Tumgik
#triết lý cuộc sống nghe và ngẫm
thuvientamlinh · 1 year
Text
Đời người có 6 kiếp nạn, có thể vượt qua chính là phúc báo một đời - Tâm Linh Cuộc Sống
Đời người có 6 kiếp nạn, có thể vượt qua chính là phúc báo một đời – Tâm Linh Cuộc Sống
Cuộc đời là một cuộc hành trình không dễ dàng. trên chặng đường đó chúng ta sẽ gặp rất nhiều kiếp nạn và cửa ải khó khăn trong cuộc sống. Có lúc kiếp nạn đến không phải để đánh bại bạn, mà để giúp bạn trở nên trưởng thành hơn. Tăng Quốc Phiên tin rằng con người sẽ trải qua 6 kiếp nạn, nếu có thể vượt qua tất cả thì cuộc đời sẽ trở nên hanh thông và suôn sẻ. Ngay bây giờ, mời quý thính giả cùng…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
chimsetocbay · 7 months
Text
“Xuân hạ thu đông rồi lại xuân” - nhìn cuộc đời rộng lớn hơn
“Tôi không muốn kiểm soát cảm xúc, kệ nó thế rồi nó ra sao thì ra, nó đến rồi nó sẽ đi!”
“Oh, nghe hay đấy. Nhưng nếu cậu để cảm xúc lấn át, có thể cậu sẽ đánh mất bản thân. Cảm xúc nhất thời, nó không thể là cả con người cậu được. Cậu phải tập để ngăn nó chiếm lấy con người cậu.”
….
“Có vẻ như xem film và suy ngẫm, cũng giúp tôi tu tập đấy. Cậu bảo tôi xem film nào để tôi có thể cảm thấy bình thản, an nhiên xem nào”
“Vậy thì cậu xem “Xuân hạ thu đông rồi lại xuân” đi, film ấy nhé, không phải chương trình ca nhạc đâu”
1. Phim kể câu chuyện về cuộc đời chú tiểu sống cùng một thiền sư trong ngôi chùa trên hồ, trải qua 4 mùa tương ứng với 4 giai đoạn của cuộc đời. Mùa xuân khi còn thơ bé, đáng yêu nhưng cũng có nhưng tính ác khi buộc đá vào những con vật để vui đùa. Mùa hạ khi lớn lên, biết rung động yêu đương, theo đuổi tình yêu. Mùa thu trở về chùa trong hình hài người đàn ông trưởng thành, vừa phạm tội giết vợ vì cô ta phản bội, tan nát cả thể xác lẫn tâm hồn. Mùa đông, trở về chùa sau mãn hạn tù, tu tập sám hối cho những tội lỗi đã gây ra. Rồi phim lại chuyển tiếp sang mùa xuân với một số phận khác, một chú bé bị bỏ rơi lại chùa để chú tiểu năm xưa nuôi nấng. Những nhân vật trong phim không có tên bởi nó không kể một câu chuyện riêng về 1 con người, mà nó là toàn cảnh về cuộc đời con người. Cuộc đời mỗi người là cá biệt, nhưng nhìn tổng thể loài người thì là quy luật như 4 mùa trong năm, có thiện, có ác, có yêu thương, có thù hận, có tội lỗi, có sám hối.
2. Triết lý Phật giáo trong phim, với hình ảnh vị thiền sư, hiện lên đậm chất nhân văn. Vị thiền sư thấu tỏ bản năng có phần thiện lẫn phần ác, có yêu thương, có sân si tham lam của chú tiểu. Vị thiền sư không can thiệp vào việc chú tiểu làm, để cho chú tự hành động, phạm sai lầm để rồi sau đó chỉ cho chú con đường giác ngộ, thấu hiểu bản thân và tìm lại sự bình yên trong tâm hồn. Con người có dạy bảo bao nhiêu cũng không bằng trải nghiệm, bằng những sai lầm để rút ra bài học cho mình. Trong hành trình đó, sẽ có rất nhiều khổ đau, nhưng có như vậy ta mới có thể thấu tỏ bản thân, để gạt dần đi phần ác của con người mình, nâng niu nuôi dưỡng cho phần thiện lành của mình. Hành trình này, cũng như chú tiểu có vị thiền sư bên cạnh, ta cũng có những người xung quanh giúp ta giác ngộ, đó có thể là người thân, người bạn, người thầy hoặc có thể là một người xa lạ mà bỗng nhiên trong một cuộc nói chuyện họ lại thấu tỏ lòng ta.
3. Tình yêu mang đến những điều tốt đẹp, khiến ta muốn yêu thương che chở cho người khác. Nhưng tình yêu cũng kích hoạt những cảm xúc xấu xí, khiến ta bất an, sợ hãi, ghen tỵ, so sánh và có thể đánh mất chính mình. Khi có những cảm xúc đó, nếu may mắn có người yêu bao dung, thấu hiểu cho ta thấy họ tin tưởng vào tình cảm của 2 người nhiều đến nhường nào, và ta được họ yêu thương nhiều đến nhường nào, thì cũng có thể ta sẽ được trấn an và vượt qua cảm xúc xấu xí. Tuy nhiên, điều đó không thể triệt để bằng việc chính ta tự giác ngộ và vượt qua. Cảm xúc xấu xí dằn vặt ta đến khi ta không thể chịu đựng được nữa, những gì ta muốn là sự bình yên trong tâm hồn. Ta sẽ tập chấp nhận phần xấu xí đó trong ta, ta sẽ tha thứ cho mình bởi phần cảm xúc đó chỉ là nhất thời chứ không phải là cả con người ta. Khi cái nhìn rộng lớn hơn về bản thân, về con người, về cuộc đời, ta sẽ thấy những gì đang xảy ra chỉ là một phần quá nhỏ, không còn nên bận tâm nữa, tâm hồn đang chòng chành của ta sẽ cân bằng lại, thấy bình thản và an nhiên.
6 notes · View notes
hiiammsunieee · 2 years
Photo
Tumblr media
Tôi muốn viết điều gì đó, nhưng thốt nhiên tôi không biết nên đặt bút bắt đầu từ đâu.
Có lẽ là một bức thư, gửi cho người sẽ nắm tay tôi 10 năm nữa.
Anh yêu dấu,
Em biết em là một đứa trẻ nhanh chán, nuông chiều cảm xúc, nhiều tình cảm nhưng cũng trời sinh lạnh nhạt, nên có lẽ, nếu anh có thể cùng em đi đến cánh cổng hôn nhân, có lẽ, anh là một người tốt nhỉ. Em sẽ không lấy phải một người như bố em đâu nhỉ, nếu gặp kiểu người như vậy, em chẳng thà không thấy chồng.
Liệu anh sẽ là một người thế nào nhỉ
Họ nói, anh là một người điềm tĩnh, tử tế và nhẹ nhàng, biết quan tâm vợ con, rất đàn ông.
Cũng có người nói, lấy chồng rồi em sẽ rấy vất vả, vì em sẽ  phải lo toan rất nhiều, lúc đó em cứ mường tượng ra rằng mình sẽ lấy phải một người đào hoa, lăng nhăng, trẻ con. Khiến e có nhiều suy nghĩ, chẳng lẽ người đi cùng mình lại kém cỏi đến thế ?
Nhưng giờ ngẫm lại, với cá tính của em, dù không lấy chồng, em vẫn lo toan thôi à, em luôn muốn mọi thứ thật hoàn hảo, nên khi lấy chồng, em không chỉ lo cho bản thân em mà còn bao đồng luôn việc của chồng mất, dù tâm lý ghét bị phụ thuộc nhưng cảm giác khó chịu khi nhìn mọi thứ không hoàn hảo khiến e bức bối hơn nhiều.
Em đã từng sợ nếu lấy chồng sẽ lấy phải 1 người giống như bố em, đào hoa, trẻ con, lông bông, không dám nghĩ cũng không dám làm, tầm thường và bạo lực. Nhưng chắc hẳn không đâu nhỉ, nhìn thấy kiểu người như vậy em sẽ né thật xa rồi.
Họ nói mọi thứ có luật bù trừ, em lanh lợi thông minh, hoạt bát, sống tình cảm nhưng lại không biết biểu hiện ra sao nên có phần lạnh nhạt, đôi lúc thiếu kiên nhẫn có lẽ sẽ mix với kiểu người điểm tĩnh một chút, không cần quá thông minh nhưng lắng lại và kiên nhẫn lắng nghe em lải nhải, bao dung cho những lúc em nóng giận. Em không phải kiểu phụ nữ cam chịu như mẹ em, cũng không phải kiểu ôm đồm cả những việc em không thích, em ghét phải gồng mình lên tỏ vẻ hiểu chuyện, em cũng muốn được thấu hiểu.
Một người điềm tĩnh và dành thời gian cho những đứa trẻ.
Nếu anh đọc được những dòng này, và cảm thấy em quá mức khó hiểu. Anh hãy tưởng tượng em giống như 1 củ hành tây.
Vào lần đầu tiên gặp nhau anh có thể cảm thấy cô bé này có vẻ lạnh nhạt trầm tính, hay cười.
Bóc lớp vỏ đó ra, anh sẽ thấy một cô bé hoạt ngôn, vui vẻ và hay nói, có phần trẻ con và mơ mộng, thỉnh thoảng hay triết lý và thấu hiểu cảm xúc của anh.
Tiếp tục bóc, anh sẽ cảm thấy, hoá ra cô gái đó cũng có những góc tối, không phải luôn vui vẻ như vẻ bề ngoài, cô gái đó lạnh nhạt, nóng tính, cứng nhắc, có phần nghiêm túc nghiêm nghị, đôi khi bướng bỉnh, luôn điềm tĩnh quan sát đánh giá mọi người, khi nóng lên có thể như núi lửa phun trào, cũng có thể như sự bình yên trước cơn giông bão.
Nhưng đằng sau tất cả, lớp cuối cùng, dường như tất cả chỉ là vỏ bọc để bảo vệ cho nột tâm dễ tổn thương và yếu mềm, cô gái ấy sợ bị tổn thương, không tin tưởng vào tình yêu, cô khao khát được yêu thương, nhưng lại không tin có người thật sự yêu cô. Cô không lạnh lùng quyết tuyệt, cũng không vui vẻ đến thế, cô giàu cảm xúc, và chân thành, tình cảm nhưng luôn cho đi sai cách vì cô kiêu ngạo hay cũng vì tự ti ?
Cô gái ấy ngài vui vẻ nhưng nội tâm điềm tĩnh. Ngoài sống động, trong lặng lẽ, sâu thẳm như đại dương, vững chãi như núi cao.
Cô gái ấy ngoài cứng rắn lạnh nhạt, nhưng bên trong lại tình cảm, dễ xúc động.
Vui vẻ là cô, điềm tĩnh cũng là cô
Lạnh nhạt là cô, nhưng yếu đuối cũng là cô
Cô khóc không ai biết, nhưng cô rất hay khóc.
Cô quyết đoán và tuỳ hứng, cân nhắc kĩ lưỡng nhưng cũng có đôi khi tin vào linh cảm và cảm xúc, hơn hết là tin vào bản thân.
Mỗi ngày trôi qua là cuộc đấu tranh nội tâm của cảm xúc trong em.
Em là sự hài hoà của số 8 và số 5, của Vũ khúc và Phá Quân, hay sự mâu thuẫn trong chính Nhân Mã, tất cả là tự do và lý trí, liên kết với nhau bởi số 2, sự phát triển tâm linh sâu sắc, nên khi em cố tìm hiểu vấn đề, em muốn tìm hiểu tận cùng, tận gốc rễ, nhưng chính bản thân em là một câu đố, đôi khi em không cách nào giải được.
Em mang sự lạnh lùng lý trí của số 8, sự cô độc của Vũ Khúc, nhưng em cũng mang sự tự do của số 5, sự tuỳ hứng của Phá Quân. Lý trí triết lý hay sự bốc dồng của Nhân Mã
Nhưng trong số 8 cũng có sự cân bằng, như em luôn tìm kiếm sự cân bằng giữa vật chất và ý thức.
Và Phá Quân không phải lúc nào cũng tuỳ hứng như vậy, Phá Quân cũng có mặt nghiêm túc và lạnh lùng, có phần nghiêm nghị,
Nhân Mã nhìn có vẻ tự do bốc đồng, nhưng thật ra lại sâu sắc và triết lý, thông minh hơn hầu hết các cung khác.
Nên đôi khi e không phân định được giữa những thể ý thức trong em.
Có phải con người luôn mâu thuẫn như vậy không anh.
Anh à, mong anh có thể là chỗ dựa một phần trong em, là nơi em có thể nương tựa về mặt tinh thần.
Hãy hiểu em, và yêu em...
Tumblr media
39 notes · View notes
giadinhvatreem · 8 months
Text
List 10+ triết lý cuộc sống sâu sắc khiến bạn phải suy ngẫm
"Cuộc sống là một hành trình không ngừng khám phá và học hỏi. Dưới đây là danh sách 10+ triết lý cuộc sống sâu sắc mà tôi muốn chia sẻ với mọi người, để chúng ta cùng suy ngẫm và trân trọng từng khoảnh khắc: 1. Hãy sống trong hiện tại, đừng để quá khứ và tương lai che phủ tâm trí. 2. Hãy biết trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc sống. 3. Hãy đặt mục tiêu và theo đuổi đam mê của mình. 4. Hãy sống đúng với giá trị và nguyên tắc của mình. 5. Hãy biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. 6. Hãy biết tha thứ và giữ lòng bình tĩnh trong mọi tình huống. 7. Hãy yêu thương và chăm sóc bản thân mình. 8. Hãy trân trọng thời gian và sử dụng nó một cách hiệu quả. 9. Hãy biết cảm ơn và trân trọng những người xung quanh. 10. Hãy sống một cuộc sống đáng nhớ và không hối tiếc. Hãy dành thời gian để suy ngẫm về những triết lý này và áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày. Chúng ta sẽ trở nên sâu sắc hơn và tận hưởng cuộc s - 9lt5huldty
Tumblr media
0 notes
destinedtobeunhappi · 9 months
Text
Thuở cấp 2 lúc đọc trích đoạn Lão Hạc, tôi vẫn còn vô tri, chỉ xem đây là một bài tập mà tôi phải làm, tuyệt nhiên không thấu cảm một chút nào với những gì tác giả viết. Nhưng giờ đọc lại thấy từng câu chữ đau lòng đến lạ, đoạn tả chú chó bị bắt, đoạn bàn về kiếp người, sự ra đi của Lão Hạc, v..v.. Làm sao một đứa trẻ 14 tuổi có thể cảm được những triết lý gửi gắm sau tác phẩm đó? Bây giờ tôi gấp đôi số tuổi đó mới bắt đầu nghiền ngẫm và cảm thấy tác phẩm này gây ám ảnh. Việc tôi vô cảm khi đọc ở thời điểm đó phải chăng vẫn là một chút may mắn? Từ lúc nào tôi lại bắt đầu suy nghĩ nhiều về chuyện nhân sinh như vậy? Trước đó tôi chỉ tồn tại chứ không hề sống? Bây h tôi có đang sống? Mỗi ngày tôi đều có rất nhiều câu hỏi mà tôi không có câu trả lời.
Lần về VN này tôi vẫn bình thường với những người bạn xã giao lâu lâu gặp nhưng nhóm bạn thân thì dường như đã có khoảng cách. Không phải vì tôi để bụng chuyện các bạn quên chúc sinh nhật tôi, h nghĩ lại thấy cũng vô nghĩa ghê, nếu là năm nay chắc chắn tôi sẽ không buồn nữa rồi. Tôi nghĩ vấn đề là do tần số cảm xúc của tôi quá thấp, không dễ vui như người bình thường nên những thứ các bạn thấy vui còn tôi thì không. Chuyện mỗi đứa một sở thích cũng xưa h rồi, nhưng vẫn chơi được thôi. Tôi đã nghĩ vậy cho tới khi tôi không hứng thú với bất cứ thứ gì các bạn thích và bản thân tôi cũng không có một cái gì khiến tôi quá thích để chia sẻ đc với các bạn. Một nhóm bạn chỉ có chức năng phục vụ sở thích chứ không chia sẻ về cuộc sống thì khi sở thích tan biến liền lụi tàn. Nói về nhóm này như vậy cũng không sai, kể cả có đứa trong nhóm từng có bồ nhg 3 đứa còn lại hoàn toàn không biết. Xưa h trong nhóm có 2 đứa không hay chia sẻ nên mình cũng chưa bao h cố hỏi hay ráng tìm hiểu về cuộc sống của bạn nữa. Thế thì nhạt phai cũng bình thường.
Case còn lại là case bạn thân cấp 3 từng nói chuyện xuyên đêm cũng k chán, gọi nhau 4-6 tiếng một ngày từ thời điện thoại bàn đến viber. On and off nhiều lần somehow vẫn quay lại đc. Có lẽ đang vào giai đoạn off vì không cùng tần số nữa. Chắc cái chính vẫn là do tôi không thấu cảm đc với bạn. Xin trích lời Nam Cao:
"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ,thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất"
Tôi chính là nhân vật thị. Thị này bệnh nặng hơn lại không có thuốc uống vì nghèo khổ, làm sao thị cảm thông được với những excuse của người giàu vô lo? Tôi biết mình đang cay nghiệt và thiếu cảm thông nhưng so với những gì tôi đã và đang trải qua, những điều bạn nói hay làm trong mắt tôi khá vớ vẩn. Tôi còn tự hỏi vì tôi thấy bạn nông cạn nên sứt mẻ tình cảm hay do sứt mẻ tình cảm mà tôi thấy bạn nông cạn? Có lẽ là mỗi thứ add in một chút, chỉ là không biết cái nào xảy ra trc.
Nhớ khi xưa có một câu nghe cliche vcl kiểu "càng lớn bạn sẽ nhận ra có những mối quan hệ không còn phù hợp nữa sẽ tự động mất đi" hay "người không cùng tần số với bạn sẽ không thể đi cùng bạn", cringe nhưng lại đúng ghê.
Cũng chẳng trách ai được ngoài bản thân.
0 notes
Text
[Zhihu] Làm thế nào để trau dồi thói quen suy nghĩ sâu sắc?
_______________
Người lược dịch: Tiểu Bao | Bài dịch thuộc quyền sở hữu của dịch giả và chỉ được đăng tải tại Weibo Việt Nam, vui lòng không tự ý repost.
_______________
Tên tác giả: 陈六六
Đừng bấm vào nó! Đừng bấm vào nó!
Vì câu trả lời này, một khi bạn nhấp vào nó, bạn có thể tạm biệt hoàn toàn với chế độ suy nghĩ trong quá khứ.
Đối với 5 thói quen này, tôi dám khẳng định rằng một khi những thói quen này được hình thành, bạn chắc chắn sẽ tạm biệt chế độ tư duy trong quá khứ và hiệu quả sẽ tăng gấp đôi. Đừng để bị phân tâm, chúng ta bắt đầu nhé!
1. Thói quen làm ấm não
Thay vì để bạn làm ấm não bằng đèn cồn, bạn để bạn làm ấm não bằng oxy.
Nói một cách đơn giản - bạn cần hít thở sâu.
Không chỉ bởi vì hít thở sâu có thể làm tăng hoạt động của các tế bào thần kinh , mà còn bởi vì thói quen hít thở sâu có thể trở thành một chỉ báo trước khi suy nghĩ sâu .
Đừng bị phân tâm, hãy nghe tôi tiếp tục nói:
Bạn cho rằng bộ não của một người thức hàng ngày trừ khi đi ngủ.
Nhưng trên thực tế - bộ não lười biếng hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Vào ban ngày, khi chúng ta thức, não thường không hoạt động. Hơn 90% hành vi chúng ta thực hiện là "hành vi tiềm thức"!
Ví dụ, bạn thức dậy vào buổi sáng, khóa cửa, ra khỏi thang máy, ra khỏi khu nhà và đến đơn vị làm việc ... Bạn nghĩ đó là 1 chuỗi thao tác, bạn đã xem xét kỹ chưa ?
Chắc chắn không có! Bạn chỉ thực hiện những hành vi theo thói quen trong tiềm thức! Thậm chí bạn còn thường xuyên quên mình đã khóa cửa hay đã khóa xe hay chưa.
90% cảnh tượng trong cuộc sống của chúng ta giống với loại phản ứng tiềm thức này.
Chính vì điều này mà sự lười biếng của não bộ từ lâu đã trở thành thói quen, rất khó để chúng ta đi vào trạng thái “suy nghĩ sâu sắc” thực sự.
Giống như các vận động viên cần khởi động trước khi tập luyện gắng sức, tư duy cũng cần khởi động.
Bộ não của chúng ta cần một tín hiệu rõ ràng để được thông báo rằng nó sắp bước vào trạng thái "suy nghĩ sâu" hiệu quả hơn và cường độ cao hơn.
Hãy lấy một ví dụ từ cuộc sống:
Mỗi khi bố đánh bạn, bố sẽ cởi giày trước, vì vậy hành động “cởi giày” sẽ từ từ trở thành “tín hiệu” cho thấy bố sẵn sàng đánh bạn.
Theo thời gian, khi ông ấy vừa cởi giày, bạn sẽ nhảy ra ngoài. Nhưng trên thực tế, bố bạn có thể chỉ bị dính cát vào giày thui.
Nói chung, tôi sẽ hít thở sâu hai lần trước khi bước vào phần suy nghĩ sâu. Điều chỉnh trạng thái suy nghĩ của bạn thông qua hai lần hít thở sâu.
Bằng cách này, tôi có thể dễ dàng bật chế độ "suy nghĩ sâu" của mình mọi lúc.
2. Giảm thu thập thông tin mật độ thấp
[ Người dịch: theo mình tìm hiểu thì “thông tin mật độ thấp” câu gốc: 低密度信息 là việc sử dụng nhiều thông tin hơn để nói về một sự việc nhưng ý nghĩa được biểu thị không nhiều hơn, kiểu như paraphrase ớ]
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến lý thuyết núm vú, đó là sử dụng nhiều phương pháp giải trí khác nhau để gây mê người dân ở tầng lớp xã hội thấp, giống như xoa dịu một đứa trẻ bằng cách đưa "núm vú" vào miệng họ.
Mặc dù lý thuyết núm vú vẫn chưa được biết có đúng hay không, nhưng bạn có phát hiện ra rằng chính sau khi lý thuyết này được đưa ra, nền giải trí của toàn xã hội đã tăng tốc độ - các ngôi sao, phim ảnh, trò chơi ... tăng lên nhanh chóng.
Có lẽ bạn cũng đang trong tình trạng như vậy, nếu cảm thấy chán thì có thể dùng Douyin, còn nếu cảm thấy tự ti thì có thể chơi game ...
Đây thực sự là sự xâm nhập của lý thuyết núm vú, sử dụng thông tin mật độ thấp để nhanh chóng thỏa mãn sự trống rỗng, bối rối và lòng tự trọng thấp của bạn, tạo ra một cuộc sống lý tưởng dường như hoàn hảo cho bạn và để bạn từ bỏ việc hoàn thiện bản thân.
Đừng nhúc nhích, tôi sẽ hỏi bạn một câu, đã bao lâu rồi bạn không đọc một cuốn sách hay.
Ồ quao, hãy suy nghĩ kỹ lại, điều này không đáng sợ sao?
Bạn đã không đọc bất cứ điều gì chuyên sâu trong một thời gian dài.
Chỉ những điều này mới có thể giúp bạn suy nghĩ sâu sắc và cải thiện trình độ nhận thức cũng như khí chất của bạn!
Vì vậy, tôi khuyên bạn, khi cảm thấy lạc lõng, khi có nhiều thời gian rảnh rỗi, hãy bình tĩnh và đọc một vài cuốn sách.
3. Thói quen phân biệt tính xác thực của thông tin
Tôi có thể nói rõ rằng 90% mọi người không có khả năng này.
Ngày nay, khi thông tin mạng quá phát triển, chỉ cần bạn bật điện thoại di động kết nối Internet là có thể nhận được thông tin tràn ngập.
Mục đích của thông tin này chắc chắn là để truyền đạt một quan điểm đến bạn.
Hôm nay một người nổi tiếng kết hôn, ngày mai anh ta nói rằng anh ta không kết hôn.
Việc tiếp nhận các ý kiến giống như việc nhập các mã thông tin, hoặc giống như tải phần mềm xuống, và khả năng phân biệt tính xác thực của thông tin giống như việc xây dựng một bức tường lửa cho bộ não.
Ý nghĩa của bức tường lửa này là khi bạn nghe thấy một quan điểm nào đó, điều đầu tiên bạn nghĩ đến không phải là tin vào nó mà là truy tìm tính xác thực của thông tin.
Nếu không có khả năng này thì rất dễ bị người khác dẫn dắt, mấu chốt là trong lòng bạn vẫn rất tin tưởng, không bao giờ tìm tòi, suy ngẫm về nguồn thông tin.
Ví dụ, có rất nhiều bình luận liên quan đến nữ quyền trên Internet:
“Con trai phải có nhà, xe và tiền tiết kiệm trước 23 tuổi”
“Nếu bạn trai không có biểu hiện gì trong ngày lễ, điều đó có nghĩa là anh ta đã lừa dối”.
Thoạt nghe thì có vẻ rất đúng, nhưng thực ra logic hoàn toàn sai, tác giả của loại nhận xét này đang che giấu ý đồ xấu xa và muốn thu hút sự chú ý.
Những người không có khả năng phân biệt thông tin chắc chắn sẽ điên cuồng chấp nhận quan điểm này. Bởi vì điều đó có vẻ là “vì lợi ích của bạn”, nhưng thực chất nó đang lừa dối bạn.
Vì vậy, khi bạn nhận được một ý kiến, phàn ứng của bạn không nên là sự chấp nhận mù quáng và phán xét theo cảm tính, mà là ba câu hỏi tu từ.
Nguồn của thông tin có đáng tin cậy không?
Mục đích của việc phổ biến thông tin này là gì?
Tại sao anh ta lại có quan điểm như vậy?
Không cần biết nội dung là gì, việc suy nghĩ trước về 3 câu hỏi này có thể giúp bạn loại bỏ 90% thông tin sai lệch.
4. Thói quen đảo ngược logic
Logic suy nghĩ của hầu hết mọi người là đơn giản, tuyến tính và tích cực, nghĩa là tư duy "vì ... nên ...".
Ví dụ: vì bạn thích câu trả lời này, nên bạn thích nó.
Nhưng vì kiểu suy nghĩ tích cực này rất đơn giản và quán tính, nên nhiều người sẽ sử dụng kiểu suy nghĩ tích cực này để điều khiển bạn.
Ví dụ: quán tính suy nghĩ của hầu hết chúng ta là "Nếu chất lượng và danh tiếng của một sản phẩm tốt, thì nó sẽ bị thiếu hụt".
Và nhiều nhà sản xuất điện thoại di động sẽ sử dụng quán tính suy nghĩ của chúng ta để thực hiện "tiếp thị đói".
Họ muốn làm cho bạn có tiền nhưng không thể mua điện thoại di động, bạn phải lấy nó, bạn phải đặt hàng, bạn phải đợi một tháng để có được điện thoại, điều này sẽ khiến mọi người ảo tưởng rằng "điện thoại này đang bán chạy, rất hot ”.
Và đây là kiểu suy nghĩ ngược của các doanh nghiệp.
5. Thói quen tư duy có cấu trúc
Nhà triết học vĩ đại, Wadzkistock từng nói phương thức tư duy có thể được chia thành ba loại:
Tư duy cảm tính, tư duy logic, tư duy cấu trúc.
Tư duy cảm tính là một tư duy giống như quan điểm:
Đặc điểm của nó là sử dụng trực giác và cảm xúc để đưa ra những phán đoán chủ quan về các sự kiện.
Rõ ràng, nó là kiểu tư duy thấp nhất trong ba kiểu tư duy. Bởi vì kiểu suy nghĩ này sẽ khiến một người đưa ra đánh giá về điều gì đó theo cảm tính và định kiến mà không cần biết toàn bộ bức tranh.
Tư duy logic là một loại tư duy tuyến tính:
Nó đề cập đến việc sử dụng các mối quan hệ nhân quả và logic.
Rõ ràng cách suy nghĩ này hợp lý hơn, cũng giống như cách chứng minh trong các bài toán, có lý do để kết luận.
Ví dụ, vì câu trả lời của tôi rất hay, do đó số lượng like của mọi người rất nhiều.
Tuy nhiên, chiều hướng của tư duy tuyến tính quá đơn lẻ, và người ta thường dễ dàng bỏ qua các khía cạnh khác của sự vật.
Ví dụ: Tôi có nhiều lời khen cho câu trả lời này, không hẳn vì tôi viết hay mà còn vì tôi đẹp.
Do đó, tư duy tuyến tính có thể dễ dàng khiến nhận thức của một người về sự việc chỉ ở mức bề nổi và rơi vào tình trạng đầu voi đuôi chuột.
Tư duy cấu trúc là một loại tư duy nhiều khía cạnh:
Nó cũng có thể nói là tư duy tổng thể, là cấp độ cao nhất của ba loại tư duy này, nó coi mọi thứ như một cấu trúc.
Những người có kiểu suy nghĩ này thường có khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và dễ dàng suy nghĩ sâu sắc hơn những người bình thường.
Tư duy cấu trúc thường có bốn bước: Đầu tiên, hãy quan sát, sau đó đánh giá, phân tích và cuối cùng là tích hợp.
Ví dụ:
Khi tôi đi du lịch bằng ô tô, trước tiên tôi sẽ tìm kiếm một điểm đến xác định (quan sát),
sau đó quyết định có đi đến địa điểm này hay không (phán đoán) dựa trên đánh giá và hình ảnh của môi trường xung quanh, sau đó thiết kế lộ trình di chuyển. Đổ đầy nhiên liệu, thậm chí thiết kế nơi nghỉ ngơi trên đường, ăn ở đâu, mang theo bao nhiêu thức ăn và nước uống ... Hãy xem xét các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra (phân tích), và cuối cùng là hoàn thiện kế hoạch du lịch (tích hợp).
_______________
Nguồn: https://www.zhihu.com/question/290935221/answer/1584113164
18 notes · View notes
thanglongdaoquan · 3 years
Text
NGƯỜI TỐT CHO BẠN ẤM ÁP, NGƯỜI XẤU CHO BẠN TRƯỞNG THÀNH!
Một số người đối xử chân thành với bạn, một số người giả vờ tốt với bạn, một số người thương yêu hoặc khắc nghiệt với bạn. Hãy trân trọng những người tốt với bạn; đừng trách móc mà hãy đừng quan tâm đến những người không tốt với bạn, cuối cùng họ sẽ ra đi và trở thành người qua đường trong cuộc đời bạn mà thôi. Cũng đừng bao giờ đổ lỗi cho bất kỳ ai bạn gặp trong đời. Hãy học cách biết ơn và học cách nhìn vấn đề từ góc độ rộng hơn. 1. Chúng ta sẽ gặp nhiều người trong cuộc đời của mình Hầu hết những người ta gặp đều lướt qua đời ta một cách vội vã và chỉ có một số người ở lại trong cuộc đời chúng ta. Có câu: "Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ", gặp nhau là một cái duyên. Có người vô tình đến rồi lướt qua đời bạn để dạy bạn cách yêu thương bản thân mình hơn, có người đến dạy bạn cách mạnh mẽ, có người thì dạy bạn khôn ra và bớt tin người mù quáng. Vậy nên, đừng đổ lỗi cho bất cứ ai chỉ vì sự xuất hiện của họ vô tình làm bạn khó chịu hay bực tức vì họ đến cốt để cho bạn ngộ ra điều gì đó, để bạn trưởng thành hơn. Có một câu chuyện như sau: Ngày nọ, một khách sạn tổ chức tiệc cưới hơn 10 bàn, để tránh xảy ra sai sót, cứ vài phút, quản lý khách sạn lại đi kiểm tra để kịp thời xử lý khi gặp sự cố. Cũng may hôm đó không có sai sót gì lớn, cho đến khi khách khứa lần lượt ra về, quản lý mới thở phào nhẹ nhõm vì tiệc đã tàn. Đúng lúc này, anh quản lí nhìn thấy một ông lão quần áo xộc xệch bước vào, ông cụ cúi đầu bước đến bàn ăn trong góc, sau đó lấy trong túi ra một túi ni lông, bí mật gói đồ ăn thừa trên bàn. Có thể do có quá nhiều người đến dự tiệc nên không khí cũng náo nhiệt và không ai chú ý đến ông lão này. Đúng lúc này, người phục vụ đi đến bên anh quản lí. Nhìn thấy cảnh này, người phục vụ muốn đuổi ông lão đi nhưng người quản lý đã ngăn lại và ra hiệu không được làm phiền ông lão, giả vờ như không thấy ông ta. Sau khi ông lão đi khỏi, người phục vụ khó hiểu hỏi người quản lý: "Tại sao chúng ta không đuổi ông lão ấy?" Người quản lý nói: "Theo quy định, chúng ta có thể bảo ông ta rời đi ngay lập tức, nhưng anh có bao giờ nghĩ tại sao ông ấy phải đi nhặt đồ ăn thừa không? Chính tôi cũng từng giống như ông ấy. Cuộc sống này vốn dĩ không hề dễ dàng với chúng ta, càng không dễ dàng đối với ông ấy. Tôi nghĩ ông ấy biết xấu hổ nên mới lén lút nhặt đồ ăn thừa. Chúng ta đừng làm ông ấy xấu hổ". Nghe xong, người phục vụ chợt nhận ra và để ông lão tự nhiên. Thực ra, lời nói của người quản lý dạy anh nhân viên biết rằng: Cuộc sống không hề dễ dàng với nhiều người, hà cớ gì lại làm khó nhau thêm nữa. Có câu nói: "Cùng đi chung đường mới không trách người khác". Đừng đổ lỗi cho người khác khi họ vô tình làm bạn khó chịu, không chỉ tốt cho người đó, mà còn tốt cho bạn nữa. Mỗi người đều có những áp lực khác nhau trên vai, những nỗi đau buồn khôn nguôi và sự chán nản, mỗi ngày họ đang cố gắng hết sức để cuộc sống của bản thân và gia đình tốt hơn. Cuộc sống này không dễ dàng cho bạn, nó không dễ dàng cho tôi, nó không dễ dàng cho bất cứ ai. Ai cũng sẽ gặp phải những thời khắc khó khăn, trở ngại nên hãy học cách thấu hiểu, từ bi và nhân ái, học cách tử tế với người khác vừa giúp đỡ được người khác mà vừa chừa cho mình con đường lui. 2. Đừng vội trách người đã làm tổn thương bạn vì họ là người thầy dạy bạn bộ môn tên "trưởng thành" Đôi khi, bạn khoan hãy trách ai đó đến để mang lại cho bạn những thương tổn trong tâm hồn, mà hãy thầm cảm ơn họ vì đã giúp bạn trở nên hoàn hảo hơn. Họ cho bạn hiểu thế nào là mạnh mẽ và làm thế nào để trở nên mạnh mẽ. Chỉ qua những giông bão của cuộc đời, bạn mới có thể trở nên dũng cảm hơn, dám thay đổi và sống tốt hơn. Đời này không ai nợ ai cả, vậy nên hãy trân trọng những người đáng trân trọng và bỏ qua những người không đáng. Không phải ai cũng sẽ đối xử hết lòng với bạn và không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với bạn. Những người đối xử tốt với bạn là những người cao quý, họ trân trọng, yêu thương và quý mến bạn vô điều kiện, bạn nên trân trọng họ như cách họ đối đãi với bạn. Suy cho cùng, cả đời không ai nợ ai nên hãy "sòng phẳng" trong các mối quan hệ, ai tốt với bạn thì bạn hãy thực tâm đối tốt lại,
ai xấu thì né càng xa càng tốt. Tôi đã nghe một câu chuyện do một người bạn kể lại. Khi còn học đại học, Nam có một người bạn thân hơn cả chữ thân. Điều kiện gia đình của người bạn này không được tốt lắm nên có gì ngon hay có đồ nào tốt, Nam cũng chia cho người bạn này phần hơn. Có lần, Nam vừa mua một chiếc điện thoại di động mới và cho người bạn này mượn, nhưng khi anh bạn này trả lại chủ, điện thoại ấy đã không còn dùng được nữa. Tuy không nói gì nhưng Nam tự ngẫm lại có phải mình đã quá tốt với người bạn này không, cậu dần bớt tốt lại. Về phần cậu bạn kia, sau khi làm hư điện thoại của Nam, anh này giả vờ làm "người bị hại" và đem chuyện này kể cho cả lớp nghe với các tình tiết ngược lại, ai cũng chĩa mũi dùi về phía Nam. Nhưng thay vì trách móc, Nam lặng lẽ rời xa người bạn đểu này. Đừng đổ lỗi cho tất cả mọi người trong cuộc sống của bạn, đặc biệt là người tốt với bạn. Trừ cha mẹ ra, trên đời này không ai có bổn phận phải đối tốt với bạn, vậy nên, khi gặp được người tốt với mình thì càng nên trân trọng và biết ơn họ. Những người sẵn sàng giúp đỡ bạn là vì tình thương, sự quan tâm chứ không phải bổn phận, nghĩa vụ hay nợ nần gì bạn cả. Dù là tình yêu hay tình bạn, hãy trân trọng những người đối xử tốt với mình bằng tình cảm và sự công bình và đừng đánh mất một người như vậy. Đừng đợi cho đến khi bạn đã nếm trải mọi thứ trên đời mới hiểu được tình yêu đích thực. 3. Kết Có một câu nói của Thích Ca Mâu Ni: "Dù bạn gặp được ai, họ cũng đều là người nên xuất hiện trong cuộc đời của bạn, tuyệt đối không phải ngẫu nhiên, họ nhất định sẽ dạy cho bạn một điều gì đó." Cuộc đời của chúng ta sẽ gặp đủ loại người. Một số người đối xử chân thành với bạn, một số người giả vờ, một số người đối xử tử tế với bạn, một số người khắc nghiệt với bạn. Hãy trân trọng những người tốt với bạn; đừng quan tâm đến những người không tốt với bạn, cuối cùng họ sẽ ra đi và trở thành người qua đường trong cuộc đời bạn. Cũng đừng bao giờ đổ lỗi cho bất kỳ ai bạn gặp trong đời. Hãy học cách biết ơn và học cách nhìn vấn đề từ góc độ rộng hơn. Đừng đổ lỗi cho người "sống lỗi" với bạn vì họ đã mang lại cho bạn bài học đáng nhớ. Chỉ cần bạn không quan tâm đến những người không đáng, không ai có thể làm tổn thương bạn. Đừng để bản thân mất đi niềm vui, hãy tốt bụng và biết ơn vì một số người trong cuộc sống của bạn. Suy nghĩ thấu đáo, bạn sẽ thấy rằng mọi thứ là sự an bài hoàn hảo của tạo hóa. Tôi cầu chúc cho bạn một đời bình yên có được những người bạn đúng nghĩa, những người yêu thương và trân trọng bạn.
���� Truy cập Thăng long Đạo quán để cập nhật thêm triết lý cuộc sống à các kiến thức phong thủy: https://thanglongdaoquan.vn/
2 notes · View notes
tuvingaynay · 3 years
Text
Lời Phật dạy về duyên nợ tình yêu chẳng lo đường tình duyên trắc trở
Tumblr media
Lời Phật dạy về duyên nợ tình yêu không phải là lời khuyên nên yêu hay không, cũng chẳng chỉ xem yêu thế nào thì tốt, thế nào thì không tốt. Đơn giản đây chỉ là một chút triết lý ở đời, suy ngẫm thêm để hiểu nhân tình thế thái.
Tình yêu là tình cảm nguyên thủy nhất của con người, bất cứ ai khi đến với nhân thế đều mong muốn một lần được nếm trải. Tình yêu có ngọt và đắng, có hạnh phúc và khổ đau, đó là đạo lý ở đời, không ai thoát khỏi vòng quay của số phận.
Phật giáo là tôn giáo có ngũ giới, trong đó có sắc giới tức là cấm người tu hành có quan hệ yêu đương nam nữ. Nhưng Phật giáo cũng như bất kì tôn giáo nào khác, đạo gắn với đời, không xa rời thực tiễn. Sắc giới dành cho người tu hành khổ luyện, còn lời Phật dạy về duyên nợ tình yêu dành cho những người hiểu về chữ “duyên” ở đời.
Phật giáo luôn nhắc tới “duyên” như một yếu tố cốt lõi của cuộc sống. Duyên khởi là nhân, duyên cạn là quả, gieo nhân nào gặt quả ấy, quả của việc này lại là nhân của việc khác. Chung quy lại, bất cứ mối quan hệ nào trên đời đều là duyên, tránh không được, lùi không xong, duyên chỉ có thể mong chứ chẳng thể cầu.
Lời Phật dạy về duyên nợ tình yêu chính là chỉ ra bản chất của những mối duyên, mong rằng thông qua đó chúng ta sẽ hiểu được yêu và buông bỏ, hiểu được hạnh phúc và thứ tha, để không còn những éo le, dằn vặt và cả sai lầm giữa những người yêu nhau.
Mời bạn tham khảo: Lắng nghe Lời Phật dạy về phước đức: Cốt lõi của sự giàu có
1. Duyên đến duyên đi, vạn sự tùy duyên
Duyên là khởi nguồn của những cuộc gặp gỡ và chia ly, của những ngọt ngào và cay đắng. Yêu một người chính là duyên, chia tay một người cũng là duyên. Đời này vạn sự tùy duyên, không ai quyết định được chính xác mình sẽ yêu người thế nào, sẽ không yêu người thế nào.
Giữa dòng đời tấp nập, biết ai chờ ta ở góc phố kia, biết ai sẽ là người chung đường chung lối. Đều nhờ duyên, mà duyên chính là kết nghiệp, thành kết quả của rất nhiều nợ từ kiếp trước, nợ từ kiếp này. Có câu: tu trăm kiếp mới ngồi chung một thuyền, tu ngàn kiếp mới cùng chung chăn gối. Kiếp trước phải ngoái đầu 500 lần thì kiếp này mới được một lần gặp gỡ thoáng qua.
Bởi thế nên duyên không theo ý người, duyên là tùy vào rất nhiều những lựa chọn, rất nhiều những ngã rẽ và rất nhiều những định mệnh mà bản thân mỗi chúng ta đã tạo nên cho mình. Người ấy là người ta yêu tha thiết nhưng chẳng thể lâu dài, người ấy là người ta yêu đậm sâu nhưng mãi mãi dừng lại ở thời điểm đó, vì duyên giữa ta và họ chỉ đến thế thôi, không hơn không kém, đủ dài cho những trải nghiệm đã qua và đủ ngắn để ta đau đớn tột cùng, khốn khổ không nguôi.
2. Hứa hẹn là chấp niệm
Mỗi người khi đến với tình yêu đều là trái tim thuần khiết nhất, chỉ vì tình mà lại gần với nhau. Thứ tình cảm có sự xuất hiện của vật chất, toan tính không gọi là tình yêu dù hình thức thì như thể là yêu. Hai tâm hồn đồng điệu, những rung cảm sâu thẳm, hòa nhịp về tinh thần, tình yêu nguyên thủy và đẹp đẽ.
Nhưng con người ai mà không tham, vì tham mà sân, vì tham mà hận. Biểu hiện cụ thể nhất của lòng tham là những lời hứa hẹn, là sự cố chấp muốn có một chỗ dựa vững vàng trong tình yêu. Vốn tình yêu thì làm gì có chắc chắn, cảm xúc chính là duyên kia, có đến có đi, sớm nở tối tàn, phụ thuộc vào độ nông cạn của duyên mà thôi, vậy hứa hẹn để làm gì.
Hứa hẹn là sự chấp nhất, là lòng tham muốn sở hữu. Vì hứa hẹn nên níu lấy nó làm binh phong, vì hứa hẹn mà nổi lên tính toán, nổi lên được mất, nổi lên hơn thua, vì hứa hẹn mà thù ghét khi lời hứa không thành hiện thực. Tự làm khổ mình, tâm đổi vì vật đổi, tâm không đổi thì vật cũng chẳng hề hấn gì, yêu hay không yêu, trong lòng đã rõ, sao cần phải lời hứa nơi đầu môi.
Mời bạn tham khảo: Nếu ai đó thiếu chung thủy chớ đổ thừa do nhân duyên vợ chồng
3. Duyên đến một lần, có rồi đừng bỏ lỡ
Duyên không cầu được, nên duyên quý, có người chỉ có thể gặp một lần trong đời, vào chính thời điểm ấy, bỏ lỡ rồi chính là tiếng thở dài. Nhân sinh như mộng, cuộc đời này vốn chỉ là một giấc mơ, Phật chẳng đã nhấn mạnh, cuối cùng cát bụi sẽ trở về với cát bụi đó thôi. Nhanh như vậy, sao còn không mau tận dụng, trân trọng từng mối duyên.
Thế giới biến đổi không ngừng, mọi việc thay đổi chỉ trong chớp mắt, yêu được thì hãy yêu đi, tin được thì hãy tin đi, sao còn phải bận tâm có duyên hay vô duyên, duyên ngắn hay duyên dài. Đã đến tức là duyên, duyên tức là đáng trọng, có thể giây sau sẽ không còn là của mình nữa, nên cứ nồng nàn và tha thiết cho ngay phút giây này.
Tình yêu cũng như cuộc đời, những triết lý Phật giáo về tình yêu ở trên cũng là triết lý cuộc sống mà chúng ta nên ghi nhớ. Cuộc sống vốn ngắn ngủi, có duyên hãy nhận, có phận hãy yêu, chia ly là hết duyên, hết duyên hãy thuận theo tự nhiên.
TH!
2 notes · View notes
thuvientamlinh · 2 years
Text
Vì đâu người hay than khổ thì cái khổ luôn bám lấy thân? - Tâm Linh Cuộc Sống
Vì đâu người hay than khổ thì cái khổ luôn bám lấy thân? – Tâm Linh Cuộc Sống
⭕ Ưu đãi đặc biệt cho khán giả của Tâm Linh Cuộc Sống 👉 Nhập mã ‘tamlinhcuocsong’ giảm thêm 10% khi mua dầu gội phủ bạc LACO tại Thảo Dược Bình Minh 🛒 https://thaoduocbinhminh.com/san-pham/dau-goi-phu-bac-laco/ _______________ “Khổ cũng là một sinh mệnh!” – Câu này thoạt nghe tưởng chừng rất vô lý, nhưng nhà Phật thường giảng rằng “vạn vật đều có sinh mệnh”, và “khổ nạn” suy cho cùng cũng là một…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
cuonglightning · 4 years
Text
Tứ Diệu đế trong Phật Giáo
Quý vị theo đạo Phật đọc kỹ stt này mà hiểu thì đạt thành Tỳ kheo (bhikkhu) luôn, dễ hông? Quá dễ nên đừng thấy dài mà lười, THẢ TYM đánh dấu đi, rảnh rồi đọc. Bổ ích đó.
Về cuộc đời và sự nghiệp của Mr Cồ Đàm, tôi đã biên trong stt cũ - nay tôi nói cho quý vị nghe về TỨ DIỆU ĐẾ.
Ôn lại bài cũ cho quý anh chị tiện theo dõi...
Hỏi thế gian, Phật là chi mà sao thế gian gật gù bái lạy?
Phật đơn giản chỉ là TRẠNG THÁI, kiểu như anh chị chơi game đạt level vậy, Phật là trạng thái TỈNH THỨC, thấy được quy luật của vũ trụ, hiểu được sự vận hành của đời sống.
Tất nhiên Mr Cồ Đàm không phải đẻ ra là thành Phật ngay mà phải trải qua quá trình tu tập, cái khó của ảnh là “đi nhưng không biết đi đâu?”, tức là ảnh mường tượng sẽ có 1 giới hạn cần phải vượt qua nhưng không rõ giới hạn ấy là gì nên ảnh gặp ai thấy hay hay là ảnh học, rồi ảnh tu cùng, kiểu dò đường mà đi
Team tu cuối cùng ảnh join là team 5 anh em ông Kiều Trần Như theo phái nhịn đói khổ hạnh để đạt đạo, Mr Cồ Đàm theo 5 đồng chí này nhịn ăn héo người luôn mà chỉ thấy đau đớn thân xác, ngộ độc chứ không thấy ngộ đạo nên Mr Cồ Đàm quất luôn 1 bát sữa chấp nhận bị kick khỏi team.
Sau khi té khỏi group nhịn đói, Mr Cồ Đàm ngồi dưới 1 cây Bồ Đề và ngẫm nghĩ lại những gì đã qua, lúc này anh ảnh đã đạt được trạng thái tỉnh thức hoàn toàn - Phật, chỗ ảnh ngồi đó bây giờ gọi là Bồ Đề đạo tràng (Bodh Gaya). Lượng kiến thức trong đầu Phật lúc này quá lớn, quá nhiều và quá minh triết - đặt Mr Phật trước 2 lựa chọn: một là sống đời ẩn dật với sự giác ngộ, hai là đi truyền lại những gì mình vừa ngộ ra cho nhân dân và bè bạn năm châu ahihi. Cuối cùng vì lòng từ bi, anh Phật đã chọn con đường khó khăn - đó là thuyết pháp trong suốt quãng đời còn lại.
Hơn ai hết, anh Phật biết đám đông quần chúng lúc này ngu ngơ ngu ngơ, Ngài mà bi bô giáo pháp thâm sâu thì không khéo sẽ ăn chửi nên Ngài phải có phương pháp sư phạm sao cho đơn giản nhất để truyền từ từ kiến thức. Đầu tiên, Phật nhớ lại 5 thằng đệ trong team cũ gần nhất đó là group Kiều Trần Như tôi đã kể bên trên, nói gì nói bọn này vẫn khá thông minh nên Ngài chọn để thử nghiệm truyền giáo, phương pháp sư phạm Ngài chọn có tên là TỨ DIỆU ĐẾ - xuyên suốt trong toàn bộ giáo lý Phật giáo nguyên thuỷ.
Sau khi nghe xong bài pháp này thì team 5 người này đã có “mặt trời chân lý chói qua tym”, chứng quả Tỳ Kheo và là 5 Phật tử đầu tiên của hàng tỷ Phật tử muôn đời sau.
Tứ diệu đế là cái gì mà ghê vậy? Đó là giáo trình của Phật viết ra.
“Tứ diệu đế” dịch theo kiểu đơn giản nhất là “Bốn chân lý cao quý” - nó vừa là một khái niệm, lại vừa là một trải nghiệm. Ngài khó khăn lắm mới tìm ra con đường giờ Ngài nói “Đó! Cứ nghe tao, đi theo hướng tao chỉ sẽ đạt được trạng thái giác ngộ như tao” (Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành). Chính lẽ đó nên mới gọi là ĐẠO, đạo là đường, con đường khó khăn đã được Phật minh định sẵn và đặt tên là TỨ DIỆU ĐẾ, các anh chị cứ học và thực hành là xong, không cần phải khó khăn mò tìm nữa - Mr Phật vĩ đại ở chỗ đã tìm ra Đạo - Đường đó.
Đối tượng mà Phật muốn chúng ta thủ tiêu đó là KHỔ (cái này biên bài khác chứ nói ra đây dông dài), ảnh tuyên bố xanh dờn “Ta chỉ dạy một điều duy nhất: Khổ và chấm dứt sự Khổ”.
Chân lý thứ 1 - KHỔ (Khổ đế - Dukkha): sinh là khổ, bệnh là khổ, già là khổ, die là khổ, nhìn mặt thằng đồng nghiệp hamlon hàng ngày là khổ, xa cách crush là khổ, muốn U23 thắng mà U23 thua là khổ… tóm lại, cái gì mình mong muốn mà không đạt được là KHỔ.
Chân lý thứ 2 - KHỔ TỪ ĐÂU ĐẾN (Tập đế - Samudaya): anh Phật ảnh bảo Khổ là do HAM MUỐN (Ái), dưng mà Anh Ba muốn nhấn thêm tí, ham muốn có 2 loại, ham muốn tích cực (ham học, ham tìm hiểu để tinh tấn…) và ham muốn tiêu cực thì cái Khổ nó khởi nguồn từ ham muốn tiêu cực thôi - gọi là Tanha (Ái), còn cái tích cực không gây khổ.
Chân lý thứ 3 - DIỆT KHỔ (Diệt đế - Nirodha): Để ý một tí sẽ thấy chỗ này anh Phật rất thông minh, ảnh đưa ra cái đau đớn, cái mê lầm khổ ải trước rồi ảnh vẽ ra bức tranh tươi đẹp sau khi diệt khổ. Như bác sĩ nói cho bệnh nhân “mày nghe lời tao thì sau này mày khoẻ, ngày 7 đêm 3 vào ra không tính luôn”. Tạo kích thích cho người học Phật.
Chân lý thứ 4 - CON ĐƯỜNG DIỆT KHỔ (Đạo đế - magga): Hê hê, anh Phật lúc này tung chiêu cuối - thấy sau khi Diệt khổ sướng hông? Dạ sướng. Vậy đây nè, toa thuốc đây nè, đạo đây nè làm theo đi rồi hết khổ. “Này các Tỳ kheo! Đây là con đường chấm dứt khổ, gồm 8 con đường nhỏ chân chính (bát chánh đạo)”. Làm theo đi, đừng có bật Phật mất công. Bát chánh đạo là một quá trình Mr Phật làm gương cho các anh chị làm theo, 8 nhân tố này cho các anh chị thấy muốn đạt là Phật thì phải sống ra sao, bằng cách bắt chước cách sống đó dần dần anh chị sẽ thành Phật. Ở với khỉ thì lâu dần sẽ thành khỉ, ở với bọn ngu lâu dần sẽ thành bọn ngu và sống như Phật, dần dần sẽ thành Phật.
Toàn cảnh TỨ DIỆU ĐẾ như một bức tranh với nửa trên ảm đạm, khổ đau, nửa dưới là tương lai tươi sáng và con đường đi tìm tương lai đó. Đơn giản thế thôi. Hãy thực hành, làm đi, làm gương cho con cái, làm gương cho bạn bè và tự năng lượng tốt sẽ toát ra. Đừng cố nói đạo lý làm gì, cứ làm tốt phần mình - như tôi đã nói “những người hay nói lý đạo thì thường sống như âm đạo”.
Trong mọi hoàn cảnh, muốn bớt bớt cái khổ thì bớt bớt cái tham, thằng sếp nó đã ngu mà anh chị còn thích bàn chiến lược thì người đau tim là anh chị, hãy cứ làm tốt việc của mình và chờ đợi. Trời mưa, mình có dù thì đi chơi, không thì cởi quần ra mà tắm mưa đừng mơ mưa sẽ vì mình mà tạnh, đó là chuốc khổ. Trước khi biết Tứ diệu đế thấy iphone 8 rất là thích muốn mọi cách phải có được, sau khi biết Tứ diệu đế vẫn thích iphone 8 nhưng biết rõ điều kiện tài chính của mình cần cho việc khác hơn nên dù không mua trong lòng vẫn thanh thản, đó là Diệt khổ.
Đừng đòi hỏi điều gì vĩnh viễn, vạn sự đến được thì đi được, luyến lưu là khổ, muốn hết khổ thì đừng luyến lưu. Như em Mỹ Tâm đã hát một câu vô cùng giác ngộ “Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc” - đó, đó là Phật đó. Bởi vĩnh viễn trên đời này không có gì là vĩnh viễn.
Thằng nào tán em mà hay nói chuyện trăm năm thì trong túi thường không có nổi năm trăm đâu.
21 notes · View notes
g2gle2112 · 4 years
Text
4 Cuốn Sách Hay Nhất Của Tác Giả Robin Sharma
Đánh Giá Bài Viết
Tác giả Robin Sharma Là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực lãnh đạo và thành công cá nhân.
Phần lớn các tác phẩm của ông đều lọt vào danh sách những quyển sách bán chạy nhất trên toàn cầu, đặc biệt quyển “Vị tu sĩ bán chiếc Ferrari”  đã được xuất bản ở hơn 75 quốc gia, giúp hàng triệu người tạo dựng được cuộc sống tốt hơn.
Vị Tu Sĩ Bán Chiếc Ferrari
Vị Tu Sĩ Bán Chiếc Ferrari
Vị Tu Sĩ Bán Chiếc Ferarri không phải là một cuốn sách xa lạ, cuốn sách này là một trong những ấn phẩm kinh điển của thế giới về đề tài truyền cảm hứng, theo đuổi lý tưởng sống, và hướng về một cuộc sống hạnh phúc.
Vị tu sĩ bán chiếc Ferrari tiết lộ những minh triết cổ xưa, hợp nhất chúng lại thành một triết lý sống đơn giản. Đó là phương cách làm chủ tâm trí, theo đuổi mục đích sống, sống có kỷ luât, quý trọng thời gian, cống hiến hết mình, trân trọng hiện tại…
Cuốn sách này đặc biệt có ý nghĩa, khi được viết bởi chính những chiêm nghiệm của tác giả Robin Sharma.
Bởi ông cũng chính là một luật sư, từ bỏ nghề nghiệp của mình vào năm 25 tuổi – thời điểm viết nên cuốn sách, rồi đạt được thành công vang dội và cuộc sống viên mãn sau đó.
Thông qua Vị tu sĩ bán chiếc Ferrari, Robin Sharma gửi gắm thông điệp: Mỗi người đều có khả năng làm chủ vận mệnh của chính mình.
  Đời Ngắn Đừng Ngủ Dài
Đời ngắn đừng ngủ dài – Robin Sharma
“Mọi lựa chọn đều giá trị. Mọi bước đi đều quan trọng. Cuộc sống vẫn diễn ra theo cách của nó, không phải theo cách của ta. Hãy kiên nhẫn. Tin tưởng.
Hãy giống như người thợ cắt đá, đều đặn từng nhịp, ngày qua ngày. Cuối cùng, một nhát cắt duy nhất sẽ phá vỡ tảng đá và lộ ra viên kim cương. Người tràn đầy nhiệt huyết và tận tâm với việc mình làm không bao giờ bị chối bỏ. Sự thật là thế.”
Bằng những lời chia sẻ thật ngắn gọn, dễ hiểu về những trải nghiệm và suy ngẫm trong đời, 
Và đối với cuốn sách Đời ngắn đừng ngủ dài này, sẽ rất phù hợp dành cho những người nào đang cần nhiều động lực, những lời động viên bản thân thì đây sẽ là cuốn sách dành riêng cho bạn.
  Ba Người Thầy Vĩ Đại
3 Người thầy vĩ đại – Robin Sharma
“Cuốn sách này là một tác phẩm hư cấu. Đây là câu chuyện về một người đàn ông có tên Jack Valentine mà đường đời có nhiều điểm giống với tôi.
Có cảm nhận rất không đầy đủ với tư cách một con người, anh ấy lên kế hoạch tìm kiếm tri thức để sống một cuộc sống hạnh phúc hơn, khoẻ khoắn hơn và đẹp hơn.”
Những “Câu hỏi cuối cùng” là một điều kì lạ mà Jack nghe được từ người bệnh nhân già nằm cùng phòng với anh – ông Cal.
Chỉ sau một buổi tối trò chuyện cùng ông, Jack đã nhận thấy những sự thay đổi đang diễn ra trong mình.
Và từ đây, chuyến hành trình đến Rome, Hawaii và New York cùng những khám phá mới mẻ mà anh học được từ ba người thầy vĩ đại trong cuộc đời đã giúp anh trả lời được ba câu hỏi mà cha anh – Cal Valentine đã nói trước khi ông qua đời:
– Ta đã SỐNG một cách KHÔN NGOAN chưa?
– Ta đã YÊU THƯƠNG chưa?
– Ta đã CỐNG HIẾN thật nhiều chưa?’
  Nhà Lãnh Đạo Không Chức Danh
Nhà lãnh đạo không chức danh – 3 Người thầy vĩ đại – Robin Sharma
Suốt hơn 15 năm, Robin Sharma đã thầm lặng chia sẻ với những công ty trong danh sách Fortune 500 và nhiều người siêu giàu khác một công thức thành công đã giúp ông trở thành một trong những nhà cố vấn lãnh đạo được theo đuổi nhiều nhất thế giới.
Trong cuốn sách Nhà Lãnh Đạo Không Chức Danh, bạn sẽ học được:
Làm thế nào để làm việc và tạo ảnh hưởng với mọi người như một siêu sao, bất chấp bạn đang ở vị trí nào.
Một phương pháp để nhận biết và nắm bắt cơ hội vào những thời điểm thay đổi
Những bí mật thật sự của sự đổi mới
Một chiến lược tức thời để xây dựng đội nhóm tuyệt vời và trở thành một nhà cung cấp ngoạn mục của khách hàng
Những thủ thuật cứng rắn giúp trở nên mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần để có thể đi đầu trong lĩnh vực của bạn
Những phương thức thực tế để đánh bại sự căng thẳng, xây dựng một ý chí bất bại, giải phóng năng lượng, và cân bằng cuộc sống cá nhân
Theo FAHASA
Bạn có thể quan tâm:
7 Cuốn sách hay về phát triển bản thân 
10 Cuốn sách nên đọc trong đời
  Bài viết 4 Cuốn Sách Hay Nhất Của Tác Giả Robin Sharma đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Blog Khuyến Học.
from Blog Khuyến Học https://ift.tt/39hS74c
1 note · View note
thocavovan · 4 years
Text
Đời thừa - Nam Cao
Từ ngẩng đầu lên nhìn Hộ ba lần. Ba lần, Từ muốn nói nhưng lại không dám nói. Hắn đang đọc chăm chú quá. Ðôi lông mày rậm của hắn châu đầu lại với nhau và hơi xếch lên một chút. Ðôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra. Cái trán rộng hơi nhăn. Ðôi lưỡng quyền[1] đứng sừng sững trên bờ hai cái hố sâu của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và thẳng tắp cũng bóng lên như vậy. Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên trên quyển sách, trông khắc khổ đến thành dữ tợn. Từ thấy sợ...
Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó đối với người nuôi. Từ bản tính rất dịu dàng, rất tận tâm. Vả lại Hộ, đối với Từ, còn là một ân nhân nữa. Hộ đã cúi xuống nỗi đau khổ của Từ. Hộ đã cúi xuống và đã đưa một bàn tay cầm lấy cái bàn tay mềm yếu của Từ, giữa lúc Từ đau đớn không bờ bến: Từ bị tình nhân bỏ với một đứa con vừa mới đẻ. Gã tình nhân vô liêm sỉ[2] ấy, Từ đã yêu hắn bằng cả tấm lòng yêu lúc ban đầu. Từ đã tin như người ta tin một vị thần. Từ đã hiến mình một cách dè dặt tâm hồn và xác thịt. Và khi biết mình sắp có một đứa con, Từ không hề hối hận một mảy may: Từ rất bằng lòng. Ấy thế mà hắn đã phụ từ, phụ một cách hèn nhát và khốn nạn, ngay chính vào lúc Từ cần đến hắn để bảo tồn sự sống và danh dự, lúc đứa con ra đời. Từ sửng sốt vô cùng. Từ không tin ở sự thật rành rành. Rồi khi sự sửng sốt qua thì Từ khóc. Từ khóc như mưa, khóc tưởng chẳng bao giờ còn lặng được. Từ khóc, và ôm con ngồi nhịn đói, bởi vì Từ chẳng còn biết trông cậy vào ai, trừ bà mẹ già mù và quanh năm nay ốm, mai đau, mà Từ vẫn phải nuôi. Bà mẹ già biết làm sao? Bà chỉ còn một cách là còn được ít nước mắt nào thì rỏ cả ra mà khóc với con, và cả mẹ lẫn con chỉ có một cách là khóc cho đến khi nào bao nhiêu xương thịt đều chảy ra thành nước mắt hết, để rồi cùng chết cả. Giữa lúc ấy thì Hộ mở rộng đôi cánh tay, đón lấy Từ. Hộ nuôi Từ, nuôi mẹ già, con dại cho Từ. Hộ nhận làm bố cho đứa con thơ. Vì muốn yên ủi Từ và cứu lấy danh dự của Từ, Hộ đã chính thức nhận Từ làm vợ. Rồi Hộ đứng ra làm ma cho bà mẹ Từ, khi bà cụ mất. Biết bao nhiêu là ân nghĩa! Từ có yêu Hộ đến đâu, có chịu khó đến đâu, có làm nô lệ cho Hộ suốt đời Từ nữa, thì cũng chưa đủ để đền ơn. Bởi thế, nên luôn mấy năm trời, Hộ thấy Từ là một người vợ rất ngoan, rất phục tùng, rất tận tâm. Và đáng lẽ thì Hộ phải sung sướng lắm.
Nhưng Hộ chỉ sung sướng được ít lâu thôi. Sau cái hành vi đẹp của hắn, và cái hành vi ấy được trả công bằng một tình yêu rất êm đềm, hắn chỉ còn nghĩ đến gia đình, chỉ cốt làm sao nuôi được gia đình. Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình. Ðói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn[3]. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời... Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi đau khổ của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lý, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn... Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có... Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hy sinh như người ta vẫn nói ư? Ðã một vài lần hắn thấy ý nghĩ trên đây thoáng qua đầu. Và hắn nghĩ đến câu nói hùng hồn của một nhà triết học kia: "Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ". Nhưng hắn lại nghĩ thêm rằng: Từ rất đáng yêu, rất đáng thương, hắn có thể hy sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỷ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người: hắn là người chứ không phải là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình. Và lại hèn biết bao là một thằng con trai không nuôi nổi vợ, con thì còn mong làm nên trò gì nữa?... Hắn tự bảo: "Ta đành phí đi một vài năm để kiếm tiền. Khi Từ đã có một số vốn con để làm ăn! Sự sinh hoạt lúc này chẳng dễ dàng đâu!". Từ khi đứa con này chưa kịp lớn lên, đứa con khác đã vội ra, mà đứa con nào cũng nhiều đẹn, nhiều sài, quấy rức, khóc mếu suốt ngày đêm và quanh năm uống thuốc. Từ săn sóc chúng đã đủ ốm người rồi, chẳng còn có thể làm thêm một việc khác nữa. Hộ điên người lên vì phải xoay tiền. Hắn còn điên lên vì con khóc, nhà không lúc nào được yên tĩnh để cho hắn viết hay đọc sách. Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá. Hắn trở nên cau có và gắt gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình. Và nhiều khi, không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn. Hắn đi lang thang, không chủ đích gì. Rồi khi gió mát ở bên ngoài đã làm cái trán nóng bừng nguội bớt đi và lòng trút nhẹ được ít nhiều uất giận, hắn tạt vào một tiệm giải khát nào mà uống một cốc bia hay cốc nước chanh. Hắn tìm một người bạn thân nào để nói chuyện văn chương, ngỏ ý kiến về một vài quyển sách mới ra, một vài tên ký mới trên các báo, phác họa một cái chương trình mà hắn biết ngay khi nói là chẳng bao giờ hắn có thể thực hành, rồi lặng lẽ nghĩ đến cái tác phẩm dự định từ mấy năm nay để mà chán ngán. Hắn thừ mặt ra như một kẻ phải đi đày, một buổi chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương. Hắn cũng nhớ nhung một cái gì rất xa xôi... những mộng đẹp ngày xưa... một con người rất đáng yêu đã chẳng là mình nữa. Hắn lắc đầu tự bảo: "Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi". Và hắn nghĩ đến cái tên hắn đang mờ dần đằng sau những tên khác mới trồi ra, rực rỡ hơn... Rồi hắn ra về, thờ thẫn. Những sự bực tức đã chìm đi. Lòng hắn không còn sôi nổi nữa, nhưng rũ buồn...
*
* *
Ít lâu nay, mỗi lần ra đi, Hộ không chỉ trở về buồn bã mà thôi. Hắn say mềm. Thường thường hắn đã ngủ một nửa ngay từ khi còn ở dọc đường; và vừa về đến nhà, chưa kịp thay quần áo, tháo giày, đã đổ như một khúc gỗ xuống bất cứ cái giường nào, ngủ say như chết. Từ phải chờ khi con ngủ mê, rón rén lừa con, dậy lại tháo giày, cởi quần tây cho hắn, luồn một cái gối xuống gáy hắn, và cố nhấc chân, nhấc tay hắn, đặt cho hắn nằm ngay ngắn lại... Nhưng cũng có đêm hắn chưa ngủ vội. Hắn lảo đảo bước vào nhà, mắt gườm gườm, đôi môi mím chặt. Hắn đi thẳng lại trước mặt Từ. Hắn cúi xuống, quắc mắt nhìn Từ, gõ gõ một ngón tay trỏ vào trán Từ và dọa như người ta dọa trẻ con:
- Ngày mai... mình có biết không?... Chỉ ngày mai thôi! Là tôi đuổi tất cả mấy mẹ con mình ra khỏi cái nhà này... Tôi đuổi tất, không chừa một đứa nào, kể cả con bé Thảo là con ngoan nhất... Mấy đứa kia đều đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn với hét! Cả con mẹ nữa, con mẹ là mình ấy... cũng đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn rồi ngồi ôm con như nhện ôm khư khư bọc trứng, không chịu làm thêm việc gì cho có tiền. Chỉ khổ thằng này thôi!
Hắn rít lên như vậy. Rồi hắn mím chặt môi, đôi mắt ngầu ngầu nhìn vào tận mắt Từ. Từ chẳng dám cãi nửa lời, chỉ lẳng lặng cúi mặt nhìn xuống, như một đứa trẻ con biết mình có lỗi khi nghe người ta quở phạt. Bởi vậy hắn trừng trộ một lúc rồi quay ra, loạng choạng cởi quần, cởi áo, hắn vất bừa bộn xuống giường. Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào một xó nhà. Có khi máy tay, hắn quăng cả những vật gì thấy trên bàn, rồi lải nhải mắng Từ về tội không biết thu dọn nhà cho gọn ghẽ. Hắn nói chán rồi đi ngủ. Bấy giờ Từ mới dám đứng lên, treo quần áo cho hắn lên mắc và thu dọn tất cả những thức hắn đã vứt lổng chổng ra đầy nhà.
Lần đầu, Từ sửng sốt. Từ chẳng hiểu ra sao. Từ đoán chồng nghe ai nói nên ghen bóng, ghen gió chi đây. Từ khóc suốt đêm và dự định sẵn những câu để sáng hôm sau nói. Nhưng sáng hôm sau, hắn không để cho Từ phải nói. Hắn bẽn lẽn kêu mình đã quá chén hôm qua, hỏi Từ về những thủ đoạn vũ phu của mình rất buồn cười, rồi xin lỗi Từ, hôn hít các con như một người cha tốt. Hắn tuyên bố từ giờ chừa rượu và giữ được khá lâu, nhưng rồi lại uống và say như lần trước để làm những trò vừa buồn cười, vừa đáng sợ như lần trước. Cứ thế mãi, Từ quen đi, không giận nữa. Nhưng Từ lờ mờ hiểu nỗi đau khổ mà có lẽ chính Từ đã gây ra cho chồng. Từ hiểu và Từ buồn lắm, buồn lắm lắm. Còn gì buồn cho bằng mình biết mình làm khổ cho người mà mình yêu? Nhưng Từ biết làm sao được? Ðã nhiều lần Từ muốn ẵm con đi. Ðã nhiều lần, Từ muốn bỏ liều con để đi làm, Từ muốn hy sinh. Nhưng lòng Từ mềm yếu biết bao! Từ là vợ! Từ là mẹ. Từ sống với những tình cảm thông thường của đàn bà. Từ rất yêu ch���ng và thường nhận ra rằng chồng Từ cũng yêu Từ, cũng muốn có Từ. Những khi Từ ốm đau chẳng hạn. Hộ lo xanh mắt và thức suốt đêm để trông coi thuốc thang cho vợ. Ðối với các con cũng vậy. Chỉ xa chúng mấy ngày, Hộ đã nhớ và lúc về thấy các con chạy ra reo mừng và nắm lấy áo mình, thường thường Hộ cảm động đến ứa nước mắt. Hắn hôn hít chúng vồ vập lắm... Biết đâu hắn sẽ sung sướng khi không con, không vợ? Từ nghĩ về hắn: nghĩ thế nhưng Từ cũng chẳng dám tìm cách mà xa hắn. Mới nghĩ đến sự xa hắn, Từ đã phải thổn thức đến bật tiếng khóc ra được rồi... Từ đành chỉ cố ngoan ngoãn hơn, đáng yêu hơn. Từ nhịn mặc, nhịn ăn để bớt những món tiêu. Từ thu xếp cửa nhà ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng. Nhất là Từ hết sức ngăn những tiếng khóc, tiếng nô đùa của lũ con. Từ sợ cả nói với chồng. Bởi vậy ba lần nhìn chồng để toan nói, Từ thấy chồng đang đọc sách chăm chú quá, không dám nói lại cúi mặt xuống nhìn đứa con đang nằm trong lòng Từ.
Cao hứng Hộ bỗng ngoảnh mặt lên. Hắn vừa gặp được một đoạn hay lắm nên ngừng đọc, ngẫm nghĩ và để cho cái khoái cảm ngân ra trong lòng. Ðôi mắt hắn, tuy mới rời trang sách đã nhìn ngay lại phía Từ. Hắn mỉm cười, Từ cũng mỉm cười. Hắn bảo:
- Này, Từ ạ... Nghĩ cho kỹ, đời tôi không đáng khổ mà hóa khổ, chính tôi làm cái thân tôi khổ, tôi mê văn quá nên mới khổ. Ấy thế, mà tuy khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi, chưa chắc tôi đã đổi. Tôi cho rằng: những khi được đọc một đoạn văn như đoạn này, mà lại hiểu được tất cả cái hay, thì dẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích bằng. Sướng lắm! Sao thiên hạ lại có người tài đến thế? Mình tính: người ta tả cái cảnh một người nhớ quê hương chỉ mất có ba câu, đúng ba câu!... Mình có hiểu không? ... Ba câu giản dị một cách không ngờ mà hay được đến như thế này...
Hắn đọc lại đoạn văn. Hắn định nghĩa để Từ nghe. Hắn giảng giải cho Từ. Tuy Từ chẳng hiểu được bao nhiêu, nhưng cũng tin lời hắn lắm. Từ giữ mãi nụ cười hiền dịu trong khi nghe hắn nói. Khi hắn ngừng nói đã được một lúc khá lâu, Từ mới làm như chợt nhớ ra:
- Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ?
- À phải! Hôm nay mồng ba... Giá mình không hỏi tôi thì tôi quên... Tôi phải đi xuống phố.
Từ nhắc khéo:
- Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến...
Hộ sầm mặt lại:
- Tiền nhà... tiền giặt... tiền thuốc... tiền nước mắm... Còn chịu tất! Tháng vừa rồi tiêu tốn quá, mới mồng mười đã hết tiền. May mà còn có đất mua chịu được.
Hắn nghĩ đến món tiền hắn đã tiêu phí mấy hôm đầu tháng. Mỗi lần hắn bực tức hay chán nản, hắn lại đi uống rượu, thành thử hết tiền sớm. Từ không hé môi phàn nàn nửa tiếng, nhưng cả tháng Từ ăn và bắt các con ăn kham khổ, thường thường đói nữa! Quà sáng thì bỏ hẳn, có khi bữa tối cũng chịu nhịn cơm, ăn cháo. Hộ trông thấy thế, thương vợ, thương con quá, và ân hận vì mình đã tiêu quá trớn. Bởi vậy suốt từ mồng mười đến hết tháng, hắn không ra khỏi nhà để chẳng phải tiêu thêm tí gì...
Hắn vừa mặc quần áo, vừa nhắc thầm trong trí:
- Nhất định hôm nay không đi đâu cả... Lấy tiền xong là về ngay...
Nhưng Từ bảo:
- Mình đi phố thì đi ăn nhé. Còn có ít gạo chỉ đủ cho lũ trẻ. Em chả đong thêm nữa, để mai trả tiền rồi lấy thêm luôn một thể... Em không để cơm mình đâu đấy... Nhà chẳng còn gì ăn...
Hộ hơi cau mày. Bởi vì hắn sợ bước vào tiệm ăn lắm. Hắn có thể gặp ở đây một vài người bạn... và khi ấy thì... ôi thôi! Mặc kệ gia đình và những cái gì còn lại!... Hắn sẽ uống rất khỏe, nói toàn những chuyện vá trời lấp biển, rồi đi la cà đến hết đêm mới về. Hắn nghĩ ngợi một chút rồi hắn bảo:
- Ðược! Tôi sẽ mua cái gì về để cả nhà cùng ăn.
- Ðừng phiền nữa! Em cứ cho chúng nó ăn cơm trước rồi đi ngủ.
- Ðừng ăn trước... Ðợi tôi đem thức ăn về, ăn một thể. Tôi về sớm. Cả tháng chúng nó đói khát, khổ sở, hôm nay có tiền cũng nên cho chúng nó một bữa ăn ra hồn.
- Vẽ chuyện!
Hắn mỉm cười, đáp lại. Hắn lại gần Từ, cúi xuống nắm lấy tay đứa bé và gọi nó. Mặt hắn và mặt Từ ghé sát. Hắn cố ý khẽ chạm môi mình vào má Từ một cái. Từ vờ giũ mấy cái bụi ở tay áo hắn. Vợ chồng nhìn nhau âu yếm. Hắn vuốt má Từ một cái rồi ra đi.
Ở tòa báo ra, Hội đi thẳng tới một hiệu thịt quay. Hắn định mua mấy hào thịt, vài cái bánh tây, gói đem về. Lòng hắn sáng bừng. Hắn tưởng tượng ra cái cảnh lũ con háu ăn và đói khát, rón thịt bằng tay và ăn những miếng bánh thật to, miệng phụng phịu và môi bóng nhờn những mỡ. Cái cảnh thô tục và cảm động! Hắn sẽ cười thỏa thích. Còn Từ sẽ ngồi bên hắn mà nhìn chúng, đôi mắt sung sướng và thương hại loang loáng ướt... Ðến trước cửa hiệu thịt quay, Hộ dừng lại. Hắn cẩn thận nhìn trước, nhìn sau, trước khi vào. Một người quen có thể đi qua, và nếu họ bắt gặp hắn đang cố nhét một gói thịt vào túi áo!... Không! Không có gì đáng ngại, ngoài đường phố... Nhưng trong hiệu, một thiếu nữ đẹp đang mặc cả... Hắn đành đợi vậy. Trong khi đợi, hai tay chắp sau lưng, hắn làm ra vẻ đợi một người bạn vừa vào một nhà nào gần đấy. Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình quay lại. Trung nhếch cười lặng lẽ và Mão cười ầm ĩ, cùng đưa tay cho hắn bắt:
- Mải ngắm nàng thơ nào mà ngây người ra thế?
Hộ ấp úng:
- À! Các anh!...
- Không theo gót sen nào đấy chứ?
- Cái ấy không quan hệ! Thi sĩ là người giữ được mình trẻ mãi và đến muôn năm cũng vẫn còn trinh bạch.
- Cũng may tôi lại cũng không là thi sĩ nốt.
- Nghĩa là chẳng theo nàng nào cả?
- Chẳng theo nàng nào cả!
- Thế thì đi theo hai thằng này!
Hộ nhìn Trung và Mão một thoáng rồi mới hỏi:
- Làm chi?
- Chẳng làm chi cả!
- Thế thì đệ kiếu. Ðệ phải về kẻo hết tàu điện.
Trung cau mày nhìn Hộ một cách kinh ngạc và khinh bỉ:
- Sao lại có người điên đến thế? Về giữa lúc chiều thì đẹp mà phố thì vui thế này!
Hộ trở nên đứng đắn:
- Không đùa nữa... Thật ra thì tôi có việc phải về, thế thôi.
- Ờ! Nói vậy còn dễ nghe... Thôi thế anh về nhé!... Nhưng mà... này! Anh đã biết gì chưa?
Hộ đã toan đi, quay đầu lại nhìn Trung...
- "Ðường về" sắp được dịch ra tiếng Anh đấy nhé! Bản quyền[4] tác giả ba nghìn đồng.
Hộ trợn mắt lên. Người hắn bổi hổi. Một lúc lâu hắn mới hỏi được Trung:
- Có đích không?
- Ðích xác rồi. Chính Quyền đưa cái thư điều đình cho chúng tôi xem.
Hộ có vẻ hoài nghi:
- Không mà lại!... Tôi biết lắm... Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? Chúng mình làm cốc bia...
Hộ đã quên hẳn vợ con. Hắn chỉ còn háo hức muốn biết thêm về việc quyển "Ðường về" của Quyền được dịch ra tiếng Anh. Hắn bám lấy Mão và Trung. Ba người vào một tiệm giải khát ở Bờ Hồ. Và chỉ độ nửa giờ sau, Mão và Trung đã thấy Hộ đỏ tai, giộng một cái vỏ chai bia xuống mặt bàn:
- Cuốn "Ðường về" chỉ có giá trị địa phương thôi, các anh có hiểu không? Người ta dịch nó vì muốn biết phong tục của mọi nơi. Nó chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội. Tôi cho là xoàng lắm! Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái[5] , sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn. Như thế mới thật là một tác phẩm hay, các anh có hiểu không? Tôi chưa thất vọng đâu! Rồi các anh xem... Cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nobel[6] và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên hoàn cầu!
Trung gật gù cười, vẫn cái cười lặng lẽ của y. Mão thì cười hô hố. Hộ không cười, mặt căng lên vì hứng khởi. Hắn nói say sưa lắm. Và đến lúc đèn phố bật, Trung và Mão muốn về, Hộ bảo luôn:
- Thong thả đã! Ði đâu mà vội? Chúng mình đi uống rượu... Tôi có tiền...
*
* *
Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn. Hắn thấy mình mẩy đau như dần, đầu nặng, miệng khô và đắng. Cổ thì ráo và rát cháy. Hắn đưa tay với ấm nước ở trên bàn để uống. Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm. Ðó là sự ý tứ của Từ. Hộ hiểu thế, và lòng buồn nao nao. Bởi hắn lờ mờ nhớ ra rằng: hình như đêm qua hắn say rượu, đi la cà chán rồi về, lại gây sự với Từ; hình như hắn lại đánh cả Từ, đuổi Từ đi, rồi mới đóng cửa lại và đi ngủ... Hắn đột nhiên hoảng sợ, nhổm dậy, mắt nhớn nhác tìm Từ. Nhưng không! Từ vẫn còn nhà... Chắc hẳn trong lúc quá say, hắn gài cửa nhưng chưa gài được, thành thử khi thấy hắn ngủ mệt rồi, Từ lại bế con vào. Bây giờ Từ đang thiếp đi trên võng, đứa con nhỏ nằm bên. Từ vốn dậy sớm quen. Sáng nay, chắc Từ mệt quá, vừa mới lịm đi, nên mới ngủ trưa như thế. Ðầu Từ ngoẹo về một bên. Một tay Từ trật ra ngoài mép võng, sã xuống, cái bàn tay hơi xòe ra lỏng lẻo. Dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não. Hắn bùi ngùi. Chao ôi! Trông Từ nằm thật đáng thương! Hèn chi mà Từ khổ cả một đời người! Cái tướng vất vả lộ ra cả đến trong giấc ngủ. Hộ nhớ ra rằng: một đôi lúc, nếu nhìn kỹ thì Từ khó mặt lắm. Ðột nhiên Hộ nảy ra ý muốn lại gần Từ, nhìn kỹ xem mặt Từ lúc bây giờ ra sao? Hắn rón rén, đi chân không lại. Hắn ngồi xổm ngay xuống đất, bên cạnh võng và cố thở cho thật khẽ. Hắn ngắm nghía mặt Từ lâu lắm. Da mặt Từ xanh nhợt; môi nhợt nhạt; mi mắt hơi tim tím và chung quanh mắt có quầng, đôi má đã hơi hóp lại khiến mặt hơi có cạnh. Hộ khẽ thở dài và lắc đầu ái ngại. Hắn dịu dàng nắm lấy tay sã xuống của Từ. Cái bàn tay lủng củng rặt những xương! Trên mu bàn tay, những đường gân xanh bóng ra, làn da mỏng và xanh trong, xanh lọc. Cái cổ tay mỏng manh. Tất cả lộ một cái gì mềm yếu, một cái gì ẻo lả, cần được hắn che chở và bênh vực... Một vẻ bạc mệnh, một cái gì đau khổ và chật vật, cần được hắn vỗ về an ủi... Thế mà hắn đã làm gì để cho đời Từ đỡ khổ hơn? Hắn đã làm gì để cho Từ khỏi khổ? Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc... Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc. Hắn ôm chặt lấy cái bàn tay bé nhỏ của Từ vào ngực mình mà khóc. Từ thức dậy, Từ hiểu ngay, không cần hỏi một câu nào cũng hiểu. Và Từ cảm động. Mắt Từ giàn giụa nước. Từ khẽ rút tay ra, vòng lên cổ chồng, nhẹ nhàng núi hắn vào, để hắn gục đầu lên cạnh ngực Từ. Hắn lại càng khóc to hơn và cố nói qua tiếng khóc:
- Anh... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn!...
- Không!... Anh chỉ là một người khổ sở!... Chính vì em mà anh khổ...
Từ bảo thế. Tay Từ níu mạnh hơn một chút. Ngực Từ thổn thức. Từ chực ngả đầu sát vào vai Hộ. Nhưng đứa con, bị giằng, khóc thét lên. Từ vội buông chồng ra để vỗ con. Tiếng vẫn còn ướt lệ, Từ dỗ nó:
- A! Mợ đây! Mợ đây mà! Ôi chao! Con tôi nó giật mình... Mợ thương...
Hộ đã tránh chỗ để Từ đưa võng... Từ vừa đưa vừa hát:
   Ai làm cho gió lên giời,
   Cho mưa xuống đất, cho người biệt li;
   Ai làm cho Nam, Bắc phân kỳ,
   Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân...
6 notes · View notes
vncoffee-blog · 4 years
Text
Thì thầm lắng nghe cà phê kể chuyện??
Ta sẽ hiểu về cuộc sống hơn nếu như ta quan sát kỹ và suy ngẫm về cà phê. Cà phê đã thuyết phục tôi bằng những câu chuyện về chính cuộc đời mình. Và tôi phải lòng cà phê như vậy, phải lòng từ những câu chuyện quanh ly cà phê. Như câu chuyện cổ tích “Nghìn lẻ một đêm”, tôi không ngừng thôi bị quyến rũ cả về hương, vị, tâm hồn cà phê. Và hơn thế, bởi cả những câu chuyện đời đầy triết lý và chiêm nghiệm thú vị, sâu sắc. Một ngày, cà phê thì thầm kể... Bên ly cà phê tôi cảm nhận được vị đắng của cà phê, vị lạnh của đá. Tôi ngồi một mình, không cảm giác hồi hộp chờ đợi trông ngóng ai đó, bình yên lắm!...Lắng nghe cà phê kể chuyện Tuổi thơ và thời gian: Quy luật của tạo hóa Cuộc đời cà phê, cũng như cuộc đời của con người, cũng phải 9 tháng 10 ngày thai nghén mới được thu hoạch. Cà phê cũng có quãng thời gian trưởng thành, có thăng trầm và cả những sắc thái.Sinh ra từ mầm cây, cà phê chưa phải là hạt, cà phê là thứ hoa trắng muốt, tinh khôi và cũng rất ngây thơ và dễ thương nữa.Lớn hơn một chút, hoa kết thành trái. Trái xanh non và yếu ớt. Trái như con người, chuẩn bị những bước chân đầu và chưa hề biết mùi vị của cuộc đời. Rồi trái cà phê xanh non ấy trải qua những cuộc ngụm lặn khi đất trời đổi thay. Câu chuyện về cuộc đời: Trải nghiệm và trưởng thànhMưa rồi nắng. Những cơn mưa vần vũ rồi đến những đợt gió lạnh. Đôi khi sinh lực còn bị cuốn hết bởi những con sâu đáng ghét hay một mùa nắng hạn bất chợt. Nhưng hay thay, hạt cà phê không lẻ loi mà chúng được kết thành chùm, thành nhánh. Những hạt cà phê không phải sợ, vì đã có rất nhiều trái khác, chùm khác luôn ở bên cạnh. Chúng cùng vượt qua những sóng gió cuộc đời với nhau, như chúng ta cũng vậy. Những hạt cà phê nào không qua nổi cái thử thách kia có lẽ sẽ mãi xanh hay đỏ chưa tới đã vội rụng xuống và tử bỏ cả chuyến phiêu lưu tiếp theo. Còn những trái còn lại khi đã nếm đủ vị mùi vị thiên nhiên, ngày càng chai sạn, đỏ dần lên và mạnh mẽ hơn. Đó là lúc cà phê đã chín nhưng nó vẫn tiếp tục hấp thụ tinh hoa để đạt đến độ đỏ cuối cùng. Là màu đỏ thâm của sự chiến thắng sự rực lửa căng tràn nguồn sống. Cuộc đời của trái cà phê có lẽ đẹp nhất ở giai đoạn này. Hưởng thụ nguồn nước tinh khiết, không khí mát lành, mảnh đất màu mỡ, hưởng thụ tình yêu bền chặt chăm sóc từ những người dân cao nguyên đất đỏ, những trái cà phê đỏ mọng ấy là những trái ngon nhất, đẹp nhất, đáng tự hào nhất của bà mẹ thiên nhiên. Câu chuyện về tình yêu,...lắng nghe cà phê kể chuyện.Câu chuyện về Vị đắng - Hương vị cuộc sốngBởi vậy, nhiều người không chịu được vị đắng của cà phê nên thường bỏ đường hoặc sữa cho bớt đắng. Tôi không cho đường hay sữa vào cà phê bởi tôi biết: phải nếm trải qua cái đắng mới cảm nhận được hậu vị ngọt ngào đến lịm người từ những trái cà phê hảo hạng. Để đọng lại cuối cùng là sự lắng lại để thưởng thức và để nghe câu chuyện, những chuyến phiêu lưu từ cuộc sống. Hãy ngồi xuống, pha một ly cà phê và lắng nghe cà phê thì thầm tiếp bạn nhé!
2 notes · View notes
thachbao · 2 years
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Ngẫm về cuộc đời!
Cuộc đời là những chuyến đi bất tận, dài nhưng không phải là mãi mãi. Trên chuyến đi cuộc đời, hơn một lần ta đổi vé tàu hay ghé tạm những sân ga xa lạ. Cuộc đời, đắp đổi thăng trầm, vui buồn, mất mát và trải nghiệm. Để rồi già đi và chai sạn, để rồi quên tháng quên năm cho những đích dài xa tắp. Cho ước vọng, cho khao khát, cho những đam mê vật chất chốc nổi bạc tiền.
Ai dám nói rằng mình khôn ngoan cho đủ thôi dại khờ? Ai dám một lần nói thật to mình thấu hiểu hết những vòng quay số phận? Đi qua bao nhiêu tháng ngày sương gió, nhiều lúc vẫn giật mình thảng thốt, nhiều lúc quay cuồng với ý nghĩ mình chưa làm gì cho chính mình, mình chưa hiểu nổi chính bản thân mình. Và nhiều lúc, quỵ ngã trước sức mạnh vô hình của bàn tay tạo hoá, cố gắng xoay chuyển, cố gắng chạy trốn nhưng cuối cùng vẫn phải là khuất phục.
Cuộc đời, bao nhiêu con người giống ta? Bao nhiêu mảnh ghép, bao nhiêu số phận? Ở trên đời này, chẳng ai là xấu hẳn cũng chẳng ai là tốt hẳn. Chỉ là ai tốt với mình, và ai hiện tại đang tốt với mình. Cái tốt thuộc về quyền lợi của đám đông. Cái đúng rơi vào tay kẻ mạnh. Nhưng đôi khi, lẫn trong đám bụi cát, vẫn có ánh sáng le lói của tình thương và lòng trắc ẩn. Chợt nhớ những lúc nhận được sự giúp đỡ chân thành từ những người vốn là đàn anh đàn chị, vốn là lớp người mà cả xã hội lên tiếng, khinh rẻ. Hành động xuất phát từ tấm lòng bao giờ cũng thiêng liêng và khó phai nhạt nhất. Tình nghĩa của những kẻ bất nghĩa mà không hề vô nghĩa.
Cuộc đời, cứ đi đi và khôn lớn. Cứ bước qua nông nổi rồi sẽ có ngày mạnh mẽ, cứng cáp. Sau những sốc nổi, sẽ kiên gan, sẽ can truờng, nhưng em tôi ơi, có bao giờ em nghĩ tới, để đánh đổi lấy cái mạnh mẽ ấy, là nhiều hơn rất nhiều một chữ mất mát, là không chỉ gói gọn trong hai từ "giá như". Tuổi trẻ và sự hiếu thắng, non nớt và bất nhẫn, bao nhiêu người bước ra khỏi đường ray mặc định để thỏa cho được sống đúng với bản chất. Nhưng có phút giây nào em giật mình, nghĩ đến chuyện ngậm ngọc của trai, nghĩ đến trầm hương của rừng. Em ạ, không phải viên ngọc quý giá nào cũng hình thành nhanh đến thế đâu, mỗi viên ngọc em cầm trên tay đong đầy bao nhiêu đớn đau thể xác, chỉ khi hạt cát rơi vào nhuyễn thể mềm nhũn, con trai phải tự tiết chất từ thân mình để bao bọc thành ngọc. Cũng chẳng phải cây gió nào cũng có trầm, chỉ những cây bị chém, bị gió quật, hằn vết đứt lên thân, cây mới ứa nhựa máu để hình thành lên khối trầm quý giá. Thành công nào cũng đong đầy bằng mất mát, đắng cay và nhẫn nhịn. Em không chịu nhẫn mình trước những thử thách nhỏ thì sao chạm được nấc của thành công lớn?
Cuộc đời, nếu hiểu được hết những triết lý, những bài học, nếu thấm được hết những giáo huấn ngay từ thuở thiếu thời thì có lẽ không cần ai phải trải nghiệm. Bởi lẽ, chỉ khi bước qua chính những gì mà người ta đã từng nói, chỉ khi đạt được độ chín về nhận thức mới có thể suy nghĩ thấu đáo về thế cuộc, về nhân sinh.
Cuộc đời, mỗi con người có một suy nghĩ, mỗi con người có một lối sống. Vậy nên, cố gắng để bắt người ta giống mình là không thể. Vậy nên mới phải lắng nghe và cảm thông, mới phải vị tha và độ lượng. Nhưng bởi vì là người, nên ai cũng ích kỷ. Bởi vì là người, nên ai cũng mãi mê lo cho mình trước khi nghĩ tới người khác.
Có những giây phút ngược xuôi trên dòng chảy định mệnh, thoáng xa xót cho mình, thoáng thương cho những kiếp giống mình. Sinh ra từ khổ đau, lớn lên cùng khổ đau, và chết đi cũng trong đau khổ. Xa xôi rồi, chuyện nhân sinh thế cuộc.
0 notes
chandoannghiem · 2 years
Text
Cuộc sống gượng ép thì không thể có hạnh phúc
Hỏi: Con sinh ra trong một gia đình không có ai theo Đạo Phật. Con biết đến Đạo Phật nhờ nhân duyên nghe Pháp thoại trên youtube. Con ít có nhân duyên đi chùa, cũng chưa từng tham gia một khóa tu hay một buổi công quả nào ở chùa, cũng chưa được quy y Tam Bảo. Nhưng không biết từ bao giờ con đã say mê học hỏi Đạo. Con thường xuyên dành thời gian nghe sách minh triết, chép Kinh và nghiền ngẫm về những gì con đã khám phá được khi học Đạo  Phật. Nhờ yêu thích học Đạo con chuyển hoá được bản thân và ăn trường chay, chuyên tâm học đạo, dần dà con thấy mình yêu thích cảnh chùa, kính mến những hình ảnh các vị tu sĩ.
Con năm nay 28 tuổi và đã li hôn, con  có một bé trai 8 tuổi hiện nay con lại sắp bước vào cuộc hôn nhân thứ hai. Con với bạn trai   quen nhau trên facebook, bạn ấy đang sống và làm việc tại Nhật bản và cũng từng li hôn giống cảnh ngộ của con. Chúng con chưa  từng biết nhau ngoài đời, nhưng vì đồng cảnh ngộ và bạn ấy cũng là một người hướng thiện, rất hiền lành và tốt bụng trong thời gian quen nhau con thường hay chia sẻ Phật Pháp và cả hai cùng học hỏi. Rồi cũng trong một thời gian ngắn đó thôi chúng con đã quyết định tiến tới hôn nhân, khi đó con đã không nhận ra tâm hướng đạo của con đang lớn dần lên trong con. Nên con đã đồng ý kết hôn với bạn ấy và chúng con đã làm xong thủ tục kết hôn, bạn ấy cũng làm thủ tục để đón con sang Nhật đoàn tụ. Cũng trong thời gian chờ làm  thủ tục đó con nhận ra tâm thức con ngày càng khác lạ, con chỉ hướng về Phật Pháp và những dòng cảm xúc về yêu đương nam nữ cứ dần phai nhạt đi. Bỗng nhiên trong con tình cảm cho bạn ấy không còn nhiệt thành như trước nữa, con nhận ra nội tâm con đang khao khát đến lý tưởng được xuất gia tu học . Rồi những suy nghĩ về cuộc sống gia đình hôn nhân sau này và công việc trong đời sống hàng ngày sẽ có thể làm con không còn thời gian được thảnh thơi học Đạo nữa cứ hiện lên trong tâm trí con. Khiến con phiền não và con trở nên thành một người lạnh nhạt với bạn ấy, cho đến khi  bạn ấy nhận ra thì con cũng  mạnh dạn chia sẻ lý tưởng của con cho bạn ấy hiểu. Nhưng rồi bạn ấy đã không thể tiếp nhận sự thay đổi đó của con vì đã dành tình cảm cho con quá nhiều. Bạn ấy có khuyên con nên chuyển hướng tu tại gia, nhưng lòng con lại không muốn như vậy vì cảm biết con không còn muốn gần gũi hay còn cảm xúc của tình yêu nam nữ với bạn ấy nữa.  Con biết rằng nếu chí nguyện xuất gia của mình lớn thì  không có gì ngăn cản được và con thấy buồn vì giá như con nhận ra điều thâm tâm con muốn sớm hơn con sẽ không nhận lời kết hôn. Nhưng có phải đó cũng là nghiệp quả của con mà giờ đây con phải tiếp nhận, con  thương bạn ấy vì nếu con chỉ biết hướng tới lý tưởng của mình thì cũng sẽ làm bạn  ấy sẽ suy sụp bởi vì con rời bỏ bạn ấy rồi thì bạn ấy cũng không còn cơ hội tiến tới hôn nhân với ai nữa, và rồi chính con đẩy bạn ấy rơi vào khổ đau.
Nên giờ đây con rất rối trí, con không biết nên chọn cho mình giải pháp nào. Kính mong quý thầy cô cho con một lời khuyên. Con xin tri ân công đức quý thầy cô nhiều ạ .!
Đáp: Chuyện suy sụp trong tình yêu, cả hai đều đã vực dậy được và đều tìm được tình yêu mới, nếu không cả hai đâu quen nhau và cùng muốn đi tới hôn nhân. Cho nên, chuyện người bạn trai của em không còn cơ hội tiến tới hôn nhân với ai nữa, nếu như em đi tu, là không có khả năng. Bởi vì, em không phải phụ bạc chàng trai mà chỉ là cảm xúc nam nữ đã không còn. Nếu người con trai thật yêu thương người con gái thì sẽ hiểu tâm trạng một người con gái khi không còn cảm xúc nam nữ mà phải sống đời vợ chồng thì có khác gì bị cưỡng hiếp đâu! Và với em, em có tình nguyện phải sống cuộc đời vợ chồng chỉ vì bổn phận mà không phải vì tình yêu? Nếu yêu thương thật sự, các em phải thành thật nói lên nỗi lòng của mình, nói lên những cảm xúc mình phải chịu đựng nhau khi một trong hai người không còn tình yêu nam nữ.
Em chỉ nghĩ tới sự suy sụp nhất thời của bạn ấy, nhưng em có nghĩ tới em phải trải qua cuộc sống thế nào nếu luôn ban bố tình cảm cho một người em không còn tình yêu suốt một đời không? Em có nghĩ em phải làm sao để mang lại được hạnh phúc gia đình với một tâm trạng không còn yêu chồng nữa? Và tâm trạng của người chồng khi biết mình đang sống với một người vợ không có tình yêu với mình? Nếu cả hai phải đến với nhau thì đó là cuộc sống gượng ép, vậy em nghĩ cả hai có thể hạnh phúc không?
Cả hai em phải nên thành thật với nhau. Đừng có tội nghiệp nhau, vì cuộc sống vợ chồng là cuộc sống cả đời và khổ đau thì đa dạng. Khổ đau và suy sụp nhất thời là không tránh khỏi, nhưng đừng để cả hai phải mang gông cùm suốt đời bởi vì tự ép uổng nhau mà sống. Em có thể thẳng thắn xin người bạn trai được phép ở lại Việt Nam, và hai người cứ sống ở hai quốc gia, không sống cùng nhau, để đến khi tình yêu của người con trai đối với em không còn mãnh liệt như ban đầu nữa. Và em, đừng làm và đừng nói gì để thêm yêu thương, khiến người bạn trai khó dứt bỏ được em. Tình yêu cần thức ăn, cho nên, nếu em ‘bỏ đói’ lời yêu thương nam nữ, thì tình yêu nam nữ có thể chuyển thành tình bạn.
1 note · View note
vietnamidol · 3 years
Text
Đọc sách cùng bạn: Thức dậy tiếng người
Tumblr media
Cuốn sách ra nhân dịp 100 ngày nhà văn qua đời. Cùng với cuốn này Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam còn cho ra mắt cuốn "Nguyễn Xuân Khánh, một nụ cười mỉm, một nghiệp văn xuôi" tập hợp nhiều bài viết về con người và sự nghiệp của nhà văn.
Thường bạn đọc yêu mến một nhà văn đọc các tác phẩm của ông/bà ta rồi vẫn còn muốn được biết thêm những cái viết khác của họ nữa, ở đằng sau và bên ngoài những nhân vật mà họ đã tạo ra trên trang sách. Bạn đọc tò mò ông/bà nhà văn ấy đã sống một cuộc đời ra sao, đã nghĩ suy gì về đời sống và văn chương, đã nhìn mình và đồng nghiệp như thế nào. Nghĩa là bạn đọc ngoài cái viết hư cấu còn muốn đọc những cái viết phi hư cấu của nhà văn thuộc dạng tự truyện, hồi ký, bàn luận văn chương, chân dung văn học.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nổi tiếng trong hai chục năm qua khi ông quay lại văn đàn với những cuốn tiểu thuyết đồ sộ về số trang và dung lượng viết về lịch sử phong tục văn hóa nước nhà. Đó là các cuốn Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa, Chuyện ngõ nghèo. Sinh thời ông là người vui vẻ, dí dủm trong các câu chuyện văn chương cùng bạn bè, đồng nghiệp với nhiều kỷ niệm, hồi ức, nhận xét khiến nhiều người kêu lên sao không viết ra đi và giục ông ghi lại. 
Nghe thế ông chỉ cười cười. Thảng hoặc ở một hội thảo, tọa đàm nào đó ông được mời dự thì có khi ông phát biểu miệng, có khi viết ra bài đọc. Mà mỗi lần như thế anh em lại thúc ông viết dạng đó. Cứ nghĩ, ông chỉ giữ lại những chuyện buồn vui văn thơ một thời của thế hệ mình trong tâm trí mình thôi. May sao ông đã có viết lại. Không nhiều nhưng đã đủ để làm thành cuốn sách này ra mắt vào dịp một trăm ngày nhà văn rời cõi thế, giã từ cuộc đời và văn chương.
TIẾNG NGƯỜI TRONG VĂN
Tác giả: Nguyễn Xuân Khánh
Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam, 2021
Số trang: 332 (khổ 13,5x20,5cm)
Số lượng: 2000 (1792 bìa thường, 208 bìa cứng)
Giá bán: 120.000
Cuốn sách cho thấy, ta biết, ta gặp một Nguyễn Xuân Khánh trong cuộc đời thường và cuộc đời văn chương. Từ cảnh ngộ riêng của ông đến cảnh ngộ riêng của các bạn ông, trong những vui buồn sướng khổ của kiếp nhân sinh và kiếp văn nhân, để rồi mỗi người trong số họ đều đã mang vác trọn cây thánh giá của mình đi đến cuối con đường sống, con đường văn. 
Một hành trình làm người, làm văn trải qua những "vết cắt". Đó là cái tên Nguyễn Xuân Khánh đặt cho bài viết về nhà thơ Trần Dần (1926 – 1997). Nhà thơ "Nhất định thắng" rất thích một khái niệm của nhà triết học Pháp Gaston Bachelar. 
Ông Khánh viết: "Đó là khái niệm "vết cắt tri thức luận" (coupure épistémologique) hay "gián đoạn tri thức luận", (rupture épistémologique). Nghĩa là, ông cho rằng cái nhận thức mới vừa phủ định, vừa bao gồm cả cái nhận thức cũ. Và để đi tới nhận thức mới, con người phải trải qua một quá trình rất gay gắt, phải vượt qua những chướng ngại tri thức luận (obstacle épistémologique)". 
Đây là một khái niệm khoa học nói về quá trình nhận thức, hiểu biết của con người. Nhưng mở rộng nó ra cuộc đời và văn chương, có thể đọc cuốn sách này của Nguyễn Xuân Khánh theo ba "vết cắt" xuyên suốt đường đời đường văn của ông.
Thứ nhất là cuộc đời của nhà văn. "Vết cắt" xảy ra khi ông mới là đứa trẻ lên sáu phải theo mẹ về sống bên ngoại vì bố ông mất sớm. Hình ảnh người mẹ góa mới ba mươi tuổi xõa tóc cầm con dao phay múa trước mâm cúng trước khi dắt con rời khỏi quê chồng đã ám sâu vào tâm khảm ông. Nó đã cho ông nghị lực và quyết tâm sau này làm người và làm nhà văn. 
"Đời tôi lắm lúc chua cay thất bại, tôi thường nhớ đến cái mâm đồng trên đầu tường hoa và hình ảnh của mẹ tôi đêm ấy. Và tôi lại tự nhủ lòng. Không được nản chí. Không thể chịu thua. Nào hãy cố lên".
Thứ hai là cuộc đời các bạn văn. Đó là Trần Dần, Lê Bầu, Nguyễn Dậu, Phạm Toàn, Dương Tường, Bùi Ngọc Tấn, và những người khác nữa. Mỗi người trong đây đều có một "vết cắt" số phận của mình. Nguyễn Xuân Khánh và họ là những người bạn hoạn nạn "cùng một kiếp bên trời lận đận", yêu con người, yêu văn chương, và muốn được sống ngay thẳng, trung thực trong đời và trong văn. 
"Họ là những người lãng mạn hoài nghi. Họ yêu quý mọi người và khinh bỉ tất cả những kẻ không cho con người được sống đúng phận người. Làm nhà hoài nghi giờ là một việc tầm thường. Nhưng làm nhà lãng mạn hoài nghi thì đó mới là anh hùng". 
Tôi nhớ tới câu này của nhà thơ Nga Yevgeny Yevtushenko (1932 - 2017) viết về nhà thơ Bungary Stefan Shanev khi đọc những bài viết chân dung bạn văn của Nguyễn Xuân Khánh. Ông viết về bạn cũng là viết về mình, và qua đó cũng là viết cả về một thế hệ, một thời kỳ lịch sử. Những bài viết sinh động, cảm động, sâu sắc và thấm thía về từng con người trong thân phận văn chương. 
Và rõ ra tính cách, hình bóng từng người như Phạm Toàn thích hồn nhiên, nghịch ngợm; Nguyễn Dậu giữa thực và bịa khó lần…  Bên cạnh đó, những bài viết về Nguyễn Triệu Luật, Tô Hoài, Vũ Bằng là cách Nguyễn Xuân Khánh đọc người đi trước để thêm cho cái sống cái viết của mình những chiêm nghiệm sâu sắc.
Thứ ba là hành trình văn chương của Nguyễn Xuân Khánh. Theo những lời tự thuật của nhà văn thì ông đã nuôi mộng nhà văn từ nhỏ. "Vết cắt" đầu tiên giúp cậu bé Khánh hơn mười tuổi đầu bỏ làm thơ vớ vẩn để quyết chuyển sang viết tiểu thuyết là tác phẩm của các nhà văn thế giới mà cậu may mắn được đọc. 
"Cám ơn những nhà văn nghiêm túc của thế giới. Nhờ họ tôi mới vỡ ra thế nào là văn học tây phương và thế nào là thứ văn học nghiêm túc nhân đạo chủ nghĩa". 
Cũng từ "vết cắt" này, về sau Nguyễn Xuân Khánh đã có "vết cắt" khác để tự mình chọn một lối đi riêng cho mình mà bước ngoặt là tiểu thuyết "Hoang tưởng trắng" viết năm 1974 (in lần đầu năm 1985 với tên "Miền hoang tưởng", in lần sau năm 2016 với tên gốc) đã khiến ông bị lao đao. Rồi đến tiểu thuyết "Chuyện ngõ nghèo" (tên gốc "Trư cuồng") cũng phải hơn ba mươi năm sau khi viết ra mới được xuất bản. Chuyện về cuốn sách đó đã được nhà văn kể lại trong sách này.
Xuyên qua những "vết cắt" đó ta thấy hiện lên con người nhà văn Nguyễn Xuân Khánh luôn để ý học hỏi các bậc thầy, các bậc tiền bối, các đồng nghiệp và đúc rút kinh nghiệm viết của mình để có những chiêm nghiệm suy ngẫm về nghề văn và nghệ thuật viết văn. 
Ngay khi tập sự viết cuốn tiểu thuyết đầu tay (bản thảo về sau thất lạc) chàng thanh niên 16 tuổi Nguyễn Xuân Khánh đã nhận ra một điều: "Viết tiểu thuyết khó nhất là tạo ra được không khí". Từ đó càng đi sâu vào nghề ông càng phát hiện nhiều điều vẫn có thể bổ ích và cần thiết cho người viết bây giờ nói chung. Ví như mỗi nhà văn nên có một miền quê như là cái "sân sau" của mình, từ đó mà rút ra các chất liệu để viết. 
Ví như nhà văn viết gì cũng đều ít nhiều gắn với sự trải nghiệm của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp. Ví như tự truyện vẫn có thể có hư cấu miễn là logic và không tự đánh bóng mình đến thành lố bịch. Cũng bằng con mắt nghề nghiệp của một người sáng tác Nguyễn Xuân Khánh khi đọc các tác giả khác lại có những nhận xét sắc sảo, tinh tế của một nhà phê bình văn học. 
Đọc "Thương nhớ mười hai" ông thấy "Vũ Bằng có cả cái duy lý logic của ký tây phương, có cả cái bay bướm thâm trầm của ký đông phương. Liên tưởng tiếp nối liên tưởng. Những liên tưởng bất ngờ." Đọc thơ Trần Dần ông nhận ra "Anh Dần hay dùng những chữ xưa rất cổ. Chữ cũ, nhưng khi anh dùng, khi nó rơi vào hệ thống từ ngữ của anh thì nó bỗng trở nên long lanh có hồn rất lạ".
Ở chiều ngược lại, Nguyễn Xuân Khánh cũng cần sự nhận xét của người khác về văn mình. Khi có lần ông hỏi bạn là nhà văn Châu Diên (Phạm Toàn), một người rất ghét giọng văn nghiêm túc đạo mạo, rằng văn mình có nghiêm túc quá không thì nhận được câu trả lời nghiêm túc trong tình đồng nghiệp bạn bè: "Cũng hơi hơi, nhưng được cái mày viết có chất "tình tang" nên cũng bớt đi cái sự nghiêm trang. Đời phải vui vẻ chứ mày. Tội gì mà cứ mặc complet quanh năm suốt tháng." Người văn được người nhìn và nhìn được người như vậy là đã tới độ thành thật trong nghề.
Cuốn sách này là tác phẩm cuối cùng của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh mà tiếc thay ông đã không còn được nhìn thấy. Có thể còn sống thì ông chưa muốn nó in ra vì ông còn viết thêm, trong lặng lẽ của lòng mình, biết đâu... Nhưng may là từ những bài ông đã viết để lại, bạn đọc yêu quý nhà văn đã có nó hôm nay, để đọc nó như vẫn được nghe nhà văn trò chuyện, tâm sự về người, về đời, về văn.
Sau tất cả những "vết cắt" của nhận thức, của cảnh ngộ, của nghề nghiệp, cái còn lại trên trang văn của Nguyễn Xuân Khánh là tiếng người. Tiếng người mà ông nghe vọng lên từ trang viết của bạn mình – nhà văn Châu Diên – kể về một anh địa chất hàng năm ở trong rừng chỉ nghe chim kêu vượn hót suối chảy lá reo. Có đủ thứ âm thanh chỉ bặt tiếng người. Cho đến một hôm anh bỗng nghe thấy tiếng hai phụ nữ dân tộc nói với nhau thì trào nước mắt, vì tuy nghe không hiểu gì nhưng đó chính thực là tiếng người của anh lâu nay anh khao khát, chờ đợi. 
Ông Khánh viết: "Châu Diên ơi! Không biết mình có diễn tả đúng tinh thần của cái truyện ngắn của cậu không. Nhưng tớ cảm nhận được nó như thế đấy. Vả lại, đọc sách là như thế. Trong mình đã có sẵn một tiếng người. Cậu đã gẩy cây đàn và làm thức dậy, đã gây cộng hưởng cái nốt đàn tiếng người vốn ngủ lịm trong tôi. Nghe tiếng của cậu, dây tơ của tôi thức giấc." Nhà văn đã nghe được tiếng người trong văn của nhau. 
Nhà văn muốn truyền được tiếng người đó vọng tới lòng bạn đọc để thức dậy tiếng người trong họ. "Người đọc người thương nhau" (Chế Lan Viên) trong cùng tiếng người. Văn chương không làm thức giấc được ở người đọc tiếng người cộng hưởng, lan tỏa, không là văn chương.
Đó có thể coi là một tâm niệm văn chương của Nguyễn Xuân Khánh. Ông đã làm được trong sáng tác. Trong cuốn sách này, gồm những bài viết ở dạng hồi ức văn chương, ông để lại cho bạn văn và bạn đọc những nghĩ suy trên hành trình đi qua những vết cắt để vẫn giữ được tiếng người. Trong đời và trong văn.
Hẹn bạn lần tới với một cuốn sách mới khác.
0 notes