Tumgik
#quân vương
muathang6 · 2 years
Text
Tumblr media
Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa, mưu trí xuất hiện rồi mới có trá ngụy, gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu thảo, nước nhà rối loạn rồi mới có tôi trung. Đạo ức chế vật cao, nâng đỡ vật thấp. Đạo trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt. Đạo người thì lấy của người nghèo mà thêm cho người giàu, đây chính là nguồn gốc của sự hỗn loạn. Người khôn ngoan chỉ muốn một điều là không muốn gì cả.
Trời có đạo mà xanh, đất có đạo mà yên, thần có đạo mà linh, biển nhờ có đạo mà đầy, vạn vật có đạo mà thành, đế vương có đạo mà được thiên hạ.
Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mĩ thì không chân thật. Người thiện thì không mắc lỗi nên không cần phải biện bạch, người nào phải biện bạch cho mình là người “không thiện”. Người biết thì không nói, người nói là người không biết [tri bất ngôn, ngôn bất tri].
Người giản dị nhất thì không phải là người giản dị.
Người khiêm tốn nhất thì không phải là người khiêm tốn.
Người cực khéo thì dường như vụng. Người nói giỏi thì dường như ấp úng. Cử động thì thắng được lạnh. Nhưng yên tĩnh thì thắng được nóng. Vậy cứ thanh tĩnh thì mọi vật sẽ đâu vào đấy.
Người quân tử gặp thời thì mặc áo gấm mà ngồi xe ngựa, không gặp thời thì mặc áo vải thô mà đi chân đất. Người tốt thật sự không ý thức được tính thiện trong việc làm của mình, trái lại kẻ dại dột (the foolish) luôn cố gắng tỏ ra là mình tốt.
Người sáng suốt nghe đạo thì cố gắng mà thi hành, người tầm thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, người tối tăm nghe đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa ?!
- Đạo đức kinh - Lão Tử
73 notes · View notes
levantu · 4 months
Text
ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN TS LÊ VĂN TƯ:  BINH THƯ YẾU LƯỢC  TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN TS LÊ VĂN TƯ:  BINH THƯ YẾU LƯỢC  TRẦN HƯNG ĐẠO
Những trận đánh chiến thắng quân Nguyên vào thế kỷ 13, nổi tiếng, vượt thời gian của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tức Đức Thánh Trần Hưng Đạo, là niềm tự hào về tinh thần dựng nước và giữ nước của cha ông ta, Ông còn là một nhà lãnh đạo kiệt xuất với áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ” (nguyên văn chữ Hán là Dụ Chư Tỳ tướng hịch văn) làm nức lòng quân dân Đại Việt trong lúc thế giặc mạnh như chẻ tre, mà mọi người Việt Nam đều ghi nhớ.
Binh gia diệu lý yếu lược hay còn gọi là Binh thư yếu lược là một tác phẩm  là của Trần Hưng Đạo (Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn), viết về nghệ thuật quân sự.
Về bản thân và gia đình
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là con của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu nội của Trần Thái Tổ, gọi vua Trần Thái Tông là chú. Ông có dung mạo khôi ngô, thông minh tài trí, được rèn dạy từ khi còn rất nhỏ nên văn võ hơn người, lúc chưa tròn 30 tuổi đã là võ tướng hàng đầu của triều đình.
Sau những tranh chấp trong dòng tộc nhà Trần, do Trần Thủ Độ đạo diễn,   Trần Liễu thù hận Thái Tông đến  lúc lâm chung, Trần Liễu dặn dò ông: "Con mà không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Nhưng Trần Quốc Tuấn là vị tướng đầy trách nhiệm với vận nước, một bề tôi trung nghĩa với nhà Trần nên ông gạt bỏ tư thù, trung thành củng cố nội lực,  quân lực,… giữ nước.
Về sách Binh thư yếu lược
Binh thư yếu lược gồm có 4 quyển, với các chương như:
-Quyển 1: gồm 9 chương: Thiên tượng, Kén mộ, Chọn tướng, Đạo làm tướng, Kén luyện, Quân lễ, Tuyển người làm việc dưới trướng, Đồ dùng của binh lính, Hiệu lệnh.
-Quyển 2: gồm 10 chương: Hành quân, Hướng đạo, Đồn trú, Tuần canh, Quân tư, Hình thế, Phòng bị, Điểm về việc binh, Phép dùng gián điệp, Dùng cách lừa dối.
-Quyển 3: gồm 7 chương: Liệu thế giặc, Quyết chiến, Đặt cờ, Dã chiến, Sơn chiến, Thủy chiến, Lâm chiến.
-Quyển 4: gồm 7 chương: Đánh thành, Giữ thành, Công thành, Xông vây - ứng cứu, Lui đánh, Thắng và đặt phục, Phép nhận hạng.
Một trong những chương quan trọng trong Binh Thư yếu lược có tên là “Hành quân” nằm ở quyển II trong bộ sách 4 quyển của Trần Hưng Đạo, “Trước tiên, phải có đội du binh (mà ngày nay gọi là lính trinh sát), mỗi đội phái ra mỗi đạo 9 người, chia làm 3 nhóm cách nhau ước một tầm  trông được thấy nhau. Sai người lên cao mà quan sát hay leo cây mà trông thấy rõ quân địch nhiều hay ít, chuyển về kíp báo. Đến ngày xuất quân, chọn giờ lành, lấy tù và thổi 3 hồi thì quân cầm khí giới, 1 tiếng chiêng thì quân bày hàng ngồi, đánh 3 tiếng trống thì đứng dậy, đánh 3 tiếng la đồng thì dựng cờ, 3 tiếng trống lớn thì đi. Tiếng trống đánh thưa thì đi thong thả, đánh mau thì đi nhanh, đến nơi dừng nghỉ thì đánh 3 tiếng rất gấp.
Đến điểm dừng thì trống điểm 2 tiếng gấp, quân đi trước dừng lại, đánh 6 tiếng thì quân đi sau đến hết”.
Ông  biết tận dụng mọi nguồn nhân lực, vật lực trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Tài năng đỉnh cao và lòng tận trung báo quốc đã có những tướng tài kiệt xuất như Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Địa Lô… mãi ngời sáng trong sử Việt. Các mưu kế như "vườn không nhà trống", thủ thành Thăng Long kết hợp du kích quấy rối hậu cứ trong đêm, đặc biệt là "cọc nhọn Bạch Đằng" đã giành thắng lợi từ bí kíp  Binh Thư Yếu Lược.
-Nói về nghệ thuật làm tướng ông viết"Tướng mà che điều gian, giấu điều họa, không nghĩ đến sự quân chúng oán ghét, tướng ấy chỉ huy mười người. Tướng mà sớm dậy khuya nằm, lời lẽ kín đáo, tướng ấy chỉ huy được trăm người. Tướng thẳng mà biết lo, mạnh mà giỏi đánh đó là tướng chỉ huy được nghìn người. Tướng mà ngoài mặt hăm hở, trong lòng ân cần, biết người khó nhọc, thương kẻ đói rét, đó là tướng chỉ huy được vạn người. Tướng mà gần người, tiến người tài, ngày thường cẩn thận, thành thực rộng rãi, giỏi việc dẹp loạn, đó là tướng chỉ huy được mười vạn người.
Tướng mà dùng nhân ái đối với kẻ dưới, lấy tín nghĩa để phục nước láng giềng, trên biết thiên văn, dưới biết địa lý, giữa biết việc người, coi bốn biển như một nhà, đó là tướng chỉ huy được cả thiên hạ không ai địch nổi".
-Khi Trần Hưng Đạo bị bệnh nặng, vua Trần Anh Tông đến thăm ông tại Vạn Kiếp và hỏi kế sách giữ nước. Ông đã dặn dò: “Đại khái quân giặc cậy vào trường trận, quân ta cậy vào đoản binh, đem đoản binh đánh lại trường trận là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần phải xét: Nếu thấy quân giặc tràn sang như gió, như lửa, thì thế giặc có thể dễ dàng chống cự được; nếu giặc dùng cách chiếm cứ dần, như tằm ăn dâu, không vơ vét của dân, không mong đánh được ngay, thì mình phải dùng tướng giỏi, phải xem xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ tùy thời cơ mà ứng biến cho đúng, làm thế nào thu hút được quân lính, như cha con một nhà mới có thể chiến thắng được. Và phải khoan dùng sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước không còn gì hơn”. 
Chiến công hiển hách Trần Hưng Đạo
Vào năm 1284, Thoát Hoan chỉ huy quân Nguyên Mông xâm lược nước ta  chiếm được ải Chi Lăng, quân ta phải lui binh về Vạn Kiếp. Vua Trần Nhân Tông  mời Trần Hưng Đạo đến để hỏi ý kiến nên đánh hay nên hàng.
Trần Hưng Đạo đã dứt khoát: “ Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng".
Nhờ tài năng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà quần tụ được 20 vạn quân sĩ ở Vạn Kiếp và khích lệ quân sĩ bằng “Hịch tướng sĩ”, ông đã  viết sách “Binh thư yếu lược” để cho quân tướng của mình biết các binh pháp đối phó với giặc.
Mùa Xuân năm 1287, quân Nguyên Mông lại rầm rộ kéo sang nước ta lần hai.
Cuộc chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ ba thì hào hùng  với chiến thắng Bạch Đằng nổi tiếng, trong đó,  Thoát Hoan phải “chui ống đồng” mới có thể thoát về bên kia biên giới.
Trần Hưng Đạo đã cầm quân đánh thắng ba cuộc xâm lược của Nguyên Mông, diễn ra từ năm 1257 đến năm 1288. Đây là một trong những chiến công vĩ đại nhất lịch sử quân sự thế giới, đưa tên tuổi Hưng Đạo Vương vào danh sách những Đại tướng lẫy lừng của mọi thời đại trên toàn cầu. Trong 30 năm chiến đấu ông đã trực tiếp huấn luyện binh sĩ và ra trận. Tư duy quân sự của Trần Hưng Đạo từ thế kỷ 13 đã rất tiến bộ phát triển độc đá,   đó là "Binh quí hồ tinh bất quí hồ đa", nghĩa là quân đội cần tinh nhuệ chứ không nhất thiết phải đạt số lượng đông đảo.
Trong lần thứ 2 và thứ 3 kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo được vua phong làm Quốc Công Tiết Chế thống lĩnh chư quân.
Và trên đất nước Việt Nam, các đền thờ ông đều gọi là Đức Thánh Trần.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các chính khách, quân đội, hoạt động xã hội và trong kinh doanh.
(Tổng hợp)
ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN TS LÊ VĂN TƯ:  BINH THƯ YẾU LƯỢC  TRẦN HƯNG ĐẠO
#docsachkinhdientslevantu#binhthuyeuluoctranhngdao#kenhyoutubetslevantu#kenhtiktoktslevantu#hoasinhtanhd
3 notes · View notes
vytrang · 28 days
Text
Tumblr media
“ Người yêu thương tôi tận xương tuỷ, tôi trân trọng người như quân vương. Người khinh bạc tôi như tro bụi, tôi ắt bỏ người như gấm rách.”
Ps: trích Khí chất bao nhiêu hạnh phúc bấy nhiêu (Vãn Tình).
1 note · View note
bongsuvn · 2 years
Text
Tumblr media
Art by Not A Starchild
MEN IN DRAGS AT TRIỀU KHÚC VILLAGE
(Tiếng Việt ở dưới)
On January 9th of the Vietnamese calendar, Triều Khúc Village (Thanh Trì District, Hà Nội) once again jubilantly begins a traditional festival to worship their tutelary deity Phùng, originally named Phùng Hưng, the Great King Bố Cái. The festival attracts a large crowd every year.
Legend has it that in the 8th century, King Phùng Hưng, or Great King Bố Cái (lit. ‘as respectable as one’s parents’), gathered insurgents from Triều Khúc Village to encircle the Táng dynasty army. To lift the spirits as well as to entertain his army, King Phùng Hưng allowed the soldiers to dress in drags, wearing colorful clothes while dancing with drums. Since then, every spring, from January 9th to 12th of the Vietnamese calendar, the villagers hold a festival to worship Tutelary God Phùng with the same drag performance, called the courtesan drum dance.
The drum dance usually consists of young boys disguised as girls wearing Nguyễn dynasty fashion: khăn mỏ quạ, skirts decorated with with vân kiên and nghê thường, pink blushes with red lips, all while performing in ceremonial music and bells.
The preserver of such tradition said: “Women can always dance better than men. They can dance with such flexible and flirtatious manners, but due to the inherent sexism of the ancients, women weren’t allowed to enter the places of worship, but instead stood outside. Therefore, men were dressed in women’s clothing. The chosen men must be unmarried, with handsome faces, and talented in dance." Up to the present, there are currently 26 boys dancing for the festival, known for their beautiful and graceful movements.
A non-religious crossdressing performance for pure entertainment such as this is quite similar to the drag culture of the LGBT+ community: both are for entertainment while still giving off elements of homoeroticism.
==================
NAM CẢI NỮ TRANG TRONG LÀNG TRIỀU KHÚC
Mùng 9 tháng Giêng, làng Triều Khúc 潮曲 (huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại tưng bừng mở lễ hội truyền thống, đây là nơi thờ Thành hoàng Phùng 城隍馮, tức Bố Cái Đại vương Phùng Hưng 布蓋大王馮興. Lễ hội n��m nào cũng thu hút đông đảo dân làng và du khách tới tham dự.
Tục xưa kể rằng, vào thế kỉ thứ 8, vua Phùng Hưng, hoặc Bố Cái Đại vương, tập kết các nghĩa sĩ tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường. Để khích động tướng sĩ và cũng là để giải trí cho nghĩa quân, nhà vua đã cho binh lính đóng giả làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng. Kể từ đó, hàng năm vào mùa xuân, từ ngày 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, dân làng lại tổ chức lễ hội rước Thành hoàng Phùng với điệu múa giả gái trống bồng đó, gọi là con đĩ đánh bồng.
Múa trống bồng thường chỉ gồm con trai cải trang thành nữ với các trang phục triều Nguyễn: chít khăn mỏ quạ, mặc váy với vân kiên và nghê thường, phấn son môi đỏ, đeo trống bồng biểu diễn trong tiếng nhạc, chuông trống lễ.
Ông lưu giữ điệu múa này ở làng cho biết: “Con gái bao giờ cũng múa tốt hơn đàn ông, nhìn họ múa rất dẻo, rất lẳng lơ, tuy nhiên do quan niệm coi khinh phụ nữ ngày xưa nên phụ nữ không được vào nơi thờ cúng thần linh mà chỉ được phép đứng ngoài. Do vậy, phải để nam đóng giả nữ, những người nam được chọn múa phải là trai chưa vợ, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, và có tài nhảy múa.” Tính đến giờ là có 26 con trai múa đĩ ở làng, được cho là múa rất đẹp, rất uyển chuyển.
Một điệu múa nam cải nữ trang để mua vui vốn không gắn liền với tôn giáo như thế này khá tương tự với văn hoá đảo trang để mua vui của cộng đồng LGBT+, vừa để giải trí, vừa chứa đựng rất nhiều yếu tố cảm quan đồng tính.
__________ Tác giả: Lê Bích (vovworld.vn/vi-VN/media/doc-dao-dieu-mua-cua-le-hoi-lang-trieu-khuc-con-di-danh-bong-820635.vov) Lịch sử Việt Nam - Vietnamese History (facebook.com/VietnameseHistory/posts/1124668211038868/)
__________ *Cảm quan đồng tính (homoeroticism): liên quan đến, khơi dậy, hoặc kích động tới sự ham muốn tình dục đối với người cùng giới
45 notes · View notes
thiendoanng · 7 months
Text
698 / TỘI TÌNH CHI CẦU MONG EM ĐÃ XIN PHƯỚC LÀNH CHO CẢ TRẦN GIAN. . .
Em khắc khoải tìm tòi trong cõi nhớ , Của một thời nức nở lúc chia phôi . Lênh đênh biển sóng cuối chân trời , Hình ảnh thân yêu xa vời cách biệt …!
Bơ vơ nỗi buồn đêm da diết , Vòng tay mềm tha thiết còn đâu ? Nhớ nhung rụng chín trái sầu , Tàn canh thức trắng nguyện cầu ơn trên .
Gió hiu hắt ngọn đèn leo lét , Trên trần nhà kèo kẹt mái tranh . Lung lay thoáng đẩy qua mành , Song thưa soi bóng dưới vành trăng treo .
Phương nao đó chèo heo mất hút , Có nhớ về mẹ cút con côi ? Lang thang xứ lạ đất người , Một mình cặm cụi cuộc đời cô đơn …
Mến yêu nhau giận hờn không thể , Khổ nước nhà phải để ra đi . Quê cha điêu đứng bởi vì , Tham tàn quân cướp suy vi giống nòi …!
Gát tình riêng tràn rơi vĩnh biệt , Em đắng lòng nào biết phân bua ? Nâng niu có mấy cho vừa , Xa xôi đứt ruột khổ chưa hỡi chàng …!
Má đào phận cưu mang than thở , Kiếp đọa đày trăn trở niềm đau . Tha hương sương nắng dãi dầu , Cô phòng gối chiếc giọt châu u hoài …!
Ra khơi lạc loài trên con sóng , Trắng bạc đầu lồng lộng dâng cao . Cuồng phong trút xuống ào ào , Chơi vơi chiếc lá lao chao giữa dòng .
Lời ước nguyện , cầu mong em đã , Xin phước lành cho cả trần gian . Người đi đến chốn mây ngàn , Âm linh phò hộ dặm đàng an khang …
Mình chia cách muôn vàn mộng vỡ , Đọc thư về nhớ nhớ thương thương . Than ơi mưa nắng thất thường , Đố ai sắc đá không vương lệ sầu …!
Thôi đành cũng vì đâu nên nỗi , Trách ông trời bão tới phong ba . Xui chi vận nước sơn hà , Chia lìa đất mẹ lệ nhòa buông xuôi …
Không , hay có tình đời chung thủy , Em một lòng sống thế nuôi con , Ngóng trông cơ thể hao mòn , Miễn sao gặp mặt gói tròn yêu thương …
Ghi lại ngày đau đớn phải ra đi … mồng 04 tháng 02 Âm Lịch năm 1980 ….
Nguyễn Doãn Thiện Antioch , California Ngày 29 tháng 01 năm 2018
Tumblr media
2 notes · View notes
empty---set · 2 years
Text
Tumblr media
Nói lời yêu theo một cách khác (Đa số đều là câu tỏ tình thời xưa thường dùng):
1. Châu Tinh Trì: “Tôi nuôi cô!”
2. Tô Thức (Tô Đông Pha): Dù không c��� nhớ, vẫn không quên được.
3. Hoàng Vĩ Văn: Quãng đời còn lại, mong em chiếu cố.
4. Vương Gia Vệ: Trong một phút ngắn ngủi ấy, anh thấy rất ấm áp.
5. Natsume Sōseki: Ánh trăng đêm nay thật đẹp!
6. Trương Học Hữu: Thật muốn đưa em đi hóng gió một chút.
7. Margaret: Tôi ở trên giường, cơm ở trong nồi.
8. Phạm Trọng Yêm: Tửu nhập sầu tràng; hóa tác tương tư lệ.
(Rượu vào trong lòng buồn; Hoá thành giọt lệ tương tư.)
9. Lý Bạch: Lang kỵ trúc mã lai, nhiễu sàng lộng thanh mai.
(Chàng cưỡi ngựa tre lại; Chạy quanh giường nghịch ném quả mơ xanh.)
10. Trương Ái Linh: Anh còn chưa đến, em nào dám già đi?
11. Ngô Việt Vũ Túc Vương: Hoa trên đường đã nở, nàng có thể vừa ngắm cảnh vừa thong thả quay về.
12. Phương Văn Sơn: Bầu trời xanh chờ đợi mưa phùn, mà tôi thì đang đợi em.
13. Đao Lang: Từ sau khi em bỏ đi, từ đó đến nay, tôi vốn đã đánh mất sự dịu dàng.
14. Nguyên Chẩn:
Tằng kinh thương hải nan vi thủy,
trừ khứ vu sơn bất thị vân.
(Ai từng ngắm biển xanh,
khó có gì đáng gọi là nước,
Trừ phi đã đến Vu Sơn,
nếu không coi như chưa nhìn thấy mây.)
15. Trương Quốc Vinh: Để tôi cùng người hát hí kịch cả đời, không được sao?
16. Vương Tiểu Ba: Chào em, Lý Ngân Hà, rất vui khi gặp được em!
(Vương Tiểu Ba là nhà văn, Lý Ngân Hà là vợ ông. Trong “Yêu em tựa như yêu sinh mệnh” - quyển sách tổng hợp thư tình dành cho vợ vợ, luôn bắt đầu bằng câu “Chào em, Lý Ngân Hà”)
17. Lý Chi Nghi: Chích nguyện quân tâm tự ngã tâm, định bất phụ tương tư ý.
(Chỉ mong lòng chàng như lòng thiếp,
Nhất định không phụ nỗi niềm nhớ mong.)
18. Lâm Tịch: Em là món quà chưa mở mà tôi phải dùng nửa đời người để ngóng trông.
19. Thương Ương Gia Thố: Đời này chẳng có cách nào để trọn vẹn đôi đường, không phụ Như Lai, không phụ nàng.
20. Phùng Đường: Xuân thủy sơ sinh,
xuân lâm sơ thịnh,
xuân phong thập lý,
bất như nhĩ.
(Con nước đầu xuân,
chồi xuân vừa nhú,
mười dặm gió xuân,
chẳng bằng em.)
21. Lỗ Tấn: Tôi yêu Tử Quân, nhờ nàng mà tôi trốn thoát khỏi những tịch mịch và trống rỗng.
22. Thẩm Tòng Văn: Tôi từng qua cầu ở rất nhiều nơi, từng nhìn thấy mây rất nhiều lần, từng uống qua rất nhiều loại rượu, nhưng chỉ từng yêu một người ở những năm tháng thích hợp nhất, tuyệt vời nhất.
- Weibo/ Dưa dịch
21 notes · View notes
nguyet-quang · 8 months
Text
TRÊN ĐỜI CÓ BỐN HẠNG NGƯỜI
Một hôm, đức Phật đang chuẩn bị buổi tham vấn đạo lý cho tất cả quan quân thành Xá Vệ tại tịnh xá Kỳ Viên, vua Ba Tư Nặc cùng đoàn tùy tùng sau khi đảnh lễ đức Thế tôn bèn ngồi sang một bên và thưa hỏi: _ Thế nào, Thế Tôn! Tất cả Bà La Môn sau khi chết sanh trở lại làm Bà La Môn chăng? Giai cấp Sát Đế Lợi, Tỳ Xá, Thủ Đà La cũng lại như thế chăng? _ Này đại vương, đâu được như vậy! Trên đời có 4 hạng người: Hạng người từ tối vào tối; Hạng người từ tối vào sáng; Hạng người từ sáng vào tối; Hạng người từ sáng vào sáng. _ Thưa đại vương, thế nào là hạng người từ tối vào tối? Ở đây có một số người được sanh ra trong gia đình hạ tiện, thấp kém, ở đợ, làm mướn, gia đình Chiên đà la, làm nghề đồ tể, lưới cá, giăng bẫy, đổ rác, đương lát và làm các nghề nghiệp thấp kém khác. Cơm không đủ no, áo không đủ mặc, ăn uống thiếu thốn, nghèo cùng, bệnh tật chết yểu, thân thể xấu xí, luôn làm các việc hạ tiện và cũng bị người sai làm các việc hạ tiện, ấy gọi là tối. Trong chỗ tối đó người ấy thân hay làm việc ác, miệng nói ác, ý suy nghĩ ác, do nhân đó sau khi chết người ấy sanh vào cõi dữ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chịu nhiều khổ báo; giống như người từ tối vào tối, luôn sống trong tối tăm, hắc ám, vô minh, mê muội, đời này làm ác, đời sau làm ác, không biết lối đi; người từ tối vào tối cũng lại như thế. _ Đại vương! Thế nào là người từ tối vào sáng? Như đã nói ở trên, tuy đang ở trong chỗ tối nhưng người này ý luôn suy nghĩ điều tốt lành, miệng nói lời lành, thân hay làm việc tốt, luôn tôn kính người tu hành chân chánh, biết giúp đỡ, chia sẻ khi gặp người hoạn nạn. Do nhân ấy sau khi chết được tái sanh vào các cõi trời, hoặc trở lại làm người cao sang, quyền quý; giống như có người từ đất bước lên kiệu, từ kiệu bước lên ngựa, từ ngựa lên voi hay từ voi lên lầu; người từ tối vào sáng cũng lại như thế. _ Thế nào là người từ sáng vào tối? Ở đây có người sanh ra trong nhà cao quý, có địa vị, danh vọng trong xã hội, gia đình Bà La Môn giàu có, gia đình Sát Đế Lợi giàu có, nhiều tiền của, nhiều tôi tớ, thân tướng tốt đẹp, trang nghiêm, thông minh, trí tuệ, ấy gọi là sáng. Nhưng hiện tại người ấy thân hay làm các việc ác, miệng nói lời ác, ý suy nghĩ ác, hại người hại vật, do nhân duyên đó sau khi chết bị đọa vào ba đường dữ chịu nhiều khổ báo; giống như có người từ lầu cao bước xuống voi, từ voi bước xuống ngựa, từ ngựa bước xuống kiệu, từ kiệu bước xuống đất, từ đất rơi xuống hầm và lọt xuống hố sâu; người từ sáng vào tối cũng lại như thế. _ Thế nào là người từ sáng vào sáng? Có những người sanh ra trong gia đình giàu sang, cao quý, có địa vị và danh vọng cao trong xã hội, có nhiều tiền của, nhiều kiến thức, sống vương giả, nhiều tôi tớ, muốn gì được nấy. Hiện tại ý luôn suy nghĩ tốt lành, miệng nói lời lành, thân hay làm những việc phước đức và hay khuyên nhủ mọi người cùng làm theo. Người như vậy sau khi chết do nhân tốt lành đó nên được sanh lên các cõi trời để hưởng phước báu thù thắng; giống như người từ đất đi thẳng lên các lầu cao và thoải mái dạo chơi trên ấy; người từ sáng vào sáng cũng lại như thế. Phật nói kinh này xong, vua và các quan được nghe điều chưa từng nghe và biết được điều chưa từng biết, bao nhiêu thấy biết sai lầm từ xưa đến nay đều được sáng tỏ hết.
Nguồn: thuvienhoasen.org
Tumblr media
6 notes · View notes
hoasens · 10 months
Note
Hello it’s a mi the anon who asked about Viet’s human name (thank you for answering the first one!). What would you suggest as a surname that reflected the Lạc Long Quân and Âu Cơ myth?
hi! of course, here’s some surnames you can use
buí: the surname can be traced back to the times of the húng kings and the lạc long quân and ău cơ myth. it means cloud and is probably related to heaven and celestial bodies.
dương: meaning ocean, it can reference how lạc long quân is part water dragon, and how he took half of his children to live by the ocean
vương: meaning king, this last name is more on the uncommon side, but i think it can be a reference to the hung kings descended from the myth
lương: the origins around this last name are kinda debated, it’s thought to of been brought to vietnam in the 1st-2nd century. it means dragon.
hùng: meaning hero, referencing the hung kings again
quick note if you do research some of these last names yourself, you may get different meanings because since a lot of these are sino-vietnamese and have different characters, the meanings are found in the old script of chu nom han which barely any vietnamese are literate in 🥲 good luck!
2 notes · View notes
tapnhan · 1 year
Text
Tumblr media
Hè Thanh Hải.
Hè đến rồi bâng khuâng ko biết đi đâu. Chợt nhớ ra lâu rồi ko đi Trung Quốc, mà hè TQ thì popular nhất vẫn là Thanh Hải. Lúc đầu vốn chỉ định bay đến Tây Ninh ghép tạm đoàn nào bên TQ lượn mấy cái hồ rồi tếch về cho gọn ghẹ. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại đã mua mâm phải đâm mâm cho thủng, mắc công đến đấy thì phải đi cho bõ. Vậy là từ ngày quyết định trong vòng 1 tháng vừa bận giang nắng ở Wadi Rum vừa vận động hết các thể loại contact wechat cũ đi 1 một vòng khảo giá xe cộ, đọc công lược trên mafengwo, lên lịch trình, lấy ảnh lừa tình của các bạn TQ đi lùa các bạn đồng hành đi cho đủ mâm đủ phòng đủ xe road trip rồi mua vé mb, làm visa cấp tốc .. may sao ko bị rớt đồng chí nào, lành lặn đủ 6 mống đặt chân tới Thanh Hải.
Thanh Hải làm du lịch chưa tốt như Tứ Xuyên hay Tân Cương, khách du lịch cũng bị hạn chế chỉ hay đến vào mùa cao điểm là mùa hè còn các mùa khác trong năm thì khá là đìu hiu, du khách TQ ở đây so với các tỉnh khác còn ít chứ chưa cần nói tới du khách nước ngoài. Vật giá mặt bằng chung liên quan đến du lịch như xe cộ ... cũng cao hơn so với Tứ Xuyên. Nhưng ngược lại chính vì như vậy nên đi Thanh Hải ko có cảm giác thương mại hoá nhiều như những tỉnh khác. Người dân cũng lành hiền và nhiệt tình hơn, bên cạnh thắng cảnh tự nhiên còn có hơi thở văn hoá Tạng thuần khiết vì trước kia nơi đây vốn là một phần của Vương quốc Tibet, lại được đi coi động vật hoang dã trên cao nguyên Thanh Tạng. Vừa được trải nghiệm cảnh lại trải nghiệm thú, lại được enjoy sự hiếu khách của người bản địa rồi trải nghiệm lịch sử, văn hoá cái gì cũng có thật là mê. Chắc đây cũng là nơi duy nhất ở TQ mà mình sẵn sàng quay lại lần 2 để khám phá tiếp.
I. Tổng quan
Người ta vẫn hay nói chưa đi tới Tây Bắc thì chưa biết Trung Quốc rộng lớn như thế nào. Tây Bắc của Trung Quốc dùng để chỉ khu vực 5 tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Tân Cương, Thiểm Tây và Ninh Hạ. Trước đó mình mới đi được Tân Cương nhưng Tân Cương đã lớn rồi thì Thanh Hải còn lớnnn hơn mấy lần thế nữa. Roadtrip 13 ngày đa phần ngày nào cũng đi hùng hục, trung bình chạy từ 350 ~ 500km/ngày, có những hôm đi 800km từ tinh mơ cho đến tối mịt miệt mài đến được khách sạn thì cũng 10h đêm, ăn vội ăn vàng được mỗi miếng cơm xong 11h khuya còn bị bắt ra đồn công an điểm danh xong các chú mới cho về ks ngủ thiệt là hốt hoảng.
Tumblr media
Tỉnh Thanh Hải được chia làm 8 khu hành chính: 1 thành phố (số 3 - Tây Ninh), 1 địa khu (số 4 - Hải Đông) và 6 khu tự trị (Hải Tây, Hải Bắc, Hải Nam, Hoàng Thổ, Ngọc Thụ và Quả Lặc), nhìn trên bản đồ thì cả tỉnh có hình dạng giống như một con thỏ với hồ Thanh Hải nằm ở vị trí con mắt. Do vị trí khá đặc biệt giáp với Cam Túc ở phía đông bắc, giáp với Tân Cương ở phía tây bắc, giáp với Tứ Xuyên ở phía đông nam, và giáp với khu tự trị Tây Tạng ở phía tây nam nên ngoại trừ mạn Tây Ninh, Hải Đông, Hải Nam, Hải Bắc nơi có hồ Thanh Hải, hồ muối Chaka, Môn Nguyên, Đồng Nhân … là những địa điểm dễ đi và khá popular trên hành trình tham quan Thanh Hải thì chính phủ TQ hiện đang hạn chế việc cho phép du khách nước ngoài tới châu Ngọc Thụ (số 7), Quả Lặc (số 8), Hải Tây(số 1) muốn tới phải tiến hành báo cáo xin permit trước, tới chỗ nào là phải đích thân đi trình diện công an bữa đó (mỗi chỗ 1 loại permit nhé). Và cho dù có permit đi chăng nữa thì vẫn có rất nhiều điểm được cho là nằm trong khu vực quân sự, có vị trí chiến lược đặc biệt hay thậm chí chỉ là khu công viên bảo tồn quốc gia,  vd như sâu đầu nguồn sông Hoàng Hà, Trường Giang … hay phía Tây Khả Khả Tây Lý cũng cấm khách du lịch nước ngoài và cả nhiều điểm ở khu Hải Tây nữa (nghe nói vì có nhiều kho vũ khí rồi tên lửa đạn đạo này nọ). Đến người bản địa muốn vào còn rất khó và rất tốn kém). Mặc dù vậy thì chính sách đối với khách du lịch ở Thanh Hải ko đồng nhất và hay thay đổi, lúc thì cho lúc thì ko nên việc lên lịch trình tới khu vực này cần phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng điều chỉnh và bẻ cung thậm chí ngay phút chót).
Tumblr media
Cảnh nhặt trên đường tại huyện Trát Thanh, Tạp Đa, Ngọc Thụ
Vì phần lớn địa phận tỉnh Thanh Hải nằm trên cao nguyên Thanh Tạng được mệnh danh là nóc nhà thế giới nơi có dãy Côn Lôn, Hymalaya án ngữ cũng như là khởi nguồn của 3 con sông mẹ Trường Giang, Hoàng Hà, Mê Kong cùng rất nhiều hồ nước mặn ngọt, núi tuyết sông băng nên Thanh Hải có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên rất lớn. Trong khoảng chục năm gần đây chính phủ Trung Quốc cũng chú ý nhiều tới việc bảo tồn giữ gìn khu vực này nên cứ chỗ nào đẹp đẹp đồng không mông quạnh là nhảy vô trồng rừng rồi quây vào dựng công viên quốc gia, khu bảo tồn hết sạch: 3 khu vực 3 con sông đầu nguồn Trường Giang, Hoàng Hà, Mê Kong (lúc ở trong Trung Quốc thì gọi tên sông Lan Thương) thì được quy hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên Tam Giang Nguyên (nghĩa là nguồn của 3 con sông) từ năm 2000. Trước trong đó có bao người bản địa thì đền bù đuổi đi gần hết để lại cả thế giới cho các loài động vật hoang dã (và căn cứ quân sự). 
Tumblr media
Thượng lưu sông Lan Thương tại khe núi Lan Thương thuộc khu bảo tồn Ngang Trại
Khu vực dãy núi Khả Khả Tây Lý (Hoh Xil) nằm ở phần tây bắc của cao nguyên do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt trước giờ vốn khu vực gần như không có dân cư nào giờ chẳng được ai đoái hoài gì nhưng sau khi sự kiện anh hùng người Tạng lập đội tự vệ bảo vệ linh dương Tây Tạng ở khu vực này khỏi dân săn bắt trộm nổi tiếng thế giới, dưới áp lực của dư luận quốc tế chính phủ TQ đã chính thức quây nốt khu này thành khu bảo tồn tự nhiên, cắm chốt nghiêm ngặt để hạn chế triệt để nạn săn bắt lậu. Giờ đây nơi này đã trở thành thánh địa của linh dương Tây Tạng cùng các loài động vật hoang dã khác cứ mỗi tháng 5 hàng năm hàng vạn con linh dương Tạng sẽ di cư hàng trăm ngàn km để đi tới hồ Trác Nãi, hồ Thái Dương … Kekexili ở trung bộ Tam Giang Nguyên để sinh đẻ.
Tumblr media
Mùa ngắm động vật tại Thanh Hải. Bò yak thì chỗ nào ở Thanh Hải cũng có thể nhìn thấy.
Mấy chỗ sâu trong Khả Khả Tây Lý này thì cấm, cấm hết ko cho ai được vô. Chắc trừ mấy đoàn làm phin tài liệu thi thoảng được cho permit giá cắt cổ đi vô chụp hình các e một 2 hôm để TQ đem đi khoe thiên hạ đặng lấy danh hiệu di sản thiên nhiên thế giới chứ ko thì tạm thời trong tương lai gần đến người Tạng bản địa Ngọc Thụ, Khúc Mã Lai còn ko có cơ hội diện kiến mấy hồ này chứ đừng nói tới khách nước ngoài. 
Chính vì có nhiều hạn chế như vậy nên hành trình tới Thanh Hải ko được tự do đi tới tất cả những địa điểm mong muốn tới nhưng cũng đã la liếm đến hết sức có thể tính tại thời điểm đi là tháng 6/2023 nên chỗ nào cũng mon men tới được 1 tý. 
Tumblr media
Mani đá trên Đường Phồn cổ đạo - con đường mòn nối liền triều Đường nhà Hán và vương quốc Thổ Phồn xưa, là con đường mà 1300 năm trước công chúa Văn Thành của nhà Đường đã đi đến để làm dâu Tây Tạng, mang theo Phật giáo làm của hồi môn, tạo tiền đề cho việc hình thành Phật giáo Tây Tạng - Phật giáo Mật Tông mang bản sắc huyền bí của riêng Tây Tạng cũng đi qua Ngọc Thụ và để lại rất nhiều dấu ấn ở đây. 
Bên cạnh thăm thú thắng cảnh tự nhiên, ngắm chim muông động vật, Thanh Hải còn là nơi để cảm nhận văn hoá Tạng thuần khiết bởi địa phận tỉnh Thanh Hải trước kia vốn là bang Amdo thuộc vương quốc Thổ Phồn (Tây Tạng cũ). Vương quốc Thổ Phồn có thể được chia thành 3 khu vực chính do 3 bộ lạc Vệ Tạng (U-Tsang), Kham và Amdo tạo thành.  Sau đó khi nhà Nguyên sát nhập Tây Tạng để dễ bề cai trị đã tách và xé lẻ các cộng đồng này ra. Trong đó thì người Vệ Tạng hiện sống chủ yếu ở khu vực khu tự trị Tây Tạng, Lhasa hiện nay, người Amdo chủ yếu ở mạn Thanh Hải, Cam Nam ở Tứ Xuyên (Đạt Lai lạt ma thứ 14 cũng chính là được sinh ra tại Amdo), người Kham (Khang Ba) được cho là dũng mãnh và hiếu chiến nhất ra cho phân tán sống rải rác ở các khu Cam Tư, A Bá ở Tứ Xuyên, Xương Đô ở Tây Tạng và ở châu Ngọc Thụ thuộc tỉnh Thanh Hải, TQ hiện nay. Đặc biệt ở mạn Ngọc Thụ, do vị trí địa lý xa xôi cũng như các nguyên nhân lịch sử khác nơi đây được đánh giá là 1 trong những khu vực giữ nguyên được màu sắc truyền thống Phật giáo Tây Tạng nhất. Thậm chí còn được đánh giá là lưu giữ được bản sắc thuần khiết còn hơn cả Tây Tạng. 
Tumblr media
Trang phục truyền thống người Tạng
Ở Thanh Hải có tổng cộng 670 gompa Phật giáo Tây Tạng thì ở Ngọc Thụ đã chiếm 1/3 số lượng. Phật giáo Tây Tạng có 5 tông phái lớn: Nyingma là tông phái lâu đời nhất với đại sư Liên Hoa Sinh làm sư tổ, phái Ning Mã có sắc phục mũ đỏ, nên còn được gọi là Hồng Mạo Giáo. Phái sa—skya (Tát-ca phái hay Hoa giáo) , Phái Kagyu (Ca-nhĩ-cư phái hay Bạch giáo), Phái Cam-Đam,  Phái Gelugpa (phái Cách Lỗ hay Hoàng Mạo Giáo). Phần lớn các tu viện phái Ninh Mã ở Thanh Hải đều được tập trung ở Ngọc Thụ và châu Quả Lặc và đặc biệt đều là ở những nơi có vị trí hiểm trở xa xôi trong rừng núi. Bạch giáo ở THanh Hải có 105 tu viện thì ở Ngọc Thụ đã chiếm 103. Riêng Hoa giáo toàn bộ 28 tu viện đều nằm ở Ngọc Thụ. Vì Hoa giáo là giáo phái của 2 bác tài người Tạng trong chuyến đi này, đồng thời lại đi đúng dịp lễ lớn nên mọi người đã được chứng kiến tận mắt từ buổi lễ sáng cho đến các bước chuẩn bị cho lễ Phật đản cũng như nghi lễ được tổ chức trong dịp Đại lễ này ở đền Kết Cổ (Jie Gu Si), Ngọc Thụ. 
Tumblr media
Nghệ thuật Tạng đầy màu sắc tại căn nhà gỗ Tạng đạt kỷ lục Guiness ở gần công viên quốc gia Kanbula
2 notes · View notes
top10vivu · 1 year
Text
Truyện tranh ngôn tình cổ trang Trung Quốc hay nhất
Truyện tranh ngôn tình cổ trang Trung Quốc là những bộ truyện hay tình cảm, bên cạnh những tình tiết hạnh phúc kèm theo những câu chuyện tình lãng mạng gây sức hấp dẫn đến cho người xem với tình yêu trong truyện. Hôm nay Top 10 Vivu sẽ tổng hợp Top 30 bộ truyện tranh ngôn tình cổ trang Trung Quốc hay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Nguồn: top10vivu.com
#truyentranhngontinhcotrangtrungquoc #truyenngontinhcotrangtrungquoc #truyenngontinhcodaitrungquoc
 Truyện tranh ngôn tình cổ trang Trung Quốc: Như Mộng Lệnh
“Như mộng lệnh” là một bộ truyện tranh ngôn tình cổ trang Trung Quốc, kể về một thời kỳ khi Đế vương bí ẩn đột ngột biến mất sau cái chết đầy nghi vấn của Dương Phong Đế quân. Sự biến mất của Đế vương khiến các hoàng tử trong triều không ngừng ganh đua để chiếm lấy ngai vàng và thể hiện sức mạnh của mình.
Trên cuộc chiến tranh quyền lực này, một “nàng” xuất hiện, đảo lộn trật tự của cả một thế giới. Nàng có những bí mật đen tối, vẻ ngoài quyến rũ và tài năng phi phàm. Nàng từng thề sẽ tìm ra sự thật về cái chết của Dương Phong Đế quân và đưa ra lời giải đáp cho sự biến mất của Đế vương.
Truyện tranh “Như mộng lệnh” mang đến những màn đấu trí, âm mưu và tình yêu đầy cảm xúc trong bối cảnh cung đình hoàng gia. Những mối quan hệ phức tạp, đố kỵ và đồng minh hình thành giữa các nhân vật, tạo nên một không khí căng thẳng và hấp dẫn.
Cuộc chiến tranh quyền lực không chỉ là cuộc đấu đá giữa các hoàng tử, mà còn là cuộc thử thách tình yêu, lòng trung thành và lòng tin vào công lý. Truyện tranh này sẽ đưa bạn vào một thế giới đầy màu sắc, huyền bí và lôi cuốn, nơi những câu chuyện tranh đấu và tình yêu đầy cam go được vẽ nên.
Truyện ngôn tình cổ trang Trung Quốc: Lưỡng Bất Nghi
“Lưỡng Bất Nghi” là một câu chuyện ngôn tình cổ trang Trung Quốc về mối tình không hạnh phúc giữa đế vương và hoàng hậu. Hai người ban đầu không có tình cảm sâu sắc và có tính cách hoàn toàn trái ngược nhau.
Một sự cố hy hữu xảy ra khiến hai người hoán đổi thân xác với nhau. Đối diện với hậu cung đầy mưu mô và tăm tối, đế vương dần dần nhận ra những khó khăn mà hoàng hậu phải đối mặt hàng ngày.
Từ đây, đế vương khám phá ra bộ mặt thật của hoàng hậu mà anh từng yêu mến. Trong khi đó, hoàng hậu ngốc nghếch, vụng về và không thể xoay sở trong công việc triều chính, liên tục đối mặt với những quyết định khó khăn.
Trong quá trình này, tình cảm lạnh lùng giữa đế vương và hoàng hậu dần dần được nung nấu khi họ được đặt vào vị trí của nhau.
“Lưỡng Bất Nghi” mang đến cho người đọc một câu chuyện ngôn tình cổ trang Trung Quốc hấp dẫn với thâm cung bí sử và cốt truyện mới lạ. Nét vẽ tự nhiên và sinh động cùng với phong cách mô tả đặc biệt của từng nhân vật, cùng với cách dẫn chuyện tài tình và các tình tiết lôi cuốn, hứa hẹn mang đến cho độc giả những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Truyện ngôn tình cổ đại Trung Quốc: Thiên Hạ Vô Lại
“Thiên Hạ Vô Lại” là một bộ truyện ngôn tình cổ trang Trung Quốc đặc biệt về tình yêu đầy định mệnh giữa một nàng tiểu thư đài các và một chàng ăn mày vô lại. Mặc dù nàng tiểu thư đã từ thuở nhỏ được khoác nhung lụa và lớn lên trong sự giàu có, nhưng lại hẹn hò với một chàng ăn mày quần áo rách rưới, bẩn thỉu – một sự kết hợp khó tin và khó lường.
Dẫu vậy, nữ chính trong câu chuyện không quan tâm đến vẻ bề ngoài hay vị trí xã hội của chàng ăn mày. Cô đã phải lòng anh bởi trái tim và tính cách đáng yêu của anh. Mặc dù anh có vẻ bề ngoài đơn giản, nhưng lại sở hữu một gương mặt điển trai và tuấn tú.
Với tình yêu mãnh liệt dành cho cô vợ tiểu thư, chàng ăn mày quyết tâm thay đổi cuộc sống của mình và xây dựng một tương lai tươi sáng cho gia đình. Anh cống hiến hết mình để thành công và trở thành một người đàn ông thành đạt, đồng thời tạo ra một môi trường ấm cúng và đầy đủ cho gia đình mình.
Trong “Thiên Hạ Vô Lại”, câu chuyện tình yêu trở thành nguồn động lực để hai người vượt qua mọi khó khăn và đối mặt với sự phản đối và chê cười từ xã hội. Đó là một câu chuyện về tình yêu chân thành và khả năng thay đổi, nơi mà mọi giới hạn xã hội hay vẻ bề ngoài đều không quan trọng bằng tình yêu và sự tận tụy.
Tumblr media
2 notes · View notes
whoisnhu · 1 year
Text
HÌNH XĂM- XĂM HÌNH
Chuyện là nhân dịp suốt một ngày dài chỉ có một buổi trưa nóng bức, bà M và bà G ra nhà trước ngồi nói chuyện với nhau. Đang chuyện đông chuyện tây thì có ông kia vào tiệm tạp hoá nhà bà M mua đồ, chuyện chẳng có gì đáng nói nếu ông đó không có một cánh tay và hai bắp chân đầy ắp hình xăm. Thế là chủ đề câu chuyện quay sang ông xăm mình và mấy hình xăm trên người mấy ông xăm mình khác.
" Bà G: Bây giờ tụi nó xăm mình gì đâu mà từ đầu tới chân, không phải khi không mà xăm, tụi giang hồ mới xăm không đó.
Bà M: Không có đâu chị ơi, không phải giang hồ tụi nó mới xăm, bây giờ con trai con gái, giang hồ không gian hồ gì cũng xăm đều hết.
Bà G: Khi không đi cho kim đâm vô mình chi không biết, tụi này bộ không biết đau hay sao đó.
Bà M: Xăm thì xăm cái bông cái hoa gì thôi, cái này đi xăm đầy mình đầy mẩy nhìn thấy ghê. "
Tôi thích có hình xăm, nhưng hiện tại đã hai mươi mấy năm cuộc đời mãi vẫn cứ thích mà chưa chịu nhích cái thân đi xăm một hình nào. Tò mò không biết xăm mình có từ khi nào và ai là người thực hiện đầu tiên nên tôi đã thử tìm hiểu. Nguồn gốc đã tìm thấy nhưng ai là người xăm đầu tiên thì tôi bó tay. 
Theo như sử sách thì bắt đầu từ thuở Hùng Vương, người Việt Cổ xăm hình thủy quái như một phong tục để đề phòng bị chúng tấn công, để doạ mấy con thủy quái rằng "đừng ngu mà tấn công ông, ông có con rồng con rắn trên lưng đây này". Đến thời nhà Trần thì tục xăm mình càng phát triển mạnh mẽ, những người trong hoàng tộc, binh lính, quân sĩ phục dịch triều đình đều phải xăm mình để thể hiện họ là người của hoàng tộc bằng ba chữ Thiên Quân Tử, hay thể hiện quyết tâm giết giặc cứu nước bằng hai chữ Sát Thát. Tục xăm mình kéo dài đến cuối thế kỉ XIII đầu thế kỉ XIV mới chấm dứt. Đấy là sử sách người ta ghi lại chứ tôi không phải người Việt Cổ hay người sống ở thời nhà Trần để chứng thực nó có thật hay không. Nhưng theo trí nhớ của tôi, xăm mình hồi ấy là những miếng sắt khắc chữ đun trong lửa đỏ, in lên da thịt đến cháy đỏ khói bốc lên hùn hụt như người ta nướng thịt trên bếp điện thời bây giờ, nó dùng để tra tấn tù nhân. Nhưng kí ức đó đến từ phim ảnh chủ yếu là của Trung Quốc như là Thủy Hử. Cùng với quá trình khôn lớn, tôi còn biết các nhóm giang hồ ngày xưa xăm mình để nhận ra thành viên của nhóm, để phân biệt cấp bậc của dân anh chị, hay xem thằng này có cùng bè cùng phái với mình không để còn choảng nhau. Hay các cô cave xăm mình để biết đây là cô cave của nhà thổ nào. Các tù nhân, nô lệ cũng có những hình xăm để nhận biết tương tự.
Đến nay hình xăm có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu. Hình rồng rắn dán đầy trên tay chân của bọn con nít để chúng làm hùm hổ đi dọa mấy đứa con nít khác, chiều tối đi tắm kì rửa ít phút là cái hùm hổ của bọn nó bay sạch hết. Thanh niên đang độ tuổi bốc đồng thể hiện cái tôi bằng cách phủ đầy tay, chân, ngực, lưng những hình xăm trông rất hổ báo cáo chồn. Những thanh niên có vẻ sâu deep thì xăm hình trái tim, tình yêu, điện tim đồ chẳng hạn. Một số người chọn xăm mấy câu thơ hay mấy câu triết lý. Một số khác xăm tên người yêu lên ngực trái, sau này nhỡ có thêm chữ "cũ" vào sau danh xưng "người yêu" thì xăm thêm biểu tượng R.I.P chồng lên vậy là đã giải quyết xong vấn đề. Cũng có người xăm con chó con mèo con gà con vịt con chim, cái bông cái chén cái tô cái ly,... vì nhìn nó đẹp, dễ thương, nhìn nó ngầu ngầu, bla bla,...
Xăm gì thì xăm, dù sao thì quyền bất khả xâm phạm cơ thể con người ai cũng có, nhưng nếu đã cho phép người khác xâm phạm thì đó là chuyện của họ. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu nhiều người chọn xăm và cảm thấy tự tin, thoải mái vì lựa chọn đó. Họ là một đàn anh đàn chị thực thụ chọn xăm hình để thể hiện quyền lực quản lý các băng nhóm, họ sẵn sàng khoe tất cả hình xăm trên người và tất nhiên rất thoải mái với chúng. Trường hợp ngược lại, những đàn anh đàn chị giang hồ nửa mùa, giang hồ trẻ trâu xăm hổ báo rồng rắn khắp người để doạ mấy người yếu bóng vía, nếu dọa mà người ta không sợ thì họ sẽ sợ ngược lại và thi hành "lăng ba vi bộ" ngay. Hay có người sau khi xăm thì chụp ảnh đăng đầy mạng xã hội, một thời gian sau thấy chán nên đi xăm một hình mới, vào một chỗ mới, chụp một bức ảnh mới và đăng một bài đăng mới.
Xăm hình là thể hiện cái tôi, cảm xúc, tình cảm, sự thách thức. Nhưng một mặt khác, hình xăm tồn tại cũng như một hành động chấp nhận sự thua cuộc trong cuộc chiến giữa các tế bào bạch cầu và những giọt mực xăm. Khi mực xăm xâm nhập vào trung bì, các tế bào bạch cầu xem đó là một vật thể lạ cần loại bỏ, nhưng vì kích thước quá lớn, các đại thực bào không thể hấp thụ để đưa vào máu bài tiết ra bên ngoài, chúng không thể đưa những giọt mực xăm bay về thiên đường của những hình xăm được. Sau một cuộc chiến không thể thắng, các tế bào bạch cầu chấp nhận đầu hàng dâng cho mực xăm một phần lãnh thổ để chúng tồn tại. Nhưng vì công nghệ xoá xăm hiện nay quá hiện đại hay vì con người quá lười suy nghĩ để hiểu rằng nếu không xoá xăm thì cái hình đẹp đẹp ngầu ngầu mà lúc đó họ cảm thấy, sẽ theo họ suốt cuộc đời. Sau này đi làm, nhiều công ty người ta không tuyển mấy người xăm mình thì làm sao, hay lúc phỏng vấn thì rụt rè vì phải che che giấu giấu hình xăm trẻ trâu trên cánh tay chẳng hạn. Nếu họ tự tin với hình xăm trên người thì có thể thoải mái lí giải lí do và thuyết phục nhà tuyển dụng, còn xăm vì lúc đó con tim mách bảo thì thôi. Đó là chưa kể đến việc cần cân nhắc những căn bệnh nguy hiểm có thể mắc phải khi xăm mình, đơn cử như viêm gan C chẳng hạn, khi xăm mình bạn đã cho phép nguy cơ nhiễm viêm gan C tăng lên gấp 6 lần.
Xăm mình không xấu, nhưng xăm mình với mục đích khoe khoan hay nuông chiều cảm xúc nhất thời thì hoàn toàn không nên. Theo tôi, một người xăm không vì những mục đích kể trên thì ắt hẳn đã phải suy nghĩ rất nhiều về hình xăm mình lựa chọn. Họ đã hiểu tường tận ý nghĩa của hình xăm và việc này thật sự ý nghĩa với bản thân họ. Dù sao hình xăm cũng như một sự cam kết, vì xăm thì rẻ mà xóa xăm thì cực đắt. Tôi dù sao cũng thích hình xăm nhưng mãi mà vẫn chưa có một cái gì quá lớn lao, quá ý nghĩa đến độ phải cố chịu đựng cơn đau đến từ kim xăm, mỗi lần bị bệnh phải tiêm chỉ một mũi thuốc mà tôi còn ngại thì nói gì đến chuyện khi không lại để kim xăm đâm vào. Sau này nếu có một hình xăm trên người điều đó đồng nghĩa với việc tôi đã trải qua một điều gì quá lớn lao và ý nghĩa, đến mức cơn đau từ thể xác không còn là vấn đề đối với tôi. Còn về chuyện xăm mình của thế nhân, tôi đây với vốn hiểu biết và trải nghiệm nghèo nàn nên chỉ nghĩ được như vậy thôi. 
Tumblr media
2 notes · View notes
nhuoclam · 2 years
Text
Tumblr media
Mưa xuân Tháng Ba phủ lên Giang Nam một tầng hơi nước mỏng manh, mờ ảo như cái cách người nọ hãm một ấm Bích La Xuân lúc sáng sớm. Hắn khẽ nhúc nhích cặp mắt thụy phụng, khóe miệng cong cong, khe khẽ thì thầm, “Luyến lưu ư? Có chứ, ta luyến lưu rất nhiều thứ, ôm không đành mà bỏ lại chẳng xong. Tỉ như rượu Lê Hoa mà năm ấy người nọ ủ cho ta, tỉ như… Bóng dáng người nọ dưới tán cây bạch quả, một chiêu Trảm Nguyệt Phiêu Vân ấy vấn vương lòng ta, mãi không quên được.”
[Trảm Nguyệt Phiêu Vân, tơ tình chém đứt lòng nhẹ như mây, mà em thì lại chiếm lấy tim ta mất rồi…]
“Đầu đình hương thoang thoảng Quân tử ngẩng đầu trông Nhạn Nam bay về Bắc Cố hương tuyết phủ mai?” PYNL viết, 01/10/2020
4 notes · View notes
sitrines-blog · 2 years
Text
Nhân ngày Thất tịch, dẫn một bài thơ về hồng đậu mà tôi rất thích
Tân thiêm thanh Dương liễu chi - Ôn Đình Quân
Tĩnh để điểm đăng thâm chúc y, Cộng lang trường hành mạc vi kỳ. Linh lung đầu tử an hồng đậu, Nhập cốt tương tư tri bất tri?
Bản dịch của Miên Nhi
Đáy giếng đuốc in bóng hình chàng, Đường dài chung bước chẳng rẽ ngang. Lung linh hồng đậu em mang, Tương tư khắc cốt liệu chàng có hay?
Tumblr media
Lại nói về cái duyên của tôi với bài thơ này :)) Tầm năm 2015-2016 gì đó, khi mà "Hoa tư dẫn" được chuyển thể thành phim, tôi tình cờ hóng được một video về mối tình của nhân vật tên là "Oanh Ca". Trong đó có tình tiết Oanh Ca cầm ba viên xúc xắc làm từ hồng đậu - minh chứng cho lời tỏ tình quá đỗi "kín đáo" của anh Vương gia nào đấy mà tôi quên tên luôn rồi. Mà chuyện đó không quan trọng, trọng điểm ở đây là ở dưới clip, có một bạn comment hai câu cuối của bài thơ này như sau:
"Linh lung đầu tử an hồng đậu, Nhập cốt tương tư tri bất tri?
Xúc xắc lung linh hòa đậu đỏ
Thương người sâu đậm người có hay?"
Hay không ạ? Lúc đó tôi còn tấm tắc sao lại có bài thơ vừa hợp cảnh vừa hợp tình nhân vật như thế, lẽ nào do tác giả sáng tác ra? (Khi đó tôi còn chưa biết đến "danh tiếng" của Đường Thất Công Tử). Thế nhưng bẵng đi một thời gian, đến khi tôi tra lại trên Google để trích dẫn thơ cho chính xác thì... ôi thôi, hai câu gốc thì đúng, nhưng dịch nghĩa thì nó lạ quá :v Rốt cục là ai? Ai? Ai đã biến tấu kì quá vậy? :v
3 notes · View notes
bongsuvn · 2 years
Text
Tumblr media
Art by Not A Starchild
QUEER PRINCE OF THE LÊ DYNASTY
(Tiếng Việt ở dưới)
Lê Tuân (May 21st, 1482 �� September 20th, 1512), also known as Great Prince of Peace or Great Prince of Profound Grace, was an imperial prince of the Later Lê dynasty, the eldest son of Emperor Lê Hiến Tông. He was known for his love of dressing in women’s clothing. Lê Tuân was impudent at a very young age, poisoning his own mother Mai Ngọc Đỉnh, the emperor’s Noble Consort Mai, therefore was deposed of his crown prince position.
In the 7th year of Cảnh Thống Era (1504), Hiến Tông passed away. Grand Empress Dowager Huy Gia wanted to establish Prince Lê Tuân as the successor, but was immediately rejected by the courtiers, who chose Lê Túc Tông. Since then, he harbored resentment, but changed his old ways and became very filial to his mother. Suddenly, Túc Tông died early, and the court was in chaos without an emperor. Consort Nguyễn Kính and the eunuch Nguyễn Nhữ Vi plotted their scheme, deceiving the grand empress dowager out of the capital of Đông Kinh (modern-day Hà Nội), setting Lê Tuân’s second younger brother, Lê Tuấn, as the successor, who later became known as Lê Uy Mục.
Under the reign of Emperor Uy Mục, nepotism was rampant, and the court was in shambles. The emperor himself was bloodthirsty, killing the Grand Empress Dowager for refusing to support his reign. He also blindly killed his servants and his own clanspeople. Because of this, Lê Tuân carefully concealed himself, knowing the danger of his position as the eldest son. At that time, many within the imperial clan were imprisoned or murdered under the claim of suspicion, except for Lê Tuân. Later, Emperor Lê Tương Dực overthrew Uy Mục, reestablishing the Lê family’s golden age.
On September 20th, the 4th year of Hồng Thuận Era (1512), Prince Lê Tuân passed away at the age of 30, was posthumously awarded the title Great Prince of Peace, and buried in his mother’s hometown, Biện Hạ Commune, then deified as God of Fortune. According to legends, this God of Fortune would appear whenever the village encountered disasters, and would later aid in defeating the Mạc dynasty, restoring the capital of Đông Kinh.
There are many theories regarding Lê Tuân dressing in women’s clothing, but there is no denying that he challenged the gender norms of ancient Vietnamese society.
==================
HOÀNG TỬ BONG BÓNG THỜI LÊ
Lê Tuân 黎洵 (ngày 21 tháng 5, 1482 – ngày 20 tháng 9, 1512), còn gọi là An Đại vương 安大王 hay Hậu Trạch đại vương 厚澤大王, là một vị hoàng tử nhà Hậu Lê, con trưởng của Lê Hiến Tông 黎憲宗. Ông có sở thích mặc đồ con gái, tuổi nhỏ ngổ ngáo tính đầu độc mẹ là Mai Quý phi Mai Ngọc Đỉnh 梅貴妃梅玉頂, nên bị Hiến Tông phế ngôi Đông cung.
Năm Cảnh Thống thứ 7 (1504), Hiến Tông qua đời, Huy Gia Thái hoàng thái hậu 徽嘉太皇太后 muốn lập An vương lên kế vị nhưng các quần thần quyết lập Lê Túc Tông 黎肅宗 làm vua. Từ đấy ông có ý oán hận, đổi hết tính xưa, thờ mẹ rất hiếu thảo. Bấy giờ Túc Tông mất sớm, trong triều lục đục chọn người kế vị. Nguyễn Kính phi 阮敬妃 và hoạn quan Nguyễn Nhữ Vi 阮汝為 mưu việc trong cung, lừa thái hoàng thái hậu ra khỏi Đông Kinh, lập em trai thứ của ông là Lê Tuấn 黎濬 lên kế vị, tức Lê Uy Mục 黎威穆.
Dưới đời Uy Mục Đế, ngoại thích hoành hành, chính trị suy đồi. Hoàng đế lại có tính thích giết người, giết chết Thái hoàng thái hậu vì không chịu lập mình, lại giết cung nhân hầu hạ xung quanh, nghe lời xu nịnh tàn sát người tông thất. An vương Tuân tự biết mình là con trưởng, hết sức cẩn thận giấu mình. Lúc đấy người trong họ có người bị giam, có người bị giết, riêng An vương không bị nghi kị. Về sau Hoàng đế Lê Tương Dực 黎襄翼 lật đổ Uy Mục, lập lại sự thịnh trị của họ Lê.
Ngày 20 tháng 9, năm Hồng Thuận thứ 4 (1512), An vương Tuân qua đời, thọ 30 tuổi, được truy tặng làm An Đại vương, an táng ở quê mẹ là xã Biện Hạ, tôn làm Phúc thần 福神. Về sau, Phúc thần đã giúp dân làng khi nhiều lần gặp tai hoạ, và hỗ trợ quan quân đánh bại nhà Mạc mà khôi phục Đông Kinh.
Lê Tuân thích mặc đồ con gái có nhiều giả thuyết, nhưng không thể phủ nhận việc ông đã thách thức tiêu chuẩn giới trong xã hội xưa của Việt Nam.
__________
Tham khảo: vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Tuân_(An_vương) Tác giả: Nguyễn Văn Đức
46 notes · View notes
tinatina2903 · 20 hours
Text
Nhân có một bạn hỏi về " Thức"
Nhiều năm trước, khi tôi bày tỏ ý định “xuất gia” với Thầy mình thì thông điệp tôi nhận được là: “Hãy lao vào cuộc sống, làm tất cả những gì con muốn, giành lấy tất cả những gì con cho là quan trọng” đó chính là tu :D
Đúng vậy, nếu chưa thất bại thê thảm tới tuyệt vọng hoặc chưa thành công tới mức thấy mọi thành công đều vô nghĩa thì tất cả những nỗ lực tu tập, sống hiền, làm thiện, theo hiểu biết lý trí hoặc được ai đó đánh truyền cảm hứng đều chỉ là “lấy đá đè cỏ” tức là dùng ngoại lực phủ lên tham đắm, si mê, giống như một người uống thuốc bổ đều đặn vì nghĩ là nó tốt, nhưng thực sự không hiểu cơ thể mình
Rốt cuộc cũng chỉ là sự chuyển đổi từ si mê cái này sáng si mê cái khác. Mê đắm chạy theo cái ác hay mê mệt đeo bám cái thiện cũng đều là mê trong khi điều duy nhất ta thực sự cần là TỈNH - Sự thức tỉnh từ bên trong.
Chỉ khi nào tự mình nhận ra mọi được mất hơn thua thành bại lợi danh đều vô nghĩa bằng trải nghiệm, chán ngán tới mức muốn tuyệt giao, thậm chí là sợ hãi tất thảy những gì người đời thèm muốn. Thấy vị ngọt và phải thấy được sự nguy hại của tất thảy những vị ngọt ấy. Ta mới có thể dũng mãnh bước chân trên con đường gian khó của việc tu hành.
Nếu nghe kỹ các cuộc trò chuyện của Thầy MT, có một đoạn khá thú vị khi TMT trò chuyện với Nhân gà về sự cố bị sét đánh đại ý là “vì người đời không biết thế giới thực sự thế nào nên mới có thể sống như đang sống”.
Tạm diễn nghĩa: vì u mê nên con người mới có thể tiếp tục vui với những gì mình có và buồn với những gì mình mất để rồi lại hăng hái chờ đợi một niềm vui mới, khi lại sắp sở hữu được cái gì đó mới hơn, rồi buồn khi lại mất, cuộc đời cứ luân hồi được mất như vậy tới chết.
Vì được mất, hơn thua thành bại lợi danh
Người đời sẽ bận rộn với đủ mọi việc, hai tay hai điện thoại, máy tính hai màn hình, to do list dài như sớ táo quân và những gì muốn đạt được thì dài gấp nhiều lần như thế.
Trong hối hả tất tả đó, con người đành phải bỏ mặc cho tâm trí mình phóng túng, nhảy từ sự thèm muốn tham lam sang cơn giận giữ nảy lửa hoặc đờ đẫn ngây dại trước những gì ta không hiểu và run rẩy sợ hãi trước những điều ta không biết
Người tu, bề ngoài họ không làm gì cả, họ dành toàn bộ năng lượng vào việc quan sát và “huấn luyện” con trâu điên tâm trí. Giống như làm chủ sự nghiệp quan trọng nhất đời mình, người tu thận trọng, chú tâm, quan sát từng biến động vi tế trong tâm mình, khi nào thì cơn giận nổi lên, trigger của nó là gì, tiếp xúc với cái gì, cảm nhận thấy điều gì, cái tâm đấy nó thôi thúc mình phản ứng như thế nào, tạo ra ảo tưởng gì trong nhận thức, để lại dấu vết gì trong vô thức.
Quan sát tất cả những diễn biến đó trong sự tĩnh lặng, bình thản, không phản ứng, không sợ hãi né tránh, không cuống quýt mừng vui, không hồ hởi đón chào. Biến động điên loạn sẽ tự nhiên biến mất, trả lại sự an tĩnh cho tâm.
Đấy là khi người tu thực hiện lời nguyện của “Địa Tạng Vương Bồ Tát”- Một biểu tượng khá hay của Phật giáo Đại Thừa với lời nguyện
“Chúng sanh độ tận,
Phương chứng bồ đề,
Địa ngục vị không,
Thệ bất thành Phật’.
Hồng danh của Địa Tạng Vương ngụ ý Phật Tâm trong mỗi người là mảnh đất tốt lành chứa mọi tâm chúng sanh (thiện ác xấu tốt không thiện không ác không xấu không tốt) và chỉ khi nào tất cả c��c chúng sinh tâm này đều được lên niết bàn - tức tâm thiện cũng được chuyển thành tâm Phật mà tâm ác cũng thành tâm Phật thì Địa Tạng Vương mới thành chánh đẳng chánh giác – nói cách khác là tâm tạp nhiễm trở về tâm thanh tịnh.
Để làm được điều này thì "Địa Tạng Vương" sẵn sàng xuống tận cõi địa ngục, nghĩa là thảnh thơi rơi vào nghịch cảnh khó lường nhất để những “chúng sinh tâm bất thiện vi tế được biểu hiện, theo đó mới có thể đưa chúng “về bờ giác”. Như vậy, các pháp tu thường ”chọn khổ đau làm con đường giác ngộ” thay vì chọn an nhàn.
Mỗi một chúng sinh tâm đều là các ảo ảnh giống như loài yêu quái đang giơ móng khoe vuốt, khi đó ta cần có ánh mắt sáng suốt của “Ngộ Không” để soi thấu mọi chiêu trò, đập tan mọi ảo ảnh để trả tất thảy về HƯ KHÔNG
Việc tu hành bận rộn đến vậy, nên nếu không all in mà chỉ tu part time thì cũng chẳng khác gì tự mình lừa mình:
Trang trí thêm một nhành hoa đạo đức
Vào kho tàng đồ sộ những tham sân
Để lúc đắng lòng lại an ủi bản thân,
Đã “sắm” dây an toàn khi bay sang cõi chết
Thế nên, tốt nhất ace ạ.
Thèm gì cứ ăn cho đã, muốn gì cứ làm cho đã, đi đâu thì đi đến tận cùng, cho ngất ngây, cho chán ngán, bao giờ thấy chán thật sự, chán tới mức không còn vương vấn ái luyến gì nữa thì sẽ đủ ung dung độc hành trên con đường của mình,
chứ vẫn còn thích thế gian mà cứ hóng chuyện niết bàn thì lại chân đi hai hàng chẳng làm được việc gì tới nơi tới chốn.
Thứ hai rồi, điểm danh thôi còn lãnh lương nhỉ?
Từ Facebook Do Thuy Duong
0 notes
saowin1 · 9 days
Text
Tumblr media
Saowin - Cổng Game Bài Uy Tín Hàng Đầu
Saowin là một trong số ít cổng game bài nổi bật thu hút sự quan tâm lớn từ giới truyền thông, mang đến vô số cơ hội kiếm tiền độc đáo cho cộng đồng cược thủ. Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết về sân chơi hấp dẫn này qua bài viết dưới đây.
Saowin - Cổng Game Bài Cá Cược Hấp Dẫn Hiện Nay
Với luật chơi lôi cuốn và nhiều chương trình khuyến mãi đa dạng, Saowin đã thu hút lượng lớn thành viên đăng ký không ngừng tăng lên.
Game Bài Đổi Thưởng Saowin Siêu Bom Tấn
Đánh Bài Tiến Lên: Tái hiện hoàn chỉnh nhất trải nghiệm đánh bài truyền thống với luật chơi thú vị và chiến thuật đòi hỏi tư duy cao.
Game Bài Poker: Một đường đua kịch tính giữa các quân bài, nơi chiến thắng không chỉ dựa vào may mắn mà còn là trí tuệ.
Ba Cây: Trò chơi bài khá đơn giản, nhưng tại Saowin, nó trở nên hấp dẫn hơn với thiết kế đồ họa và âm thanh độc đáo.
Game Bài Mậu Binh: Sự kết hợp hoàn hảo giữa chiến thuật và may mắn, thu hút rất nhiều người chơi đam mê đánh bài ăn tiền.
Xì Dách Ăn Tiền: Trải nghiệm một trong những game đánh bài tuyệt vời, nơi người chơi phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội lớn.
Hàng Loạt Slots Game Nổ Hũ Hấp Dẫn
Halloween Slots: Khám phá thế giới ma quái với những biểu tượng đặc sắc và cơ hội trúng thưởng lớn.
Game Nổ Hũ Vương Quốc Ngầu: Thế giới độc đáo nổ tung cùng các biểu tượng riêng biệt và tính năng đặc biệt.
Zombie: Đối mặt với đội quân zombie và giành chiến thắng để nhận cơ hội trúng thưởng nổ hũ hấp dẫn.
Aladin và Cây Đèn Thần: Hòa mình vào không gian của câu chuyện cổ tích kinh điển và chinh phục hàng loạt phần thưởng khủng.
Xem chi tiết: https://saowin.rest/
1 note · View note