Tumgik
#komimasa tanaka
anamon-book · 1 year
Photo
Tumblr media
幻の女 田中小実昌 桃源社 装幀=石川勝
70 notes · View notes
straycatboogie · 4 months
Text
2024/01/27 English
BGM: b-flower - 舟
This evening, I enjoyed a meeting with other friends on Discord. At there, we talked about how we spend/enjoy each one's reading time (what music we listen to, or where we go to buy books, etc.) It was a pleasant time. About one of those interesting topics, we told each one's favorite authors/books to other members. Whose books have influenced our ways of thinking actually? Yes, it is an interesting question. Whose ideas consist your thought?
To answer this question, I have to go back to my childhood. TBH, I had not been the kid who had used to enjoy reading. I won't tell you any lie about this. Although I could have read some books when I was a kid, I can't remember what kind of impression those books had afforded me actually. Yes, I needed to wait for "the time", "that opportunity" certainly.
When I had got 16, I encountered Haruki Murakami's early work "Pinball, 1973" which a classmate had been reading. I tried to read it, and had an interest in Haruki's work therefore I started checking his "Norwegian Wood" - it was the beginning of my reading life. Oh, if I couldn't have met his work in this way, how my youthful days could be? I had already been a lonely student, but Haruki's works were always with me.
Besides Haruki Murakami, there are so many favorite authors of mine (what if their works could have been translated into English! They must cause your interest.) Komimasa Tanaka, Kazushi Hosaka, etc. I can't introduce/tell about their works - How incredible their works have actually been for me.
There are really many books like stars in the midnight sky - There are too many books to enjoy them completely. In a way, however I try to become perfect to read them, I won't be able to achieve that trial (it must end in vain.) But that's the meaning I have been a tiny human being. My mood has been always changing (it sounds like The Style Council's banger.) How about reading Truman Capote's classical first novel? Or should I read Kobo Abe's great works? My days go on like that - My ever changing moods!
0 notes
jennifertple · 3 years
Text
XIN CHÀO, HARUKI
Nhiều bạn inbox xin được đọc bài phỏng vấn đầy đủ của Haruki Murakami cho tạp chí UNIQLO số mới nhất nên tôi xin đăng lại ở đây. Fan của sensei đông thật. Các bạn có thể đọc thêm những bài giá trị bằng việc lấy tạp chí miễn phí ở các store của UNIQLO trên toàn quốc. Thế giới quan độc đáo của tiểu thuyết gia Haruki Murakami đã chinh phục được vô số độc giả, từ Nhật Bản ra toàn thế giới. Là một dịch giả và người chạy bền bỉ, ông còn dẫn chương trình Murakami Radio cho đài phát thanh. Được ông tiếp đón tại phòng thu, chúng tôi hân hạnh nghe ông chia sẻ về nghề viết lẫn cuộc sống cá nhân.
Q1. Làm nghề phát thanh vui nhất là gì, thưa ông?
Ở nhà, tôi lúc nào cũng nghe nhạc một mình, nhưng cứ nghe mãi như thế cũng thấy tịch mịch. Trên đài, tôi vừa nghe nhạc vừa nói về chúng, về những suy nghĩ bật ra trong đầu vào lúc đó, và thế là mọi người cùng nghe. Tôi nghĩ đấy là một cách tương tác tuyệt vời. Tôi luôn giữ lập trường sẽ không xuất hiện trên TV, bởi vì tôi không thích bị nhiều người nhận ra khi đang đi dạo trên đường. Làm phát thanh thì không phải lo điều đó.
Q2. Đâu là ký ức đáng nhớ nhất với ông về đài phát thanh?
Đó là lần đầu tiên tôi được nghe những thanh âm của The Beatles, hoàn toàn choáng ngợp. Tôi nhớ rõ đấy là bài “Please Please Me”. Lúc ấy, không một ban nhạc nào chơi được như thế. Tôi cũng cảm thấy rất thư giãn khi lần đầu nghe “Surfin’ U.S.A” của The Beach Boys hay “Light My Fire” của The Doors. Thế giới của tôi đã mở ra rất nhiều nhờ nghe nhạc trên đài. Tình yêu âm nhạc của tôi đã được hình thành nhờ những bài nhạc Anh/Mỹ phát trên sóng điện thời gian tôi học trung học ở Kobe.Tôi nhớ ở Kobe có một DJ là Teruo Isono. Anh này là một người phê bình nhạc jazz chuyên nghiệp. Trên đài anh vẫn phát nhạc pop cho đại chúng, song thỉnh thoảng lại chêm vào một bài nhạc jazz và bình luận về nó, một cách lôi kéo thú vị. Với người nghe thì đấy cũng là một trải nghiệm tuyệt vời.  Bất kỳ ai cũng có thể ngồi lại và thưởng thức.
Q.3 Ông định nghĩa thế nào là một người thời trang?
Tôi nghĩ trang phục mặc hàng ngày quan trọng nhất là mặc sao cho thoải mái. Tôi không thật sự ấn tượng với những người vận đồ hiệu từ đầu đến chân. Ta mặc đồ chứ đâu để đồ mặc mình.
Q.4 Phong cách ăn mặc của ông có bị ảnh hưởng đặc biệt bởi một ai đó không? Tôi lớn lên vào thời hoàng kim của VAN JACKET và Ivy League (nhóm tám trường đại học xuất sắc ở miền đông bắc Hoa Kỳ, thanh niên trường này được xem là tinh hoa của thế giới – ND). Dẫu vậy, chuyện quần áo của tôi và các bạn lại chịu ảnh hưởng từ Hollywood. Chúng tôi cố nhái theo phong cách của George Peppard trong Breakfast at Tiffany’s hay Paul Newman trong Harper, với một chiếc áo khoác vải tuýt, áo sơ mi có hai nút cố định cổ và cà vạt. Nhưng khi trưởng thành, tôi không còn nhái theo ai nữa.
Q5. Ông từng rơi vào một thảm họa thời trang nào chưa?
Vào mùa hè, tôi luôn mặc áo thun, quần ngắn và đi dép xỏ ngón. Lần ấy tôi được mời đến một nhà hàng truyền thống ở Ginza và vận nguyên cây vừa nêu đến dự. Người quản lý chặn tôi ngay cửa, bảo quán không tiếp những người mặc quần ngắn. Tôi hơi khó chịu, vì dẫu sao mình cũng là khách mời mà. May thay, tôi lúc nào cũng bỏ trong túi một cái quần dài trong trường hợp cần tiếp khách. Thế là tôi mặc quần dài ngay bên ngoài quần ngắn và được cho vào, dẫu người quản lý kia đã sốc khi chứng kiến điều đó. Chiêu đi đâu cũng thủ quần dài tôi học được từ nhà văn Komimasa Tanaka. Ông rất hay đi đến những buổi chiếu phim. Ngoài trời thì nóng mà trong rạp thì lạnh. Nên ông cứ mặc quần đùi đến rạp rồi khi vào trong thì mặc thêm quần dài. Tôi thấy ý tưởng ấy quá hay nên học theo.
Q6. Tôi nghe bảo thời sống ở Ý, lúc nào ông cũng đeo cà vạt?
Vâng, đúng vậy. Thời gian ấy ở Ý, ra đường mà không đeo cà vạt hay nơ là lập tức bị kỳ thị, bước vào nhà hàng sẽ bị người bồi dẫn đến những chỗ ngồi xấu nhất. Ban đầu tôi tưởng mình bị phân biệt đối xử, nhưng một ngày kia tôi đeo cà vạt đến thì lại được mời đến chỗ tuyệt đẹp. À, ra thế. Từ đó tôi luôn đeo cà vạt khi ra đường và mọi thứ trở nên tuyệt vời. Giờ về sống ở Nhật, tôi không bao giờ đeo cà vạt nữa. Vì cứ đeo vào thì một lúc sau lại có cảm giác như bị thít cổ, cứ không tự nhiên thế nào. Tôi nghĩ cà vạt thực sự là vấn đề thói quen.
Q.7 Ông nghĩ gì về UNIQLO?
Có lần tôi du lịch đến Melbourne, ỉ i Australia sẽ không quá lạnh. Nhưng đến nơi thì mới nhận ra: ôi nơi này gần Nam Cực mà, lạnh kinh hoàng. Tôi vội vàng mua đại một chiếc áo khoác ở cửa tiệm ngay trước khách sạn. Nhưng sau đó, tôi phát hiện một cửa hàng UNIQLO ở mặt kia tòa nhà và chỉ còn biết than thầm: biết trước thì mình đã vào đó và mua một chiếc áo HEATTECH. Giờ đây UNIQLO đã có cửa hàng ở mọi nơi trên thế giới, sẽ cứu bạn bất cứ lúc nào trên đường du lịch. Những khi trời đột nhiên trở lạnh hoặc bạn cần thay đồ, chỉ cần tìm đến một cửa hàng gần nhất. 
Q8. UNIQLO có thể cải thiện như thế nào?
Tôi thích UNIQLO sản xuất đồ thể thao nhiều hơn. Nhưng đồ thể thao cần đáp ứng rất nhiều tiêu chí. Ngay cả một món ngỡ như đơn giản như áo thun chạy bộ thôi thì cùng lúc phải phải thấm được mồ hôi, co giãn tốt và giữ ấm cơ thể. Nhưng người ta trả tiền cho một chiếc áo đáp ứng đủ các tiêu chí ấy. Quần chạy thôi đã có giá 7.000 hay 8.000 yên, không hề rẻ chút nào. Tôi muốn UNIQLO có thêm đồ thể thao chất lượng với giá rẻ hơn. Vì kiểu gì nó cũng sẽ hao mòn mà.
Q9. Ông đã biến chạy bộ thành thói quen thường nhật, thỉnh thoảng còn tham gia full marathon nữa. Việc chạy có ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của ông?
Tôi không biết mình có thể đưa ra một minh chứng rõ ràng không, nhưng sự ảnh hưởng chắc chắn phải có. Tôi còn nghĩ nếu như không chạy bộ thường xuyên, có lẽ tôi đã viết những quyển sách hoàn toàn khác. Tôi chỉ bắt đầu chạy đều ở tuổi băm, vài năm sau khi đóng cửa quán bar nhạc jazz và chính thức xem viết lách như một nghề nghiệp nghiêm túc. Quản lý một quán bar rất vất vả, nhưng nhờ làm việc quần quật mà tôi giữ được thể trạng. Sau khi chuyển sang viết chuyên nghiệp, việc ngồi suốt làm tôi lên cân chóng mặt. Tôi phát hoảng và phải tập chạy. Và rất nhanh sau đó, tôi nhận ra nếu không chạy thì mình sẽ chẳng thể tích lụy được năng lượng cần thiết để sáng tạo. Một nhà văn có thể tung tẩy viết tới tận bốn mươi tuổi vì khi ấy hãy còn sức trẻ. Nhưng sau đó, cơ thể ta đuối dần và sức viết cũng giảm theo. Việc ngồi bàn giấy cả ngày và viết lách đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Ta không thể khiến mình tài năng hơn, nhưng làm mình khỏe hơn thì được.
Q10. Ông có định trở lại một đường chạy nào đó không?
Cũng lâu rồi tôi chưa dự một cuộc triathlon nào, nên tôi nghĩ mình sẽ thu xếp. Nếu có thể chơi môn này ở tuổi 70 thì ngầu phải biết. Nhưng chắc chắn sẽ phải tập rất kỹ phần đạp xe, nhất là khi phải tập một mình.
Q11. Điều tai hại nhất mà ông từng làm với sức khỏe mình là gì?
Đánh mạt chược thâu đêm. Tôi rất hay ngồi đồng như thế khi còn đi học, kéo bạn bè vào sới và đánh tới sáng, đói thì ăn cơm thố cho nhanh rồi đánh tiếp. Đó là một lối sống không lành mạnh chút nào, đã vậy thời đó tôi còn hút thuốc nữa. Cần bốn người để gầy sòng, nhưng việc trong bàn có một người kém hơn và nghỉ sớm là điều thường thấy. Nhưng tôi thật lòng mong là trước khi chết, mình sẽ có ít nhất một dịp được thức xuyên đêm để chơi mạt chược như thế. 
Q12. Về nấu ăn, ông có đặc biệt giỏi một món nào không?
Món xào Konnyaku. Tôi học món này khi chuyển đến sống một mình tại Tokyo. Nguyên liệu được tẩm với katsuobushi (cá ngừ bào), nước tương và sake. Nhưng đó là cả một quá trình công phu, công thức tẩm ướp là bí mật. Gần đây, tôi thường làm món bánh kếp hoặc trứng ốp lết để ăn sáng.
Q13. Hãy kể về kỷ niệm bị xin chữ ký quái đản nhất của ông…
Lúc đó tôi đang ở sân vận động Meiji Jingu ở Tokyo, đang mua một ly rượu pha sô đa thì một cậu nhóc đến đưa cây viết và bảo: “Bác Murakami ơi, bác ký lên quả bóng này giúp con với”. Tôi rất bối rối, sao tôi lại có thể ký tên lên quả bóng được? Nhìn ra xa và tôi thấy cha của đứa bé đang vẫy tay với mình, ông ta đang đội một cái nón của đội khách Yokohama. Ông ta có lẽ thừa biết tôi là fan của đội chủ nhà Yakult và bảo đứa con trai lại tiếp cận tôi. Tôi không có vấn đề gì với việc ký tên cho một fan đến từ Yokohama, nhưng là một fan của đội Tokyo Giants thì lại là một chuyện khác.
Q14. Bìa quyển tạp chí này do Mizumaru Anzai, cố họa sĩ đã qua đời năm 2014, vẽ. Ông nhớ gì về người bạn này của mình?
Anh ấy là một người độc nhất vô nhị. Tôi nhớ nhiều năm trước, có lần anh dẫn tôi đến một chỗ giống như club ở Aoyama. Có rất nhiều cô gái làm việc ở đó và một cô đến rủ tôi nhảy một điệu. Tôi không hứng thú gì mấy, nhưng vừa từ chối thì Anzai cáu ngay. Anh bảo: “Murakami, ai lại đi chối từ khi một người phụ nữ rủ mình khiêu vũ cơ chứ”. Thế là tôi ra nhảy với cô ấy. Ngày hôm sau, anh ấy bắt đầu rêu rao với đám bạn của chúng tôi là “Hôm qua Murakami nó rủ một cô khiêu vũ đấy”. Tức mình, tôi quyết định bao thù bằng cách cho con mèo của mình dọa anh ta phát khiếp. Anzai là người cực kỳ sợ chó mèo. Mà con mèo của tôi rất khôn, nó biết cách khiến những người sợ mèo phải phát khiếp. Chúng tôi có rất nhiều câu chuyện nghịch ngợm như thế, có những chuyện tôi sẽ không bao giờ kể cho ai.
Q15. Sao ông lại cự tuyệt với mạng xã hội?
Bởi vì trên ấy gần như chẳng có gì hay để đọc cả. Đọc những áng văn xúc động và nghe nhạc hay làm cho cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn. Nên điều tốt nhất mà ta có thể làm với nhạc dở và ăn tồi là gì: tuyệt đối phớt lờ chúng.
Q16. Ông khởi sự viết văn chuyên nghiệp vào những năm ba mươi. Vậy điều gì đã thôi thúc ông duy trì nghiệp cầm bút?
Khi bắt đầu một dự án mới, tôi luôn có gì đó muốn kể. Tôi có một nguyên tắc: không bao giờ viết theo đơn đặt hàng. Tôi chỉ cảm thấy thoải mái khi được kể câu chuyện mình muốn, rồi gửi cho biên tập sau khi xong bản thảo. Khi không muốn viết, tôi dừng lại. Tôi đã làm thế suốt hai mươi năm qua. Tôi cũng chuẩn bị cho một tương lai không viết lách, về mở một club nhạc jazz ở Aoyama. Tôi đã nghĩ ra tên club, thảo luôn thực đơn và mọi thứ. Nhưng những ý tưởng mới cứ đến và tôi cứ viết. Ngày mở club e còn xa, nhưng đấy là một ý tưởng thú vị. Cứ tưởng tượng cảnh được thuê một người chơi piano trong bar, rồi đừng ở quầy pha rượu và nói ra: “Ơ, tôi đã nói đừng có chơi bài ấy rồi mà”.
Q17. Có bao giờ ông nghĩ mình sẽ làm một nghề nghiệp khác không?
Tôi từng nghĩ về việc mở một cửa tiệm bán băng đĩa cũ. Có lần tôi bước vào một tiệm như thế ở Paris, chủ tiệm tình cờ cũng là người Nhật Bản. Vừa thấy tôi, anh ta nói: “Anh cũng là người Nhật à? Thế thì xin lỗi, vì anh sẽ chẳng tìm thấy gì đặc biệt ở đây đâu. Vì những cái dĩa này đều từ Nhật mà ra ấy mà”. Tôi đoán người Pháp rất mê các đĩa Blue Note được King Records tái bản và các album nhạc Jazz được phát hành tại Nhật. Nơi này tràn ngập những chiếc đĩa cũ, tôi ngắm nhìn đến mê mẩn và được chủ tiệm mời trà tiếp chuyện. Anh kể trước khi mở tiệm, anh đã đi vòng quanh thế giới như một người chuyên thu mua những đĩa jazz đã qua sử dụng. Ở Nhật Bản, các bác sĩ hay kĩ sư rất mê jazz và sẵn sàng bỏ rất nhiều tiền để sưu tập. Họ chỉ không có thời gian để truy lùng mà thôi. Nên những người như anh chủ tiệm đây sẽ thay họ làm việc đó. Khi nhìn thấy một chiếc đĩa cũ nào, anh ta sẽ gọi điện về Nhật và hỏi: “Nào, tôi đang có cái đĩa mà anh thích đây, giá cả thế này, mua không?”. Nếu như họ đồng ý mua, anh sẽ mua đi bán lại cho họ và ăn hoa hồng. Tôi thấy nghệ ấy cũng thực thú vị.
Q18. Những ý tưởng đến với ông như thế nào?
Không phải tự nhiên mà đến đâu. Tôi cho chúng là những thứ đã có sẵn trong lòng mình, một hôm trỗi dậy và có yêu cầu được thoát ra. Trước khi ý tưởng ấy kịp chạm vào trái tim mình, tôi đã có lộ trình rất rõ ràng cho nó với rất nhiều đầu việc phải làm, giống như người nông dân ngồi tết rơm thành đồ thủ công trong mùa nông nhàn. Trong lúc chờ ý tưởng đủ chín, tôi sẽ dịch sách hoặc viết bài luận. Làm một nhà văn, thời gian chờ bao giờ cũng lâu hơn thời gian viết.
Q19. Ông từng bảo không bao giờ đọc lại sách mình viết. Vì sao vậy?
Khi quyển sách bắt đầu hành trình bước ra thế giới, tôi không còn kết nối với nó nữa. Trong lúc viết, tôi đã làm mọi thứ có thể, đã đọc đi đọc lại nó không biết bao nhiêu lần. So sánh hơi khập khiễng, nhưng quyển tiểu thuyết giống như quần lót ấy. Mặc vào thì rất thoải mái nhưng đã cởi ra thì không muốn lại gần. Nhưng lạ kỳ là tôi có thể đọc lại tiểu thuyết của mình sau khi nó được người khác dịch sang tiếng Anh. Thường thì sẽ mất hai năm để tiểu thuyết của tôi có một bản dịch trên thị trường. Khi ấy tôi gần như đã quên hết cốt truyện do chính mình nghĩ ra. Và khi đọc thì thấy vui như mới vậy. Có lần khi tôi vừa lái xe vừa nghe đài, người phát thanh đang đọc một quyển sách thật thú vị. Tôi chăm chú lắng nghe, tự hỏi ai mà viết hay thế. Hoa ra… tôi viết chứ ai. Đó là bài luận nhan đề “Tiếng trống xa” (Distant Drums).
Q20. Thậm chí cuốn đầu tiên, Lắng nghe gió hát (Hear the Wind Sing) ông cũng không đọc lại lần nào ư?
Không một lần nào. Đọc văn mình viết cứ thấy ngượng ngùng thế nào. Thỉnh thoảng người ta hỏi tôi: “Lúc viết đoạn này ông nghĩ gì thế?” nhưng tôi không tài nào nhớ nổi. Cứ như là người nào viết đoạn ấy chứ không phải tôi vậy. Lấy quyển 1Q84 làm ví dụ. Nó được chia làm ba tập. Độc giả yêu cầu tôi viết thêm tập bốn và suýt nữa là đôi đã nhận lời. Nhưng tôi không tài nào nhớ nổi nội dung ba tập đầu. Tôi nhớ mang máng nó khởi đầu và kết thúc thế nào, nhưng toàn bộ khúc giữa thì chịu, nên kế hoạch viết tập bốn thế là đổ bể.
Q21. Ông định nghĩa thế nào là tài năng?
Tôi không dám đưa ra định nghĩa. Nhưng tôi biết nếu ta cậy tài thì sẽ chẳng thể đi đến đâu cả. Thành quả mới là điều quan trọng nhất. Rất nhiều người có tài sau đó thất bại, và ngược lại nhiều người được xem là không tài năng lại thành công. Tôi cứ suy nghĩ vì sao lại thế, nhưng không tài nào trả lời được.
Q22. Theo ông, yếu tố then chốt để quyết định một bản dịch tốt là gì?
Là đôi tai. Tôi cho là nếu không nhạy cảm với thanh âm thì không thể dịch tốt được. Ban đầu, tôi cảm thấy thật điên rồ khi cố dịch tiếng Anh - vốn là những hàng ngang – sang tiếng Nhật - gồm toàn hàng dọc. Nếu muốn bản dịch điên rồ của mình đọc được, nhất định phải dùng tai mà lắng nghe nhịp điệu của văn bản, nếu không thì có thể bỏ xó mà thôi. Nếu muốn, bạn có thể đọc bằng mắt và nghe bằng tai. Thay vì đọc văn bản lớn lên, bạn cần trao dồi khả năng lắng nghe. Từ cách chọn từ đến dấu câu, tất cả đều phải đến từ một sự cảm âm thật tốt.
Q23. Việc nghe nhạc qua bao năm tháng đã góp phần giúp cho đôi tai của ông trở nên nhạy cảm?
Tôi luôn có niềm tin là chỉ cần nghe nhạc hay thường xuyên, kỹ năng viết cũng sẽ cải thiện.
Q24. Ông không viết thêm một quyển phi hư cấu nào kể từ sau “Ngầm” (Underground), quyển sách mà ông đã phỏng vấn hàng loạt nạn nhân trong vụ rải chất độc ở tàu điện ngầm Tokyo. Sao thế ạ?
Viết phi hư cấu đòi hỏi rất nhiều đầu việc phải làm, nghĩa là phải bỏ ra rất nhiều thời gian. Nên trừ phi có một đề tài mà tôi không thể không viết, có lẽ còn lâu nữa tôi mới trở lại với thể loại này, dẫu chủ đề thì không bao giờ thiếu. Gần đây tôi xuất bản một quyển sách tựa Abandoning a Cat. Sách viết về một nhân vật rất gần gũi là bố tôi, nhưng việc nghiên cứu tư liệu thôi cũng tốn công khủng khiếp. Tất nhiên là tôi đến hỏi ông trực tiếp thì cũng được thôi, nhưng chúng tôi từ lâu đã không nhìn mặt nhau. Dẫu vậy, tôi biết mình phải viết về ông một ngày nào đó. Tôi cứ trù trừ mãi, nhưng vì người thân trong nhà cứ lần lượt qua đời, tôi biết mình không trì hoãn được nữa.
Q25. Đại học Waseda dự định mở thư viện Haruki Murakami (*) vào năm 2021. Cơ duyên nào dẫn đến việc này thế?
Tôi muốn tạo ra một kho lưu trữ các bản thảo, tiểu thuyết, bản dịch cũng như kho tàng đĩa nhạc mà tôi đã sưu tầm. Đấy là món quà dành cho hậu thế, vì tôi không có con. Một trong những món được trưng bày ở thư viên là bản nháp đầu tiên của Rừng Na Uy. Đó là một bản thảo viết tay, ra đời tại châu Âu. Tôi đã dùng rất nhiều sổ và văn phòng phẩm mua ở Ý để hoàn thành bản nháp đầu tiên ấy, nên đây sẽ là một tài liệu thú vị. Nhưng hiện tại, phạm vi trưng bày đã mở rộng hơn một chút, ý tưởng là tạo ra một môi trường cho tất cả những giao thoa văn hóa lẫn văn học giữa Nhật Bản và các quốc gia khác. Sự giao thoa ở đây được dùng theo nghĩa rộng, nơi mà mọi người trên thế giới muốn nghiên cứu về văn họa Nhật Bản có thể đến và kết nối với nhau.
Q26. Ông tự nhận mình là một “con người kín đáo”. Vậy việc lập trung tâm trao đổi văn hóa phải chăng là biểu hiện của một sự thay đổi trong tình cách? 
Vị trí của tôi đã thay đổi rất nhiều thời gian qua. Tôi từng cảm thấy thoải mái với việc làm mọi thứ một mình, nhưng khi ngày một lớn tuổi hơn và có được một vị thế xã hội nhất định, tôi bắt đầu nhận ra mình cần phải sống đúng vơi trọng trách của mình. Sau bao nhiêu năm sống ở nước ngoài, tôi có thể tự gọi mình là một người kín đáo, tôi có thể sống ở mọi nơi, nhưng theo thời gian, một phần trong tôi cứ muốn mình sống đúng với nhân dạng là một nhà văn Nhật Bản. Và cảm giác ấy ngày một trở nên cấp bách, chính nó thôi thúc tôi tạo ra thự viện này.
Sưu tầm: Facebook Bình Bồng Bột
New week - new month read. To be honest, I have never been a fan of Murakami or I have never really agreed with with his mind concept to become a fan, just read for referencing. However I have to admit that his personality is quite interesting and unique and much different from all the Japanese I have met
1 note · View note
tsun-zaku · 11 years
Photo
Tumblr media
笑篇ポルノ「おやまあ栗花の匂い」田中小実昌、ジャガー藤井・絵 
終電車 X情報1974年9月増刊号 
http://anamon.net/?pid=65968648
27 notes · View notes
anamon-book · 1 year
Photo
Tumblr media
コミマサ・シネマ・ツアー 田中小実昌 早川書房 装幀=ローテ・リニエ、イラスト=桜井一
60 notes · View notes
anamon-book · 1 year
Photo
Tumblr media
また一日 田中小実昌 文化出版局 装幀=野見山暁治
29 notes · View notes
anamon-book · 2 years
Photo
Tumblr media
姦淫問答 田中小実昌 講談社 装幀=野見山暁治
77 notes · View notes
anamon-book · 1 year
Photo
Tumblr media
ぼくのシネマ・グラフィティ 田中小実昌 新潮社 装幀・カット=安西水丸
16 notes · View notes
anamon-book · 1 year
Photo
Tumblr media
コミマサ・シネノート 田中小実昌 晶文社 ブックデザイン=平野甲賀、イラストレーション=柳生弦一郎
16 notes · View notes
anamon-book · 1 year
Photo
Tumblr media
ポロポロ 田中小実昌 中央公論社 装幀=野見山暁治
13 notes · View notes
anamon-book · 1 year
Photo
Tumblr media
コミマサ・ロードショー 田中小実昌 晶文社 ブックデザイン=平野甲賀、イラストレーション=柳生弦一郎
8 notes · View notes
anamon-book · 1 year
Photo
Tumblr media
ふらふら日記 田中小実昌 毎日新聞社 題字・装画=村上豊、装幀=コスギヤエ
7 notes · View notes
straycatboogie · 2 years
Text
2022/07/16 English
I've read Takashi Akutsu's "The Journal of Reading" completely. This book has about 1000 pages and I thought that it has an "everlasting' interesting essence, not any 'thrill' which attracts me. I have read this three times but I even thought that this book should be endless (although Akutsu release the next book of this journal). This 'relaxed' greatness is the same as Kazushi Hosaka's novels I guess. And this is also the same as Komimasa Tanaka and Marcel Proust. Akutsu has an exact intelligence that those writers I wrote above must have.
I'm exhausted... Today I worked early, and after coming back to my room, I slept soon. Just lay on the bed and slept... Although I had been invited to a piano concert by a blind pianist in Thailand, I just slept and couldn't stay long. I also couldn't read any books. It was because of summer? Or because of corona disease? Strange days go on but I read books. I also write my journal and do my work. I do what I should do however I feel as my feeling or mood. That is one of the ways I live my life I had learned from my work.
I started reading Shohei Ohoka's "Seijo Press". I borrowed this book from a library and I will buy it. I will live in my 50s, and I thought I would be like Ohoka who enjoyed music, movies, and literature with a keen curiosity. He also kept his modesty and gentleness, and he had been writing various masterpieces. I can see how my 50s would be but I feel that my future would be happier, not any depressive scenario. This is just a result of my effort, which I have tried to stop drinking alcohol and read various books.
I went to a library and borrowed Don Delillo's "Libra". Yes, life is limited and I can't read finite books. When I was young, I tried to read too many books. I will read this and that, and... now I can feel the pleasure of reading the books I have read again. How many times I would read Fernando Pessoa's "The Book of Disquiet"? Of course, I want to try Thomas Pynchon I have never read, but... I will give up on becoming any opinion leader or alpha blogger. I just stay as an amateur reader. I am such a small person, and that's my life.
0 notes
anamon-book · 3 years
Photo
Tumblr media
やさしい男にご用心 田中小実昌作品集2 田中小実昌 現代教養文庫 1362 社会思想社 カバーデザイン=ローテ・リニエ、カバーイラスト=野末真未
31 notes · View notes
anamon-book · 3 years
Photo
Tumblr media
ぼくのシネマ・グラフィティ 田中小実昌 新潮文庫 カバー・カット=安西水丸
25 notes · View notes
anamon-book · 3 years
Photo
Tumblr media
ポロポロ 田中小実昌 中公文庫 カバー=野見山暁治
5 notes · View notes