Tumgik
tu-yeng · 5 months
Text
Tumblr media
Đình Gia Lộc, Tây Ninh
Tử Yếng Lương Hoài Trọng Tính
0 notes
tu-yeng · 6 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Huỡn đi|| Kiến trúc chùa CHÙA GIÁC LÂM, phần 1.
Gia Định thành thông chí của Trịnh Cấn Trai viết “ Chùa Giác-Lâm ở trên gò Cẩm-sơn, cách phía tây lũy Bán-bích 3 dặm, gò ấy bằng thẳng trăm dặm, đột khởi 1 kim-đôi (gò đất hình tròn) như bức bình phong, như cái nón, như cái mâm, tấm nệm, rộng 3 dặm, cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà có nhã thú.
Mùa xuân năm Giáp-tý (1744) đời vua Thế-tôn năm thứ 7, người xã Minh-hương là Ly-Thoại-Long quyên của xây dựng nhà chùa trang nghiêm, cửa thiền u tịch. Những thi-nhân du-khách mỗi lần đến tiết Thanh-minh, Trùng-cửu rảnh rơi kết bầy 5,3 người đến mở tiệc để thưởng hoa, chuốc chén mà ngâm vịnh, ngó xuống chợ búa rộn ràng, xa cách ra ngoài tầm mắt, thật là một nơi đáng dành cho những khánh du thưởng.” (GĐTTC)
Ngôi cổ tự Giác Lâm từ lúc hình thành cho đến hiện tại (2021) đã 277 năm, từ lúc xây dựng cho đến hiện tại vẫn được coi như là một trong những ngôi cổ tự có lịch sử lâu đời và vẻ đẹp kiến trúc đặc trưng của những ngôi chùa Phật giáo Miền Nam.
Ngôi chùa đã trải qua nhiều đời trụ trì, trải nhiều lần trùng tu và bao lần chiến loạn nên về hình thức ngôi chùa có nhiều sự khác biệt, nhưng chùa vẫn giữ được những hình thức chung của ngôi cổ tự Phương nam.
Kiến trúc chùa hiện nay vẫn giữ được nhiều hình thức kiến trúc xưa theo phong cách Miền Nam cũng như là trong đợt trùng tu những năm 1900 đã tạo cho chùa diện mạo như hiện nay.
Hình thức ngôi chùa được thiết kế bao gồm tuần tự các công trình như sau: chánh điện, hậu tổ, quá đường là ba phần chánh, phía sau là nhà khách, nhà trù.
Chánh điện được thiết kế theo dạng nhứt căn hai chái kép, được mở hai cữa ra vô tại chái nhứt đông và nhứt tây, bên trên lợp ngói âm dương, đường nóc đi chỉ dạng hồi văn, bên trên phong nóc bằng các loại gốm tượng và lưỡng long tranh châu.
Phần căn giữa chánh điện tôn trí tượng đức Phật cao lớn, đặt trên bàn cao được thiết kế thành từng tầng bực theo hình phong cách xưa.
Lòng căn nhứt, nơi tôn trí tượng Phật được thiết kế hai bộ bao lam tinh xảo, bao lam hướng bắc chạm bốn chữ “Huỳnh kim điện thượng - 黃金殿上”, bao lam hướng nam chạm long vân, bên trên có hoành phi lớn thiếp vàng với bốn chữ là “Đại hùng bửu điện 大雄寳殿”, tiếp ngoài hàng hai có hoành phi đề “Giác Lâm tự 覺林寺”các trụ cột cái đều có kè liễn sơn thiếp rất mỹ nghệ.
Hai bên trái nhứt đông và nhứt tây lần lược tôn trí tượng ngài Quan âm bồ-tát và Đại thế chí bồ-tát, kế đó là hai đường đi để giao thông lên xuống chánh điện với hậu tổ. Trước mỗi bàn thờ cũng cho làm bao lam tại hàng cột nhứt phía nam. Hai bên ngăn cách với lỗi đi bởi bộ Bát bửu, lỗ bộ.
Cặp hai bên vách tường chánh điện là nơi bàn thờ của các vị như Thập điện Diêm vương, các vị A la hớn, và hai đầu ngoài an trí chuông trống bát-nhã. Đối diện với tượng Phật là tượng Hộ pháp được đặt quay mặt vào chánh điện.
Phía sau chánh điện là Tổ đường (tính từ hàng cột nhứt phía bắc), Tổ đường là nơi thờ các vị tổ khai sơn ngôi chùa, những vị tiền nhiệm đã góp phần tạo lập và phát triển chùa, được chia làm ba bàn thờ chánh, bên trên là những bức tranh phụng họa và long vị của các vị tổ sư.
Kế phần tổ đường là quá đường là nơi dành cho quí sư ăn ngọ, được sắp xếp thành những dãi bàn dài, hai bên vách là những dãi bàn thờ để cúng kiếng những Phật tử quá vãng.
Phần Chánh điện-Hậu tổ-Quá đường được thiết kế dính liền với nhau dạng sắp đội, tiếp theo đó là khu vực Hậu đường với hai dãi Nhà cầu nối liền tạo thành một không gian giếng trời- thiên tĩnh được thiết kế non bộ là khu vực lấy gió và lấy sáng, phần Hậu đường chia làm nhiều khu vực là nơi nghĩ ngơi, sanh hoạt của các vị sư và Phật tử.
Ngôi chùa Giác Lâm được coi như là một mẫu mực đại diện cho phong cách chùa Miền Nam với hệ thống bày trí, các khuông viên sanh hoạt, tuy ít nhiều chịu ảnh hưởng của hình thức kiến trúc Pháp đương thời nhưng ngôi chùa vẫn giữ được những hình thức kiến trúc truyền thống từ khung cây, cấu kiện kiến trúc, phương thức bày trí,… tạo cho ngôi chùa có một vẽ vừa truyền thống vừa tân thời.
---
Điện thoại cùi bắp nên hình hơi mờ nha...
📷 Tử Yếng | Nét đẹp miền Nam
Tử Yếng Lương Hoài Trọng Tính
Theo dõi tui nè:
🔍tiktok: luonghoaitrongtinhtuyeng
🔎ins: @tu_yeng_
#tuyeng
0 notes
tu-yeng · 9 months
Text
Tumblr media
Long Đình
📷 Tử Yếng | No reup
Tử Yếng Lương Hoài Trọng Tính
🔎Facebook: luonghoaitrongtinh
🔍Tiktok: luonghoaitrongtinhtuyeng
🔎Ins: @tu_yeng
🔍 Tumblr: tu-yeng
#tuyeng
#luonghoaitrongtinh
#huondi
#netdepmienNam
0 notes
tu-yeng · 9 months
Text
Tumblr media
Trang trí chim phụng
📷 Tử Yếng | No reup
Tử Yếng Lương Hoài Trọng Tính
🔎Facebook: luonghoaitrongtinh
🔍Tiktok: luonghoaitrongtinhtuyeng
🔎Ins: @tu_yeng
🔍 Tumblr: tu-yeng
#tuyeng
#luonghoaitrongtinh
#huondi
#netdepmienNam
0 notes
tu-yeng · 9 months
Text
Tumblr media
Nhà Ba Căn Xông
Đồng Tháp, Việt Nam
📷 Tử Yếng | No reup
Tử Yếng Lương Hoài Trọng Tính
🔎Facebook: luonghoaitrongtinh
🔍Tiktok: luonghoaitrongtinhtuyeng
🔎Ins: @tu_yeng
🔍 Tumblr: tu-yeng
#tuyeng
#luonghoaitrongtinh
#huondi
#netdepmienNam
0 notes
tu-yeng · 10 months
Text
Tumblr media
Kiến trúc || Nhà Cầu
Nhà Cầu là một kiến trúc nhỏ thường dùng để liên kết các công trình với nhau, chức năng là cầu nối công trình, thường được sử dụng phổ biến trong kiến trúc truyền thống tại miền Nam.
📷 Tử Yếng | Nét đẹp miền Nam
Theo dõi tui nè:
Tử Yếng
Lương Hoài Trọng Tính
🔍tiktok: luonghoaitrongtinhtuyeng
🔎ins: @tu_yeng_
#tuyeng #LHTT
0 notes