Tumgik
xmxvietnam · 2 years
Text
Nhận định về mã cổ phiếu Petrolimex 
Petrolimex là: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam được thành lập vào ngày 12/01/1996 với tên gọi ban đầu là Tổng Công ty Xăng dầu mỡ, đã tiến hành cổ phần hóa, tái cấu trúc và bán đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài (IPO) thành công tại HNX trong năm 2011. Đến năm 2017, doanh nghiệp chính thức được niêm yết trên sàn HOSE với mã PLX. Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc – hóa dầu, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các ngành nghề mà Petrolimex đang kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mã cổ phiếu Petrolimex này nhé!
Tổng quan về tập đoàn xăng dầu Petrolimex
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
tập đoàn Petrolimex
được thành lập vào năm 1956 với nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu xăng dầu trong nước, bình ổn giá, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Bên cạnh kinh doanh xăng dầu làm trục chính, Petrolimex còn đầu tư phát triển một số ngành nghề kinh doanh để đa dạng hóa hoạt động như: Gas, dầu mỡ nhờn, nhựa đường, hóa chất, nhiên liệu bay; Kinh doanh vận tải xăng dầu viễn dương, ven biển, đường sông và đường bộ; Sản xuất cơ khí, Thiết bị vật tư xăng dầu; Thiết kế, Xây lắp các công trình xăng dầu, dầu khí; Tin học và Tự động hóa các công trình xăng dầu; Kinh doanh Bảo hiểm, Ngân hàng, Xuất nhập khẩu tổng hợp.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là Công ty Mẹ với 52 công ty con và 12 công ty liên doanh, liên kết, có nhiều mô hình tổ chức hoạt động khác nhau, hoạt động trên khắp 63 tỉnh, thành trên toàn quốc và tại một số nước trong khu vực. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hiện có hệ thống phân phối gần 5,500 điểm bán trên khắp cả nước, trong đó có khoảng 2,700 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của Petrolimex; đảm nhận cung cấp khoảng 50% nhu cầu xăng dầu trong nước thông qua hệ thống kho – cảng hiện đại.
Cơ cấu cổ đông của PLX 
cô đặc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chiếm 75.87%. Cổ đông chiến lược JX Nippon chiếm 8.0%.
Trước đó trong tháng 3/2021, PLX đã bán 25 triệu cổ phiếu cho ENEOS Corporation với giá bán được xác định là 57,057 đồng/cổ phiếu. Kết thúc giao dịch PLX thu về hơn 1,400 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty con của ENEOS Corporation – Công ty TNHH RNEEOS Việt Nam hiện đang nắm giữ hơn 103.5 triệu cổ phiếu PLX tương ứng tỷ lệ 8%.
Tình hình kinh tế của PLX trong thời gian qua 
Doanh thu của cổ phiếu PLX trong quý 3 năm 2021 tăng 26% nhờ giá xăng dầu tăng, tuy nhiên LNTT chỉ đạt 112 tỷ đồng – giảm 90% so với cùng kỳ do gần như các mảng hoạt động ( đặc biệt là xăng dầu, vận tải và hoá dầu ) đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các biện pháp giãn cách xã hội. Tuy nhiên theo như ước tính thì PLX sẽ dần hồi phục trong quý 4 do nhu cầu và giá dầu tăng. Chúng tôi ước tính LNTT năm 2021 đạt 4,2 nghìn tỷ đồng (+200% so với cùng kỳ), với giả định rằng sản lượng tiêu thị xăng dầu trong nước giảm -7% so với cùng kỳ đạt 8,4 triệu m3/tấn. Trong năm 2022, ước tính doanh thu và LNTT sẽ tiếp tục tăng trưởng lần lượt 10% và 30% so với cùng kỳ đạt 177 nghìn tỷ đồng và 5,4 nghìn tỷ đồng nhờ sản lượng tiêu thụ xăng dầu tăng 9% và các mảng khác phục hồi. 
Sơ lược về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Petrolimex là tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực, dẫn đầu thị trường về nhiều lĩnh vực, ngành nghề quan trọng của nền kinh tế
Petrolimex hoạt động chính trong bốn lĩnh vực: (i) Kinh doanh xăng dầu; (ii) Kinh doanh hóa dầu, nhựa đường, hóa chất; (iii) Kinh doanh khí hóa lỏng (gas) và (iv) Vận tải. Bên cạnh đó Petrolimex còn hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế và xây dựng các công trình xăng dầu và dầu khí, ngân hàng – bảo hiểm, xuất nhập khẩu tổng hợp, cơ khí, thiết bị xăng dầu, tin học viễn thông và tự động hóa,…
Lĩnh vực kinh doanh xăng dầu
Petrolimex hiện chiếm khoảng 50% thị phần toàn ngành. Hoạt động kinh doanh xăng dầu hiện chiếm 90.6% doanh thu. Với mạng lưới gồm 51 công ty con và 09 công ty liên doanh, liên kết, thế mạnh của Petrolimex là việc sở hữu và vận hành hiệu quả chuỗi cung ứng đồng bộ cho hoạt động kinh doanh xăng dầu, từ hoạt động nhập khẩu, logistics, tới hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Nhằm đảm bảo cung ứng 50% nhu cầu xăng dầu cả nước, Petrolimex vận hành hệ thống kho cảng hiện đại, với sức chứa lên tới 2,200,000 m3 , cùng với hơn 570 km đường ống vận chuyển xăng dầu. Petrolimex đơn vị duy nhất có kho ngoại quan tiếp nhận xăng dầu với cảng tiếp nhận xăng dầu thành phẩm lớn nhất cả nước với khả năng tiếp nhận tàu chở dầu cỡ lớn đến 150,000 DWT.
Ngoài ra, trong số hơn 14,000 cửa hàng xăng dầu cả nước, Petrolimex có hiện diện tại gần 5,500 cơ sở kinh doanh trong đó, sở hữu trực tiếp khoảng 2,700 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và có quan hệ đại lý với hơn gần 2,800 cơ sở kinh doanh xăng dầu khác. Ngoài xăng dầu, Petrolimex còn cung cấp nhiên liệu cho các loại hình vận tải khác như: vận tải thủy và vận tải hàng không.
Có nên mua cổ phiếu của PLX thời điểm này hay không?
cổ phiếu Petrolimex
Trong lĩnh vực xăng dầu, tập đoàn xăng dầu Petrolimex vẫn giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa theo đúng chỉ đạo của Chính Phủ Việt Nam. Hiện nay tập đoàn đang phân phối hơn 50% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của cả nước. Lợi thế kinh tế theo quy mô giúp tiết giảm chi phí, nâng cao biên lợi nhuận và tăng sức mạnh đàm phán đối với các nhà cung cấp trong nước và quốc tế.
 Biên lợi nhuận ổn định nhờ cơ chế kinh doanh xăng dầu hiện nay cùng với tình hình tài chính lành mạnh, nguồn tiền mặt dồi dào. Hỗ trợ của cổ đông chiến lược JX Nippon Oil & Energy trong việc phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu và khả năng mở rộng sang mảng bán lẻ.
Vậy nên định giá cổ phiếu PLX luôn cao, các chuyên gia vẫn luôn khuyến nghị mua cổ phiếu của doanh nghiệp này. Năm 2022, SSI ước tính doanh thu và lợi nhuận trước thuế của “ông lớn” bán lẻ xăng dầu tiếp tục tăng trưởng lần lượt 10% và 30% so với cùng kỳ, đạt 177.000 tỷ đồng và 5.400 tỷ đồng nhờ sản lượng tiêu thụ xăng dầu tăng 9% và các mảng khác phục hồi.
Chính vì vậy, các chuyên gia lặp lại khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu PLX, giá mục tiêu đưa ra là 67.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 15,5% giá đóng cửa phiên 25/11.
  Bài viết Nhận định về mã cổ phiếu Petrolimex  đã xuất hiện đầu tiên vào ngày XMX.VN Việt Nam.
source https://xmx.vn/nhan-dinh-ve-ma-co-phieu-petrolimex.html
0 notes
xmxvietnam · 2 years
Text
Đánh giá mã cổ phiếu Liên Việt Post Bank 
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mã cổ phiếu Liên Việt Post Bank này nhé. 
Tổng quan về ngân hàng Liên Việt Post Bank
ngân hàng Liên Việt Post Bank
Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt, Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt.
Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam chính thức trở thành Cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.
Hiện nay, với số vốn điều lệ hơn 12.035 tỷ đồng và mạng lưới phủ khắp toàn quốc, LienVietPostBank là một trong các Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.
LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.
Kết quả kinh doanh của Ngân hàng khả quan dù trong đại dịch;
cổ phiếu ngân hàng sau khi chuyển sàn đã tăng giá mạnh; LienVietPostBank trong TOP Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng bán hàng bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) nhanh bậc nhất thị trường… Từ năm 2016, LienVietPostBank đã ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh bảo hiểm độc quyền với Dai-ichi Life Việt Nam trong thời hạn 5 năm và bắt đầu triển khai kinh doanh từ tháng 2/2017. Thời gian đầu, Ngân hàng lựa chọn mô hình Refer – giới thiệu khách hàng cho các Chuyên viên tư vấn bảo hiểm của Dai-ichi ngồi tại các CN/PGD tư vấn bán. Sau thời gian cho hệ thống làm quen với dịch vụ mới, kết hợp các khóa đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp, LienVietPostBank đã dần chuyển dịch sang mô hình bán bảo hiểm trực tiếp (Direct) và từ tháng 1/2021 chúng tôi áp dụng mô hình này trên toàn hệ thống của Ngân hàng. Các CBNV của LienVietPostBank được đào tạo, hướng dẫn để tư vấn cho KH trực tiếp mà không cần có nhân sự của Dai-ichi.
Thành tựu mà ngân hàng đã đạt được
Đến thời điểm này, tôi có thể khẳng định đây là một quyết định đúng đắn, góp phần đưa LienVietPostBank trong TOP Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng Bancassurance nhanh bậc nhất với doanh số phí bảo hiểm thực thu năm nhất (FYP) đang đứng thứ 9 toàn thị trường. Năm nay cũng là năm cuối của hợp tác độc quyền với Dai-ichi Life Việt Nam, chúng tôi đang lựa chọn đối tác bảo hiểm phù hợp để thực hiện ký kết độc quyền trong thời gian tới.
Còn đối với việc Cổ phiếu LPB giao dịch trên sàn HOSE là một trong những dấu ấn quan trọng đối với Ngân hàng vì ngay từ những ngày đầu thành lập, các cổ đông sáng lập đã mong chờ một ngày cổ phiếu của Ngân hàng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán có tiêu chuẩn cao hàng đầu tại Việt Nam. Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi khi niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE nhằm công khai, minh bạch hơn nữa thông tin của Ngân hàng đối với các cổ đông và nhà đầu tư. Qua kiểm chứng thực tế, quyết định chuyển sang sàn HoSE với tiêu chuẩn niêm yết cao hơn, minh bạch hơn, tập trung nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn hơn, thanh khoản cao hơn,… đã giúp nâng tầm thương hiệu và giá trị của Ngân hàng và thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế.
Điều này đem lại lợi ích cho cả Ngân hàng và cổ đông do tính thanh khoản của cổ phiếu được cải thiện, góp phần tăng giá trị của cổ phiếu. Bên cạnh đó, Ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp cận, lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính tốt, có kinh nghiệm và tăng khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
Lối đi riêng của ngân hàng lựa chọn
lối đi riêng của ngân hàng
Thực tế hiện nay cho thấy, mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của Việt Nam còn thấp so với mặt bằng chung của các nước, hệ thống hạ tầng kỹ thuật tài chính chủ yếu tập trung tại các trung tâm, thành phố lớn và chưa vươn đến được vùng khó khăn, lạc hậu… Trong khi đó, kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở do Tổng cục Thống kê công bố năm 2020 cho biết, tổng dân số hơn 96 triệu dân thì dân số khu vực nông thôn là hơn 63 triệu người, chiếm 65,6% tổng dân số cả nước.
Vừa qua Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với một số chỉ tiêu cụ thể như ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; ít nhất 50% tổng số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính; dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 25%…
Theo đó, để các sản phẩm dịch vụ tài chính đến được với số đông người dân, đặc biệt là ở những khu vực còn chậm phát triển về kinh tế – xã hội, nơi “tín dụng đen” còn đang hoành hành, thì mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch “vật lý” của Ngân hàng sẽ vẫn là con đường mà LienVietPostBank lựa chọn.
Có nên mua mã cổ phiếu LienVietPostBank thời điểm này không?
Tình hình tài chính của ngân hàng
Trong thời gian qua, ngân hàng LienVietPostbank đã đạt được những kết quả ấn tượng như:
-Hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên hơn 10.746 tỷ đồng
-Lợi nhuận tăng trưởng ổn định và đạt hơn 2400 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ khi thành lập
-Huy động và cho vay tăng trưởng tốt, hoàn thành vượt mức kế hoạch cả năm
-Tỷ lệ nợ xấu luôn đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của ngân hàng Nhà nước.
-Lợi nhuận trước thuế (tính đến thời điểm cuối tháng 5 năm 2021) của LienVietPostBank đạt hơn 1700 ỷ đồng, hoàn thành gần 60% kế hoạch năm.
LienVietPostbank tập trung phát triển theo định hướng bán lẻ trên cơ sở khai thác thế mạnh để tiếp cận các phân khúc KH ở vùng sâu vùng xa. Cũng thông qua mạng lưới các điểm giao dịch nằm tại các đơn vị hành chính cấp quận huyện trên cả nước, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã và đang phát triển số lượng lớn người dùng dịch vụ ngân hàng số LienViet24h bằng việc tư vấn, hỗ trợ KH cài đặt.
Phân tích các chỉ số
cổ phiếu Liên Việt Post Bank
Chỉ số EPS: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu. Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ đông thông thường đang được lưu hành trên thị trường. Nó phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn. Chỉ số EPS của cổ phiếu LPB hiện đang ở trên đà tăng. So với thời điểm quý 2 năm 2020 thì LPS đã cho thấy nguồn vốn được sử dụng hiệu quả.
Hệ số giá trên thu nhập P/E là một trong những chỉ số phân tích chỉ ra nhà đầu biết họ phải trả giá bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập của một cổ phiếu. Chỉ số P/E từ 5 -15 là bình thường. Nhưng chỉ số P/E của LPB đang dừng ở con số 21,6. Điều này chứng tỏ cổ phiếu có rủi ro thấp nên nhà đầu tư thỏa mãn với tỷ suất vốn hóa thị trường thấp. Mã được dự đoán có tốc độ tăng trưởng cao.
Chỉ số ROE – tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu. Là thước đo đánh giá một đồng vốn bỏ ra thì sẽ tích lũy được bao nhiêu đồng lời. Hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Hệ số ROE của LPB có mức tăng gần như gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Nhìn vào đây thì có thể đưa ra LPB đang là mã cổ phiếu tiềm năng
Trên đây là thông tin về mã cổ phiếu ngân hàng LienVietPostBank. Mã LPB đang chứng minh sự tiềm năng của mình và có nhiều sự thu hút mạnh mẽ từ phía nhà đầu tư hứng thú với cổ phiếu ngân hàng. Không phải là cái tên quá nổi trội nhưng với phương hướng kinh doanh đúng đắn, LienVietPostbank cũng là một nơi đáng cân nhắc để đầu tư trong thời gian đến.
  Bài viết Đánh giá mã cổ phiếu Liên Việt Post Bank  đã xuất hiện đầu tiên vào ngày XMX.VN Việt Nam.
source https://xmx.vn/danh-gia-ma-co-phieu-lien-viet-post-bank.html
0 notes
xmxvietnam · 2 years
Text
Có nên mua mã cổ phiếu HSC hay không?
Với bề dày thành tích trong việc kết nối thành công các doanh nghiệp Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế và trong nước, HSC đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách toàn diện thông qua bốn mảng dịch vụ: Môi giới chứng khoán, Ngân hàng Đầu tư, Phân tích và Đầu tư vốn. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mã cổ phiếu HSC nhé!
Tổng quan về doanh nghiệp HSC
công ty hsc
Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) là nhà môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư uy tín hàng đầu ở Việt Nam. HSC cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức, khách hàng doanh nghiệp trên nền tảng giải pháp tài chính chuyên nghiệp được thiết kế và tư vấn bởi đội ngũ các chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên môn, đáng tin cậy và đã được chứng nhận thông qua các giải thưởng quốc tế uy tín.
Môi giới Chứng khoán
HSC tự hào với đội ngũ chuyên viên môi giới giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn, tư vấn chuyên nghiệp và tận tình các sản phẩm và dịch vụ đầu tư đa dạng đến nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. HSC luôn được nhìn nhận là công ty hàng đầu của ngành trong việc thiết kế và tư vấn các sản phẩm, giải pháp đầu tư chất lượng, an toàn, hiệu quả đến nhà đầu tư. Các sản phẩm đầu tư chứng khoán bao gồm cổ phiếu, phái sinh, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, song hành cùng các dịch vụ đa dạng như tư vấn và quản lý tài khoản, dịch vụ tài chính, dịch vụ quan hệ nhà đầu tư…
  Ngân hàng Đầu tư
HSC là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và quốc tế về các dịch vụ thị trường vốn (ECM), thị trường nợ (DCM), tư vấn mua bán và sáp nhập (M&A) và tư vấn tài chính doanh nghiệp. Chúng tôi luôn xây dựng và duy trì bền vững các mối quan hệ hợp tác toàn diện với các đối tác để cùng phát triển các cơ hội kinh doanh, gia tăng năng lực tài chính, và phân phối dựa trên những thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của HSC.    
Phân tích
HSC cung cấp đến nhà đầu tư cá nhân, tổ chức hệ thống các báo cáo phân tích chuyên nghiệp và đa dạng, bao gồm báo cáo vĩ mô, chiến lược, ngành, công ty, báo cáo phân tích cơ bản, kỹ thuật và định giá cổ phiếu. bên cạnh những dịch vụ tư vấn trực tiếp, thăm quan doanh nghiệp hay hội thảo cơ hội đầu tư. Với đội ngũ các chuyên gia phân tích hàng đầu đến từ quốc tế và trong nước, dịch vụ phân tích của HSC luôn được được đánh giá cao về chất lượng chuyên sâu, tính khách quan, và hỗ trợ hiệu quả trong việc ra quyết định của các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức.   
mã cổ phiếu công ty HSC
Tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp
Trở thành một trong những định chế tài chính:
-Được ngưỡng mộ nhất
-Được tin cậy nhất
-Được đánh giá cao nhất trên thị trường 
-Đóng góp tích cực cho nền kinh tế và xã hội Việt Nam.
 Là Công ty Chứng khoán dẫn đầu ngành Chứng khoán và Thị trường vốn tại Việt Nam trong những chuẩn mực về:
-Tính chuyên nghiệp
-Sáng tạo
-Sức khỏe tài chính
-Phát triển bền vững.
Giá trị cốt lõi
Tại HSC, chúng tôi nỗ lực giữ gìn các giá trị cốt lõi của Công ty và coi đó là kim chỉ nam trong mọi hoạt động của mình.
-Chính trực: Chúng tôi mang sự chính trực vào trong mỗi quyết định kinh doanh và hoạt động hằng ngày của công ty.
-Tận tâm: Chúng tôi làm việc tận tâm để cung cấp những dịch vụ tốt nhất và vượt kỳ vọng của những người xung quanh.​​
-Chuyên nghiệp: Chúng tôi liên tục sáng tạo và nâng cao năng lực để trở thành một công ty đầu ngành trong thị trường vốn.
-Hợp tác: Chúng tôi xây dựng những mối quan hệ hợp tác dựa trên sự tin tưởng, đồng cảm, và hỗ trợ lẫn nhau.
-Tích cực: Chúng tôi thể hiện tinh thần tích cực, tôn trọng khi chia sẻ, tương tác với những người xung quanh.
Có nên mua mã cổ phiếu của HSC hay không?
Khẳng định tên tuổi của công ty HSC
Năm nay, HSC đã vượt qua các Công ty Chứng khoán khác tại Việt Nam mang về danh hiệu “Ngân hàng đầu tư tốt nhất 2020”,  khẳng định tên tuổi của HSC trong bản đồ dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp trong nước .
Mảng tư vấn tài chính của HSC được chia thành 3 mảng gồm tư vấn mua bán – sáp nhập (M&A), tư vấn thị trường nợ (giao dịch bảo lãnh phát hành TPDN), tư vấn thị trường vốn (niêm yết, IPO) và đây cũng là mũi nhọn kinh doanh chính của HSC trong chiến lược 5 năm tới. Dựa trên những thế mạnh sẵn có như dịch vụ phân phối, phân tích, có nguồn vốn để bảo lãnh phát hành, tạo lập thị trường.
Năm 2020, HSC đặt chỉ tiêu 66 tỷ VND cho dịch vụ Tư vấn tài chính. Tuy thị trường vốn năm 2020 gặp khó khăn khi các deal niêm yết, IPO mới hầu hết đã dời sang nửa năm sau và tình hình chưa chắc chắn. Nhưng HSC nhận thấy nhu cầu của các giao dịch mua bán sáp nhập sau đại dịch Covid-19 cũng là cơ hội tiềm năng cho hoạt động tư vấn tài chính nói chung và của HSC nói riêng. Ngoài các hợp đồng đã ký kết và đang thực hiện trong nửa đầu năm 2020, HSC đang xúc tiến thêm các giao dịch mới trên thị trường nợ và thị trường vốn để có thêm doanh thu cho hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp trong các quý còn lại của năm 2020.
có nên mua mã cổ phiếu HSC hay không?
Đứng trước bối cảnh thị trường nhiều biến động, HSC đã chắt lọc, xây dựng và kiên định với định hướng kinh doanh nhất quán:
Tập trung vào các hoạt động tư vấn ít bị ảnh hưởng bởi diễn biến của thị trường niêm yết trong ngắn hạn, ví dụ tư vấn hợp nhất sáp nhập (M&A), tư vấn phát hành riêng lẻ chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu). Bên cạnh đó, tiếp tục tìm kiếm và sẵn sàng triển khai các giao dịch tư vấn chào bán cho công chúng (IPO), tư vấn niêm yết (Listing)
Tiếp tục xây dựng đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước, năng động sáng tạo, tư vấn chuyên biệt hóa theo từng nhóm ngành tiềm năng và là thế mạnh của HSC trong các năm qua như: ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, tiêu dùng-bán lẻ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục…
Tăng cường hợp tác với các đơn vị tư vấn khu vực và toàn cầu đối với các giao dịch tư vấn có quy mô lớn.
Ông Phạm Ngọc Bích, Giám đốc điều hành Khối Tư vấn tài chính Doanh nghiệp HSC chia sẻ: “Tại HSC, niềm tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư đối với tính chuyên nghiệp của đội ngũ tư vấn tài chính HSC được chúng tôi xác định là nền tảng quan trọng nhất của sự phát triển. Chúng tôi cũng nhìn nhận những thách thức ngắn hạn của thị trường do ảnh hưởng từ đại dịch coronavirus là cơ hội tiềm năng trong trung và dài hạn cho hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp. Sau đại dịch, số lượng các giao dịch mua bán & sáp nhập, tư vấn phát hành riêng lẻ sẽ gia tăng đột biến trong nỗ lực tái cấu trúc lại các ngành nghề nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục mở rộng và củng cố các mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng, tuyển dụng nhân sự chất lượng cao, tăng cường hợp tác bán chéo trong nội bộ để tối ưu hóa năng lực và chất lượng dịch vụ”
  Có nên mua cổ phiếu của công ty chứng khoán Hồ Chí Minh hay không?
Năm 2020 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam do dịch bệnh Covid-19, thể hiện qua chỉ số GDP tăng trưởng ở mức 2,9%, mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Ngược lại, diễn biến của thị trường chứng khoán lại bất ngờ cho các nhà đầu tư khi VN-Index tăng 14,9% với giá trị giao dịch bình quân hàng ngày của thị trường tăng 59,3%.
Trên thị trường phái sinh, biến động mạnh mẽ của thị trường chứng khoán cơ sở đã làm nổi bật vai trò phòng vệ của thị trường phái sinh và giúp ổn định tâm lý của nhà đầu tư. Số hợp đồng giao dịch bình quân/ngày trong năm 2020 tăng 78% và đạt mức 158 nghìn hợp đồng/ngày từ mức 88 nghìn hợp đồng/ngày trong năm 2019.
Chính sách về miễn/giảm phí giao dịch, hạ lãi suất dịch vụ cho vay ký quỹ tiếp tục là tâm điểm trên thị trường, tạo ra sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa các công ty chứng khoán trong nước và nước ngoài nhằm thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần.
Trong bối cảnh đó, thị phần môi giới chứng khoán cơ sở của HSC không tránh khỏi sự suy giảm so với năm 2019 nhưng giá trị giao dịch tuyệt đối của HSC vẫn tăng 32% so với năm trước. Tính chung cả năm 2020, HSC vẫn duy trì được vị trí thứ 2 về thị phần môi giới trên HOSE (8,7%). Thị phần môi giới phái sinh của HSC có sự tăng trưởng tốt, tăng từ mức 8,7% trong năm 2019 lên mức 10,4% với khối lượng giao dịch tăng 116%.
Với vị thế công ty chứng khoán dẫn đầu thị trường cùng lợi thế cạnh tranh vững chắc, HSC đã nắm bắt cơ hội và chuyển hóa thành kết quả kinh doanh ấn tượng. Lợi nhuận trước thuế năm 2020 của HSC đạt 660 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2019 vào vượt 16% kế hoạch kinh doanh. Thì đây là một công ty đáng để các nhà đầu tư để tâm đến!
Bài viết Có nên mua mã cổ phiếu HSC hay không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày XMX.VN Việt Nam.
source https://xmx.vn/co-nen-mua-ma-co-phieu-hsc-hay-khong.html
0 notes
xmxvietnam · 2 years
Text
Có nên mua cổ phiếu của FLC lúc này hay không? 
CTCP Tập đoàn FLC (FLC), được chính thức ra đời từ sự hợp nhất của các công ty thành viên từ năm 2010. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là kinh doanh bất động sản, đặc biệt là Bất động sản nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, bất động sản khu công nghiệp. Ngoài ra, FLC còn kinh doanh dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng; kinh doanh các cơ sở thể thao và kinh doanh thương mại khác. Liệu các bạn có quan tâm đến mã cổ phiếu flc hay không?
Tổng quan về FLC
Tổng quan về công ty flc
FLC chính chức niêm yết trên sàn chứng khoán ngày 5/10/2011
Mở ra kênh huy động vốn lớn cho công ty để thực hiện những dự án đầu tư trung và lớn mạnh, vốn điều lệ của toàn bộ tập đoàn và các công ty viên cũng rất lớn mạnh lên tới 6000 tỷ đồng. Vốn điều lệ tính đến ngày 31/12/2016 là hơn 6380 tỷ đồng. Cho đến hiện tại tập đoàn đã trở thành thương hiệu có sức phát triển lan toả đáng ngạc nhiên tại Việt Nam khi công chúng quan tâm và chú ý chỉ trong một thời gian rất ngắn. Mở rộng hoạt động nhanh và quy mô lớn, nhưng trong mỗi bước đi ta có thể thấy rằng tập đoàn này cũng có bước đi rất tỉnh táo và cẩn trọng. 
Có lẽ tư duy này và những nhà lãnh đạo chủ chốt của FLC đã giúp tập đoàn tiếp tục phát triển vững chắc trong giai đoạn bất động sản suy thoái, giữa hàng loạt các doanh nghiệp tập đoàn khác đang lâm vào cảnh khó khăn. 
Lĩnh vực kinh doanh:
Ban đầu là một công ty tư vấn luật, sau 14 năm hình thành và phát triển đến nay FLC group đã trở thành một nhà kinh tế lớn mạnh tại Việt Nam hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Với ba mảng hoạt động mạnh nhất đó là: bất động sản, đầu tư tài chính, khai khoáng, đồng thời tập đoàn này vẫn mở các lĩnh vực kinh doanh mới. 
Định hướng phát triển:
Tuy là một tập đoàn tham gia lĩnh vực bất động sản mới gia nhập thị trường nhưng nhờ có đội ngũ quản lý nhiều kinh nghiệm trong ngành vậy nên tập đoàn đang từng bước tạo dựng uy tín và thương hiệu trên thị trường. 
Số lượng khách hàng của công ty ngày càng tăng không chỉ dựa vào mối quan hệ tốt có sẵn của các cán bộ quản lý mà còn dựa vào chính chất lượng sản phẩm dịch vụ mà FLC mang đến cho khách hàng. 
Với phương trâm phát triển bền vững, tập đoàn luôn luôn hướng đến chinh phục các mục tiêu cao hơn và sự lựa chọn hàng đầu của mọi đối tác và khách hàng ở Việt Nam cũng như quốc tế. 
Kết quả kinh doanh:
Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn được thành lập, FLC trở thành một trong những cái tên “hot” nhất trong giới bất động sản lẫn giới đầu tư chứng khoán. Công ty này cùng với người anh FLC Faros đã có lúc đưa chủ tịch Trịnh Văn Quyết lên nhóm người giàu nhất Việt Nam (tính theo giá trị cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán). FLC được coi là doanh nghiệp đã thổi một luồng gió mới vào thị trường Bất động sản nghỉ dưỡng khi đầu tư rất nhiều dự án lớn và trên nhiều tỉnh thành trong nước. Tuy nhiên, cùng với luồng gió mới đó cũng xuất hiện không ít điều tai tiếng liên quan đến FLC. Nhiều dự án của công ty này đã không hoàn thành tiến độ như dự kiến bị khách hàng, nhà thầu kiện tụng, nhiều dự án dở dang, lãng phí nguồn lực, làm cho không ít người liên quan đến dự án bị thiệt hại.
Có nên mua cổ phiếu FLC?
Có nên mua cổ phiếu flc?
Tại thời điểm tôi viết bài viết này, ảnh hưởng của dịch Covid đã cho thấy rất nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh cực kỳ bết bát và FLC cũng là một trong những doanh nghiệp lỗ nhiều nhất trên sàn trong nửa đầu năm 2020.
Hiện tại FLC có vốn hóa khoảng 2000 tỷ. Với vốn chủ sở hữu hơn 9000 tỷ thì giá trị thị trường của FLC chỉ bằng khoảng 22% giá trị sổ sách. 
Quan ngại rất lớn với đạo đức của ban lãnh đạo
Đạo đức của ban lãnh đạo là vấn đề nổi cộm ở cổ phiếu FLC và các cổ phiếu thuộc họ FLC như ROS, AMD, HAI, ART, GAB và sắp tới sẽ là cả FHM (FLC Homes), BBA (Bamboo Airways). Những lời hứa của chủ tịch Hội đồng quản trị và những hành động bán chui cổ phiếu, rồi tới các phát ngôn về giá cổ phiếu…và cả nhiều phát ngôn trước báo chí khiến tôi cảm thấy đầy lo lắng cho những cổ đông vẫn còn đang sở hữu các cổ phiếu họ FLC.
Ban lãnh đạo không mang tới một chút niềm tin nào cho cổ đông khiến việc sở hữu cổ phiếu FLC là một lựa chọn để bạn ngủ không ngon mỗi đêm. Bản thân là một nhà đầu tư thận trọng, tôi chưa từng có ý định sẽ mua cổ phiếu họ FLC dù với bất cứ giá nào.
Vay nợ quá lớn
Mảng hoạt động chính của FLC bao gồm các hoạt động kinh doanh bất động sản và hoạt đồng đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết. Với tổng nợ phải trả gấp hơn 2 lần vốn chủ sở hữu trong đó các khoản vay ngân hàng có giá trị rất lớn với chi phí tài chính lên tới 500 tỷ/năm cho một doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu 9.000 tỷ thì quả là rất lo lắng. Những nhà đầu tư mua cổ phiếu FLC dù với mức định giá chỉ 2.000 tỷ cũng khó mà cảm thấy có biên an toàn.
Chất lượng tài sản đầy nghi ngờ
Trong cấu trúc tài sản của Tập đoàn FLC, có tới hơn 1/3 tổng tài sản nằm ở các khoản phải thu. Tất cả những khoản phải thu khách hàng, phải thu ngắn hạn khác, phải thu cho vay ngắn hạn đều vô cùng lớn và chiếm tổng tỷ trọng hơn 30% tổng tài sản của doanh nghiệp. Được xếp vào danh mục các khoản phải thu ngắn hạn nhưng số dư của những khoản này không hề giảm đi mà có xu hướng lớn dần và phức tạp dần qua các năm. Khả năng thu hồi những khoản phải thu này thực sự là đầy nghi ngờ và không dễ có thể định giá.
Giao dịch nội bộ phức tạp
FLC có các giao dịch nội bộ giữa các công ty trong tập đoàn, và các công ty liên quan vô cùng phức tạp. Số dư các khoản phải thu phải trả giữa các công ty trong nội bộ và các công ty liên quan cũng sẽ khiến tất cả các nhà đầu tư thông minh cảm thấy lo lắng.
Lùm xùm với nhà cung cấp
Vụ lùm xùm nợ Tập đoàn Hòa Bình hơn 200 tỷ tới nay vẫn chưa có hồi kết. Và rõ ràng trong trường hợp này có thể thấy là Tập đoàn Hòa Bình là bên chịu thiệt hại nặng nề. Nếu bạn áp dụng phương pháp nghe ngóng tìm hiểu thêm thì có thể sẽ còn thấy nhiều lời phàn nàn từ phía các nhà cung cấp khác đã từng cung cấp dịch vụ cho FLC.
Định giá cổ phiếu của FLC: Dù có rất nhiều vấn đề nhưng cổ phiếu FLC vẫn được giao dịch với thanh khoản rất lớn trên thị trường. Dĩ nhiên vẫn có người kiếm được tiền từ cổ phiếu FLC, có người mất tiền khi lướt sóng…Nhưng nếu là một nhà đầu tư thận trọng thì chắc chắn bạn đã biết là nên làm gì rồi. Với những thứ tôi không hiểu và không tin thì dĩ nhiên tôi cũng sẽ không mua. Tiền kiếm không hề đơn giản và không có lý do gì đổi một thứ mình đang có với những thứ mình không hiểu và không tin tưởng.
Bài viết Có nên mua cổ phiếu của FLC lúc này hay không?  đã xuất hiện đầu tiên vào ngày XMX.VN Việt Nam.
source https://xmx.vn/co-phieu-flc.html
0 notes
xmxvietnam · 3 years
Text
Top 2 Sàn Giao Dịch Tiền Điện Tử Lớn Nhất Thế Giới
Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử. Các nhà đầu tư rất chú trọng tới việc chọn sàn giao dịch. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn top 2 sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới trong đó có sàn giao dịch Binance và Coinbase.
Chọn Sàn Giao Dịch Tốt Cần Những Yếu Tố Nào?
Một số yếu tố giúp bạn có thể chọn được sàn giao dịch tốt như sau:
Phương Thức Thanh Toán
Kiểm tra phương thức thanh toán là một yếu tố không thể bỏ qua. Nếu sàn giao dịch bạn chọn có hỗ trợ nhiều tùy chọn thanh toán. Ví dụ như PayPal, chuyển khoản ngân hàng, thẻ ghi nợ/thẻ tín dụng. Có nghĩa là sàn giao dịch này có hỗ trợ mua coin bằng tiền pháp định (như euro và đồng đô la, VNĐ). Đồng thời một sàn giao dịch có nhiều tùy chọn thanh toán sẽ hỗ trợ bạn giao dịch dễ dàng hơn.
Số Loại Tiền Điện Tử
Theo thống kê có đến 1600 loại tiền điện tử l��n nhỏ trên thị trường. Nếu bạn là nhà đầu tư có kinh nghiệm và muốn đầu tư nhiều sản phẩm tài chính. Bạn nên chọn những sàn giao dịch lớn có độ thanh khoản cao và đa dạng về các sản phẩm tài chính.
Phí Giao Dịch
Để đảm bảo bạn không bị mất quá nhiều phí khi giao dịch. Ban nên tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin liên quan trên trang web của sàn, chẳng hạn như tiền gửi, phí giao dịch và phí rút tiền. Để chọn được sàn giao dịch tốt cần lưu ý những yếu tố nào?
Danh Tiếng Tốt
Một sàn giao dịch không vướng vào các phi vụ tấn công hay lừa đảo sẽ là một điểm cộng. Tuy nhiên để có thể đánh giá được chất lượng của sàn giao dịch bạn nên tham khảo những đánh giá của người dùng, kiểm tra giấy phép, cơ quan quản lý, thông tin chi tiết liên hệ, v.v …
Từ đó bạn có thể tự đánh giá và lựa chọn cho mình một sàn giao dịch tốt nhất.
Hỗ Trợ Khách Hàng
Hỗ trợ khách hàng tốt luôn tạo được ấn tượng khó quên cho khách hàng. Cùng không ít sàn giao dịch đã nhận được phản hồi không tốt của khách hàng về dịch vụ này.
Cách tốt nhất để bạn kiểm tra dịch vụ hỗ trợ khách hàng của một sàn giao dịch là gửi email đến bộ phận hỗ trợ khách hàng của họ.Từ đó bạn có thể tự đánh giá dịch vụ họ cung cấp cho bạn như thế nào.
Tính Đơn Giản Và Hiệu Quả
Một sàn giao dịch tốt thường hỗ trợ tối đa cho khách hàng. Họ cho phép khách hàng gửi tiền hoặc rút tiền nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó cung cấp thêm nhiều chức năng như tùy chọn thanh toán linh hoạt, dễ sử dụng, thanh khoản cao và đa dạng tiền tệ.
Trên đây là toàn bộ những yếu tố giúp bạn có thể lựa chọn được sàn giao dịch điện tử có chất lượng tốt. Sau đây bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đặc điểm của top 2 sàn giao dịch điện tử lớn nhất thế giới nhé.
Sàn Binance
Để hiểu rõ các đặc điểm của sàn Binance, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những phần dưới đây:
Giới Thiệu Chung Về Sàn Binance
Binance là sàn giao dịch điện tử được thành lập bởi Changpeng Zhao. Mặc dù thời gian thành lập chưa lâu nhưng sàn giao dịch này phát triển rất nhanh với khối lượng giao dịch lớn của hơn 900 cặp coin.
Binance có tính thanh khoản rất cao và có thể xử lý được 1.4 triệu giao dịch mỗi giây. Bên cạnh đó mức phí giao dịch thấp (0.1%) hỗ trợ bạn mua/bán hơn 100 loại tiền điện tử trên thị trường.
Sàn Binance chỉ cho phép giao dịch các loại tiền điện tử. Trong đó lệnh gửi tiền và rút tiền được hỗ trợ rất nhanh trong vòng vài phút hoặc một giờ.
Ưu Điểm Của Sàn Binance
Cách thức thao tác đăng ký tài khoản dễ dàng.
Hỗ trợ người dùng có thể sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.
Chi phí giao dịch thấp, hỗ trợ miễn phí tiền gửi.
Tính thanh khoản cao nên giao dịch rất nhanh chóng.
Nhược Điểm Của Sàn Binance
Phí rút tiền cao.
Binance giữ khóa(private keys) riêng. Sàn Binance
Sàn Coinbase
Để hiểu rõ các đặc điểm của sàn Coinbase bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những phần dưới đây:
Giới Thiệu Chung Về Sàn Coinbase 
Coinbase là sàn giao dịch tiền điện tử được thành lập vào năm 2012 có trụ sở giao dịch tại Mỹ. Tính tới thời điểm hiện tại sàn giao dịch này đã hỗ trợ hơn 32 quốc gia và nhận được sự tin tưởng của rất nhiều khách hàng.
Coinbase cung cấp các phương thức thanh toán khác nhau cho người dùng dựa trên vị trí địa lý, quốc gia mà họ cư trú. Bạn có thể mua, lưu trữ và giao dịch tiền điện tử một cách dễ dàng và an toàn trên sàn giao dịch này.
Ưu Điểm Của Sàn Coinbase
Tạo cho khách hàng có cơ hội kiếm tiền điện tử miễn phí thông qua coinbase.com/learn.
Giao diện được thiết kế thân thiện, đơn giản và giá được ghi rõ ràng. Giúp khách hàng dễ dàng sử dụng.
Phát hành đồng coin sàn USDC có tính ổn định cao. Giúp khách hàng bảo vệ các khoản đầu tư của họ bằng cách bán các tài sản như Bitcoin hoặc Ethereum cho USDC.
Nhược Điểm Của Sàn Coinbase
Phí giao dịch tương đối cao.
Tài khoản của bạn có thể bị tắt tùy thuộc vào nơi bạn gửi tiền điện tử của mình sau khi đã mua nó trên Coinbase.
Yêu cầu xác minh danh tính phức tạp. Sàn Coinbase
Kết Luận
Qua bài viết trên chúng tôi cập nhật một số yếu tố giúp bạn có thể lựa chọn được một sàn giao dịch tốt. Bên cạnh đó giới thiệu top 2 sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới là Binance và Coinbase. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn sẽ luôn chọn được sàn giao dịch tốt!
Bài viết Top 2 Sàn Giao Dịch Tiền Điện Tử Lớn Nhất Thế Giới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày XMX.VN Việt Nam.
source https://xmx.vn/san-giao-dich-tien-dien-tu.html
0 notes
xmxvietnam · 3 years
Text
Danh Sách Những Trang Web Cập Nhật Tin Tức Bitcoin Tại Việt Nam
Bitcoin là loại coin đầu tiên có mặt trên thị trường tiền điện tử. Rất nhiều trader đã thành công khi đầu tư vào loại coin này. Chính vì vậy số lượng bạn đọc muốn tìm kiếm thông tin và theo dõi tin tức về Bitcoin cực kỳ lớn. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn danh sách những trang web cập nhật tin tức Bitcoin nhanh và chất lượng nhất Việt Nam.
Bitcoin-News.Vn
Bitcoin News là một trang thông tin chuyên cung cấp, cập nhật các tin tức Bitcoin thường xuyên và liên tục nhất. Trang web gồm 7 chuyên mục và 22 tiểu mục chứa các bài viết chất lượng cao. Nói về các chủ đề liên quan đến tin tức coins, sàn giao dịch, các loại ví, hướng dẫn trading. Và một số các tuyến bài về chia sẻ kinh nghiệm…
Bitcoin-News.Vn -cập nhật tin tức Bitcoin nhanh chóng
Nội dung các bài viết luôn đảm bảo tính chính xác cao và được biên tập kỹ lưỡng. Giúp bạn đọc có thể nắm bắt nhanh được những biến động về giá coins và những thông tin tổng hợp khác. Ngoài những tin tức được cập nhật thường xuyên trang còn có những bài phân tích chuyên sâu về khả năng phát triển Bitcoin theo xu hướng của thị trường.
Điểm nhấn lớn nhất và cũng là phần được bạn đọc quan tâm nhất là các loạt bài chia sẻ kinh nghiệm trading của các chuyên gia. Các bài dạng bài chia sẻ này thường nói về các kinh nghiệm cá nhân. Ví dụ như kinh nghiệm giao dịch, kinh nghiệm phân tích, thời điểm để có thể chốt lời thành công …
Bạn đọc luôn đánh giá cao chất lượng thông tin cũng như cách thức diễn đạt của Bitcoin News. Bên cạnh đó những bài viết phân tích chuyên sâu và chia sẻ kinh nghiệm đã giúp bạn đọc có thể hình dung về Bitcoin một cách trọn vẹn nhất. Theo đánh giá cá nhân của một số bạn đọc. “Bitcoin News là trang thông tin số 1 Việt Nam về tin tức Bitcoin”.
  Tapchibitcoin.Io
Tapchibitcoin là trang tin tức hàng đầu Việt Nam về Bitcoin. Các nội dung, tin tức thường được cập nhật từ các các trang web lớn trên thế giới. Ngoài các nội dung về tin tức trang web cũng triển khai thêm một số chuyên mục liên quan đến kinh nghiệm trading và một số phân tích kỹ thuật…
Từ những đặc điểm trên cho thấy trang web này sẽ là kênh thông tin với nhiều dữ liệu về Bitcoin để bạn đọc có thể tham khảo. Nhờ có chất lượng nội dung và dữ liệu tốt nên Tapchibitcoin ngày càng được bạn đọc biết đến nhiều hơn.
Tapchibitcoin
Cafebitcoin.Org
Cafebitcoin là trang tin tức chuyên biệt về Bitcoin. Cũng như những tin tức biến động thị trường, giá cả, sàn giao dịch, phân tích, hướng dẫn … của một số loại coin khác.
Điểm đặc biệt, trang web này là nơi chia sẻ của những chuyên gia giàu kinh nghiệm. Bởi vậy sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn thực tế hơn về Bitcoin.
Hiện nay lượng bạn đọc truy cập nội dung của Cafebitcoin khá lớn. Với sự tin tưởng của bạn đọc và hướng phát triển nội dung như hiện nay Cafebitcoin sẽ là website hàng đầu về tin tức Bitcoin tại Việt Nam trong tương lai gần.
Blogtienao.com
Blogtienao là một website cập nhật tin tức thường xuyên về Bitcoin. Đến với trang web này bạn đọc sẽ có thể học tập được những kiến thức, kỹ năng và một số lĩnh vực khác liên quan đến đầu tư tiền điện tử.
Bên cạnh đó Blogtienao còn giúp bạn đọc trải nghiệm nhiều hình thức kiếm tiền online. Thông qua các tuyến bài chia sẻ kinh nghiệm. Được sự tin tưởng của bạn đọc Blogtienao sẽ cố gắng phát triển để có thể đứng trong hàng ngũ những website cung cấp tin tức tiền điện tử lớn nhất tại Việt Nam.
Coin68.com
Coin68 là kênh thông tin chuyên cập nhật tin tức về Bitcoin. Để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc trang web này đã triển khai thêm một số nội dung như phân tích chuyên sâu tỷ giá, biến động thị trường…
Điểm nhấn lớn nhất của Coin68 là triển khai nội dung dạng video. Điểm nhấn này đã thu hút được lượng lớn bạn đọc quan tâm. Từ đó dần dần khẳng định vị thế cho trang.
Theo thống kê lượng bạn đọc truy cập trang 3 tháng gần đây cho thấy. Lượng bạn đọc quan tâm đến Coin68 ngày càng tăng lên. Điều này chứng tỏ định vị và hướng đi của Coin68 hoàn toàn đúng và ngày càng phát triển.
Kết Luận
Bitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên và cũng đang phát triển theo xu thế của thị trường. Tuy nhiên để có thể đầu tư tài chính thành công, bạn luôn phải có những chiến lược và kế hoạch đầu tư cụ thể. Hy vọng nội dung của bài viết hôm nay sẽ giúp bạn có thể cập nhật tin tức Bitcoin nhanh nhất. Chúc bạn luôn thành công, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Bài viết Danh Sách Những Trang Web Cập Nhật Tin Tức Bitcoin Tại Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày XMX.VN Việt Nam.
source https://xmx.vn/tin-tuc-bitcoin.html
1 note · View note
xmxvietnam · 3 years
Text
CỔ PHIẾU NCT VÀ NHỮNG RỦI RO CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ
Với nhu cầu luân chuyển hàng hóa rất lớn, các tín hiệu tích cực từ giao thương của Việt Nam khi thặng dư xuất nhập khẩu liên tục gia tăng, ngành logistics nói chung và dịch vụ hàng hóa sân bay nói riêng sẽ hưởng lợi đột biến sau thời kỳ dịch bệnh. NCT là cổ phiếu tốt nhất trong ngành với tài chính lành mạnh và ban lãnh đạo được đánh giá cao. Dưới đây là một số nhận định của chúng tôi về mã cổ phiếu này.
Thông tin chung về cổ phiếu NCT
1. Lịch sử hình thành NCT
Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCTS) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 01/05/2005. Trụ sở chính công ty đặt tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Sóc Sơn, Hà Nội, Việt Nam.
Sự ra đời của NCT không chỉ đáp ứng xu thế phát triển tất yếu của ngành dịch vụ phục vụ hàng hóa của Việt Nam mà còn tạo thêm những giá trị gia tăng về dịch vụ; Đảm bảo thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng; Góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành Hàng không của đất nước cũng như việc thu hút ngày càng nhiều các Hãng hàng không quốc tế bay đi và đến Nội Bài.
Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCTS) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 01/05/2005
2. Ngành nghề kinh doanh chính của NCT
Kinh doanh kho bãi
Cho thuê kho, bãi đỗ xe
Dịch vụ kiểm tra hàng, cân hàng
Bốc xếp hành lý, hàng hóa đường bộ, đường không
Dịch vụ hàng chuyển phát nhanh
Dịch vụ giao nhận hàng hóa đường không, đường biền, đường bộ
Dịch vụ vận chuyển mặt đất
Đại lý làm thủ tục hải quan
Các dịch vụ khác hỗ trợ cho vận chuyển
Cho thuê Kiot, văn phòng phục vụ mục đích kinh doanh
3. Cổ phiếu NCT lên sàn khi nào
8.1.2015, công ty chính thức niêm yết cổ phiếu tại sở GD Chứng khoán TP.HCM với mã NCT.
Nhóm ngành: Dịch vụ sân bay
Mã cổ phiếu: NCT
Vốn điều lệ: 261,669,400,000 đồng
Khối lượng cổ phiếu  đang niêm yết: 26,166,940 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 26,165,732 cổ phiếu
Lịch sử giá cổ phiếu NCT
Giá tham chiếu chào sàn của NCT lên đến 75.000 đồng/cp với biên độ dao động là +/-20% trong ngày giao dịch đầu tiên.
Cổ phiếu NCT có tiềm năng không
1. NCT tăng trưởng ổn định trong 6 tháng đầu năm 2021
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần đạt 340 tỷ đồng, tăng 12,6%; Do hụt nguồn thu tài chính và chi phí phát sinh tăng cao nên LNST đạt 106,4 tỷ đồng, tăng 7% so với nửa đầu năm 2020. EPS 6 tháng đạt 4.068 đồng.
Tính đến 30/6/2021, tổng tài sản của Công ty đạt 508,4 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm trong đó NCT hiện duy trì gần 218 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tăng cao gấp gần 4 lần so với hồi đầu năm, chiếm gần 43% tổng tài sản. 
Tổng nợ phải trả chỉ là 76,6 tỷ đồng chiếm 15%, công ty không có vay nợ tài chính. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của NCT đến cuối quý 2/2021 là 170 tỷ đồng.
Năm 2020 công ty lãi sau thuế gần 207 tỷ đồng, và quyết định dành hơn 196 tỷ đồng chia cổ tức tổng tỷ lệ 75% cho cổ đông.
Dịch vụ khai hải quan hàng cargo tại NCTS, xuất nhập khẩu/truyền tờ khai, thông quan hàng hóa ngày càng phát triển
2. NCT đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2021
Năm 2021, NCT đặt mục tiêu đạt 705 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đi ngang với 207 tỷ đồng. Phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ 75%. Như vậy kết thúc quý 2/2021 NCT đã hoàn thành được 48% chỉ tiêu doanh thu và 51,4% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Có nên đầu tư vào cổ phiếu NCT
Cuối tháng 6/2021, NCT thông báo sẽ thực hiện tạm ứng cổ tức 2021 bằng tiền lần 1 với tỷ lệ 20% vào ngày 12/08. Với hơn 26 triệu cp đang lưu hành, ước tính NCT sẽ cần chi hơn 52 tỷ đồng cho lần tạm ứng cổ tức này. Theo kế hoạch được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên, NCT dự kiến chi trả cổ tức 2021 với tổng tỷ lệ 75%, tương ứng hơn 196 tỷ đồng.
NCT có tài chính cực kỳ lành mạnh. Cổ đông thì cô đặc, Cổ lang thang cực ít . 
Chưa kể, trong năm 2021, triển vọng doanh nghiệp khá sáng sủa khi thương mại điện tử là xu hướng tất yếu và mạnh mẽ trong những năm tới (Amazon, Alibaba, Shopee, Tiki,…) thúc đẩy luân chuyển các loại hàng hóa trọng lượng nhỏ như hàng may mặc, vốn đang tăng trưởng mạnh trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu dệt may đã tăng trưởng 3,3%; còn xuất khẩu da giày tăng đến 26,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Mở rộng công suất gấp 1.5 lần lên 600,000 tấn/năm nhờ thuê thêm nhà ga hàng hóa ACSV – CT2 và lợi thế gần như độc quyền tại sân bay Nội Bài do rào cản gia nhập, khiến cho NCT trở thành cổ phiếu có vị thế độc nhất trong ngành.
Với giả định nhà kho mới đi vào hoạt động và P/E hợp lý là 12, NCT sẽ có mức định giá là 142,000đ/cổ phiếu. Rủi ro của cổ phiếu này thanh khoản thấp; Dự án mới chưa đi vào hoạt động kịp thời. Chình vì vậy, các nhà đầu tư nên cân nhắc cẩn thận trước khi đầu tư vào cổ phiếu này.
Bài viết CỔ PHIẾU NCT VÀ NHỮNG RỦI RO CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày XMX.VN Việt Nam.
source https://xmx.vn/co-phieu-nct.html
0 notes
xmxvietnam · 3 years
Text
PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU MBS DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CHUYÊN GIA TÀI CHÍNH
Trong thời gian qua khi thị trường giao dịch có phiên lên trên 30.000 tỷ và kéo theo nghẽn lệnh. Điều này, chứng tỏ dòng tiền tham gia kênh chứng khoán ngày càng gia tăng. Hầu như công ty chứng khoán nào cũng có nhu cầu tăng vốn để tăng mức margin cho khách hàng, từ giờ đến cuối năm thì cuộc chạy đua này càng thêm quyết liệt. Chính vì thế, nhìn về tương lai thì lợi nhuận và dư địa tăng giá của cổ phiếu chứng khoán còn rất dài. Bài viết dưới đây, chúng tôi muốn cung cấp cho quý khách hàng những phân tích nhanh về cổ phiếu MBS, liệu cổ phiếu này có hấp dẫn và có đáng để đầu tư hay không?
Thông tin tổng quan về cổ phiếu MBS
1. Lịch sử hình thành của MBS
Công ty cổ phần Chứng khoán MB được thành lập ngày 11/05/2000 với tên gọi ban đầu là Công ty Chứng khoán Thăng Long. MBS là một trong 6 công ty chứng khoán đầu tiên và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế VN nói chung. 
2. Ngành nghề kinh doanh của MBS
Môi giới và đầu tư chứng khoán
Lưu ký chứng khoán
Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Tư vấn tài chính
MBS là một trong 6 công ty chứng khoán có nhiều đóng  góp cho thị trường chứng khoán và nền kinh tế VN
3. Lịch sử giá cổ phiếu MBS
Mã cổ phiếu: MBS
Nhóm ngành: Công ty Chứng khoán
Vốn điều lệ: 2,594,026,670,000 đồng
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 267,618,324 cp
Khối lượng cổ phiếu  đang lưu hành: 267,606,685 cp
28/3/2016, Chứng khoán MB đã tiến hành niêm yết cổ phiếu trên sàn HNX mức giá dưới 5.000 đồng/cổ phiếu. Giá hiện tại của MBS Cập nhật ngày 06/08/2021 là 30,600 đồng/cổ phiếu.
4. Quá trình tăng vốn điều lệ của MBS
Vốn điều lệ ban đầu của Công ty Cổ phần Chứng khoán MB là 621.242.800.000 đồng.
Kể từ đó đến nay, Công ty đã trải qua 01 lần tăng vốn điều lệ từ 621.242.800.000 đồng lên 1.221.242.800.000 đồng, thông qua việc chuyển đổi 600 tỷ đồng trái phiếu thành cổ phiếu.
Trong tháng 5 vừa qua, CTCP Chứng khoán MB thông báo triển khai phương án tăng vốn thông qua ba hình thức gồm chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và chào bán cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên.
Vốn điều lệ của MBS dự kiến tăng từ 1.643 tỷ đồng lên 2.676 tỷ đồng, tương ứng việc phát hành thêm 103,29 triệu cổ phiếu.
Cổ phiếu MBS có tiềm năng không
1. Kết quả kinh doanh quý 2 của MBS tăng trưởng ấn tượng
CTCP Chứng khoán MB (MBS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2021 với doanh thu hoạt động 643,2 tỷ đồng, gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ năm trước. 
Mảng tự doanh trong quý 2 đạt gần 212 tỷ đồng doanh thu, gấp 4,3 lần quý 2/2020. Hiện tại, MBS đang đầu tư lượng cổ phiếu niêm yết với giá trị gốc 405 tỷ đồng, nhưng giá trị đánh giá lại đã tăng đến 480 tỷ đồng. MBS đang nắm giữ lượng trái phiếu trị giá gần 593 tỷ đồng và chứng chỉ tiền gửi hơn 600 tỷ đồng.
Hoạt động môi giới cũng tăng trưởng ấn tượng khi doanh thu tăng trưởn g 175% so với cùng kỳ lên mức hơn 222 tỷ đồng. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu ghi nhận doanh thu xấp xỉ 142 tỷ đồng, gấp đôi quý 2/2020. Tính tới 30/6/2021, MBS có hơn 5.442 tỷ đồng các khoản cho vay và phải thu, tăng khoảng 1.300 tỷ đồng so với đầu năm.
Khấu trừ đi chi phí và thuế, MB báo lãi ròng quý 2 hơn 132 tỷ đồng, tăng mạnh 63% so với cùng kỳ năm trước. 
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu hoạt động đạt 512,3 tỷ đồng. Qua đó, MBS đạt 290 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 2,15 lần cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế 232 tỷ đồng, tăng trưởng 116% kết quả nửa đầu năm 2020. 
Năm 2021, MBS đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 450 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm 2021, MBS đã hoàn thành 64% kỳ vọng lãi cả năm. 
2. MBS phát hành tăng vốn, hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động margin.
Trong tháng 5/2021, MBS đã hoàn tất phát hành 95 triệu cổ phần, tăng vốn điều lệ từ 1.643 tỷ đồng lên 2.676 tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ cho phép MBS đẩy mạnh tăng cường năng lực tài chính, nguồn lực cho khách hàng tăng vòng quay và lợi nhuận. 
Việc tăng vốn điều lệ cho phép MB bổ sung nguồn lực tài chính cho hoạt động đầu tư, cung ứng vốn cho hoạt động kinh doanh margin và đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin, kéo theo gia tăng hiệu quả hoạt động của MBS trong tương lai.
Thanh khoản của thị trường đang lên mức TỶ USD và sắp tới, nếu hệ thống giao dịch vận hành trơn tru, xu hướng mở tài khoản mới của nhà đầu tư cá nhân còn tăng mạnh như đã từng diễn ra ở Hàn Quốc, Trung Quốc thì những công ty chứng khoán hàng đầu sẽ được hưởng lợi rất lớn.
THẾ CỤC EXIMBANK: LỢI NHUẬN LAO DỐC, NỘI BỘ TRANH CHẤP, CỔ PHIẾU TĂNG TRƯỞNG ĐÂU LÀ THỜI ĐIỂM TỐT ĐỂ MUA CỔ PHIẾU NÀY
3. Chọn BCG (Boston Consulting Group) tư vấn
Đây có thể coi là bước đi đột phá của MB trong giai đoạn 10 năm tới khi mạnh tay chi tiền thuê BCG làm tư vấn chiến lược. Bên cạnh đó, MBS đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số sẽ số hóa quy trình, sản phẩm, số liệu, quản lý và các giải pháp CNTT cho giao dịch. 
Có nên đầu tư cổ phiếu MBS
  MBS: Giá cổ phiếu vượt mục tiêu tự khuyến nghị, Tổng Giám đốc liền đăng ký thoái sạch vốn
Là công ty con có hiệu quả lợi nhuận tốt nhất trong MBGroup. Với lợi thế từ ngân hàng mẹ, MBS đang đẩy mạnh triển khai dịch vụ IB bán chéo với ngân hàng mẹ.
MBS đã và đang đẩy mạnh khai thác 3 triệu khách hàng của MBB, với lợi thế liên thông qua app MBbank và MBS, thì khả năng lấy tệp khách hàng thân thiết và VIP của MBB và Viettel là cực tiềm năng
Chúng tôi dự phóng MBS sẽ ghi nhận ~410 tỷ đồng LNST trong năm 2021 với động lực tăng trưởng đến từ hoạt động margin trong nửa cuối năm trong khi các hoạt động kinh doanh cốt lõi tiếp tục tăng trưởng khá trong bối cảnh TTCK duy trì khả quan.
Với lợi nhuận dự phóng và triển vọng ngành khả năng cao MBS, chúng tôi xác định giá mục tiêu của cổ phiếu MBS vào khoảng  32,000 đồng/cổ phiếu.
Bài viết PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU MBS DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CHUYÊN GIA TÀI CHÍNH đã xuất hiện đầu tiên vào ngày XMX.VN Việt Nam.
source https://xmx.vn/co-phieu-mbs.html
0 notes
xmxvietnam · 3 years
Text
NHẬN ĐỊNH CỔ PHIẾU BSI CỦA CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BSC, CÓ THỰC SỰ HẤP DẪN?
Cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu thép không còn là tâm điểm nữa. Thị trường hiện nay chứng kiến đà tăng giá bùng nổ của cổ phiếu chứng khoán. Dòng tiền vào nhóm chứng khoán không quá lớn, nhưng giá tăng cực nóng…. Cổ phiếu chứng khoán của công ty chứng khoán BSC cũng tăng cực kỳ ấn tượng 6,94%. Tăng trưởng là yếu tố quan trọng nhất vì gắn liền với mức lãi hàng ngày. Dưới đây là một số nhận định về cổ phiếu BSI có thực sự hấp dẫn như lời đồn.
Thông tin chung công ty chứng khoán BSC
1. Lịch sử thành lập BSC
Ngày 26/11/1999, công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) tiền thân là Công ty TNHH Chứng khoán BIDV được thành lập.
Cuối năm 2010, Công ty đã tiến hành cổ phần hóa và đấu giá thành công 10.195.750 cổ phần lần đầu tiên ra công chúng vào ngày 17/11/2010.
2. Ngành nghề kinh doanh của BSC
Môi giới chứng khoán;
Tự doanh chứng khoán;
Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
Tư vấn đầu tư chứng khoán;
Các nghiệp vụ khác được pháp luật cho phép.
3. Mã cổ phiếu của công ty chứng khoán BSC
Mã cổ phiếu: BSI
Nhóm ngành: Công ty Chứng khoán
Vốn điều lệ: 1,220,700,780,000 đồng
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 122,070,078 cp
Khối lượng cổ phiếu  đang lưu hành: 121,570,689 cp
Cổ phiếu BSI của công ty chứng khoán BSC có tiềm năng không?
Cổ phiếu BSI của công ty chứng khoán BSC có tiềm năng không?
1. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của BSC
Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BSC công bố báo cáo tài chính quý II và lũy kế 6 tháng đầu năm 2021. 
Cụ thể, doanh thu hoạt động của BSC trong quý II/2021 đạt hơn 347 tỷ đồng, gấp 1,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu hoạt động của BSC đạt 615 tỷ đồng với mức tăng tốt trên cả 3 mảng là môi giới, tư vấn tài chính và tự doanh.
Lợi nhuận trước thuế riêng trong quý II của BSC đạt 145,6 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 6 tháng đạt 216 tỷ đồng, vượt 20% so với kế hoạch kinh doanh 
2. BSC đang Đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, số hóa trong hoạt động của công ty
Mảng môi giới chứng khoán với sự ra đời của hàng loạt tính năng mới như Mở tài khoản chứng khoán trực tuyến áp dụng công nghệ eKYC, Tư vấn giao dịch và hỗ trợ khách hàng trên nền tảng zalo (Zalo Chứng khoán BSC), triển khai chức năng chuyển/nộp tiền vào tài khoản chứng khoán nhanh chóng thông qua đầu số định danh 9618…
Số hóa và xây dựng nền tảng kinh doanh trực tuyến tạo cơ hội bứt phá doanh nghiệp. Với sự phát triển của mạng lưới vạn vật kết nối (Internet of Things IoT) và dữ liệu lớn (Big Data), hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng sự phát triển của các công ty chứng khoán. 
Công nghệ phát triển đã thay đổi toàn nền tảng giao dịch chứng khoán. Việc mở tài khoản, nộp tiền và thực hiện giao dịch trực tuyến giúp nhà đầu tư tiết thời gian, hạn chế di chuyển & thực hiện giao dịch xuyên suốt, đặc biệt khi dịch Covid 19 xuất hiện. 
Chiến lược ưu tiên thiết bị di động cùng với việc ứng dụng công nghệ hàng đầu AI, Big Data sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp gắn kết với khách hàng và trở nên tranh hơn, hiệu quả hơn.
3. Cổ phiếu BSI nằm trong top công ty chứng khoán có thị phần môi giới chứng khoán tốt nhất
Theo công bố của HNX và HOSE, BSC đạt Top 8 công ty chứng khoán có thị phần môi giới chứng khoán phái sinh, Top 2 công ty chứng khoán có thị phần môi giới trái phiếu chính phủ lớn nhất trên HNX và duy trì vị trí trong Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất trên sàn HOSE 6 tháng đầu năm 2021.
4. Triển vọng ngành chứng khoán năm 2021
Trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngày càng thấp, các hoạt động kinh doanh khác cũng chưa khởi sắc bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19, rõ ràng chứng khoán với ưu điểm thanh khoản cao, “ra vào” dễ dàng đã trở thành kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư mới.
Số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết trong 4 tháng đầu năm các nhà đầu tư nội đã mở mới 366.816 tài khoản chứng khoán, bằng 93% lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020 (393.659 tài khoản mở mới trong năm 2020).
Thống kê quý 1 cho biết giá trị khớp lệnh bình quân trên HOSE đạt hơn 14.000 tỷ đồng/phiên, tăng 62% so với quý trước và gấp gần 5 lần cùng kỳ năm 2020. Thanh khoản thị trường quý 1 vừa qua cũng là con số kỷ lục từ trước tới nay, khiến cho hệ thống giao dịch HoSE liên tục tắc nghẽn.
Thời gian gần đây, hệ thống giao dịch đã trơn tru hơn và những phiên giao dịch thanh khoản 20.000 tỷ đồng đang thường xuyên diễn ra. Điều này cho thấy dòng tiền vào thị trường đang gia tăng mạnh mẽ.
Có nên đầu tư vào cổ phiếu BSI
Với lợi thế có ngân hàng mẹ hậu thuẫn phía sau nên cổ phiếu của BSI sẽ có sự ổn định hơn. BSC là một doanh nghiệp ngành chứng khoán với những triển vọng sáng sủa trong năm 2021 thì tương lai cổ phiếu ngành này sẽ còn nhiều dư địa tăng trưởng mạnh. 
Dự phóng kết quả kinh doanh của BSI năm 2021 với dự địa mảng tự doanh khi nắm giữ các cổ phiếu rất tốt trên thị trường cũng như mảng cho vay margin sẽ tiếp tục trong 6 tháng cuối năm 202. BSC hiện còn khoảng 600 tỷ sẽ được cung ứng ra thị trường thì doanh thu đạt được của BSI năm 2021 sẽ đạt khoảng 1.150 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 310 tỷ đồng. Chúng tôi dự đoán PE là 19.5 và giá mục tiêu của cổ phiếu BSI 26.300 đồng/cổ phiếu.
Bài viết NHẬN ĐỊNH CỔ PHIẾU BSI CỦA CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BSC, CÓ THỰC SỰ HẤP DẪN? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày XMX.VN Việt Nam.
source https://xmx.vn/co-phieu-bsc.html
0 notes
xmxvietnam · 3 years
Text
CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG MSB – CÁC CHUYÊN GIA TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ VỀ CỔ PHIẾU NÀY NHƯ THẾ NÀO?
Cổ phiếu ngành ngân hàng đang có những chuyển biến tích cực, trong đó ngân hàng MSB mới được niêm yết trên sàn chứng khoán. Hiện nay cổ phiếu này đang có mức giá hấp dẫn và thu hút nhà đầu tư. Bài viết dưới đây của chúng tôi đưa ra một số nhận định và đánh giá về cổ phiếu ngân hàng MSB. Và liệu trong thời điểm này có nên đầu tư không?
Tổng quan về ngân hàng MSB
1. Lịch sử hình thành của MSB
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam viết tắt là MSB được thành lập năm 1991 hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng. MSB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.
Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành l��n như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM. 
Đến nay, MSB đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của MSB là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc.
MSB là ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng
2. Mã cổ phiếu ngân hàng MSB
Ngân hàng MSB chính thức niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 23/12/2020 với mã chứng khoán là MSB, số lượng niêm yết 1,175,000,000 cổ phiếu, vốn điều lệ 11,750,000,000,000 đồng.
MSB là ngân hàng đầu tiên niêm yết tại HoSE. Mức giá chào sàn 15.000 đồng là “khá hấp dẫn với thị trường” khi P/B và P/E tính theo 4 quý gần nhất lần lượt là 1 và 10,7 lần, thấp hơn trung bình các ngân hàng với quy mô tương ứng.
Hiện tại, giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 27.7.2021 của MSB là 28.400 đồng/cp, tăng 67% so với giá đóng cửa phiên chào sàn và 51% so với thời điểm đầu năm 2021.
MSB tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) cho biết trong 6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng dự tính đạt khoảng 2.800 tỷ đồng, cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước và đạt 85% kế hoạch năm.
Trong đó, riêng quý I vừa qua, ngân hàng đã ghi nhận tổng doanh thu thuần hơn 2.064 tỷ đồng, tăng 63,4% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 1.419 tỷ đồng, tăng 58,8% và đóng góp 68,7% tổng doanh thu thuần của MSB.
Cổ phiếu MSB có tiềm năng không
Nhiều chuyên gia cho biết “Nhà đầu tư nên thận trọng khi đầu tư vào cổ phiếu MSB”
1. Tiềm năng tăng trưởng đến từ mảng ngân hàng bán lẻ, lợi thế về chi phí vốn
MSB đã triển khai các sản phẩm thu hút CASA như: chuyển tiền miễn phí, mở tài khoản online qua eKYC, app mobile banking tích hợp nhiều chức năng, các gói tài khoản thanh toán với nhiều ưu đãi hấp dẫn… Nhờ đó, tỷ lệ CASA tăng mạnh lên 26,7% từ mức 19,7% của năm 2019, với tỷ trọng tiền gửi thanh toán từ khách hàng cá nhân ngày càng tăng lên hiện chiếm 50% tổng tiền gửi không kỳ hạn.
Tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR) của MSB ở mức 49,9%.
Tỷ lệ nợ xấu ghi nhận 1,96%, giảm nhẹ so với mức 2,04% năm 2019
2. Hợp đồng hợp tác độc quyền bảo hiểm có giá trị cao
MSB và công ty bảo hiểm Prudential đã ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền trong vòng 15 năm với mức phí trả trước (Upfront fee) theo chúng tôi đánh giá có thể lên đến 3.500 tỷ đồng.
3. Lợi nhuận đến từ việc thoái vốn các công ty con:
MSB đã công bố thông tin chuyển nhượng toàn bộ giá trị phần vốn góp tại Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản MSB AMC và ghi nhận thêm 224 tỷ đồng lợi nhuận. Trong năm 2021, ngân hàng cũng có kế hoạch thoái vốn tại công ty tài chính (FCCOM) dựa trên 2 phương án – bán toàn bộ vốn hoặc bán 50% vốn cho đối tác chiến lược, trong đó ngân hàng sẽ cung cấp đảm bảo về thanh khoản, hệ thống IT, hệ thống khách hàng hiện có để vận hành.
4. Tập trung triển khai các dự án công nghệ cao giúp nâng cao hiệu quả hoạt động trong dài hạn
MSB đang phát triển song song giữa số hóa ngân hàng truyền thống và ngân hàng số hoàn toàn TNEX. Mục tiêu là 2 triệu khách hàng mới mỗi năm và trong 3 năm tới, khách hàng từ mảng số sẽ chiếm 30% và mỗi khách hàng sử dụng bình quân 3,5 – 4 sản phẩm
5. Lộ trình tăng vốn rõ ràng sẽ hỗ trợ tín dụng tăng trưởng ổn định với tốc độ cao hơn trung bình ngành.
Trong Q1.2021, MSB chào bán thành công 82,5 triệu cổ phiếu quỹ với giá 11.500-12.000 đồng/cổ phần. Đồng thời, ngân hàng sẽ phát hành 18 triệu cổ phiếu quỹ còn lại để bán/thưởng cho cán bộ công nhân viên. Nguồn tiền thu về sẽ giúp ngân hàng tiếp tục tăng vốn điều lệ, nâng cao tỷ lệ an toàn vốn, giúp MSB được xét duyệt cấp hạn mức “room” tín dụng cao hơn trung bình ngành và tăng trưởng nhanh về tài sản. MSB là một trong 4 đơn vị áp dụng toàn bộ 3 trụ cột Basel II sớm nhất hệ thống và Ngân hàng đang tiến tới áp dụng chuẩn Basel III trong nội bộ. Tại ĐHCĐ năm 2021 sắp tới, MSB sẽ trình cổ đông về việc tăng vốn điều lệ từ 11.750 tỷ lên 15.275 tỷ đồng thông qua trả cổ tức 30% bằng cổ phiếu.
6. MSB được phép cấp Margin
Mặc dù chưa đủ thời gian niêm yết 6 tháng nhưng cổ phiếu MSB vẫn lọt rổ VN Diamond trong kỳ cơ cấu cuối tháng 4.2021 do đảm bảo được các tiêu chí khác về vốn hóa thị trường, giá trị giao dịch hàng ngày và tỷ lệ sở hữu nước ngoài. MSB cũng được đánh giá là một trong những cổ phiếu có mức giá hấp dẫn nhất trong phân khúc các cổ phiếu ngân hàng tầm trung ở giai đoạn hiện tại với mức P/E và P/B thấp hơn mức bình quân ngành.
Nhận định cổ phiếu MSB, có nên đầu tư?
MSB có kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng trong những tháng đầu năm với lợi nhuận quý I tăng gấp 4 lần cùng kỳ. Tổng tài sản đến ngày 27/07/2021 của ngân hàng ở mức 186.908 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với đầu năm, đứng thứ tư trong số các ngân hàng tầm trung. Mặc dù chịu tác động của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 nhưng theo số liệu ước tính cho 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của MSB dự tính đạt khoảng 2.800 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2020, đạt 85% kế hoạch năm 2021.
Với tình hình thực hiện đến thời điểm hiện tại và với các chiến lược phù hợp cho giai đoạn 6 tháng cuối năm kèm theo kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh, lãnh đạo Ngân hàng cho biết, MSB hoàn toàn có thể đẩy mạnh kinh doanh để vượt kế hoạch đã đề ra.
Hiện tại cổ phiếu MSB đang thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư với khối lượng giao dịch ấn tượng so với mặt bằng các cổ phiếu mới niêm yết. Với mức giá còn khá hấp dẫn khi so sánh với tốc độ tăng giá của cổ phiếu ngành ngân hàng, trên cơ sở tiềm năng tăng trưởng của một ngân hàng tầm trung có nhiều biến chuyển chiến lược, kỳ vọng sau khi được cấp margin, cổ phiếu MSB sẽ thực sự có những phiên giao dịch “thăng hoa” và thu hút được các nhà đầu tư giá trị.
Bài viết CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG MSB – CÁC CHUYÊN GIA TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ VỀ CỔ PHIẾU NÀY NHƯ THẾ NÀO? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày XMX.VN Việt Nam.
source https://xmx.vn/danh-gia-co-phieu-ngan-hang-msb.html
0 notes
xmxvietnam · 3 years
Text
NHẬN ĐỊNH CỔ PHIẾU VIB, VƯỢT XA ĐỊNH GIÁ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG VIB LIỆU CÓ ĐẮT THỜI ĐIỂM NÀY CÓ NÊN MUA KHÔNG?
Trong nhóm ngân hàng, từ đầu năm đến nay nhiều cổ phiếu giá tăng trưởng bằng lần nhờ hỗ trợ từ kết quả kinh doanh tích cực quý 1/2021. Nhóm cổ phiếu này vẫn được nhìn nhận còn khá nhiều dư địa tăng trưởng với những câu chuyện tăng vốn. Rất nhiều cổ phiếu ngành này đã tăng phi mã, vượt xa dự kiến của giới phân tích… Liệu thời điểm này có nên đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngân hàng không? Dưới đây là một số nhận định của chúng tôi về cổ phiếu VIB.
Thông tin tổng quan về VIB
1. Lịch sử hình thành của VIB
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập năm 1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng và 23 cán bộ nhân viên.
Năm 2009, ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA). Chính thức ra mắt dự án Tái định vị thương hiệu mới.
Năm 2010, ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – Ngân hàng hàng đầu của Úc đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng. Tiếp tục triển khai các dự án quan trọng phục vụ chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009 – 2013 của ngân hàng. Mạng lưới kinh doanh đạt trên 130 đơn vị tại 27 tỉnh, thành trên cả nước.
Hiện tại, vốn điều lệ của VIB là  15,531,429,930,000 đồng, khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 1,109,387,852 cp, khối lượng cổ phiếu  đang lưu hành: 1,553,142,993 cp.
2. Ngành nghề kinh doanh chính
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mọi tổ chức thuộc các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam;
Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước;
Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và của các tổ chức tín dụng khác;
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân; Cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng;
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá
Thực hiện hoạt động bao thanh toán;
Mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp;
VIB có kết quả tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2021, VIB báo cáo tổng doanh thu đạt 7.308 tỉ đồng, tăng trưởng 52% so với cùng kỳ năm 2020.
Lợi nhuận trước thuế 3.952 tỷ đồng, tăng 68% so với cùng kỳ. ROE tiếp tục thuộc top đầu ngành, đạt 32,8%.
Tại ngày 30-6-2021, tổng tài sản VIB đạt trên 277 nghìn tỷ đồng, dư nợ tín dụng trên 185 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% so với đầu năm. Huy động tiền gửi khách hàng tăng trưởng trên 12%.
Dư nợ bán lẻ VIB tiếp tục tăng trưởng hai chữ số, đạt 14,2%, kể cả trong giai đoạn dịch, chiếm tỉ trọng gần 90% tổng dư nợ của ngân hàng. 
Tỷ lệ nợ xấu của VIB giảm về mức 1,3%. Với việc quản trị rủi ro chặt chẽ, ngân hàng duy trì tốt các chỉ số rủi ro và hệ số an toàn ở mức thận trọng. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II ở mức 10,3%, tỉ lệ cho vay trên tiền gửi ở mức 73,1%.
VIB cũng đã thực hiện chia cổ phiếu thưởng theo tỉ lệ 40% cho cổ đông, đưa vốn điều lệ lên trên 15.500 tỷ đồng.
Mã cổ phiếu ngân hàng VIB có tiềm năng không?
Theo dự báo từ công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt VCSC đã đưa ra khuyến nghị về cổ phiếu VIB trong hồi giữa tháng 6 thì đã có sự điều chỉnh mã VIB từ mức kém khả quan thành bán. Theo nhận định giá cổ phiếu VIB đã tăng 76,2% trong 3 tháng gần nhất và hiện ở mức cao hơn giá trị thực.
VCSC dự đoán tổng lợi nhuận sau thuế sau khi chia cổ tức thì trong 5 năm tới, mức độ tăng trưởng kỳ vọng của ngân hàng Quốc tế VIB là 27,7%. VCSC nêu quan điểm này vì nhận thấy khoảng 96% các khoản vay tại VIB được đảm bảo bằng tài sản đảm bảo với tỉ lệ chiết khấu cao.
Nhận định, quan điểm đầu tư cổ phiếu VIB
Lợi nhuận tăng trưởng mạnh, Đại hội cổ đông đã phê duyệt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 7,5 nghìn tỷ đồng (+29% so với cùng kỳ) với mức tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt đạt +31% và +31,2% so với cùng kỳ.
Trong năm nay VIB sẽ tập trung vào nền tảng MyVIB và các sản phẩm thẻ tín dụng. Đồng thời, số hóa sẽ được tập trung vào công nghệ AI, Machine Learning và Big data.
Ngân hàng số MyVIB của ngân hàng này đã nhận liên tiếp những đánh giá cao từ trải nghiệm tốt từ người dùng. Số lượng khách hàng kích hoạt và sử dụng ebanking đã tăng 77% từ đầu năm cho đến nay
15 dự án số hóa khác nhau, trong đó có dự án thay core banking, hệ thống scorecard, các dự án phê duyệt tín dụng với chuyên gia tư vấn là một công ty hàng đầu Hoa Kỳ và dự án CRM.
Phát triển nền tảng bán hàng cho hơn 7.000 đại lý bán hàng.
Mục tiêu tăng gấp đôi tỷ lệ CASA bán lẻ, từ 10% như hiện tại lên 20% trong 12-18 tháng tới để tiết kiệm chi phí vốn. Những biện pháp chính để đạt được kết quả này bao gồm đẩy mạnh dịch vụ thẻ, ứng dụng MyVIB.
VIB nằm trong top 3 ngân hàng có chi tiêu trực tuyến qua thẻ cao nhất. Đồng thời là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ tín dụng trong nhóm cao nhất thị trường Việt Nam.
Cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 40% và phát hành mới 3%. Sau khi phát hành 1 nghìn tỷ trái phiếu Cấp 2, CAR 2020 của ngân hàng cải thiện lên 10,1% từ mức 9,7% trong năm 2019. Trong năm 2021, Ngân hàng có kế hoạch chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 40% và có thể phát hành 3% cổ phiếu bổ sung.
Mặc dù giá nhiều cổ phiếu ngân hàng VIB đang được nhận định là đắt so với mức khuyến nghị của các công ty chứng khoán nhưng cũng không thể phủ nhận dư địa tăng trưởng chung.
Nhìn chung cổ phiếu ngân hàng VIB vẫn có thể tạo nên nhiều cú hích bất ngờ trong thời gian đến. Việc của nhà đầu tư là không nên nóng vội mà phải nghiên cứu kỹ thị trường trước khi quyết định.
Bài viết NHẬN ĐỊNH CỔ PHIẾU VIB, VƯỢT XA ĐỊNH GIÁ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG VIB LIỆU CÓ ĐẮT THỜI ĐIỂM NÀY CÓ NÊN MUA KHÔNG? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày XMX.VN Việt Nam.
source https://xmx.vn/co-phieu-vib.html
0 notes
xmxvietnam · 3 years
Text
NHẬN ĐỊNH CỔ PHIẾU CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍNH HOSE (HCM) – CỔ PHIẾU CHỨNG KHOÁN ĐANG CÓ DƯ ĐỊA TĂNG TRƯỞNG
Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HOSE là công ty chứng khoán đầu ngành , có nội tại rất tốt trong ngành chứng khoán. Điều này thể hiện ở việc lợi nhuận và doanh số, thị phần, HCM liên tục tăng trưởng trong các năm qua. Dưới đây là một số nhận định của chúng tôi về cổ phiếu này.
THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ CỔ PHIẾU SÀN HOSE
1. Lịch sử thành lập HCM
Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), thành lập năm 2003, năm 2009 chính thức niêm yết trên sàn HOSE với mã cổ phiếu HCM.
HOSE có vốn điều lệ: 3,058,822,630,000 đồng, khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 305,041,862 cp
HCM thuộc top 3 thị phần môi giới của ngành với lợi thế về cơ sở khách hàng lớn, với đội ngũ nghiên cứu phân tích hàng đầu Việt Nam cùng đội ngũ tự doanh nhiều kinh nghiệm, quản trị rủi ro tốt khi thị trường khó khăn.
2. Lĩnh vực kinh doanh của HOSE
Môi giới chứng khoán
Tự doanh
Bảo lãnh phát hành
Lưu ký chứng khoán.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HOSE
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA HOSE NĂM 2021
CTCP Chứng khoán TP.HCM Hose vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2021. Nhờ thanh khoản thị trường tăng vọt với các phiên giao dịch tỷ USD, kết quả kinh doanh của HSC gấp đôi cùng kỳ 2020.
Cụ thể, hoạt động tự doanh đóng góp lớn nhất cho doanh thu của HSC trong quý 2 cũng như 6 tháng đầu năm 2021 với lần lượt 446 tỷ và 1.074 tỷ, tăng lần lượt 151% và 170% so với cùng kỳ 2020.
Doanh thu môi giới quý 2 đạt 361 tỷ, tăng gần 140% do giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường quý 2/2021 tăng 302% so với cùng kỳ 2020, luỹ kế 6 tháng đạt 665 tỷ, tăng 154% cùng kỳ năm trước.
Khoản thu từ cho vay margin đạt 271 tỷ đồng trong quý 2/2021, tăng gần 157%, lũy kế 6 tháng đạt 493 tỷ đồng, tăng 122% cùng kỳ năm trước.
Chi phí hoạt động tăng 154% so với cùng kỳ năm trước do chi phí lãi vay tăng cao hơn gấp 4 lần do công ty gia tăng các khoản vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động, chi phí môi giới tăng 96% tương ứng với sự gia tăng của doanh thu môi giới.
Kết quả, lợi nhuận trước thuế quý 2/2021 của HSC đạt gần 352 tỷ đồng, tăng 87% cùng kỳ 2020, luỹ kế 6 tháng đạt gần 754 tỷ đồng, tăng 140% cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận sau thuế quý 2/2021 đạt 283 tỷ đồng tăng 88,7%, luỹ kế 6 tháng đạt 605 tỷ đồng, tăng 141% cùng kỳ năm trước.
Tại thời điểm 30/6/2021, tổng tài sản của HSC đạt 1,541 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ so với đầu năm. Trong đó tiền mặt gấp 10 lần đầu năm, đạt 2.127 tỷ đồng do trong kỳ công ty tăng vay nợ ngắn hạn 2.000 tỷ từ ngân hàng và các tổ chức tài chính. HSC đang cho vay margin gần 9.170 tỷ đồng, tăng 546 tỷ đồng so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu hiện ở mức 4.805 tỷ đồng, do đó room cho vay margin của HSC không còn nhiều (440 tỷ).
Kết quả kinh doanh của HOSE năm 2021 tăng đáng kể
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NĂM 2021 CỦA HOSE
Năm 2021, HSC đặt ra kế hoạch kinh doanh tham vọng với doanh thu 2.668 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế lần đầu tiên trên mốc ngàn tỷ đồng, ở mức 1.203 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 68% và 82%.
Kế hoạch này dựa trên dự báo thanh khoản thị trường với giá trị giao dịch bình quân ngày trên thị trường cơ sở đạt 15.133 tỷ đồng, nước ngoài chiếm 8% trong tổng giao dịch, phái sinh gần 200 nghìn hợp đồng/ngày. Thị trường tăng 7% trong quý I và dự báo tăng tốt trong quý II.
Hoạt động môi giới khối khách hàng cá nhân hơn 700 tỷ đồng phí môi giới dựa trên các giả thiết về thị phần môi giới cổ phiếu ở mức khoảng 6% tổng khối nội và thị phần môi giới phái sinh đạt mức 12% toàn thị trường.
Khối khách hàng tổ chức mục tiêu giữ vững mức thị phần 24% trong tổng khối ngoại toàn thị trường.
Mảng tự doanh, HSC sẽ tập trung mở rộng hoạt động trên thị trường phái sinh, gia tăng quy mô phát hành chứng quyền có đảm bảo song song với việc điều chỉnh chiến lược cho hoạt động đầu tư cổ phiếu để bắt nhịp cùng với thị trường. Dự kiến doanh thu lãi từ tự doanh năm 2021 đạt 565 tỷ đồng, tăng 53% so với năm 2020.
Mảng tư vấn tài chính dự kiến đến từ hoạt động tư vấn M&A, tư vấn phát hành, niêm yết trên cả thị trường vốn và thị trường nợ, mục tiêu đạt 80 tỷ đồng doanh thu, tăng 2 lần so với năm 2020 dựa trên những thương vụ đang thực hiện và dự kiến hoàn tất trong năm 2021.
NHẬN ĐỊNH, QUAN ĐIỂM ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU HOSE
HOSE là công ty chứng khoán đầu ngành, có nội tại rất tốt trong ngành chứng khoán. Các chuyên giá dự báo dự báo ngành chứng khoán sẽ có lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhất. Thanh khoản thị trường cao kỷ lục trung bình đạt 18.000 tỷ đồng/phiên; gấp 2,8 lần mức bình quân năm 2020 và gấp 3 lần bình quân phiên Q1.2020
Nguồn lãi chủ yếu của HCM đến từ 3 mảng chính đó là : Môi giới, margin, và tự doanh. Trong đó mảng đem đến nguồn lãi lại đến từ mảng tự doanh của công ty. 
Cụ thể, theo kế hoạch 2021, tự doanh lãi là 564 tỷ, tư vấn tài chính và doanh thu khác là 95 tỷ. Kế hoạch lãi 2021 sẽ tăng 81% so với 2020. Đặc biệt mảng tự doanh chứng khoán của HCM theo chúng tôi dự báo sẽ tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm 2021. Vì vậy dự báo giá cổ phiếu và kết quả kinh doanh của HCM sẽ vô cùng ấn tượng trong cuối năm  2021.
HCM phát hành thêm 152,52 triệu CP cho cổ đông hiện hữu với mức giá 14.000đồng/cp (tỷ lệ 2:1), dự kiến thu được 2.135 tỷ đồng, trong đó HCM bổ sung 1.495 tỷ đồng cho hoạt động ký quỹ; 427 tỷ đồng cho bảo lãnh phát hành chứng khoán và còn lại 213.3 tỷ đồng bổ sung vốn cho hoạt động tự doanh.
Hose sẽ chuyển đổi mô hình kinh doanh mới từ cho vay ký quỹ sang đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, hiện 2 mảng này đang chiếm 83% tổng tài sản.
Chiến lược 5 năm, tập trung vào dịch vụ ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản: HCM có lợi thế về cơ sở khách hàng lớn bao gồm các doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn, và các nhà đầu tư tổ chức cá nhân muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bộ phận ngân hàng đầu tư sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn đối với phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Sau đó, HSC sẽ phân phối trái phiếu mà HSC cho là khá an toàn cho các nhà đầu tư quan tâm, để đáp ứng nhu cầu phân bổ tài sản của khách hàng.
HCM là một trong số ít công ty chứng khoán có sự tăng trưởng bền bỉ, mạnh mẽ và tích nền vô cùng chặt chẽ.
HCM trong dài hạn đang có xu hướng tăng vùng 61.79 và dư địa của HCM thuộc hàng cao nhất trong các công ty chứng khoán.
Bài viết NHẬN ĐỊNH CỔ PHIẾU CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍNH HOSE (HCM) – CỔ PHIẾU CHỨNG KHOÁN ĐANG CÓ DƯ ĐỊA TĂNG TRƯỞNG đã xuất hiện đầu tiên vào ngày XMX.VN Việt Nam.
source https://xmx.vn/co-phieu-hose.html
0 notes
xmxvietnam · 3 years
Text
PV TRANS: TRIỂN VỌNG TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN, THỜI ĐIỂM NÀY CÓ NÊN ĐẦU TƯ?
Trong những năm gần đây, Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí (PV Trans, mã CK: PVT) liên tiếp lập kỷ lục về tăng trưởng, ghi dấu những bước phát triển vững chắc bất chấp những biến động của thị trường. Với một sức khỏe tốt và chiến lược đầu tư bài bản, phát triển nhiều tiềm năng, PVTrans đang cho thấy triển vọng tăng trưởng trong dài hạn. Dưới đây là một số đánh giá của chúng tôi về cổ phiếu này.
TÌNH HÌNH KINH DOANH PV TRANS NĂM 2021
1. Báo cáo kinh doanh PVT quý 1 năm 2021
Năm 2020, PV Trans gặp nhiều khó khăn từ đại dịch Covid-19 và giá dầu biến động mạnh. Tuy nhiên doanh thu vẫn ghi nhận 7.730 tỷ đồng, vượt 25% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế thu về 830 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2019 nhưng vượt 92% kế hoạch năm.
 Mới đây, tại ĐHCĐ cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận với việc chia cổ tức tiền mặt 10%, tương đương với số tiền gần 324 tỷ đồng.ư
PV Trans công bố doanh thu Q1/2021 tăng 8,8% so với cùng kỳ lên 1.717 tỷ đồng, chủ yếu nhờ doanh thu thương mại & dịch vụ tăng 94,7%. Trong khi đó, doanh thu mảng vận tải tăng nhẹ 6,5%  lên 130 tỷ đồng do giá thuê tàu phục hồi với tốc độ chậm hơn so với đà tăng của giá dầu. Tuy nhiên, kỳ vọng kết quả các quý sắp tới sẽ mạnh mẽ hơn khi giá dầu cao hơn có thể thúc đẩy nhu cầu vận tải, kéo theo khả năng điều chỉnh tăng giá cước thuê tàu.
Ước tính 6 tháng đầu năm, PVT đạt 3.500 tỷ đồng doanh thu, thực hiện 60% kế hoạch năm và tăng 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế ước tính đến nay ước đạt 420 tỷ đồng, tăng 10% cùng kỳ và thực hiện 84% kế hoạch năm.
PV Trans – Một năm tăng trưởng vượt kỳ vọng
2. Mục tiêu năm 2021 của PV Trans
Sang năm 2021, PV Trans đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 6.000 tỷ, giảm hơn 22% so với năm ngoái. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 500 tỷ đồng, giảm 52% so với cùng kỳ. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế 404 tỷ đồng, giảm 51% so với cùng kỳ (năm ngoái kế hoạch 433 tỷ đồng). Tỷ lệ chi trả cổ tức cho năm 2021 dự kiến cũng giảm về mức 5%. 
Về đầu tư, tổng công ty dự kiến chi tổng cộng 7.621 tỷ đồng trong năm nay. Trong đó nguồn vốn chi đầu tư từ vốn chủ sở hữu là 2.762 tỷ và nguồn vốn vay là 4.859 tỷ đồng.  
NHỮNG YẾU TỐ GIÚP CỔ PHIẾU PV TRANS TĂNG TRƯỞNG ỔN ĐỊNH
1. Đẩy mạnh việc đưa tàu ra khai thác trên thị trường quốc tế
PV Trans đã và đang đẩy mạnh việc đưa tàu ra khai thác trên thị trường quốc tế
PV Trans tiếp tục giữ vững vị trí là doanh nghiệp vận tải hàng lỏng số 1 Việt Nam, duy trì 10% thị phần vận tải dầu thô và LPG trong nước và khoảng 30% thị phần vận tải xăng dầu nội địa.
Trong bối cảnh dư địa phát triển thị trường vận tải nội địa không còn nhiều, PV Trans đã và đang đẩy mạnh việc đưa tàu ra khai thác trên thị trường quốc tế. Tỷ lệ đội tàu hoạt động quốc tế của PVTrans đã tăng từ 70% năm 2019 lên khoảng 80% trong năm 2020 với 2/4 tàu dầu thô, 10/11 tàu sản phẩm/hóa chất, 10/13 tàu LPG, 2/2 tàu hàng rời đang hoạt động trên khắp thế giới, từ châu Á, Trung Đông đến Bắc Mỹ, châu Úc và Tây Phi với cách thức cho thuê đa dạng như thuê chuyến, định hạn, vận chuyển nhập khẩu,… Việc này đã giúp PV Trans tăng nguồn thu ngoại tệ, xây dựng thương hiệu quốc tế và đặc biệt đa dạng hóa thị trường, giảm bớt phụ thuộc vào thị trường nội địa đang bão hòa.
2. Bắt đầu giải ngân vốn cho kế hoạch mở rộng đội tàu
Trong 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 nhưng PV Trans đã thành công đầu tư 3 tàu mới: 2 tàu dầu hóa chất và một tàu hàng rời gồm: Tàu PVT Venus – Chemical/Oil Tanker, IMO II, được đóng năm 2010 tại Hàn Quốc, có tổng trọng tải 13.149 DWT, chiều dài 129m, chiều rộng 20m, mớn nước 8m. Tàu PVT Auzura – Chemical/Oil Tanker có trọng tải 19,945 DWT và đã ngay lập tức ký thành công hợp đồng chạy tuyến quốc tế cho khách hàng Nhật. Hợp tác thuê mua tàu PVT Diamond – Bulk Carrier, có trọng tải 55,623 DWT và đã được ký hợp đồng vận chuyển clinker và hàng rời tuyến quốc tế.
Năm 2021, PV Trans dự kiến đầu tư tổng cộng 15 tàu trong toàn chủ yếu tập trung vào các tàu dầu thô, tàu hóa chất, tàu gas, tàu hàng rời… Tổng mức đầu tư khoảng 7.621 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu khoảng 2.761 tỷ đồng; vốn vay và các nguồn vốn khác khoảng 4.859 tỷ đồng.
PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU PVT
1. Chỉ số tài chính của PV Trans
Sức khỏe tài chính cơ bản tốt mặc dù năm 2020 là năm khó khăn chung của nền kinh tế và đặc biệt là ngành dầu khí do giá dầu Thế Giới giảm mạnh, các công ty trong ngành co bớt hoạt động.
Dự báo tăng trưởng EPS giai đoạn 2020-2025 kỳ vọng đạt 9,8% do nhu cầu vận tải tăng từ Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (NSR) và hợp đồng chuyển dầu thô, hóa chất và LPG ở nước ngoài.
Tăng dự báo lợi nhận sau thuế giai đoạn 2021-2025 thêm trung bình 14%: do
Sản lượng vận chuyển dầu thô, sản lượng từ dầu và LPB ra nước ngoài tăng từ năm 2021.
 Hoạt động kinh doanh của công ty đối tác tăng do tác động tốt từ giá dầu
 Kỳ vọng PVT có thể mua được tàu chở dầu với giá rẻ hơn so với dự báo trước đây.
2. PV Trans có năng lực tài chính mạnh
Hiện PVT có số dư tiền mặt ròng đạt 31 triệu USD vào cuối quý 4/2020, cũng như triển vọng lợi nhuận phục hồi có thể hỗ trợ mức cổ tức tiền mặt bền vững là 1.000 đồng/ cổ phiếu trong giai đoạn 2021-2025 cùng với việc mở rộng đội tàu.
3. PVT là cổ phiếu cô đặc 
Lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng không nhiều: 64,45 % lượng cổ phiếu phát hành thuộc cổ đông lớn (trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 44,35%).
KHUYẾN NGHỊ 
Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI) nhận định, năm 2021, hoạt động của PVTrans được hỗ trợ nhờ giá dầu đang hồi phục tốt, thúc đẩy dịch vụ hàng hải và PVTrans có thể không phải duy trì chia sẻ khó khăn với các đối tác như trong năm 2020. 
PSI nâng định giá cổ phiếu PV Trans lên 23.700 đồng/cổ phiếu tương ứng P/E Forward 2021 đạt 8.8 với vị thế doanh nghiệp vận tải dầu thô/dầu sản phẩm lớn nhất Việt Nam và triển vọng thị trường vận tải hồi phục trở lại trong 2021.
Chúng tôi, khuyến nghị mua giá quanh vùng 18 – 19.000/cp, Mục tiêu ngắn hạn: 21.500/cp.
Bài viết PV TRANS: TRIỂN VỌNG TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN, THỜI ĐIỂM NÀY CÓ NÊN ĐẦU TƯ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày XMX.VN Việt Nam.
source https://xmx.vn/pv-trans.html
0 notes
xmxvietnam · 3 years
Text
NHẬN ĐỊNH CỔ PHIẾU VNE TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐIỆN VIỆT NAM CƠ HỘI ĐẦU TƯ CHO NHỮNG THỢ SĂN SIÊU HẠNG
Với nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế phục hồi, ngành điện năm 2021 được kỳ vọng sẽ có một năm tích cực. Dưới đây là một số nhận định của chúng tôi về cổ phiếu VNE.
THÔNG TIN CHUNG VỀ CỔ PHIẾU VNE
1. Lịch sử hình thành của VNE
Công ty xây lắp điện 3 được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai Công ty là Công ty Xây lắp đường dây và Trạm 3 với Công ty Xây lắp đường dây và Trạm 5. Ngày 30/9/2002, Công ty xây lắp điện 3 được tổ chức lại thành Công ty mẹ Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ Công ty con. Từ tháng 12/2005: Công ty Xây lắp điện 3 chuyển thành Tổng Công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam.
Năm 2007, Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán VNE  trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, VNE có vốn điều lệ: 904,329,530,000 đồng, khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 90,432,953 cp, khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 81,934,033 cp.
Được mệnh danh một trong những công ty đầu ngành về xây lắp điện. Qua nhiều biến cố, hậu thoái vốn nhà nước, VNE từng bước hồi sinh, các giá trị cốt lõi được phục hồi. Tài sản bất động sản  khá lớn, hợp tác với EVN thực hiện các công trình trọng điểm Quốc gia. 
2. Ngành nghề kinh doanh
Xây lắp các công trình hệ thống lưới điện và trạm biến áp điện đến 500kV, các công trình nguồn điện, công trình công nghiệp và dân dụng, công trình giao thông thủy lợi, văn hóa, thể thao, sân bay, bến cảng
Thiết kế, chế tạo kết cấu thép, các sản phẩm cơ khí và mạ kẽm
Sản xuất các chủng loại vật tư, thiết bị, phụ kiện điện, cột điện bê tông ly tâm và các sản phẩm bê tông khác; sản xuất, kinh doanh các chủng loại vật liệu xây dựng; kinh doanh các mặt hàng trang trí nội thất, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nhà đất; kinh doanh xăng dầu
Sản xuất và kinh doanh điện. Thí nghiệm, hiệu chỉnh xác định chỉ tiêu kỹ thuật các thiết bị điện, các công trình điện
Tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng, bao gồm lập và thẩm định các dự án đầu tư; khảo sát đo đạc, thiết kế quy hoạch, thiết kế công trình; tư vấn quản lý dự án; tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế; tư vấn mua sắm vật tư, thiết bị, công nghệ
Kinh doanh xuất nhập khẩu: vật tư thiết bị điện, vật liệu xây dựng, thiết bị phương tiện vận tải, xe máy thi công; dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghiệp khác
Đào tạo công nhận kỹ thuật, chuyên gia, cán bộ quản lý phục vụ cho nhu cầu phát triển doanh nghiệp
Đầu tư nhà máy điện độc lập
Kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mới, khu du lịch sinh thái
Đầu tư tài chính
Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ du lịch, thể thao, vui chơi giải trí; Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế
Kinh doanh vận tải hàng hóa, kinh doanh vận tải khách (đường thủy, đường bộ) theo hợp đồng
Kinh doanh sửa chữa xe máy thi công và phương tiện vận tải
Kinh doanh lắp đặt thiết bị điện, điện tử, viễn thông, điện gia dụng
Kinh doanh thiết bị văn phòng, thiết bị vệ sinh
Kinh doanh bánh kẹo, rượu, bia, thuốc lá điếu sản xuất trong nước; hóa mỹ phẩm; kinh doanh các mặt hàng nông, lâm sản, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm bằng gỗ; kinh doanh các mặt hàng nông, lâm sản, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm bằng gỗ; kinh doanh đồ dùng cá nhân, gia đình
Cho thuê văn phòng, mặt bằng kinh doanh
TÌNH HÌNH KINH DOANH NĂM 2021 CỦA VNE
1. Báo cáo kinh doanh quý 1
Đến hết quý I/2021, VNE đạt hơn 132 tỷ đồng doanh thu và 972 triệu đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi cùng kỳ lỗ khoảng 10 tỷ đồng. Như vậy, sau 3 tháng đầu năm, VNE chỉ mới thực hiện được hơn 4,3% mục tiêu doanh thu và 1% mục tiêu lợi nhuận so với kế hoạch.
Tính đến ngày 31/3/2021, tổng tài sản VNE đạt 2.053,7 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hồi đầu năm, trong đó các khoản thu ngắn hạn còn 803,2 tỷ đồng; hàng tồn kho còn 171,4 tỷ đồng. Nợ phải trả còn 1.058,7 tỷ đồng, đáng chú ý là khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn còn 461,5 tỷ đồng, chiếm 43,6% tổng nợ.
2. Mục tiêu năm 2021 của VNE
VNE nhận định trong năm 2021, Công ty sẽ gặp khó khăn về giá nguyên vật liệu tăng cao, công tác giải phóng mặt bằng ngày càng khó khăn, lực lượng thi công làm việc trên cao còn thiếu và cần bổ sung. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh với Công ty trên thị trường cũng như nhiều mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu ảnh hưởng bởi tình hình dịch Covid-19.
Dù vậy, VNE vẫn đặt kỳ vọng cao cho năm 2021 khi đề ra mục tiêu đạt 3,050 tỷ đồng doanh thu và gần 84 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt gấp 2 lần và 5 lần so với kết quả thực hiện năm 2020, chủ yếu do mức nền thấp của năm 2020.
Để đặt ra mục tiêu trên, ban lãnh đạo VNE dựa trên cơ sở nhiều công trình đường dây tải điện đã được chuyển sang năm 2021 với tổng giá trị dự kiến khoảng 745 tỷ đồng. Ở mảng năng lượng tái tạo, Công ty đánh giá lĩnh vực điện gió có nhiều triển vọng để tăng doanh thu cho năm 2021 và các năm tiếp theo.
Về các hoạt động cụ thể, VNE dự kiến xây dựng chiến lược giá đối với mảng xây lắp đường dây, trạm biến áp nhằm gia tăng thị phần lên 12% và tăng tốc độ tăng trưởng doanh thu lên 15%/năm; đưa vào vận hành dự án Nhà máy điện gió Thuận Nhiên Phong; tập trung giải quyết vướng mắc tại dự án Khu đô thị mới Mỹ Thượng để tiến hành khai thác quỹ đ��t.
NHẬN ĐỊNH CỔ PHIẾU VNE CÓ NÊN ĐẦU TƯ
Cổ phiếu VNE tăng trần khi CEO Vneco đăng kí mua 4 triệu đơn vị
Tổng công ty xây lắp điện VNE từng là 1 MIDCAP giá cổ phiếu khi ipo giá trên 30xxx với thị giá 6.5 nhân với 81 triệu cổ phiếu đang lưu hành ra giá trị vốn hóa VNE  là 520 tỷ. Tổng tài sản VNE theo giá trị thị trường hơn 3000 tỷ.
Với các lợi thế, 1 dự án điện gió Thuận Nhiên Phong vốn đầu tư 1200 tỷ sắp khánh thành và đi vào hoạt động. Kế hoạch doanh thu 2021 là 3660 tỷ doanh thu và lợi nhuận là 86 tỷ, cổ tức tiền mặt 10%.Lợi nhuận sau thuế của VNE còn lại hơn 100 tỷ. Cổ đông VNE rất cô đặc trôi nổi ở ngoài không có nhiều. Cổ tức tiền mặt 1000 đồng so với thị giá mua là 15% như vậy không cần cổ phiếu phải tăng giá ngay mà mua và nắm giữ nhận cổ tức thì chúng ta có 15% lợi nhuận / Thị giá mua . So sánh với gửi lãi xuất ngân hàng là gấp 3 lần gửi ngân hàng để lấy lợi nhuận. 
Sau khi nghiên cứu kỹ về doanh nghiệp, chúng tôi định giá trong vào 1 -2 năm nữa cổ phiếu VNE có giá mục tiêu có thể đạt 25 -30.000/cp.
Bài viết NHẬN ĐỊNH CỔ PHIẾU VNE TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐIỆN VIỆT NAM CƠ HỘI ĐẦU TƯ CHO NHỮNG THỢ SĂN SIÊU HẠNG đã xuất hiện đầu tiên vào ngày XMX.VN Việt Nam.
source https://xmx.vn/co-phieu-vne.html
0 notes
xmxvietnam · 3 years
Text
CỔ PHIẾU SSI “ANH CẢ” NGÀNH CHỨNG KHOÁN, THỜI ĐIỂM NÀY CÓ NÊN MUA?
Công ty chứng khoán SSI có mã cổ phiếu SSI đang có 649,8 triệu cổ phiếu lưu hành, vốn hóa của SSI đạt 25.017 tỷ đồng (1,07 tỷ USD) và là công ty chứng khoán duy nhất trên thị trường có vốn hóa vượt 1 tỷ USD. Trong hàng nghìn doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam, chỉ vài chục doanh nghiệp như SSI có vốn hóa tỷ đô. Giá trị thị trường của SSI cũng cách biệt so với đơn vị đứng sau là Chứng khoán Bản Việt (HoSE: VCI) với chỉ 12.085 tỷ đồng
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CỔ PHIẾU SSI NĂM 2021
Mới đây, SSI đã công bố tài liệu cho cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên sắp tới của Công ty. Theo báo cáo của HĐQT, năm 2021, SSI đặt mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn tăng trưởng của thị trường và kinh doanh tốt hơn năm 2020. Trong năm, Công ty sẽ chuẩn bị các điều kiện thích ứng với các quy định, các thiết chế thị trường, sản phẩm mới của Luật Chứng khoán như Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thanh toán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm, các sản phẩm giao dịch trong ngày, bán khống có bảo đảm…
1. Kết quả kinh doanh quý 1 năm 2021 của SSI
Trong bối cảnh dòng tiền vay ký quỹ margin từ các nhà đầu tư nội và động lực quan trọng giúp thị trường đứng vững trước áp lực bán ròng của khối ngoại, SSI tiếp tục là công ty chứng khoán có mức tăng trưởng dư nợ cho vay ấn tượng với mức bình quân trong quý I/2021 đạt hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 68% so với bình quân quý IV/2020 và 110% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán đạt 696,1 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 318,6 tỷ đồng, tăng trưởng 276,2% so với cùng kỳ.
SSI là công ty chứng khoán có mức tăng trưởng dư nợ cho vay ấn tượng
Hoạt động đầu tư SSI tiếp tục gặt hái thành công trong quý I/2021 với doanh thu đạt 599,6 tỷ đồng, lợi nhuận 106,8 tỷ đồng, tăng trưởng 157,8%. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nguồn vốn và kinh doanh tài chính đạt 191,57 tỷ đồng, chiếm 12,7% doanh thu toàn công ty, lợi nhuận đạt 107,6 tỷ đồng, tăng trưởng 14%. Doanh thu từ dịch vụ ngân hàng đầu tư và doanh thu khác của SSI cũng đạt 15,69 tỷ đồng trong quý I.
2. Mục tiêu kế hoạch năm 2021 của SSI
Năm 2021, Chứng khoán SSI đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế dự kiến 1.870 tỷ đồng, tăng 312 tỷ đồng so với mức thực hiện 2020 và cao nhất trong số các công ty chứng khoán đã trình kế hoạch kinh doanh 2021.
Phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn – tiếp tục là CTCK có vốn điều lệ lớn nhất thị trường.
Phát hành cổ phiếu thưởng với khối lượng 219,1 triệu cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ phát hành 6:2
Chào bán 109,55 cổ phần cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 6:1 với giá bằng mệnh giá 10.000 đồng/cp.
SSI dự kiến phát hành tối đa 10 triệu cổ phiếu ESOP với giá bằng mệnh giá 10.000 đồng/cp.
NHỮNG YẾU TỐ DẪN DẮT DIỄN BIẾN CỔ PHIẾU SSI
SSI 6 năm liên tiếp dẫn đầu thị phần môi giới sàn HOSE
1. Thanh khoản giao dịch 
Mối tương quan dương mạnh mẽ giữa giá cổ phiếu SSI và GTGD hàng ngày của thị trường trong giai đoạn 2012-7/2018.
SSI đang tích lũy để hình thành mặt bằng giá mới cho giai đoạn 2021-2023, theo quy mô tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong hai giai đoạn thị trường tăng trưởng quy mô giao dịch lần trước, nhận thấy quy mô giá trị giao dịch tăng trưởng xấp xỉ tăng trưởng giá của SSI. Giai đoạn giữa năm 2018-cuối năm 2019, trung bình giá trị giao dịch thị trường là 3,100 tỷ đồng và giá SSI trung bình giai đoạn này là 20,000 đồng/cp. Hiện tại, quy mô giao dịch đang gấp 5 lần giai đoạn đó và gấp 3 lần giai đoạn 2017-2018. Do đó, chúng tôi ước tính nếu các mảng tự doanh của SSI không bị thua lỗ thì giá SSI phải tăng ít nhất 3 lần so với mức 20,000 đồng/cp, tức phải đạt mức tối thiểu 60,000 đồng/cp nếu thanh khoản thị trường duy trì quanh mốc >16,000 tỷ đồng trong dài hạn 2021-2023 và thị phần SSI vẫn đứng vững trong top
2. Mảng tự doanh
Do khoản lãi lỗ AFS không ghi nhận vô kết quả kinh doanh nên hoạt động tự doanh của SSI khá ổn định tại suất sinh lời 7-10%/năm. SSI rất thận trọng với danh mục tiền gửi rất lớn hơn 11,000 tỷ đồng (~1/3 tổng tài sản của SSI). Danh mục đầu tư của SSI đều là các doanh nghiệp đầu ngành và chất lượng tốt
3. Mảng cho vay margin
Dư nợ cho vay margin của SSI tăng hơn 72% trong Q4/2020 sau nhiều năm liên tiếp giữ ổn định quanh mức 5,500 tỷ đồng. Với hơn 4,000 tỷ đồng dư nợ gia tăng này, ước tính lợi nhuận tăng thêm từ hoạt động cho vay margin trong năm 2021 so với năm 2020 vào khoảng 200 tỷ đồng.
4. Mảng môi giới:
Với giá trị giao dịch trung bình năm 2021 ước tính tăng 2.5 lần so với năm 2020, kỳ vọng mảng môi giới sẽ có doanh thu tăng thêm 1200 tỷ đồng, tức đạt mốc khoảng 2,000 tỷ đồng. Nếu SSI giữ được mức sinh lãi như năm 2020, tức 22%, thì lợi nhuận mảng môi giới sẽ đạt khoảng 433 tỷ đồng, tức tăng thêm 260 tỷ đồng lợi nhuận từ mảng môi giới trong năm 2021. Riêng các mảng còn lại liên quan đến tư vấn bảo lãnh phát hành… Chưa thấy dấu hiệu có sự tăng trưởng đột biến nên kỳ vọng sẽ ổn định trong năm 2021. Với mức lợi nhuận ước tính sơ bộ năm 2021, kỳ vọng SSI sẽ cán mốc hơn 1,700 tỷ đồng lợi nhuận.
TÍN HIỆU CHO THẤY THỊ TRƯỜNG CÓ DẤU HIỆU TĂNG TRƯỞNG
1. Thanh khoản gia tăng nhờ dòng tiền nhà đầu tư mới tham gia:
Thanh khoản thị trường năm 2021 sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp trong nửa đầu năm cùng với kinh tế phục hồi trên diện rộng trong nửa sau của năm. Trong khi các nhà đầu tư cá nhân sẽ tiếp tục là động lực chính của thị trường, các nhà đầu tư nước ngoài nhiều khả năng sẽ quay trở lại trong dài hạn nhờ động lực từ việc thăng hạng thị trường.
Giá trị giao dịch trung bình năm 2020 chỉ khoảng 5,000 tỷ đồng/phiên (riêng trung bình Q4/2020 là khoảng 8,500 tỷ đồng/phiên). Trong khi đó, trung bình GTGD trên sàn HOSE từ đầu năm 2021 đến nay là 13,000 tỷ đồng/phiên, tăng 2.5 lần so với trung bình năm 2020 và 1.5 lần so với trung bình Q4/2020.
2. Quy mô margin mở rộng
Dư nợ cho vay margin sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021, do thanh khoản cải thiện và tỷ lệ thâm nhập thị trường gia tăng. Quan trọng hơn, các CTCK đang đẩy mạnh tham gia vào thị trường tín dụng, mở rộng tín dụng cho các công ty dưới hình thức trái phiếu doanh nghiệp và/hoặc cho vay margin, với các điều khoản linh hoạt hơn so với tín dụng ngân hàng.
So với cho vay margin truyền thống, các CTCK còn nhiều cơ hội để mở rộng các khoản vay kinh doanh cho doanh nghiệp trên quy mô rộng hơn nhiều. NĐT cũng nên theo sát kế hoạch tăng vốn của các CTCK, đặc biệt là SSI để có thể ra quyết định đầu tư. Bởi lẽ, mỗi lần tăng vốn sẽ giúp SSI gia tăng room cho vay margin và gia tăng lợi nhuận.
KHUYẾN NGHỊ CÓ NÊN ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU SSI KHÔNG
Cổ phiếu SSI lợi nhuận tăng mạnh từ mức cơ sở thấp trong QUÝ 1/2021
SSI hiện tại đáp ứng các tiêu chí của cổ phiếu tăng trưởng và xứng đáng trở thành một cổ phiếu có trong danh mục. Với các lợi thế về thị phần, nguồn vốn,…và các yếu tố CANSLIM đã phân tích,em đánh giá SSI vẫn còn triển vọng tăng giá cao. Xu hướng giá được dự đoán sẽ tạo đỉnh cao mới và vận động tích lũy tự nhiên trước khi phát ra xu hướng tăng mới.
Hiện tại cổ phiếu vẫn đang có giá cao. Khuyến nghị nhà đầu tư chưa có vị thế, mua theo 2 chiến lược: Giá vượt nền giá tích lũy, sau khi tạo nền giá phẳng (biên độ dưới 10% được coi là nền giá tốt). Hoặc khi cổ phiếu về đường trung bình giá MA50 ngày và bật tăng trở lại với lực cầu mạnh mẽ,  vùng mua 37 – 40, mục tiêu ngắn hạn 48 – 50 (+33%). 
Bài viết CỔ PHIẾU SSI “ANH CẢ” NGÀNH CHỨNG KHOÁN, THỜI ĐIỂM NÀY CÓ NÊN MUA? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày XMX.VN Việt Nam.
source https://xmx.vn/co-phieu-ssi.html
0 notes
xmxvietnam · 3 years
Text
THẾ CỤC EXIMBANK: LỢI NHUẬN LAO DỐC, NỘI BỘ TRANH CHẤP, CỔ PHIẾU TĂNG TRƯỞNG ĐÂU LÀ THỜI ĐIỂM TỐT ĐỂ MUA CỔ PHIẾU NÀY
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) là trường hợp “bí ẩn” trong số các ngân hàng niêm yết với cục diện hiện tại thực sự rối ren. Lợi nhuận eo hẹp, tổng tài sản rơi về mức thấp của nhiều năm, tín dụng nhúc nhích từng chút từng chút, còn bộ máy nhân sự vẫn chưa đâu vào đâu nhưng cổ phiếu lại tăng trưởng xanh. Liệu cổ phiếu Eximbank có an toàn cho các nhà đầu tư?
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP EXIMBANK
1. Lịch sử thành lập
Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào ngày 24/05/1989. Vốn điều lệ là 12,355,229,040,000 đồng; khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 1,235,522,904 cp, khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 1,229,432,904 cp.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.
Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của VN, được thành lập vào ngày 24/05/1989
2. Lĩnh vực kinh doanh chính của EIB
Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; 
Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; 
Nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; 
Cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; 
Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; 
Thanh toán quốc tế; đầu tư vào chứng khoán và các giấy tờ có giá; 
Dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ nội địa, thẻ quốc tế Visa, MasterCard, Visa Debit; 
Dịch vụ ngân quỹ; 
Dịch vụ tài chính trọn gói dành cho du học sinh; 
Dịch vụ tư vấn tài chính;
Các dịch vụ ngân hàng khác
3. Tình hình nội bộ công ty
Tình hình nội bộ của Eximbank vẫn chưa hết rối ren, nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 29,82% cổ phần, trong đó, Sumitomo Mitsui Banking Corporation nắm giữ 15%, Quỹ VOF nắm giữ 4,97%. Trong hơn 70% cổ phần do các nhà đầu tư trong nước sở hữu, Vietcombank nắm giữ 4,82%. Như vậy, khoảng 65% cổ phần Eximbank thuộc sở hữu của các nhà đầu tư khác và được cho là chia thành 2 nhóm.
Với số lượng cổ đông tương đối đa dang, hiện này Eximbank vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung đồng lòng cùng nhau phát triển. Việc không tìm được sự đồng thuận giữa các nhóm cổ đông dẫn đến nhân sự cấp cao Eximbank liên tục thay đổi và cuộc họp ĐHĐCĐ bất thành nên không thể thông qua nhân sự nhiệm kỳ mới.
Trong hơn 1 năm qua, ghế “nóng” của Eximbank đã đổi chủ đến 5 lần, từ ông Lê Minh Quốc sang bà Lương Thị Cẩm Tú, quay trở lại ông Lê Minh Quốc, rồi chuyển cho ông Cao Xuân Ninh và mới nhất là ông Yasuhiro Saitoh.
Hiện tại, Hội đồng quản trị Eximbank có 9 người, bao gồm: Chủ tịch Yasuhiro Saitoh, Phó chủ tịch Nguyễn Quang Thông, thành viên độc lập Lê Minh Quốc, các thành viên khác là ông Cao Xuân Ninh, Ngô Thanh Tùng, Lê Văn Quyết, Đặng Anh Mai, Hoàng Tuấn Khải và bà Lương Thị Cẩm Tú.
NỘI BỘ EXIMBANK RỐI REN DẪN ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH BỊ ẢNH HƯỞNG
Nhân sự cấp “thượng tầng” liên tục biến động, tổng tài sản và dư nợ những năm gần đây đều không tăng trưởng. Trong đó, năm 2020, tổng tài sản của Eximbank giảm 4,2% xuống 160.435 tỷ đồng; dư nợ cho vay khách hàng giảm 11% xuống 100.767 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng giảm 3,8% xuống 133.917 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 1.399 tỷ đồng, tăng 22,3% so với năm 2019, nhưng giãn khoảng cách khá xa so với các ngân hàng khác có cùng quy mô.
BÁO CÁO KINH DOANH CỦA EXIMBANK QUÝ 1 NĂM 2021
Trong quý I/2021, lợi nhuận trước thuế hợp nhất chỉ ở mức 214 tỷ đồng, giảm 53,2% so với cùng kỳ năm trước. 
Thu nhập lãi thuần đạt 818 tỷ đồng, giảm 4,5% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ mảng chứng khoán đầu tư cũng giảm tới 22,5% xuống 22,6 tỷ đồng.
Mảng dịch vụ và kinh doanh ngoại hối có sự khởi sắc đạt 132 tỷ và 95 tỷ đồng lãi thuần, tăng 75% và 78% so với quý I/2020. Ngoài ra, lãi thuần từ các hoạt động kinh doanh khác cũng đạt mức tăng 14%, đóng góp 41,6 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của Eximbank đến cuối tháng 3/2021 tăng từ mức 2,51% lên 2,63%.
TRIỂN VONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU EIB, CÓ NÊN ĐẦU TƯ THỜI ĐIỂM NÀY
EIB lợi nhuận quý 1 giảm khoản 50% nhưng EI game thoái vốn còn dài
Ngày 28-4-2021 khi Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) ký thỏa thuận bán 49% cổ phần của Công ty Tài chính FE Credit cho Công ty Tài chính tiêu dùng SMBC thì những người được lợi nhiều nhất và đang mừng thâm là những cổ đông của EIB. Theo luật định trong ngành ngân hàng Việt Nam, một tập đoàn tài chính nước ngoài không thể là cổ đông chiến lược lâu dài và quy mô (nắm giữ 15% vốn) cùng lúc tại hai tổ chức tín dụng. Điều đó có nghĩa nếu tham gia đầu tư vào VPB, SMBC phải thoái vốn khỏi Eximbank.
Điều đáng quan tâm hơn cả là khi SMBC rời khỏi Eximbank, room nước ngoài tại ngân hàng sẽ là một khoảng trống lớn, tạo sức hấp dẫn đáng kể cho cổ phiếu EIB.
Đông thời, Eximbank đã tất toán toàn bộ nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), đủ điều kiện để được Ngân hàng Nhà nước cho phép chia cổ tức bằng cổ phiếu, dự kiến 18% như tài liệu đại hội đồng cổ đông đề xuất. Cổ đông Eximbank đang chờ đợi những nhóm nhà đầu tư mới cả về lượng và chất. Cục diện ngân hàng sắp thay đổi sau bao thăng trầm.
EIB lợi nhuận quý 1 giảm khoản 50% nhưng EI game thoái vốn còn dài, tăng vẫn còn nhiều, chưa nói đến nhịp rồi tích lũy đẹp. Do đó chúng tôi khuyến nghị giá mua 26 000 đ/cp, dự đoán giá mục tiêu là 35 000 đ/cp.
Bài viết THẾ CỤC EXIMBANK: LỢI NHUẬN LAO DỐC, NỘI BỘ TRANH CHẤP, CỔ PHIẾU TĂNG TRƯỞNG ĐÂU LÀ THỜI ĐIỂM TỐT ĐỂ MUA CỔ PHIẾU NÀY đã xuất hiện đầu tiên vào ngày XMX.VN Việt Nam.
source https://xmx.vn/co-phieu-eximbank.html
0 notes
xmxvietnam · 3 years
Text
ĐÁNH GIÁ CỔ PHIẾU  VIETTELPOST GIẢM MẠNH DÙ THỊ TRƯỜNG LÊN ĐỈNH,THỜI ĐIỂM NÀY CÓ NÊN MUA?
Trong khi thị trường chứng khoán thăng hoa với giao dịch bùng nổ, VN-Index liên tục chinh phục đỉnh mới thì cổ phiếu Viettelpost giảm sâu xuống đáy trong nhiều tháng qua. Đâu là tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu Viettel Post và thách thức mà VTP sẽ phải đối mặt. Mức giá định giá cổ phiếu VTP hấp dẫn cho nhà đầu tư là bao nhiêu?.
TỔNG QUAN VỀ VIETTELPOST
Năm 2009, Viettel thành lập công ty chuyển phát này với vốn điều lệ 60 tỷ đồng. Sau khi liên tục phát hành cổ phiếu trả cổ tức, vốn điều lệ hiện nay của Viettel Post hơn 830 tỷ đồng.
Viettel Post là doanh nghiệp chuyển phát có thị phần lớn thứ 2 tại Việt Nam với 21% sở hữu mạng lưới chuyển phát quốc tế đến hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Viettel Post có mạng lưới phủ kín 63 tỉnh thành trên cả nước, từ thành thị cho tới vùng nông thôn, hải đảo với 2.200 bưu cục, 6000 điểm giao dịch, 22.000 CBNV chuyên nghiệp. Với hệ thống bưu cục, cửa hàng rộng khắp cả nước của mình, Viettel Post đảm bảo hàng hóa có thể được vận chuyển thông suốt đến mọi miền cả nước.
Viettel Post là doanh nghiệp chuyển phát có thị phần lớn thứ 2 tại Việt Nam
Về phương tiện vận tải, Viettel Post hiện có gần 600 xe vận tải các loại phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra, để tối ưu hóa thời gian vận chuyển, Viettel Post phát triển thêm tuyến tàu nhanh Bắc Nam 24h. Công ty còn sở hữu 12/22 toa của đoàn tàu container nhanh Yên Viên – Sóng Thần, giúp thời gian vận chuyển Bắc – Nam bằng đường sắt sẽ được rút ngắn khoảng 30% và chi phí vận chuyển sẽ tiết kiệm khoảng 20% so với vận chuyển bằng đường bộ. Không những vậy, Viettel Post cũng là đơn vị tiên phong phát triển dịch vụ bưu chính, chuyển phát ra nước ngoài, cụ thể là tại Campuchia và Myanmar.
TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIETTELPOST
1. Hệ sinh thái tập đoàn Viettel
Trong cơ cấu cổ đông hiện thời của Viettel Post, Viettel nắm giữ khoảng 50,5 triệu cổ phần, tương đương 60,81% vốn điều lệ công ty. Giá trị số cổ phần nắm giữ của Viettel ước đạt gần 5.830 tỉ đồng tính theo giá thị trường thời điểm hiện tại.
VTP nằm trong hệ sinh thái của tập đoàn quân đội viễn thông Việt Nam Viettel, là tập đoàn có tiềm lực mạnh có nhiều hoạt động R&D và luôn đi đầu trong phát triển và đầu tư công nghệ.
2. Thị trường bưu chính chuyển phát vẫn có cơ hội tăng trưởng
Kết thúc năm 2020, với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử đạt 18% và quy mô đạt 11,8 tỷ USD, Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số.
Theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek và Bain & Company, nhiều khả năng, quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025. Điều đó có nghĩa là, thị trường giao hàng trực tuyến sẽ phát triển tương ứng.
3. Xuất hiện nhiều doanh nghiệp ngoại với tiềm lực mạnh là đối thủ nặng ký đối với Viettelpost
Thị trường giao hàng trực tuyến có sự gia nhập thêm của các đối thủ ngoại khá mạnh như J&T Express, Best Express. Đây là những “tay chơi” đã khuấy động thị trường bằng thị phần và giá, đồng thời đưa mô hình nhượng quyền trong kinh doanh chuyển phát nhanh đến Việt Nam, với lợi thế tốc độ mở rộng nhanh với chi phí thấp.
Các doanh nghiệp này đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường và buộc các ông lớn như Viettelpost và Vietnampost bắt buộc phải giảm giá xuống 10 -15%. 
Nếu không thay đổi, vươn mình, làm chủ về công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh, thì một ngày nào đó Viettelpost sẽ nhường ngôi cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Giá cổ phiếu Viettel Post đạt kịch trần sau 3 phút chào sàn UPCoM
4. Ban lãnh đạo tự tin về triển vọng kinh doanh năm 2021
Viettelpost công bố kế hoạch toàn diện để cải thiện hiệu quả chi phí của VTP cũng như mở rộng các mảng ngoài giao nhận mới như e-fulfilment, vốn rất quan trọng trong bối cảnh môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay của thị trường chuyển phát nhanh.
Đối với năm 2021, VTP đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 24% và LNST 29%. Theo ban lãnh đạo, kế hoạch lợi nhuận dựa trên tăng trưởng của hoạt động giao nhận hàng hóa, các kế hoạch tiết kiệm chi phí và sự đóng góp ngày càng tăng từ các mảng kinh doanh ngoài chuyển phát.
ĐHCĐ đã thông qua mức cổ tức tiền mặt năm tài chính 2020 (trả vào năm 2021) là 1.500 đồng/CP (lợi suất cổ tức 1,8%) và cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 100: 39,74 (100 cổ phiếu hiện hữu được nhận thêm 39,74 cổ phiếu).
Cổ đông cũng đã thông qua kế hoạch chuyển niêm yết của VTP từ UPCoM sang HOSE trong giai đoạn 2021-2022.
KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM QUÝ 1 NĂM 2021 CỦA VIETTELPOST VẪN ĐANG DUY TRÌ ĐÀ TĂNG TRƯỞNG TÍCH CỰC
Trong quý 1, năm 2021, tổng doanh thu Viettel Post đạt 5.060 tỷ đồng (đạt 111,3% kế hoạch quý 1 và hoàn thành 23,6% kế hoạch năm 2021 – dự kiến trình ĐHCĐ thông qua) và lợi nhuận trước thuế đạt 134 tỷ đồng (đạt 106,6% kế hoạch quý 1 và hoàn thành 21,6% kế hoạch năm 2021). Tổng sản lượng bưu phẩm dự kiến đạt tăng trưởng khoảng 16% so với Q1/2020.
Trước đó trong năm 2020, Viettel Post đạt doanh thu hơn 17.200 tỷ đồng, tăng khoảng 10.000 tỷ so với năm trước nhờ ghi nhận doanh thu từ hệ thống cửa hàng Viettel Telecom. Dù vậy, lợi nhuận trước thuế của Viettel Post trong năm trước chỉ đạt 480,18 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,65% so với năm 2019.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CỔ PHIẾU VIETTELPOST
Cổ phiếu tăng phi mã
Viettelpost đang giao dịch ở hệ số P/E 2021 là 20x, thấp hơn so với mức bình quân ngành trong khu vực là 25x. Thị trường CPN ở Việt Nam vẫn khá hấp về dài hạn, tốc độ tăng trưởng trong 5 năm ước đạt khoảng 20%-25% so với cùng kỳ, theo báo cáo của Google-Temasek.
Do đó, duy trì hệ số P/E mục tiêu cho VTP là 20x và đưa ra giá mục tiêu 1 năm mới là 94.500 đồng/cp. Hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu VTP xuống trung lập từ từ quan sát.
Cổ phiếu này hiện nay có thể kém hiệu quả hơn so với thị trường trong ngắn hạn (3-6 tháng). Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy biến động giá trong ngắn hạn là cơ hội để tích lũy, vì VTP vẫn là cổ phiếu ưa thích trong dài hạn về triển vọng tăng trưởng nhanh của thị trường e-commerce ở Việt Nam, và ước tính cổ phiếu này có thể tăng trưởng hai chữ số trong năm 2022.
Bài viết ĐÁNH GIÁ CỔ PHIẾU  VIETTELPOST GIẢM MẠNH DÙ THỊ TRƯỜNG LÊN ĐỈNH,THỜI ĐIỂM NÀY CÓ NÊN MUA? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày XMX.VN Việt Nam.
source https://xmx.vn/co-phieu-viettelpost.html
0 notes