Tumgik
truong-phu · 1 year
Text
Tumblr media
It's my 4 year anniversary on Tumblr 🥳
0 notes
truong-phu · 1 year
Text
Tại sao mắc bệnh?
Tumblr media
Ảnh từ trang ionwater.com.vn
1- Tại sao mắc bệnh? Cơ thể của sinh vật (động vật và thực vật) luôn luôn có sức mạnh để chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài hay biến động môi trường trong cơ thể sinh vật. Khi sức mạnh nầy kém xa các tác nhân gây hại từ bên ngoài, hay sức mạnh nầy không tái cân bằng được biến động môi trường trong cơ thể, cơ thể sinh vật mắc bệnh. Bài viết sau đây chú trọng về con người. Các sinh vật khác thì cơ chế cũng tương tự.
2- Có cá thể sinh vật nào không mắc bệnh? Không trả lời được, mà về lý thuyết phải có. Nhưng ngành Y (Nhân Y) là khoa học thực nghiệm, chỉ trọng chứng hơn trọng cung nên ở đầu câu viết: Không trả lời được là vì vậy! Câu hỏi nầy (2) cùng câu (1) là một cặp dính liền: Mắc bệnh/Không mắc bệnh sẽ được bàn kỹ ở các phần tiếp theo.
3- Y học hiện đại chủ trương tìm nguyên nhân để điều trị. Đó là một tiến bộ lớn về tư tưởng, khoa học cùng kỹ thuật của con người, và thu được thành quả lớn lao trong việc bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng mà không ai phủ nhận được.
Với các bệnh do các vi sinh vật từ bên ngoài như lao phổi thì dùng kháng sinh giết vi khuẩn lao, chó dại cắn thì tiêm vắc xin đủ liều ngừa bệnh phát… mà gần nhất là đại dịch Covid-19 cần rất gấp vắc xin AstraZeneca, Moderna, Pfizer… gấp đến mức các vắc xin nầy được giấy phép lưu hành khẩn cấp (bỏ qua nhiều công đoạn kiểm định) và may quá, các nước trên thế giới lần lượt vượt qua đại dịch.
Các bệnh tự trong cơ thể sinh ra, cũng có thể tìm nguyên nhân như bướu cổ lành tính là do thiếu Iod, chữa bệnh bằng cách uống Iod thì bướu co dần, Ngừa bệnh bằng cách toàn dân dùng muối pha Iod. Bệnh Gút (Gout) là do lắng đọng nhiều tinh thể muối urat (do axít uric tăng cao). Chữa bệnh bằng thuốc giảm viêm (đỡ đau), giảm tạo axít uric (Allopurinol) và tăng đào thải axit uric (Probenecid). Ngoài ra, người bệnh được khuyên bớt ăn thịt và hải sản.
Bệnh Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) lại tìm ra nguyên nhân từ trong gen, vậy đây là bệnh di truyền! Tỉ lệ mang gen bệnh (lặn) ở Việt Nam là 1/8 dân số (12 triệu người). Vợ chồng cùng mang gen lặn thì mỗi lần sinh con, xác suất con bệnh là 25%. Muốn chữa lành bệnh phải ghép tế bào gốc máu không bệnh rất đắt tiền (tức là tương tự ghép gen)
4- Hai ngành Y và Dược phục vụ nhân loại đã có tiến bộ vượt bậc trong việc chữa bệnh từ nguyên nhân: Số trẻ em chết non giảm, tuổi thọ tăng. Nhiều thành tựu tiên tiến trong việc chữa bệnh được áp dụng thần kỳ đã cứu người trước ngưỡng cửa tử thần. Tuy thế vẫn còn câu hỏi: Tại sao cùng hoàn cảnh có người mắc bệnh lại có người không? Bệnh Lao là một ví dụ, là bệnh lây nhưng không phải mọi người trong gia đình đều mắc bệnh! Tôi ăn thịt cá cả đời vẫn khỏe mạnh, tại sao anh phải cử kiêng vì bệnh Gout? Câu trả lời cho bệnh Lao là do miễn dịch của cơ thể chống vi khuẩn Lao tốt. Hỏi tiếp, cùng huyết thống tại sao miễn dịch tốt hay không tốt, ngang đây bèn bí, có lẽ cơ địa mỗi người nó thế! Câu trả lời cho người mắc và không mắc bệnh Gout nhanh hơn: À, cơ địa mỗi người nó thế! Từ Cơ địa có từ lâu, thời Pasteur, để mô tả mỗi người có đặc điểm về tình trạng sức khỏe, sức chống đỡ bệnh tật. Theo tôi, nói cơ địa cũng như chưa nói!
Với kiến thức khoa học hiện đại, điều gì nêu lên sự khác biệt giữa mỗi người? Quá dễ, đấy là gen, là ADN (hay DNA) quy định mỗi khác biệt mỗi người dù là anh em ruột. Chính gen, sợi dây hóa học siêu nhỏ có trong mỗi tế bào mang các dữ liệu về cấu trúc và đặc điểm của từng loại nucleotide có trong cơ thể sinh vật, do đó ADN sẽ góp phần quy định các đặc tính của sinh vật. [Ghi chú: Nucleotide là các phân tử trong gen, sắp xếp khác biệt để quy định sự khác biệt, đơn giản là chuỗi A-T-G-C sắp xếp khác nhau] Vậy trở lại chuyện mắc bệnh hay không m��c bệnh, phải nói rõ đó là do gen quyết định ở từng người! Phải hiểu câu nầy như sau: gen tạo ra đặc tính từng người, và có người có những đặc tính (hay quen gọi là cơ địa) chống bệnh lao tốt, không bệnh Gout, mà có người bởi gen đã tạo ra đặc tính (cơ địa) dễ nhiễm bệnh lao (do sức đề kháng yếu) hoặc mắc bệnh Gout do chuyển hóa Purin kém. [Purin hay các chất trong nhân tế bào, nên hầu như mọi thức ăn đều có ít hay nhiều. Chứa nhiều là hải sản, nội tạng động vật, nem chua]
5- Vậy sao Y học hiện đại không khẳng định nguyên nhân gây bệnh là do gen? 5a- Y học là khoa học cứu người, nên trước tiên y học phải nhân bản (vì lợi ích con người có phẩm cách) trong việc tuyên bố nguyên nhân bệnh. Những tật bệnh nhẹ quá như tật mù màu (ảnh hưởng đến sinh hoạt, không ảnh hưởng đến sức khỏe), hoặc rất nặng đe dọa tính mạng đến thế hệ sau như Bệnh Tan máu bẩm sinh thì ngành Y mới công bố nguyên nhân do gen, bởi có thể ngừa sinh những trẻ mắc bệnh nếu vợ chồng có xét nghiệm chuyên khoa. Còn đa số các trường hợp bệnh khác, ngành Y thường cố gắng tránh vấn đề di truyền, do gen, bởi sợ phân biệt gia phả, dòng họ như kiểu phân biệt chủng tộc!
5b- Mà nói cho cùng, (Ví dụ) việc chứng minh bệnh lao do gen là một vấn đề rất phức tạp ngay hiện tại, trong khi nguyên nhân là vi khuẩn lao gây bệnh lại sờ sờ trước mắt, cần dùng thuốc kháng sinh chuyên trị lao là khỏi. Vậy ai rảnh hơi đi tìm các gen phụ trách chống vi khuẩn lao xem nó có bị hao tổn (đột biến) hay không rồi gây nhận dạng vi khuẩn lao kém hay sản xuất kháng thể chống lao suy giảm? Mặt khác lao là bệnh lây, thuộc về bệnh xã hội. Cần các biện pháp nhanh, triệt để để cách ly và điều trị để tiệt nguồn lây lan lao cho xã hội. Trong khi xét nghiệm ADN thuộc về cá nhân có chi phí tốn kém. Kết quả thế nào cũng chỉ là tham khảo, và phải được các chuyên gia thẩm định ý nghĩa. Trong hiện tại, nói kết quả xét nghiệm ADN về đề kháng bệnh thật vô ích là không đúng, phải nói là gần như vô ích!
5c- Tuy thế nhưng qua thực tế khám bệnh, bệnh do di truyền danh sách mỗi lúc một dài thêm: Tăng cholesterol máu, một số ung thư, bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh múa giật Huntington, Bệnh hồng cầu hình liềm, Viêm khớp, Sa sút trí tuệ, Bệnh tiểu đường, Bệnh tim mạch, Huyết áp cao, Đa xơ cứng, bệnh Parkinson, Nứt đốt sống, Bệnh lý tuyến giáp… Một số bệnh được xác định cơ chế rõ do hư hại ở một gen cố định và truyền lại cho đời sau, người ta gọi nhóm nầy là nhóm bệnh di truyền. Một số bệnh cũng do gen, nhưng cũng chịu tác động bởi một số yếu tố khác, chẳng hạn như môi trường, lối sống và chế độ ăn uống… người ta chỉ dè dặt gọi là bệnh có tính gia đình, nghĩa là trong nhóm nầy, các rối loạn gen chỉ tạo nguy cơ mắc bệnh, bệnh chỉ khởi phát khi có tác nhân khác như môi trường, ăn uống… Thú vị nhất là khám phá ít người có khả năng miễn nhiễm HIV. Ta biết nhiễm HIV là nhiễm siêu vi chuyên tấn công hệ miễn dịch của chúng ta, bởi hệ miễn dịch suy yếu, rất khó chữa bệnh nầy. Thuốc chữa HIV hiện nay chỉ là kìm hãm HIV phát triển. Tuy thế có người nhiễm HIV mà không bệnh! Các nhà khoa học chú tâm và giải mã hiện tượng nầy: đột biến gen [CCR5]-Δ32. Và khoảng 10% người gốc châu Âu hoặc Tây Á có đột biến di truyền này không mắc HIV. Cho đến nay 8/2022 chỉ có 4 người nhiễm HIV lâu và nặng được chữa khỏi hoàn toàn HIV nhờ cấy ghép tế bào đột biến gen [CCR5]-Δ32. Chuyện cấy ghép là để chữa bệnh bạch cầu, chuyện lành HIV là quà tặng may mắn. Không thể ghép tế bào đại trà cho gần 40 triệu bệnh nhân HIV vì quá tốn kém, quy trình phức tạp và chứa đựng nguy hiểm chết người. Tuy thế, cũng mở hướng cho các nhà nghiên cứu đột biến gen [CCR5]-Δ32 để điều trị HIV.
6- Tương lai của Y học hiện đại là điều trị gen! Bạn còn nhớ vắc xin Covid-19 chứ? Vắc xin của Anh (AstraZeneca) liên quan đến gen virus gọi là vắc xin tái tổ hợp. Moderna (Mỹ) hay Pfizer-BioNTech (Mỹ-Đức) dùng hoàn toàn đoạn gen virus, gọi là vắc xin mRNA. [Ghi chú: gen virus đa số là RNA, gen người và các động thực vật là DNA] Nhấn mạnh rằng vắc xin dù liên quan đến gen, nhưng dựa trên cơ chế miễn dịch học: Nghĩa là dù tiêm gen virus vào người, gen nhân bản thành virus hay một phần vỏ virus (gọi là kháng nguyên). Cơ thể sản xuất kháng thể chống lại kháng nguyên và lành bệnh (hay ngừa bệnh).
Giữa năm 2022 tại Mỹ có tin chấn động giới Y học: Thử nghiệm thuốc mới điều trị ung thư: Tất cả (18) bệnh nhân ung thư đại tràng đều khỏi bệnh sau lộ trình điều trị 6 tháng! Thuốc chữa là Dostarlimab được mô tả là một kháng thể đơn dòng (chỉ tác động 1 vị trí cụ thể). Trên tế bào T là tế bào bạch cầu chuyên giết các tế bào lạ có 2 công tắc: công tắc Mở để giết tế bào lạ và công tắc Đóng (ký hiệu là PD-1) để ngừng giết. Thuốc Dostarlimab có nhiệm vụ phá hủy công tắc Đóng PD-1 nầy cho phép tế bào T tự do tấn công khối ung thư. Ung thư sở dĩ phát triển tự do, vượt qua miễn dịch là do các tế bào ung thư tiết ra chất kích hoạt công tắc đóng PD-1 nầy. [Cần nhận định rõ về chuyên môn: dù thuốc Dostarlimab được mô tả là một kháng thể đơn dòng (Miễn dịch dịch thể) nhưng cơ chế chữa bệnh hoàn toàn dựa vào tế bào T là Miễn dịch trung gian tế bào.] [Ghi chú: Gọi là tế bào T, nhưng cũng có nhiều loại tế bào T, mỗi loại có chức năng riêng. Không cần thiết đi sâu] Một cuộc thí nghiệm chưa biết kết quả có tốt không, rồi kết quả 100% (18) người đều lành, vậy thành công hơn mơ ước! Và đương nhiên thuốc thử nghiệm biến ngay thành thuốc chữa bệnh chính thức. Các thử nghiệm nếu tiếp tục chỉ là xem phản ứng cơ thể lâu dài, và liệu có thể mở rộng cho các ung thư khác không (Thuốc Dostarlimab vốn dùng cho ung thư nội mạc tử cung, và kháng thể khóa thụ thể PD-1 trên tế bào T gần như không đặc hiệu, bởi tế bào T nào cũng có). Tuy nhiên về mặt nghiên cứu, có công tắc đóng thì phải có chìa khóa. Dostarlimab không phải chìa khóa mà là một mớ dây kẽm quấn chằng chịt công tắc. Tìm ra được chìa khóa, ấy là gen, bởi gen chi phối mọi hoạt động sinh hóa trong cơ thể. Một bệnh nhân bệnh đái đường thể nặng, cần tiêm thuốc Insulin đúng liều và đúng giờ. Chuyện nầy đã thực hiện. Nhưng tương lai, chỉ cần tiêm gen vào một cơ quan chỉ định, cơ quan ấy kiêm thêm chức năng tự tiết Insulin đúng lúc cơ thể cần (lượng đường máu tăng cao). Thế là xong! Tôi mơ mộng đến ngày Nội Khoa là một chuyên khoa về điều trị gen: các bệnh nhiễm khuẩn và siêu vi hoàn toàn được điều trị là vắc xin mRNA hay một thuốc gen tương đương. Chỉ còn khó chịu với lũ ký sinh trùng xác lớn như giun sán. Các bệnh chuyển hóa hay nội tiết thuần túy là việc đóng hay mở các gen tương ứng, các bệnh gia đình như Hen, Huyết áp cao, Loét dạ dày… cũng là tu bổ các khiếm khuyết nhỏ về gen. Ngành Ngoại Khoa chỉ còn can thiệp các bệnh đột ngột bởi tác dụng vật lý như lực mạnh chèn ép, gây thủng vỡ tạng, xương biến dạng, như sức nóng gây bỏng… Hết rồi thời mổ ung thư não… Giã từ bệnh tật từ đây!
7- Tương lai con người: Hết bệnh, đương nhiên con người sẽ sống thọ với cuộc sống đầy năng lượng. Ngay cả tuổi thọ hình như cũng nằm trong gen. Nghe rằng trong cấu trúc gen, có đoạn ngắn ở 2 mút gọi là Telomere, đoạn nầy ngắn dần sau mỗi lần tế bào phân chia. Trung bình con người phân chia được 50 lần là lão hóa. Các tế bào ung thư sinh sôi vô hạn giống như biết cách làm dài thêm đoạn Telomere nầy. Lại tìm ra chất Telomerase gắn thêm cho Telomere một đoạn. Vậy hình như bí mật của ung thư đang nằm trong tầm tay nhân loại, và tuổi thọ cũng thế, nghĩa là tuổi thọ con người sẽ vô hạn! Ui, Trái Đất rồi sẽ chật đi!
1 note · View note
truong-phu · 1 year
Text
Thực khuẩn thể (hay Thể thực khuẩn)
Tumblr media
[Tiếng anh: Bacteriophage, gọi tắt Phage] Ảnh từ trang mauxanh.vn
1- Đó là vật gì?
Đó là virus (siêu vi khuẩn) chuyên ăn vi khuẩn!
Vì sao viết chuyên ăn?
Bởi mỗi loại virus đều có cách riêng để vào trong tế bào của một loài nhất định. Người ta gọi đấy là Hàng rào Loài. Tuy thế vẫn có những loài virus xâm nhập tế bào nhiều loài sinh vật khác nhau (do cổng vào tế bào của môt số loài sinh vật giống nhau). Chắc ăn nhất là Hàng rào Giới. Minh họa:
Virus Corona gây đại dịch Covid-19 nghi xuất phát từ loài dơi rồi lây sang người, hoặc Virus bệnh dại từ chó sang người. Phân loại sinh học: Đi từ gốc là Vực (Domain) - Giới (Kingdom) - Ngành (Phylum) - Lớp (Class) - Bộ (Ordo) - Họ (Family) - Chi (Genus) - Loài (Species). Ở trên có nhắc đến Giới: Tại Mỹ dùng hệ thống 6 giới: Động Vật - Thực vật - - Sinh vật Nguyên sinh - Vi khuẩn cổ - Vi khuẩn.
2- So sánh giữa virus và vi khuẩn a- Vi khuẩn là sinh vật đơn bào, tự sống và sinh sản, còn virus chỉ có vỏ chứa RNA hay DNA. b- Virus phải xâm nhập vào tế bào, nhờ bộ máy tế bào đó tổng hợp giúp để virus nhân lên. Khi số lượng virus trong tế bào quá nhiều, tế bào bể ra phát tán virus sang tế bào khác. c- Độ lớn: Kích thước của vi rút nhỏ hơn vi khuẩn từ 10 đến 100 lần. Bởi thế nên Vi khuẩn cũng là đối tượng của virus tấn công.
Ít ra hiện tại người ta biết có 3 loại virus chuyên tấn công các giới khác nhau: Virus (chuyên tấn công) động vật, virus thực vật và virus tấn công vi khuẩn hay thể thực khuẩn. Đương nhiên trong các giới, giới nào có tế bào hoàn chỉnh đều là đối tượng của virus. Hiện đã có bằng chứng về virus tấn công vi khuẩn cổ.
3- Thế giới sinh vật ăn lẫn nhau để sinh tồn. Quan tâm Thể thực khuẩn để làm gì? Vấn đề là vi khuẩn gây bệnh cho con người rất phổ biến. Mối lo càng tăng thêm khi kháng sinh chuyên giết vi khuẩn, giờ đây kháng sinh một số bị lờn thuốc, hay và vi khuẩn đã kháng thuốc kháng sinh! Mà kháng sinh đã bị lờn, tính mạng của con người bị đe dọa.
Thời Liên Xô (cũ), tình trạng khan hiếm kháng sinh tốt nhập từ phương Tây gây khó khăn trong việc điều trị các trường hợp nhiễm trùng trầm trọng. Tình cảnh thời ấy ở Liên Xô cũng tương tự như tình trạng vi khuẩn kháng thuốc hiện nay. Dạo đó đã có nhiều nghiên cứu về thể thực khuẩn để điều trị nhiễm trùng. Tuy kết quả không phổ biến như việc dùng kháng sinh, nhưng những kết quả đơn lẻ vẫn có tính khích lệ. Bởi thế việc nghiên cứu về thể thực khuẩn vẫn còn tiếp diễn ở quy mô nhỏ.
Trước tình hình vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đáng báo động như hiện nay, một lần nữa giới khoa học lại chú ý đến thể thực khuẩn, mà đặc biệt các thể thực khuẩn chuyên giết vi khuẩn kháng thuốc.
4- Ví dụ minh họa Đã có trường hợp nhiễm trực khuẩn mủ xanh kháng thuốc đe dọa tính mạng. Trực khuẩn mủ xanh (hay vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa). Đây là loại vi khuẩn khá phổ biến trong đất, nước biển, ngay cả trong môi trường bệnh viện ở những nơi ẩm ướt. Benjamin Chan, một nhà khoa học trẻ đến từ Đại học Yale. Trường hợp nhiễm trùng nguy hiểm trên, Benjamin Chan đã đề nghị dùng 1 liều virus chuyên giết trực khuẩn mủ xanh mà anh đã tìm được và đặt tên là virus OMKO1. Kết quả? Chỉ 1 phát tiêm, toàn bộ vi khuẩn mủ xanh đã biến mất, và bệnh nhân lại sinh hoạt bình thường. Bạn có thể tra trên Goofle từ khóa virus OMKO1
5- Tương lai Có một sự không ưa nhau giữa các nhà khoa học nghiên cứu thể thực khuẩn và các công ty hóa dược chuyên sản xuất kháng sinh bởi việc làm như giẫm lên miếng ăn của nhau, dù rằng cả 2 phía đều phục vụ nhân loại. Chỉ khi các tập đoàn hóa dược hùng mạnh đồng ý nghiên cứu thực khuẩn thể, tương lai ngành Thực khuẩn thể mới phát triển rực rỡ. May sao, kháng sinh chuyên giết vi khuẩn có thể hòa hợp cùng thực khuẩn thể như trường hợp vừa nêu trên. Cơ chế cho mục 4: Trực khuẩn mủ xanh kháng thuốc do phát triển một loại bơm: chuyên bơm kháng sinh ra ngoài. Mà OMKO1 lại nhờ đường ống bơm để lọt vào nội bào vi khuẩn, nhân lên và giết vi khuẩn. Một số vi khuẩn Pseudomonas đột biến gây tắt ống bơm (để ngăn virus OMKO1) thì cũng chết do kháng sinh ngấm vào nội bào không bơm ra được.
Sản xuất kháng sinh có thể tiên phong như hiện nay bởi tổng hợp nhanh, giá rẻ, thuận tiện phân phối trong điều kiện bình thường. Còn Thể thực khuẩn có thể là liều thuốc sau cùng khi vi khuẩn có dấu hiệu đa kháng kháng sinh. Chỉ đến lúc trong các phòng thực nghiệm (Labo) của mỗi bệnh viện đều chứa sẵn các Thể thực khuẩn chuyên cho từng loài vi khuẩn gây bệnh, khi ấy con người mới nhẹ nhõm trước lũ vi khuẩn độc hại.
0 notes
truong-phu · 1 year
Text
Tóm lược căn bản Cổ Phiếu
Tumblr media
1- Một công ty có vốn 1 tỷ đồng, chia thành 100.000 phần, gọi mỗi phần nhỏ là Cổ Phần. Cổ phần nầy ghi trên giấy nên gọi là Cổ Phiếu. Vậy mỗi cổ phiếu có giá là 10.000đ. Đó gọi là Mệnh Giá. 2- Công ty (Cty) đưa một phần số cổ phiếu ra thị trường chứng khoán. Giá được bán 11.000đ, đấy gọi là Giá thị trường chứng khoán. Tổng tài sản của Cty (nhẩm tính) giờ đã là 1,1 tỷ đồng. Số tiền nầy gọi là Vốn Hóa. 3- Sau 1 năm, Cty làm ăn có lãi, giữ 1 phần lãi để phát triển Cty, phần còn lại để chia lãi: Mỗi cổ phiếu được lãi 1.000đ, đấy gọi là Cổ Tức. 4- Người ta làm phép tính: 10.000đ lời 1.000đ hay 1/10 hay 10%. Đấy là số lời rất cao. Ngân Hàng trả lãi tiết kiệm thường quanh 6%/năm. Do đó người ta đổ xô mua cổ phiếu, Giá thị trường lên 18.000đ. Vậy vốn hóa Cty giờ đã 1,8 tỷ đồng. => Tại sao người ta chịu mua 1 cổ phiếu có mệnh giá 10.000đ với số tiền 18.000đ? Bởi chỉ cần nhận cổ tức thì tiền lãi đã tương đương gửi TK ngân hàng (18.000 x 6% = 1.080 # 1.000đ cổ tức) 5- Nhiều năm sau, Cty vẫn làm ăn có lãi. Uy tín Cty lên cao kéo theo cổ phiếu. Giá thị trường giờ đã 50.000đ. Tại sao người ta vẫn mua giá cao gấp 5 mệnh giá? => Bởi uy tín Cty! a- Mua cổ phiếu Cty nầy (ít ra) để bảo toàn số tiền của mình. (Dựa trên dự đoán giá thị trường mỗi tăng). b- Vẫn còn cổ tức dù là ít: 1.000/50.000 hay 2%/năm. (Có thể cổ tức cao hơn vì Cty có giữ lại tiền lãi để phát triển) c- Phần tiền lãi Cty giữ lại để phát triển sản xuất (tức là vốn tăng) vẫn đảm bảo giá thị trường của cổ phiếu. d- Vì giá thị trường của cổ phiếu vẫn đang đi lên trên biểu đồ, vẫn hy vọng kiếm lãi khi bán ra. Đây là ý nghĩ của đa số dân mua cổ phiếu. Vd chỉ bán thành 55.000đ thì người ta đã lời trong 1 vòng mua bán là 5.000/50.000 hay 10%. Mà vòng mua bán nầy có thể ngắn chỉ trong 1 tháng hay ít hơn. e- Hiếm nhưng vẫn có Cty mà giá thị trường (chân chính) cứ tăng mãi! Đương nhiên không tính các xảo thuật của các ông chủ Cty đẩy giá cổ phiếu. Nhờ giá thị trường tăng, Vốn hóa Cty mỗi lúc một cao (Không tính phát hành thêm cổ phiếu). Và đây cũng là thời điểm các tỷ phú ra đời… 6- Mua cổ phiếu một mã nào đó, cần lượng giá tình hình sản xuất làm ăn nhiều năm của Cty đó, tình hình thị trường, thế giới, giá trị thực của Cty sau nhiều năm tích lũy. So sánh giá thị trường và Mệnh giá để tìm tỉ lệ thích đáng cho từng Cty hay cho từng người tính. Vd Sau 5 năm Cty kể trên, có người đánh giá tỉ lệ ấy cỡ 3 (gấp 3 lần mệnh giá) là đủ an toàn, người lạc quan hơn chấp nhận là 5… 7- Giá thị trường càng gấp nhiều lần mệnh giá, đa số rơi vào Giá Ảo (hy vọng lời khi kiếm người mua cổ phiếu giá cao hơn mà không tính đến thực tế sản xuất). Lúc nầy một tin đồn vu vơ (Chưa kể tin thật) cũng dễ khiến giá thị trường giảm sâu, thậm chí rơi thẳng đứng. Trừ trường hợp Đại khủng hoảng thế giới lan rộng, còn đa số giá thị trường rơi xuống trên mức Mệnh giá đều khựng lại. Người ta gọi đây là trở về giá trị thực. Và đương nhiên Vốn hóa của Cty sụt giảm thê thảm mà báo chí gọi là bốc hơi. Từ tỷ phú thành triệu phú là chuyện thường. 8- Tiền lại đổ vào mua cổ phiếu vì nghĩ giá hiện tại quá thấp, gọi là bắt đáy. Có thể đáy khác lại xuất hiện, rồi giá thị trường lại đi lên. Chu kỳ cứ thế lập lại. Võ hiệp gọi là Phá để Lập. 9- Tiền số (tiền điện tử) càng thê thảm hơn nữa khi lòng tin mất đi. Bởi tiền số phát triển dựa vào tính từ Ngốc. Người mua tiền số hy vọng sẽ có người ngốc hơn mình mua lại giá cao hơn! (Bill Gates)
1 note · View note
truong-phu · 2 years
Text
Vị trí tương đối của Mặt Trăng
Tumblr media
Tất cả các thiên thể được thấy trên bầu trời đều quay từ đông sang tây do Trái Đất tự quay. Mặt Trăng trên quỹ đạo quanh Trái Đất theo chiều lượng giác, cùng chiều tự quay của Trái Đất (ngược chiều kim đồng hồ, nhìn từ bắc cực. Quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt Trời là hình elip gần tròn cũng theo chiều lượng giác.)
1- Đêm Trăng tròn là đêm gần như Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng thẳng hàng theo thứ tự vừa nêu, vì thế ta thấy phần bán cầu được chiếu sáng của Mặt Trăng là hình tròn. Gần như thẳng hàng là bởi thấy Trăng tròn, nếu thẳng hàng thì Trăng bị che lấp = Nguyệt Thực, và Nguyệt thực nếu có, đương nhiên rơi vào đêm 15 âm lịch. 2- Ngược lại Trăng tròn, trưa mồng 1 âm lịch, Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất lại gần như thẳng hàng. (Nếu thẳng hàng thì Mặt trời bị che khuất, gọi là Nhật thực, và Nhật thực nếu có rơi vào ngày 1 âm lịch. Nhật thực gần nhất là ngày 25/10/2022 mà âm lịch là 1/10). Ta không thể thấy Mặt Trăng lúc đó bởi ánh sáng trưa của Mặt Trời quá chói chang, hơn nữa bán cầu của Mặt Trăng quay về phía Trái Đất là bán cầu phía tối thui. 3- Ta lấy mốc tính từ ngày 1 âm lịch. Mỗi ngày, Mặt trăng dịch theo chiều lượng giác hơn 12 độ (so Mặt Trời). Do đó trong mấy ngày đầu tháng, phải đợi khi Mặt Trời lặn hẵn (hoàng hôn), trên nền trời hướng tây (vì Mặt Trăng chưa cách xa Mặt trời) mới thấy Trăng lưỡi liềm lơ lửng. Liềm hay hình cung, mà mũi tên sẽ chỉ hướng Mặt trời vừa lặn ở hướng tây. Đến đầu đêm, Mặt Trăng cũng lặn luôn về hướng tây. 4- Khoảng ngày 8 âm lịch, Mặt Trăng đã quay 1 góc 90° cách Mặt trời. Để thấy Mặt Trăng thì khi Mặt trời lặn le lói (khi trời tối), đã thấy trăng bán nguyệt trên bầu trời. Từ ngày nầy trở đi Trăng càng ngày thấy được càng dày tròn dần và có hướng xuất hiện tiến dần giữa tây và đông (đông nam trên cao). 5- Trở lại ngày Trăng tròn, Mặt Trăng đã quay 1 góc 180° so Mặt Trời. Trời vừa tối đã thấy Trăng tròn treo cao hướng đông, càng về đêm càng lặn lần về hướng tây. 6- Suốt tuần sau đó đêm nào cũng có Trăng trên cao, lúc đầu tối Trăng xuất hiện từ hướng đông và các ngày sau méo dần, đến khoảng ngày 22 âm lịch thì Trăng hình bán nguyệt (270°). Có thể nếu trời tốt, khi Mặt Trời đã mọc ở hướng đông, vẫn còn thấy Trăng chếch cao trên trời tây. 7- Tuần cuối tháng âm lịch, phải đợi gần sáng Trăng mới xuất hiện (mọc) từ hướng đông, và co thành hình liềm hay hình cung, mà mũi tên chỉ hướng Mặt Trời sắp mọc ở hướng đông. Vậy Trăng lưỡi liềm chỉ xuất hiện khi đầu tháng và cuối tháng (Cách Mặt trời ± <60°). Nếu là đầu tháng hình cung thấy ở hướng tây và hướng về phía tây lúc sau Mặt Trời lặn, cuối tháng hình cung thấy ở hướng đông và hướng về phương đông lúc Mặt trời sắp mọc. 8- Độ cao Mặt Trăng. Mặt Trời biến thiên độ cao ±23,4° trong chu kỳ 1 năm thì Mặt Trăng biến thiên độ cao (từ 18,1° đến 28,7°) chu kỳ chỉ trong 1 tháng. Các số liệu vừa nêu là so với xích đạo.
1 note · View note
truong-phu · 2 years
Text
Lịch Gregorius
(Ảnh từ theuijunkie.com/october-5th-october-14th-1582/)
A- Năm chí tuyến (tropical year) là độ dài thời gian mà Mặt Trời (được quan sát từ Trái Đất) trở lại đúng vị trí trên đường hoàng đạo. Điều nầy đã được các nhà thiên văn học cổ (150 năm TCN) nhận biết là 365,2422 ngày được xác định bởi vòng quay của Trái Đất quanh Mặt trời trong nhiều năm. [Hiện nay, chính xác hơn: Năm chí tuyến được xác định là 365,24218967 ngày. (Theo hệ SI)
B- Lịch Julius, được Julius Caesar giới thiệu năm 46 TCN (hay lịch La Mã). Nó có các năm thường 365 ngày được chia thành 12 tháng, và ngày nhuận được thêm vào tháng Hai sau mỗi 4 năm. Vì thế năm Julius trung bình dài 365,25 ngày, nghĩa là tiến sát với Năm chí tuyến. Lịch Julius còn được dùng đến TK 20 ở một số quốc gia, đặc biệt vẫn dùng trong Chính thống giáo (TK 21). Ta có nghe Cách mạng tháng 10 ở Nga nói chuyện Cộng Sản Nga lật đổ Nga hoàng và nắm chính quyền (25 tháng 10 năm 1917 lịch Julius), mà ngày kỷ niệm là ngày 7/11 lịch Gregorius là vì thế.
năm Julius trung bình = [(365 x 4) + 1]/4 = 1461/4 = 365,25 ngày Lấy 365,25 ngày - 365,2422 ngày = 0,0078 ngày, Nghĩa là Năm Julius chạy chậm hơn thực tế 0,0078 ngày. Ngày có 24 giờ, vậy số lẽ trên tính ra giờ là: 0,0078 x 24 = 0,1872 giờ. Giờ có 60 phút, vậy số lẽ trên tính ra phút là: 0,1872 x 60 = 11,235 phút. Mỗi năm chậm 11 phút. Một ngày có 24 x 60 = 1440 phút. Vậy bao nhiêu năm thì lịch Julius chạy chậm hơn 1 ngày? 1440 / 11,235  = 128 năm. Các phép tính trên vì nhiều bài báo nhắc chuyện lịch Julius chạy chậm mỗi năm 11 phút. Còn muốn tính bao niêu năm mới chạy chậm 1 ngày, bạn chỉ cần nghịch đảo: 1/0,0078 là xong! Hơn 100 năm, mới chạy chậm hơn 1 ngày. Lịch như thế là tốt, và người ta cứ thế dùng vô tư...
C- Lịch Gregorius: Là Dương lịch hiện nay đang được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng. Lịch được công bố bởi Giáo hoàng Gregorius XIII vào năm 1582. Thời đó đương nhiên đang dùng lịch Julius, và tính ra lịch Julius đã sống (1582 + 45 = 1627) năm. Nhẩm nhanh cũng biết lịch Julius đã chạy chậm nhiều hơn 10 ngày (1627/128). C1- Bù chạy chậm quá khứ: [Chạy chậm là do thêm nhiều ngày nhuận]. Các phép tính kỹ càng lúc ấy đã thừa nhận lịch Julius chỉ vừa chậm hơn 10 ngày (Bởi có các yếu tố khác xen vào như quỹ đạo không đều của Trái Đất quanh Mặt Trời, Tuế sai do trục Trái Đất...) Thế nên vào Thứ Năm 4/10/1582 lịch Julius thì hôm sau chuyển qua lịch Gregorius: Đó là Thứ Sáu 15/10/1582. Nghĩa là 2 ngày liên tiếp, có tên ngày liên tiếp, nhưng ngày thay vì hơn 1 lại hơn 11 C2- Tăng chạy nhanh cho tương lai: [Bớt ngày nhuận như thế nào?] Từ thời điểm Thứ Sáu 15/10/1582 của lịch Gregorius, cách tính ngày nhuận mỗi 4 năm có 1 ngày sẽ giảm cho các năm chia hết cho 100, nếu không chia chẵn cho 400 thì năm đó không nhuận. Ví dụ các năm 1700, 1800 và 1900 không phải là năm nhuận, còn những năm 1600 và 2000 lại là năm nhuận.
Cách tính ngày nhuận theo lịch Gregorius là chu kỳ 400 năm. Nếu theo lịch Julius sẽ có đến 100 ngày nhuận, lịch Gregorius chỉ còn 97 ngày nhuận, ta có thể tính độ dài trung bình theo lịch Gregorius: Trong số 400 năm, có 303 là năm thông thường 365 ngày và 97 năm là năm nhuận gồm 366 ngày. Vậy một năm trung bình là 365 ngày + 97/400 sẽ ra kết quả 365,2425. Hoặc bạn có thể tính cẩn thận tổng số ngày trong 400 năm liên tiếp theo lịch Gregorius là 146.097 chia cho 400 năm, kết quả là như thế.
Nếu so Năm chí tuyến (Mục A) được tính hiện đại là 365,24218967 ngày thì lịch Gregorius vẫn chạy chậm! Mỗi năm lịch Gregorius chạy chậm là 365,2425 - 365,24218967 = 0,00031033 ngày. Con số nầy ít ai nghĩ được cụ thể. Bạn có thể nhân nó với 86.400 là số giây trong 1 ngày. Kết quả sẽ là: 26,812512 hay chênh lệch gần 27 giây trong 1 năm. Tương tự bạn nghịch đảo: 1/0,00031033 = 3.222 năm thì lịch Gregorius mới chênh thành 1 ngày. Mà lịch Gregorius mới sống được 440 năm nên trước mắt, lịch Gregorius chưa cần sự điều chỉnh.
D- Tháng ngắn nhất trong lịch sử là tháng nào? Câu hỏi vui nầy rộ lên dạo 2013 trên mạng internet. - Không phải là tháng 2 năm không nhuận: 28 ngày. - Không phải là tháng 10/1582, tháng đầu tiên áp dụng lịch Gregorius ở Roma, bởi tháng nầy có 21 ngày.
Tumblr media
- Phải là tháng 9/1752, tháng đầu tiên áp dụng lịch Gregorius ở Anh. Và đếm cặn kẽ, tháng nầy chỉ có 19 ngày.
Tumblr media
@ Lý do cho câu kề trên: ...áp dụng lịch Gregorius ở Roma, bởi tháng nầy có 21 ngày. Bởi tháng 10 vốn có 31 ngày. Giáo hoàng Gregorius XIII xóa 10 còn 21 ngày. @ Lý do cho câu ...chỉ có 19 ngày: Bởi tháng 9 chỉ có 30 ngày. Như Giáo hoàng Gregorius XIII đã xóa 10 ngày trước đó còn 20 ngày. Từ khi lịch Gregorius được ban hành (1582) đến lúc Anh quốc áp dụng (1752), thời gian đã trôi qua 170 năm, nên các nhà soạn lịch nước Anh thời đó phải xóa thêm 1 ngày chênh nên tháng 9/1752 chỉ còn 19 ngày.
=> Tương tự, quốc gia nào áp dụng lịch Gregorius muộn nhất, quốc gia đó sẽ có lịch mà tháng ngắn nhất. Ấy là tôi suy đoán. Kiểm tra: 1926 Thổ Nhĩ Kỳ, có tháng 12/1926 là 18 ngày! Mời bạn theo link nầy để xác thực: https://www.timeanddate.com/calendar/?year=1926&country=4 Khá lắm, tôi tự thưởng mình lon bia thôi... [Ghi chú: Saudi Arabic dùng lịch Gregorius năm 2016, nhưng không tìm ra tháng ngắn nhất như trên]
E- Thời gian phối hợp quốc tế: UTC Đương nhiên cơ quan nầy phối hợp quốc tế tốt, nhưng UTC không phải là tên viết tắt mà là sự phối hợp tào lao, pha màu chính trị. Tiếng Pháp cho nội dung trên là Temps Universel Coordonné, viết tắt là TUC. Mà tiếng Anh cho nội dung trên là Coordinated Universal Time, viết tắt là CUT. Hai ông tranh giành, kết quả là chữ viết tắt là đảo ngược chữ của nhau. Mà đảo chữ của ai cũng như phủ định người ta! Hai ông Anh Pháp đành chọn chữ UTC là chữ đại diện chung cho cả 2. Còn việc làm thì UTC làm tốt chuyện Thời gian phối hợp quốc tế. Bởi lịch Gregorius không cần điều chỉnh cấp ngày trong ngắn hạn (Mục C) nên UTC thỉnh thoảng ra thông cáo vào ngày nào đó thêm bớt 1 hay 2 giây thừa hay thiếu, cốt sao thời gian UTC là thời gian tiến gần thời gian thực nhất theo vị trí Mặt Trời trên Hoàng đạo. Mà đã như thế, lịch Gregorius giờ đây hầu như là lịch chính xác nhất!
Phu Truong
0 notes
truong-phu · 2 years
Text
Bài toán Thuyền buồm ngược gió mạnh
1- Nói là ngược gió mạnh chứ thật ra là thuyền buồm tiến lên chếch với gió mạnh. Nên có kim chỉ gió để biết phương gió thổi, Thuyền buồm phải có đáy sâu trong nước, nghĩa là bè có buồm vẫn chịu thua gió ngược mạnh!
2- Giả định rằng phương gió thổi mạnh là bắc-nam, trên hình vẽ quy ước bắc phía trên, nam phía dưới, đông bên phải và tây bên trái.
Phương ngược gió là phương nam-bắc hay ngược 180 độ (so phương gió thổi). Chẳng có thyền buồm nào di chuyển được theo phương ngược gió!
Phương ngang đông-tây hay tây-đông đều là phương ngược 90 độ tùy quy ước trái hay phải.
Vậy thuyền buồm tiến lên chếch với gió mạnh, chọn góc ngược 30 độ so phương ngang, hay ngược 120 độ (so phương gió thổi). (Mời xem Hình 1)
Tumblr media
3- Phân phối lực gió lên thuyền
3a- Bản thân chiếc thuyền cũng chịu lực gió thổi. Tuy nhiên phép tính thực tế chỉ chú ý lực gió thổi qua cánh buồm vì lực lớn hơn.
3b- Dù buồm thay đổi góc đón gió thế nào chăng nữa, lực thu được từ buồm cũng truyền đến thân thuyền qua trụ buồm. Vậy ta tạm thời chỉ xét lực phân phối lên thuyền.
3c- Lực mạnh nhất tác dụng lên thuyền là hướng thẳng góc với thân thuyền, cố đẩy thuyền theo hướng gió thổi. Do thuyền có đáy sâu trong nước, sức cản nước nhiều nên thuyền di chuyển theo phương thẳng góc thân thuyền có nhưng ít.
3d- Để thuyền tiến lên, phải có lực theo phương thân thuyền. Lực phương nầy thường nhỏ hơn phương thẳng góc, nhưng nhờ mũi thuyền hẹp, mặt cắt nhỏ nên sức cản nước theo phương nầy là nhỏ nhất. Nhờ thế thuyền buồm sẽ tiến chậm theo phương nầy. (Mời xem Hình 2)
Tumblr media
4- Phân phối lực gió thổi trên buồm
Mục 3d chúng ta đã lướt qua với kết quả là Lực tổng hợp từ trụ buồm truyền đến thân thuyền. Đó đơn giản là vẽ đường chéo của hình chữ nhật có 2 cạnh là 2 lực đã nêu.
4a- Lực tổng hợp từ trụ buồm truyền đến, vậy phương của cánh buồm phải thẳng góc với Lực tổng hợp nầy. Đơn giản chỉ vậy!
4b- Lưu ý rằng phương gió thổi là phương bắc-nam, vậy Lực tổng hợp lên thuyền chỉ là một phân lực. Còn một phân lực trùng với cánh buồm. Lực nầy không tác dụng gì lên buồm vì trùng phương, chúng chỉ lướt qua. (Mời xem Hình 3)
Tumblr media
Trong hình 3: Lực tổng hợp lên thuyền (màu đà) thẳng góc với cánh buồm. Lực gió thổi (màu đen) theo phương bắc-nam, còn phân lực gió thổi vì cùng phương cánh buồm (màu lục) không tác dụng gì lên cánh buồm, chỉ lướt qua.
5- Trong thực tế:
Đã biết phương gió thổi nhờ kim chỉ gió, người ta chỉ việc xác định phương thuyền tiến như hình 1. Dương buồm theo góc mà cánh buồm ở giữa phương gió thổi và phương của thuyền tiến tới là xong!
Tumblr media
Phu Truong
0 notes
truong-phu · 3 years
Photo
Tumblr media
mRNA, Pfizer-BioNTech và Moderna tự thu hẹp đường đi của mình! (Bài vắc xin cuối)
1- Diễn biến kháng vắc xin: mRNA, công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến với 2 đại biểu Moderna (Mỹ) và Pfizer-BioNTech (Đức-Mỹ) mà vắc xin của họ trở nên nổi tiếng và phổ biến trong năm 2021 này. Các kết quả thử nghiệm cuối năm 2020 của 2 loại vắc xin cao ngất: hiệu quả trên 90% đã làm các nhà sản xuất vắc xin tự tin mà quên mất một điều: vắc xin có khả năng bị kháng! Cho đến khi diễn tiến bệnh Covid-19 tại Israel bùng phát trở lại vào cuối tháng 6/21 và tháng 7/21 mới làm Pfizer giật mình. Người ta vội vã họp bàn để bảo vệ thành quả có được, và chỉ đưa ra một nguyên nhân: nồng độ kháng thể suy giảm nên khó có thể bảo vệ những người đã tiêm vắc xin đủ liều trước đó. Từ đó, chính nhà sản xuất vắcxin Pfizer khuyến cáo nên tiêm thêm mũi vắc xin thứ 3.
2- Nguyên nhân kháng vắc xin: Cho đến khi những người từng nhiễm SARS (2003), [chưa có hoặc có ít kháng thể trung hoà COVID-19]. và được tiêm vắc-xin Pfizer, đã tạo ra kháng thể mạnh đến mức trung hòa tất cả các biến thể của Sars-CoV-2! ‪David Lye, Phó Giáo sư, National Centre for Infectious Diseases (NCID) đã ghi nhận điều trên và hy vọng từ đó tìm ra cách tạo vắc xin mạnh hơn. Điểm yếu của 2 nhà sản xuất vắc xin mRNA (và cả công nghệ tái tổ hợp) mới lộ ra, chỉ tiêm vắc xin mRNA vẫn không tạo ra kháng thể đủ mạnh để khỏi mắc bệnh trước các biến thể Sars-CoV-2.
Vậy điểm yếu của công nghệ sản xuất vắc xin mRNA là gì? Theo tôi, Phu Truong, là công nghệ mRNA chỉ dựa trên 1 kháng nguyên duy nhất: Spike protein. Và các kết quả thử nghiệm cao ngất: hiệu quả trên 90% cuối năm 2020 là khi biến thể Delta chưa xuất hiện phổ biến. Vắc xin mRNA có hiệu quả rất cao_ Khi và Chỉ Khi: virus vẫn mang kháng nguyên phù hợp mRNA. Nếu virus có đột biến liên quan đến Spike protein thì vắc xin mRNA đương nhiên giảm hiệu quả ít nhiều! Mà quả thật: Israel mở màn báo động hiệu quả tiêm vắc xin mRNA/Pfizer 2 mũi chưa đủ bảo vệ người tiêm khỏi mắc bệnh trước biến thể Delta!
Một công nghệ sản xuất vắc xin được xem là xưa và yếu tính sinh miễn dịch là công nghệ bất hoạt, đã hoàn thành sứ mạng của mình như vắc xin đậu mùa, vắc xin dại! Vì sao? Vì công nghệ bất hoạt có đầy đủ các kháng nguyên của virus. Còn sinh miễn dịch yếu thì được khắc phục bởi tiêm nhiều lần. Ta không thể bảo đảm virus đậu mùa có từ xa xưa lại không đột biến, cũng tương tự với virus dại. Nhưng: cả 2 vắc xin công nghệ bất hoạt đều có kết quả tốt không thể chê được. Mà nhớ rằng kháng thể đậu mùa tạo ra là từ kháng nguyên đậu mùa/bò nha, Ấy vậy mà bệnh đậu mùa/người vẫn bị xóa sổ đã lâu! Cũng tương tự với virus dại, nhờ Louis Pasteur nuôi cấy và giảm độc lực, vô tình tạo ra chủng virus dại cố định, có khác biệt so chủng virus dại đường phố, ấy vậy mà, cảm ơn ngài Pasteur, kháng nguyên của virus dại cố định vẫn thành công ngăn ngừa bệnh do chủng virus dại đường phố đã nhiễm trước đó. Chỉ cần tiêm vắc xin dại nhiều lần (4-5 lần) thì xem như thoát chết!
Một công nghệ sản xuất vắc xin xưa cũ, khắc phục miễn dịch yếu với tiêm nhiều lần, vẫn cứu nhân loại khỏi bệnh dại. Còn công nghệ mRNA cũng học theo tiêm nhiều lần, mà câu trả lời là vô định! Vì sao? (Theo tôi, Phu Truong) Tất cả là vì nhà sản xuất muốn chạy nhanh (vì thời cuộc cần gấp) và theo lợi nhuận (vì tốn kém), phải giản đơn hóa kháng nguyên!
3- Điều hay của vắc xin nhiều kháng nguyên: Vắc xin nhiều kháng nguyên đương nhiên sẽ tạo ra nhiều kháng thể, người ta gọi là tắt nhóm kháng thể nầy là kháng thể đa dòng. Cứ mỗi dòng kháng thể sẽ phụ trách trung hòa kháng nguyên mình phụ trách, kết quả của virus xâm nhập vào cơ thể là không di chuyển được bởi bị các kháng thể khóa cứng, nếu có đủ kháng thể. Vắc xin Tàu tỏ ra yếu trước đợt tấn công của biến thể Delta (tháng 4-6/21) trên khắp các châu lục, chính bởi lượng kháng thể trong cơ thể người nhiễm có sẵn quá ít! Lý luận bỏ qua chuyện yếu kém. Xem như nồng độ của kháng thể đa dòng đầy đủ thì tác động thế nào trước biến thể? Biến thể chỉ xảy ra trên một vị trí nào đó của một kháng nguyên cụ thể. Bởi kháng nguyên đã thay đổi, kháng thể dòng tương ứng bị giảm tác dụng ít hay nhiều. Nhưng các kháng thể dòng khác vẫn hoạt động tốt, nghĩa là quanh hạt virion, phản ứng kháng nguyên-kháng thể chi chít, khóa cứng hạt virion. Người ta hay nói kháng thể trung hòa nghĩa là như thế. Kháng thể kết hợp kháng nguyên để chờ lympho bào T (hay đại thực bào) tới tiêu diệt. Như vậy kháng thể đa dòng là nhóm kháng thể chuyên tác dụng lên các biến thể của virus. Mà mRNA lại cố ý bỏ quên chuyện nầy vì lý do nào đó, và việc nầy cũng chính là tự thu hẹp con đường mình đi!
4- Một vắc xin mRNA lý tưởng chống bệnh Covid-19: Đó là một mũi tiêm hỗn hợp 4 mRNA phụ trách các protein: M, N, E và S, là tất cả các thành phần kháng nguyên có trên CoV-2. Có thể mỗi công đoạn sản xuất mRNA rất đắt, càng nhiều mRNA mô tả kháng nguyên protein thì giá thành lại đẩy lên cao chừng ấy. Cho nên vắc xin mRNA của tương lai để phù hợp giá thành cho số đông, vắc xin nên ít nhất mô tả hơn một kháng nguyên: Để virus có đột biến tại kháng nguyên nầy, vẫn còn kháng thể dòng khác hữu hiệu.
Đó là chuyện của tương lai. Trong thực tế, ta có thể khắc phục thiếu sót của vắc xin mRNA được không? Hành động tiêm vắc xin là hành động giả vờ như bị nhiễm Covid-19 với kháng nguyên được tiêm vào cơ thể. Để giả vờ như thật, ta có thể dùng vắc xin bất hoạt như đã mô tả ở mục 2. Được tiêm vắc xin bất hoạt (Tàu) như Vero Cell, Sinavac... đủ liều (2 mũi hay hơn), hệ miễn dịch của chúng ta đã ghi nhớ cùng lúc tất cả các kháng nguyên của Sars-CoV-2 và kháng thể đa dòng được tạo ra ở mức độ nhất định. Lúc ấy chỉ cần Booster (tăng cường) với vắc xin công nghệ mRNA là đạt được tính hoàn chỉnh của đợt tiêm hỗn hợp (trộn) vắc xin. Tổng lượng kháng thể vừa cao, vừa đa dòng sẽ có hy vọng được miễn nhiễm với tất cả các biến thể của CoV-2, là điều mong mỏi của mọi quốc gia trên thế giới.
Điểm yếu của bài viết là còn thiếu thực hành. Làm sao đây?
Phu Truong 9/9/21 - Ngày song cửu! Mọi điều tốt!
0 notes
truong-phu · 3 years
Photo
Tumblr media
Nguồn gốc sự sống
(Ảnh từ tapchisinhhoc.com)
1- Lời tâm sự: Trong những ngày đại dịch Covid ập đến TPHCM, các bài viết của tôi trên FB có tăng lên, bởi tôi nghĩ rằng dù mình ở xa, không đóng góp gì cho bà con TP, thì ít ra những bài viết của mình trên phây, cố chia sẽ tinh thần với bà con, dù biết khá ít người đọc trang mình! Tôi hoàn toàn ủng hộ chính phủ lo cho dân với các biện pháp nào đó. Nhưng khi thực tế phơi bày qua những hình ảnh đau lòng của tầng lớp nghèo đang đói run rẩy vì phong tỏa, tôi dứt khoát đứng về phía bà con nghèo dù biết rằng phong tỏa là biện pháp ngăn dịch đúng. Giữa con số tử vong tăng cao nếu không phong tỏa và những người dân nghèo đói đến mức lờ đờ do CQ TP bỏ mặc, tôi vẫn chọn bà con nghèo! Tôi không cô đơn: Có bạn bè quen thân, có cô giáo ở ĐN đã lên tiếng về người dân chạy đói từ TPHCM. Tôi cũng xem đấy là mối sỉ nhục, giận cả mấy ông đầu to của nước, ra rã chiến thắng dịch trên TV, mà thực tế bà con càng lúc càng cùng kiệt! Các bài viết của tôi mong sớm bỏ phong tỏa là vì thế, xem tử vong là số phận trong mùa dịch... Thời gian 2 tháng trôi qua, TPHCM đã tiêm vắc xin 1 mũi cho khoảng 75% người hiện có, Dư luận cùng lên tiếng về tình trạng bần cùng, đói lã của bà con nghèo. CQ TP đã có những hành động thiết thực hơn (chắc cũng còn sót!). Xem như cả TW cũng quyết tâm san sẻ cùng TPHCM: bên cạnh gạo cơm, CA, QĐ cũng nhảy vào để ngăn dịch. Tận đáy lòng tôi rất mong TPHCM thoát ra khỏi dịch bệnh, trả lại yên bình và phát triển cho thành phố. Tuy chiến dịch của mấy anh bộ đội mới bắt đầu, nhưng tôi vẫn tin thành công qua bài viết gần nhất.
2- Đề bài ở trên cũng có nghĩa: Mảng đề tài về Covid tạm ngừng, và trở lại với những bài viết quen thuộc về kiến thức khoa học phổ thông. Chữ phổ thông hàm nghĩa là nhiều người dễ đọc, hơn là các bài viết chuyên đề Covid vốn kén khách, và tiêu đề bài viết: Nguồn gốc sự sống sẽ chỉ bàn luận về các giả thiết được lưu hành từ trước đến nay. Thú thật khi viết về vắc xin mRNA là tôi phải đọc lại kiến trúc của acid RiboNucleic, sự vận hành, phiên mã rồi phiên mã ngược, dịch mã RNA để tổng hợp protein: vừa hoa cả mắt, vừa thán phục bởi sự chính xác đến kỳ diệu của từng công đoạn, cấu trúc gen chặt chẽ ấy vừa bảo vệ cho sự nguyên vẹn của loài vật, lại vừa kém chặt chẽ để cho phép biến hóa sinh ra muôn loài. Nếu bạn có một mảnh gốm cổ, trên đấy có những vạch tạo ra hình dạng nhất định, riêng biệt, có lúc lập lại, sắp xếp theo từng dòng. Vậy mảnh gốm cổ ấy phải chứa thông tin trên các hình vạch ấy, và có thể xem đấy là ký hiệu ngôn ngữ cổ, do người cổ tạo ra! Cho nên thật khó để kết luận là ngẫu nhiên khi đọc ra thông tin có thứ tự sắp xếp chính xác trên một sợi RNA, nhưng quả thật, sự biến hóa của các chủng virus Corona lại là ngẫu nhiên! Trong thời gian chỉ 2 năm, từ chủng CoV-2 ở Vũ Hán ban đầu, giờ đã có bao nhiêu biến thể? Khởi đầu bảng chữ cái Hy Lạp là Alpha tương đương chữ A La tinh, giờ đã nghe biến thể Lambda rồi! Vậy sự sống là ngẫu nhiên hay không ngẫu nhiên?
3- Trong tâm trạng nửa tin nửa ngờ ấy (thực ra chỉ có 1 chút dao động mà thôi). Tôi lướt qua Sáng Thế ký: Đơn sơ quá, hình ảnh của Đức Chúa Toàn Năng chỉ là hình chiếu của con người với những suy nghĩ còn ngây ngô buổi văn minh sơ khai. Phật giáo chấp nhận vũ trụ từ đầu, Đức Phật lại không thừa nhận mình là Đấng Toàn năng, chỉ là bậc thức giả muốn đem hiểu biết của mình truyền cho hậu thế. Dù cho Ngài là bậc hiểu biết rộng thời ấy, triết lý của Ngài cũng khó được chấp nhận vì toàn bộ logic cũng chỉ xuất phát từ mệnh đề mà Ngài phán. Khoa học thì đơn giản hơn nhưng khó bác bỏ: sự sống nằm ngay trong những thiên thạch, tiểu hành tinh va vào Trái Đất. Tuy không khẳng định là hữu thần, nhưng ít ra cũng ngầm bảo: Sự sống là kỳ diệu, không thể ngẫu nhiên trên Trái Đất nầy... Có lẽ trên thế giới nầy cũng nhiều người nửa tin nửa ngờ như thế. Hãy nhớ rằng đầu tiên xuất hiện thần Sét, thần Mưa để giải thích trôi chảy các hiện tượng tự nhiên. Chính khoa học đã mời quý Thần ấy bay xa, mà khoa học tuổi đời lại quá non trẻ trong khi các định luật của tự nhiên lại vô vàn, nên xin cứ hằng tâm để chờ ngày mọi chuyện sáng tỏ, hơn là tin vào một điều vu vơ nào đó mà chẳng được chứng minh rõ ràng.
Phu Truong
0 notes
truong-phu · 3 years
Photo
Tumblr media
Công thức đánh giá nhanh thể trạng (người lớn)
1- Yêu cầu: Bạn cần biết chiều cao (cm) và cân nặng (kg) của mình. - Chiều cao: Chúng ta chỉ cần đo 1 lần và nhớ suốt đời, vì chiều cao ít thay đổi với người lớn. - Cân nặng: Chúng ta nên sắm 1 cân điện tử vì hiện giá khá rẻ
2- Cách tính: - Lấy chiều cao (cm) - 100. Tức là chỉ lấy 2 số sau. Ví dụ cao 157cm, ta lấy 57, xem 57kg (Sở dĩ lấy chiều cao để tính vì cân nặng phải tương đồng chiều cao) - Số 57kg, mỗi phần mười là 5,7kg - Công thức tính nhanh nầy (Phu Truong) áp dụng cho người Việt (thể chất thấp, nhỏ hơn), có chút khác so bảng BMI - là bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành (Body Mass Index - WHO 1995)
Ghi chú tham khảo: Chỉ số BMI = cân nặng (kg) /chiều cao (m)^2 [Là tỉ số giữa cân nặng tính theo kg chia bình phương chiều cao tính theo m]
3- Công thức nhanh: Cân nặng (kg) bằng 2 số sau của chiều cao là Mập. Các nấc thể trọng bên dưới cách nhau 1/10.
- Ốm: [2 số sau] - (3/10) - Gầy: [2 số sau] - (2/10) - Tốt: [2 số sau] - (1/10) - Mập: [2 số sau] - Béo: [2 số sau] + (1/10) - Phì: [2 số sau] + (2/10) - Phệ [2 số sau] + (3/10)
4- Ví dụ minh họa: Như ở trên, cao 157cm. Công thức nhanh dự đoán: Ốm: 40kg, Gầy: 45.6kg, Tốt: 51.3kg, Mập: 57kg, Béo: 62.7kg, Phì: 68.4kg, Phệ: 74kg
Phu Truong
0 notes
truong-phu · 3 years
Photo
Tumblr media
Thanh minh cho "em" trong "Tôi đưa em sang sông" 
 Tôi đưa em sang sông
(Nhật Ngân – Y Vũ)
Tôi đưa em sang sông, chiều xưa mưa rơi âm thầm, Để thấm ướt chiếc áo xanh, và đẫm ướt mái tóc em. Nếu xưa trời không mưa, đường vắng đâu cần tôi đưa. Chẳng lẻ chung một lối về mà nỡ quay mặt bước đi. Tôi đưa em sang sông, bàn tay nâng niu ân cần, Sợ bến đất lấm gót chân, sợ bến gió buốt trái tim. Nếu tôi đừng đưa em, thì chắc đôi mình không quen, Đừng bước chung một lối mòn, có đâu chiều nay tôi buồn. Rồi thời gian lặng lẽ trôi, Đời tôi là cánh chim đi khắp phương trời. Mà đời em là ước mơ, Đẹp muôn ngàn ý thơ, như ngóng trông chờ. Hôm nao em sang ngang, bằng xe hoa thay con thuyền? Giờ phút cuối đến tiễn em, nhìn xác pháo vướng gót chân. Gót chân ngày xa xưa sợ lấm trong bùn khi mưa.. Nàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa... Bài hát hay, nghe đượm buồn cho chàng trẻ, góc trời phiêu bạt ôm mãi bóng hình người em thuở nào... Cũng thầm than nhẹ sao em nỡ dứt tình để lên xe hoa. Nhưng tâm sự của chàng trẻ có thật như thế không? Hiểu từ ngữ của bài hát: * mưa rơi âm thầm: âm thầm là nhè nhẹ, mưa kiểu mưa phùn hoặc nặng hơn chút ít, thường không có gió kèm. Nếu cần, có thể đi lại (không mặc áo mưa) dưới loại mưa nầy. * thấm ướt chiếc áo: ướt từ từ do thấm dần, vài chỗ còn khô, khác với ướt đẫm. * quay mặt: hướng mặt phương khác, thường dùng ý né tránh. Còn khi dùng nghĩa bóng là phản bội. * sang ngang: đang (đi) thẳng bỗng rẽ ngang, ý không cùng đường (yêu) nữa, đa số đều hiểu là bỏ người yêu đi lấy chồng. Bối cảnh nội dung: Bài hát nói lên tâm sự của chàng trẻ, nhớ lại từ khi "Tôi đưa em sang sông", đó là một buổi chiều năm xưa có mưa nhè nhẹ, trên đường về thấy em ướt và một mình dưới mưa nên cùng đi. * "Chẳng lẻ chung một lối về mà nỡ quay mặt bước đi." Rõ ràng đầu tiên hai người chưa quen, nhưng có biết; đại loại có thể hình dung hai người cùng thôn (chung một lối về), chàng (tuổi lớn hơn) biết cô em cùng thôn từ thời em còn bé tí nên chả để ý... Một buổi chiều mưa phùn chàng vội về nhà, thấy cô em đi một mình, và ngỡ ngàng nhận ra em đã lớn, đã xinh nên anh chàng xáp vô. Thế thì rõ mình đã ham hố, còn tự bào chữa"mà nỡ quay mặt bước đi". Bình thường nếu chỉ biết và không quen nhiều, có thể một câu chào em và đi tiếp... chả ai trách. Mà nếu lạnh tanh không chào hỏi thì cũng chỉ là "thẳng mặt bước đi" chứ làm sao lại dùng từ "quay mặt"? Phải quen nhau sâu đậm, bỗng nhiên né ra mới được dùng từ "quay mặt". * "Tôi đưa em..." Thì ra tình cờ trên đường về, anh chàng (đi nhanh hơn) nên kịp em, thấy em đẹp nên tán và xun xoe "nâng niu ân cần" để cùng nhau về (thôn), dzậy mà dám xưng là "đưa". Đưa hay đón chỉ dùng khi người trong cuộc hoạt động theo kế hoạch từ trước, và công việc thực hiện trọn tuyến; vd như "Ba đưa em ra sân bay" hay "Má đón cu Tí từ trường về". * "Nếu xưa trời không mưa, đường vắng đâu cần tôi đưa" Đã biết tính chàng ở trên, ta khó thông cảm nổi niềm không mưa hay không nắng. Dù mưa hay nắng thì em vẫn đi về (có lẽ em học trung học), và cần quái gì chuyện "cần tôi đưa". Chuyện gặp chẳng qua tình cờ, và dù trời nắng thì anh chàng (gặp em) cũng dính chấu sa vào em. Huống hồ trời mưa nhẹ và em vẫn đi (một mình) cơ mà, vẫn đi cho dù tóc áo thấm ướt, đâu cần đợi ai đưa? Nếu "đưa" sao không có dù che cho em?  * "bàn tay nâng niu ân cần," Nói ngay là bàn tay của em, có thể viết lại là"nâng niu bàn tay em ân cần" Đương nhiên anh chàng muốn "nâng niu" thì chàng cũng dùng bàn tay mình. Nhưng bàn tay chàng giữa thanh thiên bạch nhật thì chàng nâng niu em cái gì khi chỉ mới quen? Vậy cho nên (bàn tay) chàng nâng niu bàn tay em ân cần. Mà chuyện nầy vì sao có? = sang sông = xuống đò ngang, tấp vào bến thôn. Thực ra em bước xuống bến (bùn) cũng quen rồi, vì đi hoài mà, lấm bùn thì kiếm chỗ rửa một tí. Cũng ghi nhận anh chàng xử sự đúng: đưa tay cho em vịn khi em bước xuống bến. (xong rồi thả tay ra chứ). Tất cả chỉ có thế như là giao tế thông thường, thế nhưng cây si đã mọc rễ! tim chàng thình thich và tay run run khi lần đầu tiếp xúc tay em, và anh chàng nhớ mãi để rồi cách điệu rằng: * "Sợ bến đất lấm gót chân, sợ bến gió buốt trái tim Đấy là cương! là pháo nổ! - bến đò (thôn) thập niên 60, 70 TK trước, khi vào bến đất đố ai mà không lội nước? Nếu tránh lấm gót chân chỉ có cách là cõng. Tôi không tin việc 2 người mới quen mà cô em lại chịu cho chàng cõng (để tay chàng nâng niu gì?) - Và đã không cõng thì làm sao lo việc "gió buốt trái tim"? và "mưa rơi âm thầm" thì thế nào có gió? Nói chung, khi người ta yêu, cứ huyễn hoặc về mình... Sau 8 câu đầu nhắc lại kỷ niệm gặp em, tự trách mình xui (?), Ta xem diễn biến câu chuyện. * "Đời tôi là cánh chim đi khắp phương trời" Đấy anh chàng nào có yêu gì cô em vừa quen khiến mình xúc động. Có thể vì công việc anh chàng lang bạt khắp nơi, và công việc khiến anh chàng quên cô em dạo nào, chả thư chả từ. Mà đâu phải quên cô em một hai ngày, một hai tuần... mà là nhiều năm * "Rồi thời gian lặng lẽ trôi," Nhóm từ "thời gian lặng lẽ trôi" chỉ dùng để diễn tả một khoảng thời gian khá dài vài năm hay mươi năm. Cũng diễn tả thời gian dài, người ta còn dùng "thời gian trôi đi". Nhóm sau là mô tả khách quan, thời gian cứ trôi đi, hết ngày rồi đến tháng, năm khác tiếp năm này... Nhưng, nhóm trước lại là mô tả chủ quan với hai từ "lặng lẽ". Thời gian là đại lượng vô tri vô giác, chúng cứ trôi qua. Vì vô tri vô giác, bạn bảo thời gian lặng lẽ trôi cũng được (khách quan), nhưng thật ra trong ý tứ cảm xúc của bài nhạc (thơ), "lặng lẽ" ở đây mô tả anh chàng vô tâm (chủ quan), vì anh chàng quên bén em út dạo nào nên cứ lặng lẽ mặc cho thời gian trôi đi. Còn phần em thì sao? Một cô gái mới lớn, (vì ở cùng thôn, có nghe nói đến anh chàng xóm dưới, thầm ngưỡng mộ), lần đầu gặp nhau nói chuyện vui vẻ (vì chàng cố ý tán nên chìu), lại vịn tay anh khi xuống bến đò. Một em gái quê hồi đó thế là rung động, là ước mơ. Tôi thấy em gái rất dễ thương. * "Mà đời em là ước mơ, Đẹp muôn ngàn ý thơ, như ngóng trông chờ." Đừng bàn ước mơ của các cô em hiện đại 2021, và càng không dám nói đến các cô em sành sỏi mơ đến đại gia với dàn xe hàng tỷ. Gái quê TK trước đa số chỉ mơ được một tấm chồng tử tế, một mái nhà tranh cùng hai quả tim vàng, chiều chiều hỏi chồng như ý thơ "Em hỏi anh đêm nay đi đâu? Anh nói rằng anh đi giăng câu"... Thế cho nên em, với ước mơ giản dị, đẹp và nhân văn như thế, em chỉ biết "như ngóng trông chờ..." Em quá tội nghiệp, thương em quá! Và câu chuyện kết thúc cầu mong có hậu cho em, đương nhiên là buồn cho anh chàng vô tâm: * "Hôm nao em sang ngang" Đã vô tâm, anh chàng còn ích kỷ khi nói "em sang ngang". Tôi, người viết bài thấy khó chịu khi nghe giọng hờn trách ấy, hai người nào có hẹn hò gì nhau sau buổi chiều mưa gặp gỡ? Suốt bài tôi chưa thấy hình ảnh một tình yêu trai gái nào, có chăng là hình ảnh của cô em vẫn ước mơ và mong ngóng. Những lúc đó thì ai trách vì ai? ai buồn hơn ai? Th��� nên em lên xe hoa chứ em không sang ngang, tôi khẳng định như thế. Em xứng đáng có hạnh phúc mới hơn là "như ngóng trông chờ". Và xe hoa là của em tìm được (chồng); điều này chả liên quan đến việc"bằng xe hoa thay con thuyền" gì cả: con thuyền của bến đò cũng chả của anh, và kỷ niệm trên con thuyền thì anh cũng đã vứt vào giòng thời gian cho nó lặng lẽ trôi đi, hà cớ gì anh lại trách? * "Nàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa..." "người trong gió mưa" khiến ta liên tưởng một người phải chịu gian khổ cho ai đó. Mà thực ra là hai người cùng đi bộ dưới mưa phùn (để về thôn), chả có gió và cũng chẳng có ai hy sinh cho ai! "quên cả" chỉ dùng khi nhấn mạnh rằng không thể nào quên. Gớm, anh chàng tự huyễn nhỉ. Thôi đi anh ơi, cô em đương nhiên từ nay có lối về là về nhà (cùng chồng), cớ sao anh dùng từ "thay"? Lối cũ ấy đâu phải của anh, lối cũ ấy là nhà cha mẹ cô em ấy chứ. Cô em đối với anh (do anh không ngỏ lời) cũng như một người anh trai tốt, có lẽ cô em vẫn còn nhớ chiều nọ như là một kỷ niệm đẹp, thế thôi. Vậy cớ gì anh lại trách "quên cả người trong gió mưa..."? ===================== Nhắc lại rằng bài hát hay, chuyện tình cảm bao giờ cũng dễ đi sâu vào lòng người, và dễ thông cảm cho những ai buồn than trách. Do anh chàng trách than cũng khá nhẹ nhàng, chưa đem lại hậu quả đáng tiếc nên tôi viết bài nầy để thanh minh cho cô em, rằng cả hai chẳng có gì, anh chàng ăn cưới về, hơi say và mũi lòng nói năng tùm lum, chuyện chỉ có thế. Bài hát hay ta cứ nghe, hy vọng bài viết không làm giảm tình cảm của quý vị với bài hát. Đây chỉ là một góc nhìn khác cho đời đa dạng và thêm vui...
Phu Truong (Bài đã đăng G+ 2013)
0 notes
truong-phu · 3 years
Photo
Tumblr media
1- Kiến thức vật lý phổ thông:
Gọi mo là khối lượng nghỉ của một vật.
Khi vật nầy di chuyển với vận tốc v, đương nhiên vật sẽ có thêm động năng (1/2) mo v2
 2- Kiến thức vật lý đại cương (đại học):
Với vật khối lượng nghỉ mo, khi chuyển động sẽ có khối lượng là m (khối lượng biến đổi theo chuyển động).
Gọi c là vận tốc ánh sáng. Đặt: β = v/c.
Khối lượng m của vật khi chuyển động là:
        m = mo/√(1-β2)             (1)
 3- So sánh mo và m:
Nhân m và mo với c2, ta được mc2 và moc2
Lập hiệu 2 số thu được ở trên: mc2 - moc2
thế (1) vào, ta có: mc2 - moc2 = moc2[1/(√(1-β2) - 1)]  (2)
 đẳng thức gần đúng: 1/√(1-β2) ≈ 1 + (1/2) β2
 đẳng thức (2) sẽ là: mc2 - moc2 = moc2(β2/2)
thế β = v/c vào, ta thu được: mc2 - moc2 = (1/2)mov2
Mà (1/2)mov2 chính là động năng của mo đã nói ở mục 1-
 4- Biểu thức E = mc2
Hóa ra động năng một vật di chuyển (1/2)mov2 là đến từ hiệu hai nguồn năng lượng!
Chuyển vế thử xem: mc2 = moc2 + (1/2)mov2          (3)
Vế sau của (3): (1/2)mov2 thì ta đã biết, vậy moc2 là nguồn năng lượng từ đâu mà lại có liên quan đến mo? Ta nhớ lại, khi vật mo di chuyển, có thêm động năng, khối lượng sẽ biến đổi thành m. Vậy, sự chênh khối lượng m - mo là nguồn gốc của động năng. Rõ ràng trong cả 2 trường hợp khối lượng nghỉ mo hay động m, chúng đều có năng lượng nội tại. 
Kết luận: moc2 là nguồn năng lượng nội tại của mo (nội năng).
 Vì vật chất luôn chuyển động, ta kết luận rằng: Năng lượng của một vật chuyển động có thể được viết: 
E = mc2           (Einstein)  
mà mc2 là tổng năng lượng nghỉ moc2 và động năng của nó.
 5- Uy lực của năng lượng trong biểu thức E = mc2
Không có một thông tin nào khác của một vật, ngoại trừ khối lượng. Ta vẫn có thể biết nội năng vật ấy:
                        U = moc2
Với c là vận tốc ánh sáng, đây là con số khủng khiếp! c = 300.000 km/s. Tính toán theo hệ mét là 3. 108 m/s
Giả sử vật bấy kỳ có khối lượng 1 kg. Nội năng của nó sẽ là: 1 x (3.108)2 = 9.1016 Joule.
Hay viết tròn dễ nhìn là 1017J. Năng lượng nầy tương đương đốt cháy 3 triệu tấn than!
 Cần lưu ý rằng tuy con số trên thật khủng khiếp, nhưng cho đến nay, chưa ai biết cách khai thác toàn vẹn nội năng của một vật! (Khai thác toàn vẹn là vật ấy biến mất hoàn toàn và giải phóng hết nội năng).
Về lý thuyết, để giải phóng hoàn toàn nội năng, chỉ có cách dùng vật chất chạm đối vật chất. Tuy nhiên ngày nay, với khoa học kỹ thuật ở các nước tiến tiến, vẫn chỉ tổng hợp vài đối nguyên tử...
  Bom nhiệt hạch (khinh khí), bom phân hạch (nguyên tử) hay các nhà máy điện hạt nhân... tất cả chỉ khai thác sự dôi dư khối lượng trong các phản ứng tổng hợp hay phân rã hạt nhân!
 Vâng, chỉ một rẻo nhỏ dôi dư khối lượng ấy, chúng đã phóng thích ra năng lượng cuồng bạo thế nào mà các bạn đã xem qua phim ảnh khi các loại bom nguyên tử nổ, hoặc tạo ra nguồn điện phong phú trong các nhà máy điện hạt nhân.
 Phu Truong
0 notes
truong-phu · 3 years
Photo
Tumblr media
Lịch Âm Dương và xem tuổi
Chúc Mừng Năm Mới!
Nhân Tết Âm lịch sắp đến, theo phong tục Việt Nam, chúng ta thường xem năm nay là năm tuổi con gì. Việc tính toán đôi khi phức tạp khi số tuổi khá lớn. Để làm việc tính toán tuổi ta nhẹ nhàng hơn, tôi viết tặng bạn đọc phần mềm: Lich_Âm_Duong_Xem_Tuôi.exe Nếu biết chắc ngày tháng năm sinh dương lịch, các bạn nên chọn phần chuyển đổi từ Dương lịch sang Âm lịch, như vậy kết quả sẽ chính xác. Phần xem theo năm dương qua âm chỉ tương đối đúng cho khoảng 87%. Bởi những người sinh vào tháng 1 dương lịch và cả những ngày đầu tháng 2 DL thì tính ra tuổi âm vẫn còn năm trước! Giả như năm nay, Tết âm lịch (1/1/Tân Sửu) vào ngày 12/2/2021, như vậy những ai sinh từ 1/1/2021đến 11/2/2021 vẫn mang tuổi Tí nha!
Tiếc rằng ngôn ngữ lập trình (chạy trên smartphone android) tôi không biết. Tôi chỉ biết ngôn ngữ VB6, nên phần mềm nầy chỉ chạy tốt trên Windows.
Download tại: https://www.mediafire.com/file/yw69uymd3ga0yqc/Lich_%25C3%2582m_Duong_Xem_Tu%25C3%25B4i.exe/file
Phu Truong 9/2/21
0 notes
truong-phu · 3 years
Photo
Tumblr media
Làm dưa món
Kiến thức chung: Để giữ thức ăn khỏi hư hỏng ở điều kiện thông thường trong thời gian dài, các yếu tố sau đây ông bà chúng ta đã biết từ lâu: - Phơi khô hay sấy, càng khô vi khuẩn càng khó phát triển, ví dụ mực khô, nho khô... Trong điều kiện bảo quản ở khí hậu nóng ẩm, mực khô dễ mốc! Loại sản phẩm khô được giới thiệu phơi 1 nắng rất dễ nhiễm khuẩn! - Ưu trương: Ướp đường rất ngọt hơn bình thường: vd: mứt dừa, mứt khoai... Ướp muối mặn hơn bình thường: cá muối khô. Sản phẩm ưu trương có thể bảo quản rất lâu gần cả năm. - Tiệt trùng với nhiệt độ cao: bánh tét bánh chưng có bọc lá dày và nấu kỹ. Thành phẩm sau hơn 5 ngày trong phòng, vi khuẩn hay mốc sẽ phát triển lan qua lớp lá bọc làm hỏng bánh. - lên men: phía bắc với rau quả gọi là muối dưa, là ngâm rau dưa rửa sạch vào nước muối hơi ưu trương, khoảng 1,5% và đậy kín (kỵ khí). Vài ngày sau vi khuẩn lên men chua phát triển, biến đường trong rau dưa thành rượu (thơm) rồi rượu thành giấm (chua). Các thành phần rượu + giấm ức chế vi khuẩn gây thối phát triển. Khi dưa chua ăn được cũng chỉ bảo quản 5 ngày trở lại. Với thực phẩm đạm, lên men chua với sữa thành yaourt. Cần bảo quản lạnh. Lên men chua với cá tôm + nước hồ cháo hay đường + muối mặn: Tôm chua (Huế), mắm rò... Đa số thực phẩm cá đều lên men thối (chỉ ướp muối) để sản xuất nước mắm hay các loại mắm cá, tôm, mực, cua... khác. Các sản phẩm nầy đều nặng mùi, nhưng tùy người quen dùng lại khen thơm, cũng như xấu đẹp tùy người đối diện!
Nói thêm:
* Hiện tại chúng ta có tủ lạnh, đương nhiên thời gian bảo quản các điều kể trên có thể kéo dài hơn. Đông đá thực phẩm ở nhiệt độ âm sẽ giữ thức ăn khỏi hư hỏng trong một thời gian rất dài, tùy điều kiện có thể tính hằng tháng hoặc hằng năm. * Phương pháp tiệt trùng ở nhiệt độ cao hay vừa phải 70 độ C + thời gian dài hơn, sau đó đóng bao bì hay hộp thiếc có thể giữ thực phẩm hằng năm. * Vài năm gần đây có thanh trùng dưới áp suất cực cao 400MPa (khoảng 4000 lần áp suất khí quyển)
Trở lại với điều kiện thông thường, làm dưa món: là món dưa ăn ghém dùng phương pháp ưu trương, vừa mặn vừa ngọt. a- Nguyên liệu thường dùng là kiệu, củ cải, su hào, cà rốt. Chúng được gọt vỏ, rửa sạch và cắt to cỡ ngón tay người lớn. Có thể thêm tỏi, ớt đỏ. b- Nếu có nắng, nên phơi héo 1/3 để loại bớt nước thì tốt hơn. Chú ý ngăn bụi, ruồi hay côn trùng khác. c- Trộn nguyên liệu đã phơi (hay chưa phơi) với đường cát (vàng hay trắng). Lượng đường so với dưa là 1/1, nghĩa là dưa ngập trong đường, cho vào hủ thủy tinh và đường ngập mặt dưa. d- Bốn ngày sau đó dưa vừa tiết nước ra dâng lên, đường ngấm vào dưa. Lúc nầy có thể gọi là mứt dưa. Vớt dưa ngâm đường cho vào hủ thủy tinh khác. Bảo quản thông thường hay tủ lạnh. e- Khi muốn ăn dưa món, lấy dưa ngâm đường trộn thêm nước mắm là xong!
0 notes
truong-phu · 3 years
Photo
Tumblr media
Ngoại tình và tình dục được tôn vinh và công khai!
Như Đã Dấu Yêu
Tác giả: Đức Huy
Trong đôi mắt anh em là tất cả Là nguồn vui, là hạnh phúc em dấu yêu Nhưng anh ước gì Mình gặp nhau lúc em chưa ràng buộc Và anh chưa thuộc về ai
Anh sẽ cố quên khung trời hoa mộng Ngày hè bên em tình mình đến rất nhanh Anh sẽ cố quên Lần đầu mình đến bên nhau Rộn ràng như đã dấu yêu từ thuở nào
Em đến với anh với tất cả tâm hồn Anh đến với em với tất cả trái tim Ta đến với nhau muộn màng cho đớn đau Một lần cho mãi nhớ thương dài lâu
Trong đôi mắt anh em là tất cả Là niềm vui, là mộng ước trong thoáng giây Anh sẽ cố quên rằng mình đã đến trong nhau Nồng nàn như đã dấu yêu từ thuở nào.
Là một bài nhạc về tình yêu sâu đậm, có vui, hạnh phúc, nhớ nhung nhưng đây là một tình yêu "phá rào," nghĩa là cả hai đến với nhau khi cả hai đều không là độc thân như lời tự sự:
... anh ước gì
Mình gặp nhau lúc em chưa ràng buộc
Và anh chưa thuộc về ai...
Có lẽ phút xao xuyến tất lòng như thế là phổ biến, nhưng với đa số mọi người (nếu đã) thì chỉ thế là thôi, tất cả cũng chỉ dừng lại ở chút ánh mắt, nụ cười và những câu nói hợp lòng, rồi phút luyến lưu nào đó sẽ dần dần phai nhạt. Nhưng Đức Huy thì hơn thế: Trích lời nhạc:
... rằng mình đã đến trong nhau...
Đến đây bạn đọc sẽ đồng ý với tôi khi dùng từ "phá rào" ở trên, không phải là cái bắt tay giã từ đầy cảm xúc, mà thực sự cả hai đều đi quá giới hạn. Thì ra ngoại tình và tình dục đã được Đức Huy tôn vinh thành đỉnh cao nghệ thuật đầy chất nhạc và thơ, chúng ta nghe lại đoạn cuối bài nhạc: ... rằng mình đã đến trong nhau   (đầy) nồng nàn   như (hai ta) đã dấu yêu     từ thuở nào.
Phu Truong 24/1/21
0 notes
truong-phu · 3 years
Photo
Tumblr media
AutoCorrect Vietnamese. Hỏi Ngã Tiếng Việt
(MS Word)
(Ảnh: Internet - Taimienphi.vn) 
1- MS Word có cho người dùng nhập các từ sai/đúng ở địa chỉ trong file Word mở ra:
Vào Word Options, nhấn nút Proofing, nút AutoCorrect Options... hiện ra phần trên. Nhấn nút nầy, bảng AutoCorrect hiện ra như ảnh trên.
Gõ tiếng Việt (lỗi) vào ô trống dưới chữ Replace, gõ tiếng Việt (đúng) vào ô trống dưới chữ With. Xong nhấn nút Add là xong. Có thể nhập nhiều lần như thế. Cuối cùng nhấn nút OK để trở lại MS Word. 
2- Tất cả các dữ liệu nhập vào thường được lưu trữ ở file MSO1033.acl tại địa chỉ \Application Data\Microsoft\Office\ Giả dụ người dùng có tên là Xxxx thì địa chỉ mặc định trên Win 7 là:
C:\Users\Xxxx\Application Data\Microsoft\Office\ 
3- Phép gõ dấu hỏi ngã khi từ láy đi kèm với thanh sắc, hay không thanh thì từ chính mang dấu hỏi, còn thanh huyền và thanh nặng thì từ chính mang dấu ngã. Phép gõ dấu nầy khá đúng trong đa số từ láy (đương nhiên có ngoại lệ như ngoan ngoãn, bền bỉ, phỉnh phờ... Các từ kép khác không phải từ láy thì chỉ có cách nhớ do dùng nhiều, nhất là từ Hán Việt. Các từ đơn mang dấu hỏi ngã cũng thường gây cho chúng ta bối rối, cũng bởi phải học quen mà thôi! 
4- Vì lẽ thế nên chúng ta cảm ơn tập đoàn Microsoft soạn bộ Office có ứng dụng Word cho phép chúng ta nhập dữ liệu để thích ứng với mỗi ngôn ngữ người dùng. Tuy vậy, việc nhập vào từng nội dung có lẽ gây khó khăn cho đa số người dùng MS Word để tự động chỉnh sửa chính tả dấu hỏi ngã. Với người dùng thông thạo lập trình VBA, việc nhập vào sẽ đơn giản và nhanh hơn, nhưng lúc nầy lại nảy sinh vấn đề: dữ liệu các từ đúng hỏi và ngã kiếm ở đâu? Đương nhiên là Internet, và tích lũy qua thời gian... 
5- Tôi có đọc đâu đó rằng tiếng Việt với các từ mang dấu hỏi hay ngã, khoảng chừng 3000 - 4000 từ cho mỗi dấu. Như thế không nhiều và chúng ta có thể xây dựng bảng autocorrect hỏi ngã hoàn chỉnh, để từ đó người dùng Word (khá phổ biến) không còn sai sót về dấu thanh. Với suy nghĩ đó, tôi tạm xây dựng một bảng autocorrect tiếng Việt, sơ bộ hơn 650 từ kép, và hy vọng tương lai không xa sẽ đạt mục đích. 
6- Với các bạn đồng cảm và thông thạo máy tính chút ít, các bạn có thể thử thay file MSO1033.alc tôi đã tạo sau, (download):
File mới nhất, 40.66KB, 1095 từ ngữ. (22/11/20)
http://www.mediafire.com/file/tjlqq2nqqw5h3sv/MSO1033.acl/file
----------------------------------------
Đến địa chỉ C:\Users\Xxxx\Application Data\Microsoft\Office\
(Xxxx là tên người dùng), tạo một folder trong đó và cất vào đó file hiện hữu MSO1033.alc
- Dán file MSO1033.alc đã download vào thế là xong.
Các bạn mở mục autocorrect và xem sơ bộ nội dung... Mong được trao đổi để mở rộng kho từ.
Thân ái. 
Trương Phú 20/11/2020
-----------
1/12/20: Download tài liệu mới nhất:
http://www.mediafire.com/file/mpozi5getflyg44/Các+files+du+liêu+Hoi-Nga+1-12-20.rar/file
Giải nén gồm: 
- MSO1033.alc 255KB
- ChinhTa.xls 620KB
- HoiNga.doc 524KB
- HoiNga.txt 269KB
Mỗi file cùng nội dung, chứa 6983 ngữ mục hỏi - ngã (1/12/2020).
File MSO1033.alc có thể dùng trực tiếp để autocorrect như trình bày trên. 3 files còn lại là tài liệu lưu trữ.
-------------------------------------------
3/12/20
MSO1033.alc phụ trách các từ dấu hỏi, ngã. Còn file  Vietnamese.dic phụ trách tất cả các từ đơn tiếng Việt. 2 file nầy cần thiết cho văn phạm tiếng Việt, giúp autocorrect khi gõ văn bản.
File Vietnamse.dic, down load tại:
http://www.mediafire.com/file/jtxmpbg1rb4e310/Vietnamese.Dic/file
Riêng phần correcting spelling lại được ghi vào Custom.dic hay ngôn ngữ Việt Nam là Vietnamese.dic tại địa chỉ \Application Data\Microsoft\UProof\Vietnamese.dic Giả dụ người dùng có tên là Xxxx thì địa chỉ mặc định trên Win 7 là: C:\Users\Xxxx\Application Data\Microsoft\UProof\Vietnamese.dic
Bạn có thể download file Vietnamese.dic và dán vào địa chỉ như trên.
Vào Word/ Option/Proofing, kiểm các phần trong mục autocorrect, và các phần bên dưới hàng: When correctin spelling... Và từ đây, mỗi khi soạn văn bản trên Winword, bạn sẽ không sợ gõ từ sai ký tự, gõ từ sai dấu hỏi ngã nữa.
1 note · View note
truong-phu · 3 years
Photo
Tumblr media
Tính huyết thống qua các thế hệ.
(Ảnh: báo Khánh Hòa online)
 1- Thường huyết thống theo phụ hệ, nghĩa là tính theo phái nam dòng nội. Tiêu biểu là nhiễm sắc thể (NST) Y của tổ dòng nội luôn có mặt ở nam giới.
Huyết thống là tất cả những đặc điểm cơ thể (gen ở trên 23 NST) được di truyền qua các thế hệ. Vì sau mỗi đời, các NST pha trộn khác nhau nên huyết thống mỗi lúc mỗi phai nhạt! Do vậy, nếu chỉ xét trên cặp NST XY thì xác suất sinh trai là 1/2, nhưng khi tính về huyết thống (toàn bộ gen di truyền) thì xác xuất lúc ấy là một con số khá nhỏ. 
2- Lưu ý rằng phép tính xác suất là dựa trên thống kê, nghĩa là kết luận được rút ra từ số lớn biến cố: Trong một thùng lớn chứa lẫn lộn bi xanh và bi vàng số lượng bằng nhau, phán đoán màu bi mỗi lần lấy ra rất khó đúng, mà tập hợp rất nhiều lần lấy ra, kết quả mới tiến về 1/2 cho mỗi màu. Bởi thế trong thực tế, vợ chồng đẻ liền mạch dãy con trai hay dãy con gái không phải chyện hiếm. 
Với giao tử có 23 NST (trong bộ 46 NST), mong muốn cho 1 NST (huyết thống) có xác suất là 1/2, cho 2 NST là 1/4... và cho 23 NST là 1/2^23 (2 lũy thừa 23 hay 8.388.608), nghĩa là mong muốn toàn vẹn 23 NST (huyết thống) khó hơn trúng Vietlott/Mega 6/45. Đương nhiên xác suất để hoàn toàn không có 23 NST (huyết thống) mong muốn cũng hiếm như có huyết thống toàn vẹn. Giữa 2 thái cực ấy, nửa số NST mong muốn có mặt sẽ đạt quanh 50%. 50% còn lại phân bố 2 phía: phía có nhiều hơn nửa NST và phía ít hơn nửa NST. Bởi thế, nói chung chung, riêng tinh trùng cũng chỉ mang trung bình 0,5 huyết thống từ cha!
Và đứa con mang 2 x 23 NST, gồm 23 NST từ mẹ và 23 NST từ cha. Bảo rằng con mang nửa di truyền từ mẹ và nửa di truyền từ cha là đúng, nhưng bảo con mang nửa huyết thống từ cha là chưa đúng, con chỉ mang 0,5 x 0,5 = 0,25 (hay 1/4) huyết thống từ cha! 
3- Điều gọi là huyết thống (trong gen di truyền) suy giảm nhanh qua 1 đời khiến việc truyền đời ít có ý nghĩa, có chăng là bảo tồn NST Y với dòng họ. Bởi thế nên pháp luật của đa số quốc gia cũng chỉ tính 3 đời là thân thuộc. Đương nhiên pháp luật không cần tính chi li huyết thống như trên, mà xem sau 1 đời, con ruột được di truyền từ cha mẹ suy giảm 1/2, cháu (nội ngoại) là 1/4. Và sau 3 đời, di truyền của đời chắt chỉ còn 1/8, và tỉ số nầy cũng tương đương người lạ trong quần thể. Ví dụ người châu Á có chung các đặc điểm chung như tóc đen, mắt đen, da vàng, mũi tẹt... 
Ở trên chỉ tính ADN (phân tử cấu tạo nên gen) có trong nhân (là NST). Ngoài ra ADN còn có trong ty thể, mà ADN nầy do nằm trong trứng mẹ nên người con, về nguyên tắc, có nhiều ADN từ mẹ hơn là từ cha, và sau mỗi đời, ADN nầy có khả năng rất lớn là khác đi! 
Ngoài huyết thống, mối liên hệ chặt chẽ là tình cảm: Cha mẹ và con ruột có 3 mối quan hệ, đẻ (huyết thống), nuôi (công sức) và tình cảm cùng chung sống. Như thế chỉ qua 1 đời, mối quan hệ Ông bà và cháu rõ ràng ít mối liên hệ hơn... và cứ thế, với các đời kế sau thì mối quan hệ chỉ còn trên danh nghĩa!
 Trương Phú 1/11/2020
0 notes