Tumgik
#jeffery ngai
agrumblebee · 10 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Jeffery Ngai
0 notes
duybrandbeginner · 2 years
Text
ÁO HOODIE BALENCIAG NAM 21SS MÙA XUÂN / MÙA HÈ NEW GERMAN TANK MUSIC LIMITED MODEL PARKER
Theo trang Ajunews, Hàng hiệu siêu cấp đây thực chất là một xu hướng ngược đời có thật, đã xuất hiện từ khi dịch Covid-19 đang ở đỉnh nghiêm trọng nhất kéo dài cho đến thời điểm hiện tại và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới thế nhưng, thị trường đồ hiệu cũng đã có những thay đổi rất to lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử, BALENCIAGA siêu cấp châu Á đã vượt qua châu Âu và châu Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ hàng hiệu lớn nhất. Lấy ví dụ ở hai quốc gia vốn nổi tiếng với trào lưu dùng hàng hiệu là Trung Quốc và Hàn Quốc cho dễ hình dung. Theo số liệu do ngân hàng đầu tư Jefferies công bố, mức tăng trưởng tiêu thụ hàng hiệu ở hai quốc gia này trong năm 2020 và 2021 vượt xa các năm trước. Điều này cũng được chính các BALENCIAGA thương hiệu cao cấp như Bottega Veneta, Balenciaga hay Saint Laurent... xác nhận bằng doanh số bán hàng vượt trội. Thậm chí còn xuất hiện hiện tượng "chỉ mua đồ đắt, không mua đồ cần" khiến ngay cả những chiếc đồng hồ Rolex đắt đỏ bậc nhất cũng trở nên khó kiếm tại hai đất nước này. ÁO HOODIE BALENCIAG NAM 21SS MÙA XUÂN / MÙA HÈ NEW GERMAN TANK MUSIC LIMITED MODEL PARKER 1.530.800₫ số sản phẩm:bal0810-16 Thương hiệu sản phẩm:BALENCIAGA KÍCH THƯỚC: XS S M MÀU SẮC: Màu Đen SỐ LƯỢNG: 1  Thêm vào giỏ Hàng Chi tiếtKích thướcĐánh giá ▼INFORMATION▼ khả năng đàn hồi Một cảm giác tuyệt đối Độ dày của vải có /không có /không dày/ vừa / mỏng Các mẫu sản phẩm kích thước trên duybrand.com được sắp xếp theo tiêu chí nhất định của chúng tôi nếu có khác biệt hãy tham khảo chúng。 ▼thông tin chia sẻ thêm▼ chào mừng đến với www.duybrand.com。          ▲Thành viên mới đăng ký có thể được hưởng các dịch vụ ưu đãi khác nhau。 ▲Chúng tôi sẽ luôn gửi email cảm ơn đơn hàng và email xác nhận đơn hàng cho khách hàng kể từ ngày đặt hàng đến ngày làm việc tiếp theo。 ▲Một số khách hàng không nhận được địa chỉ email của chúng tôi là do đã bị máy chủ đưa vào thư mục thư rác。 ▲Nếu không nhận được Email,các chi tiết xin vui lòng liên hệ [email protected],hoặc Kết Bạn qua Zalo để tư vấn sản phẩm một cách nhanh chóng nhất。 https://www.duybrand.com/goods-97639.html ÁO HOODIE BALENCIAG NAM 21SS MÙA XUÂN / MÙA HÈ NEW GERMAN TANK MUSIC LIMITED MODEL PARKER https://duybrand.blogspot.com/ https://kidyinghear.blogspot.com/ https://duybrandcop.blogspot.com/
Tumblr media
0 notes
newstinxahoi · 3 years
Text
Mùa đông lạnh lẽo của kinh tế Mỹ
Tumblr media
JPMorgan hôm qua (20/11) đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Wall Street cảnh báo Mỹ tăng trưởng âm đầu năm tới
Đại dịch tại Mỹ đang ngày càng trầm trọng, các bang dần áp lệnh phong tỏa trở lại còn Washington vẫn chưa đưa ra được gói kích thích mới. Bối cảnh ảm đạm này đang kéo tụt đà phục hồi của kinh tế Mỹ, khi Tổng thống đắc cử Joe Biden chuẩn bị nhậm chức.
JPMorgan hôm qua (20/11) đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Wall Street cảnh báo Mỹ tăng trưởng âm đầu năm tới, khi người Mỹ đang chờ vaccine được phân phối. "Mùa đông này sẽ rất khắc nghiệt", các nhà kinh tế tại JPMorgan cho biết trong báo cáo gửi khách hàng, "Chúng tôi tin rằng nền kinh tế sẽ lại tăng trưởng âm trong quý I".
Sau mùa hè tăng trưởng bùng nổ, nền kinh tế lớn nhất thế giới đang mất đà nhanh chóng. Quý III ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục 33,1% (đã hiệu chỉnh theo cơ sở hàng năm), nhưng JPMorgan cho rằng tốc độ này sẽ chỉ còn 2,8% quý IV và -1% quý đầu năm sau.
Tumblr media
Đường phố Manhattan vắng vẻ vì Covid-19 hồi đầu năm. Ảnh: Reuters
Số ca nhiễm Covid-19 đang tăng vọt, buộc thành phố New York tuần này ra lệnh đóng cửa trường công, California và Ohio áp đặt lệnh hạn chế toàn bang. Sở thú cũng đóng cửa trở lại. Những việc này sẽ càng gây sức ép lên kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, chính phủ Mỹ chưa thể thống nhất về cách giải quyết tình hình hình mới. Đảng Dân chủ và Cộng hòa liên tiếp thất bại trong việc đàm phán gói kích thích tài khóa mới, làm dấy lên lo ngại 12 triệu người Mỹ sẽ mất quyền lợi trợ cấp cuối năm nay.
"Quốc hội đã khiến cả đất nước thất vọng", David Kotok – Giám đốc Đầu tư tại Cumberland Advisors cho biết. Ian Shepherdson – kinh tế trưởng tại Pantheon Macroeconomics thì chỉ trích Quốc hội đã "lơ là nhiệm vụ".
Bộ Tài chính Mỹ hôm qua còn "thêm dầu vào lửa" khi muốn Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hoàn trả 455 tỷ USD đang sử dụng cho các chương trình cho vay khẩn cấp. Fed đã ngay lập tức phản đối.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết số tiền này có thể được Quốc hội sử dụng để kích thích nền kinh tế. Nhưng không có gì đảm bảo giới chức sẽ đạt được một thỏa thuận. Đây là thời điểm không hợp lý để tước bỏ vũ khí Fed đang sử dụng để chống khủng hoảng.
"Trump lẽ ra nên ký một dự luật trước bầu cử. Giờ ông ấy đang rất khó đoán và quốc hội có vẻ đang hỗn loạn", Kotok nói.
Kể cả Phòng thương mại Mỹ - tổ chức có truyền thống thân thiện với đảng Cộng hòa - cũng cho rằng quyết định của Mnuchin "đã tước bỏ các lựa chọn thanh khoản quan trọng cho doanh nghiệp vào thời điểm họ cần nhất" và điều này "trói tay chính quyền kế nhiệm một cách không cần thiết".
Ngày càng có nhiều dấu hiệu Covid-19 lan nhanh đang tác động lên kinh tế Mỹ. Doanh số bán lẻ gần như không tăng trong tháng 10. Lần đầu tiên kể từ tháng 4, chi tiêu tại các quán bar và nhà hàng giảm. "Đà phục hồi của ngành nhà hàng đã dừng lại trong tháng 10", Shepherdson nói.
Target – một trong những hãng bán lẻ lớn nhất Mỹ - ghi nhận quý III tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, hãng cũng cảnh báo đại dịch và thực trạng kinh tế đang tạo ra nhiều rủi ro. Raphael Bostic – Chủ tịch Fed Atlanta tuần này cho biết trên CNBC rằng giới chức đang "theo sát để xem sự yếu đi trong chi tiêu bán lẻ có tệ hơn hay không".
Trong lúc đó, thị trường lao động đang hồi phục chậm lại và sẽ càng chịu sức ép bởi các quy định hạn chế di chuyển mới. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần trước đã tăng lần đầu trong một tháng. Mức 746.000 đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cũng vẫn cao hơn thời đỉnh điểm trong khủng hoảng tài chính 2008.
JPMorgan cho rằng việc số việc làm bị mất vĩnh viễn tăng vọt là "diễn biến đáng lo ngại", do nó có thể khiến những người mới thất nghiệp mất nhiều thời gian tìm việc hơn và có khả năng tiêu hết trợ cấp thất nghiệp trước khi có việc mới.
Aneta Markowska – kinh tế trưởng tại Jefferies còn lo ngại làn sóng bùng phát đại dịch mới nhất sẽ khiến tiêu dùng – động lực lớn nhất của kinh tế Mỹ - giảm về 0 trong quý IV. "Rủi ro kinh tế đi xuống là có thật", Markowska nói.
Wall Street thì không chịu quá nhiều tác động từ thực trạng kinh tế. DJIA vẫn đang ở gần mốc 30.000 điểm, còn S&P 500 vẫn đang trên đà có tháng tăng mạnh nhất lịch sử. Nhà đầu tư thì dồn tiền cho các cổ phiếu sẽ hưởng lợi từ vaccine. "Nếu bạn là nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn, bạn có thể bỏ qua những tin tức bi quan trong ngắn hạn", Markowska nói.
Dù vậy, tin tốt là các đột phá về y học có thể giúp kinh tế quay về quỹ đạo cũ năm tới. Cả Pfizer và Moderna đều công bố kết quả thử nghiệm vaccine Covid-19 lạc quan, với hiệu quả 95% - cao hơn nhiều kỳ vọng.
Dù việc phân phối vaccine cần thời gian, tin tức này vẫn khiến nhiều ngành chịu tác động từ đại dịch thở phào, như khách sạn, hàng không, du thuyền, nhà hàng và rạp phim. "Sự thành công bước đầu của các cuộc thử nghiệm vaccine lớn đã khiến chúng thêm tin tưởng rằng sự can thiệp của y học sẽ hạn chế thiệt hại với nền kinh tế", JPMorgan cho biết.
JPMorgan dự báo nền kinh tế sẽ tăng trưởng "mạnh mẽ" trong quý II và III năm tới, với 4,5% và 6,5%. Một số lĩnh vực khác của kinh tế Mỹ cũng đang bùng nổ. Nhờ lãi suất cho vay thế chấp thấp kỷ lục và làn sóng dời về ngoại ô, doanh số bán nhà tại Mỹ tăng vọt trong tháng 10, lên cao nhất kể từ năm 2006.
JPMorgan kỳ vọng đà phục hồi nhanh năm 2021 sẽ gi���m thiểu tổn thương với nền kinh tế. Nhưng kể cả khi đó, "một số tổn thương vĩnh viễn vẫn sẽ là không tránh khỏi", hãng cảnh báo.
Hà Thu (theo CNN)
0 notes
bdscuatui · 4 years
Photo
Tumblr media
Xu hướng tăng giá khó đảo ngược của bất động sản toàn cầu
Từ châu Mỹ sang châu Âu, châu Á… đều ghi nhận xu hướng tăng giá bất động sản, bất chấp bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu do Covid-19.
Giá nhà và giao dịch đều… tăng
Theo The Economist, kinh tế thế giới đang rơi vào thời kỳ suy thoái sâu nhất kể từ cuộc khủng hoảng những năm 1930. Thông thường, giá bất động sản sẽ giảm theo, ít nhất 10% nhưng bối cảnh hiện tại lại ghi nhận xu hướng “leo dốc” bất ngờ của giá nhà tại các châu lục.
Mỹ, Canada, Đức, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc đến Việt Nam… từ châu Âu, châu Á đến châu  Mỹ - giá bất động sản vẫn tiếp tục tăng. Phát biểu trên CNBC, chuyên gia tài chính Sean Darby, Trưởng bộ phận chiến lược toàn cầu tại Jefferies đánh giá, giá nhà tăng đang đóng vai trò hậu thuẫn rất lớn với các nhà hoạch định chính sách: “Hệ thống ngân hàng nhờ vậy ít bị ảnh hưởng do giảm phát tài sản", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Giá bất động sản vẫn tiếp tục tăng.
Cụ thể, tờ The Guardian dẫn số liệu từ Hiệp hội xây dựng Anh cho biết, giá nhà ở nước này đã tăng 5% trong tháng 9/2020, mức cao nhất kể từ sau cuộc bỏ phiếu Brexit vào năm 2016. Giá bất động sản trung bình ở London đã đạt mức cao kỷ lục là gần 481.000 bảng, cao hơn 57% so với mức năm 2007 - ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đắt đỏ là vậy nhưng số lượng nhà ở giao dịch thành công tại xứ sở sương mù trong tháng 8 vừa qua cao hơn 76% so với mức trung bình 5 năm. Giá nhà tại Đức tháng 8/2020 thậm chí còn tăng tới 11% so với cùng kỳ.
Ở Mỹ, tốc độ tăng giá trung bình trên mỗi foot vuông trong quý II/2020 nhanh hơn bất kỳ quý nào trước cuộc khủng hoảng tài chính hơn 10 năm trước. Còn tại Toronto (Canada), nơi có trung tâm tài chính lớn thứ hai ở Bắc Mỹ sau New York, giá nhà biệt lập tăng 13% trong năm.
Tại Trung Quốc, doanh số bán bất động sản cơ bản ở nước này đã tăng đột biến trong 6 tháng đầu tiên sau khi Covid-19 xuất hiện. Sean Darby cho rằng, thị trường bất động sản đang trở thành "vật cách nhiệt" cho nền kinh tế Trung Quốc - động lực chính trong sự phục hồi của nền kinh tế số hai thế giới.
Ở Hàn Quốc, tờ Foreign Policy nhận định, Tổng thống Moon Jae-in đang phải đối mặt giá nhà tăng sốc “còn nan giải hơn cả vấn đề Triều Tiên”. Kể từ năm 2017, giá nhà trung bình ở Seoul đã tăng 50%, tốc độ nhanh nhất thế giới.
Theo báo cáo của UBS Group AG, bất động sản tăng giá là thực trạng chung của rất nhiều các thành phố lớn trên thế giới như: New York, Munich, Sydney, Frankfurt, Hồng Kông, Paris, Amsterdam, Zurich Los Angeles, San Francisco, Stockholm, Geneva, Tel Aviv, Israel, Moscow…
Công thức đầu tư bất động sản mùa dịch
Việc đảo chiều tăng giá bất động sản giữa bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế có thể gợi mở kênh đầu tư an toàn trong thời điểm hiện tại. Ngay cả khi Covid-19 kết thúc, thị trường cũng khó đảo chiều. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế đang khiến việc đầu tư bị chậm lại, dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung. Tại Mỹ, hoạt động xây dựng nhà đã giảm 17% do Covid-19. Kinh nghiệm từ cuộc suy thoái trước đây cho thấy, ngay cả khi nền kinh tế phục hồi, hoạt động xây dựng vẫn chưa thể bắt kịp.
Điều đó đồng nghĩa, nguồn cung bất động sản ở nhiều nước sẽ trở nên khan hiếm, kéo theo giá nhà đất sẽ có xu hướng đi lên thêm nữa, tờ The Economist cho hay.
“Mua sớm để lợi lớn” là lời khuyên được nhiều chuyên gia gợi ý cho đầu tư bất động sản ở thời điểm hiện tại. Tờ Foreign Policy dẫn lại câu chuyện kinh điển về đầu tư bất động sản ở Seoul, Hàn Quốc để nói về kênh đầu tư đang rất được quan tâm này. Khi nền kinh tế nước này bắt đầu phát triển bùng nổ, năm 1977, một chung cư rộng 1.000 foot vuông ở Apgujeong-dong, nằm ở trung tâm Gangnam, có giá khoảng 14.000 USD. Đến năm 2020, cùng diện tích như vậy có giá hơn 2 triệu USD, tăng 143 lần, tương đương 330% lợi tức hàng năm trong 43 năm.
“Lợi nhuận lớn lý giải vì sao 85% tài sản của các hộ gia đình tại Hàn Quốc đều không phải tiền mặt hay cổ phiếu, mà chủ yếu là đầu tư bất động sản”, Foreign Policy viết.
Tờ Foreign Policy rút ra ba công thức để đầu tư bất động sản thành công tại Hàn Quốc: Một là vị trí trung tâm hoặc có thể đi lại thuận tiện bằng phương tiện công cộng, hai là đầu tư vào chỗ có nhiều người giàu và ba là các khu đô thị phức hợp, có căn cứ pháp lý rõ ràng.
Công thức này được xem phù hợp với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Giá nhà ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM tiếp tục tăng trong quý III/2020. Tại Hà Nội, so với quý trước giá tăng từ 3 - 5%, thậm chí tại TP.Hồ Chí Minh mức giá tăng từ 15 - 20%. Trong đó, giới đầu tư cũng dồn tiền về những siêu đô thị đồng bộ tiện ích ở các trung tâm mới của hai đầu tàu kinh tế đất nước, trở thành kênh đầu tư an toàn trong mùa dịch.
[ad_2] Nguồn Muabannhadat
0 notes
giaitritonghop123 · 4 years
Text
Huawei đang chịu sức ép lớn đến mức nào
Tumblr media
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ, quyết định loại bỏ thiết bị 5G Huawei của Anh và căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ khiến Huawei càng gặp khó.
Tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố "thủy triều đang quay lưng với Huawei khi người dân trên khắp thế giới thức tỉnh trước rủi ro bị Trung Quốc theo dõi". Ông ca ngợi những nước như Séc, Ba Lan và Estonia "chỉ cho phép những nhà cung cấp đáng tin tham gia mạng 5G".
Dù vậy, Carisa Nietsche - nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Mỹ cho biết nhiều nước trong số này đã quyết định việc trên từ năm ngoái rồi. Bên cạnh đó, nhiều nền kinh tế lớn hơn tại châu Âu, như Anh, Pháp và Đức vẫn chưa công bố cấm Huawei hoàn toàn.
Tuy nhiên, Nietsche nhận định "làn sóng thay đổi tại châu Âu đã bắt đầu". Các quốc gia và nhà mạng châu Âu giờ lại lo lắng Huawei có khả năng cung cấp hạ tầng 5G như cam kết hay không, khi "việc kinh doanh của họ chịu đòn giáng lớn" từ quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.
Trước đó, Huawei từng ở trong tình cảnh này rồi. Năm ngoái, chính phủ Mỹ cấm các công ty nước này bán công nghệ và linh kiện cho Huawei mà không xin phép. Huawei đã tích trữ hàng hóa và tìm nhà cung cấp thay thế. Kết quả là họ vẫn kinh doanh ổn định, bất chấp lệnh cấm của Mỹ.
Dù vậy, doanh số bán smartphone quốc tế của họ lại lao dốc, do các dòng sản phẩm mới không được tiếp cận ứng dụng của Google. Kể cả sau khi ghi nhận kết quả kinh doanh 2019 tốt, Huawei cũng cảnh báo 2020 sẽ là "năm khó khăn". Điều này có thể đúng.
Tumblr media
Gian hàng của Huawei tại một triển lãm ở Bắc Kinh hồi tháng 8. Ảnh:Reuters
Các biện pháp trừng phạt mới nhất mà Mỹ công bố vào tháng 5 có tác động lớn hơn lệnh cấm năm ngoái. Các công ty sử dụng bất kỳ trang bị và phần mềm nào của Mỹ cũng sẽ không được cung cấp chip cho Huawei nếu không có giấy phép từ Washington. Quy định mới sẽ hạn chế các hãng như TSMC xuất khẩu chip máy tính và các linh kiện cần thiết khác cho Huawei. Hãng môi giới Jefferies cho rằng không có loại chip này, Huawei không thể làm trạm BTS 5G và sản xuất các thiết bị khác.
"Dựa trên quy tắc xuất khẩu trực tiếp mà Mỹ áp dụng hiện tại, tôi thực sự nghĩ rằng mảng thiết bị 5G của Huawei đang bị đe dọa nghiêm trọng", Edison Lee - nhà phân tích tại Jefferies nhận xét, "Nếu luật không thay đổi, và căng thẳng Mỹ - Trung không hạ nhiệt, tôi cho rằng nguy cơ cao là Huawei phải dừng cung cấp thiết bị 5G từ đầu năm sau".
Trên CNN, người phát ngôn của Huawei Evita Cao chỉ cho biết "vẫn đang nhận được sự ủng hộ của khách hàng". Hồi tháng 5, họ cũng nói rằng "kịch liệt phản đối" lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ, gọi đây là quy định "phân biệt đối xử".
"Việc này sẽ gây tác động nghiêm trọng lên nhiều ngành công nghiệp trên toàn cầu và hủy hoại sự hợp tác trong ngành sản phẩm bán dẫn", Huawei cho biết trong thông báo, "Chúng tôi dự báo việc kinh doanh chắc của công ty không tránh khỏi ảnh hưởng".
Sau đó, Huawei lại gặp rắc rối ở Anh. Cuối tuần trước, Telegraph cho biết Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ dần loại bỏ công nghệ 5G của Huawei khỏi nước này "ngay trong năm nay", đảo ngược quyết định trước đó là cấp quyền hạn chế cho Huawei tham gia mạng 5G. Cuối tháng trước, Oliver Dowden - người phụ trách truyền thông và kỹ thuật số nước này nhận định các lệnh trừng phạt của Mỹ "có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp mạng 5G của Huawei".
Đầu năm nay, Huawei cho biết đã ký 91 hợp đồng thương mại 5G. Hơn nửa số đó ở châu Âu, 27 ở châu Á và 17 ở các nước khác.
Mỹ từ lâu đã coi Huawei là công cụ giúp Trung Quốc do thám nước khác. Trong khi đó, Huawei khẳng định họ là công ty tư nhân, thuộc sở hữu của hàng nghìn nhân viên. Những người chỉ trích cho rằng chính phủ Trung Quốc có thể buộc Huawei do thám các nước khác. Huawei thìnói rằng điều này chưa bao giờ xảy ra, và nếu có, họ cũng sẽ từ chối các yêu cầu như vậy.
Dù vậy, kể cả khi đã khẳng định sự độc lập với Bắc Kinh, Huawei cũng đang mắc kẹt trong căng thẳng Mỹ - Trung Quốc, cùng sự ngờ vực ngày càng lớn từ châu Âu và Ấn Độ. Đại dịch càng khiến các mối quan hệ này thêm căng thẳng. Một số quốc gia, trong đó có Mỹ, đổ lỗi cho Trung Quốc vì để bùng phát dịch bệnh. Nhiều nước khác cũng ngần ngại khi thấy phản ứng cứng rắn của Bắc Kinh trước những lời chỉ trích này.
Nietsche cho biết từng có thời điểm trong đại dịch, "Trung Quốc có thể khẳng định vị thế là lãnh đạo toàn cầu, nhưng họ lại xử lý khá vụng về". Đặc biệt là tại châu Âu, khi nhiều khẩu trang Trung Quốc gửi sang đây bị đánh giá kém chất lượng.
Các nước châu Âu cũng đang lo ngại về cán cân thương mại và quan hệ đầu tư không cân bằng với Trung Quốc. Vài tháng gần đây, họ đã có các động thái nhằm ngăn công ty Trung Quốc thâu tóm các biểu tượng công nghiệp của khối này và giành các hợp đồng của chính phủ.
Nietsche cho biết có nhiều tín hiệu từ Đức và Anh cho thấy họ sẽ loại bỏ hoặc ít nhất cũng không cho phép Huawei tham gia phần cốt lõi của mạng 5G. Đức đang điều tra dòng dữ liệu của Huawei để xem công ty này có làm trái quy định châu Âu hay không.
Ấn Độ cũng đang cân nhắc việc dùng thiết bị của Huawei trong mạng 5G nước này, Chaitanya Giri - nhà phân tích tại tổ chức cố vấn Gateway House (Ấn Độ) cho biết. Huawei đã được bật đèn xanh tham gia thử nghiệm cuối năm ngoái. Tuy nhiên, quan hệ hai nước vài tuần gần đây căng thẳng sau vụ ẩu đả tại biên giới.
Nhiều người Ấn Độ đã kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc. Chính phủ Ấn Độ tuần trước cũng cấm hàng chục ứng dụng điện thoại của Trung Quốc, vì "đe dọa chủ quyền quốc gia".
Giri cho rằng Huawei có thể sẽ chịu sức ép từ căng thẳng leo thang. Người Ấn Độ "rất kiên định rằng sẽ không sử dụng bất kỳ thiết bị nào của Trung Quốc".
Động thái của châu Âu và Ấn Độ cho thấy trong những năm tới, hoạt động đầu tư của Trung Quốc sẽ không dễ dàng gì. "Các nước lớn đang có cùng chung quan điểm rồi", Giri kết luận.
Hà Thu (theo CNN)
from Tin mới nhất - VnExpress RSS https://ift.tt/3gvhnnW via IFTTT
0 notes
tuyensinh · 5 years
Text
Hợp đồng ngắn hạn một bệnh dịch về học thuật | Bức thư
https://tuyensinh.top/?p=276 Thương vong trong học viện đang lan tràn và ngày càng tăng. Và mặc dù có những lời tốt đẹp về việc giải quyết sự chênh lệch dân tộc trong sinh viên và trong tuyển dụng nhân viên, các hợp đồng có thời hạn cố định được tổ chức một cách không cân xứng giữa các dân tộc thiểu số và phụ nữ. Giờ đây, một học giả tại Soas, Đại học London, Tiến sĩ Feyzi Ismail, đã hai lần xin từ chối vĩnh viễn, ngay cả khi đã làm việc tại Soas từ năm 2011 và trong hơn bốn năm với các hợp đồng liên tục. Các trường đại học đang ngày càng tìm cách để giữ mọi người trong các hợp đồng có thời hạn, điều này trái với tinh thần của luật pháp. Tuy nhiên, các học giả như Tiến sĩ Ismail, những người thường xuyên đưa vào các hợp đồng có thời hạn cố định làm công việc có giá trị tương tự như nhân viên cố định, nhưng về các điều khoản và điều kiện tồi tệ hơn và bấp bênh hơn. Soas, chuyên nghiên cứu về Châu Á, Châu Phi và Trung Đông và được biết đến với cách tiếp cận quan trọng trong giảng dạy và nghiên cứu, nên dẫn đầu ngành trong việc chống lại cả sự bấp bênh và phân biệt đối xử. Gần 1.200 nhân viên và sinh viên trên cả nước và hơn thế nữa đã ký một lá thư hỗ trợ cho cô ấy và chúng tôi, những người ký tên dưới đây, kêu gọi Soas cấp vĩnh viễn cho Tiến sĩ Ismail, và trên tất cả các trường đại học và cao đẳng để xem xét việc sử dụng hợp đồng thông thường, đó là vừa bóc lột nhân viên vừa làm tổn hại đến trải nghiệm học tập của sinh viên.Tiến sĩ Tim Pringle Soas Giám đốc điều hành Soas UCUTiến sĩ Navtej SoasTiến sĩ Leandro Vergara-Camus SoasTiến sĩ Meera Sabaratnam SoasBác sĩ Joanne Tomkinson SoasGiáo sư Des Freedman Thợ kim hoàn, Đại học London UCUGiáo sư Natalie Fenton Thợ kim hoànGiáo sư Gregor Gall Đại học LeedsGiáo sư Etienne Balibar Đại học KingstonGiáo sư Eleonore Kofman Đại học MiddlesexGiáo sư John Holmwood Đại học NottinghamGiáo sư danh dự Phil Scraton Đại học Queen Queen BelfastGiáo sư danh dự Kate Soper Đại học đô thị Luân ĐônGiáo sư danh dự Gotran Therborn đại học CambridgeAndrew Murray Tham mưu trưởng, Đoàn kết Liên minhKevin Courtney Tổng thư ký, NEU Kiri Tunks Chủ tịch chung, NEUAlex Kenny Thành viên điều hành NEUJo McNeill Chủ tịch, Đại học Liverpool UCU; ứng cử viên cho tổng thư ký UCUJo Grady Đại học Sheffield, ứng cử viên cho tổng thư ký UCUMatt Waddup Người đứng đầu chính sách và chiến dịch quốc gia, UCU; ứng cử viên cho tổng thư ký UCUTom Armstrong Chủ tịch, Soas UCU Johnny Darlingston Thư ký, Soas UCU Nita Sanghera Phó chủ tịch, UCUFrancesca MartinezVijay Prashad Tricont contin: Viện nghiên cứu xã hộiTiến sĩ Douglas Chalmer Tổng thống đắc cử, UCU Bác sĩ Carlo Morelli Tổng thống Scotland, UCU Tiến sĩ Gholam Khiabany Thợ kim hoàn UCUBác sĩ Rachel Cohen Thành phố, Đại học Luân Đôn UCU Bác sĩ Kalpana Wilson Birkbeck, Đại học Luân ĐônTiến sĩ Jeffery Webber Thợ kim hoàn, Đại học LondonChristina Paine UCU NEC, HE bị thươngSean Wallis Chủ tịch, UCL UCU, NECAlison Carlisle Đại học RoehamptonJaya John Đồng chủ tịch, Oxford UCUAndy Williams Đại học CardiffLinda Cronin Sĩ quan bình đẳng, Đại học Roehampton Giáo sư Andrea Nightingale Đại học Oslo, Na UyBác sĩ Marcus Taylor Đại học Queen Queen, CanadaTiến sĩ Dae-oup Chang Đại học Sogang, Hàn Quốc • Tham gia cuộc tranh luận – email Người giám hộ[email protected] • Đọc thêm thư Người giám hộ – bấm vào đây để truy cập gu.com/letters • Bạn có bức ảnh nào mà bạn muốn chia sẻ với độc giả của Guardian không? Bấm vào đây để tải nó lên và chúng tôi sẽ xuất bản các bài nộp tốt nhất trong các chữ cái của phiên bản in của chúng tôi . [tagsToTransTable] Các trường đại học Nguồn: The Guardian
0 notes
Text
Thời bùng nổ bất động sản toàn cầu sắp chấm dứt?
Marketing Advisor đã viết bài trên http://bdsvietnam247.com/thoi-bung-no-bat-dong-san-toan-cau-sap-cham-dut/
Thời bùng nổ bất động sản toàn cầu sắp chấm dứt?
Khi Tập đoàn Đất Xanh (Greenland Group) của Trung Quốc khởi động dự án Tòa nhà Spire gần Trung tâm tài chính Canary Wharf phía Đông London (Anh) năm 2016, họ đã hứa hẹn tòa nhà chọc trời với 67 tầng này sẽ trở thành biểu tượng mới trên đường chân trời của London.
Tòa tháp 800 triệu bảng được thiết kế bao gồm 800 căn hộ cao cấp, Spa ở tầng 35, quầy bar, đài phun nước và thang máy có tốc độ di chuyển lên tới 6 mét mỗi giây. Tuy nhiên, năm ngoái, sau khi hoàn tất việc đóng cọc, công trình này “bỗng dưng rơi vào im lặng”.
Chủ đầu tư cho biết dự án đang được “xem xét lại” sau khi thị trường nhà ở tại London thay đổi đáng kể kể từ 2014 – lúc Spire được lên kế hoạch. Sự thay đổi đó thể hiện rõ nhất khi giá nhà đất giảm đến 20%.
Mặc dù dự án được cam kết sẽ tiếp tục với “khả năng thay đổi một chút trong kế hoạch”, sự kiện này làm người ta nhớ lại cuộc khủng hoảng tài chính, khi từ Ireland đến Dubai, các dự án xây dựng cao cấp mới hoàn thành một nửa đã bị dừng lại do thị trường sụp đổ, thiếu kinh phí hoặc nhà phát triển mất khả năng thanh toán.
Bùng nổ đang dần khép lại
Diễn biến trên chỉ là một dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ của thị trường bất động sản đang dần khép lại sau hơn một thập kỷ tăng trưởng nhờ các nguồn tiền “giá rẻ” trên thị trường.
Khi ngành bán lẻ phải đối mặt với sự bành trướng không ngừng của thương mại điện tử, các cửa hàng trên Đại lộ thứ 5 trung tâm New York đối mặt nguy cơ đóng cửa.
Tại Trung Quốc, “sự điên cuồng” của giới đầu cơ đã dẫn đến hàng triệu căn hộ mới xây bị bỏ không cũng như các cuộc biểu tình trên đường phố vì giá giảm. Bên cạnh đó, cổ phiếu các công ty bất động sản niêm yết đang giao dịch với mức chiết khấu cao hơn giá trị sổ sách – hiện tượng trong quá khứ báo trước sự suy thoái.
Các phân khúc khác của thị trường, ví dụ văn phòng ở những thành phố lớn vẫn tỏ ra khá ổn. Tuy nhiên, những nhân vật có tên tuổi trong ngành đang chuẩn bị cho một cuộc sụp đổ trên diện rộng.
Giá bất động sản toàn cầu leo mức kỷ lục mới. Ảnh: FT.
Sam Zell, tỷ phú bất động sản ở Chicago (Mỹ), người được biết đến với thương vụ bán hết danh mục đầu tư văn phòng trị giá 36 tỷ USD vào đêm trước cuộc khủng hoảng tài chính, lại đang có động thái tương tự khi thanh lý hết toàn bộ bất động sản ở Equity Commonwealth – quỹ đầu tư bất động sản trị giá 3,9 tỷ USD.
Lý giải về động thái này, Zell cho hay: “4 năm rưỡi trước, khi đưa một bất động sản ra thị trường, chúng tôi có 17 hồ sơ dự thầu và trong đó có 15 là thật. Vào năm ngoái, khi chào hàng một sản phẩm, chúng tôi có 3 nhà thầu và chỉ hy vọng 1 trong số đó là thật. Rõ ràng là trong thế giới bất động sản thương mại, không ai biết giá trị đích thực là bao nhiêu”.
Nỗi sợ hãi về ‘quả bong bóng’ mới
11 năm đã trôi qua kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, trong đó bất động sản đóng vai trò chính. Danh mục đầu tư các khoản thế chấp nhà ở yếu kém đã làm tê liệt thị trường tín dụng, trong khi những rủi ro ở khoản cho vay 40 tỷ đôla gắn với bất động sản thương mại đã kéo Lehman Brothers đến bờ sụp đổ.
Thị trường bất động sản toàn cầu hiện nay rất khác so với chính nó thời trước khủng hoảng: mức nợ thấp hơn, quy định thế chấp chặt chẽ hơn và đầu cơ xây dựng khiêm tốn hơn. Một dòng vốn khổng lồ đã đổ vào bất động sản khi mức định lượng được nới lỏng và tỷ suất lợi nhuận ở trái phiếu bị thu hẹp, buộc các nhà đầu tư phải tìm kiếm nguồn thu khác. Với mức lãi suất được duy trì ở mức thấp lâu hơn dự tính một năm trước, các chuyên gia kinh tế nhận định Fed sẽ thực sự cắt giảm lãi suất trong năm nay – dẫn đến việc tìm kiếm nguồn thu mới sẽ vẫn được tiếp tục.
Tuy nhiên, những dòng tiền này đã làm nảy sinh nỗi sợ hãi về một “quả bong bóng mới”. Giá bất động sản toàn cầu đã leo lên mức đỉnh mới, tới hơn 45% so với năm 2007 – theo thống kê của Real Capital Analytics. Tuy nhiên, dòng tiền lớn vẫn đang chảy vào khu vực này. Vào đầu tháng 4, các quỹ đầu tư bất động sản ghi nhận con số kỷ lục 342 tỷ USD đầu tư bất động sản chưa được giải ngân. Trong đó, có tới 62 tỷ USD được cho là từ các khoản vay theo dữ liệu của Preqin – đây cũng là một con số kỷ lục.
Theo Zell, thị trường bất động sản đang “đi trước chính nó” và chịu ảnh hưởng lớn khi có quá nhiều vốn theo đuổi quá ít số cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, rất ít nhà quan sát cho rằng thị trường bất động sản sẽ đối mặt với sự sụp đổ ngay tức thời.
Chad Tredway, lãnh đạo mảng bất động sản ở JPMorgan Chase cho hay: “Mọi người đã kêu gọi điều chỉnh từ khoảng năm 2014 hay 2015, nhưng chẳng có gì xảy ra… Từ góc nhìn về giá cả, tôi không cho rằng đèn đỏ hiện đang bật mà chính xác đó là đèn vàng”.
Lauren Hochfelder Silverman, Giám đốc điều hành của bộ phận đầu tư bất động sản Morgan Stanley, cho biết: “Chúng ta đang ở phần sau của chu kỳ, đặc biệt là ở Mỹ khi giá cả ở mức cao tại nhiều thành phố. Chúng ta kiếm tìm điều thú vị để làm nhưng cũng rất kỷ luật và chọn lọc”.
Sam Zell, tỷ phú bất động sản ở Chicago cho hay đang có quá nhiều dòng vốn theo đuổi quá ít số cơ hội đầu tư. Ảnh: FT.
Thị trường bất động sản vốn từng được thống trị bởi các nhân vật lão luyện thì nay đã trở thành sân chơi của hàng nghìn tỷ đôla vốn đầu tư đến từ các quỹ hưu trí và bảo hiểm. Số tiền này hầu hết được quản lý bởi các nhóm đầu tư như Blackstone hay Brookfield. Năm 2007, Blackstone quản lý số bất động sản trị giá 19,5 tỷ USD còn hiện tại con số đó đã tăng lên 7 lần.
Trong khi đó, sự gia tăng không ngừng của các nền kinh tế châu Á cũng khiến các quỹ hưu trí, bảo hiểm từ Trung Quốc, Singapore ráo riết săn lùng bất động sản toàn cầu. Điển hình như thương vụ Tổng công ty đầu tư Trung Quốc (CIC) thâu tóm Tập đoàn kho vận Logicor của Blackstone năm 2017 với trị giá 12,25 tỷ USD. Ngoài ra, dự án Spire cũng là một phần trong các nỗ lực gia tăng đầu tư vào phương Tây của Trung Quốc.
Năm 2017, lần đầu tiên đầu tư bất động sản xuyên biên giới từ châu Á vượt qua các nước châu Âu và Bắc Mỹ với con số 90 tỷ USD – theo ghi nhận của công ty môi giới bất động sản Knight Frank. “Thế giới đang trở nên nhỏ hơn. Trước kia nó từng mang tính địa phương khi người ta muốn đầu tư tài sản và xử lý nợ”, theo nhận định của Jim McCaffrey, Giám đốc điều hành Eastdil, một ngân hàng đầu tư bất động sản có trụ sở tại Mỹ.
‘Trò chơi’ thay đổi
Doug Harmon, chuyên gia của Công ty bất động sản Cushman & Wakefield (Anh), thì cho rằng việc “thể ch��� hóa” bất động sản có nghĩa là “trò chơi đã thay đổi”. Ông cho biết thêm: “Thị trường bất động sản đã trở nên kỷ luật và cũng nhàm chán hơn, nhưng nền tảng thì lại mạnh mẽ hơn”.
Tuy vậy, dòng vốn dồi dào cũng dẫn đến sự liều lĩnh trong triển khai, khiến giá cả bị đẩy cao ở những phân khúc tưởng như không thể như nhà cho thuê ở Wilmington, Delaware hay các nhà kho ở Cộng hòa Séc. Dòng tiền đã tràn đến cả những hình thức bất động sản khác như nhà trọ sinh viên, trung tâm chăm sóc sửa khỏe người cao tuổi…
Một số cho rằng các nhà đầu tư đã sử dụng các dự báo quá lạc quan về tăng trưởng cho thuê trong tương lai để biện minh cho việc trả giá cao hơn. Họ không tính đến việc sử dụng không gian văn phòng và bán lẻ hiệu quả hơn, điều có nghĩa là ngay cả khi nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp cũng đang phải thu hẹp mô hình kinh doanh.
Mike Prew, nhà phân tích tại Jefferies ở London, cho biết: “Bất động sản đang được định giá ở mức rất cao, giá thuê ở nhiều phân khúc cũng leo thang, đặc biệt là văn phòng”.
Một người làm ngân hàng ở Mỹ cho hay đã bị “sốc” khi nghe giá bất động sản ở Thượng Hải. Điều này cũng khiến giá thuê văn phòng nơi đây bị ép tăng đến mức tương đương với giá ở London hay New York, bất chấp việc thành phố này non trẻ hơn và dễ biến động hơn: “Có lẽ đây là lần đầu tiên kể từ trước khủng hoảng kinh tế, có thể thị trường đang cho tôi một tín hiệu nào đó. Đây là lần đầu tiên tôi đã phải lùi lại vài bước và thốt ra rằng mình đang không hiểu chuyện gì đang diễn ra”.
Lord & Taylor thông báo đóng cửa hàng tại Đại lộ số 5 năm 2017. Ảnh: AP.
Khi Lord & Taylor – cửa hàng lâu đời trên Đại lộ số 5, New York – được công nhận là biểu tượng của thành phố năm 2007, nó được Uỷ ban Bảo tồn tôn vinh như “nhà đổi mới được công nhận trong lịch sử các cửa hàng bách hóa”. Tuy nhiên, cửa hàng này không đổi mới đủ nhanh trong thế kỷ 21 khi vào năm 2017, chủ sở hữu của Lord & Taylor đã tuyên bố bán địa điểm kinh doanh nổi tiếng này cho nhà cung cấp dịch vụ văn phòng WeWork và đối tác đầu tư Rhone Capital với giá 850 triệu đô la để trả nợ. Theo đó, thay vì bán quần áo và đồ trang sức, tòa nhà này sẽ được lấp đầy bởi những người thuộc thế hệ Y ăn mặc giản dị, ngồi sofa, uống bia và ăn đồ chay.
Thương vụ mua lại này là ví dụ sống động cho thấy mục đích sử dụng các tòa nhà đang thay đổi. Tuy nhiên, vẫn có những người tỏ ra hoài nghi, ví dụ như Zell khi cho rằng WeWork và các đối thủ đang thu hút quá nhiều tiền đầu tư thay vì cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Đặc biệt, WeWork đang tự mình tạo ra các đối thủ cạnh tranh khi lấn sân vào phân khúc mà trước đây thuộc về những người đi thuê bằng tín dụng.
WeWork – công ty đang chuẩn bị cho việc niêm yết công khai được tài trợ bởi ngân hàng SoftBank, Nhật Bản – đã chuyển đổi thị trường cho thuê văn phòng bằng cách cho các công ty nhỏ hơn và các bộ phận của các công ty lớn thuê với những khoảng không gian sử dụng chung được trang trí hợp lý. Tuy nhiên, những hợp đồng này và cả những thương vụ tương tự từ đối thủ của nó là Knotel đều mang tính ngắn hạn, dẫn đến những hoài nghi về tính ổn định của chúng.
Trong một báo cáo hồi tháng 4 về tác động của các văn phòng linh hoạt đối với chứng khoán được thế chấp thương mại, tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor cho biết: “Nhìn chung, quan điểm tín dụng của chúng tôi đối với những người đi thuê địa điểm làm việc chung là tiêu cực hơn so với những người làm theo lối truyền thống”.
WeWork và các đối thủ không đồng tình với quan điểm này. Công ty lập luận rằng nhiều mối quan hệ với các tập đoàn lớn sẽ củng cố cơ sở của người đi thuê và sự suy thoái thực sự có thể khiến nhiều công ty chuyển sang các thỏa thuận ngắn hạn. Những người ủng hộ mô hình của WeWork chỉ ra sự thay đổi đang diễn ra trên thị trường bất động sản khi hợp đồng thuê đang bị rút ngắn và người thuê nhà ngày càng đòi hỏi nhiều ở chủ nhà của họ.
Trong khi đó, phân khúc này đang khá được chào đón ở những thị trường cho thuê văn phòng lớn như tại London và Manhattan. Theo CBRE, nhóm các văn phòng linh hoạt chiếm đến 18% các hợp đồng cho thuê mới trong năm 2018.
Nguy cơ cung vượt cầu
Zell không phải là người duy nhất nhận định việc dư dả dòng vốn sẽ tạo ra các “bong bóng”. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rủi ro xây dựng trong khu vực nợ cá nhân, nơi các quỹ nợ được điều chỉnh khá mờ nhạt và không rõ ràng đã lấp đầy phần nào khoảng trống để lại sau khi các ngân hàng rút lui hậu khủng hoảng. Các khoản nợ thường được hỗ trợ bởi giới đầu tư hoặc bởi các hạn mức tín dụng từ các ngân hàng, những người không coi việc cho vay này như cho vay bất động sản. Cho vay bởi các quỹ này giúp thúc đẩy sự bùng nổ trong xây dựng nhà ở cao cấp, tạo ra những gì mà nhiều nhà phân tích mô tả là cung vượt cầu.
Josh Zegen, đồng sáng lập của công ty bất động sản Madison Realty Capital (Mỹ) nhận định: “Có thể có một ‘bong bóng’ trong tín dụng, và nó không phải là với các ngân hàng, mà là với các quỹ nợ. . . Chúng tôi đã thấy các vết nứt trong hệ thống, với các khoản vay không ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của họ”.
Bất động sản ở châu Âu đang bị đẩy giá lên quá cao. Ảnh: FT.
Matt Borstein, Giám đốc toàn cầu về bất động sản thương mại tại Deutsche Bank, thì nhận định thị trường nợ đang “sủi bọt”: “Mặc dù tỷ lệ cho vay trên giá trị đã được tuân thủ nghiêm ngặt nhưng đã có yếu tố linh hoạt trong việc định giá cho vay mà dường như hiện nay không có giới hạn nào”.
Một số nhà phân tích tin rằng bất chấp các rủi ro của thị trường, những bất động sản hàng đầu như Lord & Taylor sẽ giữ giá trong một thời gian nữa. 3 năm vừa qua, những nhà đầu tư đã trở nên dũng cảm hơn. Những người chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng năm 2016 đang tụt lại phía sau các đối thủ táo bạo hơn, khi không có sự cố nào xảy ra.
Yolande Barnes, Chủ tịch của Viện bất động sản Bartlett tại Đại học College London (Anh), cho biết thị trường bất động sản đang ở trên một “cao nguyên” nhưng mức lãi suất thấp có thể dẫn đến chu kỳ nhẹ nhàng hơn và lạm phát mức thấp hơn trong tương lai.
Tuy vậy, Zell vẫn hạn chế nắm giữ bất động sản. Quỹ Equity Commonwealth giữ đến 3 tỷ USD tiền mặt theo báo cáo của S&P Capital IQ. Zell chia sẻ: “Bất cứ ngày nào bạn không bán, tức là bạn đang mua. Và tôi phải đối mặt với bất cứ vai trò nào đảm nhiệm”.
* Tiêu đề phụ trong bài do người dịch đặt
0 notes
marketinginnocom · 5 years
Text
Kỳ vọng gì từ cuộc họp của Fed ngày 19 - 20/3?
New Post has been published on https://baongoaihoi.com/ky-vong-gi-tu-cuoc-hop-cua-fed-ngay-19-20-3/
Kỳ vọng gì từ cuộc họp của Fed ngày 19 - 20/3?
Chỉ có hai vấn đề thực sự đáng quan tâm khi Chủ tịch Fed Jerome Powell lên bục phát biểu ngày 20/3 sau khi cơ quan này kết thúc hai ngày họp chính sách: lãi suất và trái phiếu.
Chủ tịch Fed Jerome Powell được dự báo vẫn giữ nguyên lãi suất trong khoảng 2,25 – 2,5% và tuân thủ cam kết về cách tiếp cận “kiên nhẫn” với chính sách tiền tệ.
Yếu tố quan trọng sẽ là quan điểm của các thành viên Ủy ban thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) về lãi suất trong 3 năm tới, thể hiện trong biểu đồ “dot plot”, có phù hợp với cam kết kiên nhẫn hay không. Một điều nữa là Fed dự định làm gì để ngừng kế hoạch giảm nắm giữ khối lượng trái phiếu 3.800 tỷ USD?.
“Đó sẽ là những thông tin mới quyết định hoạt động mua bán trên thị trường”, Ben Jeffery, chiến lược gia tại BMO Capital Markets, nói.
Chủ tịch Fed Jerome Powell. Ảnh: PBS.
Sự bất mãn với bài phát biểu của ông Powell hồi tháng 12/2018 về bảng cân đối Fed đã khiến thị trường biến động, dẫn đến việc Fed ngừng tăng lãi suất vào tháng sau đó. Ông Powell đã trấn an rằng một trong những mực tiêu của ông là tránh “những sự gián đoạn không cân thiết”.
Nhà đầu tư hiện kỳ vọng Fed không tăng lãi suất trong năm nay, thậm chí là giảm lãi suất trong năm 2020. Bất kỳ khác biệt nào giữa kỳ vọng trên và hành động của Fed đều đẩy thị trường đi xuống. Fed cũng có thể hạ triển vọng tăng lãi suất, đặc biệt là khi triển vọng kinh tế kém hơn.
Những tín hiệu sai hoặc gây hỗn loạn về lãi suất hay danh mục trái phiếu của Fed nguy cơ làm chấm dứt giai đoạn bình lặng mà ngân hàng trung ương Mỹ góp phần mang lại, bất chấp những dự báo kinh tế chững lại.
Nhiệm vụ của Powell càng khó khăn hơn khi nhiều số liệu kinh tế gần đây không mấy khả quan, trong đó có tăng trưởng việc làm tháng 2 giảm mạnh, lương tăng.
Sự định hướng của Fed
Hồi tháng 1, Fed chuyển từ tăng lãi suất hàng quý sang cam kết kiên nhẫn hơn trước khi ra quyết định. Ông Powell cũng ám chỉ Fed có thể dừng giảm nắm giữ trái phiếu trong năm nay.
Thông báo chính sách chính thức gần đây nhất của Fed không có gợi ý nào về việc lãi suất sẽ tăng hay giảm. Thông báo từ cuộc họp ngày 19 – 20/3 khả năng cao cũng chỉ như vậy.
Khi được hỏi có ủng hộ tăng lãi suất trong năm nay không, các nhà lập chính sách Fed không tiết lộ nhiều thông tin.
“Kiên nhẫn về cơ bản là chúng tôi sẽ không đưa ra nhiều sự định hướng bởi vì đã có đủ sự bất ổn và chúng tôi chỉ cần chờ xem mọi thứ tiến triển thế nào”, Eric Rosengren, chủ tịch Fed Boston, nói ngày 5/3.
Tuy nhiên, sự định hướng lại chính là thứ Fed sẽ cung cấp trong “Tóm tắt các dự báo kinh tế”, dự kiến công bố cùng với thông báo lãi suất vào ngày 20/3. Tài liệu có thể đưa ra kế hoạch tăng lãi suất nếu kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng mạnh.
Một số quan chức Fed lo ngại thông báo từ cuộc họp ngày 29 – 30/1 có thể gây hiểu nhầm về việc ngân hàng trung ương Mỹ đang làm. Ông Powell hôm 8/3 cũng cảnh báo về việc lún quá sâu vào các dự báo.
Cho đến nay, các động thái của Fed đã mang lại niềm tin mới cho thị trường. Chi số đo sự biến động của giá trái phiếu chính phủ Mỹ trong 3 tháng đã chạm đáy 17 năm. Thị trường chứng khoán phản ứng tích cực, S&P 500 đã tăng hơn 12% trong năm nay.
Với lạm phát có ít dấu hiệu tăng, Fed dường như không phải gấp rút tăng lãi suất. Nhà đầu tư cũng không cần quá lo lắng về kịch bản này, đặc biệt là khi các dấu hiệu cho thấy tăng trưởng chững lại ở châu Âu và Trung Quốc có thể gây áp lực lên kinh tế Mỹ.
    Nguồn: NDH.VN
0 notes
newstinxahoi · 4 years
Text
Huawei đang chịu sức ép lớn đến mức nào
Tumblr media
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng "thủy triều đang quay lưng với Huawei khi người dân khắp thế giới thức tỉnh trước rủi ro bị Trung Quốc theo dõi".
Pompeo ca ngợi những nước như Séc, Ba Lan và Estonia "chỉ cho phép những nhà cung cấp đáng tin tham gia mạng 5G". Carisa Nietsche - nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Mỹ thì cho biết nhiều nước trong số này đã quyết định việc trên từ năm ngoái rồi. Bên cạnh đó, nhiều nền kinh tế lớn hơn tại châu Âu, như Anh, Pháp và Đức vẫn chưa công bố cấm Huawei hoàn toàn.
Tuy nhiên, Nietsche nhận định "làn sóng thay đổi tại châu Âu đã bắt đầu". Các quốc gia và nhà mạng châu Âu giờ lại lo lắng Huawei có khả năng cung cấp hạ tầng 5G như cam kết hay không, khi "việc kinh doanh của họ chịu đòn giáng lớn" từ quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.
Trước đó, Huawei từng ở trong tình cảnh này rồi. Năm ngoái, chính phủ Mỹ cấm các công ty nước này bán công nghệ và linh kiện cho Huawei mà không xin phép. Huawei đã tích trữ hàng hóa và tìm nhà cung cấp thay thế. Kết quả là họ vẫn kinh doanh ổn định, bất chấp lệnh cấm của Mỹ.
Dù vậy, doanh số bán smartphone quốc tế của họ lại lao dốc, do các dòng sản phẩm mới không được tiếp cận ứng dụng của Google. Kể cả sau khi ghi nhận kết quả kinh doanh 2019 tốt, Huawei cũng cảnh báo 2020 sẽ là "năm khó khăn". Điều này có thể đúng. Lệnh trừng phạt mới của Mỹ, quyết định loại bỏ thiết bị 5G Huawei của Anh và căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ đang khiến Huawei càng gặp khó.
Tumblr media
Gian hàng của Huawei tại một triển lãm ở Bắc Kinh hồi tháng 8. Ảnh:Reuters
Các biện pháp trừng phạt mới nhất mà Mỹ công bố vào tháng 5 có tác động lớn hơn lệnh cấm năm ngoái. Các công ty sử dụng bất kỳ trang bị và phần mềm nào của Mỹ cũng sẽ không được cung cấp chip cho Huawei nếu không có giấy phép từ Washington. Quy định mới sẽ hạn chế các hãng như TSMC xuất khẩu chip máy tính và các linh kiện cần thiết khác cho Huawei. Hãng môi giới Jefferies cho rằng không có loại chip này, Huawei không thể làm trạm BTS 5G và sản xuất các thiết bị khác.
"Dựa trên quy tắc xuất khẩu trực tiếp mà Mỹ áp dụng hiện tại, tôi thực sự nghĩ rằng mảng thiết bị 5G của Huawei đang bị đe dọa nghiêm trọng", Edison Lee - nhà phân tích tại Jefferies nhận xét, "Nếu luật không thay đổi, và căng thẳng Mỹ - Trung không hạ nhiệt, tôi cho rằng nguy cơ cao là Huawei phải dừng cung cấp thiết bị 5G từ đầu năm sau".
Trên CNN, người phát ngôn của Huawei Evita Cao chỉ cho biết "vẫn đang nhận được sự ủng hộ của khách hàng". Hồi tháng 5, họ cũng nói rằng "kịch liệt phản đối" lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ, gọi đây là quy định "phân biệt đối xử".
"Việc này sẽ gây tác động nghiêm trọng lên nhiều ngành công nghiệp trên toàn cầu và hủy hoại sự hợp tác trong ngành sản phẩm bán dẫn", Huawei cho biết trong thông báo, "Chúng tôi dự báo việc kinh doanh của công ty không tránh khỏi ảnh hưởng".
Sau đó, Huawei lại gặp rắc rối ở Anh. Cuối tuần trước, Telegraph cho biết Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ dần loại bỏ công nghệ 5G của Huawei khỏi nước này "ngay trong năm nay", đảo ngược quyết định trước đó là cấp quyền hạn chế cho Huawei tham gia mạng 5G. Cuối tháng trước, Oliver Dowden - người phụ trách truyền thông và kỹ thuật số nước này nhận định các lệnh trừng phạt của Mỹ "có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp mạng 5G của Huawei".
Đầu năm nay, Huawei cho biết đã ký 91 hợp đồng thương mại 5G. Hơn nửa số đó ở châu Âu, 27 ở châu Á và 17 ở các nước khác.
Mỹ từ lâu đã coi Huawei là công cụ giúp Trung Quốc do thám nước khác. Trong khi đó, Huawei khẳng định họ là công ty tư nhân, thuộc sở hữu của hàng nghìn nhân viên. Những người chỉ trích cho rằng chính phủ Trung Quốc có thể buộc Huawei do thám các nước khác. Huawei thì nói rằng điều này chưa bao giờ xảy ra, và nếu có, họ cũng sẽ từ chối các yêu cầu như vậy.
Dù vậy, kể cả khi đã khẳng định sự độc lập với Bắc Kinh, Huawei cũng đang mắc kẹt trong căng thẳng Mỹ - Trung Quốc, cùng sự ngờ vực ngày càng lớn từ châu Âu và Ấn Độ. Đại dịch càng khiến các mối quan hệ này thêm căng thẳng. Một số quốc gia, trong đó có Mỹ, đổ lỗi cho Trung Quốc vì để bùng phát dịch bệnh. Nhiều nước khác cũng ngần ngại khi thấy phản ứng cứng rắn của Bắc Kinh trước những lời chỉ trích này.
Nietsche cho biết từng có thời điểm trong đại dịch, "Trung Quốc có thể khẳng định vị thế là lãnh đạo toàn cầu, nhưng họ lại xử lý khá vụng về". Đặc biệt là tại châu Âu, khi nhiều khẩu trang Trung Quốc gửi sang đây bị đánh giá kém chất lượng.
Các nước châu Âu cũng đang lo ngại về cán cân thương mại và quan hệ đầu tư không cân bằng với Trung Quốc. Vài tháng gần đây, họ đã có các động thái nhằm ngăn công ty Trung Quốc thâu tóm các biểu tượng công nghiệp của khối này và giành các hợp đồng của chính phủ.
Nietsche cho biết có nhiều tín hiệu từ Đức và Anh cho thấy họ sẽ loại bỏ hoặc ít nhất cũng không cho phép Huawei tham gia phần cốt lõi của mạng 5G. Đức đang điều tra dòng dữ liệu của Huawei để xem công ty này có làm trái quy định châu Âu hay không.
Ấn Độ cũng đang cân nhắc việc dùng thiết bị của Huawei trong mạng 5G nước này, Chaitanya Giri - nhà phân tích tại tổ chức cố vấn Gateway House (Ấn Độ) cho biết. Huawei đã được bật đèn xanh tham gia thử nghiệm cuối năm ngoái. Tuy nhiên, quan hệ hai nước vài tuần gần đây căng thẳng sau vụ ẩu đả tại biên giới.
Nhiều người Ấn Độ đã kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc. Chính phủ Ấn Độ tuần trước cũng cấm hàng chục ứng dụng điện thoại của Trung Quốc, vì "đe dọa chủ quyền quốc gia".
Giri cho rằng Huawei có thể sẽ chịu sức ép từ căng thẳng leo thang. Người Ấn Độ "rất kiên định rằng sẽ không sử dụng bất kỳ thiết bị nào của Trung Quốc".
Động thái của châu Âu và Ấn Độ cho thấy trong những năm tới, hoạt động đầu tư của Trung Quốc sẽ không dễ dàng gì. "Các nước lớn đang có cùng chung quan điểm rồi", Giri kết luận.
Hà Thu (theo CNN)
0 notes
livetimek · 6 years
Text
ODA và những điều ít biết
ODA (Official Development Assistance – hỗ trợ phát triển chính thức) thường được biết đến hầu như qua những con số mà thôi. Trong các nguồn ODA đó, ODA Nhật thường được biết đến như là nguồn nhiều tiền nhất và chủ yếu qua hình ảnh Cơ quan Hợp tác quốc tế của Nhật (JICA).
Lịch sử ODA
Trong khi đó còn có những nhân vật khác với những góc nhìn khác, đánh giá khác, qua những thời kỳ khác. Lịch sử viện trợ và cho vay của Nhật bắt đầu từ năm 1954, tức chỉ chín năm sau khi thất trận, đất nước tan nát, nhưng “thân bại mà danh không liệt”. Đó là ngày Nhật bắt đầu tham gia chương trình Colombo, vốn là một chương trình viện trợ kinh tế và kỹ thuật dành cho các nước thuộc khối Thịnh vượng chung của Anh. Chính do có Nhật tham gia mà chương trình này được mở rộng cho các nước châu Á khác.
Cái mốc 1954 đó của Nhật chính là bằng chứng của một tầm nhìn phát triển quốc gia và ý chí độc lập dân tộc, từ chỗ bại trận phải ngửa tay tạm nhận của bố thí của quân đội Mỹ chiếm đóng đã sớm thoát ra khỏi ách lệ thuộc, lấy lại độc lập với hòa ước San Francisco 1951 và sau đó mưu tìm lại vị trí cường quốc đã mất do chiến tranh.
Ký hòa ước xong là thực thi nghĩa vụ bồi thường chiến tranh. Tuy nhiên, ngay trong khi lo bồi thường thiên hạ, Nhật mở ngay một tầm nhìn thế giới mới, bắt đầu chương trình cho vay bằng đồng yen từ năm 1958 với thân chủ đầu tiên là Ấn Độ (1).
Tất nhiên mục đích của đền bù, viện trợ, cho vay này, theo Bộ Ngoại giao Nhật, là nhằm “thúc đẩy quan hệ hữu nghị (của Nhật) với các nước châu Á”.
Đến năm 1970, Nhật tham gia chương trình của Liên Hiệp Quốc. Theo đó, các nước phát triển (OECD) dành 0,7% GDP cho viện trợ ODA.
Đến năm 1978, ODA của Nhật trải rộng khắp châu Á – Thái Bình Dương sang tận Trung Đông, châu Phi, châu Mỹ…
Indonesia: nợ từ 30% lên 128% GDP chỉ sau 6 năm
Tại châu Á, ODA Nhật dành cho Indonesia từng được Bộ Ngoại giao Nhật lấy làm tiêu biểu. Năm 1994, bộ này còn sơ kết: “Cung cấp vốn vay xây dựng các nhà máy điện có công suất chiếm 15% tổng sản lượng điện, xây dựng và tân trang 12% tuyến đường sắt, 15% tuyến đường cao tốc thu phí, 60% cáp thông tin thủ đô Jakarta, xây dựng 54% hệ thống lọc nước ở thủ đô này…”. Các thí dụ này chứng minh ODA Nhật đã đạt mục đích là viện trợ nhằm giúp các nước cất cánh về kinh tế (2). Bất thình lình ba năm sau báo cáo trên, khủng hoảng tài chính châu Á bùng nổ, bắt đầu từ Thái Lan. Indonesia không thoát khỏi. Ba năm sau nữa, tức năm 2000, Indonesia trở thành con nợ hấp hối phải được cấp cứu đặc biệt qua một hội nghị tham vấn với các nhà tài trợ riêng dành cho Indonesia tổ chức tại thủ đô Nhật. Bản thông tin nền cho hội nghị này (3) cho biết: “Việc hoãn nợ cho Indonesia chỉ là một giải pháp ngắn hạn chứ không giải quyết được vấn nạn nợ trung hạn và dài hạn. Có thu thêm ngân sách 10.000 tỉ rupiah chăng nữa từ giá dầu tăng cũng chẳng giúp gì được khi Indonesia chưa giảm bớt được gánh nợ. Trước năm 1996, nợ của nước này là 30% GDP, nay lên đến 128% GDP”. Làm thế nào mà năm 1993, theo Bộ Ngoại giao Nhật, Indonesia còn là con nợ bầu bĩnh ăn no chóng lớn thì chỉ sáu năm sau đã đến chỗ khánh tận, nợ đến 128% GDP? Jeffery Winters (4), một chuyên viên về Indonesia của Mỹ, than trời: “Từ Thế chiến thứ 2 đến giờ, chưa thấy nước nào lại sa cơ thất thế vì nợ chỉ trong vòng hai năm rưỡi như thế!”. Chẳng qua Indonesia vay nước ngoài bổ sung để chi ngân sách thường dùng, để cứu Ngân hàng Trung ương (vay thêm 10 tỉ USD từ Quỹ Tiền tệ quốc tế), để cứu các công ty nhà nước (vay thêm 9 tỉ USD)… Indonesia nợ ai? Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất với khoảng 26,6 tỉ USD, sau đó là Ngân hàng Thế giới với khoảng 12,3 tỉ USD. Phần lớn nợ của chính phủ có lãi suất bình quân 5%. Nợ tăng do chính phủ nước này còn hối hả vay bằng cách phát hành trái phiếu trị giá đến 80 tỉ USD, phần lớn để cung cấp vốn cứu lĩnh vực ngân hàng. Đồng rupiah càng bị tuột xích tỉ giá càng phát hành trái phiếu. Nợ ngoài, nợ trong, từ 30% lên 128% GDP cũng đáng!
Khi các nước tài trợ chính là các nước chủ nợ, thì cứu chỉ có nghĩa là duy trì cho con nợ sống sót để “vặt lông”. Năm 1998, các nước chủ nợ tha chết, cho gia hạn 4,6 tỉ USD nợ hết hạn vào khoảng từ tháng 8-1998 đến tháng 3-2000. Đến tháng 4-2000, lại hoãn một gói nợ 5,8 tỉ USD khác lẽ ra đáo hạn vào năm 2000-2001. Indonesia chết vì lúc trước những viên chức đi vay quên nhớ nợ thì ngày càng tăng do lãi lũy tiến: nợ nước ngoài phải trả năm 2000 chỉ 3,7 tỉ USD, năm 2001 là 5,4 tỉ, năm 2002 chỉ 7,6 tỉ USD nhưng Indonesia chết vì đã ra khỏi danh sách nước có thu nhập thấp và nợ nhiều (Severely Indebted Low Income Country – SILLC), được khoác cho cái áo giấy “nước trung lưu” đi vay với lãi suất thị trường.
Tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó.
Cụ thể năm 1993, số người nghèo ở Indonesia chỉ khoảng 22,5 triệu người. Năm năm sau, tức năm 1998, khi cả nước vỡ nợ, con số này lên đến 40 triệu người. ODA Nhật được người Nhật đánh giá ra sao?
Giáo sư Marie Söderberg của Trường kinh tế Stockholm không phải là người duy nhất nhận xét “phần chính viện trợ là hướng đến châu Á” và nhấn mạnh đến cơ sở hạ tầng, cảng, đường sá… Thế nhưng “chọn lọc” đó không phải là “chọn lựa” của công chúng Nhật.
Báo cáo của Trung tâm Hợp tác phát triển của các tổ chức phi chính phủ Nhật (JANIC) cho biết: “Nhiều thăm dò dư luận Nhật cho thấy 59% công chúng cảm thấy nên hỗ trợ các nước trong lĩnh vực y tế và sức khỏe, 52% cho rằng nên hỗ trợ giảm nghèo, chỉ 27,9% cho cơ sở hạ tầng. Các kết quả này nhắc nhở công chúng Nhật không thích hậu thuẫn các chính sách ODA mà ưu tiên nhắm vào lợi ích thương mại của các công ty của Nhật.
Mặc Chính phủ Nhật có cất công thanh minh, công chúng vẫn không hoàn toàn ủng hộ chính sách và cách viện trợ đó” (5). Cũng không hiếm các nhà nghiên cứu người Nhật, như Hidefumi Kasuga của Đại học Kansai và Yuichi Morita của Đại học Nagoya, quan tâm vấn đề “ODA của Nhật được nhà nước nước vay quản lý, đầu tư công cộng, hiệu quả đến đâu?” (6).
Thật ra, đó là những vấn đề cơ bản đặt ra cho mọi đồng vốn cho vay hoặc vay được để có thể trân trọng từng đồng vốn đó. Một khi nhà nước quản lý tốt, đầu tư đúng cho các nhu cầu công cộng đích thực, hiệu quả đồng vốn vay mới có và có thực. Khi đó, đất nước vay nợ mới có thể, theo các tác giả, “từ chỗ tùy thuộc vào vốn tài trợ đến chỗ thôi tùy thuộc”. Đây chính là một quy tắc chung không chỉ cho mọi quốc gia mà cả cho mọi cá nhân.
_ sưu tầm_
0 notes
bdscuatui · 4 years
Photo
Tumblr media
Một thói quen REIT 100 tỷ đô la Mỹ làm rung chuyển vận may gia đình trên khắp châu Á THE Tangs là một cặp đôi quyền lực cổ điển của Singapore. Gordon, một cựu thủy thủ chuyên nghiệp và là một thủy thủ nhiệt tình, và vợ Celine chuyển từ Trung Quốc vào những năm 1990, thành lập công ty thương mại Tang Dynasty và sau đó thành lập một đế chế bất động sản. SingHaiyi Group Ltd. của họ đầu tư vào tài sản thương mại và dân cư ở quốc đảo này và đã mở rộng sang Hoa Kỳ và Úc. Neil Bush, anh trai của cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, trong hội đồng quản trị, nơi Celine làm giám đốc điều hành nhóm. Rồi đại dịch coronavirus ập đến. Giá trị nắm giữ của họ trong bốn quỹ tín thác đầu tư bất động sản đã giảm hơn 300 triệu đô la trong năm nay, theo dữ liệu được biên soạn bởi Bloomberg. Chúng bao gồm cổ phần của Suntec REIT, chủ sở hữu của One Raffles Quay và OUE Commercial REIT, có tài sản trên khắp Singapore và Thượng Hải. Một khoản đầu tư khác của họ - Eagle Hospitality Trust - tạm ngừng giao dịch vào tháng trước sau khi Bank of America Corp yêu cầu hoàn trả ngay khoản vay 341 triệu đô la. Đại dịch và các biện pháp ngăn chặn quyết liệt đã làm bùng nổ REITs, từ lâu được coi là nơi trú ẩn an toàn vì năng suất cao và thị trường bất động sản thịnh vượng của họ. Giao dịch 249 REITs trên các sàn giao dịch chứng khoán trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã công bố mức giảm trung bình 25% trong năm nay, xóa sạch 100 tỷ đô la khỏi giá trị thị trường của họ. "Do Covid-19, dòng tiền của các doanh nghiệp khác nhau đã bị gián đoạn và điều đó có thể gây áp lực lên thu nhập cho thuê, ông nói, Christine Li, người đứng đầu nghiên cứu của Singapore và Đông Nam Á tại Cushman & Wakefield Plc." Vẫn còn quá sớm để đánh giá các chủ nhà khác nhau, đặc biệt là các chủ nhà bán lẻ, sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong thời gian ngắn. Các Tang từ chối bình luận. Họ cách xa gia tộc giàu có duy nhất để bị tấn công từ coronavirus và tác động của nó đối với bất động sản. Nỗi đau là toàn cầu. REITs của Hoa Kỳ đã giảm khi các đơn đặt hàng tại nhà đe dọa các trung tâm mua sắm, khách sạn và tòa nhà văn phòng, và thanh toán thế chấp. Người giàu nhất Thái Lan, Charoen Sirivadhanabhakdi, người kiểm soát tập đoàn bán lẻ và bất động sản TCC Group, đã mất 7,5 tỷ đô la trong năm nay từ tài sản của mình và hiện trị giá khoảng 12,1 tỷ đô la, theo Bloomberg Billionaires Index. Đó là một phần vì các khoản đầu tư vào REITs, bao gồm cả Frasers Hospitality Trust. Gia đình Singapore L Ng - trị giá 14 tỷ đô la và đứng sau nhà phát triển bất động sản Far East Organisation - giảm hơn 250 triệu đô la sau khi cổ phiếu của Far East Hospitality Trust giảm 43%. Singapore REITs, nơi mang lại sản lượng cao nhất trong khu vực, có thể bị virus tấn công mạnh hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, theo Jefferies Financial Group Inc., quốc gia này đã ban hành một số biện pháp cứng rắn nhất trên toàn cầu để chống lại đại dịch, bao gồm cấm mọi cuộc tụ họp xã hội trong không gian riêng tư và công cộng. Tuy nhiên, Celine Tang xem bất động sản không chỉ là một khoản đầu tư, và một trong những chiến thắng đã biến mất. "Đó là ước mơ của mọi người khi sở hữu ngôi nhà của chính mình - đây là điều hữu hình tồn tại lâu dài, ông Tang Tang đã nói với tờ Straits Times trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái." Đối với một số người, nó đánh dấu một cột mốc sắp đến tuổi và tạo ra cảm giác thuộc. Đây là lý do tại sao quyền sở hữu tài sản là một xu hướng dài hạn sẽ không bao giờ chết. - Bloomberg .[ad_2] Nguồn
0 notes
tingiaitrihot · 6 years
Text
Phi vụ 999 - Dàn sao chưa có đất diễn
Phim kinh dị trinh thám Triple 9 bắt đầu bằng một vụ cướp ngân hàng đã sai. Đó là mặt nạ, vũ khí tự động và dây nịt bọc bằng nẹp: hầu hết các đạo diễn hành động có thể tìm thấy cách của họ trong giấc ngủ. Nhưng John Hillcoat nâng cao trình tự từ báo lại đến giấc mơ sáng suốt.
Khi băng đảng chạy trốn hiện trường, một hộp thuốc chống trộm đã nổ tung trong chiếc xe nghỉ ngơi. Scarlet khói sương từ cửa sổ, sẫm màu nóng anh đào trên toàn cảnh thành phố xanh xám. Chiếc xe ngần ngừ dừng lại trên một cây cầu đường cao tốc, và băng đảng lao xuống như thể đang trong trạng thái im lặng, thiết bị chiến đấu đen của họ màu đỏ thẫm và bị đánh dấu bằng tội lỗi. Sau khi thiết lập các chứng chỉ cay cợt của bộ phim tình cảm của mình, Hillcoat đánh bạn với một tấm cảnh về sự láng giềng thuần túy - kế hoạch tuyệt vời nhất của kẻ trộm bị ném ra làm mất cân bằng màu sắc và sự hỗn loạn.
Tumblr media
Triple 9 chỉ có đủ ý tưởng tươi sáng như thế này để làm bạn hối hận không có nhiều hơn. Cũng giống như bộ phim trước của Hillcoat, The Prohibition caper Lawless, đó là một sự thất vọng thực sự: sự đam mê nhiệt tình, thái độ dư thừa và những bộ phận tinh xảo không bao giờ bù lại cho các nhân vật phác hoạ mỏng, cốt truyện không tập trung và cảm giác ngấm ngầm chung của tiềm năng được đáp ứng.
Chúng tôi đang ở Atlanta, Georgia, nơi lực lượng cảnh sát của thành phố đã tụt xuống đến mức độc tính. Tại trung tâm của bộ phận là một nhóm cựu chiến binh đã buôn lậu vũ khí của Iraq cho đám đông Nga-Israel: một mối quan hệ bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe không phải là cách tốt nhất.
Xem phim gia đình là số 1 phần 2 trọn bộ đầy đủ nhất.
Bây giờ Michael Atwood (Chiwetel Ejiofor) và các đồng tác giả của ông, hai đồng nghiệp bẩn thỉu cảnh sát (Anthony Mackie, Clifton Collins Jr.), một người bạn cũ (Norman Reedus) và em trai chết tiệt của anh ta (Aaron Paul) bởi Mafia ong chúa Irina Vlaslov - Kate Winslet, hân hoan vào thùng rác-up và một triệu dặm từ mạch Bafta - để thực hiện một loạt các trộm cắp ngày càng lạ lùng quanh thành phố. Để thêm vào lo lắng của Atwood, ông cũng có một con trai với em gái ốm yếu của Vlaslov Elena (Gal Gadot), và gia đình không phải là trên bằng cách sử dụng anh ta như là một con chip thương lượng.
Để mua đủ thời gian cho vụ cướp gần đây nhất và được cho là cuối cùng, Atwood nhận ra rằng anh ta và băng đảng của anh ta sẽ phải chuyển hướng toàn bộ lực lượng cảnh sát Atlanta bằng cách kích hoạt "chín chín": mã cảnh sát cho một sĩ quan rơi vào nhiệm vụ. Và Mackie bị Marcus Belmont mệt nhoài có một nạn nhân tiềm ẩn: Chris Allen (Casey Affleck), một sĩ quan từ ngoài thị trấn, những cách nghiêm túc đã làm nhục Belmont trên vá của ông ta.
Ngôi gốc của tham nhũng đang nổi lên ở nước ngoài đang trở nên hấp dẫn, nhưng Hillcoat và nhà biên kịch Matt Cook đầu tiên của ông dường như không biết làm thế nào để phát triển nó, hoặc ngay cả khi nó có lợi cho họ ở vị trí đầu tiên. Thay vào đó, họ đắm mình trong sự kỳ diệu của miền Nam Atlanta: những băng nhóm, ánh nắng mặt trời và ánh sáng neon nồng cháy, những tiếng nổ và tiếng nhạc hip-hop phát ra từ những chiếc xe nghiền nát.
Atwood và Belmont coi thường nơi mà họ đã làm cho họ. Nhưng chú của Chris, Jeffery (Woody Harrelson), một cựu chiến binh của Atlanta PD có trách nhiệm phá vỡ cuộc cướp ngân hàng, hòa bình với các đường phố, và nói chuyện một cách trìu mến với "con quái vật" bay.
Thật thú vị khi xem Harrelson xoay quanh thị trấn và Ejiofor đấu tranh với lương tâm của mình, và có những hoa văn phong cách thuần khiết từ Hillcoat, bao gồm một chuỗi căng thẳng dao cạo trong đó Affleck và Mackie không thoải mái cùng nhau tìm kiếm căn hộ cho một Uzi buôn bán thuốc phiện.
Tuy nhiên, Triple 9 không phải là một kế hoạch đáng tin cậy, đủ để được hồi hộp trong hơn hai cảnh quay - rất nhiều khoản vay từ Heat của Michael Mann không bao gồm tinh khiết tinh thể của bộ phim về nhân vật, hành động và động cơ. Nó giống như những mảnh vỡ của một bộ phim kinh dị cực kỳ nguy hiểm chưa từng được thực hiện: mê hoặc đến gần, nhưng bức tranh lớn không hoàn chỉnh.
0 notes