Tumgik
#Già theo thời gian
banmaihong · 1 year
Text
Già đi là tuổi tác, không già là khí chất
Con người sinh ra vốn đã thuận theo quy luật tự nhiên có Sinh- Lão- Bệnh- Tử. Năm tháng trôi qua, thời gian đã lấy đi tuổi tác của mỗi người. Thế nhưng khí chất lại là một loại sức hấp dẫn và là ánh hào quang phát ra từ trái tim, người có khí chất giống như cuộc sống bốn mùa tươi đẹp. Cái gì già đi theo thời gian là tuổi tác, cái gì không già đi là khí chất. (more…) “”
Tumblr media
View On WordPress
1 note · View note
dongsonglodang · 10 months
Text
Tumblr media
Những trích dẫn mình khá thích từ cuốn "Sáng hoan ca, chiều thưởng rượu" của Quan Đông Dã Khách:
Cái gọi là tình cảm đẹp, chính là yêu mến có người ngầm hiểu, tâm sự có người lắng nghe, nhung nhớ có người đáp lại.
Người khác đều nói tính tôi chậm chạp, thực ra tôi cũng có thể nhanh như tên lửa, nếu như phía trước có người đợi tôi.
Khi một người rời xa bạn, đừng hỏi người đó những lý do mà bạn thầm đoán, bởi vì bạn đoán gì cũng đúng cả.
Trong tương lai, kẻ không hiểu được tình yêu sẽ hiểu được. Kẻ hiểu được tình yêu sẽ không dám yêu nữa.
Khả năng diễn xuất của bạn rất tốt, tốt đến mức dù cho bạn đau khổ cỡ nào cũng không ai biết được.
Hãy luôn nhớ rằng nếu bạn đã có thể một mình vượt qua những tháng ngày khó khăn, vậy thì với tất cả những khó khăn của năm tháng sau này, bạn đều có thể vượt qua được. Đừng mong đợi sẽ có người xuất hiện và cứu giúp bạn, nếu bạn cần phải được cứu giúp, người duy nhất có thể làm điều đó, mãi mãi chỉ là bản thân bạn mà thôi.
Thích một người ư, có lẽ giống như gió mát, tựa như sương mai, như tim đập liên hồi, như hồng trần cuồn cuộn, không còn chỗ cho một ai khác nữa.
Rồi sẽ có ngày tâm bạn bình lặng như nước, nhìn lại câu chuyện của chính mình như một người ngoài cuộc. Sau đó mỉm cười lắc đầu.
Có những người giống như mây sẽ theo gió bay đi mất, nhưng dù thế nào trời vẫn sáng. Lúc này chính là thời khắc đẹp nhất của nhân gian.
Bạn sẽ sống hạnh phúc cả đời dẫu cho không có người kia bên cạnh, bởi đây vốn dĩ là kết thúc mà bạn xứng đáng nhận được
Mối quan hệ giữa người với người vốn dĩ rất lạ kỳ. Có một số người, dành hết tâm tư chưa chắc đã có thể ở bên nhau, thế nhưng chỉ cần lơ là một chút là sẽ mất đi mãi mãi.
Tuổi trẻ của mỗi người không ai có thể thoát khỏi chuyện yêu đương nhưng không phải ai cũng thích hợp cùng bạn già đi.
Cõ lẽ thành phố này chính là như vậy, mỗi người đều có một mặt tối của bản thân. Chúng ta bày mặt tốt đẹp của mình ra cho mọi người xung quanh chiêm ngưỡng, rồi lại tự mình chống đỡ những đau khổ mà cuộc sống trút xuống chúng ta.
Người trong bóng tối, cũng đã từng là người đứng dưới ánh mặt trời, chẳng qua là vì bị thương rồi nên muốn nghỉ ngơi một chút mà thôi.
Anh ấy sẽ yêu đương, sẽ kết hôn, sẽ có con, sẽ già đi sau đó chết đi bình thản. Mà tôi, đã định sẵn là cả đời cô độc đến già, đối với người mình thích, có lời, nhưng không thể nói.
Yêu người nhiều năm đến thế, đổi lại được một lần tỉnh mộng, như hóc xương ở cổ, như kim châm vào xương.
Sợ anh ấy biết, lại sợ anh không ấy không biết, sợ anh ấy biết lại vờ như không biết, hóa ra chuyện gì anh ấy cũng biết, chỉ có mình tôi không biết.
Thành phố, bởi vì sự tồn tại của một người, mà trở nên có ý nghĩa. Hoàng hôn mùa hè, buổi chiều mùa thu, tàn dư của ánh tà dương, ánh đèn neon giữa đêm khuya, tất cả đều rực rỡ lộng lẫy. Đường đời khúc khuỷu, biển người mênh mông, chỉ cần người ở bên cạnh tôi thì dù sống giữa núi non hoang dã tôi cũng vui lòng, nguyện cùng người ngắm nhìn thế gian trăm lần thay đổi.
Một người không thể quên được người kia thông thường chỉ có hai khả năng: Hoặc anh ta không có được người này hoặc anh ta đã đánh mất người này.
Trong quá trình vết thương lành lại, làm sao tránh khỏi việc ngứa ngáy khó chịu, nhưng chỉ cần nhẫn nhịn một chút, mọi sự đều sẽ trôi qua. Người mà ta không thể quên được, cũng giống như vết thương chờ lành.
554 notes · View notes
iambep · 9 months
Text
Giao tiếp là quan trọng, giao tiếp tốt tạo các mối quan hệ tốt, mối quan hệ tốt giúp cuộc sống và môi trường hoạt động của mình sẽ dễ thở hơn. Ai cũng có cái tôi, có tính sĩ diện và muốn được thừa nhận. Mình biết không phải để khai thác mà là để điều chỉnh hành vi câu nói của mình phù hợp với từng đối tượng. Người trẻ luôn cần được nhìn nhận, người già trọng việc trao đổi thăm hỏi, thanh niên trung niên cần lời động viên, được quan tâm giữ liên lạc.
Cái kỹ năng mềm này học được thì ra đời ít nhiều sẽ có thuận lợi, biết tiến biết lùi, tôn trọng người khác thì người khác cũng sẽ ghi nhận mình theo thời gian. Chìa khóa là chân thành và biết quan sát, và phải luyện tập thành thói quen, chứ đóng kịch thì sai vì diễn viên là một nghề rất khó. Tất nhiên, cho dù chúng ta đẹp đẽ thế nào thì vẫn có người ghét và người chê, không sao cả, mình là mình, có nguyên tắc và giới hạn riêng nhưng học cách sống đẹp thì chưa bao giờ là thừa cả. Hãy học từ ngay ở xung quanh, anh em những người mình yêu mến, tại sao mình lại mến họ, muốn trò chuyện và ở cạnh? Quan sát đi, ghi nhận đi rồi tự mình đặt câu hỏi và rút ra những điểm sáng của riêng mình. Tâm thế mình là học trò, ở đâu cũng sẽ gặp thày tốt, nếu thật sự muốn. BeP
305 notes · View notes
antruongnguyenthuy · 7 months
Text
Tumblr media
Thờ ơ chưa bao giờ là một tính tốt.
Tuần rồi, giữa quay cuồng cuối tuần, tự nhiên con bạn thời đại học gửi cái thiệp từ năm 2019 mà mình đã viết nhân dịp sinh nhật nó. Đứng thiệt lâu mà mình thật sự đã không nhớ mình từng có tặng món này hay sao ta?! Mình hay vậy lắm, mình chỉ chân thành đúng giây phút hiện tại, sau đó nhớ hay quên là chuyện của người khác, mình không mang theo bên người nhiều tâm tư đến vậy.
Có đôi khi mình không hiểu hết được sự mong đợi của những người mình thương dù họ là một tệp rất thưa thớt người, cũng không phải là quá đông đến nỗi không quan tâm xuể. Nhưng điều ngọt dịu nhất mà mình nhận được từ họ đó là dẫu mình có thờ ơ ra sao, mình cũng không bao giờ phải trả lời tại-sao-thế-này, tại-sao-thế-nọ.
Bất chấp mình luôn nhìn ra thế giới muôn màu và chực chờ sải cánh bay, vẫn có vài người cứ ôn hoà đứng đợi.
2019 là cách đây 4 năm, 2016 là cách đây 7 năm. Nhớ cái buổi đầu tiên sinh hoạt công dân ở hội trường, mình chọn ngồi ở hàng ghế đầu tiên, một mình. Tự nhiên có con kia đi muộn, hụp hụp bước vào rồi lao thẳng tới chỗ cạnh mình và ngồi xuống. Từ đấy là hai đứa dính với nhau suốt 4 năm đại học, cùng ghét một người, cùng vượt qua muôn vàn ngốc dại đầu đời. Nhớ cả những ngày hẹn nhau cà phê học bài từ 7h sáng mà đến tận 4h chiều mình mới ra tới.
Thật, tệ đến thế chắc chỉ có mỗi mình.
Nhiều điều không vui trong đời đến nhanh quá mức và mình không có sự chuẩn bị nên thoắt cái, mình đã trở thành một người khác — một kẻ quên đi gần hết cách quan tâm đến người khác. Nhưng may mắn là dẫu khác đến thế nào, vẫn có nhiều người nhận ra mình và nhẹ nhàng vuốt ve mình từ trong những điều sâu thẳm nhất, như vậy đó.
Chiều nay, có con bé cũng viết cho mình cánh thư dài cả trang A4 dù chỉ mới biết mình mấy tháng trở lại đây. Có lẽ là vì nó biết mình mới mấy tháng đấy, chứ rõ hơn về mình có khi nó sẽ viết ngắn lại. Chỉ là trong từng lời mà cô bé đã viết, nó phảng phất sự chân phương của bóng dáng mình dăm ba năm về trước.
Những năm ấy, mình cũng từng là kẻ dành nhiều chữ nghĩa cho những người gần cạnh. Nhưng rồi ngày tháng trôi qua, đứng trước nhiều điều mòn mỏi, mình dần quên đi mong muốn tỏ bày. Rồi mình cũng nhận ra ở tầm tuổi này đổ đi, hành động mới là câu trả lời, ngôn từ không cần thiết phải nhiều đến vậy. Người ta giấu đằng sau những lời sáo rỗng nhiều ý nghĩ hợm hĩnh quá, thà không nói có khi sẽ đỡ ngượng cho nhau hơn. Mình hầu như chẳng còn bày tỏ gì, tệ hơn là mình chỉ “nhận và trả”, mình quên đi cách “cho”. Nhưng mà mình không có ý định thay đổi điều gì đâu, cuộc sống là vậy, ở mỗi thời điểm mỗi người sẽ chọn cách sống mà mình thấy đỡ mệt nhất. Cùng lúc ta chấp nhận được nhau thì ở lại, không thì đường vẫn rộng, cứ đi.
Chỉ là biết ơn đời khi mang đến gần cạnh mình những người như vậy, bất kể mình làm gì vẫn để lại cho mình đường lui, bất kể mình muốn gì vẫn giấu cả thế gian để lén lút thành toàn cho mình, bất kể mình đỏng đảnh ra sao vẫn đứng đằng xa nhìn theo không rời mắt. Họ không bao giờ bày tỏ lấy một điều gì vậy mà chưa bao giờ quên mình không ăn cay, nhớ rõ mình thích áo trắng kẻ sọc xanh, sợ mình ngủ bị giật mình, biết góc mặt phải của mình xinh hơn góc mặt trái,… và ti tỉ những điều chân thành ý nhị khác.
Ta rồi sẽ lớn, ta rồi sẽ già. Ta không có nhiều chọn lựa về những người bên cạnh, mà có chọn thì cũng chẳng mấy khi toại nguyện. Nhưng trong muôn vàn chuyển biến khôn lường và ngần ấy thảo mai gượng gạo, xin nói một lời biết ơn vì ở quanh đây, có vài người đã chân thành quý mình mà không đòi hỏi mình phải động tay động chân làm một thứ gì.
Thật may mắn vì quanh mình, không ai dúi kẹo vào tay mình và nói chuyện ơn nghĩa (dù mình sẽ trả lại bằng đúng viên kẹo đó ngay thôi). Trong thế giới của một người vốn có nhiều điều lớn lao và cũng nhiều điều thật ra nhỏ nhặt đến không đáng kể, thật tốt khi ta đã luôn ân cần trước khi ta đòi hỏi.
— AN TRƯƠNG
58 notes · View notes
perfectdreamshoeshark · 11 months
Text
Tumblr media
ĐỜI NGƯỜI DÀI NHƯ VẬY, RỐT CUỘC ĐIỀU GÌ LÀ QUAN TRỌNG NHẤT?
Năm 3 tuổi, tôi nắm chặt cây kẹo mút trong tay, kiên định cho rằng đây là điều quan trọng nhất đời mình.
Năm 5 tuổi, tôi mất cả buổi chiều ngày hè nắng gắt mới có thể bắt được một con chuồn chuồn, vào khoảnh khắc đó hình như nó mới là điều quan trọng.
Năm 7 tuổi, tôi nhìn chằm chằm tấm giấy khen trên tay bạn cùng bàn, vừa thấy ngưỡng mộ lại còn có chút ghen tị. Hình như tờ giấy khen cũng là điều quan trọng thì phải.
Năm 9 tuổi, tôi nằm dài dưới bóng cây râm mát, những vệt nắng len lỏi qua kẽ lá chiếu rọi lên gương mặt tôi. Một kỳ nghỉ hè nhàn nhã vô lo vô nghĩ mới thật quan trọng làm sao.
Năm 13 tuổi, tôi ý thức rằng giấy báo trúng tuyển của một ngôi trường cấp 3 trọng điểm mới là điều quan trọng nhất cuộc đời tôi.
Năm 16 tuổi, tôi ngồi trong lớp học, một làn gió mát khẽ khàng thổi vào phòng, tôi ngẩn người nhìn tóc đuôi ngựa của bạn nữ ngồi phía trước. Bỗng nhiên tôi cảm thấy rằng nếu cứ mãi như này cũng rất tốt.
Năm 18 tuổi, tôi học ngày học đêm, nỗ lực không biết mệt, tất cả chỉ vì giấy báo trúng tuyển đại học.
Năm 22 tuổi, rời xa giảng đường Đại học, tôi chập chững học cách bước vào đời, có một công việc tốt đã trở thành điều làm tôi mong mỏi nhất.
Năm 24 tuổi, tôi kết hôn. Tôi ngắm nhìn đại sảnh nườm nượp khách mời, và còn có cả cô dâu của tôi nữa. Đương nhiên đó không phải là cô gái mà năm 16 tuổi tôi vẫn thường lén nhìn, tự dưng trong lòng tôi cũng có đôi chút tiếc nuối. Thế nhưng vào lúc này, vợ tôi đã trở thành người quan trọng nhất cuộc đời tôi.
Năm 25 tuổi, tôi nâng cốc với bạn bè, cả lũ cùng nhau khoe khoang, khoác lác đủ thứ chuyện. Ở độ tuổi chưa quá am hiểu sự đời, chúng tôi chỉ cảm thấy mặt mũi thể diện là quan trọng nhất.
Năm 26 tuổi, tôi sốt ruột đứng đợi ngoài cửa phòng sinh. Một lúc sau, tiếng trẻ con khóc oe oe phá vỡ đi sự yên tĩnh đáng sợ đó. Tôi biết rằng, một điều quan trọng nữa lại đến với tôi rồi.
Năm 33 tuổi, tôi gần như kiệt sức vì những khoản vay mua nhà và mua xe, lúc này tôi thấy rằng tiền mới là quan trọng nhất.
Năm 38 tuổi, người ba lúc nào cũng cứng đầu cố chấp bắt đầu hỏi ý kiến tôi về mọi việc, tôi chợt nhận ra hình như ba đã già rồi. Mẹ không còn hỏi răn dạy tôi đủ thứ nữa, tôi cũng biết rằng mẹ đã già rồi.
Con trai không còn suốt ngày bám dính lấy tôi, nó bắt đầu có bạn bè và cuộc sống riêng của nó. Tôi hiểu rằng, từ nay về sau khoảng cách giữa tôi và con trai sẽ càng ngày càng xa hơn. Năm 38 tuổi tôi chợt bừng tỉnh nhận ra, hình như thời gian mới là điều quan trọng nhất trên thế gian này.
Năm 40 tuổi, nhìn vào một mớ kết quả kiểm tra sức khỏe, tôi mới nghĩ rằng, hình như tôi chưa từng cảm thấy bản thân mình quan trọng nhất.
Năm 45 tuổi, tôi cứ mơ hồ vậy mà đã sống hết nửa đời người. Ôm cái bụng bia ngồi câu cá, tôi chợt nghĩ lại những ước mơ từ thuở niên thiếu, chưa bao giờ tôi thấy giấc mơ lại quan trọng đến thế.
Năm 50 tuổi, nhìn con trai nắm tay một cô gái xinh đẹp bước vào lễ đường, tôi nheo mắt nhìn con trai trên sân khấu, tự hỏi rằng cô dâu có phải là người con gái nó từng yêu năm 16 tuổi không? Thế nhưng tôi vẫn thấy hạnh phúc của con trai vẫn quan trọng hơn hạnh phúc của tôi.
Năm 55 tuổi, tôi thở hổn hển chạy theo sau lưng cháu nội, chỉ sợ nó vấp ngã. Vào khoảnh khắc đó, tôi cũng không muốn đặt những kỳ vọng lớn lao gì cho cháu mình, chỉ cần nó có thể sống vui vẻ bình an là được rồi.
Năm 60 tuổi, tôi chôn cất bố mẹ cùng một chỗ. Lớn tuổi rồi, cũng đã trải qua rất nhiều việc, vậy nên tôi không rơi nước mắt nữa. Thế nhưng lúc đó tôi thấy, lời trách móc của ba với sự càm ràm của mẹ hóa ra cũng quan trọng đến thế.
Năm 70 tuổi, vợ tôi thế mà lại đi trước tôi một bước, để lại một mình tôi trên cõi đời. Công việc của vợ chồng con trai cũng có thành tựu, cháu trai đã đi du học. Tôi không có gì nhiều để làm chỉ có thể lang thang trên phố xá, lúc này mới thấy sự đồng hành của vợ quan trọng biết bao.
Năm 75 tuổi, ở bệnh viện bác sĩ bảo tôi ra ngoài đợi, chỉ cho con trai ở lại. Tôi biết thời gian không còn nhiều nữa rồi. Tranh thủ lúc này tôi gọi điện cho cháu trai, muốn nói với nó rằng: Năm 16 tuổi nếu có thích ai thì nhất định phải giữ chặt lấy, giống như khi 3 tuổi nắm chặt lấy cây kẹo mút vậy. Nghĩ đi nghĩ lại thì thấy nói vậy cũng không hay lắm nên tôi chỉ nói: ông nội nhớ con rồi, có thời gian thì đến thăm ông nhé. Bác sĩ trấn an tôi rằng vấn đề không nghiêm trọng, tôi cười và nói với bác sĩ rằng không có gì lớn lao đâu. Nhưng thực ra tôi lại xem những ngày còn lại trên cuộc đời là điều quan trọng nhất.
Năm 76 tuổi, cháu trai tôi trở về với tôi, để nó phải nhìn thấy dáng vẻ thoi thóp hơi tàn của tôi làm trong lòng tôi không khỏi khó chịu. on trai và con dâu của tôi đang đứng bên giường khóc lóc thảm thiết, tôi không còn sức lực để nghĩ xem điều gì là quan trọng nhất nữa. Tôi chỉ muốn hậu sự đơn giản thôi, con trai và con dâu đều không còn quá trẻ, sức khỏe không chịu nổi. Cháu trai mới đi làm nên không dễ xin nghỉ phép, đừng để lại ấn tượng xấu với lãnh đạo.
Vậy nên, đời người rốt cục cái gì mới là điều quan trọng nhất? Thực ra cái gì cũng quan trọng, nhưng không phải đến nỗi là không có không được, bạn sẽ vẫn có thể sống tốt nếu thiếu một cái gì đó quan trọng thôi. Vì thứ bạn từng cho là quan trọng nhất, sẽ luôn có một ngày bạn đánh mất nó. Hối tiếc đã luôn là một phần của cuộc sống này rồi.
92 notes · View notes
marjnehz · 9 months
Text
Tumblr media
CÓ MỘT KIỂU NGƯỜI SẼ KHÔNG BAO GIỜ GIÀ ĐI
Có một kiểu người cả đời chẳng hề già đi, năm tháng dường như đã lãng quên họ. Cái già đi chỉ là tuổi tác, còn khí chất và thần thái là không hề thay đổi. Tất cả là bởi họ mang trên mình những điều rất đặc biệt này.
1. Một tâm hồn chất phác ngây thơ
Thật khó khi kinh qua trường đời mà vẫn giữ được một tâm hồn chất phác ngây thơ. Đó không phải là kiểu “hồn nhiên như cô tiên” mà là sau những cay đắng của cuộc đời vẫn tin tưởng vào điều tốt đẹp. Đó là một tâm hồn trong sáng, không đánh mất sự hồn nhiên hiếu kỳ đối với vạn vật. Người như vậy thường hạnh phúc và tươi trẻ.
2. Coi trọng dáng vẻ hàng ngày
Ăn mặc tươm tất, chú trọng vẻ ngoài cũng là một điều quan trọng. Người già chúng ta không nên “tuổi chưa cao mà hồn đã lão”, tâm trí lúc nào cũng đặt trong cảnh tương lai mờ mịt, quá khứ u buồn, cảm thấy chăm chút bản thân là việc của giới trẻ.
Người trẻ tuổi có sự hấp dẫn tự nhiên nên không cần phải để tâm vào việc ăn mặc. Còn người có tuổi, bất luận ở nhà hay ra ngoài đều nên tùy thời phục sức, tao nhã đúng mức, mang lại niềm vui cho bản thân và mọi người. Khi bạn ăn mặc trang nhã, hiển lộ tinh thần sung mãn, thì tự nhiên cũng tự tin hơn, nhìn vào thấy trẻ ra cả chục tuổi.
3. Kiên trì đọc sách học tập, du lịch
Những người nhìn vào trẻ trung phần lớn đều kiên trì với phương châm “không ngừng tinh tiến, không ngừng học hỏi”. Trong bụng đã có một bồ sách, một kho thi thư thì ắt tâm hồn phong phú, dung mạo phong lưu.
Đọc sách giúp mở rộng nhân sinh quan, thế giới quan, du lịch giúp mở mang tầm mắt. Người ham thích đọc sách và du lịch, đối với bất cứ sự việc gì đều tự có kiến giải, không phải kiểu người bảo sao hay vậy, tự nhiên thần thái ung dung, tràn đầy sức sống của tuổi thanh xuân.
4. Tấm lòng lương thiện
Những người nhìn vào trẻ trung, thường là thuần phác, thiện lương. Quá trình tu tâm dưỡng tính của họ thăng hoa thể hiện thành thần thái, tướng mạo bên ngoài. Cũng bởi tướng tùy tâm sinh, nên người có tâm từ bi, có lòng nhân ái, luôn luôn phát ra một loại hào quang. Với người khoan dung, hơn nửa gương mặt là có phúc tướng. Với người mà tính tình dịu dàng thì tướng mặt đã toát lên sự thân thiện.
5. Có mục tiêu theo đuổi
Người mà nhìn vào trẻ trung sẽ luôn trong trạng thái tinh thần phấn chấn và tràn trề sức sống. Dù là đã nghỉ hưu rồi, trong cuộc sống nên đặt những mục tiêu mới. Trong phạm vi mà khả năng cho phép, hãy tích cực tham gia các loại hoạt động như ca hát, chụp ảnh, khiêu vũ… Như vậy, cuộc sống bày ra trước mắt bạn sẽ có sức sống hơn, cũng sẽ khiến bạn không bao giờ thấy mình già đi vậy.
6. Biết cảm mến cuộc đời
Đam mê cuộc sống vẫn chưa đủ, nếu như có thể có chút lòng cảm mến với nó thì sẽ hoàn mỹ hơn. Không hưởng thụ những ưu việt mà đồng tiền mang lại, nguyện ý bỏ tâm tư trồng mấy chậu cây cảnh hay bắt tay chế tác mấy món đồ chơi, có những đam mê sở thích khác. Người như vậy, thời gian làm sao nhẫn tâm để bạn già đi đây?
7. Kiên trì vận động
Thân thể khỏe mạnh mới là nền tảng duy trì sự trẻ trung. Người mà trông không có vẻ già đi nhất định đều kiên trì vận động, khiến bản thân từ trong đến ngoài đều tỏa ra sức sống.
8. Tâm thái trẻ trung
Người có tâm thái trẻ trung sẽ tích cực trải nghiệm những điều mới mẻ, luôn hiếu kỳ khám phá những điều mới lạ. Trên người họ, bạn có lẽ cũng có thể nhìn thấy nếp nhăn nơi khóe mắt chân mày. Nhưng điều khiến bạn nhìn không chớp mắt là gương mặt với thần thái ung dung và tâm trạng yêu đời của họ.
Nhà văn Murakami Haruki đã từng nói: “Con người ta không phải là dần dần trở nên già đi, mà là trở nên già đi chỉ trong nháy mắt“. Con người trở nên già đi, không phải bắt đầu từ nếp nhăn đầu tiên, hay cọng tóc bạc đầu tiên, mà là bắt đầu từ ngay cái thời khắc buông bỏ chính mình. Chỉ có những ai không từ bỏ chính mình, mới có thể sống thành người không sợ già, và cũng sẽ không thấy mình già đi.
Theo Secret
26 notes · View notes
annebae23 · 5 months
Text
Rất lâu rồi mình mới quay lại viết ở đây
Chẳng qua mấy hôm vừa rồi bận rộn nhiều thứ, vì cuối năm…
Hôm nay có chút thời gian ngồi ngẫm nghĩ, suy nghĩ một vài chuyện…
Dạo gần đây mình hay có suy nghĩ, mình độc thân cũng khá lâu rồi nhỉ, vài năm có lẽ, haha, tại sao vậy nhỉ…
Mình không tìm được cảm giác bình yên, yêu đương cuồng nhiệt nơi một người, mình cứ thích ở một mình hơn, mình cảm thấy mệt mỏi với những thứ tình cảm vui buồn yêu thương hờn dỗi trong tình yêu.
Không ít người nói với mình rằng: “Tại sao không thử bắt đầu một mối quan hệ, thời gian sẽ vun đắp, rồi sẽ lại yêu, rồi sẽ có một cuộc tình mặn nồng, cuồng nhiệt, tại sao không thử?”.
Trong quan điểm tình yêu của mình, không có từ “thử”, một là yêu, hai là không, mình một khi đã yêu thì hay lo xa, nhìn xa mọi chuyện, mặc dù cuộc đời đâu ai biết trước được điều gì sẽ xảy đến với mình, nhưng những điều căn bản vốn có thể nhìn thấu thì mình vẫn phải nhìn, nếu không thấy lối đi chung, mình sẽ chọn không bước cùng nhau, sẽ không bắt đầu.
Mình không tự cao, nhưng cũng có một vài người đặt vấn đề bắt đầu một mối quan hệ tình cảm, cùng hợp tác cùng phát triển, xây dựng một tình yêu rồi tiếp theo là một mái ấm cùng với mình. Nhưng mình chọn không. Mình cũng có từng thử chứ, nhưng cho dù có cố gắng cách mấy mà mình không thấy tương lai thì mình cũng thẳng thắn một câu “mình dừng lại, chúng ta không có lối đi chung”.
Trước đây mình có yêu một người, mình nghĩ sẽ không bao giờ kết thúc. Nhưng rồi cũng đến lúc phải nói lời tạm biệt nhau. Người đó không phải tình đầu, nhưng mình đã từng nghĩ họ là tình cuối.
Rất lâu rồi mình không có cảm giác đó, mình sẽ tìm lại được cảm giác đó chứ hay mãi mãi mình sẽ chẳng bao giờ có được cảm giác đó nữa. Dạo gần đây mình cứ suy nghĩ thế đấy. Hay mình vẫn nhớ người ta nhỉ. Không đâu. Do mình độc thân quá lâu và sợ cô đơn về già thôi haha.
Viết ra cho nhẹ lòng thôi, mình làm việc tiếp đây.
Have a nice day!
11 notes · View notes
sallytran1905 · 7 months
Text
Em thân mến!
Cầu mong trong thế giới của em, mỗi ngày đều là ngày trời đẹp. Dù có quên mang ô, em cũng cứ nói với chính mình: Chị đây hôm nay muốn dầm mưa! Vầng mặt trời xua tan mây đen mịt mù là chính em luôn rạng rỡ.
Cầu mong em trưởng thành không phải do ép buộc. Học cách cười thôi mà không nói, thừa nhận nhưng không tin, học cách hiểu lòng người vô tận. Tôi biết em là người nóng tính, nhưng cứ thong thả thôi rồi tất cả sẽ ổn, đừng vội.
Cầu mong em luôn may mắn. Luôn biết ơn cuộc đời, yêu điều tốt đẹp, cũng thương mến bản thân. Em cười tươi lên, rất đẹp.
Cầu mong em giữ cho mình cứng cỏi, cũng để lại chút yếu mềm. Thiện lương phải theo nguyên tắc, cảm tính cũng cần giới hạn. Đối với kẻ khó ưa, phải đáp trả cả vốn lẫn lãi, mà mạnh tay rồi cũng không để mất lễ nghi...
Cầu mong em không bỏ qua tiểu tiết, không dễ dãi với mình. Nếu muốn sau này có quyền lựa chọn, kể từ bây giờ phải cố gắng học hỏi tiếp thu. Tất cả những điều em làm không vì ai hết, thế nên đừng tìm lý do cho hết thảy hậu quả, phải tự mình gánh vác đảm đương.
Cầu mong em cả đời cố gắng, cả đời được yêu. Vào ngày mỏi mệt nhất gặp được nửa kia đích thực. Những năm mười mấy hai mấy tuổi có lẽ em sẽ rơi vào bể tình, nhưng nhất định không được đuối nước, người không yêu được thì đừng đợi, tuyệt đối đừng để mất tôn nghiêm. Tìm một người sẵn lòng bên em đi qua năm tháng và cùng anh ấy già đi thôi.
Cầu mong em được sống như mình muốn. Không lấy lòng nịnh bợ kẻ không thích, cũng chẳng cần vô cớ ghét bỏ ai. Em luôn lén để ý ánh mắt người khác nhìn mình, thế nên tôi phiền lòng lắm. Mong em hiểu được, thứ không đáng thì đừng giữ trong lòng, lời xì xào của anh ta hay cô ấy thì cứ coi như gió thoảng qua tai.
Cầu mong em bỏ ra công sức nhọc nhằn, sẽ đổi lại niềm vui em muốn. Em là cô gái không cam chịu sống đời tầm thường. Có người nói em thật mạnh mẽ, sao tôi không phát hiện? Thôi được rồi, tôi cũng không hoàn toàn hiểu rõ em. Thế nhưng đừng làm mình vất vả quá, dù cái giá được trả hậu hĩnh cỡ nào.
Cầu mong đường em đi rất dài rất lâu, có đủ thời gian cho vô vàn câu chuyện. Nếu không có người cùng em đi muôn hướng, vậy cứ coi mơ ước là ngựa xe, chốn nào cũng có thể dừng lại. Vì đó là em, nên nơi em đến nhất định cũng ấm áp vì em.
Cầu mong em vào lúc chán nản nhất vẫn giữ được lòng hiếu kỳ đối với thế gian. Nếu không chịu đựng được thì ngủ một giấc thật ngon rồi nói tiếp. Vẫn có người yêu thương em, đừng phụ lòng họ mà chọn đường từ bỏ.
Cầu mong em cả phần đời sau trong tim không mảnh vá. Cầu mong em mỗi lần rơi lệ đều là vui đến bật khóc. Cầu mong em lúc mệt mỏi vô cùng vẫn có nơi nương tựa. Cầu mong em học được cách xóa bỏ ưu tư cho lòng thanh thản, mong em đi cả nửa đời, quay về vẫn là thiếu niên.
Chúc em cả đời an bình, năm tháng vô ưu.
13 notes · View notes
nguyet-quang · 8 months
Text
Tumblr media
VIÊN NGỌC QUÝ: 12 NHÂN DUYÊN TRONG ĐẠO PHẬT
(12 nhân duyên tùy ý đoạn được một cái nào thì các cái kia đều tan rã)
Nhân là đưa đến kết quả (năng sanh). Duyên là giúp nhân thành quả (sở sanh). 12 nhân duyên còn gọi là 12 hữu chi (có cành nhánh), 12 trùng thành (gặp nhân duyên tạo thành), 12 kinh cước (chỉ móc nối với nhau), 12 liên hoàn (liên đới và trở lại). Tùy khả năng đoạn một khoen là cả vòng 12 khoen tan rã. Sao mai vừa mọc ngày mồng 8 tháng 12, Bồ tát Cồ Đàm chứng ngộ Lý Duyên khởi tức 12 nhân duyên này. Từ đó, Ngài dùng ánh sáng duyên khởi làm đuốc soi đường, mở cửa bồ đề cho thế gian chúng sanh. 12 vòng (khoen) nhân duyên là:
1. Vô minh
2. Hành
3. Thức
4. Danh sắc
5. Lục nhập
6. Xúc
7. Thọ
8. Ái
9. Thủ
10. Hữu
11. Sanh
12. Lão tử
Chúng ta hiểu từng nhân duyên như sau.
1. VÔ MINH
Vẽ hình ảnh bà già mù chống gậy đi trong rừng xương. Rừng xương vì xương sống, xương sườn chúng ta đã bỏ từ bao kiếp luân hồi. Mù là không sáng, khởi niệm quên lửng chân không diệu tánh. Rừng là cũ kỹ, rậm rạp là nhiều. Con đường toàn xương chúng ta đã đi từ vô thủy, chúng ta đã biết chán chưa? Chúng ta còn đăm đăm trước mắt chuyện con rắn, heo, gà trước mắt. Còn tham lam, giận hờn cả ngày, đâu có thời gian nhận được mình là bà già mù đi trong rừng xương.
Quán duyên khởi, thấy mối tương quan của vạn pháp, huyễn sanh, huyễn diệt. Người có trí biết thương kẻ đồng nghiệp, tha thứ khoan dung những mê dại. Một lòng từ bi hỉ xả để độ tha. Vô minh là khởi niệm khiến quên mất chân tánh và mất sự sáng suốt của trí tuệ. Do vô minh nên mới tạo nghiệp thiện hay ác để tiếp nối vòng luân hồi sanh tử là hành. Cho nên vô minh (là hoặc, nhân) duyên hành (nghiệp, quả).
Thập triền (phẩn, phú, hôn trầm, thụy miên, hỷ du, trạo cử, vô tàm, vô quý, khan và tật đố). Triền là dây trói buộc chúng sanh, khiến chúng ta không ra khỏi sanh tử được mà bị ràng buộc hoài, không thoát khỏi được sợi dây ái nhiễm, dục nhiễm mà được lên bờ giải thoát an lạc. Thập triền này là thức ăn của vô minh. Khi vô minh bị đoạn trừ thì minh khởi.
Chúng ta cần phải làm giàu trí óc mình, thay đổi hiểu biết và chuyển hoá mình bằng những kho tàng tri kiến của các bậc cổ đức, cần mở mang và hoàn thiện tâm hồn bằng những dấu vết bước đi của người xưa. Chìa khóa hạnh phúc là tánh giản dị. Do đây ta có đầu óc rảnh rang để lo sự nghiệp tâm linh, không chăn ba con gà, rắn và heo nữa.
2. HÀNH
Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: nếu mình nói hay hành động với tâm thanh tịnh hay ô nhiễm thì an vui hay khổ não sẽ theo liền với mình như bóng theo hình hay như bánh xe lăn theo dấu chân con bò.
“Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý ô nhiễm
Ta nói hay hành động
Khổ não sẽ theo ta
Như bánh xe lăn theo
Bước chân của con bò.” [26]
“Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh
Ta nói hay hành động
An vui sẽ theo ta
Như bóng chẳng rời hình.”[27]
Như anh thợ gốm đang nắn chiếc bình. Nắn khéo thì bình đẹp (thanh tịnh). Vụng thì bình méo (ô nhiễm). Hãy nắn cẩn thận tức là chính thân miệng ý hiện tại đang tô điểm hoặc bóp méo tương lai của chúng ta. Lành thiện thì cuộc đời mai sau sẽ huy hoàng. Mê dại xấu ác thì thảm hại đáng thương đang chờ đợi, tức hành vi hiện tại đem quả báo mai sau nên Hành duyên Thức, nghĩa là những hành vi hiện tại có năng lực tiềm ẩn, điều khiển thúc đẩy tâm thức trong chiều sâu, để dẫn dắt hữu tình đi đến tương lai. Nghiệp thường xuyên thay đổi theo tâm biến hoá của mình như người thợ tùy sở thích mà nắn vạn hình thiên kiểu.
Nương lời dạy của Đức Phật, biết rõ hành uẩn duyên sanh, vô thường vô ngã, nhờ định lực, hành vô hành, đắc vô đắc, có thể dừng bước trên con đường sanh tử vô tận. Kinh Tương Ưng III, Phẩm Tham Luyến[28] , Đức Phật dạy: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Có sáu tư thân này: sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành. Do xúc tập khởi nên các hành tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên các hành đoạn diệt. Đây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.”
Đức Phật dạy sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư và pháp tư là tâm suy nghĩ về sắc thanh hương vị xúc pháp, 6 trần gọi là Hành. Tư là động lực đưa đến tái sanh, tức là tùy bàn tay khéo vụng mà thành bình đẹp xấu. Ý nghiệp là căn bản sanh tử. Tâm trong sạch là gốc giải thoát. Ý thanh khiết là nền tảng tiến hóa. Ý nghiệp niệm niệm phan duyên, kích động sáu căn, dung thông khắp cơ thể. Bao nhiêu nghiệp thiện ác nặng nhẹ, ý đều làm chủ. Ý nghiệp vi tế rất khó khăn cho chú mục đồng chăn giữ. Chúng ta phải tự điều phục tâm mình như Kinh Pháp Cú dạy:
“Người dẫn thủy, dẫn nước;
Kẻ làm cung, nắn tên;
Người thợ mộc, uốn ván;
Bậc chí thiện, tự điều.”[29]
Tâm ta như một dòng sông. Sự chuyển động của dòng sông là tổng hợp của tất cả những chuyển động từng giọt nước. Cũng thế, tâm chúng ta là một chuỗi thiện ác, vui buồn yêu ghét. Sự liên tục xê dịch, đổi dời, triền miên chuyển động biến hóa này là Hành ấm. Rời các niệm tưởng suy nghĩ không có hành ấm nên nói hành vô ngã.
3. THỨC
Tranh vẽ cảnh chú khỉ nhảy từ cành này sang cành khác. Cành cũ (nghiệp cũ) đã khô cằn, cành mới trĩu đầy quả (có thể lành hay độc). Tâm thức thật thể ở khắp pháp giới nhưng vì vô minh cứ gặp cảnh là thọ khổ vui, khởi yêu ghét. Không ngờ đã mắc chỗ đầu thai đem đến danh sắc. Thân sau gọi là tái sanh. Thân này là hậu quả của năm uẩn cũ. Thần thức theo nghiệp chịu báo tái sanh để đền ơn hay trả oán hoặc hưởng phước hoặc chịu tội gọi là thức duyên danh sắc.
Tâm thức là một chuỗi biến đổi duyên sanh làm sống bào thai và là cái biết của sáu giác quan sau này. Nếu định nghiệp sắp làm con trai thì thân trung ấm dấy niệm thương mẹ. Nếu là con gái thì thân trung ấm dấy niệm thương cha. Nhơn lòng yêu làm hạt giống, nạp tưởng điên đảo nên thai để gá vào mẹ, nên nó là hành duyên thức. Cái hành nó chuyền níu qua thức.
Khi thần thức hoan hỉ với lúc cha mẹ giao hợp, ba hơi nóng hay điểm này (cha, mẹ, trung ấm) nhập cục với nhau như một điểm hồ đặc ở trong tử cung. Thức ấy là tinh thần; tinh cha huyết mẹ là vật chất. Bấy giờ trong bào thai có ba nguyên tố là mạng sống, hơi ấm của ba lửa (cha, mẹ, thần thức) và thức: tánh biết, tánh Phật mà khi cuộc vào thân người thì gọi là thức A-lại-da. Khi đầu thai, thức này đến trước nhất, rồi lần hồi nảy sanh bảy thức kia. Thức tâm là danh (phần vô hình), phôi thai là sắc (hữu hình) nên bảo thức duyên danh sắc, thức leo qua danh sắc.
Lớn lên khi sáu căn tiếp xúc sáu trần sinh phân biệt sáu thức. Nếm mật ong thì ngon ngọt, ăn ‘cơm không’ ta thấy vị lạt nhạt nhẽo. Các thực phẩm mỗi thứ, một vị nhưng khi bài tiết ra, chúng chẳng khác nhau. Cái tô so với cái tách là lớn nhưng so với cái chậu lại bé. Tâm phân biệt theo nghiệp mà nhuốm màu vạn vật. Thế giới sáu trần chính nó tạo ra toàn những bất đồng. Đường ngọt, muối mặn, khổ vui, động tĩnh chung quy cũng chỉ là nhân duyên sanh nên vô ngã, vô thường, khổ và không. Chỉ cần chúng ta luôn tự chủ và sáng suốt. Những cảm giác khởi lên chúng ta ghi nhận, biết rồi để mặc chúng tan đi với tánh cách vô thường của chúng. Vọng tâm như con khỉ nhảy nhót, ưa thích rồi chán bỏ, rồi lại ưa thích rồi lại chán bỏ… giác quan tiếp xúc sự vật. Yêu và ghét phát sanh. Thế là có anh si mê đứng đấy. Nhưng với chánh niệm thì đấy là lúc trí tuệ phát sanh. Bắt buộc phải có mặt ở một nơi mà các giác quan bị quấy rầy. Đừng ngại, giác ngộ không có nghĩa là điếc hay mù, chỉ cần chánh niệm, không dính mắc. Bản chất là ảo ảnh nên sáu trần tự trôi qua. Điều cần yếu là phải học cách kiểm soát và làm chủ con khỉ. Tám thức phân biệt tài tình tuyệt diệu.
1. Nhãn thức tâm vương là chủ tể biến ra thế giới màu sắc, hình tướng.
2. Nhĩ thức tâm vương biến ra thế giới âm thanh.
3. Tỵ thức tâm vương biến ra thế giới thơm hôi.
4. Thiệt thức tâm vương biến ra thế giới ngọt chua.
5. Thân thức tâm vương úm bala biến ra thế giới nóng, lạnh, trơn và rít.
6. Hoàng đế ý thức tâm vương tài ba lanh lẹ, quán xuyến vào các pháp trần, chiếu rọi quá khứ, hiện tại, vị lai và thống lý cả năm quốc gia trên.
Năm thức trên tuần nghiệp theo duyên biến ra năm trần cảnh, kiến hoặc chấp năm trần là thật. Ý thức phân biệt xấu đẹp hay dở là tư hoặc. Kiến hoặc, tư hoặc là gốc trầm luân. Ai chăm quán vô ngã, vô ngã sở thì ý thức chuyển thành Diệu quan sát trí, mở đường cho tạng thức trở về đại viên cảnh trí, thành chánh đẳng chánh giác.
Thật ra nhãn thức không nhìn thấy cảnh bên ngoài đâu.
a. Thần kinh: ta đang nhìn sự vật ở thần kinh trong con mắt. Do ánh sáng mặt trời chiếu vào bông hoa ở ngoài vườn, phản chiếu qua con ngươi vào thị giác thần kinh.b. Bóng ảnh: tâm liền thấy một bóng ảnh gọi là nhãn thức đã sanh.c. Bóng ảnh theo nghiệp người: theo nghiệp người, cha mẹ, gia đình, nhà trường đã dạy ta gọi là hoa vạn thọ…Trước kia ta yên chí là ta thấy bông hoa thật ở ngoài vườn. Đâu ngờ mình chỉ thấy bóng ảnh ở thần kinh của nghiệp người, theo duyên hiện lên gọi là nhãn thức sanh; rồi lại theo duyên tan đi, gọi là nhãn thức diệt.
Bóng ảnh này không phản ảnh trung thành sự thật đâu. Nó theo duyên ánh sáng mặt trời, giả hiện trong lòng mắt đang tối của loài người. Mắt cua tròn xoe lồi ra ngoài hẳn lãnh tia sáng một cách khác. Bông hoa hiện lên hẳn cũng phải là một hình sắc khác. Các công nghệ sản xuất gương hiện nay minh chứng điều đó cảnh vật tuần nghiệp phát hiện. Thế cho nên, nhãn thức hư vọng vô ngã và nhãn thức hư vọng thế nào thì năm thức kia cũng vậy.
4. DANH SẮC
Phật dạy vẽ một chiếc thuyền đang chở bốn thùng đồ vật (đất, nước, gió và lửa). Vọng thân như con thuyền đang trôi trên dòng sông sanh tử. Danh là tâm (sắc là đất nước gió lửa) chính những yêu ghét mừng giận của chúng ta hàng ngày đưa chúng ta đi đầu thai, như khỉ theo nghiệp leo trèo mà có lên hay xuống. Đức Phật gọi bào thai là danh sắc.Tâm là danh, người chèo lái con thuyền tức thức A-lại-da. Một khi thân đã thành tựu hoàn mãn rồi, thức này sẽ lần hồi nảy sanh bảy thức kia. Cái nghiệp (vọng thân) của mình như thuyền đang trôi trên dòng sông sanh tử. Có Danh Sắc bào thai thì có sáu căn. Nên danh sắc duyên lục nhập.
5. LỤC NHẬP
Lục Nhập là sáu căn (bào thai hoàn mãn ra khỏi bụng mẹ). Phật dạy vẽ nhà có sáu cửa vì sáu trần sẽ từ sáu căn đi thẳng vào tâm.Căn nhân trần phát ra cái biết và trần nhân căn mới có tướng hiện; từ đó thức phân biệt là đầu mối chia chẻ nhị biên, khiến ngã tánh sai lầm mọc rễ. Chủ thể nhận thức (tâm) và đối tượng nhận thức (cảnh) dựa nhau đồng khởi là do môi giới sáu căn. Kinh Lăng Nghiêm[30] , mười phương Như Lai khác miệng đồng lời xác nhận rằng: “Đầu nút câu sanh vô minh khiến luân hồi sanh tử chính là sáu căn, cho nên y sáu căn mà cởi gỡ thì được tịch thường đạo quả an vui giải thoát” (Tri kiến lập tri tức vô minh bản; tri kiến vô kiến tư tức Niết bàn). Thế thì sở dĩ bây giờ chúng ta là chúng sanh và Phật là bậc thánh vì ngài khi sáu căn tiếp xúc sáu trần thì không khởi niệm, còn mình thì mở tung các căn như căn nhà mở toang các cửa để thu nạp và lãnh trần cảnh, rồi tính toán khôn dại, hơn thua, lợi hại. Thế là vô số tham, sân, si khởi dậy và tạo ra nghiệp sát, đạo, dâm, vọng…Do có sáu căn mở toang tiếp cảnh ngoài nên có xúc chạm, vì thế lục nhập duyên chuyền níu qua xúc.
6. XÚC
Căn trần xúc chạm (mắt xúc trần, tai xúc thanh, mũi xúc hương, lưỡi xúc vị, thân xúc chạm và ý xúc pháp) nhưng nguy hiểm nhất là nam nữ hai thân xúc chạm. Đây là nguồn chảy thành biển trầm luân sanh tử thế gian. Thân này là quả của dục nhiễm. Rồi trong lúc có thân, chúng ta lại tiếp tục tạo vô số các nhân mới để tạo quả vị lai. Hàng ngày yêu thích cái áo này, ký tên với cây viết này mới chịu, làm việc với người mình hạp, chỉ thoả mãn với món ăn mình thích, chỉ nói chuyện hay email với người mình ưa… những việc nho nhỏ đó đều biểu lộ chủng tử lòng ái nhiễm, lòng tham ái của con gà hay bồ câu và ta cứ vô minh, vô tình hay cố ý tạo những hạt giống chủng tử đó.
Thế nên bổn phận đầu tiên của người xuất gia là hộ sáu căn (hộ mắt đừng để thấy sắc ái nhiễm, hộ tai đừng nghe tiếng bậy, hộ lưỡi đừng thốt lời ám muội, hộ mũi đừng ngửi hương son phấn, hộ thân đừng đam mê xúc chạm, hộ ý đừng để tư tưởng bất chính khởi lên). Quán thân do bốn đại đất nước gió lửa giả hợp, không ta, không người, không thọ và không mạng. Sự xúc chạm là pháp không có. Chỉ có sự có mặt hai duyên căn trần. Rộng quán sát sẽ thấy tất cả vạn pháp đều không tự có. Thực sự chỉ là sự có mặt của duyên. Ai am hiểu sự thật này là hiểu Phật pháp. Không nhận thức được thật tướng của các pháp, không thấu đáo được chân tướng của chính mình, không có chánh kiến là vô minh. Bà già mù vô minh vẫn ngự trị muôn loài cho tới bao giờ chúng ta chịu mở mắt theo ánh sáng giác ngộ của Như Lai.
7. THỌ
Hàng ngày chúng ta thọ cơm, thọ nước uống, thọ dưỡng khí vào, thọ hơi ấm mặt trời. Rồi chấp thủ đất, nước, gió, lửa vô thường này là ta. Thân kiến là gốc tất cả tà kiến. Cho thân là ta nên mỗi khi căn chạm cảnh, tâm liền thọ trần mà có khổ vui. Tất cả chỉ có thọ ấm vọng lãnh nạp hư phát minh mà thôi. Thọ uẩn là yếu tố kích thích, trói buộc và sai sử chúng ta rõ ràng nhất.
Thọ thì khổ vì có nhận lãnh là có khổ. Thọ thân này là thân riêng của ta. Thọ tâm này là tâm riêng của ta là cái thọ đầu tiên để từ đó có những cái thọ khác. Nào là thọ cái ăn, thọ cái mặc, thọ cái ở, thọ sắc, thanh, hương, vị, xúc, thọ những cái làm ta thích thú, thọ những cái cần thiết, thọ những cái không cần thiết, rồi thọ những cái xa xỉ, thọ những cái thừa thãi, vô ích vì thói quen góp nhặt tham lam không thể bỏ qua. Mỗi chúng sanh, mỗi cuộc đời là một chuỗi những thọ nhận liên tiếp.
Thọ cuộc đời là một trường đau khổ (khổ đế: tám khổ). Còn nhiều nỗi khổ khác do thọ mà ra như nhận được một cái quý thì nơm nớp sợ mất, lo giữ nhưng chắc gì còn với mình. Người giàu sợ mất của. Người có địa vị sợ mất địa vị. Người có người yêu sợ mất người yêu. Người có danh vọng sợ mất danh vọng. Thọ thuận thì vui. Thọ nghịch thì khổ. Thọ không thuận không nghịch thì si. Đây là lạc thọ, khổ thọ và si thọ. Tóm lại ba thọ đều là khổ.
Thân vô ngã (vọng thân vì bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), tâm cũng vô ngã (là vọng tâm vì thọ, tưởng, hành và thức là không). Thân và tâm không phải là hai thực thể riêng biệt, độc lập và tách rời. Chúng luôn đi đôi, quan hệ liên đới chặt chẽ, đồng xuất phát từ một tạng thức u mê nhưng tài tình kỳ diệu.
Hàng ngày sáu căn tiếp xúc sáu trần, thọ khổ vui, tưởng yêu ghét, hành suy nghĩ và thức phân biệt. Ai cũng biết thọ chỉ là cảm giác nhân duyên sanh. Đã là cảm giác thì hẳn hư vọng. Nhân duyên sanh là trong chấp ngã (cho thân này là thật), ngoài chấp pháp (cho sáu trần là thật). Ví dụ: Mắt nhìn thấy một người thân thương, tâm vui (thọ lạc, vui vì gặp thuận cảnh, đưa đến ái ngã); Nhìn ra vườn thấy ai dẹp những chậu hoa cúc dễ thương của mình đi, bực bội (khổ thọ, vì chạm cảnh trái ý). Nhìn cảnh không buồn không vui (si thọ vì chấp có ta đang nhìn cảnh ấy). Nếu vui từ tâm ra thì sao không thường vui, nếu vui từ cảnh ra thì can hệ gì đến ta, rõ ràng thọ trống rỗng hư vọng không thật thể. Hàng ngày sáu căn tiếp xúc sáu trần, nuôi dưỡng ba độc tham sân si. Các tổ có tuệ giác nên bình thản, gọi là xả thọ. Chúng sanh cho thọ là vui nên càng thọ càng tốt. Đức Phật dạy thọ thì khổ.
1) Hoại khổ: ta gọi vui (lạc thọ), Phật gọi là hoại khổ vì vạn pháp tánh chất vô thường, quá khứ đã qua, hiện tại đang mất, thấy vui chỉ là do pháp trần lạc tạ ảnh tử.2) Khổ khổ: ta gọi khổ (khổ thọ), Phật gọi khổ khổ vì thân sanh già bịnh chết đã khổ còn thọ thêm cảnh khổ bên ngoài.3) Hành khổ: ta gọi bình thường, không khổ không vui (si thọ), Phật gọi là hành khổ vì si mê cho căn trần là thật, chấp ngã chấp pháp càng huân càng dày thì quyết định chỉ đi đến tam đồ khổ báo, thế nên cả ba thọ đều khổ.
Thọ khổ là khổ, vì tăng trưởng sân não.Còn bình thường huân tập ngu si không tuệ, nên thọ si là khổ.Còn vui thì tăng trưởng lòng tham, lún sâu vào biển vô minh, khó nghĩ tới sự ngóc đầu ra, nên lạc thọ là khổ.
Dòng sông là những giọt nước đang xê dịch. Thân thể ta là một dòng sông. Vô biên tế bào đang chuyển biến. Tâm ta cũng là một dòng sông. Các cảm thọ sanh diệt, diệt sanh không ngừng, theo sự hoạt động của sáu giác quan. Cảm thọ vui đưa đến tham luyến, khổ đưa đến chán bỏ. Mỗi cảm thọ đều kích thích tham và sân nổi dậy. Nay chánh niệm thì tình trạng bắt đầu thay đổi. Cảm thọ được diễn biến chiếu soi dưới ánh sáng của ý thức. Chánh niệm không nhận nó là ta nữa, không nói tôi ưa thứ này, tôi chịu thứ kia, tôi vui, tôi khổ.Kết quả đầu tiên là khôi phục lại chủ quyền, do đây cảm thọ đã mất đi ma lực của nó. Kết quả thứ hai là thấy được nguồn gốc của nó là vô minh. Do chấp ngã, chấp pháp mà có cảm thọ. Kết quả thứ ba là biết tự tánh nó hư vọng, không có bản chất, chỉ là những cảm giác sanh và diệt theo nhân duyên. Có khi tu tập cả chục năm qua rồi mình vẫn chưa vô được những ý nghĩa này. Xin hãy suy nghĩ.
Cả ngày gắt gỏng cau có do nguyên nhân vì thức khuya, thiếu ngủ, đây là cảm thọ khổ gốc từ sinh lý. Bị một người bạn hiểu lầm, bực tức, thọ khổ, đây gốc là từ tâm lý. Đi về thấy ai bày trong phòng mình rác bẩn, đồ đạc lộn xộn bừa bãi, phát cáu, đây là thọ khổ vì vật lý. Được khen ta vui, quán chiếu, khám phá ra căn bản thọ vui là từ ngã ái và lạc thọ này đưa đến ảo tưởng. Có tỉnh ra mới tránh được những tự hào, tự mãn vô ích. Một khi lạc thọ ảo hoá tan biến nhường chỗ cho những niềm vui lành mạnh có tác dụng nuôi dưỡng giác ngộ, trưởng dưỡng thánh thai, thế nên cảm thọ rõ ràng bất định. Khổ vui tùy theo bản chất mọi người.
Bởi vậy, Phật dạy vẽ minh họa sự xúc thọ như người bị mũi tên độc bắn vào mắt. Nếu người khôn thì rút ra rồi, nhưng chúng ta cứ cắm mũi tên ấy tự đâm vào mình từ sáng đến chiều, ngày này sang ngày khác cho nát thây ra, nếu có ai hỏi thì rút ra đâm vào người khác nữa. Ví dụ có người nói vu oan cho ta, tức là bị một mũi tên đâm vào mắt, vào tim. Chúng ta đâu có chịu quên lời nói trái tai ấy đâu. Mỗi lần nhớ là một lần đâm sâu vào mắt. Chưa đủ, ta lại điện thoại hay email cho người ở Sa Đéc, Cà Mau… rồi Ấn độ, Hoa kỳ… kể nỗi oan khổ của mình cho người khác nghe, thế là đưa tiếp những mũi tên khác đâm vào mắt người khác. Cứ thế mỗi ngày chuyển không biết mũi tên đi để tự đâm vào mắt người mà không biết lời thị phi đó chỉ là trò chơi của động và tĩnh, là làn sóng âm ba, là cái không có. Chỉ bậc thánh nhân xả thọ mới an ổn tinh thần, tìm được sự thanh thản mát mẻ. Một thiền sư nói rằng:
“Thị phi rơi rụng như hoa sớm
Để lòng lạnh băng với gió sương.”
Hàng ngày quán chiếu thân, tâm và cảnh đều giả nên an định tinh thần. Nhiều mũi tên có bay đến, nhưng cả các thánh nhân không nhận và không giữ, thế là chúng tự gẫy và rụng xuống như hoa rơi. Nếu không thế thì dù xuất gia vẫn sâu kết phiền não, gồng gánh trọn đời.
“Kẻ hơn mua oán,
Thua ngủ không yên,
Hơn thua đều xả,
Tự tại bình an.” [31]
Yêu tương tư là mũi tên cắm phập sâu nhất.
“Thương em mười kiếp vẫn chờ
Trăm ngàn năm nữa vẫn thương em mà”.
Vì đưa đến tham đắm, dấn vào biển vô minh, cho nên đời đời, kiếp kiếp ràng buộc gặp nhau hoài. Mỗi tên này nhiều vị độc, mũi tên tình ái. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Có ba loại người không sợ trời sập là kẻ điên, kẻ say và người đang yêu” vì những kẻ này bị tên cắm quá sâu, đắm nhiễm mà không màng gì đến sự nguy hại xung quanh. Tứ Niệm Xứ là kiện tướng để hàng phục vọng tưởng hay thọ tưởng ái nhiễm này. Chúng ta từ nhiều kiếp quay cuồng chỉ vì bốn đảo:
1) Thân bất tịnh mà cứ quý chuộng mê say cho là nơi nương tựa;
2) Thọ thì khổ mà cứ khao khát, những mong càng được nhiều càng hay;
3) Tâm vô thường, vọng tưởng mà cứ tin chắc là một phiến thủy chung sáng suốt;
4) Pháp không thật mà cứ cho nội sáu căn, ngoại sáu trần, chặng giữa là sáu thức là thật.
Quán chiếu thuần thục mới không nô lệ sáu trần, khôi phục lại quyền tự do độc lập.Tứ niệm xứ dạy chúng ta dùng hơi thở quán chiếu sự có mặt của khổ vui, của tình cảm ái nhiễm, rồi từ từ điều phục. Hơi thở nhẹ nhàng an tịnh dần dần. Thân tâm nhẹ nhàng an tịnh dần dần. Cứ như thế chúng ta an tịnh hoá cả ba thọ, ba tưởng. Chánh kiến thấy rõ nguồn gốc, bản chất và hậu quả của những cảm thọ khổ vui nên giải thoát được sự khống chế của nó. Đối trị thọ với chánh niệm không nhận là mình. Biết nguồn gốc thọ là vô minh, tánh nó là hư vọng. Quang trạch được khu rừng năm ấm sẽ được hưởng bình an, thong thả đi trong đời không bị dính mắc, là con đường Niết Bàn. Hãy quán có thọ thì có khổ. Có lãnh thọ nhiều thì khổ nhiều. Có lãnh thọ ít thì khổ ít. Đức Phật dạy như nhiên để nó đến rồi đi, thọ mà không thọ.
8. ÁI
Như người say rượu, đã uống mấy chai rồi, say lỉ bỉ, mấy chai không nằm nghiêng ngả lăn dưới đất. Trên bàn một chai để sẵn sắp sửa uống và còn mấy chai nữa sắp hàng chờ đợi. Ý nghĩa bức tranh này cho ta biết khát khao thọ cảm vẫn vô tận trong lòng muôn thú, trong lòng chúng ta, quá khứ cũng thọ ái dục, hiện tại vẫn thọ và mãi đến vị lai. Ái dục ngọt ngào khiến càng say sưa đắm đuối mất chánh kiến.
Tri giác khởi liền sau thọ. Yêu thích tham luyến tiếp liền sau thọ vui. Ghét bỏ xa lánh tiếp liền khổ thọ. Do đó, hết yêu đến ghét, hết ghét lại yêu, cứ vậy triền miên niệm niệm vọng tưởng. Thật ra tưởng tức không, vì rời đối tượng hiện tại và các pháp trần nhớ về quá khứ, vị lai, tưởng quả tình không có, chỉ đối duyên tạm có, duyên diệt ảo tưởng liền tan.
Ngài Quán Tự Tại bồ tát thấy nghe hay biết đủ thứ, không bị che mờ, không bị chi phối. Tất cả hay dở, lành dữ đều bay qua như gió thoảng, như hư không. Được như vậy nên hết khổ. Lời nói là thứ hư vọng, chỉ là trò chơi động tĩnh, trò chơi của khí hơi, do không khí chuyển động (làn sóng âm ba) mà thính giác thần kinh tự biến ra âm thanh để phân biệt. Trí tuệ Bát Nhã biết lời nói là gió thoảng nên không bận lòng. Không ôm không khí chuyển động đó để suy nghĩ rồi sinh oán ghét hay thương yêu.
Thực hành sâu xa Bát Nhã không có nghĩa là chìm nghỉm trong đó mà là tự tại không gián đoạn. Tâm an định một phiến. Tưởng uẩn không lúc nào bị chi phối. Thế là hết khổ. Chúng ta khi đang quán thì tưởng uẩn trừng lặng. Nhưng khi xúc sự vẫn nhận vọng tưởng là mình. Thế là thực hành Bát Nhã chưa sâu nên hễ đụng chuyện liền khổ. “Ái bất nhiễm bất sanh ta bà” vì nhân ái nhiễm nên chúng ta hiện diện ở đây. Vì thế, Đức Phật dạy ở khoen xúc rằng sự xúc chạm của nam nữ là nguồn chảy thành biển trầm luân sanh tử thế gian. Loại tình cảm được đề cập đến nhiều nhất trong các tác phẩm nhân loại đó là tình yêu nam nữ. Đây là loại tình cảm mãnh liệt hơn các loại tình cảm khác bởi vì nó liên quan đến bản năng sâu kín của con người. Con người luôn muốn chiếm đoạt về mình mẫu người có thể đem lại hạnh phúc cho mình. Đây là tâm lý vị kỷ và tình nam nữ có sự thôi thúc âm thầm của hoạt động tình dục, một loại hoạt động gây khoái cảm xác thịt rõ rệt nhất là duyên hệ lụy ràng buộc của nhiều đời, là nguồn máy để tạo ra bánh xe luân hồi quay chuyển. Nếu không có thiện căn thâm sâu, không nguyện lực kiên cố, không có thiện tri thức hỗ trợ thì tăng cũng như tục khó thoát khỏi lưới ái nhiễm này.
Nhìn sâu vào thì tình yêu cũng chỉ là bản chất ích kỷ tăng thêm ngã ái, ngã luyến; người thương mình nên mình thương lại và đây cũng là sự hưởng thụ của bản năng con người. Chính bản năng thích hưởng thụ đã thúc đẩy nam nữ tìm đến nhau, và ngược lại nó cũng thúc đẩy họ làm khổ lẫn nhau (biết bao nhiêu vợ chồng gây gỗ, đánh đập, li dị, ngoại tình; nhưng ngược lại cũng có những cặp có tình thương chân chính của sự hy sinh, độ lượng, vị tha… thì tình yêu đó có thể bớt đi màu sắc bi quan của bản năng ích kỷ). Mặt trái của ái, yêu là ố, là ghét. Yêu ham điều này, chán ghét điều khác, nên thọ duyên ái ố. Ca dao Việt Nam có câu:
“Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.”
Hay:
“Thuơng nhau trái ấu cũng tròn
Ghét nhau bồ hòn cũng méo.”
Yêu cũng nhớ mà ghét càng nhớ hơn. Tâm vướng mắc dù thân không có cạnh nhau nhưng vẫn mang nỗi không ưa trong lòng. Ràng buộc khổ não đâu có chịu xả ra mà càng nhớ thì càng si mê. Càng mê càng khổ, càng khổ càng mê. Cứ thế đi đến vô cùng. Chúng ta có hai câu thơ:
“Vũ vô kềm tỏa năng lưu khách,
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.”
Mưa không có kềm dây nhưng có khả năng lưu giữ bước chân khách. Mỹ sắc không phải sóng ba đào nhưng có thể dìm chìm kẻ anh hùng hào kiệt. Đây là sức mạnh của ái tình và lòng ái nhiễm.
Kinh Pháp cú có rất nhiều lời dạy của Đức Phật về lòng ái nhiễm như:
“Dòng ái dục chảy khắp,
Như dây leo mọc tràn,
Thấy dây leo vừa sanh,
Dùng kiếm tuệ đoạn gốc.” [32]
“Ai sống trong đời này,
Ái dục được hàng phục,
Sầu khổ tự tiêu dần,
Như nước giọt lá sen.” [33]
“Biết thân như bọt nổi,
Giác thân to huyễn hóa,
Bẻ mũi tên ma ái,
Vượt tầm mắt tử thần.”[34]
“Người nhặt hoa dục lạc,
Tâm ái nhiễm mê cuồng,
Đắm say trong dục vọng,
Bị nô lệ tử thần.” [35]
“Do vậy chớ yêu ai,
Ái biệt ly là khổ,
Những ai không yêu ghét,
Không có thể buộc ràng.” [36]
“Luyến ái sinh ưu tư,
Luyến ái sinh sợ hãi,
Ai giải thoát luyến ái,
Không ưu không sợ hãi.” [37]
“Tham ái sinh ưu tư,
Tham ái sinh sợ hãi,
Ai giải thoát tham ái,
Không ưu không sợ hãi”. [38]
Trong Tương Ưng: “Từ vô thủy luân hồi, này các Tỳ Kheo, không dễ gì tìm được chúng sanh trong thế gian này lại không lần nào làm cha hay làm mẹ.”
Tuần báo News Week ra ngày 03 tháng 11 năm 2003, Robert J. Samaelson, một kinh tế gia nổi tiếng nói: “Thường những người trẻ thì muốn già hơn, còn người già thì muốn trẻ hơn. Đây chẳng qua chỉ là một đoạn đường trong nỗ lực kiếm tìm hạnh phúc thiên thu bất tận của con người”.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy rất rõ về giới dục nhiễm [39] này:“Nếu chúng sanh lục đạo các thế giới, cái tâm không ái nhiễm, dục vọng không theo dòng sanh tử tiếp tục. Nếu tu theo pháp tam muội cốt để ra khỏi trần lao, nếu không trừ lòng ái nhiễm thì ra khỏi trần lao được. Dù có nhiều trí thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ lòng ái nhiễm thì không ra khỏi trần lao được. Dù có nhiều trí thiền thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ lòng ái nhiễm thì cũng lạc vào ma đạo. Hạng trên thành ma vương, giữa thành ma dân, dưới thành ma nữ. Các bọn ma này cũng có đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng là thành đạo vô thượng.
Sau khi Như Lai diệt độ, trong thế gian có nhiều loại ma này, giả làm thiện tri thức, khiến các chúng sanh sa vào hầm ái kiến, bỏ mất con đường bồ đề. A-nan, nếu ông dạy chúng sanh tu pháp tam-ma-đề trước hết phải đoạn dục vọng trong tự tâm. Ấy gọi là lời dạy rõ ràng thanh tịnh, quyết định thứ nhất của các đức Như Lai, Phật, Thế Tôn. Thế nên A-nan, nếu không đoạn lòng ái nhiễm, tà hạnh mà tu thiền định thì cũng như nấu cát, nấu đá mà muốn thành cơm. Dẫu trải qua trăm ngàn kiếp cũng chỉ gọi là cát nóng, đá nóng. Vì cớ sao? Vì đó là giống cát, giống đá, không phải là bản nhân của cơm vậy.
Ông đem thân tâm cầu diệu quả của Phật, dầu được diệu ngộ cũng chỉ là gốc dục vọng, cỗi gốc đã thành dâm thì phải trôi lăn trong tam đồ, chắc không ra khỏi, còn đường nào tu chứng niết bàn. Chắc phải khiến cho thân tâm đều đoạn hết giống ái nhiễm cho đến tính đoạn cũng không còn nữa thì mới trông mong chứng quả bồ đề của Phật. Như lời tôi nói đây, gọi là lời nói của Đức Phật. Không như lời nói đó, tức là lời nói của ma Ba tuần.” Ma ba tuần là ma ở trên cõi trời dục giới hay phá hoại bậc tu hành bằng hình thức hiện mỹ nữ hay dùng danh lợi để lung lay chí nguyện người tu hành.
9. THỦ
Tâm đã có thủ chấp, yêu ghét đã quyết định thì hăng hái tạo nghiệp, nên Phật dạy vẽ một người đang cố vươn mình lên để hái trái (có thể quả độc hay lành), không biết xả đi để tìm an vui tinh thần. Bởi lòng tham ái càng ngày càng thấm, càng nhiều nên bôn ba theo đuổi tìm kiếm khắp nơi, giáp xứ để tiến thủ lấy công việc làm ăn, ở và lo bảo thủ lấy tên tuổi công danh, sự nghiệp, người thương… nên nói ái duyên thủ. Hễ yêu muốn sự chi thì nó chuyền leo đến để bám giữ. Ái và thủ thuộc hoặc.
Con người là năm thủ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức) nghĩa là có thói quen tự cột chặt vào năm uẩn. Bao nhiêu tập khí vô minh đều nhận là tôi: thân tôi, tôi khổ, tôi vui, tôi ưa thích, tôi nóng tánh… nên cứ bị kích thích, tạo nghiệp. Gốc khổ không phải ở năm uẩn mà ở chỗ cứ vơ lấy năm uẩn nhận là mình. Nếu giác tỉnh, bình tĩnh, sáng suốt, không thủ chấp thì năm thứ mê này sẽ tan dần. Muốn tỉnh giác phải vâng theo lời Phật, tu các pháp quán: sắc ấm là kiên cố vọng tưởng, thọ ấm là hư minh vọng tưởng, tưởng là dung thông vọng tưởng, hành ấm là u uẩn vọng tưởng và thức ấm là vi tế tinh tưởng.
10. HỮU
Hễ có thủ chấp liền tạo nghiệp nên vẽ một thiếu phụ mang thai (tạo nghiệp là gieo vào tạng thức một cái nhân để ngày mai có quả báo trong sáu nẽo luân hồi, như cái thai là nhân sau này có hài nhi).Giữ năm giới là nhân sanh về cõi người. 10 thiện là lên cõi trời. Có thêm thiền định thì lên sắc và vô sắc giới. Tất cả những hành vi thiện lành mà không có trí tuệ Bát Nhã soi sáng, đều có một năng lực tiềm ẩn để trổ quả trong tương lai, kéo dài hành trình sanh tử, nghĩa là khi chúng ta làm một Phật sự hay phước thiện gì mà không quán tam luân không tịch (ta không, người không và sự bố thí là không) hay quán đây diệu dụng để trang nghiêm biển phước bồ đề mà thường chúng ta muốn hưởng quả của việc thí đó, thì chúng ta sẽ được quả, do đó chúng ta cứ đi lên để hưởng phước thiện ở cõi trời, người và a-tu-la, nhưng cũng có khi đi xuống để đền nợ, trả oán, chịu quả ở cõi địa ngục, ngạ quỷ và bàng sanh, do đó bánh xe luân hồi lăn hoài từ vô thủy (không chỗ bắt đầu) mà không gián đoạn đến vô chung (không chỗ kết thúc).
10. SANH
Vẽ đứa trẻ sơ sanh từ bụng mẹ sanh ra. Đã có thân hình ắt có sợ hãi, có già bịnh. Đây là một ổ phiền não. Đây là nguồn gốc của tất cả khổ đau. Vũ trụ là một cơ thể sống thống nhất với nhau, trong đó mọi vật thể đều dường như có một sức sống thầm kín ẩn dấu bên trong dù đó là chất hữu cơ hay vô cơ (hữu tình hay vô tình).
Tất cả đều theo quy trình sanh, trụ, dị và diệt. Ngay cả sự hủy diệt của một hành tinh, cũng chỉ là sự sinh hoá kế tiếp theo sau của vũ trụ. Ngay cả một chiếc lá vàng rơi rụng, một gốc cây khô già cỗi, một bô lão nằm xuống… cũng không nằm ngoài tiến trình sống của nhân loại và vạn hữu. Tất cả đều sống và đều sinh hoá vô tận.
Krishna Murti, nhà văn và triết gia Ấn độ đã nói rằng: “Sáng nay hoa lá vĩnh viễn, vượt thời gian và tư tưởng, bao dung tình yêu và niềm vui… Hoa sẽ chết đi chiều nay, nhưng ẩn tàng sự sống. Cánh hoa nào cũng chết, nhưng chết trong sự sống. Cánh hoa nào cũng sẽ rơi nhưng rơi trong sự sanh khởi…” Trong vòng quay của hữu tình và vô tình, sự sống được biểu hiện rõ nét nhất nơi đời sống của sinh vật qua quá trình giao phối của hai giao tử đực và cái, nam và nữ, cha và mẹ để cho ra đời những giống con tiếp tục duy trì chủng loại đó gọi là sanh.
Nếu định nghiệp sắp làm con trai thì trung ấm thân dấy niệm thương mẹ, nếu là con gái thì dấy niệm thương cha. Nhơn lòng yêu làm hạt giống, nạp tưởng điên đảo nên thai để gá vào mẹ. Khi thần thức hoan hỉ với lúc cha mẹ giao hợp, ba hơi nóng hay điểm này (cha, mẹ, trung ấm) này nhập cục với nhau như một điểm hồ đặc ở trong tử cung. Thức ấy là tinh thần; tinh cha huyết mẹ là vật chất. Bấy giờ trong bào thai có ba nguyên tố:
1) Mạng sống có kỳ hạn của thai sanh;
2) Hơi ấm của ba lửa (cha, mẹ, thần thức lẫn giữa khối tinh huyết ấy kêu là nhất điểm chơn dương);
3) Thức: tánh biết, tánh Phật mà khi cuộc vào thân người thì gọi là thức Alaida. Khi đầu thai, thức này đến trước nhất, rồi lần hồi nảy sanh bảy thức kia.
11. LÃO, BỊNH VÀ TỬ
Chết là cái chắc chắn đến với mỗi chúng ta, nhưng khi nó đến vẫn mang cho chúng ta một nổi bàng hoàng, một sự đau buồn to lớn… nhưng dù thế nào đi nữa, nó cũng là một sự cảnh tỉnh chúng ta rằng mạng sống con người thật ngắn ngủi, không thể đoán trước được và thật mỏng manh. Chết là tiếng gọi chung từ tử thần, là một định nghiệp chung và là mẫu số chung cho tất cả chúng ta.
Chết nhắc cho chúng ta về bản chất phù du của mạng sống ngắn ngủi, khiến ta phải suy nghĩ lại về mình và khuyên chúng ta sống có ý nghĩa hơn, đừng lãng phí thời gian theo những theo đuổi tầm thường, theo những hoạt động vô tích sự, những lời nói sáo rỗng, những bảo thủ ngu dốt, những sở hữu vật chất tầm thường… vì những cái này kết cuộc chỉ gây đau khổ cho chúng ta.
Khi linh hồn chúng ta đi ra khỏi thế giới này thì những sở hữu, những thành tựu, những danh tốt, tiếng thơm đều trở thành vô dụng, chỉ có bản chất đạo đức con người mới có tồn tại… chỉ có tính chánh trực, lòng tốt, kiên nhẫn, trí tuệ và sự hy sinh hết lòng vì người khác là còn mãi. Hãy tu tập những phẩm tánh cao thượng này, thì cái chết đến sẽ là một sự ra đi nhẹ nhàng, là một sự hoàn thành lớn và không có gì để sợ hãi. Chết sẽ là sự hoan hỉ nên đánh vang tiếng trống, vui mừng vì ta đã hoàn thành nhiệm vụ. Sanh tử đã hết, gánh nặng đã đặt xuống, những việc cần làm đã làm xong. Không còn gì nữa.
Đức Phật dạy đối trị lòng tham ái xác thân bằng hạnh đầu đà và quán về cái chết (cửu tưởng quán). Tập thấy mình là một xác chết, một tử thi. Một cô gái trẻ đẹp đi qua kia chỉ là những bộ xương bọc thịt, phủ một lớp da, xức dầu thơm, bản chất là 32 thể trược đang chuẩn bị hoá dòi mủn nát trở về với cát bụi.
Niệm thân để đối kháng lại chỗ thấy biết rất sai của mình. Cháu đưa đám ông, con đưa đám cha. Cứ thế nối dòng đào hố vô thường, kiếp kiếp đời đời không thay đổi tri kiến, không thay đổi lối sống. Tập thấy cơ thể ta và người chỉ là những tập hợp vô thường đầy khốn khổ. Do đây giải thoát khỏi những hiểm nguy của tham ái.Nghĩ đến cái chết, đến sự hủy diệt, ta sẽ không quyến luyến cuộc đời. Do đó tâm được hoan hỉ và định tâm. Bởi biết sự vật đúng chân tướng của nó, ta không bị ràng buộc.
Nếu chúng ta không quán cái chết và tính tất nhiên của nó, chúng ta sẽ không có sự chuẩn bị, chúng ta sẽ trở nên mất chánh niệm khi cái chết đến, nhất là đối với người thân trong gia đình, bạn bè hay chính bản thân chúng ta. Vì vậy, hãy chuẩn bị hành trang tâm lý cho cái chết thanh bình. Nếu chúng ta để đời sống của chúng ta chạy theo vật chất thì chúng ta sẽ chết trong lo âu và tiếc nuối. Ngược lại, nếu chúng ta sống hết lòng phục vụ mọi người với tấm lòng từ bi thì chúng ta có thể chết với tâm an ổn, hạnh phúc. Thế nên phương pháp tốt nhất chuẩn bị cho sự chết là hãy sống một đời sống tận tụy phục vụ con người với trọn vẹn lòng yêu thương của mình.
Phần đông chúng ta bị nghiệp và các thứ cảm xúc ngăn che không cho thấy bản tánh. Những hành nghiệp tiếp tục trói buộc chúng ta vào vòng sanh tử không cùng tận. Bởi thế mọi sự đang bấp bênh, tùy thuộc cách ta đang sống, suy nghĩ ngay giờ phút này. Nếp sống hiện tại của ta có ảnh hưởng đến suốt kiếp vị lai. Đó là lý do cấp thiết khiến ta phải chuẩn bị con đường của mình với thái độ thông minh. Cần tránh thảm kịch quay tròn trong 12 nhân duyên khổ nhọc. Kiếp sống này là thời gian và nơi chốn duy nhất cho ta chuẩn bị. Ta chỉ có thể thực sự chuẩn bị bằng cách trở về chân tâm. Tổ Liên Hoa dạy: ‘Đời người ngắn ngủi, đâu có thời giờ để tâm lang thang. Cần thầy nghe quán tưởng không xao lãng để cầu giác ngộ. Có ba dụng cụ là văn, tư, tu có thể giúp chúng ta thấy được sự thật ta là ai và thể hiện niềm vui giải thoát gọi là trí vô ngã.’
Sống và chết là một chuyển tiếp. Đức Phật không can thiệp vào đường đi của nghiệp lực. Đức Phật chỉ giảng về cơ cấu và tác động của nó. Nguồn gốc của tái sanh là tham sân si. Mà tham sân si được vẽ trên nền xanh hư vọng nghĩa là huyễn hóa không có, vì thế nhà thiền gọi là không gốc:
“Vốn từ không gốc,
Từ không mà đến,
Lại từ không mà đi,
Ta vốn không đến đi,
Tử sanh làm gì lụy.”
(Thiền sư Như Trừng Lân Giác)
“Sanh từ chỗ nào đến?
Chết sẽ đi nơi nào,
Biết được chỗ đi đến,
Mới gọi người học đạo.”
(Thiền sư Hương Hải)
Đức Phật dạy chúng ta có năm pháp bất định là:
1. Mạng sống bất định: mạng sống là tuổi thọ, chất ấm, thức thứ tám duy trì mạng căn, là năm uẩn, là sáu căn, sáu thức hoạt động… Nó bất định vì chúng ta không biết khởi thủy của nó khi nào và chung cuộc khi nào. Nó không chủ thể, nó muốn không sinh hoạt nữa thì không sinh hoạt nữa gọi là mạng sống đã dừng.
2. Bịnh tật bất định: do vi khuẩn nhập và theo đạo Phật là tứ đại khi hoà, khi không hoà, khiến cho thân thể khi khoẻ, khi bịnh bất định.
3. Thời gian bất định: thời gian là sự biến dịch và vận hành thay đổi, ngày đêm sáng tối, quá khứ, hiện tại và vị lai không dừng và không định lại một chỗ. Thời gian như ngựa ruỗi. Trần thế như mây mờ. Đức phật biết tiết kiệm tối đa dù chỉ một phút, vì chết có thể đến bất cứ lúc nào. Đối với người hiểu đạo thì thời gian là phương thuốc nhiệm mầu để cảnh tỉnh vô thường, bồi dưỡng, tẩm bổ trí tuệ và kết quả hoa hương.
4. Chết bất định: muốn chết là chết không theo ý mình cho nên bất định. Có khi thật trẻ, có khi trung niên và có khi già mới chết. Có khi do bịnh mà chết, do tai nạn và có khi không có nguyên nhân gì cả cũng ngã lăn đùng ra chết. Chúng ta sanh một nơi, trú một nơi hay nhiều nơi và chết thường khó định là nơi nào? Có thể là núi rừng hoang vắng, cao nguyên lộng gió, đại lộ xe cộ, sông suối biển khơi, nơi chôn nhau cắt rốn, mồ mả tổ tiên, chùa chiền tự viện…Chết là sự gián đoạn một kiếp người, gián đoạn của một hơi thở mà hơi thở thì rất mỏng manh.
5. Nơi sanh bất định: đây là cảnh giới tái sanh bất định (chớ không phải bịnh viện chọn để sanh con), là cảnh giới hiện diện sau khi chết. Chết không phải là hết mà là một gian đoạn chuyển từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Con người chỉ rời bỏ thể xác này đến một cảnh giới khác.
Cứ thế mà làm nhân, làm quả quyện nhau khiến bánh xe quay liên tiếp không dứt. Trong vòng luân hồi cái chết và sống làm duyên cho nhau. Chết nơi này, sanh nơi khác, chúng sanh có mặt ở một nơi thì cùng một lúc cũng có một chúng sanh vắng mặt ở một nơi. Có khi chết sanh lại chỗ cũ cũng có. Muốn biết nghiệp tái sanh của mình hãy nhìn nghiệp hiện tại của mình. Mạng sống vốn bấp bênh, thân người luôn bịnh hoạn, thời giờ không ngừng bức bách, nơi chết lại vô chừng, chỗ tái sanh thì bất định. Hãy sống thu thúc giới hạnh và thanh tịnh.
13. SƠ ĐỒ 12 NHÂN DUYÊN
Trong 12 nhân duyên, cái nhân làm duyên cho quả. Quả làm nhân cho duyên, tạo thành xâu chuỗi luân hồi vô tận mà sự sống và chết từ thiên thu đã không ngừng tái diễn. Nếu chia theo nhân quả chuyền níu của quá khứ, hiện tại, tương lai và ‘hoặc-nghiệp-khổ’ thì vòng 12 nhân duyên được hiểu như sau:
Hai nhân -/ Vô minh: vọng hoặc che tối -> Hoặcquá khứ -/ Hành: vọng dấy nên ba nghiệp hiện hành chẳng dừng -> Nghiệp
Năm quả -/ Thức: hạt giống nghiệp phát sanh ra thức. Hiện tại Thức là biết đối cảnh để phân biệt
Nghiệp thức là nghiệp quả, một nghiệp -> Khổ-/ Danh sắc: thức tâm là danh. Năm căn là sắc-/ Lục nhập: sáu căn đều đủ. Tùy theo căn thì trần nhập vào căn nấy.-/ Xúc: căn nào đối trần nấy sanh xúc-/ Thọ: căn xúc trần thọ tốt xấu.
-> Bốn thứ này chỉ về sắc thân và sự cảm thọ của sắc thân trong sanh tử nên thuộc -> Khổ
Ba nhân -/ Ái: bởi lãnh thọ sanh áihiện tại -/ Thủ: vì tham ái đắm nhiễm, nên theo đuổi kiếm tìm kiếm.
-> là ái nhiễm đắm trước nên thuộc về -> Hoặc
-/ Hữu: do theo dõi mong cầunên gây ra các nghiệp hữu lậu.
Hai quả -/ Sanh: Vì đã có nghiệp nhân tất phảivị lai với lấy cái thọ sanh đời sau
->đây là các hành của thân khẩu ý nên thuộc -> Nghiệp
-/ Già bịnh chết: đã có sanh thân tức chịu cái khổ của bịnh, lão tử.
-> đây là sự thọ quả trong sanh tử nên -> Khổ
12 nhân duyên tùy ý đoạn được một cái nào thì các cái kia đều tan rã.
Hễ nhân đã đoạn thì không còn hạt giống nữa. Hễ duyên đã đoạn thì không còn cảnh phụ trợ.
Đức Phật kết vòng 12 nhân duyên như sau:
“Hai pháp có thể biết và phải thông suốt là danh và sắc;Hai pháp có thể biết và phải tận trừ là vô minh và ái dục;Hai pháp có thể biết và phải thực tập là giới và định;Hai pháp có thể biết và phải chứng ngộ là giải thoát và trí tuệ”.
Nguồn: phatgiao.org.vn
17 notes · View notes
ketk · 10 months
Text
[ZHIHU] CÓ CÂU NÓI NÀO KHIẾN BẠN NHỚ ĐẾN TẬN BÂY GIỜ KHÔNG?
_____________________
Lược dịch bởi: Hứa Thư | Bài viết thuộc quyền sở hữu của dịch giả và chỉ được đăng tải duy nhất tại Weibo Việt Nam, vui lòng không tự ý repost!
_____________________
1. “Nếu như bạn thích một người, thì bạn sẽ càng thích gọi đầy đủ tên của người đó.”
2. “Anh nói em sẽ gặp được người tốt hơn, nhưng thật ra là anh muốn gặp người tốt hơn phải không?”
3. “Tớ đang đọc sách trong khu vườn trồng năm nghìn đóa hoa hồng, mọi người hỏi liệu tớ có thể hái một bông hoa không, chỉ có mỗi cậu hỏi tớ là đang đọc sách gì.”
4. "Có nhiều người thích em, bởi vì em xinh đẹp, ưa nhìn, hiểu chuyện. Cũng có người thích em khi thấy em khóc, hiểu rõ sự đau đớn của em. Anh ấy đến ngồi cạnh em và mang theo một chiếc đèn nhỏ, ngồi xuống bên cạnh em, muốn cho em viên kẹo ngọt và một bờ vai."
5. "Nếu phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ có thể chinh phục chặng đường chông gai phía trước."
6. "Em xem mọi chông gai là một cánh đồng mọc đầy hoa tươi, và không có gì trên thế gian này có thể giằng xé em được nữa."
7. "Qua gần hết đời người tôi mới nhận ra, đường đời, tự mình vượt qua, chính là đáp án cuối cùng."
8. "Bạn mất một chút thời gian để tiếp cận, nhưng lại phải mất nhiều năm để nắm tay. Bất kể bạn gặp ai trong đời, họ là người phải xuất hiện trong cuộc sống của bạn. Không phải ngẫu nhiên." (Sakyamuni)
9. "Tớ ra lệnh cho mưa không được làm cậu ướt
Thế nhưng với tư cách gì chứ? Sao tớ dám ra lệnh cho mưa?
Ngược lại tớ còn bị mưa hành đến phát bệnh
Đôi khi tình yêu của tớ cũng giống như vậy, bất lực và ngu ngốc một cách nực cười
Nhưng tớ lại đang yêu cậu theo cách đó, tớ còn cách nào khác đâu."
10. “Lần trước cậu mời tớ, lần này tớ mời cậu.”
“Vậy cậu muốn mời tớ cái gì?”
“Mời cậu buộc phải thích tớ.”
11. “Trong cuộc đời mỗi người rồi cũng sẽ có lúc như thế này, rõ ràng trong lòng đã dậy sóng, tâm trạng sớm đã điên trời đảo đất, thế nhưng người ngoài nhìn vào chỉ cảm thấy cậu trầm mặc hơn ngày thường một chút, chẳng có ai cảm thấy kì lạ. Kiểu đấu tranh này, đã định là đơn thương độc mã.”
12. "Thầy sẽ cho các em hai cơ hội trốn học, nhất định sẽ có chuyện gì đó quan trọng hơn cả việc học. Ví dụ như chuồn ra ngoài tòa nhà, hay là ánh trăng đêm nay.”
13. “Con người ta thật kỳ lạ, khi trên mặt nổi một cục mụn, ngày nào cũng tìm cách để loại bỏ nó, thế nhưng khi trong lòng có một vết sẹo, lại luôn đi đường vòng tìm cách trốn tránh.”
14. "Khi tôi còn là một đứa trẻ, vô tình gặp người già qua đời, tôi đứng trong dòng người khóc lóc tiễn đưa, nhưng tôi không cảm thấy đau lòng, cũng không hiểu vì sao lại khóc nhiều đến như vậy. Sau này lớn lên tôi mới hiểu, đó là ý nghĩa của ái khổ ly biệt."
15. “Tại sao cứ luôn cãi nhau?"
“Chắc có lẽ là không hợp.”
“Thế sao còn chọn anh ấy?”
“Vì em yêu anh ấy.”
“Sao lại phải khổ thế?”
“Chỉ có sự cay đắng và đau khổ này, bản thân cảm thấy ngọt ngào.”
“Đồ ngốc.”
16. Lúc chia tay em nói “Hãy bảo trọng nhé!”
Nhưng những gì em thật sự muốn nói
Thật ra là “Hãy đem em theo cùng"
17. "Hãy trân trọng nhau trong những năm tháng không có gì trong tay. Cuộc đời có thể là một bầu rượu. Khi rượu cạn cũng giống như con người chúng ta khi chết đi. Vậy thì tôi nên uống bao nhiêu bình rượu nhỉ?"
18. "Tôi mơ thấy mình rơi vào vực thẳm mà không nói một lời nào
"Vậy tại sao bạn không gọi ai để cứu giúp?
"Sẽ không một ai đến cứu tôi đâu."
19. “Trước đây tớ cứ nhìn thấy mộ là sợ,
Vì tớ tưởng trong đó là quỷ,
Sau này tớ mới biết,
Nằm trong đó là người mà người khác ngày nhớ đêm mong.”
20. "Tình yêu của tôi thật ra rất nhẹ nhàng. Tôi xin lỗi và cúi xuống gần hơn để lắng nghe cô ấy, nữ nhi bên cạnh tôi không cần phải xin lỗi."
Trong mắt mọi người, ai cũng cho rằng tình yêu của chúng tôi rất yên tĩnh, hạnh phúc, nhưng mà thật ngại quá. Đó là việc người đàn ông bên cạnh bạn là người như thế nào? Anh ta có chịu từ bỏ cái tôi của mình để cúi xuống gần hơn những ấm ức mà người vợ phải chịu. Vì thế trong tình yêu của tôi cũng vậy, nữ nhi không cần xin lỗi.
________________
Nguồn: https://www.zhihu.com/question/481396309/answer/2297927733
22 notes · View notes
nam-phong · 10 months
Text
Tumblr media
Một vài đoạn trích hay trong cuốn Khi hơi thở hóa thinh không:
Tôi không tin vào sự thông thái của trẻ con, cũng như sự thông thái của tuổi già. Có một khoảnh khắc, một điểm lùi, khi tổng hợp của tất cả trải nghiệm thu gom lại đều héo mòn đi bởi những vụn vặt đời thường. Chúng ta không bao giờ thông thái được như khi chúng ta sống trong chính khoảnh khắc này.
Cho dù bạn có hoàn hảo nhưng nhân gian thì không. Bí kíp là bạn biết rằng cuộc đời đã chơi gian, rằng bạn rồi sẽ thua, rằng đôi tay hay phán đoán của bạn sẽ sơ sây và dù vậy vẫn cần phải vật lộn để giành chiến thắng cho bệnh nhân của mình. Bạn không bao giờ có thể đạt được sự hoàn hảo, nhưng bạn có thể tin vào đường tiệm cận của những gì mình không ngừng hướng tới.
"Nếu tôi là một nhà văn, tôi sẽ biên soạn một cuốn sổ sinh tử, kèm theo một dòng ghi chú về những cái chết khác nhau của loài người: ai dạy con người cách chết sẽ đồng thời dạy họ cách sống." (Michel De Montaigne)
Khi nâng đỡ sự khốn cùng của ai đó, có đôi khi ta buộc phải sụp đổ dưới sức nặng của nó.
Con đường phía trước có lẽ sẽ rõ ràng nếu như tôi biết chính xác mình còn bao nhiêu tháng, bao nhiêu năm. Cho tôi ba tháng, tôi dành thời gian cho gia đình. Cho tôi một năm, tôi sẽ viết sách. Cho tôi mười năm, tôi quay trở lại với việc chữa bệnh. Cái sự thực rằng bạn sẽ sống thêm từng ngày từng ngày một chẳng có ý nghĩa gì: Tôi sẽ làm gì với ngày đó đây?
Có lẽ khi không có sự chắc chắn nào cả chúng ta đành mặc định rằng mình sẽ sống rất lâu. Có lẽ đó là cách duy nhất để nhìn về phía trước.
Một phần kỳ quái của bệnh tật đó là khi phải trải qua nó, giá trị của bạn không ngừng thay đổi. Bạn phải tìm ra điều gì là quan trọng với mình và sau đó lại tiếp tục tìm kiếm. Tôi cảm thấy giống như ai đó lấy đi thẻ tín dụng của mình và tôi phải học cách chi tiêu sao cho hợp lý. Bạn có thể quyết định rằng bạn muốn dành thời gian để làm một bác sĩ phẫu thuật, nhưng hai tháng sau có thể bạn sẽ thấy khác. Hai tháng sau, bạn có thể muốn học chơi saxophone hay cống hiến cho nhà thờ. Chết là sự kiện chỉ xảy ra trong chốc lát, nhưng sống cùng bệnh hiểm nghèo lại là cả một quá trình.
...Nhưng ngay cả khi tôi không biết mình muốn gì, tôi cũng đã học được một điều, một điều không hề có trong Hippocrat, Maimonide, hay Osler: Nghĩa vụ của bác sĩ không phải là ngăn chặn cái chết hay đưa bệnh nhân trở lại cuộc sống cũ của họ, mà là ôm lấy bệnh nhân cũng như gia đình họ trong vòng tay, những người mà cuộc sống đang dần tan vỡ và làm việc cho tới khi họ có thể đứng dậy, đối mặt, và hiểu được sự tồn tại của chính bản thân mình.
"Giao ước cổ phân thành nhiều mảnh; con người cuối cùng cũng hiểu được anh ta cô đơn trong cái bao la vô tình của vũ trụ, ở trong đó sự xuất hiện của con người chỉ là ngẫu nhiên." (Jacques Monod)
Kiến thức của con người sẽ không bao giờ chứa đựng chỉ trong một con người. Nó nảy sinh từ mối quan hệ mà chúng ta tạo ra giữa mỗi con người với nhau và với thế giới, và vẫn không bao giờ hoàn chỉnh.
Là một bác sĩ phẫu thuật tập trung vào bệnh nhân trong phòng mổ, đối với tôi có lúc tôi thấy vị trí của kim đồng hồ khá ngẫu nhiên, nhưng tôi chưa từng cho rằng chúng vô nghĩa.
Graham Greene từng nói rằng ta sống cuộc đời ta trong hai mươi năm đầu tiên còn khoảng thời gian còn lại chỉ là sự phản chiếu.
Khi đến một trong những khoảnh khắc mà con phải nói về bản thân mình trong cuộc sống, về việc còn từng là ai, những gì con đã làm và con có ý nghĩa thế nào với cuộc đời, cha nguyện cầu con sẽ không quên rằng, con đã từng lấp đầy tháng ngày của một người đàn ông đang chết bằng một niềm vui chan chứa, một niềm vui cha chưa từng biết đến trong suốt những năm trước đây, một niềm vui không khiến cha khao khát thèm thuồng hơn nữa mà là thõa mãn, bình yên. Tại thời điểm này, ngay lúc này, đó là một điều vĩ đại.
Chúng tôi từng nói đùa với bạn bè rằng bí kíp để cứu sống mối quan hệ đó là một trong hai người bị bệnh gần chêt. Trái lại, chúng tôi tự hiểu rằng thật ra bí kíp để kiểm soát một căn bệnh thập tử nhất sinh chính là yêu thương - để có thể bị tổn thương, để có lòng tử tế, để bao dung và để biết ơn. (Lucy)
17 notes · View notes
kidzxz · 1 year
Text
Vua Minh Mạng là con thứ 4 của vua Gia Long, lúc còn là Đông Cung Thái Tử, có lần buổi trưa ra hồ Tĩnh Tâm chơi, đang nằm trên võng ngắm mây trời thì bỗng dưng thấy xa có một ông già, tay cầm bình rượu, đội nón cỏ, cầm cây bút lông vẽ vẽ lên trời. Cứ vẽ đến đâu thì mây đen tan đến đó. Thái Tử kêu lại gần thì không phải ông già mà là một trang nam nhi thanh tú với nụ cười tựa trăng rằm, nhìn rất cảm mến. Hỏi chuyện thì chàng trai làu làu kinh sử, biện luận sắc sảo, Thái Tử giật mình tỉnh giấc, hoá ra là chỉ là một giấc mơ lộn xộn. Thái Tử vốn ít ngủ mơ, yêu cầu các quan giải mộng. Họ giải thích nón cỏ là chữ thảo trên, đầu tiên nhìn thấy tưởng ông già là chữ lão, trí tuệ vậy là chữ giả (có 1 nét của chữ lão xuyên qua chữ nhật ở dưới), ghép lại là chữ Trứ 著. Thái Tử cho ghi chép vào sổ, xem thử khoa thi sau có ai tên vậy không. Khoa thi sau, thấy đúng người tên Trứ đỗ giải nguyên, nhưng đã 41 tuổi. Khi gặp, nhìn vóc dáng trẻ hơn nhiều so với tuổi Thái Tử mới nhớ lại giấc mơ, hoá ra mộng và thực cũng có khi là một.
Nguyễn Công Trứ là người có trí thông minh siêu đỉnh, khi làm việc thì làm rất tốt, biết đời người chỉ là một giấc mộng, chết chẳng mang theo được gì nên rất coi rẻ lợi và danh, thường tổ chức vui chơi ca hát vào các buổi tối sau một ngày làm việc tập trung cao độ và đạt hiệu suất cao.
Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi.
Hẹn với lợi danh ba chén rượu,
Vui cùng phong nguyệt một bầu thơ.
Lọt đến tai vua, Minh Mạng không quở trách mà cười nói rằng "thói cũ thằng cuồng vẫn hào phóng thế đấy". 41 tuổi, Nguyễn Công Trứ mới bắt đầu sự nghiệp, làm gì đều hoàn thành xuất sắc, từ trấn biên phía Bắc đến phía Nam, rồi khai hoang lập 2 huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình),.... Ông thăng chức giáng chức không biết bao nhiêu lần. Có lần ông bị giáng xuống làm lính canh ở Quảng Ngãi, vào chào quan tỉnh để đợi lệnh đi đồn nào, ông mặc cái áo cộc màu chàm. Quan Tổng đốc sở tại thấy tình cảnh một người từng là Thượng thư nay thất thế như vậy thì áy náy, cho phép ông cởi đồ lính ra. Nhưng ông nói: "Lúc làm tướng tôi không lấy làm vinh, nay làm lính tôi cũng không thấy làm nhục. Người ta ở địa vị nào, có nghĩa vụ đối với địa vị ấy, làm lính mà không mặc đồ ấy thì sao gọi là lính được". Câu trả lời này khiến ai nấy đều kính phục.
Ngày về hưu, ông trở về làng quê cũ, không trống không kèn, không ngọc ngà châu báu gì mà chỉ là một con bò vàng và một bầu rượu, hai ba bộ đồ. Ông nói đã xong một chữ công danh, trở về tay trắng như lúc bắt đầu, đã hoàn thành 2 câu thơ tâm niệm ông khi còn trẻ "đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông". Ngày ngày, ông rong chơi, ghé thăm người này người kia, ngất ngưỡng xông xênh. Ông nói với bạn:
Tao ở nhà tao, tau nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi nói: sao không đến?
Đến thì mi nói: đến làm chi?
Năm 73 tuổi, ông cưới vợ. Cô dâu hỏi tuổi, ông nói "năm mươi năm trước, anh hai ba". Cô dâu không biết già vậy thì chuyện kia có ổn không, ông hát:
"già là già tóc già râu,
chứ còn chuyện ấy anh đâu có già".
Sống phóng khoáng yêu đời lạc quan, giải thích mọi thứ theo hướng tích cực nên ông khá thọ, 81 tuổi mới mất (thời xưa 60 đã là thọ). Ông có một tình bạn tri kỷ với Nguyễn Quý Tân, nhỏ hơn ông tới 36 tuổi, tính cách cũng ngất ngưỡng xông xênh phóng khoáng như nhau. Quý Tân vì mê ông nên xin đi theo cho kỳ được, tìm cớ để 2 người tình cờ gặp nhau hoài, đến nỗi Công Trứ chịu không nổi mà phải kết bạn. Rồi sau đó tâm đầu ý hợp mà trở thành tri kỷ tri âm. Cả hai đều sống theo triết lý "nhỏ tập trung học chăm chỉ không xao nhãng, học để mà làm, làm cho ra thành tựu, cho vẻ vang bản thân, thấy già rồi thì biết đủ, bỏ hết và rong chơi, hết cõi tạm thế gian".
**** Sách về giai thoại người tài xưa đã bị thất lạc nhiều, nhiều thông tin không có trên mạng cũng như không có trong sách trên thị trường, nhưng tui có. Ai thích sống phong lưu "thảnh thơi thơ túi rượu bầu" khi về già thì bấm còm cho tui biết, share- lưu lại trên tường để đọc miết mà nó vận vào, thành người phóng đạt mênh mông.
27 notes · View notes
buddhistbooks · 3 months
Text
Tumblr media
Cảnh giới cao của cuộc sống: Biết đủ, biết điểm dừng, biết lẽ phải
Làm người, có ba cảnh giới tưởng đơn giản nhưng lại khó đạt được, đó chính là: Điết đủ, biết điểm dừng và biết lẽ phải. Biết đủ để thấy đời hạnh phúc, biết điểm dừng để tiến xa hơn, biết lẽ phải để đi trên con đường chính Đạo, cuối cùng đạt được sự khoái đạt, ung dung và thoải mái.
Biết hài lòng
Có câu nói: “Chim hồng tước làm tổ trong rừng sâu, chuột uống nước sông mà no bụng.”, có nghĩa rằng, chim hồng tước chỉ cần sự tự do, có cành cây để làm nơi ở trong rừng, con chuột chỉ cần uống nước sông, cốt là có thể đỡ khát, no căng cái bụng, thế là đầy đủ, mãn nguyện.
Đối với con người thì không phải vậy, con người thường chạy đua với nỗi lo “cơm, áo, gạo, tiền”. Thế nhưng, dù có nhiều tiền đến mấy cũng không ăn quá 3 bữa chính trong một ngày.
Đời người vốn dĩ không hề đau khổ, đắng cay, bất quá chỉ vì con người truy cầu quá nhiều, lòng người vốn dĩ không mỏi mệt, mệt là bởi vì luôn cảm thấy không đủ. Con người khi đến với thế gian là hai bàn tay trắng, không đem theo thứ gì, khi từ giã cõi tạm cũng trống rỗng, hư không. Duy chỉ có hài lòng, biết đủ với cuộc sống hiện tại, mới cảm nhận được hạnh phúc đích thực.
Vào thời Minh có một người tên là Lão Trương, xuất thân từ một gia đình nghèo khó, ông dạy con trai nỗ lực học tập và làm việc chăm chỉ, với ông, hàng ngày có cơm ăn, áo mặc, như vậy là đủ. Mỗi ngày, Lão Trương thường thắp hương cầu nguyện, tạ ơn ông Trời đã ban cho mình một ngày bình an. Vợ ông cảm thấy khó hiểu, bèn cười nhạo ông: “Ngày ba bữa với cháo, với rau, phúc đức cái nỗi gì cơ chứ?”.
Lão Trương từ tốn trả lời: “Điều may mắn thứ nhất, chúng ta đang sống trong thời hòa bình, thịnh vượng. Điều may mắn thứ hai, người già, trẻ trong nhà đều có cơm ăn áo mặc, không bị đói và lạnh. Điều may mắn thứ ba là, trong nhà không có ai nằm trên giường bệnh,…, đây lẽ nào không phải hạnh phúc sao?”
Làm người nên noi gương Lão Trương, không lưu luyến quá khứ, không nhún nhường trước hiện tại, không lo lắng về tương lai, luôn thản nhiên và hạnh phúc với những gì bản thân đang có.
Khổng Tử có 3000 đệ tử, nhưng ông hài lòng nhất về đệ tử Nhan Hồi, không chỉ có tấm lòng ham học, dù cho hoàn cảnh sống không mấy thuận lợi nhưng vẫn luôn lấy niềm yêu thích học hành, lấy đủ làm niềm vui.
Một người giàu có, nếu không biết đủ và hài lòng, sẽ sống mãi trong lo lắng, u sầu, cuộc sống sẽ không có niềm vui và sự như ý.
Biết điểm dừng
Trong “Kinh Dịch” có nói: “Khi nào dừng thì dừng, khi nào hành thì hành”, nghĩa là biết lựa sức mình, dừng lại đúng lúc và đúng thời điểm, như vậy tiền đồ mới có thể tươi sáng. Nếu không biết điểm dừng, thì cuối cùng cũng tự rước họa vào thân.
Có một vị thiền sư tu hành trên núi, nổi tiếng xa gần, rất nhiều người xuống núi tìm ông để cầu Đạo.
Ngày nọ, có một cậu thanh niên ghé thăm, đúng lúc thấy vị thiền sư đang gánh nước lên núi. Cậu quan sát lượng nước trong hai thùng gỗ của Thiền sư không đầy, chỉ có một nửa, liền thấy rất tò mò, cậu liền hỏi vị Thiền sư: “Tại sao Ngài không đổ thêm nước?”
Vị thiền sư mỉm cười, và nói với cậu thanh niên: “Con xem, ta đã đổ vừa lượng nước vào hai cái xô. Nếu như ta đổ đầy sẽ rất khó di chuyển, trên đường đi nước sẽ dễ bị tràn ra. Nếu thêm lượng nước là ngoài khả năng cũng như nhu cầu của ta”.
Cậu thanh niên suy ngẫm hồi lâu rồi hiểu ra: Một người có thể làm bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, tất cả đều tùy sức mà lành, nếu quá phạm vi năng lực của bản thân, thì cuối cùng sẽ tự chuốc lấy thất bại mà thôi. Làm người, không chỉ cần biết bản thân mình thực sự cần gì, mấu chốt là cần biết khả năng của bạn thân ở đâu.
Khi về già, cần hiểu rằng sức khỏe đã không thể như trước, đừng cố tỏ ra cứng cỏi trước mặt mọi người, mệt rồi thì hãy cho phép bản thân được nghỉ ngơi, khi dục vọng nhiều quá, hãy hiểu rằng thực lực của bản thân không đủ, lúc đó, hãy nên tự hạ thấp đi tiêu chuẩn và kì vọng của bản thân, thay vì là cứ chấp nhất vào con đường và mục tiêu “quá sức” đối với chính mình.
Biết điểm dừng không phải là hèn nhát hay yếu nhược, đôi khi cũng là một sự dũng cảm. Chính là “khi cần làm thì hãy làm, khi cần dừng thì hãy dừng”, cần lựa sức mình.
Trên thế gian này, danh lợi là vô biên, phiền phức cũng đầy rẫy, khó nạn liên miên, chỉ có cách “biết người, lượng sức mình”, biết cách dừng lại đúng thời điểm, như vậy mới có thể tìm được chốn bình yên trong tâm hồn.
Biết lẽ phải
Cái được gọi là biết điều, biết lẽ phải, chính là không nói về thành tựu trước mặt người kém, không tỏ ra bản thân giàu có trước người có hoàn cảnh khó khăn, không bàn về việc bản thân có sức khỏe tốt trước người có thân thể yếu ớt. Làm người, cần học cách khiêm tốn. Trên thực tế, luôn có những người luôn cho mình là đúng, cao minh và xuất sắc hơn người, kiểu người này luôn tỏ ra mình có bản sự và xuất chúng, nhưng kì thực là không biết lẽ phải.
Có một câu nói rất hay: “Trời không tự khoe mình cao, đất không tự khoe mình dày”.
Những người không suy xét đến cảm nhận của người khác, luôn chủ động khoa trương bản thân, kì thực là biểu hiện của người có EQ thấp.
Người biết điều và lẽ phải, họ biết lựa chọn và nói những lời nên nói, làm những điều nên làm, hiểu được cảm nhận của đối phương, bởi vậy, mọi người thường vui vẻ khi được kết giao với họ. Cuộc sống là quá trình tích lũy dần dần và liên tục, vì vậy chúng ta cần phải liên tục “phủi bụi” trong tâm hồn.
Làm người biết đủ và hài lòng, sẽ cảm nhận được sự thản nhiên, bình an trong tâm hồn, tích về cho mình thật nhiều phúc báo vì tấm lòng luôn khoáng đạt, rộng mở.
Làm người biết tiến lên và dừng lại đúng lúc sẽ tránh được nhiều tai họa, biết lựa sức mình để làm nên những điều lớn lao.
Làm người biết lẽ phải trên đời, không tự khoe khoang, không tự phô trương, luôn vui sống hòa thuận, sẽ có một cuộc sống tốt đẹp, thuận lợi.
Lan Hòa biên tập/Theo Vandieuhay.
3 notes · View notes
laamoo · 9 months
Text
Tumblr media
11.09.2023
Tôi không thể gượng dậy sau khi đã ngồi xuống. Tôi ngồi trên giường, tôi ngồi trên ghế, tôi ngồi trong phòng tắm, trên bậc thang, trên sàn nhà, chỉ ngồi đó. Tôi đang vui vẻ hay không? Tôi đang buồn rầu hay không? Những cuộc độc thoại như vậy. Nội dung chỉ là tôi có nên đứng dậy hay nằm xuống. Hầu hết thời gian, tôi chọn cách ngả mình. Nhìn từ bên ngoài tôi có lẽ giống như đang sắp ngã. Tôi cảm thấy mình già cỗi trong những khoảnh khắc vừa trôi đi. Khuôn mặt tôi phẳng lặng. Như một mặt hồ. Cơn gió nhẹ thổi qua và mặt hồ gợn sóng. Tất cả đều rất thật… Tôi có thể với ra và với đến những rãnh nước. Tôi có thể cảm nhận va chạm của nước từng chút một. Khung xương của tôi bắt đầu nhẹ và giòn. Nếu bạn nhìn thấy tôi, bạn sẽ không thể bảo rằng đó là “một người”, “một người” hoặc “ai đó” để xác định tôi. Bạn có thể dùng đến một đống chất chồng, cát biển hoặc một tia sáng để làm việc đó. Tôi cảm tưởng mình trở nên hết sức nhỏ bé, nhưng vẫn tốt hơn là hư vô. Tôi không thể nói bạn nghe điều gì về cảm xúc của mình. Tôi sợ rằng mình có thể sẽ cư xử với bạn một cách thiếu thành thật. Thật sự, không có một ngôn từ chính xác nào tôi có thể sử dụng để diễn tả bản thân mình. Thậm chí tôi đã từng sáng tạo ra những ngôn ngữ mới. Nhưng tôi mau chóng quên thứ ngôn ngữ mình vừa tạo bởi chúng không theo một trật tự logic nào. Tôi vùng vẫy mỗi ngày để quên đi và tiến đến những suy nghĩ mới. Nhưng sự giằng co đó cũng cần đến sức mạnh. Rốt cuộc, tôi thậm chí phải đấu tranh với cả quyết định bỏ cuộc. Tôi được thích nghi để quy phục, như viên xúc xắc đảo vòng quanh và mỗi lần đều ra cho ra cùng một con số. Nhưng cuối cùng bạn nhận ra là thực tế các mặt của viên xúc xắc đều giống hệt nhau. Tôi gần như quen thuộc với trần nhà của phòng mình. Nó như bầu trời của tôi, một bầu trời trắng. Không có sự thay đổi ánh nắng nào ở bầu trời này. Tôi tưởng tượng rằng hàng xóm lầu trên của tôi đang sống trên thiên đường với chúa. Tôi tò mò liệu các thánh thần có phải chỉnh báo thức mỗi sáng hay không. Tôi không có cho mình dụng cụ nào để xem giờ cả.
Mỗi ngày, tôi chỉ đang ném một viên đá vào vùng tăm tối. Không tiếng vang nào vọng lại. Nếu như cuộc đời là cõi âm ty không đáy, thì khi tôi thả rơi bản thân mình, cú ngã đến vô tận cũng chính là một đường bay.
8 notes · View notes
bacxiunhieusua · 1 year
Text
Tumblr media
120323
So với 2022, năm nay mình có vẻ ít đụng đến cồn. Nhưng nếu có việc thì mình vẫn sẽ "nhiệt tình" thật nhiều với bạn. Mà có khi vì ít uống như thế nên mỗi lần uống là siêu nhiều. Từ cái kèo 23 Tết với bạn cấp 2, đi taste bia Đức với dì và bạn dì, đi uống quyết tâm hạ gục trên bàn nhậu cho được "bạn em", hay như đêm qua đi uống chill với bạn ĐH.
Mình thật sự rất có niềm vui với cồn, chỉ là mình không uống quá thường xuyên như trước thôi. Nhưng cảm giác của nó chảy trong người, mình siêu thích uống cồn có vị đắng nên đi đâu cũng gọi đồ uống vị vừa đắng vừa cay. Có khi sáng hôm sau đi làm miệng nuốt xuống vẫn đắng ngay lưỡi không thoát được dù đã uống rất nhiều nước hay đánh răng siêu kĩ.
Mình thích uống bia, rượu, thích đi bộ, thích ăn đồ ăn ngon (mà hôm nay lại thấy biếng ăn lại), thích đeo tai nghe và viết linh tinh như này, thích coi tik tok xem đồ ăn ngon, thích coi daily rountine của mọi người.
Phải công nhận là sở thích của mình thay đổi theo thời gian. Thói quen và tính cách của mình cũng thế.
Nếu có thể mình muốn xoá quách cái facebook đi. Instagram cũng không còn đăng quá nhiều về mình ngoại trừ những moments siêu cute của gia đình. Nhưng mình vẫn giữ đó để lưu lại những story đáng iu mình sợ sẽ quên đi. Còn Facebook thì khoá quách đi cũng chả thấy tò mò về nó như thế nào. Ôi cuộc đời siêu nhẹ tênh luôn ấy, khi không tò mò vào để stalk ba cái không đâu, đây có vẻ thật sự là một thói quen tốt để loại bỏ những điều quan tâm xấu xí.
Dạo này enjoy cuộc sống chỉ xoay quanh chính mình. Có khi enjoy cái cuộc sống hiện tại đến mức mình thấy mình vô tâm. Mình mệt làm cô gái nghĩ nhiều như bà già, không gặp gỡ bạn bè cũng có khi, mình tránh xa năng lượng tiêu cực quanh mình, nơi nào mà không tốt là mình né tránh hết.
Tumblr media
Mình không định dài dòng nói nhiều vì thời gian qua cuộc đời mình ngoại trừ tự thấy bản thân vô tâm nhiều và thản nhiên quá đỗi thì chẳng có gì đặc biệt để viết dài dòng như mấy lần.
Thảo Nguyên,
21 notes · View notes
levantu · 4 months
Text
ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN: Bố Già - THE GODFATHER-TS LÊ VĂN TƯ
Bố Già - The Godfather
Tác giả: Mario Puzo
Dịch giả: Ngọc Thứ Lang
Gồm 32 chương
Bố Già là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng  của nhà văn người Mỹ gốc Ý tên Mario Puzo.
Xuất bản năm 1969 với 11 triệu bản in được bán sạch, là quyển tiểu thuyết hay nhất viết về giới giang hồ, giới Mafia tại Mỹ. Rất  nhiều lời khen chê về nó.
"The Godfather" đã được hãng Paramount dựng thành phim, tài tử lừng danh Marlon Brando thủ vai chính, và cũng nhanh chóng trở thành cuốn phim ăn khách nhất lúc bấy giờ và hiện nay nó vẫn thu hút cho người xem.
Quyển sách nói về một thế lực Mafia Mỹ với ông trùm Don Vito Corleone thường được mệnh danh là “bố già”. Xung quanh ông luôn có nhiều kẻ thù muốn tìm cách hãm hại ông, nhưng đều bị ông trừng trị một cách tàn nhẫn.
Thế giới ngầm được phản ánh trong tiểu thuyết Bố già là sự gặp gỡ giữa một bên là ý chí cương cường và nền tảng gia tộc chặt chẽ theo truyền thống mafia xứ Sicily với một bên là xã hội Mỹ  đen trắng phức tạp, mảnh đất màu mỡ cho những phi vụ làm ăn thế giới ngầm, những món lợi kinh khủng. Hình tượng Bố già được tác giả  công phu thiết kế  đã trở thành bức ảnh chiều sâu, bất hủ trong lòng người đọc sách và người xem phim. Từ một kẻ nhập cư nghèo nàn đến ông trùm  đỉnh cao quyền lực, Don Vito Corleone  thâm trầm, nguy hiểm. 
Ông là một trong những thủ lĩnh tối cao của giới Mafia Mỹ. Kẻ thù căm ghét ông, khiếp sợ ông, khinh bỉ ông; ông như con rắn hổ mang nguy hiểm có đôi mắt chứa đựng một uy lực tối thượng nhìn thấy hết, biết hết, làm được hết. Nhưng đối với bạn bè, thân quyến, "Bố già" gần như là một đấng toàn năng có thể cứu họ thoát khỏi những thế kẹt và nỗi oan ức mà ngay cả luật pháp cũng chẳng gỡ được. Ông đúng là "Mafia" theo cái nghĩa nguyên thủy của nó thuở ban đầu hình thành, nơi ẩn náu.
Don Vito Corleone hiện thân huyền thoại và rất đời thực;  được kết tinh từ vốn sống của hàng chục năm lăn lộn giữa chốn mafia bao phen vào sinh ra tử. Bố già là sự tổng hợp của mọi hiểu biết trí tuệ và hành động hiệu quả và rất tàn nhẫn.
Với những pha hành động gay cấn, tình tiết bất ngờ và không khí sanh tử đến nghẹt thở, Bố già  là đỉnh cao trong sự nghiệp  của Mario Puzo. Và như một cơ duyên đặc biệt, ngay từ năm 1971-1972, Bố già đã đến với bạn đọc trong nước, ngoài nước qua hành động hào hiệp,  giang hồ, quyết liệt, dứt khoát của dịch giả Ngọc Thứ Lang.
Tác phẩm  hay nhất mọi thời đại này sẽ đưa đến cho người đọc những triết lý sống đáng để suy ngẫm và xứng đáng là đỉnh cao trong sự nghiệp văn chương của nhà văn Mario Puzo tính đến bây giờ.
…..
Về tác giả:
Mario Puzo (1920 - 1999) là nhà văn, nhà biên kịch người Mỹ gốc Italy nổi tiếng với nhiều tiểu thuyết về đề tài mafia và tội phạm. Bố già (The Godfather) xuất bản năm 1969 là đỉnh cao của dòng văn chương đặc biệt, đồng thời là tác phẩm đưa Puzo lên tột đỉnh vinh quang. Đây cũng là một trong những tiểu thuyết bán chạy nhất mọi thời đại. Ngoài Bố già, Mario Puzo còn nổi tiếng với các tiểu thuyết khác như Sicilian khúc ca bi tráng, Luật im lặng, Ông trùm quyền lực cuối cùng, Gia đình Giáo hoàng…
Về dịch giả
Ngọc Thứ Lang tên thật là Nguyễn Ngọc Tú, biệt danh là công tử xứ Bắc, vào Sài Gòn lập nghiệp khoảng năm 1950. Ngọc Thứ Lang là dịch giả  trước 1975, nhiều tác phẩm và Bố già là một dấu ấn đỉnh cao trong sự nghiệp của ông.
Năm 1972, bản dịch Bố già của Ngọc Thứ Lang chuyển từ  tiếng Anh ra mắt và đã thu hút mạnh rất nhiều độc giả.  The Godfather của Mario Puzo khi vừa xuất bản đã nằm trong danh sách sách bán chạy nhất thời gian đầu xuất bản thì Bố già của Ngọc Thứ Lang đã chấn động trên thị trường tri thức của Sài Gòn những năm thập niên 1970 .
Đọc The Godfather của Mario Puzo, bạn hãy tìm đúng bản dịch của Ngọc Thứ Lang mới đúng nội dung theo phong cách mafia Mỹ,…
Nhận xét về tác phẩm:
 “Bố già là sự tổng hòa của mọi hiểu biết. Bố già là đáp án cho mọi câu hỏi.”Diễn viên Tom Hanks
“Bạn không thể dừng đọc nó và khó lòng ngừng mơ về nó.”New York Times Magazine
“Một tác phẩm kinh điển về mafia… Tự bản thân nó đã tạo ra một thứ bùa mê hoặc độc giả.”The Times
BÀI HỌC RÚT RA TỪ SÁCH BỐ GIÀ-THE GODFATHER
Tác phẩm “Bố Già” của Mario Puzo được tác giả xây dựng nhiều bài học quý giá về cuộc sống và con người xã hội Mỹ với thế giới ngầm mafia.
Quyền lực và quyết định: Cuộc sống đầy quyền lực và quyết định khó khăn đôi khi đòi hỏi chúng ta phải đứng lên và đối mặt với những tình huống khó khăn.
Tình yêu và lòng trung thành: Lòng trung thành là tiêu chí đứng vững với đời
Giá trị của gia đình: Gia đình được coi là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống của các nhân vật trong cuốn sách.
Hậu quả của quyết định: Từ những quyết định nhỏ cho đến những quyết định lớn, tác giả nhắc nhở chúng ta rằng mỗi quyết định đều có tác động và hậu quả riêng, và chúng ta cần suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
Đấu tranh giữa thiện và ác
Sự khôn ngoan và sáng suốt:
Tầm quan trọng của trách nhiệm
Hiểu rõ thêm về bản chất thế giới ngầm 
Hành động mafia khác với đạo đức và pháp luật
#docsachkinhdien#bogia#THEGODFATHER#tslevantu#hoasinhtanhd
Cuốn sách “Bố Già” của Mario Puzo không chỉ là một tiểu thuyết hấp dẫn về Mafia, mà còn chứa đựng những bài học sâu sắc về cuộc sống, gia đình, quyền lực và tình yêu. Nó là một cuốn sách khó quên, đem lại cái nhìn sắc nét về con người và xã hội.
(sưu tầm, tổng hợp)
Cạnh Tranh Sinh Tồn (Tiến Sĩ Lê Văn Tư)
youtube
3 notes · View notes