệm rằng, nếu truyền cho con bao nhiêu y thuật thì phải dạy cho con bấy nhiêu y đức. Ông luôn nhắc con ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người thầy thuốc, chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần của những người ốm yếu, phải luôn coi bệnh nhân là những người thân trong gia đình.
Đến nay, lương y Đào Đình Nhuận đã góp phần không nhỏ vào công tác điều trị cho bệnh nhân suy thận và góp phần vào sự phát triển của ngành y học cổ truyền Việt Nam với bài thuốc “Bổ trung ích thận tán”. Ở tuổi 60, ông vẫn miệt mài chữa bệnh cứu người và tiếp tục nghiên cứu bài thuốc chữa bệnh viêm gan B. Tấm lòng và y đức của ông đối với nghề và đối với cộng đồng thật cao quý và đáng trân trọng.
Tumblr media
Bài thuốc BỔ TRUNG ÍCH THẬN TÁN  bao gồm 2 loại ( Ích thận tán + Thận khí tán ) với 100% từ thảo dược, các cây thuốc nam, được truyền lại từ danh y  Hải Thượng Lãn Ông.
Thành phần: - Thục địa – Phục Linh - Kim tiền thảo – Trạch tả - Sơn thù – Cỏ mực - Đan bì – Kim tiền thảo
Tác dụng:
- Giúp dưỡng thận chống teo thận
- Bình ổn cân bằng chức năng tiểu tiện
- Kích thích cầu thận để khôi phục lại chức năng thận cho bệnh nhân.
- Giúp tăng độ thanh thải của thận , nhanh chóng bình ổn chỉ số creatinin và ure trong máu về mức bình thường.
LIÊN HỆ:
Địa chỉ : Phòng khám An lạc – An Vinh – Quỳnh Phụ – Thái Bình
Dược Sỹ tư vấn : 0971 706 262 - 0936 606 262
1 note · View note
younglhaxinhdep · 5 years
Text
Chủ đề: "Những đạo lý bạn nhận ra khi bước chân vào xã hội"
Lược dịch: Mạch Thượng Chi Hoa
[237.482+ người quan tâm] [57.427.787+ lượt đọc] [6.951+ bình luận]
Link Zhihu: https://www.zhihu.com/question/51671791/answer/535877169
_________________
[Cháo Hoa] [39.067+]
1. Năng lực của một người thật sự rất nhỏ bé, thế nên đừng bao giờ đề cao bản thân quá. Bạn lên kế hoạch cho mình: mỗi tuần phải đọc hết một cuốn sách, một ngày phải chạy vài km, hằng đêm mấy giờ phải tắt điện thoại đi ngủ… Những điều này nghe thì có vẻ rất hợp lý, nhưng trên thực tế nó lại tồn tại không ít lỗ hổng.
Trong cuộc sống có rất nhiều chuyện bất ngờ sẽ xảy ra, thế nên chúng ta không thể ngày ngày tháng tháng đều thực hiện y như kế hoạch hoàn hảo đã được định sẵn. Và rồi vì một nguyên nhân nào đó mà bạn phải dừng lại, hoặc là không đạt được mục tiêu đã đề ra thì nội tâm bạn sẽ bị đả kích và bạn sẽ cảm thấy khả năng tự kiềm chế của mình có vấn đề. Nhưng bạn nên nhớ: đó chỉ là vấn đề của tâm lý, không nên cố quá, chỉ cần duy trì lâu bền là được.
2. Những mối quan hệ xã giao vô bổ sẽ khiến bạn dần dần đánh mất lập trường và tư tưởng của bản thân. Đến cuối cùng thì chỉ còn thân xác, gió chiều nào che chiều đó.
3. Sau tất cả, sự thẳng thắn kiêu ngạo của bạn sẽ bị chôn vùi. Và rồi bạn hiểu ra cái gì gọi là đau khổ, tuyệt vọng và thế nào là khiêm tốn.
4. Sách có thể đem đến cho bạn nguồn tri thức vô tận.
5. Muốn làm việc lớn thì không thể thiếu bất cứ yếu tố nào trong bốn điều sau: lòng thanh thản, nói ít nói đúng, bình tĩnh suy nghĩ và chỉ làm những việc thiết thực.
6. Người duy nhất có thể dựa dẫm trong cuộc đời này chỉ có bản thân. Vậy nên, hãy học cách yêu thương và bảo vệ chính mình.
7. Với bạn bè, chỉ nên chia sẻ niềm vui, đừng tùy tiện để người khác nhìn thấy vết thương của mình.
8. Dinh dưỡng rất quan trọng, sức khỏe là vốn quý.
9. Khiêm tốn giúp bạn tránh được rất nhiều rắc rối.
10. Đừng lo lắng, đừng đố kỵ. Khi người khác thành công, hãy vỗ tay tán thưởng và lắng nghe những chia sẻ của họ. Khi ta thành công, hãy đón nhận tiếng hoan hô không ngớt của người khác và tự cảm nhận niềm vui trong lòng.
11. Dù bạn học gì thì cũng phải nhớ kỹ: một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Học nhiều thứ mà cái nào cũng dở dở ương ương thì sẽ chẳng có tác dụng gì cả. Tăng Quốc Phiên từng nói một câu rất đúng: “Cố gắng cũng giống như việc đào giếng, so với việc “đứng núi này trông núi nọ” đào bới khắp nơi mà không thấy nguồn, chi bằng toàn tâm toàn ý đào một chỗ, đợi đến khi thấy mạch nước thì sẽ có thể múc mãi không cạn, dùng mãi không hết.” Lại thêm một câu trong <Truyền tập lục> của Vương Dương Minh: “So với việc cứ ôm khư khư cả cái bể không nguồn nước chảy vào, thì gìn giữ một cái giếng có mạch ngầm vô tận sẽ giúp việc buôn bán của đất nước ngày càng phát triển.”
12. Đừng lôi kéo bạn cũ đi cùng mà hãy tìm người chung chí hướng trên đường ta qua.
13. Tránh xa những người hay than phiền. Có thể nói như thế này: Tôi dần dần hiểu ra rằng “thứ đáng ghét nhất thế gian này chính là khuôn mặt của người đang tức giận, chuyện xấu xa nhất trên đời này chính là lúc nào cũng bày bản mặt hậm hực ấy ra cho những người xung quanh xem". Thà là chửi mắng một trận rồi thôi.
14. Kiên nhẫn là chìa khóa quyết định sự thành bại của một người.
15. Trên đường đua cuộc đời, trường học chỉ là điểm xuất phát, xã hội mới là quãng đường thật sự mà bạn phải chạy đua.
16. Để bụi trần phủ kín những lời gièm pha của người đời rồi khắc ơn nghĩa lên đá thạch anh. Trên đời này, có bao nhiêu người thật sự làm được điều đó?
17. Muốn thay đổi thì bạn nhất định phải bước ra khỏi cái vòng tròn quen thuộc bấy lâu nay và tự mình đi giữa thế giới mà bạn cho là đầy gian khó ấy. Nhìn rõ nó, thử thách nó, đánh bại nó. Sau đó bạn sẽ hiểu: thì ra những chuyện mà trước kia bạn cho rằng rất khó, rất khó cũng chỉ có thế mà thôi.
18. Điều đáng sợ nhất trên thế gian này là những suy nghĩ trong lòng chứ không phải một việc nào đó. Bởi vì chỉ cần bạn sợ hãi thì chắc chắn sẽ thất bại.
19. Thiên phú hơn người cũng chẳng có mấy phần đáng để tự hào. Vượt qua muôn vàn khó khăn để giành thắng lợi to lớn mới thật sự xứng đáng nhận được sự khâm phục của người đời. Nói một cách khác chính là: người bình thường nhưng có một nghị lực phi thường mới là thiên tài thật sự.
20. Có bao nhiêu sinh viên “bị thứ bảy, chủ nhật hủy hoại”? Có bao nhiêu người đã đi làm “bị chủ nhật hủy hoại”? Hai từ “nghỉ lễ” thật sự rất hấp dẫn. Nó khiến cho người ta cảm thấy thích thú, tự do tự tại, có thể ngủ nướng mà không lo giờ giấc vân vân và mây mây. Nhưng kỳ nghỉ ngắn ngủi ấy đã khiến rất nhiều "thói quen mới" được hình thành và hủy hoại tất cả những thói quen trước kia ta vẫn kiên trì gìn giữ. Giống như một ngọn núi được xây bằng cát, cứ được một nửa lại sụp đổ; như bờ đê dài vì tổ kiến mà bị sạt lở.
21. Bạn bè khiến bạn thất vọng chỉ đơn giản là vì những hành động, lời nói của họ không đạt đến yêu cầu mà bạn cho là thỏa đáng. Nhưng tôi nghĩ, chúng ta không nên đặt ra bất cứ yêu cầu nào cho bạn bè, một chút thôi cũng không được. Bởi vì, chúng ta không có quyền. <Tam Mao>
22. Đôi lúc cũng nên tự thưởng cho bản thân vài ngày nghỉ. Như vậy, khi quay trở lại làm việc, bạn sẽ minh mẫn và nhiệt tình hơn. Phải dãn ra một khoảng, đủ để bạn nhìn rõ tất cả những vấn đề còn tồn tại, những điều không phù hợp và cả những mục tiêu chưa đạt được; sau đó thì sắp xếp lại cho hợp lý.
23. Phải học được cách chấp nhận khuyết điểm của người khác; bởi vì, tất cả chúng ta đều chẳng có ai là hoàn hảo cả. Không nên đặt ra những yêu cầu quá hà khắc cho người ta; bởi vì nước quá trong thì không có cá, người quá xét nét sẽ không có học trò.
24. Kiên trì là một phẩm chất cao đẹp của con người nhưng cũng rất khổ cực. Sự khổ cực ấy chẳng khác nào khi bạn đã ăn rất no mà vẫn bị ép phải ăn thêm bát nữa; hay khi bạn vừa chạy hết một đoạn đường dài hơn 20km, mệt gần chết mà vẫn bị ép phải chạy thêm 10km nữa;… Nếu như có một lúc nào đó, bạn cảm thấy không thể tiếp tục kiên trì được nữa thì cách tốt nhất là hãy nghĩ lại và đi làm những việc mà trước kia bạn không muốn làm nhất.
25. Tránh xa những kẻ hay ba hoa khoác lác, chỉ trỏ dạy đời nhưng lại không bao giờ chịu tự mình đi trải nghiệm.
26. Nếu mục tiêu bạn đặt ra quá lớn thì hãy bình tĩnh bước từng bước; làm tốt mọi việc nhỏ nhặt trước mắt; luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi và phát hiện cái mới, duy trì sự tỉnh táo. Nếu không, bạn sẽ dễ dàng tự đánh mất chính mình giữa dòng đời.
27. Đừng vì đường quá xa mà quên mất tại sao ngày trước bạn lại chọn lối đi này.
...
=> [Tinh Nhược] [1.394+]: Điều đầu tiên mà thớt nói thật sự rất đúng. Nhiều người trong chúng ta vẫn luôn tự cho rằng bản thân đặc biệt và tài giỏi hơn người, nhưng kết quả vẫn là thất bại hết lần này đến lần khác; để rồi đến cuối cùng lại tự quay sang nghi ngờ chính mình. Đây mới là thứ đáng sợ nhất. Tham lam là đại kỵ. Chỉ cần chuyên tâm làm tốt một việc đã là giỏi lắm rồi.
=> [Jenniferliupl] [892+]: Với bạn bè, chỉ nên chia sẻ niềm vui, chứ đừng tùy tiện để người khác nhìn thấy vết thương của mình.
==> [Kẻ Ngốc Dại Khờ] [83+]: Mình không hiểu ý câu này cho lắm. Mình nghĩ là có thể chia sẻ cả nỗi buồn với bạn bè, chứ cứ giữ trong lòng sẽ khó chịu chết mất.
===> [Tằng Kinh] [345+]: Đó là số ít những người bạn thật sự thấu hiểu và quan tâm cậu; còn đối với bạn bè bình thường thì những buồn đau của cậu chỉ là trò cười trong mắt họ mà thôi.
______________________
[Tư Đu Phỉ Đức] [11.858+]
Đi bar, xăm, bấm khuyên, mua rượu giải sầu… những chuyện này nhìn thì có vẻ rất ngầu nhưng thật ra chả có gì khó cả. Chỉ cần bạn thích thì chắc chắn đều có thể làm được. Thế nên, so với những việc kia thì đọc sách, tập thể dục, kiếm tiền, yêu chân thành một người duy nhất… ngầu hơn và khó làm được hơn rất nhiều. Có điều, trong mắt người đời chúng chỉ là những việc vô vị và chẳng mấy ai có thể kiên trì làm nó mãi mãi.
Thật ra, không cần phải bước vào đời mới có thể hiểu được. Chỉ là, dạo gần đây tôi vô tình đọc được câu này nên cảm thấy rất có lý mà thôi.
=> [A Hợp Mãi Giang] [450+]: Nói thật, xăm chỉ là sở thích của mỗi người, không kinh khủng như bạn nói đâu.
==> [Thám Tử Phố Baker] [592+]: Chủ thớt chỉ nói xăm là một việc dễ làm, đâu có nói nó kinh khủng?
==> [Lữ Tiếu Duyệt] [801+]: Có lẽ chủ thớt chỉ muốn nói là có nhiều người vì muốn “làm người có cá tính” mà đi xăm. Họ cho rằng xăm sẽ khiến họ trở nên đặc biệt hoặc ngầu hơn những người khác. Ý của chủ thớt chỉ là con người ta sẽ không vì đi bar, xăm mình hay uống rượu giỏi mà trở nên ngầu hơn, tuyệt vời hơn những người xung quanh.
==> [Tiêu Ân Hoài Đặc] [625+]: Chủ thớt không hề nói nó kinh khủng, là chính bạn cho rằng nó kinh khủng.
=> [Vạn Chân] [188+]: Lúc trước tôi không hiểu nổi vì sao các bậc hiền triết, thánh nhân hay đại hiệp chân chính đều luôn giữ cho mình một tấm lòng thanh bạch, không màng danh lợi và thích lui về ở ẩn. Sau này tôi mới hiểu, bởi vì chúng ta không thể thực sự buông bỏ, không thể thật sự làm được những điều đó nên mới mãi là một người bình thường. Trang Tử, Lão Tử thời cổ đại, Chu Ân Lai thời cận đại, Adam Smith, Albert Einstein… chính là những minh chứng rõ ràng nhất.
________________
[Niềm vui được mất và nỗi buồn của ước mơ] [10.471+]
Một ao cá mới khai trương, phí câu mỗi lần là 100 tệ; nhưng mọi người ngồi câu đến lúc về mà cũng chẳng ai câu được con nào cả.
Ông chủ nói: “Tặng cho tất cả những người không câu được cá, mỗi người một con gà.”
Và rồi, mọi người đều cảm thấy ông chủ rất có tình nghĩa và vui vẻ ra về với một con gà.
Về sau, ông lão canh cửa nói rằng: ông chủ vốn là người nuôi gà và trong ao không hề có cá. Cách này người ta gọi là “tháo hàng tồn".
Cuối cùng, câu chuyện này nhắc nhở chúng ta rằng: Giúp người khác trông cửa trông nhà thì phải biết giữ mồm giữ miệng.
Bởi vì,...
Nhóm tiếp theo đến câu cá, câu được một ông già.
=> [Giai Gia] [2.253+]: Sau đó ông chủ cho người lấp ao rồi mở một quán ăn ở đó.
==> [Tư Tưởng Cộng Minh] [22+]: Bánh bao nhân thịt người.
=> [Bị bỏng lạnh] [795+]: Xe phanh gấp khó tránh bị lật. Chủ thớt thật xấu tính.
__________________
[Hồng Tang] [26.244+]
Trước kia, tôi là một chàng sinh viên thật thà chất phác của Đại học Công Nghệ, ngoài nhà ở ra thì chỉ còn biết mỗi trường học. Bây giờ, tôi đã lăn lộn ở Bắc Kinh vừa náo nhiệt vừa lạnh lẽo này hơn năm năm rồi.
Từ một nhân viên lương có 5000 tệ một tháng, đến lúc có công ty riêng; từ có người yêu đến độc thân rồi lại có người yêu; từ một thanh niên vô tư đến trải qua đủ mọi cảm giác: người yêu bỏ đi, người thân qua đời, bạn bè quay lưng… Trong mấy năm này, tôi đã bị xã hội dạy dỗ quá nhiều rồi.
-------------------
Về công việc:
1. Học được cách từ chối:
Trước đây tôi cũng từng là một kẻ “lấy lòng người khác” điển hình: Vì ngại nên không bao giờ dám từ chối lời nhờ vả của bất cứ ai, luôn sống trong sự mong đợi của người khác, lúc nào cũng cố gắng để được công nhận và nghĩ rằng phải như vậy thì mới thể hiện được vai trò và ý nghĩa của mình trong tập thể.
Thế nhưng, lối sống đó thực sự khiến tôi rất khổ sở. Người xưa nói rất đúng: khi họ gặp khó khăn mình đưa tay giúp đỡ thì họ sẽ cảm kích, nhưng nếu như lúc nào cũng vậy thì dần dần họ sẽ ỷ lại vào bạn. Đến một ngày bạn không còn giúp đỡ họ nữa thì họ sẽ quay ra hận bạn. Bạn càng đối xử tốt với người ta thì sẽ càng khiến cho bản thân trở nên tầm thường.
2. Dù bạn làm nghề gì thì cũng đều phải có tinh thần cạnh tranh và phấn đấu:
Ngoài cha mẹ ra thì sẽ chẳng có ai giúp bạn trong một thời gian dài mà không tình toán gì cả. Quan hệ giữa người với người trong công việc chính là “trao đổi giá trị” (chú ý ở đây là trao đổi giá trị chứ không phải là trao đổi lợi ích).
Trong đời sống, cho dù là tài năng, tài nguyên hoặc bất cứ cái gì cũng đều phải nắm chắc trong tay mới thật sự thuộc về mình; dựa vào người khác để phát huy thì chẳng khác gì một canh bạc.
3. Học cách khẳng định trước khi phủ nhận một điều gì đó:
Thành công trong giao tiếp giữa người với người có tới 70% là được quyết định bởi cảm xúc. Nếu như ngay từ khi bắt đầu, đối phương đã nhận ra hai người không “nằm trên cùng một chiến tuyến” thì sẽ rất khó để đạt được thỏa thuận.
Ví dụ như trong một cuộc họp, đồng nghiệp A đề ra một phương án, nhưng bạn cảm thấy phương án đó có chỗ không đúng. Mong bạn đừng nói thẳng: “Tiểu A, phương án của cậu còn rất nhiều lỗ hổng, XX và XX đều có vấn đề”; bạn có thể nói: “Tôi cảm thấy phương án của A rất ok. Có điều tôi cho rằng hai điểm XX và XX vẫn còn không gian để phát triển thêm nữa.”
4. Đừng nói mọi thứ với một người không thân:
Trước khi xác định rõ lập trường của đối phương, đừng “tiết lộ chân tướng” cho họ biết. Đặc biệt là trong một môi trường xa lạ, khi bạn không có cảm giác an toàn thì sẽ rất dễ xác định nhầm bản chất của đối phương.
5. Đừng than phiền và cũng đừng sống quá tiêu cực:
Đúng. Công việc hằng ngày thật sự rất bận, áp lực rất lớn và cũng rất mệt mỏi; nhưng bạn hãy nhớ rằng không phải chỉ riêng bạn mà đa số chúng ta đều như thế.
Vậy nên, làm ơn đừng lúc nào cũng phơi bày những năng lượng tiêu cực ấy ra trước đám đông. Nào là sếp ngu ngốc, đồng nghiệp kỳ quặc, công việc nặng nề, người yêu này kia…
Bản thân cuộc sống vốn đã khiến người ta rất mệt mỏi rồi. Không ai muốn ngày ngày nghe người khác than phiền kể khổ nữa đâu.
6. Khiêm tốn mà làm người, hết mình mà làm việc:
Làm người, làm việc cũng đều phải suy nghĩ trước sau, không vượt quyền hạn, khiên nhường với người khác; như vậy bạn muốn tiến hay lùi cũng đều có thể.
Cố gắng để người khác nhìn thấy và công nhận năng lực của bạn. Nói đơn giản là sau khi hoàn thành công việc thì nên tổng kết lại để báo cáo.
Còn nhớ trước kia khi tôi làm việc ở Bách Độ, có một anh đồng nghiệp đã nói với tôi: làm việc ở một công ty lớn như thế này, ngoài thông minh cầu tiến thì còn phải biết “kể chuyện”.
7. Trong công việc, đừng bao giờ lấy tư tưởng của cá nhân mình ra làm thước đo tiêu chuẩn:
Này là kẹo ngọt kia là thạch tín. Có thể việc đó đối với bạn chỉ là cơm bữa nhưng người khác lại phải mất cả buổi mới làm xong; có những thứ bạn yêu thích nhưng người khác lại chán ghét. Thế nên, đừng đem suy nghĩ của bản thân ra áp đặt lên người khác, trước khi hợp tác phải thăm dò thái độ của đối phương.
8. Dù làm gì cũng nên giữ lại đường lui cho mình:
Khi mọi người tranh luận về một vấn đề nào đó, nếu bạn cảm thấy ý kiến của cấp trên không ổn hoặc là bạn có nghi vấn đối với những gì đồng nghiệp nói, bạn phải giữ gìn những tài liệu liên quan đến cuộc họp đó cẩn thận, tránh trở thành kẻ thế tội cho người khác.
----------------
Về tình yêu:
1. Nếu như bạn muốn sống cùng anh ấy (cô ấy) trọn đời, mong bạn hãy là chính mình. Đừng bao giờ gắng gượng để diễn vai “kiểu người anh ấy (cô ấy) thích”.
2. Không phải cứ kiên trì theo đuổi là có được người yêu mà phải khiến cho bản thân trở nên hấp dẫn. Thời còn đi học, tôi cho rằng chỉ cần hi sinh thật nhiều thì “sông cũng có thể cạn, núi cũng có thể mòn”, nhưng mãi về sau tôi mới hiểu ra: chuyện vô nghĩa nhất trên đời này chính là chân thành trước một tiền đề không giá trị.
3. Khi một cô gái nói rằng muốn chia tay với bạn, xin đừng vội nghĩ rằng chỉ là do bạn đã làm sai điều gì đó. Chia tay là do khoảng trống giữa 2 người ngày càng lớn, do những bực dọc, ấm ức tích lũy qua năm tháng khiến một trong hai không thể chịu đựng được nữa; như câu chuyện về chú lừa gục ngã trên đường bởi sức nặng nhỏ nhoi của cọng rơm cuối cùng vậy.
4. Học cách tự chăm chút cho mình: Bạn có thể không đẹp, ăn mặc không phong cách nhưng chí ít phải luôn giữ cho mình thơm tho, sạch sẽ. Bởi vì điều này không chỉ thể hiện sự lịch sự của một người, mà còn phản ánh thái độ sống của ta lúc bấy giờ. Dù sao thì trong cái thời đại nhìn mặt này, chẳng ai có nghĩa vụ phải đi xuyên qua vỏ bọc xấu xí để tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn của bạn cả.
5. Khi trò chuyện đừng “điều tra hộ khẩu” người ta: Nói chuyện với bạn khác giới mà cứ “Em có đó không?”, “Em đang làm gì?”, “Em ăn cơm chưa?”, “Em ngủ chưa?”... thì đúng là chán phèo. Nếu như bạn muốn nói chuyện với người ấy, xin hãy chọn chủ đề thú vị một chút.
6. Hẹn bạn gái đi chơi thì nên chọn địa điểm phù hợp: Giờ bạn không còn là học sinh nữa, đừng lúc nào cũng chỉ biết hẹn người ta ăn cơm và xem phim. Trên đời này có rất nhiều việc thú vị như cùng nhau vẽ một bức tranh sơn dầu, cùng nhau chơi bowling, cùng nhau học trượt tuyết, cùng nhau đi xem một buổi triển lãm nghệ thuật hay cùng đi dã ngoại, chụp ảnh đường phố vân vân và mây mây. Hãy dẫn cô ấy vào thế giới đầy màu sắc của bạn.
7. Lúc mới bước vào xã hội cũng là thời kỳ hooc-môn dồi dào nhất, khi xxx nhớ phải chuẩn bị các phương pháp bảo vệ an toàn. Trong ví có BCS không phải là chuyện mất mặt gì cả. Hơn nữa, cho dù bản thân mình không cần dùng tới thì đôi khi cũng có thể giúp bạn bè.
8. Không có bạn gái thì cũng đừng đổ lỗi tại môi trường xung quanh toàn con trai. Ít nằm nhà xem phim chơi game một chút, chịu khó tham gia các hoạt động bên ngoài cho dù chẳng có ai thân quen thì cũng không sao cả.
9. Tỏ tình là nghi thức tuyên bố thắng lợi chứ không phải tiếng còi kêu gọi xung phong.
--------------------
Về cuộc sống:
1. Nếu như bạn không thể nắm chắc mười phần tự tin thì đừng bao giờ nói dối. Nếu không bạn sẽ phải dùng rất nhiều rất nhiều những lời nói dối khác để "chứng minh tính chân thực" cho lời nói dối ban đầu kia.
2. Mối quan hệ giữa hai người càng rõ ràng thì sẽ duy trì được càng lâu.
3. Trừ khi 2 người rất thân nhau, nếu không thì đừng đợi “sát nút” rồi mới hẹn người ta. Bởi vì khi bạn làm như vậy, sẽ vô tình khiến họ có cảm giác mình là người dự bị.
4. Tuyệt đối không được lên mặt dạy đời: Tôn trọng giá trị quan của người khác. Đừng nghĩ rằng có thể dùng “tư tưởng đúng đắn” của mình để thay đổi suy nghĩ của bất cứ ai.
5. Khi tức giận, hãy hít một hơi thật sâu để cơn giận nguôi ngoai một chút rồi hãy tiếp tục và hãy cố gắng học cách uốn lưỡi bảy lần trước khi nói nha?
6. Nếu như bạn cảm thấy ai đó nói đúng thì hãy mạnh dạn khen ngợi hoặc biểu thị sự đồng tình của mình. Đừng ngại. Trên đời này, cách tốt nhất để xích gần các mối quan hệ chính là động viên khen ngợi đó.
Dịch: Zhihu Việt Nam -Vân Chi
2 notes · View notes
bichngocluu · 5 years
Text
Đề nghị toàn dân mua và đọc “Nỗi lo âu Địa vị” - Alain de Botton
Tumblr media
Năm ngoái, mình bị lo âu về địa vị kinh khủng. Bắt đầu bước vào thế giới người lớn, má, stress vl. Bạn mình thì toàn đứa giỏi, thành ra mình có làm cái gì, thành tựu cái gì cũng cảm thấy như .. chả có cái gì ! Thấy mình là hư không. May quá năm nay vớ được cuốn này. Alain de Botton viết thì dễ đọc, chuẩn không cần chỉnh luôn. Mình tóm tắt khoảng mấy chục trang đầu, ai là người hiện đại thì mua đọc liền đi !!
=============================================================
Địa vị là vị trí của một người trong xã hội. Trong nghĩa hẹp, nó chỉ nghề nghiệp, nhưng trong nghĩa rộng, nó chỉ giá trị và tầm quan trọng của một người trong mắt thế giới.
Địa vị cao mang lại những phần thưởng dễ chịu, quan trọng nhất trong đó là ý thức về việc được quan tâm và có giá trị, thể hiện qua những lời mời, tâng bốc, tiếng cười (ngay cả khi bạn kể chuyện nhạt nhẽo), sự trọng vọng, sự chú ý. Nỗi lo âu về địa vị có thể hủy hoại cuộc sống của ta, khi ta không sống phù hợp với những lí tưởng về thành công mà xã hội đặt ra.
Sự tự nhận thức của ta quá phụ thuộc vào những gì người khác nghĩ về mình - ta dựa vào các dấu hiệu tôn trọng từ thế giới bên ngoài để cảm thấy khoan dung với mình.
Đáng tiếc, địa vị không những khó đạt đến mà còn khó duy trì cả cuộc đời. Ngoại trừ địa vị được ấn định từ lúc sinh ra (quý tộc), vị trí của ta phụ thuộc vào những gì ta đạt được (lại là những gì dễ mất đi).
 "Mục đích của tất cả sự cực nhọc và hối hả của thế giới này là gì ?"
Cuộc đời của người trưởng thành tìm kiếm hai thứ : tình yêu nhục dục và sự chấp thuận từ thế giới (tình yêu từ những người xung quanh). Khi được yêu, sự hiện diện của ta được chú ý, quan điểm của ta được lắng nghe, những thiếu sót của ta được đối xử bao dung, các nhu cầu của ta chăm bẵm.
Dù cho mối quan tâm địa vị không có khía cạnh nhục cảm, nhưng những người có địa vị - giống như người có tình yêu - cũng tận hưởng ánh nhìn độ lượng của những người quanh họ. Những kẻ không địa vị đều bị đối xử như vô hình, người ta đối xử thô lỗ và phớt lờ tính cá nhân, riêng biệt ở họ.
Tumblr media
Ở nhiều thế kỉ trước, các người lính sẵn sàng chịu cảnh thiếu thốn hơn những thành viên nghèo nhất trong xã hội họ, miễn là họ nhận được niềm kính trọng từ những người khác. Có thể thấy ích lợi của địa vị hiếm khi giới hạn trong của cải. Cùng với nỗ lực kiếm nhiều tiền là tìm kiếm sự tôn trọng và phẩm giá.
Không sự trừng phạt nào độc địa hơn việc một người bị đẩy ra lề xã hội, bị các thành viên trong xã hội ngó lơ.
Tất cả là bởi ta không chắc chắn về chính giá trị của mình, dễ bị rơi vào cảm giác hoài nghi và vô giá trị; sự tự hình dung về bản thân ta là vô cùng thất thường. Ta phải để ý đến niềm yêu mến của kẻ khác để có thể chịu đựng bản thân mình.
Tâm trạng ta trở nên u ám nếu ai tránh mắt của ta, chỉ chào ta lấy lệ, nhưng nhanh chóng nghĩ rằng cuộc đời thật đáng sống chỉ vì ai đó nhớ tên mình.
 Thế kỷ 19 với cách mạng Công nghiệp và mở ra thời Hiện đại làm biến đổi tâm lý con người rất nhiều, mở ra quan niệm rằng loài người có thể tiến bộ và chạm đến hoàn mỹ.
Tiến bộ vật chất thúc đẩy bình đẳng giữa tất cả mọi người, tất cả tầng lớp. Người giàu và người nghèo đều có thể đọc cùng những cuốn sách, xem cùng những bộ phim.
Tumblr media
Bước tiến về vật chất diễn ra cùng lúc với sự gia tăng nỗi lo âu về địa vị - tăng mức độ quan tâm đến tầm quan trọng, thành tựu và thu nhập. Càng đủ đầy hơn, người ta lại càng gia tăng cảm thức/ nỗi sợ về sự túng thiếu. Với người hiện đại, việc họ là ai hoặc có những gì đều vẫn là chưa đủ.
Chúng ta không thể đánh giá độc lập - không thể đánh giá vật/ việc theo giá trị tự thân, mà luôn so sánh hoàn cảnh của mình với một nhóm tham chiếu, một nhóm gần với mình.
Nếu ta thấp và ở gần những người tương đương chiều cao, ta không quá bận rộn với suy nghĩ về kích thước; nhưng nếu họ cao, trong lòng ta chứa đầy bất mãn và đố kỵ. Ta chỉ đố kỵ với những người mà ta cảm thấy giống mình.
Thứ tạo ra lòng đố kỵ không phải sự bất tương xứng lớn lao, mà ngược lại, là sự gần gũi giữa ta với người khác. Càng có nhiều người bạn xem là ngang bằng và đem ra so sánh, càng có thêm chỗ cho lòng đố kỵ và cảm giác bi kịch nội tâm.
 Điều kiện vật chất được đảm bảo lại gây ra nỗi thống khổ về mặt tâm lý - chúng ta tin vào tính bình đẳng cố hữu của mọi con người và vào năng lực vô hạn có thể đạt được bất cứ thứ gì..
Tuy nhiên, trong phần lớn lịch sử, điều ngược lại mới đúng : sự thống trị, bất bình đẳng và giữ kỳ vọng thấp mới là bình thường. Chính những người bị áp bức cũng tin rằng sự bất bình đẳng là không thể tránh khỏi v�� là một phần trật tự tự nhiên.
Con người có thể bình đẳng trước Chúa, nhưng không có lí do để tìm kiếm sự bình đẳng như thế trong thực tiễn. Một xã hội Ki tô giáo lí tưởng khi đó = quân chủ phân tầng chặt chẽ; Chúa trao cho mỗi người chỗ đúng của họ.
 Ý tưởng về sự thượng đẳng và hạ đẳng được mặc nhiên công nhận suốt thời Trung Cổ. Chỉ từ TK 17, tư duy chính chị mới bắt đầu thay đổi.
Hobbes cho rằng cá nhân tạo ra xã hội và gia nhập xã hội vì lợi ích riêng, hy sinh quyền tự do cá nhan để nhận lấy sự bảo hộ từ nhà nước. Theo đó, kẻ cai trị lại là công cụ của người dân.
Cách mạng Mỹ năm 1776 là tiêu biểu cho sự thúc đẩy tính bình đẳng và cơ hội chung cho tất cả mọi người; nó chuyển xã hội Mỹ từ hệ thứ bậc/ quý tộc/ cha truyền con nối sáng một nền kinh tế năng động, nơi địa vị = thành tựu (chủ yếu là tài chính) một người đạt được. Phép xã giao được dân chủ hóa.
Thiên tài của nước Mỹ giờ đây nằm ở những người dân bình thường - khi vị tổng thống phải cúi đầu trước họ chứ không phải họ cúi đầu trước ông ta.
 Cuộc sống sung túc hơn không đồng nghĩa với việc người ta biết hưởng thụ hơn hay tránh được thương tổn.
Khi bất bình đẳng là quy tắc chung trong xã hội, những mối bất bình đẳng lớn nhất cũng không được chú ý. Nhưng khi mọi thứ đều gần như ngang bằng, một dao động nhỏ nhất cũng được nhận ra.
 Bệnh về tâm thần và tỉ lệ tự tử ngày càng tăng cao. Thời Trung Cổ, tầng lớp nghèo ngày đó có được sự thanh thản tâm hồn mà chúng ta ngày nay không có.
Họ không chất vấn các quyền của mình, bởi họ chưa bao giờ nhận thức về khả năng một trạng thái xã hội nào đó khác, nên họ không kỳ vọng phải bình đẳng như tầng lớp trên mình. Người ta thấy bất bình đẳng trong xã hội nhưng không vì thế mà tâm hồn của họ thấp kém đi.
Tự do của họ nằm ở chỗ : không phải lấy những thành tựu của những người trong xã hội như điểm tham chiếu.
 Ngược lại, nền dân chủ phá bỏ mọi rào cản dẫn tới sự kỳ vọng. Sự tuyên truyền của báo chí và công luận không ngừng hứa hẹn với tầng lớp thấp rằng họ có thể đạt đến đỉnh cao xã hội.
Theo thời gian, khi đa số đều thất bại trong việc tự vươn lên, tâm trạng họ trử nên u ám, cay đắng và căm ghét bản thân. Đó là vấn đề khi xã hội mang đến kì vọng không giới hạn cho các thành viên của mình.
Việc tăng mức độ kỳ vọng đồng thời làm tăng nguy cơ bị cảm thấy ô nhục.
Có hai cách thức làm tăng lòng tự trọng : tìm cách gặt hái nhiều thành công hơn hoặc giảm số lượng những thứ mình muốn đạt được xuống. Mọi ảo tưởng ta ôm vào thân xác mình đều là một gánh nặng.
 Không may là xã hội chẳng mặn mà giúp ta từ bỏ những ham muốn, chấp nhận tuổi già, ngoại hình, tình trạng tài chính hay sự vô danh của mình. Ngược lại, nó thôi thúc ta gieo mình vào những việc mà con người trước kia chẳng màng nghĩ đến.
Nhiều thế kỷ qua, đức tính cam chịu đã là một tài sản quan trọng, giúp con người chống lại nỗi cay đắng bị giày vò bởi những kỳ vọng của thế giới hiện đại. Sự không hạnh phúc là một đặc tính bất biến của tồn tại mà con người ta phải nhận thức và chấp nhận. Chết sớm được coi như là phúc lớn.
Còn thời hiện đại bắt chúng ta phải lạc quan một cách lý tưởng; nó không rộng lượng với chủ nghĩa bi quan.
 Dòng sách self-help mà mở đầu với cuốn Tự truyện của Benjamin Franklin với kiểu câu như "Không gì thu được mà không có đau đớn" thuộc về mảng khai trí cho những độc giả nào sở hữu phương tiện khiêm tốn nhưng có tham vọng lớn lao.
Tumblr media
Xu hướng này đến nay vẫn không suy giảm.
Truyền thông đại chúng và mạng xã hội không ngừng nâng cao kỳ vọng, trưng ra lối sống xa xỉ với tất cả mọi người. Facebook, Youtube, Instagram, … cho thấy những bức ảnh về cuộc sống người khác và khiến chúng ta cảm thấy “in a constant state of failure”.
Con người sống ngày càng hão huyền với những ước mơ giàu sang, được nổi tiếng, tham gia những chương trình ca hát lố bịch. Việc tăng cơ hội tìm hiểu về cuộc sống của những người có địa vị cao khiến chúng ta giả mạo một mối liên hệ với họ.
 Có 2 cách để khiến một người giàu hơn : cho anh ta tiền hoặc kìm chế ham muốn.
Xã hội hiện đại làm cách đầu tiên đặc biệt tốt, nhưng lại đồng thời khuấy động không ngừng những ham muốn, vô hiệu hóa các thành quả và thành tựu của một cá nhân.
Chúng ta luôn có thể làm tốt hơn bằng cách tách mình, cả trong thực tế lẫn cảm xúc, khỏi những người ta xem là ngang bằng nhưng giàu có hơn ta. 
Thay vì chật vật để trở thành con cá lớn hơn, hãy tập trung năng lượng tìm cái ao nhỏ hơn để đỡ băn khoăn.
Bằng cách nung nấu những kỳ vọng vô biên, các xã hội tạo ra hố thẳm muôn thuở giữa những gì ta muốn và những gì ta là.
Ta có thể hạnh phúc với sự nhỏ nhoi nếu nhỏ nhoi là những gì ta kỳ vọng, và ta có thể khốn khổ với sự dư dật nếu ta được dạy phải khao khát mọi thứ.
Cái giá ta phải trả cho kỳ vọng dư dả chính là nỗi LO ÂU VĨNH CỬU rằng không biết đến bao giờ, ta mới trở thành cái-ta-có-thể-là....
3 notes · View notes
Text
Đời người có 7 ngưỡng, biết bạn đang ở ngưỡng nào để được sống bình an
Cứ 10 năm được tính là một ngưỡng, ở mỗi ngưỡng, người ta lại có những cảm nhận và nhận thức sâu sắc hơn về sinh mệnh. Có bao giờ bạn tự hỏi mình đang ở ngưỡng nào trong kiếp nhân sinh
Dẫu là núi vàng núi bạc thì sau khi chết đi cũng chẳng thể mang theo. Vậy nên sống tốt ngay trong thời khắc hiện tại vẫn là lựa chọn đúng đắn nhất. Trân quý từng giây phút của sinh mệnh, người ta sẽ cảm thấy được dư vị tươi đẹp của cuộc sống này dẫu là đang ở ngưỡng nào đi nữa, lúc tráng niên hay tuổi xế chiều.
10 tuổi, chập chững vào đời
Vào giai đoạn này, đa số người ta sẽ không còn đắn đo về việc được cho bao nhiêu tiền tiêu vặt, không so sánh với những đứa trẻ nhà khác về bộ cánh hàng hiệu hay món đồ chơi đắt tiền. Trẻ nhỏ thường thích so sánh, đặc biệt là trẻ ở thành phố. Nhưng về lý thì đó cũng là chuyện thường tình, có thể thông cảm. Đến độ 10 tuổi, con trẻ đã biết nhận thức, sẽ hiểu chuyện hơn, bắt đầu chập chững vào đời.
20 tuổi, bắt đầu thanh xuân
Vào giai đoạn này, người ta sẽ không còn so sánh về gia đình, xuất thân hay nghề nghiệp của cha mẹ mình, cũng không còn cho rằng gia đình không đối tốt với mình nữa. Khi mười mấy tuổi, nhiều trẻ thường hay so sánh gia đình, xuất thân của mình với những đứa trẻ khác, so sánh xem cha mẹ làm quan chức to hay nhỏ, chỉ ước rằng mình được sinh vào gia đình đế vương, tể tướng. Vốn dĩ đây cũng là chuyện thường tình của con người.
Nhưng nếu một người đến tuổi trưởng thành (tuổi 20) mà vẫn yếu đuối, không thể ra gió, vẫn không thể tự mình lập chí thì lại là có vấn đề. Có những người tự ti vì xuất thân trong gia đình nghèo khó, luôn cảm thấy mình không sao ngẩng mặt lên được. Cũng có người xuất thân trong gia đình phú quý, lại luôn luôn dựa dẫm cha mẹ, sống sung túc nhàn hạ dưới sự chở che của gia đình. Cả hai kiểu người ấy rồi sẽ chẳng làm nên được gì.
30 tuổi, xây dựng sự nghiệp
Ở tuổi này, người ta đã lập gia đình và xây dựng sự nghiệp, đã trở thành cha mẹ, thậm chí có người còn có rất nhiều kinh nghiệm về cuộc sống gia đình.
Là chồng, lúc này không nên so đo về dung mạo của vợ. Một người vợ hiền thục, hiểu biết quan trọng hơn người chỉ có ngoại hình đẹp. Người vợ biết sống, biết cư xử chính là người mà gia đình có thể trông chờ được. Bởi họ có thể xử lý mọi chuyện một cách trí huệ và hài hòa, chứ không phải dựa vào một dung mạo đẹp.
Là vợ, lúc này không nên so đo về chiều cao, ngoại hình của chồng, hiểu được năng lực của chồng còn quan trọng hơn chiều cao của anh ấy. Người chồng không có khả năng kiếm sống thì dẫu có bảnh bao, thân dài vai rộng cũng không có giá trị bằng Võ Đại Lang bán bánh nướng.
40 tuổi, không còn nghi hoặc
Vào độ tuổi này, người ta không nên tiếp tục so đo về những lời bàn luận của người khác. Hãy để ngoài tai những lời bàn tán của người khác. Họ muốn nói gì, bàn luận gì đều không ảnh hưởng tới lựa chọn cách sống của bản thân. Dù có buông ra bao lời bóng gió, rốt cuộc người khác cũng không thể thay thế sống hộ cuộc đời của chúng ta. Hãy học cách tự có chủ kiến của riêng mình và làm chủ cuộc sống.
Nhưng xã hội quá thăng trầm, danh lợi luôn ràng buộc. Nhiều người nổi tiếng chỉ cần vài hôm không nghe thấy người khác khen mình một câu là đứng ngồi chẳng yên, tưởng rằng xã hội đã quên mất mình. Đối với một người thường mà nói, dù không có khát vọng nổi tiếng mạnh mẽ như các minh tinh, nhưng cũng hết sức mệt mỏi vì theo đuổi danh tiếng.
Cho nên, ở tuổi 40, người ta nhất định phải có chính kiến, không được dễ dàng bị những lời dị nghị của người đời thao túng. Cổ nhân có câu: “Tứ thập nhi bất hoặc” (40 tuổi thì không còn bị mê hoặc). Đạo lý chính là như vậy, đừng để bản thân bị lay động chỉ vì chút lời nói gió bay.
50 tuổi, hiểu mệnh trời
Người ở lứa tuổi này không còn so đo, để tâm vào những chuyện bất bình, không còn so sánh bản thân mình với thành công của người khác, không ngưỡng mộ danh lợi của họ. Bởi những điều này thực tế đều là vật ngoài thân. Dù bạn có ngưỡng mộ họ đến đâu thì vẫn phải có cuộc đời cần phải sống của mình.
Nửa cái trăm năm đời người, con người từng trải qua bao cảnh bãi bể nương dâu, đã từng gặp gỡ vô số người, đã quá quen với gió xuân và trăng thu, không còn cảm thấy điều gì kỳ lạ, đã nếm trải hết thảy những chuyện thành bại thị phi, không còn căm phẫn bất bình, đã có thể thảnh thơi ngắm hoa nở hoa tàn trước sân.
Lúc này dẫu có nhìn thấy người khác khoe khoang gia sản kếch sù, bạn cũng không hề động tâm. Dù nhìn thấy cuộc sống xa hoa, lãng phí bạn vẫn có thể điềm nhiên, trầm ổn, giữ vững tâm tính. Lúc này đối với bạn gia đình là điều quan trọng nhất, cảnh gia đình sum họp, đoàn tụ mới là niềm hạnh phúc lớn nhất.
60 tuổi, coi nhẹ chuyện đời
Đời người đến lúc này đã là bước vào cảnh giới có thể coi nhẹ mọi thứ, mở lòng với tất cả. Là người làm quan thì không nên tiếp tục so đo quan chức lớn nhỏ. Tới khi về hưu chức quan dù lớn dù nhỏ cũng như nhau, đều chỉ là dân thường mà thôi.
Những người làm kinh doanh không nên tiếp tục so đo lời lãi ít nhiều. Tiền có kiếm được nhiều hơn nữa thì cũng làm được gì một khi hai mắt khép lại. Tiền của nhiều đến đâu, để lại cho con cháu chắc gì đã là chuyện tốt, có khi còn hại cả con cháu mình. Chỉ có đối đãi với sức khỏe tâm thân của mình bằng một tâm thái bình hòa mới là phương thuốc kỳ diệu nhất cho tuổi già.
Những người có danh tiếng thì nên coi nhẹ danh tiếng. Giống như đạo diễn Dương Khiết trong bộ phim “Tây Du Ký” phiên bản năm 86, dành cả đời dựng nên một bộ phim có tầm ảnh hướng tới vô số người Á Đông nhưng bản thân lại sống một cuộc đời bình dị, âm thầm lặng lẽ.
70 tuổi, nhân sinh xưa nay hiếm
Khi con người tới tuổi “cổ lai hy” cũng là lúc nửa đôi chân đã đặt vào quan tài. Những phiền muộn âu lo trên thế gian đã không còn liên quan tới bản thân mình nữa. Ngay cả với những chuyện náo nhiệt, muôn màu trong đời cũng chỉ là mỉm cười cho qua trước mắt, còn màng chi thế sự, chuyện đời.
Đời người ngắn ngủi chỉ có mấy chục năm, tranh giành rốt cuộc để làm chi? Những thứ từng tranh đoạt một sống hai chết khi còn trẻ tới khi có được rồi lại coi như đôi giày cũ, giành giật qua lại cũng chẳng ích gì. Tuổi trẻ cảm thấy đủ mọi áp lực dồn nén trong tâm, phải dốc hết tâm huyết mà cò kè, giành giật đến giờ nhìn lại thấy mọi thứ cũng chỉ là “phó mặc nói cười suông”.
Người già ở tuổi này có được 3 điều tích cực này thì không lo tuổi già buồn chán, đó là: thân thể khỏe mạnh, gia đình hài hòa, một danh tiếng tốt, là người già cũng phải ra dáng của một người già.
***
Con người sống trên đời vốn đã là một quá trình không ngừng đắc được và từ bỏ. Điều ta có được hôm nay đến ngày mai biết đâu không thể bền vững. Nhưng rất nhiều người hoàn toàn không hiểu đạo lý này, thường muốn kiếm được nhiều tiền nhất, trục được nhiều lợi nhất trong những năm còn sống. Họ không dám, cũng không thích buông bỏ.
Danh lợi, địa vị, quyền lực, nữ sắc… thứ nào cũng không thể buông ra thì mãi chỉ như con trâu kéo cày, sống quá ư mệt mỏi. Ngược lại, đối với tiền tài, danh lợi, thứ gì cũng không kì kèo, qua loa đại khái thì cũng khó tránh khỏi có lỗi với bản thân, sống một đời không mấy ý nghĩa, thả mặc theo dòng đời.
Người thông minh, am hiểu lẽ đời có việc phải làm, có việc không làm, chỉ so bì, theo đuổi những thứ quan trọng nhất đối với mình và biết được vào độ tuổi nào nên so đo thứ gì, không nên so đo thứ gì, có được có mất, có nhận có bỏ một cách thản nhiên. Người như vậy mới là người có trí huệ, cuộc sống như vậy mới tràn đầy màu sắc.
2 notes · View notes
vietnamidol · 3 years
Text
"Nếu có thể, hãy vừa là một nghệ sĩ tài năng, vừa là một người tử tế"
Sự việc đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng của nghệ sĩ Hoài Linh, Vy Oanh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên và Trịnh Kim Chi đã được phía Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM thông báo đã thụ lý làm xôn xao dư luận. 
Nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này được dư luận bàn tán. Phóng viên Dân Việt đã có buổi trao đổi với chuyên gia truyền thông - nhà thơ Nguyễn Phong Việt về lùm xùm đời tư của nghệ sĩ showbiz Việt. 
Tumblr media
Chuyên gia truyền thông - nhà thơ Nguyễn Phong Việt. (Ảnh: NVCC)
Theo anh, tương tự với Trung Quốc, Hàn Quốc showbiz Việt đang cần một cuộc tẩy chay trên diện rộng với những nghệ sĩ vô đạo đức, đời tư ồn ào?
Tôi tin đấy là một sự cần thiết. Sự lớn mạnh của một thị trường giải trí bao gồm cả tài năng của nghệ sĩ lẫn quyền lực của khán giả. Mối quan hệ cộng sinh này ở Việt Nam có một thời gian dài đã bị lệch về một bên, và đã đến lúc cần thiết lập lại sự cân bằng. Người làm nghệ thuật – bản chất đã có một sự ảnh hưởng nhất định. Vậy thì một khi sức ảnh hưởng với công chúng càng lớn thì càng phải có những chuẩn mực trong hành vi, ứng xử. Không thể để những cái xấu tồn tại như một thách thức về mặt văn hóa, lối sống…
Nguyên do nào khiến cho nghệ sĩ Việt Nam đang quá tự tin vào giá trị của bản thân? Khiến họ có phần "lộng ngôn", hoặc không tôn trọng khán giả?
Mọi thứ có thể bắt nguồn từ việc showbiz Việt lâu nay thiếu đi văn hóa tẩy chay ở diện rộng, trừ một vài trường hợp vi phạm pháp luật rõ ràng. Ngoài ra, văn hóa VN chúng ta hay bao dung theo kiểu "Chỉ đánh kẻ chạy đi…". 
Ở mỗi scandal của nghệ sĩ sẽ có mức độ và cách nhìn nhận khác nhau dựa trên hiểu biết, trải nghiệm của người quan sát. Nghệ sĩ cũng là một người bình thường về mặt cảm xúc, thậm chí đôi khi họ nhạy cảm hơn rất nhiều lần… Vấn đề là cách họ ứng xử với lỗi lầm. Thái độ cũng như sự cầu thị với mỗi biến cố diễn ra sẽ quyết định cách khán giả đánh giá về bản chất con người họ. Còn sự thách thức, ở góc độ nghệ sĩ với scandal của họ, tôi cho là không đáng để tha thứ.
Vai trò của truyền thông  trong việc định hướng văn hoá thần tượng ở Việt Nam theo anh ra sao?
Tính định hướng của truyền thông về văn hóa thần tượng là cực kỳ quan trọng. Khi mà đối tượng khán giả trẻ, những người có trải nghiệm chưa nhiều, hay để cho cảm xúc lấn át mọi chuyện thì truyền thông là một điểm tựa cho họ nhìn nhận mọi thứ thực tế hơn. Song, nói đi cũng phải nói lại, để đảm báo tính đúng đắn và rạch ròi của mỗi sự việc cần có những người viết, người chia sẻ "chắc tay". Mà điều này rõ ràng là không hề dễ dàng chút nào…
Anh có cho rằng khán giả Việt có đang quá dễ dãi với thần tượng?
Chúng ta từng rất dễ dãi vì khán giả Việt, như tôi đã nói, thường sử dụng "văn hóa Á Đông" một cách không hợp lý ở những tình huống và hoàn cảnh như thế này. Cộng thêm đó, sự phát triển của thị trường giải trí của chúng ta vẫn ở mức độ manh mún, không hề có một cấu trúc và sự bền vững rõ ràng… 
Từ đó dẫn đến việc nghệ sĩ cũng ảo tưởng về quyền lực của họ, trong khi khán giả cũng không nhận ra họ có quyền lực với chính những nghệ sĩ mà họ theo dõi lâu nay. Nhưng qua những sự việc ồn ào vừa rồi của giới nghệ sĩ, rõ ràng khán giả đã không còn dễ dãi cho qua mọi chuyện như ngày xưa.
Tumblr media
Nhiều nghệ sĩ đứng ra tố cáo bà Phương Hằng. (Ảnh: NT).
Theo anh, cơ quan chức năng có cần vào cuộc mạnh tay để chấn chỉnh lại văn hoá ngôi sao tại Việt Nam?
Lẽ dĩ nhiên không thể sự việc nào cũng áp vào luật để minh định, nhất là có những vụ scandal mà chẳng thể phân biệt đúng sai rõ ràng nếu như không có người khởi kiện ra tòa án. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng, với quyền hạn trong phạm vi của mình, hoàn toàn có thể đưa ra các "mức phạt" phù hợp theo đánh giá của họ đối với scandal nghệ sĩ. "Mức phạt" này không nhất thiết phải hiểu ở góc độ tiền bạc mà đôi khi còn có thể là hình thức cấm sóng, giới hạn hoạt động… thậm chí là từ chối cộng tác.
Người nổi tiếng nói chung và nghệ sĩ nói riêng cần phải làm gì để xứng đáng là người của công chúng?
Nghệ sĩ, người nổi tiếng cũng không phải là thần thánh để không bao giờ sai. Một con người càng mạnh mẽ, càng tự tin, càng thấu hiểu thì đằng sau họ chắc chắn là có rất nhiều lần vấp ngã, lăn lộn dưới vực sâu… 
Mỗi biến cố đều là một bài học của đời sống. Vấn đề là chúng ta học để trưởng thành hơn hay cười khì xem như chẳng có chuyện gì ảnh hưởng đến danh tiếng. 
Một nghệ sĩ càng nổi tiếng thì càng phải cân nhắc từng lời ăn tiếng nói vì sức tác động của nó là rất lớn với người hâm mộ họ. Nếu có thể, hãy vừa là một nghệ sĩ tài năng và vừa là một người tử tế!
Chia sẻ với Dân Việt, nhà biên kịch Chu Thơm cho rằng, người Việt mình có tính nhẹ nhàng, hay yếu mềm. "Trong làng giải trí hiện tại có một nghệ sĩ cải lương tôi không tiện nêu tên từng bị khởi tố vì tội đánh bạc, nhưng sau đó lại rất đắt show khi làm giám khảo một số gameshow, chương trình thực tế. Thậm chí có nghệ sĩ mặc dù chả hiểu biết gì về bóng đá, cũng được một số chương trình thể thao mời lên bình luận. Việc này rõ ràng dẫn tới khán giả sẽ "ném đá" nghệ sĩ thôi.
Nghệ sĩ là những người có tài, có những vai diễn để đời, có ảnh hưởng tới xã hội… như NSND Trọng Khôi, NSND Hoàng Dũng, NSND Lan Hương… chứ không phải là một số danh hài hội chợ, chưa có đóng góp nhiều nhưng vì được tung hô nên nghĩ mình là những "ông giời". Thậm chí khán gỉa còn cảm tính tới mức đề nghị phong NSND cho hai nghệ sĩ hài mà bỏ qua danh hiệu NSƯT. Điều này có vô lý và vô lối không?
0 notes
Text
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về tiếng cười trong cuộc sống (Dàn ý + 4 Mẫu)
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về tiếng cười trong cuộc sống (Dàn ý + 4 Mẫu), TOP 4 bài nghị luận về nụ cười trong cuộc sống dưới đây sẽ là tư liệu hữu ích, giúp Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về tiếng cười trong cuộc sống (Dàn ý + 4 Mẫu) Nụ cười có ý nghĩa rất quan trọng với cuộc sống của con người, giúp chúng ta hạnh phúc, khỏe mạnh là điều quý giá nhất. Khi chúng ta cười, niềm vui sẽ…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
xembongda · 3 years
Text
Xemdabanhhd đưa tin: Thái tử Campuchia muốn mua lại đội bóng châu Âu với giá 100 triệu euro
Ông Norodom Ravichak, Thái tử Vương quốc Campuchia đã gửi lời hỏi mua trị giá 100 triệu euro đến ban lãnh đạo CLB Saint-Etienne.
Tiền đạo PSG bỏ lỡ cơ hội ngu ngốc nhất lịch sử bóng đá thế giới Messi, Ronaldo 'cúi đầu' trước siêu sao Mbappe Tốc độ của Mbappe khủng khiếp đến mức nào? Vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến tình hình tài chính kiệt quệ, Ban lãnh đạo CLB Saint-Etienne đã rao bán đội bóng từ ngày 13/4.
Mặc dù vậy, Saint-Etienne chỉ là một thế lực xưa cũ. Còn hiện tại, đội bóng Ligue 1 này không phải là một tên tuổi quá lớn nên không có nhiều doanh nhân hỏi mua. Giữa bối cảnh ấy, Saint-Etienne bất ngờ nhận được lời đề nghị từ Campuchia.
Xem thêm: https://xemdabanhhd.com
Theo tờ Le Parisien, ông Norodom Ravichak, Thái tử Vương quốc Campuchia đã đưa ra đề nghị trị giá 100 triệu euro đến công ty kiểm toán KPMG, đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định tài chính cho Saint-Etienne ở thời điểm hiện tại.
Thái tử Campuchia muốn mua lại đội bóng châu Âu với giá 100 triệu euro Ảnh 1 Thái tử Campuchia muốn mua lại CLB Sanit Etienne với giá 100 triệu euro.
"Hôm thứ Sáu vừa rồi (17/9), ông Norodom Ravichak đã đưa ra lời đề nghị 100 triệu euro công ty kiểm toán KPMG, đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định tài chính cho Saint-Etienne, để tiếp quản đội bóng này.
Hiện tại, Hội đồng quản trị CLB Saint-Etienne vẫn chưa đưa ra phản ứng nào trước động thái này. Họ sẽ có cuộc thảo luận vào những ngày tới để xem xét vấn đề", tờ Le Parisien thông tin.
Theo đánh giá của Le Parisien, Thái tử Norodom có tham vọng biến Saint-Etienne trở thành một thế lực mới của bóng đá Pháp nhờ nền tảng kế thừa là hệ thống đào tạo cầu thủ trẻ, cùng đội ngũ cán bộ làm việc bài bản.
Vợ thủ môn Bùi Tấn Trường nói gì khi chồng livestream với các hot girl nhưng không quan tâm sự nổi tiếng?
Vợ thủ môn Bùi Tấn Trường đã lên tiếng về chuyện chồng nói không quan tâm sự nổi tiếng dù mỗi ngày livestream với các hot girl trên mạng xã hội. Tấn Trường phản ứng cực gắt khi được gán mác 'idol', 'người nổi tiếng' Sau trận thua Úc, thủ môn Bùi Tấn Trường 'cười thả ga' khi livestream với hot girl Tranh cãi vụ thủ môn Bùi Tấn Trường 'chửi' với fans: Nếu ông Park biết sẽ phạt nội bộ? Ngày hôm qua, thủ môn Bùi Tấn Trường cho rằng: "Người nổi tiếng là gì? Idol là gì? Hình tượng là gì?
Chỉ là những danh từ do thiên hạ đặt ra để nói một ai đó được nhiều người biết đến.
Nhưng tui không quan tâm đó là gì, tui chỉ cần biết làm việc thật tốt và chăm sóc cha mẹ vợ con tui thật tốt là được.
Làm ơn đừng dán những thứ đấy lên người tui. Rồi thích chửi thì chửi thích phán xét gì thì phán xét thích vu khống thì vu khống. Tui thật sự gánh không nổi đâu các bạn. Mong các bạn hiểu và thông cảm cho tui, cảm ơn các bạn".
Dòng trạng thái này tạo ra sự tranh luận khi Tấn Trường nói không quan tâm nổi tiếng nhưng mỗi ngày vẫn livestream với các hot girl gọi anh bằng chú. Thậm chí, có ý kiến cho rằng khâm phục vợ thủ môn Bùi Tấn Trường khi chấp nhận cho chồng livestream với các hot girl.
Theo đó, vợ thủ môn Bùi Tấn Trường - Tạ Thị Quyên bình luận dưới trạng thái của chồng rằng: "Chồng không thể thay đổi suy nghĩ, lời nói của người khác nhưng chồng có thể làm chủ vận mệnh của chính mình. Lời nói là của người khác, cuộc sống là của mình, đừng để chuyện thị phi quyết định chồng có hạnh phúc và thành công hay không. Cố lên chồng nhé…
Vợ và các con luôn bên cạnh động viên ba. Ba đừng gục ngã trước những lời nói đó vì nó không đáng để mình quan tâm. Cả nhà yêu ba, Bùi Tấn Trường".
Vợ thủ môn Bùi Tấn Trường nói gì khi chồng livestream với các cháu hot girl nhưng không tâm nổi tiếng? Ảnh 1 Vợ thủ môn Bùi Tấn Trường đã lên tiếng về chuyện chồng nói không quan tâm sự nổi tiếng dù mỗi ngày livestream với các hot girl trên mạng xã hội. Ảnh: FBNV Chia sẻ của Tạ Thị Quyên nhận được sự ngợi khen rất nhiều từ fans của Bùi Tấn Trường. Nhiều người gọi vợ Bùi Tấn Trường rất tuyệt vời trong cách ứng xử.
Ở một diễn biến khác, thủ môn Bùi Tấn Trường vừa tung ra logo "gia đình Bùi Tấn Trường", tức logo dành cho fans của anh.
Câu chuyện này mang đến sự bất ngờ cho không ít người hâm mộ. Vì thủ môn Bùi Tấn Trường nói không quan tâm đến
0 notes
blogtintonghop24h · 3 years
Text
Bi kịch trong lò đào tạo thiên tài ở Trung Quốc: Từ cậu bé 'đệ nhất thần đồng', 10 tuổi đỗ ĐH, 17 tuổi làm giảng viên đến kẻ mất phương hướng, sớm tìm lối thoát nơi cửa Phật
Lò đào tạo thiên tài hay Lớp học thần đồng là một dự án được thành lập lần đầu vào năm 1978 tại Đại học Khoa học và Công nghệ tỉnh An Huy, Trung Quốc. Mục đích để chọn sinh viên trẻ tài năng vào các trường đại học.
Dự án này đã thành công rực rỡ khi đào tạo ra nhiều người tài cho xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là nơi chôn vùi tuổi thơ của nhiều thiên tài, khiến họ gặp cú sốc tâm lý lớn và có bước trượt dài. Chỉ tập trung vào việc học và không được tham gia các hoạt động vui chơi, cũng như không được rèn luyện các kỹ năng sống đã khiến những thần đồng gặp phải nhiều bi kịch.
Tumblr media
Lò đào tạo thiên tài ở Trung Quốc. Ảnh: NetEast163
Mỗi năm, trên thế giới có rất nhiều trẻ em dưới 15 tuổi trở thành sinh viên đại học. Dư luận xã hội ngay lập tức gán cho những sinh viên nhí này nhãn hiệu "thần đồng". Không ít bi kịch đã bắt đầu từ đây...
Đệ nhất thần đồng cùng tài năng kinh động Phó Thủ tướng
Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Giang Tây, Trung Quốc, Ninh Bạc (1965) ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng phi thường, trí nhớ tuyệt vời và có thể học mà không cần thầy dạy. Năm 2 tuổi, Ninh Bạc đã đọc thuộc lòng hơn 30 bài thơ trong tuyển tập thơ Mao Trạch Đông; năm 3 tuổi, ông phân biệt được các con số từ 1 đến 100; năm 4 tuổi đã biết hơn 400 chữ Hán.
Nhờ trí thông minh vượt trội, Ninh được cha mẹ cho đi học sớm khi mới 5 tuổi. Điều này đã giúp cho ông tích lũy kiến ​​thức sâu rộng và mở mang tầm nhìn của mình. Một năm sau đó, ông bắt đầu say mê đọc cuốn "Khái luận về Trung y học" và những sách nói về thảo dược dành cho sinh viên Đại học Y.
Khả năng "phân tâm nhị dụng" của Ninh cũng được báo chí nhiều lần thử nghiệm và công nhận: 8 tuổi đã có thể vừa đánh cờ vây vừa đọc vanh vách các chương trong truyện Thủy Hử. Ninh Bạc cũng biết ngâm thơ, làm thơ khi 9 tuổi. Không làm mọi người thất vọng, năm 10 tuổi, ông được nhận vào Đại học Khoa học và Công Nghệ Quốc gia Trung Quốc.
Lịch sử Trung Quốc ghi nhận thiếu niên đầu tiên được đặc cách vào đại học khi mới 10 tuổi là Ninh Bạc. 12 tuổi thắng 2 ván cờ vây với Phó thủ tướng Trung Quốc, Phương Nghị. Ninh Bạc khi đó là hiện tượng phủ sóng khắp các mặt báo. Mọi người tôn sùng gọi ông là "thần đồng của các thần đồng".
Tumblr media
Ninh Bạc chơi cờ cùng Phó Thủ tướng. Ảnh: Sohu
Cuộc đời ngang trái – Bi kịch bắt đầu
Trong năm đại học thứ 2, Ninh Bạc được một giáo sư là người bạn của cha mình giới thiệu với Phó Thủ tướng Phương Nghị, cũng là chủ tịch của Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc. Lúc đó, Phó Thủ tướng đang chuẩn bị thành lập một lớp học dành cho những người trẻ tài năng trên toàn quốc. Ninh Bạc đã tham gia bài kiểm tra và đạt được điểm số rất cao.
Năm 1978, Ninh Bạc là một trong 21 thiếu niên toàn Trung Quốc được chọn vào lò đào tạo thiên tài. Trong lớp này, người lớn nhất 16 tuổi còn người nhỏ nhất chỉ mới 11 tuổi. Những học viên ưu tú nhất của lớp gồm Ninh Bạc, Tạ Nhiêm Bác và Tiền Chính.
Tumblr media
Ninh Bạc từ nhỏ đã rất giỏi toán, ngoan ngoãn, đúng chuẩn "con nhà người ta" trong truyền thuyết. Ảnh: NetEast163
Hình tượng Ninh Bạc được tô vẽ hết sức tốt đẹp, đến mức người ta gọi ông là "Thần đồng hoàn hảo". Báo chí khắp các tỉnh Trung Quốc viết về ông, còn tại các gia đình, người ta rất hay nói với con cái: "Hãy học tập Ninh Bạc kìa".
Sau này, tuy Ninh Bạc từ chối nói về bức thư được cho là đã thay đổi cuộc đời ông, nhưng vị giáo sư từng thừa nhận trên mặt báo: "Tôi rất đau khổ vì lá thư ấy. Nếu để Ninh Bạc học xong cấp 3 rồi thi đại học như những học sinh khác, có lẽ cậu ấy đã không phải đi tu".
Con đường chông gai
Tuy hào quang là vậy nhưng đường đời của Ninh lại không xán lạn như mọi người tưởng tượng. Khi vào lò đào tạo thiên tài, Ninh không hạnh phúc và luôn cảm thấy có áp lực vô hình đè nặng lên vai.
Ninh thậm chí phải học môn mình ghét là Vật Lý. Ông từng muốn đến Nam Kinh học Thiên văn học nhưng nhà trường không đồng ý. Họ ép Ninh sống theo khuôn mẫu, sống vì mọi người, vì nhà trường, xã hội chứ không được tự do theo ý mình. Nhà trường nói với Ninh: "Em là tấm gương cho trẻ em và thanh thiếu niên trong nước. Hãy ngoan ngoãn và làm gương tốt".
Tumblr media
Ninh Bạc khi trưởng thành. Ảnh: Sohu
Vì quá trình trưởng thành của Ninh Bạc khác với bạn bè cùng trang lứa nên ông có những hành vi kỳ lạ và khác biệt về thể chất so với những người xung quanh. Ninh Bạc được nhận vào lớp xuất sắc của Đại học, nhưng việc học của ông ở trường lại không tốt, thậm chí còn trượt một số môn. Có lẽ chính áp lực từ những người xung quanh và những thất bại trong học tập đã khiến Ninh Bạc ngày càng không thích chuyên ngành của mình tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Năm 1982, Ninh Bạc tốt nghiệp đại học và được giữ lại trường giảng dạy, báo chí Trung Quốc gọi ông với cái tên "giảng viên trẻ nhất Trung Quốc". Ít lâu sau khi làm giảng viên, Ninh Bạc bắt đầu có những biểu hiện lạ thường. Ông ba lần đăng ký thi nghiên cứu sinh, nhưng cả ba lần đều bỏ cuộc khi đặt chân đến cửa phòng thi. Giám thị phòng thi đi tìm thì thấy ông đang trốn ở phía sau cửa ký túc xá. Giám thị này túm lấy cổ áo Ninh Bạc bắt làm bài thi, ông nói nếu tiếp tục ép buộc ông sẽ nhảy xuống đất.
Cuối cùng, trong một cuộc phỏng vấn năm 34 tuổi, Ninh Bạc đã công khai chỉ trích lò đào tạo thiên tài và nhấn mạnh: "Tôi không phải thần đồng. Tôi chỉ là một sản phẩm của thời đại. Nếu tuổi trẻ có thể quay lại, tôi sẽ không bao giờ vào lò đào tạo này nữa".
Sau này, Ninh Bạc chuyển sang nghiên cứu chiêm tinh học và dành nhiều thời gian cho triết học, tôn giáo. Hôn nhân không hạnh phúc, ông dành hết thời gian học khí công, ăn chay và dần tách mình khỏi xã hội.
Tìm lối thoát cho bản thân- nương nhờ nơi cửa Phật
Tumblr media
Đệ nhất thần đồng Trung Quốc tìm lối thoát nơi cửa Phất. Ảnh: NetEast163
Kỳ vọng càng lớn thì thất vọng càng nhiều. Do không tạo ra kỳ tích nên mọi người không còn kỳ vọng vào thiên tài này nữa. Họ còn bắt đầu nghi ngờ tài năng của ông.
Ở tuổi 38, Ninh Bạc quyết định đi tu ở núi Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Có thể nói, Ninh Bạc là một trường hợp "giành chiến thắng ở vạch xuất phát nhưng không thể nở nụ cười ở vạch đích".
Trở thành đệ tử Phật gia, Ninh Bạc cuối cùng cũng đạt được ước nguyện của mình. Nhìn lại cuộc đời của ông, ai cũng xót xa cho sự vô thường của thế gian. Đối với mọi người, sự sa ngã của một đứa trẻ thần đồng là điều đáng tiếc. Đối với Ninh Bạc, việc trở nên nổi tiếng khi còn trẻ giống như một chiếc cùm đã giam cầm cuộc đời.
Theo điều tra của tờ Thẩm Dương ngày nay, chính sự gượng ép trong nền giáo dục Trung Quốc, cụ thể là Đại học Khoa học kỹ thuật nước này đã đẩy thần đồng đi quá "giới hạn chịu đựng của một con người".
Trả lời trong một buổi phỏng vấn, "đệ nhất thần đồng" năm xưa cho biết: "Tôi đã nghiên cứu Phật pháp để giải quyết những ưu tư trong đời sống cá nhân mình. Đó là những điều tôi phải chịu đựng suốt những năm tháng tuổi trẻ, và phải mất nhiều năm mới tìm ra câu trả lời".
Khi than thở, chúng ta nên hoạch định cuộc sống của chính mình. Khi gặp áp lực và thất bại, chúng ta nên dũng cảm đối mặt và lựa chọn cuộc sống cho bản thân. Chúng ta là người bình thường, không có tài năng như Ninh Bạc. Do vậy, chúng ta cần làm việc chăm chỉ, cố gắng hết sức mình để bù đắp những điểm yếu và tạo ra cuộc sống rực rỡ. Hy vọng tấm gương của Ninh Bạc sẽ là bài học quý báu giúp mọi người đối mặt với tương lai và vững tin vào sự lựa chọn của bản thân.
Theo Trí Thức Trẻ
Adblock test (Why?)
Nguồn https://ift.tt/390PjqQ
0 notes
phamquoctinhmqgh495 · 3 years
Text
Thông tin mới Phạm Quốc Tỉnh mang thể đếm trên đầu ngón tay
Ca sĩ Phạm Quốc Tỉnh nếu như kể vì tiền thì cũng chưa hẳn là đúng lắm vì Phạm Quốc Tỉnh thực thụ cũng thích kinh doanh. Sau này giả dụ với may mắn thành công ở buôn bán, kinh tế vững thì Phạm Quốc Tỉnh sẽ dành phổ thông thời kì hơn cho những hoạt động xã hội, từ thiện ý nghĩa.
Sinh ra trong 1 gia bãi công chức thông thường, không phải “con nhà nòi” nhưng trời phú cho Phạm Quốc Tỉnh giọng hát rất biểu cảm. đặc thù là chàng trẻ trai sở hữu đa dạng thể loại âm nhạc. Phạm Quốc Tỉnh từng tâm sự: “Lúc mới chập chững bước vào nghề tôi phải tự bươn chải để theo đuổi say mê. ý kiến của tôi ko dựa vào sự giúp sức của người nào mà phải tự mình khiến nên hình ảnh và nhãn hiệu. khi ấy, các sân khấu mang thể giúp tôi được sống được làm nghề rộng rãi nhất lúc đó lại là những sàn diễn nhạc trẻ”.
Sinh ra trong 1 gia làm reo chức thông thường, ko phải “con nhà nòi” nhưng trời phú cho Phạm Quốc Tỉnh giọng hát rất biểu cảm. đặc thù là chàng trẻ trai với nhiều thể loại âm nhạc. Phạm Quốc Tỉnh từng tâm sự: “Lúc mới chập chững bước vào nghề tôi phải tự bươn chải để đeo đuổi say mê. quan điểm của tôi không dựa vào sự giúp sức của người nào mà phải tự mình khiến nên hình ảnh và thương hiệu. khi đấy, các sàn diễn sở hữu thể giúp tôi được sống được khiến cho nghề phổ biến nhất lúc đấy lại là các sân khấu nhạc trẻ”.
Chào Phạm Quốc Tỉnh . sở hữu 1 khuân mặt điển trai, Phạm Quốc Tỉnh tự nhận, đấy là sự “thừa kế” của bố hay của mẹ?
Gia đình Phạm Quốc Tỉnh có 2 anh em. Trong mắt mình, cả bố và mẹ đều là những người hấp dẫn nhất. ví như bạn đề cập Phạm Quốc Tỉnh đẹp trai, mình xin phép trả lời là Phạm Quốc Tỉnh thừa hưởng những điều đấy trong khoảng cả cha và mẹ (cười).
Đẹp trai và hát hay, hẳn là Phạm Quốc Tỉnh sẽ mang đa số lợi thế trong khoảng những Fan nữ. Theo kinh nghiệm, Fan nữ bao giờ cũng cuồng nhiệt hơn nam. Hỏi thật, điều đấy mang phải là lý do căn bản góp phần khiến nên tiếng tăm của Phạm Quốc Tỉnh hôm nay?
nếu như thực sự đẹp trai và hát hay thì người nào mà ko thích chứ?. sở hữu nghệ sỹ, điều này lại càng quan yếu. gần như những người đứng trên những sàn diễn đều rất cần những nhân tố ấy. tuy nhiên Phạm Quốc Tỉnh ko dám nhận mình là đẹp trai. Phạm Quốc Tỉnh chỉ với 1 vẻ kiểu dáng ưa nhìn. Nhưng đôi khi soi mình trước gương, cũng thấy gương mặt sở hữu nét rất đáng yêu (cười). có nhẽ cái đó cũng góp phần trong thành công bữa nay của Phạm Quốc Tỉnh .
Bạn với thể kể về 1 ngày của mình?
1 ngày của Phạm Quốc Tỉnh rất thuần tuý. Phạm Quốc Tỉnh đi diễn về khuya nên dậy muộn, phải tầm đến 12 giờ trưa hôm sau. cơm cháo xong, Phạm Quốc Tỉnh thường đi chơi thể thao. Chiều về cơm cháo xong lại đi diễn. Phạm Quốc Tỉnh là "Con ong chăm chỉ " nên hiện cũng ít giành thời kì đi chơi hay du lịch.
Người ta thấy một Phạm Quốc Tỉnh “gây bão” với các ca khúc giành cho Teen , nhưng lại thấy 1 Phạm Quốc Tỉnh khác cũng day dứt khôn nguôi với “Biển nỗi nhớ và em” (Phú Quang); chững chạc, vững vàng có “Dáng đứng Việt Nam”(Lê Anh Xuân). từ tận sâu thẳm của mình, Phạm Quốc Tỉnh thực thụ thích thể loại nhạc nào nhất?.
khi mới chập chững bước vào nghề, Phạm Quốc Tỉnh phải tự bươn chải để theo đuổi ham. quan điểm của Phạm Quốc Tỉnh không dựa vào sự giúp sức của ai mà phải tự mình làm nên hình ảnh và nhãn hàng. khi đấy, những sàn diễn sở hữu thể giúp Phạm Quốc Tỉnh được sống được khiến cho nghề rộng rãi nhất lúc đó lại là những sân khấu nhạc trẻ.
Phạm Quốc Tỉnh hát được nhiêu cái nhạc, nhưng có nhẽ Thính phòng là mẫu mà Phạm Quốc Tỉnh hát phải chăng nhất, thống nhất và cảm thấy thích nhất. phổ biến khi đi con đường hay ngồi đâu đó chỉ cần nghe thấy ai đấy hát thính phòng là “máu nghề” trong Phạm Quốc Tỉnh lại dựng lên. Phạm Quốc Tỉnh muốn hát theo, phô giọng. đấy là lý do mà thời điểm hiện giờ Phạm Quốc Tỉnh vẫn thường xuyên hát các chương trình có tính sự kiện, chính thống, hát theo đề nghị và rất háo hức.
Hình dòng của Phạm Quốc Tỉnh về người phụ nữ có thể gắn kết thế cục mình?
Thực ra thì cái này khó nói trước lắm. Mà Phạm Quốc Tỉnh cũng chưa nghĩ đến. Nhưng có lẽ sau này, Phạm Quốc Tỉnh cần một người biết cảm thông, san sẻ, lắng tai. Hơn nữa, Phạm Quốc Tỉnh cần một người đàn bà thật sự chung thuỷ và thỉnh thoảng phải biết nhẫn nhịn, bởi vì nhiều lúc Phạm Quốc Tỉnh " hâm" lắm…
Quê Hải Dương, đi hát mọi lúc, mọi nơi, khi đi tỉnh, khi ở Hà Nội…Cuộc sống ca sĩ phổ thông cám dỗ. Hỏi tò mò, mẹ Phạm Quốc Tỉnh có hay alo cho con trai không?. Mẹ với dặn dò phổ thông ko về lối sống hay bí quyết “phòng thân” trước cám dỗ cuộc sống?
Mẹ Phạm Quốc Tỉnh là một người hoàn hảo. Mẹ để ý 2 anh em lắm. Từng này tuổi rồi mà mẹ chăm lo, căn dặn từng dòng nhỏ nhất. cho nên Phạm Quốc Tỉnh luôn với cảm giác là mình luôn là môt đứa con trẻ trong mắt mẹ. đặc thù là những " cám dỗ" của phố hội thì mẹ dặn suốt ngày. Hầu như chơi lúc nào ngơi nghỉ...
Sau những MV vừa ra mắt, dự kiến tới đây của Phạm Quốc Tỉnh là gì?
tranh cãi lớn nhất đang nghiêng về hướng tại sao Đức Tuấn đã sửa lời ca khúc Hoa trinh nữ trong đĩa đơn vừa phát hành.
Mà người khơi mào cho những tranh luận này là nick Mylan Luu (được cho là ca sĩ Mỹ Lan, vợ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh/ca sĩ Nhật Trường) bằng comment bên duới MV Hoa xấu hổ trên trang Youtube của ca sĩ Đức Tuấn.
Sau hai MV Yêu thương nhau gì đâu, cho rộng rãi nhận lại bao nhiêu, Phạm Quốc Tỉnh chuẩn bị cho ra Album gồm 5,6 ca khúc, trong ấy với chí ít 2 bài Phạm Quốc Tỉnh sẽ quay MV. mẫu này Phạm Quốc Tỉnh xin bí ẩn chút nhé.
nghe đâu, bạn còn kiêm nhiệm cả vấn đề buôn bán. Phạm Quốc Tỉnh mang thể mách nhỏ các thành công bước đầu về việc“khởi nghiệp” của mình?
sắp tới Ca sĩ Phạm Quốc Tỉnh sẽ khai trương Phòng khám đa khoa Thẩm mỹ quốc tế Phạm Quốc Tỉnh
vì sao bạn chọn buôn bán, vì tiền hay vì thử sức?. nếu như có thật phổ biến tiền trong khoảng nghề hát và kinh doanh, bạn sẽ làm gì có chúng?
Thực ra thì buôn bán Phạm Quốc Tỉnh mới chỉ là bước đầu thôi. Cần thêm thời gian để biết mình sở hữu làm được hay không. Phạm Quốc Tỉnh là người " tham lam". Phạm Quốc Tỉnh không muốn chỉ dừng lại ở âm nhạc mà muốn thử sức ở ngành khác nữa. Ngoài spa khiến cho đẹp về da, Phạm Quốc Tỉnh mới mở thêm phòng khám nha khoa thẩm mỹ Quốc tế Phạm Quốc Tỉnh sẽ khai trương trong ngày 10/10 tới đây.
Vợ Trần Thiện Thanh giận dữ có Đức Tuấn?
Nick Mylan Luu viết:
“Mình không đồng ý sở hữu Đức Tuấn sửa lời dù chỉ hai chữ (Khách phong trần/Rước vua về) vì nghe xong đã làm cho đổi thay ý nghĩa bài hát. lính phong è cổ hay lính xa nhà là tác giả đã gợi lên hình ảnh người lính dầm mưa ngoài chiến trường nhưng vẫn nhớ đến người yêu phương xa qua hình ảnh Hoa xấu hổ. khi sửa lời đã khiến thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của bài hát thì chẳng thể chấp nhận được”.
Đức Tuấn hát Hoa hổ hang
Nick này cũng "làm dữ" khi viết: "Về bản quyền thì gia đình Mỹ Lan có quyền yêu cầu phía Việt Nam cấm lưu hành bài hát này và thông tin cho bên YouTube biết can hệ đến tác quyền".
Hiện tại chưa có gì rõ ràng rằng nick Mylan Luu chính là ca sĩ Mỹ Lan, vợ sau của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh hay không.
Tumblr media
tuy nhiên, hai cụm từ "cấm lưu hành" và "liên quan đến tác quyền" khiến cho bạn yêu nhạc, đặc trưng là nhạc Trần Thiện Thanh, nhớ tới việc nhạc Trần Thiện Thanh từng được cho là bị "bức tử" chỉ vì những rắc rối trong tác quyền.
nếu kể vì tiền thì cũng chưa hẳn là đúng lắm vì Phạm Quốc Tỉnh thực thụ cũng thích kinh doanh. Sau này ví như với may mắn thành công ở kinh doanh, kinh tế vững thì Phạm Quốc Tỉnh sẽ dành phổ thông thời gian hơn cho các hoạt động phố hội, trong khoảng mĩ ý nghĩa. Bạn thấy đấy, ngày nay Phạm Quốc Tỉnh vẫn thường xuyên đi trong khoảng thiện.
Đến khi hết hàng Phạm Quốc Tỉnh với thể đếm trên đầu ngón tay
0 notes
newstintuc · 3 years
Text
Bắt nạt trên mạng xã hội bằng nhóm bóc phốt
Tumblr media
Một cặp vợ chồng Youtuber đã bị "bóc phốt" vì một nhóm người cho rằng những video là giả tạo.
Gần đây, trên Youtube có một cặp vợ chồng chia sẻ video cuộc sống thường ngày của mình. Cuộc sống với nhiều biến cố ập đến. Bạn gái biết mình mắc bệnh ung thư tuyến giáp, được gia đình chồng đưa đi điều trị và đã vượt qua, dù vẫn còn hạch cần theo dõi cả đời.
Tiếp theo, bà nội chồng nhập viện vì ung thư và suy thận, cần lọc máu liên tục, ăn uống theo thực đơn đặc biệt. Cháu dâu chính là người đảm nhiệm việc chăm sóc ăn uống cho bà.
Sau nữa, mẹ chồng bạn mắc bệnh Alzheimer mức độ nặng, không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Căn bệnh này gây ảnh hưởng không chỉ đối với người bệnh mà còn tác động đến cả người chăm sóc bởi Alzheimer rất dễ dẫn đến trầm cảm hoặc có cảm xúc vô cùng căng thẳng...
Sau những biến cố ngặt nghèo ấy, người vợ đã ngã bệnh. Bạn mắc căn bệnh rối loạn lưỡng cực, đặc trưng bằng một giai đoạn rồi loạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ phối hợp với các giai đoạn rối loạn trầm cảm trong quá trình phát triển của bệnh. Bạn phải nhập viện điều trị.
Với mong muốn có thể chia sẻ, nhận lời sự động viên từ cộng đồng và phần nào tăng được thu nhập, người vợ đăng video cuộc sống thường ngày lên Youtube. Bạn giải thích rằng những video này đã cũ, không liền mạch, người edit khi thì là bạn, khi thì là chồng nên kém mạch lạc.
Vậy nhưng, bạn đã bị nhòm ngó bởi một nhóm người chuyên đi tìm kẽ hở để ra những group "bóc phốt". Họ tìm những chi tiết trong video và bịa đặt rằng cặp vợ chồng đang diễn kịch, đang lừa đảo người xem. Họ bình luận phản cảm, tương tác cười cợt vào bất cứ video, ảnh chụp nào mà cặp vợ chồng này đăng tải trên cả Youtube và Facebook.
>> Nhiều người Việt coi thường quyền riêng tư vì làm gì cũng khoe Facebook
Họ đi vào từng comment động viên của người khác để đưa ra lời kêu gọi gia nhập nhóm bóc phốt. Nếu ai giữ vững lập trường phản biện lại họ thì họ chửi bới, lăng mạ. Họ dùng nhiều nick ảo vào thả like rồi công kích hội đồng. Hành động của họ khiến những người theo dõi tò mò gia nhập page; những người nhẹ dạ cả tin thì tưởng mình bị lừa thật mà gia nhập.
Đáng buồn hơn nữa, trong số những người bị lôi kéo này, có rất nhiều người đã bị đồng hóa. Họ lại đi thóa mạ, dùng những lời lẽ gây tổn thương đến cô gái tội nghiệp.
Họ bắt nạt một người mà không hề nghĩ đến cảm xúc, suy nghĩ của một người ốm. Họ kiếm tiền không từ thủ đoạn, không có lương tâm, không màng nhân cách. Trong trường hợp cụ thể này, bạn gái ấy đang mắc một căn bệnh mà rất cần sự động viên an ủi, sự khích lệ tinh thần. Bạn ấy liệu có chịu được những lời công kích, thóa mạ đang nhắm thẳng vào mình không? Những bình luận ác ý đó có thể xem như "tội phạm mạng" không?
Nhiều nghệ sĩ ở Hàn Quốc tự sát do chịu không nổi áp lực quá lớn về tinh thần. Cái gọi là "văn hóa tẩy chay" cần phải xem lại? Khi ca sĩ - diễn viên Sulli ở Hàn Quốc tự kết liễu đời mình năm 2019, nhiều người đã kiến nghị chính phủ nước này trừng phạt nặng hơn với những kẻ có "lời nói sát thương" trên mạng. Hiệp hội Quản lý giải trí Hàn Quốc cũng đã ra tuyên bố hành động quyết liệt hơn bằng cách tập hợp những bằng chứng phạm tội của công dân mạng, đưa tới cơ quan điều tra để bảo vệ người nổi tiếng.
Theo một số nghiên cứu, bắt nạt trên mạng là một hành vi hãm hại có ý đồ và được lặp đi lặp lại nhằm tổn thương người khác qua các công cụ điện tử. Chúng xảy ra ở bất cứ môi trường mạng nào mà nhiều người có thể vào xem, tham gia, hay chia sẻ lại nội dung tiêu cực, giả dối, hay độc ác về người khác nhằm vào việc làm cho đối tượng cảm thấy hổ thẹn, nhục nhã, hay đau khổ.
>> 'Đăng hình nạn nhân giao thông lên Facebook là thiếu nhân văn'
Những lời nói tiêu cực, giả dối hay độc ác có thể sẽ mất đi nếu nó xảy ra trong một lần bắt nạt ngoài mạng. Nhưng nó sẽ tồn tại như một "hồ sơ cá nhân" vĩnh viễn khi xảy ra bắt nạt trên mạng. Láng giềng, bà con, nhà trường, công ty... hiện tại và tương lai đều có thể "tham khảo" về hồ sơ này bất cứ lúc nào, vì vậy có thể ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người bị bắt nạt.
Chắc chắn chúng ta cần hình phạt luật pháp nghiêm khắc cho những kẻ bắt nạt trên mạng. Chúng ta cũng cần những chương trình phòng chống bắt nạt trên mạng xã hội để giải quyết vấn nạn của thời đại số này.
Tuy nhiên, vấn nạn bắt nạt trên mạng chỉ có thể giải quyết được nếu cả xã hội đồng lòng thay đổi nhận thức của mình. Cho đến khi nào chúng ta mới thực sự trưởng thành để không còn khao khát việc bắt nạt và sỉ nhục người khác vì ảo tưởng sẽ làm vơi đi những nỗi khổ đau và mặc cảm của riêng mình.
Mẹ Gấu
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.
0 notes
ngontinh24 · 3 years
Photo
Tumblr media
Tên sách: Một Quan Điểm Về Sống Đẹp
Tác giả: Lâm Ngữ Đường
NXB: NXB Văn Học
Danh mục sách: Kỹ năng sống
Nguồn: Sưu tầm
Những cuốn khác do người Âu hay Mỹ viết đều chú trọng đến sự thành công, đưa ra những qui tắc thực tế về cách luyện trí, luyện tinh thần, xử thế và làm việc, cho nên tuy hữu ích thật nhưng không để lại nhiều dư âm trong hồn ta. 
Chúng ta có cảm tưởng tác giả là những kĩ thuật gia – ngay cả André Maurois trong cuốn “Un Art de Vivre” cũng vậy – và kĩ thuật của họ rất hợp lí, rất có hiệu quả, ta tin họ như ta tin một kiến trúc sư trong việc xây nhà, tin một kĩ sư trong việc luyện thép, và ta tự hứa sẽ rán theo họ, thế thôi. Họ không gợi cho ta một thắc mắc, một suy tư nào cả, mà giá trị của một tác phẩm là ở chỗ phải gợi cho ta được những thắc mắc và suy tư.
Cuốn này khác hẳn. Tác giả, Lâm Ngữ Đường, vượt lên trên tất cả kĩ thuật đó mà cơ hồ ông cho chỉ là những chi tiết; ông muốn nhìn bao quát cả vấn đề SỐNG, đặt một cơ sở cho vấn đề đó, mà hễ cơ sở đã vững rồi thì chi tiết chẳng cần vạch rõ cũng thấy. Vì chỉ có Sống mới là quan trọng, mà nhiều người ngày nay quên hẳn điều đó đi, quên rằng dù mình làm việc hay tiêu khiển, dù mình trau dồi tâm trí, dựng nên những học thuyết triết lí, xã hội, kinh tế hay chính trị... cũng chỉ để phục vụ sự Sống, để duy trì đời Sống, cải thiện nó, làm cho nó phong phú lên, dễ chịu hơn, cao đẹp hơn; tóm lại là chúng ta tìm cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ không phải vì cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ mà vì sự SỐNG. Do đó nhan đề cuốn này trong nguyên văn là The Importance of Living: Sự quan trọng của sinh hoạt.
Mỗi loại sinh vật có một cách sinh hoạt: thảo mộc có cách sinh hoạt của thảo mộc, cầm thú có cách sinh hoạt của cầm thú, loài người cũng vậy. Cách sinh hoạt phải hợp với bản chất của mỗi loại. Mà bản chất của con người không phải là cầm thú, cũng không phải là thánh thần. Đành rằng trong lịch trình tiến hóa thời nào loài người cũng muốn vươn lên cao hơn, muốn chế ngự được lòng mình, chế ngự được thiên nhiên, muốn mọc cánh bay lên mà kết bạn với thiên thần, như Tôn Ngộ Không trong truyện Tây Du kí; nhưng còn một thể xác sớm muộn gì cũng bị hủy diệt, còn những nhu cầu vật chất như ăn uống, tình dục... thì con người không thể nào là Thánh được và nhất định phải có ích nhiều khuyết điểm, nhu nhược, mâu thuẫn… Nhận chân được điều đó – người không phải là cầm thú cũng không phải là thần thánh – thì mới có thể tìm một lối sống, dựng nên những học thuyết thích hợp với con người được; như vậy mới là hợp tình hợp lí, nghĩa là hợp với tâm tình con người và hợp với luật lệ thiên nhiên, chứ không phải hợp với những phép diễn dịch, qui nạp… của các luận lí gia. Vì “lòng người vẫn có những lí lẽ mà lí trí không sao hiểu nổi”. Bốn chữ “hợp tình, hợp lí” tóm tắc được tất cả triết lí của họ Lâm. Bất kì cái gì, dù cao đẹp tới mấy, dù đúng phép luận lí tới mấy mà không hợp tình hợp lí cũng là xấu.
Làm việc vốn là một hành động tôn nghiêm, nhưng nếu cặm cụi làm việc mà quên ăn, quên ngủ, hóa quạu quọ, khắc nghiệt với người khác thì là quên mình, quên người, là không hợp tình, hợp lí, là xấu.
Đề cao một lí tưởng để kiến thiết quốc gia, mưu hạnh phúc cho đồng bào là một hành động rất cao đẹp, nhưng nếu vì mục đích đó mà gây ra những cuộc tàn sát như Hitler đối với dân tộc Do Thái thì lại là không hợp tình hợp lí, là xấu.
Lâm Ngữ Đường bảo triết lí đó không phải là của ông mà của dân tộc Trung Hoa vì nó tổng hợp, dung hòa được hai triết thuyết quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa, tức Khổng giáo và Lão giáo. Nó bàn bạc trong thơ văn Trung Hoa, thấm nhuần đời sống Trung Hoa và ông dẫn ra rất nhiều cố sự cùng danh ngôn để làm chứng cứ. Do đó, ngoài giá trị về phương diện mà người Pháp gọi là Culture humaine (ta thường dịch ra là Học làm người), tác phẩm còn có một giá trị lớn hơn nhiều về phương diện nghệ thuật, văn hóa. Đọc nó ta nhìn được tổng quát cả nhân sinh quan của người Trung Hoa – và của người Việt ta nữa – và những bạn trẻ thiếu căn bản về cổ học có thể có một nhận thức đại cương đúng và gần đủ về triết học, nghệ thuật phương Đông. Cho nên theo tôi, những cuốn khác chỉ bàn về Kĩ thuật Sống, riêng cuốn này mới xét về Nghệ thuật Sống.
Về nguyên tắc “hợp tình hợp lí” thì tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả[1], nhưng về chi tiết thì tôi thấy có nhiều chỗ tác giả đi quá xa và tôi đoán rằng nhiều độc giả cũng như tôi, mười điều trong sách chỉ tin được bốn năm điều.
Nhưng chính nhờ chỗ đó mà tác phẩm mới có nhiều thú vị. Tác giả đã có lần hô hào phục hưng thuyết Tính linh (expressionnisme)[2] trong văn học, chủ trương rằng “viết chỉ là để phát huy tính tình hoặc biểu diễn tâm linh” của mình, cho nên phải cực kì thành thực, tự nhiên, rất ghét sự giả dối, tô điểm, phải nghĩ sao viết vậy, không được giấu giếm, không sợ người cười chê, không sợ trái với lời thánh hiền thời xưa. Vì vậy, ông coi ta như bạn thân, đôi khi cười cợt, đùa bỡn ta nữa. Ta cần nhận ra được những chỗ đó, để nở một nụ cười đáp lại.
Ngay cả những khi ông nghiêm trang, hăng hái đả đảo một quan niệm mà từ xưa ta vẫn tin là đúng, thì ta cũng nên tìm hiểu ông. Vì chúng ta không nên hẹp hòi mà nghĩ rằng chỉ có ta mới hoàn toàn nắm được chân lí. Vả lại xét cho cùng, đọc một tác giả đồng thanh đồng khí với mình, thú tuy thú đấy nhưng không lợi ích gì mấy; chính những tác giả chủ trương ngược với ta mới bắt ta phải suy nghĩ, đặt lại vấn đề, mới mở mang kiến thức của ta. Suy nghĩ kĩ rồi mà thấy chủ trương của ta vẫn đúng thì ta càng vững tin ở mình hơn; ngược lại nếu thấy chủ trương của ta cần phải bổ khuyết thì cái lợi càng lớn hơn nữa.
Nếu trong số độc giả có vị nào theo học thuyết Mặc Tử, nguyện “mòn trán long gót” vì nhân loại, thì tất nhiên là tôi rất kính phục và tôi càng mong rằng những vị đó có dịp đọc qua một vài chương trong cuốn này, chẳng hạn chương VI hay X.
Tôi nhớ có một lần sau hai năm chuyên tâm vào một công việc rất mệt trí đến nỗi bệnh cũ của tôi trở nên nặng, tôi đành bỏ dỡ công việc, đem theo bản tiếng Pháp (L’importance de vivre) của cuốn này về Long Xuyên dưỡng bệnh. Trong cảnh nghỉ ngơi nhàn nhã như vậy tôi mới thưởng thức hết cái hóm hỉnh, sâu sắc của Lâm và một chương tả nền trời xanh cùng tiếng chim hót đã làm cho tôi thấy vũ trụ đẹp thêm lên bội phần: một dây mướp rũ từ cành xoài xuống đã gần tàn chỉ còn mỗi một bông vàng rực đong đưa dưới gió, cảnh thực là bình thường, quê mùa mà sao hôm đó tôi thấy vui lạ, rực rỡ lạ. Nhờ nó một phần mà trí óc tôi dịu xuống và khi trở về Sài Gòn, tôi làm việc lại được.
Vậy, dù bạn không ưa triết lí hợp tình hợp lí của Lâm thì bạn cũng nên cất cuốn này vào tủ, lúc nào có ra Vũng Tàu hay lên Đà Lạt nghỉ mát ít hôm thì mang nó theo, biết đâu nó chẳng làm cho bạn thấy vũ trụ đẹp hơn mà cuộc du lịch của bạn sẽ có hứng thú hơn, vì sách giúp ta hiểu đời mà đời cũng giúp ta hiểu sách.
Tinh thần phân tích, phê bình tuy là cần thiết trong việc đọc sách nhưng thiếu sự cảm thông thì khó nhận được cái hay, cái đẹp mà tâm hồn ta chỉ khô khan lần đi thôi. Ai cũng có thể viết một cuốn sách một trăm trang để phê bình một cuốn ba trăm trang được; nhưng suy tư để nhận thấy dụng ý, nhân sinh quan của tác giả là việc ít thấy, không phải vì nó khó mà ít ai chịu làm, ít ai chịu quên cái “ bản ngã” của mình để tìm hiểu cái “bản ngã” của người. Đa số đau khổ của nhân loại do đó mà ra cả. Lâm không ưa đạo Phật vì ông cho là nó “ bi thảm” quá, nhưng về chủ trương “vô ngã” của đạo Phật thì chắc Lâm không phản đối. Đọc chương XIV, tôi có cảm tưởng như vậy. Mà ông đã đem tinh thần “vô ngã” ra nói chuyện với ta thì ta cũng nên đem tinh thần “vô ngã” ra nghe ông.
Tôi không cần giới thiệu nhiều về tác giả vì danh tiếng ông, người đọc sách nào mà không biết.
Lâm Ngữ Đường (Lin Yutang), tên là Ngọc Đường, sanh năm 1895 ở Phước Kiến, xuất thân trường đại học Thánh Ước Hàn rồi du học Âu Mĩ tại các trường đại học Harvard, Iéna, Leipzig, chuyên về ngôn ngữ học, về nước làm giáo sư đại học Bắc Kinh và làm chủ nhiệm, hoặc chủ biên ba tạp chí văn học, nổi danh nhất là tạp chí Luận ngữ. Ông có hồi làm ngoại giao bí thư, sau thế chiến vừa rồi làm Trưởng ban Văn Nghệ của Cơ quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc. Tư tưởng của ông nhiều khi sâu sắc và văn lại rất dí dỏm (người Trung Hoa gọi ông là U mặc đại vương: ông vua hài hước) cho nên rất nhiều người ưa đọc.
Ông ưa viết bằng tiếng Anh để giới thiệu văn hóa Trung Hoa với thế giới, đã soạn trên mười lăm cuốn hoặc thuộc loại tiểu thuyết như bộ Moment in Peking, A leaf in the storm, hoặc thuộc loại biên khảo như Lady Wu (về đời Vũ Tắc Thiên), The Gay Genius (về đời Tô Đông Pha), hoặc thuộc loại nghị luận như My Country and my People (bản dịch ra tiếng Hán nhan đề là Ngô thổ dữ ngô dân), The importance of living… Vài tác phẩm của ông đã được dịch ra mười bốn thứ tiếng, và cuốn The importance of living, đã đứng đầu trong số những sách bán chạy nhất ở Mỹ luôn mười một tháng.
Chúng tôi tiết rằng không kiếm được nguyên văn bằng tiếng Anh của cuốn The importance of living, đành phải dùng bản tiếng Pháp L’importance de vivre của nhà Correa (1948) và bản tiếng Trung Hoa Sinh hoạt đích nghệ thuật do Việt Duệ dịch, của nhà Thế giới Văn Hóa (1940). Bản tiếng Hoa đầy đủ, chép hết những cổ văn, cổ thi Trung Hoa mà Lâm Ngữ Đường dẫn trong tác phẩm và nhiều khi lại chép thêm bản dịch những bài đó của Lâm nữa. Bản tiếng Pháp có cắt bớt nhiều đoạn và bỏ hẳn vài tiết.
Chúng tôi châm chước cả hai bản, cũng cắt bớt hoặc tóm tắt vì những lẽ dưới đây: tác phẩm viết vào khoảng 1937, nên có đoạn nay không còn hợp thời; tác giả chú ý viết cho người phương Tây đọc, nên đối với chúng ta, người phương Đông, nhiều đoạn không cần thiết; sau cùng, như chúng tôi đã nói, tác giả theo thuyết Tính Linh, cứ thuận tay mà viết, cốt tự nhiên, thân mật như trong cuộc nhàn đàm giữa bạn bè, nên nhiều chỗ chúng tôi cho là rườm.
Vì vậy, bản này chỉ là một bản lược dịch. Nếu dịch trọn thì phải thêm khoảng trăm trang nữa.
Mới đầu chúng tôi đã có ý chép thêm vào cuối sách những văn thơ chữ Hán để một số độc giả có thể thưởng thức nguyên văn của cổ nhân; nhưng sau tính lại nếu chép hết rồi phiên âm nữa thì sách này sẽ dày thêm ít nhất là trăm rưỡi trang, giá sách sẽ khó mà phổ thông được. Cho nên chúng tôi chỉ lập một bảng ghi bằng chữ Hán những tên người và tên tác phẩm Trung Hoa đã dẫn trong sách. Địa danh, xét ra không quan trọng lắm, nên chúng tôi bỏ. Những chú thích ở cuối trang đều là của chúng tôi.
Sài gòn, ngày 30-12-64
Xem tại https://ngontinh24.com/truyen/mot-quan-diem-ve-song-dep
0 notes
bichngocluu · 6 years
Text
[DỊCH TÓM LƯỢC, phần I] GIẢI TRÍ ĐẾN CHẾT : Amusing Ourselves to Death, Neil Postman
Tumblr media
1984 của George Orwell và Brave New World của Aldous Huxley là hai cuốn sách vô cùng nổi tiếng với chủ đề dystopia.
Trong phiên bản của Huxley, không cần đến một Big Brother để cướp đi khả năng tự trị và tư duy của con người : con người sẽ tự ru ngủ chính mình, yêu lấy sự đè nén, yêu những công cụ kỹ thuật cướp đi khả năng suy nghĩ độc lập của mình. Nếu điều Orwell sợ là những kẻ cấm đoán sách, thì điều Huxley sợ là khi không còn có lý do nào để cấm sách nữa, vì không còn ai muốn đọc sách. 
Nếu Orwell sợ việc thông tin bị che giấu, thì Huxley sợ việc con người nhận được quá nhiều thông tin đến mức trở nên trì trệ và bị động. Orwell sợ ta không còn được biết sự thật nữa, còn Huxley sợ rằng sự thật nằm đâu đó ngoài kia, bị nhấn chìm trong biển thông tin nhiễu. 
Nếu viễn cảnh của Orwell là một nền văn hóa bị cầm tù, thì Huxley hình dung ra một nền văn hóa trở nên tầm thường với những thứ lặt vặt. Trong 1984, con người được kiểm soát bằng những thức tra tấn thể xác, còn trong Brave New World, họ được kiểm soát bằng những hình thức giải trí, tiêu khiển.
Tóm lại, nếu Orwell sợ điều ta ghét sẽ làm hại ta, thì Huxley thấy điều ta yêu thích sẽ hủy hoại ta. Cuốn sách này sẽ đề cập đến viễn cảnh của Huxley.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vào mỗi giai đoạn trong lịch sử nước Mỹ, các thành phố khác nhau lần lượt là trung tâm thể hiện cho tinh thần của đất nước khi đó. Vào cuối thế kỷ XVIII, Boston là trung tâm đại diện cho chủ nghĩa cấp tiến chính trị. Vào giữa thế kỷ XIX thì đó là New York, biểu tượng cho một Hoa Kỳ hội tụ nhiều nền văn hóa. Chicago mang đến hình ảnh một nước Mỹ giàu mạnh nền công nghiệp năng lượng vào đầu thế kỷ XX. Còn ngày nay, chúng ta phải nhìn vào Las Vegas hay Nevada như là ẩn dụ cho tính cách và khát vọng của quốc gia này.Las Vegas đại diện cho tinh thần của một nền văn hóa, nơi mà mọi cuộc tranh luận công cộng đều diễn ra dưới hình thức "giải trí". Chính trị, tôn giáo, tin tức, thể thao, giáo dục và thương mại đều trở thành những chiếc xúc tu của con bạch tuộc Giải Trí.
Tumblr media
Fine Art America
Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ, Ronald Reagen đã từng là diễn viên Hollywood. Và khi Tổng thống Richard Nixon nói rằng mình thua trong cuộc bầu cử vì mấy nhân viên trang điểm, Thượng nghị sĩ Edward Kennedy đã đưa ra lời khuyên làm thế nào để chạy đua nghiêm túc cho chức vị Tổng thống : hãy cố gắng giảm 20 pounds (khoảng 9 kg) ! 
Dù không đề cập đến chính xác, nhưng dường như ý ông là người béo đã bị loại ngay từ vòng gửi xe khỏi những chức vụ chính trị cao này. Có lẽ là cả những người hói nữa.
Mỹ phẩm đã thay thế hệ tư tưởng. Đa phần các chính trị gia dành nhiều thời gian bên máy sấy tóc hơn là bên đề cương bài phát biểu của mình.
Chúa yêu những kẻ hài hước. Thật tuyệt khi là một kẻ biết “giải trí”, biết gây cười. Ở Mỹ, Chúa ưu ái tất cả những ai có tài năng gây nhộn, dù họ là mục sư, vận động viên, doanh nhân, chính trị gia, giáo viên hay phóng viên.
Ngoại hình một người là hoàn toàn chẳng liên quan đến chất lượng tư duy của anh ta, nếu anh ta thực hiện công việc truyền tin đến dân chúng như là viết, dẫn radio chẳng hạn. Nhưng trên TV đó lại là chuyện khác, vì nội dung được truyền tải trên TV phần lớn thông qua hình ảnh thị giác, nghĩa là TV đưa đến chúng ta cuộc trò chuyện bằng hình ảnh, không phải bằng từ ngữ.
Một cuộc bàn luận về chủ đề triết học Chính trị không thể thực hiện trên TV được, vì rõ ràng hình thức và nội dung đối chọi nhau.
Tin tức trong ngày hay thời sự là một phát minh của thời đại chúng ta. Những nền văn hóa không có truyền thông tốc độ nhanh (sử dụng tín hiệu khói để truyền tin chẳng hạn) không có cái gọi là "thời sự". Thiếu đi phương tiện để tạo ra hình thức, "thời sự" không thể tồn tại. 
Khi ngành in ấn ngày càng hết thời, nội dung của bất cứ thứ gì - chính trị, tôn giáo, giáo dục.. đều phải được thay đổi để phù hợp với format của TV. The medium is the message. Vì thế, cách rõ ràng nhất để quan sát một nền văn hóa là tìm hiểu nó sử dụng những công cụ gì để đưa tin cho các cuộc trò chuyện của mình.
Trong Kinh Thánh, ý tưởng rằng : mỗi hình thức truyền thông khác nhau ưu tiên những kiểu nội dung khác nhau, kiểu tư duy khác nhau đã được đề cập đến gián tiếp. Lời răn Thứ hai có nói về việc cấm người Israel làm ảnh tượng và sùng bái ngẫu tượng (tức là vẽ tranh, ảnh, làm tượng thần thánh và sùng bái chúng) : 
"Thou shalt not make unto thee any graven image, any likeness of any thing that is in heaven above, or that is in the earth beneath, or that is in the water beneath the earth."
Với người Do Thái, "Chúa" là một khái niệm tồn tại trong Ngôn từ và đòi hỏi tư duy trừu tượng cao nhất để có thể tưởng tượng ra được. (In the beginning was the Word, and the Word was with God, and the Word was God) Vì thế, làm ảnh tượng Chúa là một sự báng bổ.
Hình thức truyền thông của một nền văn hóa chi phối cách thức tư duy của nền văn hóa đó.
Ngôn ngữ khác nhau tạo ra tư duy, cách nhìn thế giới khác nhau. Con người nghĩ về thời gian, không gian, mọi thứ như thế nào - đều chịu ảnh hưởng từ các đặc điểm ngữ pháp trong tiếng mẹ đẻ của họ. Và mặc dù văn hóa là một sinh thể ngôn ngữ, nó có khả năng tái tạo, làm mới mình thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau của mỗi thời kỳ. Mỗi phương tiện, giống như ngôn ngữ, cũng có thiên hướng ưu ái kiểu tư duy khác nhau, định hình những lối biểu hiện khác nhau. Con người chỉ nhìn thấy những gì phương tiện truyền thông đã giới hạn lại cho mình, định hướng cho mình.
Tumblr media
Phys.org
Một người đọc sách, xem TV hay nhìn giờ trên đồng hồ không hứng thú với việc tâm trí anh ta được kiểm soát và chịu ảnh hưởng bởi chúng như thế nào. Nhưng có những người chẳng hạn như Lewis Mumford, nhà xã hội học người Mỹ lại chú ý đến điều đó. Ông hứng thú với việc làm thế nào mà đồng hồ tạo ra khái niệm, ý tưởng "khoảnh khắc". Ông coi đồng hồ như một "ẩn dụ" (metaphor) và tạo ra triết lý về đồng hồ như là một cỗ máy quyền năng mà sản phẩm nó tạo ra là giây và phút. "Khoảnh khắc" không phải concept đến từ Chúa hay từ tự nhiên, mà đến từ con người. Đồng hồ biến chúng ta thành những kẻ "gi���-thời-gian", ám ảnh với thời gian, phục vụ, nô dịch vì thời gian.
Triết học không thể tồn tại nếu thiếu tư duy phê phán, và "viết" giống như bà đỡ giúp triết học ra đời thông qua nỗ lực xem xét tỉ mỉ, tập trung và liên tục. Hành động "viết" làm ngưng đọng hành động "nói", qua đó sản sinh ra các nhà khoa học, sử học, ngữ pháp học, vv.. - tất cả những ai phải giữ câu chữ trước mặt mình để thấu hiểu nó và dò xem nó sẽ hướng mình đến đâu. 
Plato đã biết rằng "viết" sẽ đem lại một cuộc cách mạng về nhận thức : bộ phận tư duy ngôn ngữ được chuyển từ đôi tai sang đôi mắt. Câu chữ được viết ra quyền năng vô cùng : nó tái tạo quá khứ, đem đến cho người đọc cảm giác mãnh liệt khi hình dung ra một quá khứ từng tồn tại, đã nhờ "viết" mà được lưu trữ.
"Viết" là một cuộc trò chuyện với không-ai-cả, nhưng cũng cùng lúc với tất-cả-mọi-người
Điều gì có thể kỳ lạ hơn việc đề cập tới một khán giả vô danh nào đó, hay tự sửa lỗi mình vì biết câu cú này sẽ khiến độc giả nào đó thấy khó hiểu, giống như những gì các nhà văn thường làm ?
Hai ví dụ này cho thấy việc đem kỹ thuật nào đó vào một nền văn hóa - dù là "viết" hay "đồng hồ" - không chỉ mở rộng quyền năng của con người, mà còn làm biến đổi cách thức tư duy của anh ta và nội dung của nền văn hóa mà anh ta sống. Do đó, để có thể hiểu được trọn vẹn một phương tiện truyền thông, ta phải hiểu được những hình thức biểu tượng của thông tin mà phương tiện ấy truyền tải; nguồn, số lượng và tốc độ của thông tin ấy, bối cảnh mà thông tin ấy được đón nhận.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lưu ý rằng tôi không phản đối những thứ rác rưởi đến từ TV, vì cơ bản chúng cũng không gây hại gì nghiêm trọng. Và hơn hết, ta không đánh giá một nền văn hóa dựa trên việc output của nó toàn là những thứ nhảm nhí, mà dựa trên việc nền văn hóa ấy coi cái gì là quan trọng. 
Và đó chính là vấn đề : vì TV là thứ nhảm nhí nhất, nên sẽ vô cùng nguy hiểm nhất nếu chúng ta coi nó là phương tiện chính yếu để thực hiện những cuộc bàn luận, giao tiếp, truyền tải thông tin quan trọng.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------Ví dụ dưới đây sẽ cho thấy làm thế nào mà khuynh hướng, tính thiên vị của truyền thông hay phương tiện giao tiếp có ảnh hưởng mạnh mẽ nhưng khó nhận biết với một nền văn hóa.
Một bộ lạc phía Tây Phi không có hệ thống chữ viết nhưng có truyền thống truyền khẩu, truyền miệng (oral tradition) lâu đời. Khi xảy ra cự cãi, tộc trưởng không có văn bản luật được viết ra để quyết định, mà phải dựa vào kho báu ca dao tục ngữ trong đầu mình, tìm ra cái phù hợp nhất với tình huống và làm hài lòng đôi bên. Đây cũng chính là phương pháp mà chúa Jesus hay các nhân vật trong Kinh Thánh thường sử dụng (họ cũng sống trong nền văn hóa chủ yếu dựa vào truyền miệng) - dựa vào trí nhớ và tìm ra dụ ngôn thích hợp nhất để giải quyết đâu là chân lý.
Tumblr media
Saint Mary’s Press
Còn với chúng ta ngày nay, phương pháp này chỉ thích hợp để người lớn giải quyết mâu thuẫn giữa trẻ nhỏ. Các thẩm phán, luật sư hiện đại không dựa vào những câu tục ngữ truyền miệng, mà dựa vào sách luật, trích dẫn luật hay các phương tiện chữ viết khác để xác định chân lý. Tuy nhiên, ta đừng nên cho rằng truyền thống văn nói đã biến mất hoàn toàn. 
Lời làm chứng phải được nhân chứng trực tiếp nói ra, vì người ta cho rằng nó phản ánh chính xác hơn tâm trí của anh ta. Trong một số trường hợp, bồi thẩm đoàn không được ghi chép lại suốt quá trình mà phải lắng nghe "sự thật" (thay vì "đọc" nó).
Rõ ràng, luật pháp của chúng ta tồn tại xung đột giữa cả hai niềm tin : niềm tin vào quyền năng của lời nói trong việc trình bày sự thật, và niềm tin còn lớn hơn vào chữ viết, văn bản viết trong việc kiểm chứng sự thật. 
Luật sư ngày nay, khác với vị tộc trưởng ngày trước, không cần phải thông thái và biết nhiều cách ngôn - anh ta chỉ cần nắm bắt đầy đủ thông tin.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------Trong giới hàn lâm hay ngành xuất bản, chữ viết được coi trọng hơn lời nói. Với văn nói, người ta có thể phát ngôn thiếu cẩn trọng; trong khi văn viết được đầu tư hơn, tác giả có thể chỉnh sửa nó, biên tập viên hay những người có thẩm quyền đánh giá được nó. Văn viết dễ được kiểm chứng hay đem ra bàn luận vì có tính khách quan. Đó là lí do khi viết luận và muốn đề cập đến bản thân mình (người viết), ta phải dùng từ "the investigator" thay cho tên mình. Văn nói có thể biến mất, văn viết thì tồn tại, nên đó là lí do chữ viết gần với chân lý hơn là lời nói ra.
Chúng ta thử ngẫm lại về phiên tòa nổi tiếng đã xét xử triết gia Socrates.
Tumblr media
Famous Trials
Để mở đầu lời bào chữa cho mình, Socrates đã gửi lời xin lỗi đến 500 bồi thẩm đoàn có mặt tại đó - 500 người dân đương thời vì ông đã không chuẩn bị một bài nói tươm tất. Ông biết rằng với người dân Athen, thuật hùng biện và sự thật có mối liên quan chặt chẽ với nhau.
Bạn hùng biện tốt thì bạn có lý.
Nếu chúng ta ngày nay chỉ coi thuật hùng biện như một hình thức tô điểm cho lời nói, khá hời hợt và sáo rỗng, thì người Athen lại coi môn nghệ thuật sắp xếp bằng chứng và lý lẽ ấy đứng trên cả Triết học. Vì thế, "sự thật" luôn liên quan mật thiết với việc hình thức biểu hiện nào được lựa chọn để thể hiện nó.
Ví dụ này cho thấy "Sự Thật" không, và chưa bao giờ hiện diện một cách trần trụi. Nó cần được phủ lên bộ quần áo nào đó, tức là chịu ảnh hưởng từ thiên kiến văn hóa, phụ thuộc vào văn hóa. Ở nơi này, nó được cho là biểu hiện chân thực thì ở nơi kia, nó bị coi là không thích hợp, tạp nham.
Các nhà tâm lý học, xã hội học, kinh tế học ngày nay phải làm việc dựa nhiều vào số liệu, bởi con số cho họ biết sự thật. Chúng ta khó có thể tưởng tượng được việc một nhà kinh tế hiện đại dự đoán mức sống con người bằng việc dẫn một bài thơ. Thế nhưng những hình thức ngôn ngữ ấy thực sự đã được sử dụng rất lâu trước kia để biểu thị mối quan hệ kinh tế.
Tôi không có ý nói hình thức biểu hiện nào thì gần với sự thật hơn hình thức biểu hiện nào. Tôi chỉ muốn các bạn chú ý đến một sự thật rằng : việc "nói lên sự thật" đôi khi khoác lên mình những hình thức hết sức tùy ý và ngẫu nhiên. Kể cả chân lý về tự nhiên cũng không cần thiết luôn được biểu hiện thông qua toán học. Trong phần lớn lịch sử của con người, ngôn ngữ tự nhiên vốn luôn được thể hiện qua những huyền thoại và tập tục, nghi thức tôn giáo.
Do đó, trong cuốn sách này, tôi muốn cho thấy là sự thay đổi từ nền văn hóa in ấn sang nền văn hóa TV đã gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống con người, khiến chúng ta mỗi khoảnh khắc đều trở nên ngu ngốc hơn như thế nào. 
Khi một nền văn hóa chuyển từ văn nói sang văn viết, rồi in ấn và TV, quan niệm "sự thật" cũng thay đổi theo đó - theo những phương tiện truyền thông khác nhau.
"Sự thật" là sản phẩm ra đời từ quá trình con người đàm thoại với chính mình về và thông qua những công cụ giao tiếp mà anh ta tạo ra. Nếu "trí tuệ" là khả năng nắm bắt sự thật, thì cách một nền văn hóa định nghĩa "trí tuệ" sẽ dựa trên tính chất các hình thức giao tiếp của nó.
Trong một nền văn hóa truyền miệng, trí tuệ là khả năng sáng tạo ra những câu cách ngôn mang tính ứng dụng phổ quát nhất. Chẳng hạn, vua Solomon nổi tiếng thông thái vì là người biết đến những 3000 câu cách ngôn. Khi đó, trí nhớ tốt được đánh giá cao bởi thiếu đi chữ viết, trí óc con người đóng vai trò như là một thư viện di động, lưu trữ và truyền lại kiến thức cần thiết để duy trì xã hội. Quên mất cách nói hay làm một việc như thế nào có thể gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Còn trong một nền văn hóa chữ viết, việc nhớ một bài thơ, luật vv.. là không cần thiết, cũng như không được coi là biểu hiện của trí tuệ. Đặc điểm của "trí tuệ" trong nền văn hóa chữ viết là khả năng đọc sách.
Tumblr media
Make a Meme
Trước hết, bạn được yêu cầu phải có khả năng ngồi im một chỗ trong thời gian dài để đọc. Không làm được điều này, bạn sẽ bị coi là tăng động, suy giảm chú ý hoặc thiếu tập trung. Bạn cũng cần học cách không chú ý đến hình dáng của con chữ; có thể đi được đến lớp ý nghĩa, nội dung mà không bị tính mỹ thuật của cuốn sách làm cho phân tâm. Bạn phải có tinh thần khách quan và độc lập, "miễn dịch" với mọi kiểu cách hùng biện, phân biệt được các tông giọng của câu từ hay logic của tác giả. Liệu tác giả đang hướng đến chủ đề cuốn sách hay đến người đọc ? Bạn phải phân biệt được giữa lời nói đùa với một lập luận. Phải có khả năng tư duy trừu tượng và hình dung vì rất sẽ có rất ít câu từ gợi ra cho bạn hình ảnh rõ ràng.
"Trí tuệ" ở đây được hiểu là khi một người có thể nắm bắt các ý tưởng, khái niệm mà không cần đến tranh minh họa.
Tôi không có ý muốn nói là thay đổi trong phương tiện truyền thông làm thay đổi cấu trúc tâm trí hay khả năng tư duy của con người. 
Tôi cũng sẽ không tranh luận về việc liệu con người trong nền văn hóa truyền khẩu thì kém thông minh hơn, hay những người xem nhiều TV thì suy giảm khả năng tư duy. 
Lập luận tôi đưa ra sẽ chỉ xoay quanh ý sau : một phương tiện truyền thông mới làm thay đổi hình thức nói chuyện, bàn luận; nó khuyến khích những hình thức trí tuệ khác nhau, những định nghĩa về "trí tuệ" khác nhau, và đòi hỏi kiểu nội dung (content) khác nhau.
(to be continued)
5 notes · View notes