Tumgik
#Ngon Như Cơm Mẹ Nấu tinh hoa ẩm thực Việt - Điểm đến gắn kết gia đình Hạnh phúc
comnieuutlong · 4 months
Text
Tumblr media
1 note · View note
mtgoldartcomvn-blog · 5 years
Text
Gợi ý 121+ món quà 20/10 tặng một nửa thế giới ý nghĩa
Ngày phụ nữ Việt nam  luôn được xem là một ngày trọng đại và ý nghĩa, nhằm tôn vinh một nửa của thế giới. Chính vì vậy trong những ngày này, không khí mua sắm quà tặng 20/10 đang trở nên rất sôi động. Những gợi ý dưới đây của MT GOLD ART hy vọng sẽ giúp bạn tìm được món quà phù hợp.
Xem thêm: Tham khảo 99+ mẫu tranh hoa sen đẹp, độc đáo và mang nhiều ý nghĩa
Lịch sử ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là “Ngày Phụ nữ Việt Nam”.
(Theo tienbophunu.lhu.edu.vn)
Xem thêm: 69+ món quà tặng sinh nhật bạn gái gửi gắm sự chân thành
7 việc đàn ông nên làm trong ngày 20/10 để vợ, bạn gái được vui?
Ngoài các món quà 20/10 tặng bà xã/ người yêu truyền thống, cánh mày râu hãy thử 7 công việc sau:
1.
Làm việc nhà
365 ngày trong năm, các bà vợ đã lau dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo. Ngày 20/11 đấng mày râu có thể tạo một chút bất ngờ cho vợ bằng cách làm hết tất cả việc nhà để vợ nghỉ ngơi. Đây không chỉ là cách để bày tỏ tình yêu mà còn thể hiện tinh thần sẵn sàng chia sẻ gánh nặng việc nhà cùng vợ.
2. Chăm con cho vợ đi spa
Hằng ngày phải bận rộn đi làm, chăm sóc con cái nên vợ của bạn không có thời gian để chăm chút cho mình, bạn chỉ cần dành một buổi hoặc một ngày để trông con cho cô ấy đến các spa làm đẹp, chăm sóc da, chăm sóc tóc, làm móng…
3. Đưa bà xã/ người yêu đi mua sắm
Đàn ông thường rất ngại theo phụ nữ đi mua sắm. Nhưng vào ngày này, bạn hãy “hộ tống” nàng đến trung tâm thương mại. Để cô ấy thỏa thích chọn quần áo, giày dép mà cô ấy muốn. Bạn chỉ cần đi theo trả tiền và xách đồ. Chắc chắn người yêu bạn sẽ rất vui và hạnh phúc.
4. Chuẩn bị một bữa tối ấm cúng tặng mẹ
Có thể nấu ăn sẽ không được ngon nhưng 20/10, bữa cơm do chính tay bạn nấu sẽ có ý nghĩa rất lớn. Đối với mẹ, được đứa con thân yêu nấu cơm cho cả nhà cùng ăn thì không có gì hạnh phúc hơn. Nhưng bạn cũng nên nhớ rằng, nấu xong phải dọn dẹp, đừng để cuối cùng mẹ lại phải đi thu dọn chiến trường của bạn!
5. Đi xem phim
Xem phim là lựa chọn tốt cho mọi đàn ông nếu muốn người phụ nữ của mình vui vẻ. Một bộ phim lãng mạn, chắc chắn sẽ gây được ấn tượng cho đối phương và tạo cảm xúc mới mẻ cho người phụ nữ của bạn.
Xem thêm: Bật mí 25+ món quà tặng vợ độc đáo ý nghĩa các ông chồng nên xem
6. Thực hiện một dự định đã ấp ủ lâu nay
Mẹ của bạn muốn về quê, nhưng lâu rồi vẫn chưa sắp xếp được thời gian, phương tiện? Vợ của bạn dự định đổi chiếc xe máy cũ nhưng thấy chưa thật sự cần thiết? Đừng chần chừ nữa, hãy thực hiện những kế hoạch ấy của những người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời bạn. Chắc chắn khi nhận được “món quà” này, họ sẽ rất vui, cảm động và tự hào về bạn.
7. Một chuyến du lịch ngắn ngày
Vợ đã vất vả ngoài công việc còn lo cơm canh, giặt giũ cho gia đình chính vì thế mà quỷ thời gian của vợ không có nhiều. Bạn có thể tặng cho vợ của mình một chuyến du lịch ngắn ngày cùng gia đình nhỏ thân yêu. Vừa giúp mọi người được thư giãn, vừa giúp gia đình thêm hạnh phúc hơn.
Xem thêm: 45+ món quà tặng mẹ ruột, mẹ chồng thiết thực, ý nghĩa bạn không thể bỏ qua
121+ món quà tặng mẹ, vợ, người yêu ý nghĩa nhân ngày 20/10
Tặng quà mẹ 20/10
Phật thủ liên hoa
Mẹ là người hay đi chùa theo đạo phật thì đây sẽ là món quà tặng tâm lý nhất dành tặng mẹ.
Được làm từ chất liệu cao cấp, hình ảnh bàn tay Phật được khắc họa vô cùng rõ nét và sống động. Ngón tay cái và ngón tay trỏ chạm vào nhau, các ngón còn lại hướng lên trên được gọi là Giáo hóa ấn. Điều này được xem như lời kêu gọi hòa bình. Phật thủ Liên hoa sẽ là món quà tuyệt vời để bày trí trong ngôi nhà .
Tranh hoa sen dát vàng
Chất liệu bức tranh được làm bằng kim loại quý và bề mặt được phủ một lớp vàng. Với những đường nét rất tinh xảo và độc đáo. Sự thanh tao, tinh khiết của hoa sen kết hợp với lớp vàng sang trọng. Điều đó càng tăng giá trị của món quà, cũng như tấm lòng vàng của những người con tặng mẹ
Tranh cửu ngư quần hội
Tranh cửu ngư quần hội được làm thủ công bằng tay của những người thợ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực làm tranh, được dát vàng nổi những họa tiết họa tiết hoa văn sắc nét , tinh xảo.
Mẹ bạn làm kinh doanh thì đây sẽ là món quà phong thủy hút tài lộc may mắn tặng mẹ.
Tranh hồ hoa sen
Từ xưa hoa sen được biết đến như biểu tượng đẹp và ý nghĩa trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Không chỉ bởi vẻ đẹp mong manh, mà còn mang trong mình cốt cách thanh tao, thuần khiết. Gợi lên sự độ lượng, từ bị giữa người với người trong cuộc sống.
Hoa sen giống như cuộc đời con người. Hoa nở tượng trưng cho quá khứ. Đài sen tượng trưng cho hiện tại, còn nhụy  hoa sen chính là tương lai. Treo tranh hoa sen trong nhà sẽ mang tới cuộc sống an yên, êm đềm cho gia đình ấm êm, con cái mạnh khỏe, hưởng nhiều phúc phần.
Tượng phật bà quan âm
Đức Quán Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sanh. Người mẹ dầu bận công ăn việc làm gì, một khi nghe tiếng con kêu khóc, mẹ buông bỏ tất cả vội vàng chạy lại vỗ về con.
Hình ảnh phật bà quan âm từ bi cứu giúp chúng sinh luôn được các mẹ quan tâm. Bạn hãy tặng mẹ một bức tượng phật bà quan âm để mẹ có thể bày tỏ lòng thành kính của mình với bồ tát
Tranh hoa cẩm chướng
Vẻ đẹp mong manh, dịu dàng là của loài hoa cẩm chướng. Hoa cẩm chướng có nhiều màu sắc và mỗi màu sắc mang một ý nghĩa khác nhau. Nhưng tựu chung lại nó là biểu tượng của sự ái mộ, sắc đẹp và tình mẫu tử. Hoa cẩm chướng được chọn làm quà tặng 20/10  ngày của mẹ. Chính vì vậy một bức tranh hoa cẩm chướng dát vàng sẽ thay bạn nói lên tình yêu của bạn dành cho mẹ nhiều đến mức nào
Cài áo hình hoa
Nếu mẹ bạn là người thường xuyên phải mặc vest thì món quà thể hiện sự tinh tế nhất của bạn là những chiếc cài áo. Bà sẽ tấm tắc gật gù: sao nó khéo để ý thế.
Nấm Chaga của Nga – ‘thần dược’ chữa ung thư, ngừa lão hóa
Nấm Chaga mọc trên cây bạch dương và hấp thụ chất dinh dưỡng từ vỏ cây để phát triển. Nấm Chaga không có hình dạng đặc trưng của các loại nấm, mà trông giống cục tro cháy xém, bên ngoài màu đen, các mô bên trong có màu cam.
Nấm Chaga rất giàu chất chống oxy hóa và được cho là có khả năng chống ung thư. Chất oxy hóa hay gốc tự do trong cơ thể là nguyên nhân gây tổn thương tế bào. Bởi vậy, chất chống oxy hóa trong nấm Chaga giúp ngăn ngừa những tổn thương đó.
Mất cân bằng oxy hóa là nguyên nhân cơ bản gây lão hóa với các dấu hiệu như da nhăn, tóc bạc. Chất chống oxy hóa được xem là “thần dược” giúp chống lão hóa da rất tốt. Trong khi đó, nấm Chaga rất giàu chất chống oxy hóa, các chất này giúp chống lại sự mất cân bằng oxy hóa, từ đó giúp làm chậm quá trình lão hóa.
Bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng; dùng thử miễn phí và mua hàng tại địa chỉ: Số 8 Nguyễn Viết Xuân, P. Khương Mai, Q Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc qua Website: http://namchaganga.com/
Voucher làm tóc
Các dấu hiệu của tuổi già bắt đầu xuất hiện trên mái tóc mẹ. Tặng mẹ một voucher làm tóc để mẹ chỉnh trang mái tóc quay lại thời thanh xuân là món quà tặng mẹ 20/10 mẹ sẽ thích nhất đó. Các bạn lưu ý món quà này nhé!
Khăn
Đối với món quà dành cho mẹ, chiếc khăn mang ý nghĩa của sự kính trọng, ấm áp, yêu thương. Dù con có đi xa, có xa mẹ, dù con có bận rộn với những  kế hoạch riêng mà không thể đến bên mẹ mỗi ngày thì con mong mẹ hãy cứ yên tâm mà tin rằng, chiếc khăn này sẽ thay con chính ở cạnh mẹ, giữ ấm cho mẹ, yêu thương và chăm sóc mẹ từng phút từng giây.
Chiếc Khăn có lẽ là món đồ quen thuộc trong mỗi dịp tặng quà cho phụ nữ nhưng đây chưa bao giờ là món quà nhàm chán bởi khăn luôn là một trong những phụ kiện quý giá giúp cho vẻ ngoài của các mẹ trở nên đằm thắm và xinh đẹp hơn đó. Hãy lưu tâm cho món quà quen thuộc mà lợi hại này nhé!
Máy massage
Dấu hiệu tuổi già ngày càng một rõ hơn, chính vì vậy việc chân mẹ bị nhức thường xuyên, vải như nặng trĩu, dần dà gây ra tình trạng mệt mỏi và mất ngủ là điều hiển nhiên thường thấy.
Chăm sóc mẹ không phải những lúc xảy ra rồi mới biết lo lắng, mà ngay từ khi bắt đầu bước vào U40 bạn nên lo lắng những điều này trước. Việc cần thiết hơn hết, nếu như bạn quá bận rộn không có thời gian bên mẹ thì mua máy massage tại nhà làm quà tặng mẹ ý nghĩa cho mẹ.
Vòng ổn định huyết áp
Bạn hãy chon mua cho mẹ một chiếc vòng ổn định huyết áp, người gì thường hay mắc các chứng bệnh về huyết áp tim mạch. Chiếc vòng giúp mẹ cân bằng huyết áp giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn để vui vẻ bên con cháu. Điều mà những người con nào cũng mong muốn.
Đá muối
Đá muối có rất nhiều công dụng với cuộc sống và sức khỏe của con người như là máy lọc không khí tự nhiên, làm giảm độ ẩm trong không khí và khử mùi hiệu quả. Hỗ trợ chữa các bệnh về cảm cúm, hô hấp, đau đầu, các chứng bệnh về da, xương khớp, tim mạch và các bệnh thông thường khác. Ngoài ra, đá muối Himalaya còn rất hiệu quả làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và chứng mất ngủ kinh niên…
Xem thêm: https://is.gd/45RIk3
0 notes
lookintomyeyeblog · 6 years
Text
Nhìn ra thế giới: Văn hoá truyền thống ẩn chứa trong cách sử dụng thìa, đũa của ẩm thực Hàn – Trung – Nhật
Mỗi thành phố, mỗi quốc gia đều mang trong mình một tiến trình lịch sử, có trải nghiệm, có thăng trầm. Mỗi địa danh cũng tạc vào lịch sử ấy tên tuổi và dấu tích của mình, trở thành “chứng nhân” cho xã hội tương lai, con người tương lai.
Thấu hiểu điều đó, với xuất phát điểm là trân quý tất cả những điều tốt đẹp của văn minh nhân loại, chuyên mục “Nhìn ra thế giới” hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc sự lạc quan và tin tưởng vào những giá trị nhân văn đang hiện hữu tại những miền đất khác nhau trên thế giới. Và nếu sự phát triển của xã hội giống như một vở kịch chưa có hồi kết, thì chúng ta hãy cùng nhau diễn tấu trọn vẹn vai diễn lịch sử của mình!
Đón xem: Nhìn ra thế giới
***
Ba nước Hàn – Trung – Nhật đều nằm ở khu vực Đông Á, có nhiều điểm tương đồng về văn hóa. Tuy nhiên, đặc thù về lịch sử, đời sống, xã hội đã hình thành nên rất nhiều khác biệt, trong đó có thể kể đến văn hóa sử dụng thìa, đũa trong ẩm thực. Thìa và đũa là một bộ dụng cụ ăn uống, được dùng để ăn cơm và thức ăn, tuy đơn giản nhưng chứa đựng văn hoá truyền thống đặc sắc.
[caption id="" align="alignnone" width="600"] Ảnh: vietkitegroup.com[/caption]
Hàn Quốc
Về mặt hình thức, thìa của Hàn Quốc có chiều dài dài nhất trong ba nước, nhưng đũa lại có chiều dài ngắn nhất. Nhìn một cách tổng thể thì sự cân bằng về chiều dài của hai dụng cụ ăn này rất hợp lý. Điều này có nghĩa là phải sử dụng hài hòa thìa và đũa trong ẩm thực của người Hàn Quốc.
[caption id="" align="alignnone" width="233"] Ảnh: muabay.com[/caption]
Phần đuôi cán thìa được thiết kế giống hình ovan, hơi lõm là để khớp với trọng lượng của chiếc thìa. Như vậy, sự tinh tế của người Hàn Quốc trong văn hóa ẩm thực còn được thể hiện đến cả chiếc cán thìa. Căn cứ vào di tích còn lại thì chiếc thìa xuất hiện tại Hàn Quốc vào khoảng thời kỳ đồ đồng, đũa xuất hiện muộn hơn. Trung Quốc và Nhật Bản cũng dùng đũa trong ăn uống như Hàn Quốc nhưng chủ yếu họ dùng đũa còn thìa chỉ dừng lại ở việc sử dụng để ăn món canh hoặc một số món ăn có nước khác. Ngược lại, đối với người Hàn Quốc việc dùng thìa không khác gì dùng đũa. Thìa trở thành dụng cụ chính trong ăn uống bởi vì thìa không chỉ được sử dụng để ăn canh, các món có nước mà nó còn được dùng để ăn cơm.
Hàn Quốc là một trong những nước duy nhất trên thế giới sử dụng đũa làm từ kim loại, trong khi các nước dùng đũa trong ăn uống chủ yếu là đũa làm từ gỗ hoặc nhựa. Có thuyết rằng, vào thời kỳ đồ đồng, trong hoàng cung của vương quốc Baekje (Bách Tế) người ta đã sử dụng thìa, đũa bằng vàng và bạc như một công cụ để bảo vệ bản thân trước kẻ thù. Nước có chứa độc nếu chạm vào thìa, đũa thì màu bạc sẽ biến thành màu đen. Sau này, tầng lớp bình dân cũng sử dụng thìa, đũa làm từ kim loại như đồng.
[caption id="" align="alignnone" width="550"] Ảnh: muachung.vn[/caption]
Ngày nay, người ta sử dụng đũa, thìa làm từ inox. Có thuyết khác cho rằng, Hàn Quốc khác với các quốc gia châu Á là sử dụng đồng thời thìa và đũa khi ăn nên không dùng đũa gỗ chủ yếu như các nước châu Á khác. Lý do quan trọng hơn là người ta tin rằng dùng thìa, đũa làm từ kim loại vệ sinh hơn nhiều so với làm từ gỗ hay nhựa. Nếu đến nhà hàng Hàn Quốc vào buổi chiều sẽ thấy thìa, đũa dùng lúc trước được nhúng trong nước sôi, để khô rồi bọc giấy. Như vậy đủ để chứng minh vấn đề an toàn vệ sinh được người Hàn rất đề cao.
Thìa và đũa có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của người Hàn Quốc từ lúc sinh ra, trưởng thành, kết hôn cho đến khi rời xa thế giới. Khi đứa trẻ tròn 1 tuổi, người ta chuẩn bị cho bé một bộ thìa, đũa riêng và bộ thìa, đũa này sẽ được thay phù hợp với sự trưởng thành của đứa bé. Khi kết hôn, cô dâu phải chuẩn bị thìa, đũa cho hai vợ chồng và sử dụng nó gần như trong suốt quãng đời. Khi có giỗ chạp, người ta cũng đặt thìa, đũa lên bàn thờ để cúng.
Ở Hàn Quốc, thìa và đũa thường được phân chia thành đồ dùng thường xuyên trong gia đình và đồ dành cho khách. Cách sử dụng thìa, đũa cũng phải tuân theo nguyên tắc.
Đối với người Hàn Quốc, một khi đã cầm thìa thì cho tới lúc bữa ăn kết thúc mới được đặt thìa xuống bàn ăn. Khi sử dụng đũa để gắp thức ăn thì để thìa trong bát cơm hoặc bát canh của mình, khi không dùng đũa thì nên đặt trên bàn ăn vì sẽ cần tới khi gắp thêm thức ăn. Theo truyền thống, khi ăn cơm cùng với người lớn tuổi, người Hàn Quốc không bao giờ cầm đũa trước và tránh không bỏ đũa xuống trước khi người lớn chưa ăn xong. Đây là điểm đặc biệt trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc và cũng là điểm khác biệt với Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhật Bản
Ở Nhật Bản, người ta sử dụng đũa cho hầu hết tất cả các món ăn, bởi vì, phần lớn các món Nhật đã được xắt nhỏ từ khâu chuẩn bị, nấu nướng. Thêm vào đó, người Nhật lại thường xuyên ăn cá và việc dùng đũa giúp họ có thể loại bỏ xương cá một cách dễ dàng hơn.
Nhiều nhà hàng ẩm thực truyền thống của Nhật Bản chỉ phục vụ đũa trong bữa ăn trong khi thìa chỉ được mang ra để dùng cho món súp hoặc món tráng miệng. Và dưới con mắt người Nhật, đôi đũa có giá trị hơn khi nó trở thành chủ đề thẩm mỹ học gắn nhiều với phong tục, tập quán. Ở Nhật Bản, một món ăn truyền thống, nổi tiếng là món Sashimi sẽ dễ bị hỏng nếu như người Nhật sử dụng các dụng cụ ăn bằng kim loại như dao, dĩa… theo kiểu phương Tây.
[caption id="" align="alignnone" width="640"] Ảnh: vi.aliexpress.com[/caption]
Thường các gia đình ở Nhật đều sở hữu những bộ đũa quý khảm trai hoặc thếp vàng. Những bộ đũa sơn mài được sơn vẽ cầu kỳ với hình ảnh con chim sếu hoặc những cành anh đào cũng rất phổ biến.
Theo quan điểm của Richard Bowring (người Anh), một nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nhật Bản thì quan niệm của người Nhật về đôi đũa có sự thay đổi theo chiều dài. Đũa của chồng dài hơn của vợ, đũa của bố mẹ dài hơn của con cái, đũa của anh dài hơn đũa của em. Điều này ngược lại với thời xa xưa, những bậc đế vương dùng đũa ngắn, bậc càng thấp dùng đũa càng dài.
Trên bàn ăn, người Nhật dùng một đôi đũa chung để gắp thức ăn vào bát của riêng mình. Nếu không có đôi đũa chung, họ phải trở đầu đũa ăn của mình để gắp thức ăn cho khách sau đó trở lại đầu đũa cũ để ăn. Đây không đơn thuần là vấn đề vệ sinh mà còn gần với phong tục: trong tang lễ Nhật Bản, người thân phải dùng đũa gắp xương người đã khuất sau khi hỏa táng và truyền cho nhau.
[caption id="" align="alignnone" width="640"] Ảnh: vi.aliexpress.com[/caption]
Ngoài ra, họ còn tránh dùng đũa gắp thức ăn đã bị rơi hoặc không cắm đũa vào bát cơm vì nó gợi lên hình ảnh chết chóc. Điều thú vị hơn cả là người đi cắm trại, đi picnic nhất thiết không được quên tục lệ: đôi đũa dùng xong phải bẻ đôi tránh ma quỷ tận dụng những đôi đũa đó làm điều xấu, điều ác hoặc tránh tà ma theo bám gia đình và bữa cơm gia đình.
Người Nhật ngày nay cũng như người Trung Quốc và Việt Nam khi ăn xong đều rửa sạch đũa để dùng lại. Với tính cách cẩn thận nên trong các gia đình người Nhật thường chuẩn bị mỗi người một đôi đũa riêng. Ngăn đựng đũa của họ còn phân định rõ đâu là đũa dành cho chủ, đũa dành cho khách, khách đến nhà sau khi dùng bữa thì đũa của họ sẽ được gia chủ vứt đi – biểu hiện sự sạch sẽ của người dân xứ sở Mặt trời mọc.
Đối với người Nhật, việc thể hiện sự trân trọng đối với bữa ăn mà mình được phục vụ là một phép lịch sự. Vậy nên, khi cảm thấy đã no và không muốn được tiếp thêm đồ ăn nữa, thực khách am hiểu văn hóa Nhật vẫn giữ nguyên đôi đũa giữa ngón cái và ngón trỏ rồi nói “gochisosama” (bữa ăn rất ngon, xin cảm ơn). Ngoài ra, đối với văn hóa Nhật, việc ăn uống xì xụp không phải là bất lịch sự mà là thể hiện sự tán thưởng đối với tài nghệ nấu nướng của người thết đãi bữa ăn.
Thời xưa, muốn chứng tỏ mình thuộc tầng lớp "quyền quý", vua, quan và những người giàu có thường dùng đũa một lần sau đó đem vứt đi và dần dần tục lệ này cũng trở nên phổ biến trong đời sống người thường dân. Cũng từ 1185 trở đi, mỗi năm vào thời điểm cấy lúa (mùa xuân) và dịp thu hoạch lúa (mùa thu) người dân Nhật lại có phong tục thay đũa mới. Họ quyết định lấy ngày 4 - 8 làm "ngày hội đũa" truyền thống trên toàn quốc.
Trung Quốc
Đũa được người Trung Quốc sử dụng trong ăn uống sớm nhất trong ba quốc gia Hàn – Trung – Nhật. Từ xa xưa, đũa được những người dân bên bờ sông Trường Giang gọi là “zhu” có nghĩa là “dừng lại”. Nhưng đối với những người thủy thủ trên tàu, “dừng lại” là một điều không may mắn. Vì thế, người ta đổi “zhu” bằng “kuai” có nghĩa là nhanh nhẹn, hoạt bát. Từ đó đến nay, người Trung Hoa gọi đôi đũa là “kuai”.
[caption id="" align="alignnone" width="600"] Ảnh: anodau.info[/caption]
Những di vật từ đời nhà Kim ở Trung Quốc là một trong những minh chứng tiêu biểu và cổ xưa nhất về chữ viết cũng như đũa ăn của người Trung Hoa. Người ta đã tìm thấy những chiếc đũa ăn bằng đồng trong những ngôi mộ của triều đại này. Còn những chiếc thìa cổ ở Trung Quốc thường nhọn ở một đầu do vậy, nó đôi khi cũng được dùng như dao hoặc dĩa.
Người Trung Quốc không dùng dao và dĩa trong bữa ăn bởi theo quan niệm của họ, đó là những vật dụng liên quan đến bạo lực và binh đao. Trong khi đó, đũa tượng trưng cho sự thanh cao và lòng nhân từ, đây cũng là hai nội dung chính của học thuyết Khổng Tử. Một lý do nữa không kém phần quan trọng đó là các món ăn của người Trung Quốc cũng thích hợp với việc giữ và gắp hơn là cắt ra và xiên vào nó.
Đôi đũa cũng đóng vai trò quan trọng về mặt văn hoá đối với người Trung Hoa. Ở một số nơi, trong lễ cưới, gia đình chú rể tặng 2 đôi đũa và 2 cái bát cho cặp vợ chồng mới. Người ta cho rằng điều đó thể hiện lời cầu chúc cho cô dâu chú rể không chỉ có cuộc sống hạnh phúc mà còn sớm sinh con đẻ cái vì “kuai” có nghĩa là “nhanh”.
Đặc biệt, trong đời sống hàng ngày, người Trung Quốc cũng có những quan niệm thú vị trong việc dùng đũa.
“FanzhengKuai” là cầm đôi đũa trái đầu nhau.
“QiaoKuai” là dùng đũa để đánh lên bát, đĩa và bàn, điều này giống như gõ đàn, gõ phách, tạo không khí vui nhộn.
“GongKuai” là cắm đôi đũa thẳng đứng trong thức ăn, điều này gợi tới một lễ tang.
“CiKuai” là dùng đôi đũa để xiên thức ăn như một chiếc dĩa, điều này thể hiện sự tham ăn.
“MiKuai” là tay cầm đũa lên và do dự, phân vân khi gắp thức ăn.
“YiKuai” là gắp thức ăn lên bát rồi gắp trả trở lại đĩa, điều này thể hiện bất lịch sự.
“TaoKuai” là dùng đũa xới thức ăn lên để tìm, điều này thể hiện thói quen xấu.
“JiaochaKuai” là gắp thức ăn cùng lúc với một người khác, điều này thể hiện sự vội vàng khi ăn.
“TuipanKuai” là việc dùng đũa để đẩy bát hoặc đĩa.
Cuối cùng là “TianKuai” có nghĩa là việc dùng lưỡi để mút đũa.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Ảnh: vi.pngtree.com[/caption]
Người Trung Quốc ít dùng đũa bằng gỗ mà thường chế tạo đũa từ sừng hoặc tre. Mỗi đứa trẻ ở Trung Quốc khi bắt đầu tự ăn đều phải học cách dùng đũa cho đúng để dần trở thành thói quen.
Quan niệm văn hóa dùng thìa, đũa cũng như cách dùng của mỗi nước lại có những nét vừa tương đồng vừa khác biệt nhau. Tuy nhiên, về bản chất, văn hoá dùng thìa, đũa không chỉ đơn thuần là việc giúp người ta ăn sao cho tiện, cho ngon, nấu món ăn sao cho hợp khẩu vị, mà còn là một trong những nét đẹp trong văn hoá truyền thống và lịch sử ẩm thực Á Đông.
Tâm Liên
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2NwyGGv via IFTTT
0 notes
letyourmindpe14 · 6 years
Text
Nhìn ra thế giới: Văn hoá truyền thống ẩn chứa trong cách sử dụng thìa, đũa của ẩm thực Hàn – Trung – Nhật
Mỗi thành phố, mỗi quốc gia đều mang trong mình một tiến trình lịch sử, có trải nghiệm, có thăng trầm. Mỗi địa danh cũng tạc vào lịch sử ấy tên tuổi và dấu tích của mình, trở thành “chứng nhân” cho xã hội tương lai, con người tương lai.
Thấu hiểu điều đó, với xuất phát điểm là trân quý tất cả những điều tốt đẹp của văn minh nhân loại, chuyên mục “Nhìn ra thế giới” hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc sự lạc quan và tin tưởng vào những giá trị nhân văn đang hiện hữu tại những miền đất khác nhau trên thế giới. Và nếu sự phát triển của xã hội giống như một vở kịch chưa có hồi kết, thì chúng ta hãy cùng nhau diễn tấu trọn vẹn vai diễn lịch sử của mình!
Đón xem: Nhìn ra thế giới
***
Ba nước Hàn – Trung – Nhật đều nằm ở khu vực Đông Á, có nhiều điểm tương đồng về văn hóa. Tuy nhiên, đặc thù về lịch sử, đời sống, xã hội đã hình thành nên rất nhiều khác biệt, trong đó có thể kể đến văn hóa sử dụng thìa, đũa trong ẩm thực. Thìa và đũa là một bộ dụng cụ ăn uống, được dùng để ăn cơm và thức ăn, tuy đơn giản nhưng chứa đựng văn hoá truyền thống đặc sắc.
[caption id="" align="alignnone" width="600"] Ảnh: vietkitegroup.com[/caption]
Hàn Quốc
Về mặt hình thức, thìa của Hàn Quốc có chiều dài dài nhất trong ba nước, nhưng đũa lại có chiều dài ngắn nhất. Nhìn một cách tổng thể thì sự cân bằng về chiều dài của hai dụng cụ ăn này rất hợp lý. Điều này có nghĩa là phải sử dụng hài hòa thìa và đũa trong ẩm thực của người Hàn Quốc.
[caption id="" align="alignnone" width="233"] Ảnh: muabay.com[/caption]
Phần đuôi cán thìa được thiết kế giống hình ovan, hơi lõm là để khớp với trọng lượng của chiếc thìa. Như vậy, sự tinh tế của người Hàn Quốc trong văn hóa ẩm thực còn được thể hiện đến cả chiếc cán thìa. Căn cứ vào di tích còn lại thì chiếc thìa xuất hiện tại Hàn Quốc vào khoảng thời kỳ đồ đồng, đũa xuất hiện muộn hơn. Trung Quốc và Nhật Bản cũng dùng đũa trong ăn uống như Hàn Quốc nhưng chủ yếu họ dùng đũa còn thìa chỉ dừng lại ở việc sử dụng để ăn món canh hoặc một số món ăn có nước khác. Ngược lại, đối với người Hàn Quốc việc dùng thìa không khác gì dùng đũa. Thìa trở thành dụng cụ chính trong ăn uống bởi vì thìa không chỉ được sử dụng để ăn canh, các món có nước mà nó còn được dùng để ăn cơm.
Hàn Quốc là một trong những nước duy nhất trên thế giới sử dụng đũa làm từ kim loại, trong khi các nước dùng đũa trong ăn uống chủ yếu là đũa làm từ gỗ hoặc nhựa. Có thuyết rằng, vào thời kỳ đồ đồng, trong hoàng cung của vương quốc Baekje (Bách Tế) người ta đã sử dụng thìa, đũa bằng vàng và bạc như một công cụ để bảo vệ bản thân trước kẻ thù. Nước có chứa độc nếu chạm vào thìa, đũa thì màu bạc sẽ biến thành màu đen. Sau này, tầng lớp bình dân cũng sử dụng thìa, đũa làm từ kim loại như đồng.
[caption id="" align="alignnone" width="550"] Ảnh: muachung.vn[/caption]
Ngày nay, người ta sử dụng đũa, thìa làm từ inox. Có thuyết khác cho rằng, Hàn Quốc khác với các quốc gia châu Á là sử dụng đồng thời thìa và đũa khi ăn nên không dùng đũa gỗ chủ yếu như các nước châu Á khác. Lý do quan trọng hơn là người ta tin rằng dùng thìa, đũa làm từ kim loại vệ sinh hơn nhiều so với làm từ gỗ hay nhựa. Nếu đến nhà hàng Hàn Quốc vào buổi chiều sẽ thấy thìa, đũa dùng lúc trước được nhúng trong nước sôi, để khô rồi bọc giấy. Như vậy đủ để chứng minh vấn đề an toàn vệ sinh được người Hàn rất đề cao.
Thìa và đũa có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của người Hàn Quốc từ lúc sinh ra, trưởng thành, kết hôn cho đến khi rời xa thế giới. Khi đứa trẻ tròn 1 tuổi, người ta chuẩn bị cho bé một bộ thìa, đũa riêng và bộ thìa, đũa này sẽ được thay phù hợp với sự trưởng thành của đứa bé. Khi kết hôn, cô dâu phải chuẩn bị thìa, đũa cho hai vợ chồng và sử dụng nó gần như trong suốt quãng đời. Khi có giỗ chạp, người ta cũng đặt thìa, đũa lên bàn thờ để cúng.
Ở Hàn Quốc, thìa và đũa thường được phân chia thành đồ dùng thường xuyên trong gia đình và đồ dành cho khách. Cách sử dụng thìa, đũa cũng phải tuân theo nguyên tắc.
Đối với người Hàn Quốc, một khi đã cầm thìa thì cho tới lúc bữa ăn kết thúc mới được đặt thìa xuống bàn ăn. Khi sử dụng đũa để gắp thức ăn thì để thìa trong bát cơm hoặc bát canh của mình, khi không dùng đũa thì nên đặt trên bàn ăn vì sẽ cần tới khi gắp thêm thức ăn. Theo truyền thống, khi ăn cơm cùng với người lớn tuổi, người Hàn Quốc không bao giờ cầm đũa trước và tránh không bỏ đũa xuống trước khi người lớn chưa ăn xong. Đây là điểm đặc biệt trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc và cũng là điểm khác biệt với Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhật Bản
Ở Nhật Bản, người ta sử dụng đũa cho hầu hết tất cả các món ăn, bởi vì, phần lớn các món Nhật đã được xắt nhỏ từ khâu chuẩn bị, nấu nướng. Thêm vào đó, người Nhật lại thường xuyên ăn cá và việc dùng đũa giúp họ có thể loại bỏ xương cá một cách dễ dàng hơn.
Nhiều nhà hàng ẩm thực truyền thống của Nhật Bản chỉ phục vụ đũa trong bữa ăn trong khi thìa chỉ được mang ra để dùng cho món súp hoặc món tráng miệng. Và dưới con mắt người Nhật, đôi đũa có giá trị hơn khi nó trở thành chủ đề thẩm mỹ học gắn nhiều với phong tục, tập quán. Ở Nhật Bản, một món ăn truyền thống, nổi tiếng là món Sashimi sẽ dễ bị hỏng nếu như người Nhật sử dụng các dụng cụ ăn bằng kim loại như dao, dĩa… theo kiểu phương Tây.
[caption id="" align="alignnone" width="640"] Ảnh: vi.aliexpress.com[/caption]
Thường các gia đình ở Nhật đều sở hữu những bộ đũa quý khảm trai hoặc thếp vàng. Những bộ đũa sơn mài được sơn vẽ cầu kỳ với hình ảnh con chim sếu hoặc những cành anh đào cũng rất phổ biến.
Theo quan điểm của Richard Bowring (người Anh), một nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nhật Bản thì quan niệm của người Nhật về đôi đũa có sự thay đổi theo chiều dài. Đũa của chồng dài hơn của vợ, đũa của bố mẹ dài hơn của con cái, đũa của anh dài hơn đũa của em. Điều này ngược lại với thời xa xưa, những bậc đế vương dùng đũa ngắn, bậc càng thấp dùng đũa càng dài.
Trên bàn ăn, người Nhật dùng một đôi đũa chung để gắp thức ăn vào bát của riêng mình. Nếu không có đôi đũa chung, họ phải trở đầu đũa ăn của mình để gắp thức ăn cho khách sau đó trở lại đầu đũa cũ để ăn. Đây không đơn thuần là vấn đề vệ sinh mà còn gần với phong tục: trong tang lễ Nhật Bản, người thân phải dùng đũa gắp xương người đã khuất sau khi hỏa táng và truyền cho nhau.
[caption id="" align="alignnone" width="640"] Ảnh: vi.aliexpress.com[/caption]
Ngoài ra, họ còn tránh dùng đũa gắp thức ăn đã bị rơi hoặc không cắm đũa vào bát cơm vì nó gợi lên hình ảnh chết chóc. Điều thú vị hơn cả là người đi cắm trại, đi picnic nhất thiết không được quên tục lệ: đôi đũa dùng xong phải bẻ đôi tránh ma quỷ tận dụng những đôi đũa đó làm điều xấu, điều ác hoặc tránh tà ma theo bám gia đình và bữa cơm gia đình.
Người Nhật ngày nay cũng như người Trung Quốc và Việt Nam khi ăn xong đều rửa sạch đũa để dùng lại. Với tính cách cẩn thận nên trong các gia đình người Nhật thường chuẩn bị mỗi người một đôi đũa riêng. Ngăn đựng đũa của họ còn phân định rõ đâu là đũa dành cho chủ, đũa dành cho khách, khách đến nhà sau khi dùng bữa thì đũa của họ sẽ được gia chủ vứt đi – biểu hiện sự sạch sẽ của người dân xứ sở Mặt trời mọc.
Đối với người Nhật, việc thể hiện sự trân trọng đối với bữa ăn mà mình được phục vụ là một phép lịch sự. Vậy nên, khi cảm thấy đã no và không muốn được tiếp thêm đồ ăn nữa, thực khách am hiểu văn hóa Nhật vẫn giữ nguyên đôi đũa giữa ngón cái và ngón trỏ rồi nói “gochisosama” (bữa ăn rất ngon, xin cảm ơn). Ngoài ra, đối với văn hóa Nhật, việc ăn uống xì xụp không phải là bất lịch sự mà là thể hiện sự tán thưởng đối với tài nghệ nấu nướng của người thết đãi bữa ăn.
Thời xưa, muốn chứng tỏ mình thuộc tầng lớp "quyền quý", vua, quan và những người giàu có thường dùng đũa một lần sau đó đem vứt đi và dần dần tục lệ này cũng trở nên phổ biến trong đời sống người thường dân. Cũng từ 1185 trở đi, mỗi năm vào thời điểm cấy lúa (mùa xuân) và dịp thu hoạch lúa (mùa thu) người dân Nhật lại có phong tục thay đũa mới. Họ quyết định lấy ngày 4 - 8 làm "ngày hội đũa" truyền thống trên toàn quốc.
Trung Quốc
Đũa được người Trung Quốc sử dụng trong ăn uống sớm nhất trong ba quốc gia Hàn – Trung – Nhật. Từ xa xưa, đũa được những người dân bên bờ sông Trường Giang gọi là “zhu” có nghĩa là “dừng lại”. Nhưng đối với những người thủy thủ trên tàu, “dừng lại” là một điều không may mắn. Vì thế, người ta đổi “zhu” bằng “kuai” có nghĩa là nhanh nhẹn, hoạt bát. Từ đó đến nay, người Trung Hoa gọi đôi đũa là “kuai”.
[caption id="" align="alignnone" width="600"] Ảnh: anodau.info[/caption]
Những di vật từ đời nhà Kim ở Trung Quốc là một trong những minh chứng tiêu biểu và cổ xưa nhất về chữ viết cũng như đũa ăn của người Trung Hoa. Người ta đã tìm thấy những chiếc đũa ăn bằng đồng trong những ngôi mộ của triều đại này. Còn những chiếc thìa cổ ở Trung Quốc thường nhọn ở một đầu do vậy, nó đôi khi cũng được dùng như dao hoặc dĩa.
Người Trung Quốc không dùng dao và dĩa trong bữa ăn bởi theo quan niệm của họ, đó là những vật dụng liên quan đến bạo lực và binh đao. Trong khi đó, đũa tượng trưng cho sự thanh cao và lòng nhân từ, đây cũng là hai nội dung chính của học thuyết Khổng Tử. Một lý do nữa không kém phần quan trọng đó là các món ăn của người Trung Quốc cũng thích hợp với việc giữ và gắp hơn là cắt ra và xiên vào nó.
Đôi đũa cũng đóng vai trò quan trọng về mặt văn hoá đối với người Trung Hoa. Ở một số nơi, trong lễ cưới, gia đình chú rể tặng 2 đôi đũa và 2 cái bát cho cặp vợ chồng mới. Người ta cho rằng điều đó thể hiện lời cầu chúc cho cô dâu chú rể không chỉ có cuộc sống hạnh phúc mà còn sớm sinh con đẻ cái vì “kuai” có nghĩa là “nhanh”.
Đặc biệt, trong đời sống hàng ngày, người Trung Quốc cũng có những quan niệm thú vị trong việc dùng đũa.
“FanzhengKuai” là cầm đôi đũa trái đầu nhau.
“QiaoKuai” là dùng đũa để đánh lên bát, đĩa và bàn, điều này giống như gõ đàn, gõ phách, tạo không khí vui nhộn.
“GongKuai” là cắm đôi đũa thẳng đứng trong thức ăn, điều này gợi tới một lễ tang.
“CiKuai” là dùng đôi đũa để xiên thức ăn như một chiếc dĩa, điều này thể hiện sự tham ăn.
“MiKuai” là tay cầm đũa lên và do dự, phân vân khi gắp thức ăn.
“YiKuai” là gắp thức ăn lên bát rồi gắp trả trở lại đĩa, điều này thể hiện bất lịch sự.
“TaoKuai” là dùng đũa xới thức ăn lên để tìm, điều này thể hiện thói quen xấu.
“JiaochaKuai” là gắp thức ăn cùng lúc với một người khác, điều này thể hiện sự vội vàng khi ăn.
“TuipanKuai” là việc dùng đũa để đẩy bát hoặc đĩa.
Cuối cùng là “TianKuai” có nghĩa là việc dùng lưỡi để mút đũa.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Ảnh: vi.pngtree.com[/caption]
Người Trung Quốc ít dùng đũa bằng gỗ mà thường chế tạo đũa từ sừng hoặc tre. Mỗi đứa trẻ ở Trung Quốc khi bắt đầu tự ăn đều phải học cách dùng đũa cho đúng để dần trở thành thói quen.
Quan niệm văn hóa dùng thìa, đũa cũng như cách dùng của mỗi nước lại có những nét vừa tương đồng vừa khác biệt nhau. Tuy nhiên, về bản chất, văn hoá dùng thìa, đũa không chỉ đơn thuần là việc giúp người ta ăn sao cho tiện, cho ngon, nấu món ăn sao cho hợp khẩu vị, mà còn là một trong những nét đẹp trong văn hoá truyền thống và lịch sử ẩm thực Á Đông.
Tâm Liên
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2NwyGGv via IFTTT
0 notes
monngontv · 7 years
Text
15 món xôi ngon đãi tiệc và bí quyết nấu xôi ngon
Các món xôi ngon đơn giản và cách nấu tại nhà
Xôi là một trong những món ăn ngon, phổ biến tại Việt Nam.
Xôi không chỉ là lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng, mà đặc biệt xôi còn là một trong những món không thể thiếu trong mâm cỗ của nhiều gia đình. Xôi khi dùng cho mâm cỗ cúng thì thường là xôi nếp thường hoặc xôi đậu xanh.
Có lẽ xôi là một món ăn dân dã, gắn bó với nhiều người, nhắc đến xôi, không ai là không ăn, không ai là không biết.
Từ trẻ nhỏ, người lớn, từ học sinh, đến người đi làm, từ thành thị đến miền quê xa xôi, món xôi luôn là một món ăn quen thuộc gắn bó trong cuộc sống thường ngày của mỗi người. Đó là một nét văn hóa tinh hoa trong ẩm thực của người Việt.
Xôi gắn bó với nhiều thế hệ. Món xôi cũng được chế biến đơn giản, và biến tấu khác nhau tùy theo mỗi vùng, mỗi miền, và tùy theo khẩu vị của mỗi người. Nhưng nhìn chung, xôi chia ra làm 2 loại: xôi mặn và xôi ngọt.
Xôi dùng cho bữa sáng thì đa dạng hơn, có thể trộn và nấu chung với đậu đen, gấc, thịt, tôm,… vừa ngon, vừa đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho ngày dài học tập và làm việc.
[caption id="attachment_11241" align="aligncenter" width="600"] Các món xôi ngon đơn giản và cách nấu tại nhà[/caption]
Dưới đây là một số bí quyết nhỏ Mâm Cơm Việt dành cho các mẹ, các chị để học và làm được cách nấu xôi ngon.
Học cách nấu xôi ngon rất đơn giản, điều cần chú ý hàng đầu chính là lượng nước
Mỗi cách nấu xôi đều có những điểm tiện lợi và hạn chế riêng nhưng nếu biết cách canh nước và xới đúng lúc thì sẽ đem lại món xôi ngon, hấp dẫn.
Thông thường, xôi được nấu bằng nồi chõ, tuy nhiên để tiết kiệm thời gian và để đảm bảo sự tiện lợi, đồ xôi bằng nồi cơm điện cũng là lựa chọn khá phổ biến của chị em nội trợ. Để đảm bảo xôi vẫn ngon, dẻo và có vị đặc trưng khi nấu bằng nồi cơm điện thì cần chú ý một số điều:
1. Kĩ lưỡng trong khâu chuẩn bị
Chọn mua loại gạo nếp hạt dài, rộng, đều, không bị nát.
Trước khi nấu cần ngâm gạo khoảng hơn 3 tiếng với một ít muối.
Thường xuyên mở nắp nồi và dùng đũa đảo đều trong suốt thời gian nấu. Và lưu ý đừng để mặt gạo bằng, hãy xới hơi vát về một phía sẽ giúp xôi không bị nhão ở dưới.
2. Nếu nấu với gạo chưa ngâm
Nếu không kịp ngâm gạo, có thể dùng nước sôi để nấu. Vo gạo thật sạch, thêm một chút muối vào, đổ nước sôi vào nồi và nấu. Lưu ý chỉ cho ít nước, nếu dùng khoảng 500g gạo nếp thì lượng nước cần thiết cách mặt gạo khoảng ½ cm. Gạo được nấu chìn bằng hơi nước.
[caption id="attachment_11242" align="aligncenter" width="600"] Vo gạo thật sạch, thêm một chút muối vào[/caption]
Sau khi nồi cơm điện bật lên nút hâm nóng, tức là khi đó nước dã cạn thì chị em dùng đũa sạch xới nhẹ để lớp xôi trên và dưới được chín đều, không nhão. Chờ khoảng 5 – 8 phút thì mở nắp để hơi bay đi và cũng để nước không đọng lại là làm ướt lớp xôi. Rút dây điện, xới đều và chờ xôi bớt nóng thì xới ra đĩa.
3. Nếu nấu với gạo đã ngâm
Gạo được ngâm khoảng hơn 3 tiếng trước khi nấu. Sau khi ngâm thì vớt gạo ra rá, xóc nhẹ với nước và để ráo. Thêm một ít muối để xôi thêm đậm đà, nếu cần có thể trộn một ít đậu đen, gấc,…
Cách nấu xôi ngon bằng nồi cơm điện rất đơn giản, điều quan trọng nhất chính là đảm bảo lượng nước hợp lý để xôi không bị nhão hoặc quá khô. Lưu ý rằng không nên để gạo sôi lâu để tránh tình trạng hạt gạo bị nát.
Khi nước cạn, gạo chỉ mới chín khoảng 3 phần, khi đó chị em hãy dùng một chiếc khăn ẩm phủ lên trên nồi thì hơi nước sẽ giúp xôi chín. Khi xôi sắp chín hoàn toàn thì dùng đũa sạch xới đều, thêm một ít dầu ăn ở dưới đáy nồi.
Danh sách 15 món xôi ngon đơn giản dễ làm
Món 1: Xôi gấc chiên
[caption id="attachment_11243" align="aligncenter" width="600"] Xôi gấc chiên[/caption]
Món xôi gấc có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều nhà trong ngày Tết rồi nhỉ! Các bạn có thể sáng tạo một chút với xôi gấc thường ngày, để món ăn thêm phần thú vị. Đặc biệt, chúng mình có thể làm thêm gà xào nấm để ăn thêm ngon nữa nhé!
Món 2: Xôi vò
[caption id="attachment_11244" align="aligncenter" width="600"] Xôi vò được xem là một món ăn sáng khoái khẩu[/caption]
Đối với một số bạn, xôi vò được xem là một món ăn sáng khoái khẩu lúc bé. Hạt xôi thường tơi, có màu vàng ươm bắt mắt, vị ngọt vừa phải, ăn kèm với chè đường làm từ bột sắn man mát, chúng mình có thể trổ tài làm món xôi này để mời gia đình trong những bữa ăn sum vầy ngày Tết nhé!
Món 3: Xôi đậu xanh nước cốt dừa
[caption id="attachment_11245" align="aligncenter" width="600"] Xôi đậu xanh nước cốt dừa là món ăn bổ dưỡng[/caption]
Xôi đậu xanh nước cốt dừa là món ăn bổ dưỡng nhưng chế biến rất đơn giản. Đơn giản với bát gạo nếp cái hoa vàng thật ngon, thêm vài nắm đậu xanh lòng vàng được ngâm kỹ rồi đồ lên cho gạo và đậu xanh chín mềm dẻo là các bạn có ngay đĩa xôi đỗ xanh dẻo dai nhưng rất thơm ngon hấp dẫn rồi!
Món 4: Xôi bắp
[caption id="attachment_11246" align="aligncenter" width="600"] Xôi bắp dẻo mềm kết hợp với đậu xanh bùi bùi[/caption]
Cách nấu xôi bắp non ngọt rất đơn giản, chị em chỉ cần chuẩn bị ngô và ngâm gạo từ tối hôm trước là sáng hôm sau chỉ cần 30 phút là bạn có ngay món ăn sáng đầy dinh dưỡng cho cả nhà rồi. Xôi bắp dẻo mềm kết hợp với đậu xanh bùi bùi, nếp dẻo và hành phi thơm sẽ là món ăn hấp dẫn cho bữa sáng của mọi nhà.
Món 5: Xôi dừa
Món xôi dừa thơm dịu trộn với vừng bùi bùi hẳn sẽ là một món ăn khó có thể bỏ qua trong dịp Tết này. Điểm đặc biệt của món này đó là độ dẻo vẫn có thể duy trì ngay cả khi xôi đã nguội.
Món 6: Xôi mặn gói lá
[caption id="attachment_11247" align="aligncenter" width="600"] Món xôi mặn này cũng là một lựa chọn hấp dẫn[/caption]
Món xôi mặn này cũng là một lựa chọn hấp dẫn với phần thịt mỡ được hấp lên, bọc bên ngoài là lớp xôi mềm nóng ngon tuyệt. Đặc biệt, nếu được gói bằng lá sen, xôi sẽ có mùi thơm rất đặc biệt đấy!
Món 7: Gà bó xôi - Gà không lối thoát
[caption id="attachment_11248" align="aligncenter" width="600"] Gà bó xôi trở thành món ăn yêu thích của nhiều người[/caption]
Gà bọc xôi chiên giòn hay còn được gọi với cái tên đặc biệt, gà không lối thoát. Với cái tên đặc biệt cùng với hương vị thơm ngon nó đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Chắc chắn cả nhà sẽ thích mê mẩn những miếng xôi giòn tan trong miệng và vị ngọt thơm của thịt gà bó bên trong với món gà bó xôi này.
Món 8: Xôi mặn
[caption id="attachment_11249" align="aligncenter" width="600"] Xôi mặn thập cẩm[/caption]
Xôi làm một món ăn no bụng lâu, hương vị lại ngon, có rất nhiều cách để kết hợp với món xôi, như xôi lá dứa, xôi lá cẩm, xôi nếp than, xôi bắp……Nhưng với mình món xôi mặn luôn luôn đặc biệt, nó ăn với đủ thứ loại thực phẩm khác nhau, bạn có thể biến tấu theo cách riêng của bản thân để tạo hương vị mới cho gia đình.
Món 9: Xôi gà chiên giòn
[caption id="attachment_11250" align="aligncenter" width="600"] Xôi gà chiên giòn[/caption]
Món xôi này bạn dễ dàng tìm thấy ở những cửa hàng ăn vặt. Bạn phát cuồng khi thưởng thức hương vị giòn tan và thơm nức mũi. Có thể dùng xôi trắng, xôi đậu xanh, xôi đậu phộng hay bất cứ loại nào bạn thích. Cũng có thể thay nhân thịt gà bằng tôm, cua và thêm ít rau củ, nấm nếu thích.
Món 10: Xôi ngũ sắc
[caption id="attachment_11251" align="aligncenter" width="600"] 15 Món Xôi Đãi Tiệc Đơn Giản Dễ Làm - Cách Nấu Xôi Ngon Nhất Tại Nhà[/caption]
Ngày Tết, chúng mình có thể trổ tài làm món cơm ngũ sắc để bữa ăn thêm phần phong phú. Tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong bếp, các bạn đã có ngay một đĩa xôi ngũ sắc đủ chất và vô cùng bắt mắt rồi.
Món 11: Xôi đậu phộng
[caption id="attachment_11252" align="aligncenter" width="600"] Xôi đậu phộng là một món xôi rất ngon, giàu năng lượng[/caption]
Xôi đậu phộng là một món xôi rất ngon, giàu năng lượng nhưng lại thực hiện rất đơn giản. Bạn có thể nấu món xôi để đãi cả nhà vào những buổi sáng hay cũng có thể mang theo khi đi picnic cùng bạn bè.
Món 12: Xôi chay ngũ sắc
[caption id="attachment_11253" align="aligncenter" width="600"] Xôi chay ngũ sắc[/caption]
Kết hợp với mì căn giòn giòn, món xôi ngũ sắc mang đến điểm nhấn ấn tượng cho thực đơn mùa Vu Lan. Xôi dẻo thơm mùi lá cẩm, thêm vị đậm đà của nấm bào ngư, nấm hương, bí ngòi và cà rốt không chỉ thơm ngon, lạ miệng mà còn cung cấp đủ lượng tinh bột, chất béo, chất đạm và vitamin.
Món 13: Xôi gà bọc lá sen
[caption id="attachment_11254" align="aligncenter" width="600"] Xôi gà bọc lá sen[/caption]
Năm hết Tết đến, các chị em hãy cùng nhau gói trọn những buồn vui năm cũ vào trong món viên xôi gà bọc lá sen hấp dẫn này để chào đón năm mới đang cận kề nhé!
Món 14: Xôi lá nếp
[caption id="attachment_11256" align="aligncenter" width="600"] Xôi lá nếp trộn dừa sợi có màu xanh đẹp mắt[/caption]
Xôi lá nếp trộn dừa sợi có màu xanh đẹp mắt và thơm mùi lá dứa rất hấp dẫn. Làm món này cho cả nhà ăn sáng rất phù hợp đó bạn.
Món 15: Xôi cốm
[caption id="attachment_11255" align="aligncenter" width="600"] Xôi cốm dẻo thơm với màu xanh bắt mắt[/caption]
Xôi cốm dẻo thơm với màu xanh bắt mắt kết hợp với màu vàng của đậu xanh, đan xen màu trắng của dừa nạo là món quà ẩm thực không nên bỏ qua mỗi dịp thu về.
Với danh sách 15 món xôi ngon và cách nấu xôi ở trên, hy vọng bạn sẽ có món xôi ngon đãi gia đình hoặc dùng trong các buổi tiệc tùng nhé !
Từ khóa: các món xôi mặn, các món xôi lạ miệng, các món xôi ngọt, các món xôi ngon mà bổ dưỡng, cách nấu xôi ngon để bán, các món xôi ngon ở sài gòn, các món xôi ngon ở hà nội, các món xôi ngon , cách nấu xôi ngon , bi quyet nau xoi ngon , bí quyết đồ xôi ngon , bí quyết nấu xôi ngon , các món ăn kèm với xôi , các món xôi ngon dễ làm , các món xôi ngon mà bổ dưỡng , cach do xoi ngon , cách đồ xôi ngon , cách đồ xôi trắng , cách đồ xôi trắng ngon , cach hap xoi ngon , cách hấp xôi ngon , cach hong xoi ngon , cách hông xôi dừa , cách hông xôi ngon , cách làm các món xôi ngon , cach lam xoi di , cach lam xoi ngon , cách làm xôi hấp , cách làm xôi nén , cách làm xôi nghệ , cách làm xôi ngon , cách làm xôi ngọt , cach nau cac loai xoi , cach nau cac mon xoi , cach nau xoi trang , cách nấu các loại xôi ngon , cách nấu các món xôi ngon , cách nấu xôi bằng chõ , cách nấu xôi hạt điều , cách nấu xôi hạt kê , cách nấu xôi kê ngon , cách nấu xôi nếp , cách nấu xôi nếp ngon , cách nấu xôi nghệ , cách nấu xôi ngon , cách nấu xôi ngon bằng chõ , cách nấu xôi ngon để bán , cách nấu xôi ngon nhất , cách nấu xôi ngọt , cách nấu xôi thịt bằm , cách nấu xôi thịt heo , cách nấu xôi thịt heo ngon , cách nấu xôi trắng , cách nấu xôi trắng ngon , hướng dẫn cách nấu xôi ngon , xoi an voi gi thi ngon , xoi gac an kem voi gi , xoi gac xuan hong , xoi vo xuan hong , xôi ăn kèm với gì , xôi gấc ăn kèm với gì
Coi thêm ở : 15 món xôi ngon đãi tiệc và bí quyết nấu xôi ngon
0 notes
gianhovn · 7 years
Text
13 đặc sản “Ăn là nhớ” nức tiếng Hà Tĩnh
Bất cứ nơi đâu cũng đều có những món ngon hay đặc sản nổi tiếng mà du khách khó lòng quên được. Hà Tĩnh – địa danh nổi tiếng với nhiều phong cảnh đẹp như Chùa Hương Tích, bãi biển Thiên Cầm, Ngã Ba Đồng Lộc, Đèo Ngang… còn lưu giữ những di sản phi vật thể như ca trù, hò ví dặm… Không chỉ thế, nơi đây còn thu hút khách du lịch bởi những món đặc sản hấp dẫn mà giản dị của con người nơi đây. Hãy cùng VNTRIP.VN điểm qua 10 món đặc sản ở Hà Tĩnh nhé.
Những đặc sản “nức tiếng” Hà Tĩnh nên thưởng thức
Bánh Cu Đơ
Bánh Cu Đơ – đặc sản làm quà khi đến Hà Tĩnh (Ảnh: ST)
Thứ đặc sản nức tiếng Hà Tĩnh không thể không nhắc đến đó là bánh Cu Đơ. Đây là một loại bánh có hình tròn như chiếc gương, nhìn bề ngoài có vẻ sần sùi nhưng bên trong nó chứa đựng bao vị ngon ngọt, tinh túy thuần khiết nhất của con người Hà Tĩnh. Bánh có vị thơm thơm béo ngậy của mật mía, vị cay gây gây thơm nồng của gừng và đặc biệt là sự giòn tan của lạc và bánh tráng trứng. Lạc được tuyển chọn từ lạc núi nên to tròn, mọng và béo. Cầm miếng bánh nặng tay, cắn miếng bánh vừa dẻo dai vừa thơm nồng, béo ngậy và nhâm nhi thêm một ly trà đắng thì còn gì tuyệt hơn khi đến Hà Tĩnh.
Địa chỉ: Cơ sở sản xuất đặc sản kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh (Nam Cầu Phủ – Thành Phố Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh)
Hotline: 0902759596
Bánh Bèo Hà Tĩnh
Thưởng thức món bánh bèo Hà Tĩnh (Ảnh: ST)
Bánh bèo là món ăn dân dã mà bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể mua được nhưng ở mỗi vùng đất bánh lại mang hương vị và bản sắc riêng của nơi đó. Bánh bèo Hà Tĩnh cũng thế, nó mang một hương sắc riêng mà khi ăn vào bạn không thể nhầm lẫn với bánh nơi khác được. Bánh bèo được làm từ bột lọc, nhân trong làm từ tôm non bóc vỏ hoặc từ thịt nạc được xào lên cùng với hành khô, sau đó ăn kèm với rau thơm. Khi ăn cho thêm một ít tương ớt, tạo nên vị vừa cay, vừa chua ngọt của chanh đường rất hấp dẫn.
Bánh bèo dù ăn nóng hay nguội đều ngon và hấp dẫn. Khi ăn nóng, kèm nước mắm cay trong những ngày trời se se lạnh sẽ thấy ấm lòng. Còn khi ăn nguội, bánh hơi dai, giòn mang vị đậm đà.
Địa chỉ: 22 Phan Đình Phùng – Thành Phố Hà Tĩnh
Bánh Đa Vừng
Du lịch Hà Tĩnh lựa chọn bánh vừng đen làm quà (Ảnh: ST)
Du lịch Hà tĩnh nổi tiếng với món ăn dân dã, rẻ tiền nhưng lại rất ngon, khó có thể chối từ đó chính là món bánh đa vừng. Ở Hà Tĩnh món bánh đa vừng rất phổ biến, nó được bán ở khắp các chợ, các quán…có hương vị thơm giòn đậm đà mang bản sắc của vùng. Bánh đa vừng Hà Tĩnh được làm hoàn toàn bằng gạo, chiếc bánh to, dầy, có nhiều vừng đen, vừa béo vừa ngậy, khi đói có thể ăn trừ cơm, chỉ thấy no mà không thấy chán.
Bánh đa ở Hà Tĩnh được làm hoàn toàn bằng gạo ngon, không pha thêm ngô, sắn như ở nhiều nơi khác. Thông thường khi làm bánh đa, người ta chọn loại gạo gié vụ mùa, vừa dẻo, vừa thơm, không dùng gạo xay từ các vụ lúa trước, năm trước vì lúa để lâu nên gạo mất chất không còn vị ngọt và thơm như gạo đầu mùa. Ở Hà Tĩnh người ta còn ăn bánh tráng xúc nham (gỏi) bắp chuối, hến xào… Đặc sản Hà Tĩnh làm quà mà là món bánh đa dành tặng gia đình và bạn bè thì không gì thích hợp hơn.
Địa chỉ: bánh đa vừng bán nhiều nhất ở các chợ Hà Tĩnh như chợ Tỉnh, chợ Cầy, chợ Hội…
Xem thêm: Cẩm nang du lịch Hà Tĩnh – Tất tần tật những kinh nghiệm thú vị cần lưu ngay
Ram bánh mướt
Đặc sản Hà Tĩnh: Ram bánh mướt (Ảnh: ST)
Ram theo tiếng Hà Tĩnh dùng chỉ món nem rán, là món ăn nổi tiếng, góp phần làm nên hương vị ẩm thực Việt Nam. Nhưng ăn ram ở Hà Tĩnh, sẽ cảm nhận một hương vị thật khác mà không có nơi nào có được. Bánh mướt là cách gọi khác của bánh cuốn, bánh ướt – món ăn ưa dùng của xứ Nghệ. Bánh mướt đơn giản chỉ cần chấm mắm, thường ngày là bánh mướt cuốn chả, sang hơn là canh gà bánh mướt. Người miền Bắc thường cuốn mướt với nhân thịt, khi tráng cho nhiều mỡ, nhưng người miền Trung bánh mướt để không nên khi ăn thưởng thức được hương vị mát lành, thanh đạm.
Ram mướt là thức bánh kết hợp hài hòa của hai loại bánh khác nhau, vừa giản dị vừa tinh tế, ăn vào giòn mà dẻo, béo nhưng không ngấy. Tuy cách chế biến khác nhau nhưng cả hai loại bánh cùng được làm từ gạo nếp, ngon, trắng, dẻo. Nếp được xay nhuyễn thành bột, trộn muối, đổ nước ấm, nhào cho chắc, mịn. Người làm bánh khéo léo phải biết lấy lượng bột vừa đủ, bánh mỏng nhưng dai.
Địa chỉ: nhà hàng Thiên Trang – Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh
Gỏi cá đục
Hương vị lạ khi thưởng thức gỏi cá đục Hà Tĩnh (Ảnh: ST)
Nhắc đến những món đặc sản Hà Tĩnh, ta không quên nhắc đến gỏi cá đục – một món ăn gắn liền với miền biển, sông nước- một thức quà đặc biệt riêng của vùng biển Xuân Nghi.
Cá đục dài khoảng 13-18 cm, thân to hơn ngón tay cái, sống gần bờ biển, có hình dạng tương tự loài cá bống nước ngọt. Cá đục có thể chế biến được rất nhiều món ngon vì thịt chắc, trắng, có vị ngọt và hầu như mùa nào cũng có.
Ăn gỏi cá đục nhất thiết phải có rau thơm và các loại lá sung, lá đinh lăng, lá xoài non… cùng với xoài xanh, khế chua, chuối xanh thái lát mỏng. Khi ăn dùng bánh đa nem cuộn rau với cá, chấm với nước lèo, bạn sẽ cảm nhận được vị béo của cá, vị bùi của cùi dừa, vị cay, vị chua lẫn vị thanh thanh, ngọt ngọt rất đặc biệt mà không nơi nào có được.
Địa chỉ: nhà hàng Đức Thắng (Trần Phú, TP. Hà Tĩnh)
Bánh gai Đức Thọ
Bánh gai Đức Thọ Hà Tĩnh (Ảnh: ST)
Bánh gai- cái tên dân giã, không xa lạ gì với những người dân vùng quê miền trung. Cái thứ bánh được làm từ lá gai, hòa quyện cùng mật mía. Bánh gai bắt nguồn từ vùng quê Đức Thọ sau đó lan truyền dần sang các vùng quê khác ở miền trung. Công đoạn làm bánh cực kì công phu và mất thời gian. Lá gai được hái từ những vườn lá, chọn lá to dầy nhất, đem về nấu cùng mật mía, sau đó được trộn với bột gạo, giã nhuyễn, nhào nặn rất công phu. Nhân bánh được làm từ đậu tằm, mứt dừa, bánh mặn thì có thêm thịt mỡ vừa béo vừa ngậy. Bánh còn được tráng một lớp vừng bên ngoài. Vỏ bánh có màu đen, màu đặc trưng của mật mía và lá gai. Khi ăn bánh, người ăn có thể cảm nhận được vị ngon lành, ngậy, béo bùi mà dân dã của vùng quê.
Hến sông la
Món ăn dân dã đậm hương vị Hà Tĩnh (Ảnh: ST)
Hầu như vùng sông nước nào cũng có hến. Và hến cũng là món ăn ưa thích của nhiều gia đình Việt. Hến có một hương thơm đặc trưng quyến rũ, bát nước Hến đầu tiên nóng hôi hổi mát, thơm, đậm ngọt, bổ dưỡng, màu trắng sữa như nguồn sống vô tận của dòng sông quê mẹ. Đúng như câu ca ai ví “Dẫu ai đi quanh về quắt – không kẻo nước giắt Kẻ Thượng” (Giắt là loại Hến con sinh sôi rất nhanh vào mùa hè, thích nghi sống ở vùng nước lợ như phía hạ nguồn giáp ranh giữa sông La và sông Lam). Từ hến có thể chế biến ra nhiều món ăn để thay đổi hương vị cho bữa cơm thường ngày, như hến xào giá, ăn kèm bánh tráng, canh hến nấu rau tập tàng, cơm nước hến thêm chút gừng cay ăn kèm với cà muối mới thật đậm đà làm sao.
Mực nhảy Vũng Áng
Đặc sản Hà Tĩnh: Mực nhảy Vũng Áng (Ảnh: ST)
Vùng biển Vũng Áng Hà Tĩnh là một vùng biển đẹp nổi tiếng, là khu kinh tế sầm uất, nổi tiếng với những loài hải sản tươi ngon, đặc sản… Ở đây nổi tiếng với mực nhảy vì những con mực ở đây rất to và được chế biến ngay sau khi đánh bắt nên người dân ở đây gọi là mực nhảy. Mực nhảy có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác như luộc, xào, hấp hay gỏi. Mực nhảy có vị tươi, ngon, thơm rất đặc trưng, khác hoàn toàn so với các loại mực ở vùng biển khác trên cả nước.
Bún bò Đức Thọ
Đến du lịch Hà Tĩnh thưởng thức món bún bò Đức Thọ (Ảnh: ST)
Bún bò là món ăn truyền thống quen thuộc của người Việt nhưng bún bò Đức Thọ mang nét đặc trưng riêng nhờ sự khác biệt trong lựa chọn nguyên liệu và chế biến. Không như các loại bún trên thị trường được chế biến qua máy móc hiện đại, bún ở Đức Thọ được làm thủ công bằng tay nên sợi bún to tròn và có màu hoa cau vì không qua công đoạn xử lý làm trắng màu bún. Loại bún này phải được làm từ gạo quê Đức Thọ, thịt bò cũng là thịt tươi, mềm từ những chú bò được chăn thả ven đê làng quê Đức Thọ. Mặc dù hình thức của món ăn không đẹp như nhiều loại bún khác nhưng bún bò Đức Thọ vẫn chinh phục trái tim thực khách bởi hương vị dẻo thơm mộc mạc.
Bún thịt nướng
Bún thịt nướng Hà Tĩnh – món ngon đúng điệu (Ảnh: ST)
Đến thăm Hà Tĩnh, bạn đừng quên ghé qua bất cứ quán ăn ven đường nào để thưởng thức món bún chả Hà Tĩnh. Bún thịt nướng tuy không mới nhưng người dân địa phương thổi hồn vào món ăn này hương vị đồng quê chân chất với sự khác biệt ở nước chấm: nước tương. Gia vị ăn kèm bún thịt nướng Hà Tĩnh không phải nước mắm, nước xương như người miền Bắc mà là nước tương – thường được người dân gọi là chẹo. Chẹo chế biến từ nước tương, trộn với lạc rang giã nhỏ kết hợp với ớt tỏi đường, tạo nên mùi vị chua cay mặn ngọt làm đậm đà thêm vị thịt và nét thanh mát của bún.
Suất bún chả một người ăn có giá rất phải chăng, khoảng 30.000 đồng. Các quán bún thịt nướng thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh tập trung nhiều ở phố Trần Phú, Phan Anh, Nguyễn Ái Quốc… và bán cả ngày nên du khách có thể thoải mái lựa chọn thời điểm đi ăn.
Cháo canh
Ngọt thơm tô cháo Canh Hà Tĩnh (Ảnh: ST)
Nhìn vẻ bề ngoài cháo canh có vẻ giống mỳ vằn thắn hoặc bún nhưng những du khách đã đến Hà Tĩnh và nếm thử món ăn này sẽ bị ấn tượng bởi hương vị ngọt ngọt, chua chua, cay cay của nó. Nguyên liệu chính làm nên món ăn đặc biệt là bột mỳ. Bột được cán thành sợi như bún rồi chan với nước dùng từ xương lợn ninh nhừ, ăn kèm giò chả, thịt lợn, chút thịt bò và lá mùi tàu thái sợi, tạo nên món ăn vô cùng độc đáo.
Bưởi Phúc Trạch
Bưởi phúc trạch Hà Tĩnh (Ảnh: ST)
Bưởi Phúc Trạch nổi tiếng ở vùng Hương Khê Hà Tĩnh được bạn bè gần xa biết đến. Bưởi có dạng hình cầu tròn, nhỏ chứ không to như những loại bưởi khác, khi ăn vào có vị thanh chua rồi ngọt hậu tới cổ, thơm nhẹ tự nhiên. Thịt bưởi có màu hồng nhạt hoặc màu trắng trông rất đẹp mắt. Bưởi Phúc Trạch tự hào là một trong 7 loại cây ăn quả quý hiếm của cả nước. Bưởi Phúc Trạch nổi tiếng thơm ngon được người dân nhớ đến bằng câu hò: “Mời về Phúc Trạch quê em Chè thơm bưởi ngọt người quen đợi chờ…”
Cam bù Hương Sơn
Đặc sản cam bù Hương Sơn Hà Tĩnh (Ảnh: ST)
Nếu bạn đến Hương Sơn Hà Tĩnh vào dịp gần tết bạn sẽ được ngập tràn trong thế giới cam bù. Cam bù được người dân chọn làm một trong năm thứ quả bày trên mâm ngũ quả với mong muốn căng tràn no đủ. Cam bù khi chín vỏ đỏ, xốp dễ bóc vỏ, múi cam mọng nước, ít hạt, ăn có vị ngọt, hương thơm quyến rũ, giá trị dinh dưỡng cao. Đây là cây bản địa được chọn lọc tự nhiên qua hàng trăm năm. Cam bù Hương Sơn là đặc sản Hà Tĩnh mà du khách thường mang về làm quà cho người thân khi đến đây.
Trên đây là 13 đặc sản khó quên khi nhắc đến đặc sản Hà Tĩnh. Hy vọng với bài viết trên các bạn có thêm kiến thức để không bỏ lỡ những món ngon đặc sản khó quên này. Hãy đồng hành cùng VNTRIP.VN để trở thành những con người thông thái và có những chuyến du lịch lý thú nhé.
13 đặc sản “Ăn là nhớ” nức tiếng Hà Tĩnh Ngu?n:
Cẩm nang du lịch Việt Nam.
Xem khuyến mãi Nguồn:
0 notes
dichvuketoannoibo · 7 years
Text
Các quốc gia đón Tết Âm lịch ra sao?
Những ngày giáp Tết về Hà Giang xem đua... cá
16 điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Á năm 2017
Những cảnh đẹp mê hồn ít được biết đến ở châu Á
Người dân Trung Quốc tổ chức Lễ hội múa lân trong ngày Tết cổ truyền. Ảnh: T.L
Trung Quốc
Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình.
Mừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là "Guo Nian", trong đó Nian có nghĩa là năm. Tuy nhiên, theo truyền thuyết thì Nian là tên một con quái vật luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành, và một năm nọ người ta phát hiện con quái vật này rất sợ màu đỏ và tiếng ồn.
Kể từ đó cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành. Người ta viết lên giấy đỏ những lời cầu chúc rồi dán lên cửa, cắt giấy hoa văn thể hiện niềm hy vọng, rồi dán lên cửa sổ, làm một thứ "bánh gói" - ngụ ý gói những điều chúc phúc ở trong đó. Trước ngày Tết, người Trung Quốc cũng làm vệ sinh nhà cửa để “xả xui”.
Ngày Tết, người Trung Quốc cũng có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên. Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.
Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Trong đó đáng chú ý có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi. Theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Một điều thú vị là phiên âm Nian Gao còn mang ý nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Đó cũng chính là mong ước của mọi người trong năm mới. Trong số các loại bánh ngọt truyền thống của Trung Quốc, Nian Gao có lẽ là loại lớn nhất, đặc biệt phổ biến trong dịp năm mới. Chiếc bánh này không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống của người Trung Quốc. Bánh Nian Gao cũng là món quà tặng phổ biến trong dịp năm mới.
Giống như Tết của người Việt Nam trên bàn thường có khay bánh kẹo đón khách vào ngày Tết, người Trung Quốc cũng có một khay tròn 8 ngăn, hoặc 6 ngăn (hai số phúc lộc theo quan niệm của người phương Đông) để sắp xếp bánh kẹo theo vòng tròn, được gọi là “khay sum họp”. Mỗi loại bánh, mứt, kẹo có trong khay hàm chứa một ý nghĩa riêng: Kẹo: khởi đầu năm mới ngọt ngào; Hạt dưa đỏ: niềm vui, hạnh phúc, sự chân thành; Vải sấy khô: quan hệ gia đình bền chặt; Quả kim quất: thịnh vượng; Mứt dừa: sự gắn bó; Đậu phộng: sống lâu; Long nhãn: sinh nhiều con trai; Hạt sen: con cháu đầy đàn…
Người Trung Quốc còn có phong tục mang theo một túi cam quýt có bỏ kèm những phong lì xì mừng tuổi khi đến chơi nhà bạn bè, người thân trong hai tuần đầu năm mới.
Ngoài màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc, rất thịnh tại các nước phương Đông, phong tục biếu cam quýt này còn phát triển nhờ thú chơi chữ của người Trung Quốc xưa.
Trong tiếng Hán, chữ “cam” phát âm gần giống như “giàu có”, còn chữ “quýt” thì lại giống như “may mắn”. Đặc biết, đối với những đôi vợ chồng trẻ mới cưới, hai loại trái cây này còn được coi như lời chúc sinh con đàn cháu đống…
Hàn Quốc
Múa dân gian cổ truyền trong ngày Tết của người dân xứ Hàn. Ảnh: T.L
Ở Hàn Quốc, năm mới chính thức bắt đầu từ ngày 1/1 Âm lịch. Nhưng từ những ngày cuối năm âm, không khí Tết đã tràn ngập khắp các ngả đường và trong mỗi gia đình. Ngày 30 Tết, các gia đình Hàn Quốc cũng dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Buổi tối trước Giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần; mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc những bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Đêm Giao thừa, người Hàn Quốc đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma. Người Hàn Quốc quan niệm đêm Giao thừa không ai ngủ vì nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.
Mâm cỗ cúng đêm Giao thừa của người Hàn Quốc thường có tới hơn 20 món, trong đó không thể thiếu món ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà) và món cay kim chi. Người Hàn cho rằng, ngày Tết ăn ttok-kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác. Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc không thể trọn vẹn nếu thiếu món canh bánh gạo (tteokguk) - món canh mang ý nghĩa đem lại nhiều may mắn trong tương lai. Canh được làm bằng cách nấu nhiều lát bánh gạo. Ngoài ra còn có các món khác như cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.
Sáng mùng 1 Tết, người Hàn có phong tục tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo cổ truyền, uống gui balli sool, một loại rượu bổ làm cho thính giác tinh nhạy, sau đó tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là Chesa do trưởng nam trong gia đình đứng ra làm lễ. Đồ cúng cùng với rượu gạo được bày trên mặt bàn giữa nhà. Trên đó cũng đặt các bài vị tổ tiên viết trên giấy sớ sẽ đốt đi sau khi cúng. Chủ gia đình thắp hương, khấn mời Tổ tiên, cả nhà cùng bái lạy làm lễ.
Sau lễ Chesa là lễ Seba, con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tuỳ thuộc vào tuổi, vị trí của người con cháu trong gia đình cũng như điều kiện, hoàn cảnh của gia đình đó.
Sau đó, cả nhà cùng quây quần thụ lộc những đồ ăn vừa cúng Tổ tiên. Tiếp đến, đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc tới chùa.
Ngày Tết, trước cửa nhà người Hàn Quốc không thể thiếu một cái xẻng bằng rơm (gọi là Bok jo ri) với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm. Trước đây, ở Hàn Quốc còn có người đi bán rong “Bok jo ri” vào sáng mùng 1. Họ được coi là người đem lại sự may mắn cho năm mới. Ai gọi được người bán hàng rong “Bok jo ri” vào nhà càng sớm thì sẽ được nhiều lộc. Ngày nay, không còn những người bán hàng rong như thế nữa. “Bok jo ri” được mua ở cửa hàng từ trước Tết.
Triều Tiên
Người dân Triều tiên nô nức và làm lễ đón chào năm mới. Ảnh: T.L
Trước kia, người Triều Tiên đón Tết vào tháng 10 và tháng 11, gần đây mới chuyển dần sang mồng 1 tháng Giêng Âm lịch.
Đêm 30 Tết, các gia đình quét dọn trong nhà ngoài hiên, treo câu đối Tết, tranh Tết, làm cơm Tết và may quần áo Tết. Sáng sớm ngày mồng 1, mọi người dậy sớm, chỉn chu quần áo đón Tết, quay quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên); sau đó bề trên đáp lễ bằng việc mời cơm Tết. Cả nhà sẽ cùng nhau dùng Ttok-kuk, món ăn được làm từ nước cơm, với bánh gạo và đậu xanh. Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, người Triều Tiên tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa bởi họ quan niệm khi họ thêm 1 tuổi là khi hết năm cũ chứ không phải sau ngày sinh nhật như những nơi khác.
Ngày Tết Nguyên đán ở Triều Tiên không thể thiếu 2 phong tục: "đuổi quỉ' và "đốt tóc". Để “đuổi quỉ", họ bện một người nộm bằng rơm, nhét tiền vào trong ruột, sáng sớm mồng 1 Tết đem vứt ra ngã tư đường với ý tống khứ ma quỉ, nghênh đón điều tốt lành. Tục "đốt tóc" thường được làm vào buổi chiều mùng 1, người ta đem tóc rụng thu nhặt trong cả năm ra đốt sạch, với mong ước năm mới gặp nhiều bình an và xua đuổi dịch bệnh.
Món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người Triều Tiên đó là món “cơm thuốc”. Để chế biến món này, người ta đem gạo nếp hấp qua, rồi trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương... rồi hấp chín. Người Triều Tiên từ xa xưa đã coi mật là thuốc nên đã gọi loại cơm này là cơm thuốc. Loại cơm này dùng để đãi khách và cúng tổ tiên. Người Triều Tiên quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.
Tết của người Triều Tiên kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống đặc sắc như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy pháp saman đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc.
Singapore
Người dân Singapore đón Tết cổ truyền độc đáo. Ảnh: T.L
Người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán âm lịch cổ truyền. Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.
Lễ hội hoa đăng là hoạt động đầu tiên của tháng các hoạt động Lễ hội Chunjie,diễn ra ở khu Chinatown - trung tâm của Lễ hội Tết Âm lịch ở Singapore. Đêm Hoa đăng được khai mạc vào thời điểm cụ thể khác nhau tuỳ theo mỗi năm nhưng thường ngoài trung tuần tháng 1 dương lịch và trước ngày mồng 1 Tết Âm lịch khoảng 15-20 ngày với hình ảnh trang trí ứng với các con vật tượng trưng cho năm đó theo quy luật lần lượt 12 con giáp. Vào dịp này, người dân Singapore đi du xuân với nhiều hoạt động khác nhau như đến các đền chùa để lễ thần phật xin lộc đầu năm và cả năm mới, hoặc vãn cảnh ở các vườn hoa, công viên, khu di tích, danh thắng văn hóa, hoặc các khu vui chơi giải trí trong cả nước…
Lễ hội Singapore River Hongbao trở thành sự kiện văn hóa thường niên trong Lễ hội mùa xuân ở Singapore bắt đầu từ năm 1987. Sự kiện này thường được tổ chức tại Công viên Esplanade lộng lẫy với một chuỗi những hoạt động giải trí dành cho trẻ em, người lớn và cả người già, tạo nên một sân chơi lí tưởng cho cả gia đình. Mọi người, nhất là các du khách nước ngoài sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hóa Trung Hoa thông qua các gian trưng bày và hoạt động biểu diễn, bao gồm khu trưng bày những bức tượng khổng lồ của các thần thoại Trung Hoa như Thần Tài và 12 Con Giáp cũng như chương trình biểu diễn hàng đêm của các nghệ sỹ đến từ Tây Tạng và các tiết mục biểu diễn pháo hoa đặc sắc trên Vịnh Marina. Bên cạnh đó, sẽ có những buổi trình diễn ẩm thực các món ăn truyền thống, cuộc thi viết thư pháp và những trò chơi vui nhộn hứa hẹn mang đến những khoảnh khắc ấn tượng cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Lễ hội Đường phố Chingay ở Singapore thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng cũng là kết thúc tết. Hoạt động này thu hút hàng ngàn du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố.
Tên gọi Chingay theo tiếng Hoa có nghĩa là "nghệ thuật trang phục và hoá trang". Đây là hoạt động độc đáo để người dân Singapore vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc trong nước và với các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới.
Trong suốt 15 ngày từ đêm Giao thừa cho đến hết ngày 15 tháng Giêng, trên đất nước Singapore đâu đâu cũng diễn ra các hoạt động vui xuân, là dịp để người ta đi thăm họ hàng, bạn bè và đãi tiệc nhau. Cha mẹ và những người thân đã lập gia đình sẽ gửi tặng “hong baos” (tiền lì xì đựng trong bao đỏ) cho những người thân chưa lập gia đình là biểu thị một cách cầu chúc may mắn cho họ.
Mông Cổ
Người dân Mông cổ quây quần xum họp bên gia đình của mình trong ngày Tết cổ truyền. Ảnh: TL
Mông Cổ là một trong số ít quốc gia ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam. Ở Mông Cổ, hai dịp lễ quan trọng được chờ đợi nhất là Tết tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar) vào tháng giêng và tết Naadam vào tháng 7.
Những ngày này, mọi người cùng “rửa sạch” cả thể xác lẫn tâm hồn để đón chào khởi đầu mới tốt, đẹp hơn. Nghi thức trước đêm Giao thừa của người Mông Cổ là rửa sạch chén bát với sữa ngựa.
Vào thời khắc Giao thừa, người Mông Cổ thực hiện tục uống trà đầu năm. Trước tiên, họ pha trà rót ra 1 chén đầu tiên, đem ra trước sân nhà vẩy khắp 4 hướng. Chén trà thứ 2 dành mời chủ nhà, sau đó lần lượt mời các thành viên khác trong gia đình.
Món ăn truyền thống trong Tết Tsagaan Sar là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz (giống như bánh bao), thịt cừu, thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa.
Ngày Tết gặp nhau, người Mông Cổ chúc nhau bằng câu nói: "Chúc cho đàn cừu của bạn béo tốt". Ở xứ sở này, cừu đông hơn người. Hầu hết các món ăn ngày tết của người Mông Cổ đều chế biến từ sữa cừu và trên mâm cỗ lúc nào cũng có thịt cừu nướng và mỳ vằn thắn.
Cũng giống như Việt Nam, tại nhiều nước Đông Á khác, ngày Tết Nguyên đán cổ truyền đã là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ trong sự hoà thuận, yêu thương và mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.
Source : 24h[dot]com[dot]vn
0 notes
comnieuutlong · 4 months
Text
Tumblr media
Cơm Niêu Út Long.Com Ngon Như Cơm Mẹ Nấu Quán Cơm niêu Ngon Quận Tân Phú Ăn cơm ngon như mẹ nấu, đặc biệt quán được review nổi tiếng với Món c hua với bí ngòi nấu ăn riêng Được cộng đồng dân văn phòng, người yêu cơm niêu tại TPHCM vô cùng yêu thích.
Cơm Niêu Út Long có giao đi
Có đặt cơm theo yêu cầu tiệc gia đình
Cơm Niêu Út Long từ một chàng trai có niềm đam mê với những bữa cơm gia đình, chăm sóc người thương, Ngon Như Cơm Mẹ Nấu tinh hoa ẩm thực Việt - Điểm đến gắn kết gia đình Hạnh phúc, chiêu đãi bạn bè, khách hàng, đối tác món ngon giá phù hợp. Hương vị đậm đà - Niêu Út Long chinh phục vị giác, Nấu cơm tỉ mỉ như mẹ yêu thương con, Ngồi bên Cơm niêu Út Long gắn kết tình thân vun đắp yêu thương gia đình Đặc biệt Cơm Niêu Út Long đặt nấu cơm cho cty, xí nghiệp với menu đa dạng và phong phú ( vui lòng inbox hoặc liên hệ hotline )
Cơm Niêu Út Long - Địa chỉ ăn cơm niêu ngon tại Tân Phú Địa chỉ 119 A-119 B-119C Lê Trọng Tấn Sơn Kỳ Tân Phú Điện Thoại: 0908555656 Website: comnieuutlong.com Email: [email protected]
ComNieuUtLong #NgonNhuComMeNau #comnieu #nhahangcomnieu #TanPhu #MonNgonMoiNgay #CanhChua #CaKhoTo #ComNieuTanPhu
ComNieuBinhTan #ComNieuTanBinh #QuanAnngon #DiaDiemAnUong #Xuhuong #comnieuVietNam
0 notes
letyourmindpe14 · 6 years
Text
Nhìn ra thế giới: Văn hoá truyền thống ẩn chứa trong cách sử dụng thìa, đũa của ẩm thực Hàn – Trung – Nhật
Mỗi thành phố, mỗi quốc gia đều mang trong mình một tiến trình lịch sử, có trải nghiệm, có thăng trầm. Mỗi địa danh cũng tạc vào lịch sử ấy tên tuổi và dấu tích của mình, trở thành “chứng nhân” cho xã hội tương lai, con người tương lai.
Thấu hiểu điều đó, với xuất phát điểm là trân quý tất cả những điều tốt đẹp của văn minh nhân loại, chuyên mục “Nhìn ra thế giới” hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc sự lạc quan và tin tưởng vào những giá trị nhân văn đang hiện hữu tại những miền đất khác nhau trên thế giới. Và nếu sự phát triển của xã hội giống như một vở kịch chưa có hồi kết, thì chúng ta hãy cùng nhau diễn tấu trọn vẹn vai diễn lịch sử của mình!
Đón xem: Nhìn ra thế giới
***
Ba nước Hàn – Trung – Nhật đều nằm ở khu vực Đông Á, có nhiều điểm tương đồng về văn hóa. Tuy nhiên, đặc thù về lịch sử, đời sống, xã hội đã hình thành nên rất nhiều khác biệt, trong đó có thể kể đến văn hóa sử dụng thìa, đũa trong ẩm thực. Thìa và đũa là một bộ dụng cụ ăn uống, được dùng để ăn cơm và thức ăn, tuy đơn giản nhưng chứa đựng văn hoá truyền thống đặc sắc.
[caption id="" align="alignnone" width="600"] Ảnh: vietkitegroup.com[/caption]
Hàn Quốc
Về mặt hình thức, thìa của Hàn Quốc có chiều dài dài nhất trong ba nước, nhưng đũa lại có chiều dài ngắn nhất. Nhìn một cách tổng thể thì sự cân bằng về chiều dài của hai dụng cụ ăn này rất hợp lý. Điều này có nghĩa là phải sử dụng hài hòa thìa và đũa trong ẩm thực của người Hàn Quốc.
[caption id="" align="alignnone" width="233"] Ảnh: muabay.com[/caption]
Phần đuôi cán thìa được thiết kế giống hình ovan, hơi lõm là để khớp với trọng lượng của chiếc thìa. Như vậy, sự tinh tế của người Hàn Quốc trong văn hóa ẩm thực còn được thể hiện đến cả chiếc cán thìa. Căn cứ vào di tích còn lại thì chiếc thìa xuất hiện tại Hàn Quốc vào khoảng thời kỳ đồ đồng, đũa xuất hiện muộn hơn. Trung Quốc và Nhật Bản cũng dùng đũa trong ăn uống như Hàn Quốc nhưng chủ yếu họ dùng đũa còn thìa chỉ dừng lại ở việc sử dụng để ăn món canh hoặc một số món ăn có nước khác. Ngược lại, đối với người Hàn Quốc việc dùng thìa không khác gì dùng đũa. Thìa trở thành dụng cụ chính trong ăn uống bởi vì thìa không chỉ được sử dụng để ăn canh, các món có nước mà nó còn được dùng để ăn cơm.
Hàn Quốc là một trong những nước duy nhất trên thế giới sử dụng đũa làm từ kim loại, trong khi các nước dùng đũa trong ăn uống chủ yếu là đũa làm từ gỗ hoặc nhựa. Có thuyết rằng, vào thời kỳ đồ đồng, trong hoàng cung của vương quốc Baekje (Bách Tế) người ta đã sử dụng thìa, đũa bằng vàng và bạc như một công cụ để bảo vệ bản thân trước kẻ thù. Nước có chứa độc nếu chạm vào thìa, đũa thì màu bạc sẽ biến thành màu đen. Sau này, tầng lớp bình dân cũng sử dụng thìa, đũa làm từ kim loại như đồng.
[caption id="" align="alignnone" width="550"] Ảnh: muachung.vn[/caption]
Ngày nay, người ta sử dụng đũa, thìa làm từ inox. Có thuyết khác cho rằng, Hàn Quốc khác với các quốc gia châu Á là sử dụng đồng thời thìa và đũa khi ăn nên không dùng đũa gỗ chủ yếu như các nước châu Á khác. Lý do quan trọng hơn là người ta tin rằng dùng thìa, đũa làm từ kim loại vệ sinh hơn nhiều so với làm từ gỗ hay nhựa. Nếu đến nhà hàng Hàn Quốc vào buổi chiều sẽ thấy thìa, đũa dùng lúc trước được nhúng trong nước sôi, để khô rồi bọc giấy. Như vậy đủ để chứng minh vấn đề an toàn vệ sinh được người Hàn rất đề cao.
Thìa và đũa có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của người Hàn Quốc từ lúc sinh ra, trưởng thành, kết hôn cho đến khi rời xa thế giới. Khi đứa trẻ tròn 1 tuổi, người ta chuẩn bị cho bé một bộ thìa, đũa riêng và bộ thìa, đũa này sẽ được thay phù hợp với sự trưởng thành của đứa bé. Khi kết hôn, cô dâu phải chuẩn bị thìa, đũa cho hai vợ chồng và sử dụng nó gần như trong suốt quãng đời. Khi có giỗ chạp, người ta cũng đặt thìa, đũa lên bàn thờ để cúng.
Ở Hàn Quốc, thìa và đũa thường được phân chia thành đồ dùng thường xuyên trong gia đình và đồ dành cho khách. Cách sử dụng thìa, đũa cũng phải tuân theo nguyên tắc.
Đối với người Hàn Quốc, một khi đã cầm thìa thì cho tới lúc bữa ăn kết thúc mới được đặt thìa xuống bàn ăn. Khi sử dụng đũa để gắp thức ăn thì để thìa trong bát cơm hoặc bát canh của mình, khi không dùng đũa thì nên đặt trên bàn ăn vì sẽ cần tới khi gắp thêm thức ăn. Theo truyền thống, khi ăn cơm cùng với người lớn tuổi, người Hàn Quốc không bao giờ cầm đũa trước và tránh không bỏ đũa xuống trước khi người lớn chưa ăn xong. Đây là điểm đặc biệt trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc và cũng là điểm khác biệt với Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhật Bản
Ở Nhật Bản, người ta sử dụng đũa cho hầu hết tất cả các món ăn, bởi vì, phần lớn các món Nhật đã được xắt nhỏ từ khâu chuẩn bị, nấu nướng. Thêm vào đó, người Nhật lại thường xuyên ăn cá và việc dùng đũa giúp họ có thể loại bỏ xương cá một cách dễ dàng hơn.
Nhiều nhà hàng ẩm thực truyền thống của Nhật Bản chỉ phục vụ đũa trong bữa ăn trong khi thìa chỉ được mang ra để dùng cho món súp hoặc món tráng miệng. Và dưới con mắt người Nhật, đôi đũa có giá trị hơn khi nó trở thành chủ đề thẩm mỹ học gắn nhiều với phong tục, tập quán. Ở Nhật Bản, một món ăn truyền thống, nổi tiếng là món Sashimi sẽ dễ bị hỏng nếu như người Nhật sử dụng các dụng cụ ăn bằng kim loại như dao, dĩa… theo kiểu phương Tây.
[caption id="" align="alignnone" width="640"] Ảnh: vi.aliexpress.com[/caption]
Thường các gia đình ở Nhật đều sở hữu những bộ đũa quý khảm trai hoặc thếp vàng. Những bộ đũa sơn mài được sơn vẽ cầu kỳ với hình ảnh con chim sếu hoặc những cành anh đào cũng rất phổ biến.
Theo quan điểm của Richard Bowring (người Anh), một nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nhật Bản thì quan niệm của người Nhật về đôi đũa có sự thay đổi theo chiều dài. Đũa của chồng dài hơn của vợ, đũa của bố mẹ dài hơn của con cái, đũa của anh dài hơn đũa của em. Điều này ngược lại với thời xa xưa, những bậc đế vương dùng đũa ngắn, bậc càng thấp dùng đũa càng dài.
Trên bàn ăn, người Nhật dùng một đôi đũa chung để gắp thức ăn vào bát của riêng mình. Nếu không có đôi đũa chung, họ phải trở đầu đũa ăn của mình để gắp thức ăn cho khách sau đó trở lại đầu đũa cũ để ăn. Đây không đơn thuần là vấn đề vệ sinh mà còn gần với phong tục: trong tang lễ Nhật Bản, người thân phải dùng đũa gắp xương người đã khuất sau khi hỏa táng và truyền cho nhau.
[caption id="" align="alignnone" width="640"] Ảnh: vi.aliexpress.com[/caption]
Ngoài ra, họ còn tránh dùng đũa gắp thức ăn đã bị rơi hoặc không cắm đũa vào bát cơm vì nó gợi lên hình ảnh chết chóc. Điều thú vị hơn cả là người đi cắm trại, đi picnic nhất thiết không được quên tục lệ: đôi đũa dùng xong phải bẻ đôi tránh ma quỷ tận dụng những đôi đũa đó làm điều xấu, điều ác hoặc tránh tà ma theo bám gia đình và bữa cơm gia đình.
Người Nhật ngày nay cũng như người Trung Quốc và Việt Nam khi ăn xong đều rửa sạch đũa để dùng lại. Với tính cách cẩn thận nên trong các gia đình người Nhật thường chuẩn bị mỗi người một đôi đũa riêng. Ngăn đựng đũa của họ còn phân định rõ đâu là đũa dành cho chủ, đũa dành cho khách, khách đến nhà sau khi dùng bữa thì đũa của họ sẽ được gia chủ vứt đi – biểu hiện sự sạch sẽ của người dân xứ sở Mặt trời mọc.
Đối với người Nhật, việc thể hiện sự trân trọng đối với bữa ăn mà mình được phục vụ là một phép lịch sự. Vậy nên, khi cảm thấy đã no và không muốn được tiếp thêm đồ ăn nữa, thực khách am hiểu văn hóa Nhật vẫn giữ nguyên đôi đũa giữa ngón cái và ngón trỏ rồi nói “gochisosama” (bữa ăn rất ngon, xin cảm ơn). Ngoài ra, đối với văn hóa Nhật, việc ăn uống xì xụp không phải là bất lịch sự mà là thể hiện sự tán thưởng đối với tài nghệ nấu nướng của người thết đãi bữa ăn.
Thời xưa, muốn chứng tỏ mình thuộc tầng lớp "quyền quý", vua, quan và những người giàu có thường dùng đũa một lần sau đó đem vứt đi và dần dần tục lệ này cũng trở nên phổ biến trong đời sống người thường dân. Cũng từ 1185 trở đi, mỗi năm vào thời điểm cấy lúa (mùa xuân) và dịp thu hoạch lúa (mùa thu) người dân Nhật lại có phong tục thay đũa mới. Họ quyết định lấy ngày 4 - 8 làm "ngày hội đũa" truyền thống trên toàn quốc.
Trung Quốc
Đũa được người Trung Quốc sử dụng trong ăn uống sớm nhất trong ba quốc gia Hàn – Trung – Nhật. Từ xa xưa, đũa được những người dân bên bờ sông Trường Giang gọi là “zhu” có nghĩa là “dừng lại”. Nhưng đối với những người thủy thủ trên tàu, “dừng lại” là một điều không may mắn. Vì thế, người ta đổi “zhu” bằng “kuai” có nghĩa là nhanh nhẹn, hoạt bát. Từ đó đến nay, người Trung Hoa gọi đôi đũa là “kuai”.
[caption id="" align="alignnone" width="600"] Ảnh: anodau.info[/caption]
Những di vật từ đời nhà Kim ở Trung Quốc là một trong những minh chứng tiêu biểu và cổ xưa nhất về chữ viết cũng như đũa ăn của người Trung Hoa. Người ta đã tìm thấy những chiếc đũa ăn bằng đồng trong những ngôi mộ của triều đại này. Còn những chiếc thìa cổ ở Trung Quốc thường nhọn ở một đầu do vậy, nó đôi khi cũng được dùng như dao hoặc dĩa.
Người Trung Quốc không dùng dao và dĩa trong bữa ăn bởi theo quan niệm của họ, đó là những vật dụng liên quan đến bạo lực và binh đao. Trong khi đó, đũa tượng trưng cho sự thanh cao và lòng nhân từ, đây cũng là hai nội dung chính của học thuyết Khổng Tử. Một lý do nữa không kém phần quan trọng đó là các món ăn của người Trung Quốc cũng thích hợp với việc giữ và gắp hơn là cắt ra và xiên vào nó.
Đôi đũa cũng đóng vai trò quan trọng về mặt văn hoá đối với người Trung Hoa. Ở một số nơi, trong lễ cưới, gia đình chú rể tặng 2 đôi đũa và 2 cái bát cho cặp vợ chồng mới. Người ta cho rằng điều đó thể hiện lời cầu chúc cho cô dâu chú rể không chỉ có cuộc sống hạnh phúc mà còn sớm sinh con đẻ cái vì “kuai” có nghĩa là “nhanh”.
Đặc biệt, trong đời sống hàng ngày, người Trung Quốc cũng có những quan niệm thú vị trong việc dùng đũa.
“FanzhengKuai” là cầm đôi đũa trái đầu nhau.
“QiaoKuai” là dùng đũa để đánh lên bát, đĩa và bàn, điều này giống như gõ đàn, gõ phách, tạo không khí vui nhộn.
“GongKuai” là cắm đôi đũa thẳng đứng trong thức ăn, điều này gợi tới một lễ tang.
“CiKuai” là dùng đôi đũa để xiên thức ăn như một chiếc dĩa, điều này thể hiện sự tham ăn.
“MiKuai” là tay cầm đũa lên và do dự, phân vân khi gắp thức ăn.
“YiKuai” là gắp thức ăn lên bát rồi gắp trả trở lại đĩa, điều này thể hiện bất lịch sự.
“TaoKuai” là dùng đũa xới thức ăn lên để tìm, điều này thể hiện thói quen xấu.
“JiaochaKuai” là gắp thức ăn cùng lúc với một người khác, điều này thể hiện sự vội vàng khi ăn.
“TuipanKuai” là việc dùng đũa để đẩy bát hoặc đĩa.
Cuối cùng là “TianKuai” có nghĩa là việc dùng lưỡi để mút đũa.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Ảnh: vi.pngtree.com[/caption]
Người Trung Quốc ít dùng đũa bằng gỗ mà thường chế tạo đũa từ sừng hoặc tre. Mỗi đứa trẻ ở Trung Quốc khi bắt đầu tự ăn đều phải học cách dùng đũa cho đúng để dần trở thành thói quen.
Quan niệm văn hóa dùng thìa, đũa cũng như cách dùng của mỗi nước lại có những nét vừa tương đồng vừa khác biệt nhau. Tuy nhiên, về bản chất, văn hoá dùng thìa, đũa không chỉ đơn thuần là việc giúp người ta ăn sao cho tiện, cho ngon, nấu món ăn sao cho hợp khẩu vị, mà còn là một trong những nét đẹp trong văn hoá truyền thống và lịch sử ẩm thực Á Đông.
Tâm Liên
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2NwyGGv via IFTTT
0 notes