Tumgik
tranduchuan · 3 years
Text
Học cha làm giàu (Bài 2): Vì sao phải khởi nghiệp?
Học cha làm giàu (Bài 2): Vì sao phải khởi nghiệp?
Như đã biết, để làm giàu thực sự, chúng ta gần như bắt buộc phải chuyển mình sang nhóm “B” – nhóm làm chủ, hay nói cách khác phải sở hữu doanh nghiệp, hoặc bắt đầu con đường khởi nghiệp.
Là một người khởi nghiệp, từng thất bại hai lần, Huân thấm được nỗi đau và sự thất bại khi khởi nghiệp. Sau thất bại, Huân tiếp tục dự án mới và vẫn tiếp tục tiến lên mạnh mẽ hướng tới thành công, thậm chí ý chí lần sau mạnh mẽ hơn lần trước. Huân có được “động lực” lớn lao như vậy, là bởi vì Huân có cho riêng mình lý do để không từ bỏ – “một ước mơ”.
Trước khi khởi nghiệp, chúng ta hãy dừng lại suy nghĩ thật kỹ và có câu trả lời thật rõ ràng về “lý do” của việc khởi nghiệp. Các lý do của bạn và Huân thường không giống nhau, và của mỗi người cũng rất khác nhau, nhưng có một điểm chung: lý do này phải đủ lớn để giúp chúng ta giữ lửa trong chặng đường gian nan phía trước và hướng tới khởi nghiệp thành công.
Nói về lý do khởi nghiệp thì có vô vàn sắc thái, muôn vạn câu trả lời. Nhiều người nói rằng cần có “ước mơ vĩ đại”, nhưng để nói về ước mơ nó trừu tượng, vì nó là cái “nhân”. Thôi thì để dễ hình dung thì chúng ta có thể dùng cái “quả” bằng cách vận dụng hai lý thuyết dưới đây để mỗi người có một góc nhìn và tìm ra lý do cho việc khởi nghiệp của mình.
>> Khởi đầu của làm giàu?
1. Lý thuyết về Tháp nhu cầu Maslow
Tháp nhu cầu Maslow (Hình 1) được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation (tạm dịch: Lý thuyết về động lực của con người) và là một trong những lý thuyết được ứng dụng rất nhiều trong marketing, bán hàng, quản trị nhân sự…. Tháp Nhu Cầu Maslow được thể hiện bằng những nhu cầu cơ bản thông qua 5 cấp bậc :
Cấp 1: Nhu cầu sinh lý (không khí, thực phẩm, nước, sức khỏe)
Cấp 2: Nhu cầu an toàn (sự an toàn, chỗ ở, sự ổn định)
Cấp 3: Nhu cầu xã hội (tình yêu, sở hữu, hòa nhập)
Cấp 4: Nhu cầu thể hiện cái tôi (tự trọng, quyền lực, kiểm soát, ghi nhận)
Cấp 5: Nhu cầu khẳng định bản thân (phát triển bản thân, sáng tạo, trưởng thành)
Lý thuyết này đã gây nên sức ảnh hưởng vô cùng lớn bởi những ứng dụng tuyệt vời của nó trên nhiều lĩnh vực.
Hình 1: Tháp nhu cầu Maslow (Ảnh: internet)
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow vào mỗi cá nhân và vào lý do khởi nghiệp có thể như sau:
Với cấp độ 1: có thể là do chúng ta bị vấn đề về sức khỏe, sinh lý, bạn tìm ra được cách khắc phục và rồi muốn giúp đỡ những người tương tự…
Với cấp độ 2: có thể là do chúng ta thiếu sự an toàn về chỗ ở, mất việc… ta bị dồn vào hoàn cảnh „phải“ khởi nghiệp…
Với cấp độ 3: có thể là chúng ta khởi nghiệp với lý do bạn gái/vợ muốn mình khởi nghiệp, vì tình yêu với ai đó, hoặc do muốn sở hữu những thứ mà ta hằng mong muốn…
Với cấp độ 4: có thể chúng ta khởi nghiệp do muốn thể hiện cái tôi, muốn làm chủ, muốn được ra lệnh cho người khác, hoặc không muốn người khác ra lệnh, hoặc muốn được kiểm soát…
Với cấp độ 5: có thể chúng ta khởi nghiệp vì muốn được là chính mình, tham gia lĩnh vực mình yêu thích, thấy rằng khởi nghiệp là con đường được khẳng định bản thân, là cơ hội cho sự sáng tạo, là cơ hội cho sự trưởng thành…
Theo quan sát và khảo sát cá nhân, mình thấy những người khởi nghiệp với lý do  ở cấp độ 4 và cấp độ 5 chiếm đa số. Với cá nhân mình: Khởi nghiệp để được là chính mình, là được tự do sáng tạo, là cơ hội cho sự trưởng thành và thực hiện trách nhiệm xã hội. Làm tốt thì thành quả „kinh tế“ sẽ đến với bản thân.
Thế còn bạn thì sao? Hãy dành ra 10-15 phút để viết ra cuốn sổ mà bạn đã chuẩn bị từ trước những lý do thúc giục bạn khởi nghiệp.
>> Kết nối với Huân trên Facebook
2. Lý thuyết Bánh xe cuộc đời
Bánh xe cuộc đời là một trong những công cụ tự đánh giá, tự khám phá bản thân tuyệt vời, giúp chúng ta hình dung được các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của mình. Bánh xe cuộc đời bắt nguồn từ Phật giáo Tây Tạng và tập trung vào các thành phần (các lát cắt), còn được gọi là các yếu tố hạnh phúc trong cuộc sống của con người.
Hình 2: Mô hình Bánh xe cuộc đời
Có nhiều mô hình mô hình bánh xe cuộc đời, nhiều phiên bản khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là mô hình tám lát cắt, bao gồm:
Tài chính
Phát triển bản thân
Gia đình
Tâm linh
Các mối quan hệ
Chia sẻ
Sự nghiệp
Giải trí
Ngoài ra mới đây nhất, Thầy Trần Việt Quân (Viện đào tạo Bách Khoa) còn bổ sung thêm ba thành tố vào lõi (trục) bánh xe, bao gồm: Đạo đức + Trí tuệ + Nghị lực. Ba thành tố lõi là trung tâm để tám thành tố bên ngoài chuyển động, tạo nên sự cân bằng và hài hòa trong cuộc sống.
Vận dụng mô hình bánh xe cuộc đời vào lý do khởi nghiệp của mỗi chúng ta ra sao? Bạn khởi nghiệp vì lý do gì? Vì tài chính – muốn kiếm được nhiều tiền? Vì phát triển bản thân? vì các thành tố khác? Với cá nhân Huân nếu sử dụng lý thuyết bánh xe cuộc đời thì các lý do sẽ là: Vì phát triển bản thân (muốn trưởng thành hơn), vì gia đình (muốn là chỗ dựa và giúp đỡ thành viên trong gia đình), vì tài chính (muốn có được nhiều tiền) và vì sự chia sẻ (để giúp đỡ được nhiều người hơn).
Lý do của bạn thì sao? Hãy dành ra 10-15 phút để ghi lại những lý do khiến bạn quyết định khởi nghiệp nhé. Bất kỳ vì lý do gì thì Huân tin chắc, nó sẽ là điều quan trọng cho chặng đường phía trước, kiểu “khi muốn từ bỏ, hãy xem lại lý do lúc bắt đầu”.
Việc tìm ra lý do thật sự dẫn đến khởi nghiệp rất quan trọng, bạn có thể áp dụng hai lý thuyết kể trên hoặc bất kỳ lý thuyết, mô hình nào khác. Ở đây Huân xin nhắc lại, lý do của mỗi người không giống nhau, Huân ở hoàn cảnh của Huân, bạn ở hoàn cảnh của bạn, đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Hãy tập trung vào lý do của bản thân mình để hướng tới Khởi nghiệp thành công.
>> Kết nối với Huân trên Tiktok
Kết luận bài 2
Khởi nghiệp không phải là cách duy nhất để tiến tới sự giàu có, tuy nhiên đây là một trong những cách chúng ta nên làm để nhanh chóng đạt được sự giàu có, và những ý nghĩa khác mà khởi nghiệp mang lại. Tuy nhiên, trước khi thực sự bắt tay vào quá trình khởi nghiệp, hãy lường trước những khó khăn chúng ta sẽ gặp phải trên con đường khởi nghiệp và làm giàu. Cùng đón đọc bài tiếp theo với chủ đề: Khó khăn gì chờ đợi người khởi nghiệp nhé.
#học_cha_làm_giàu
#blog_trần_đức_huân
Đọc lại bài 1: Điều sơ đẳng của việc làm giàu.
Bài viết Học cha làm giàu (Bài 2): Vì sao phải khởi nghiệp? được trích dẫn từ bài gốc tại Blog Trần Đức Huân - giá trị đáng sẻ chia.
Related posts:
Học cha làm giàu (Bài 1): Điều sơ đẳng nhất của việc làm giàu
Học Đại học có phải một khoản đầu tư?
Định hướng nghề nghiệp – Đừng để “Giá như”
source https://tranduchuan.com/hoc-cha-lam-giau-bai-2-vi-sao-phai-khoi-nghiep/
0 notes
tranduchuan · 3 years
Link
Cho anh/em hiểu TEM CHỐNG HÀNG GIẢ 1CHECK hoạt động như nào, có gì đặc biệt
0 notes
tranduchuan · 3 years
Link
0 notes
tranduchuan · 3 years
Text
Học cha làm giàu (Bài 1): Điều sơ đẳng nhất của việc làm giàu
Học cha làm giàu (Bài 1): Điều sơ đẳng nhất của việc làm giàu
Bài viết này là bài đầu tiên của Series HỌC CHA LÀM GIÀU – đại ý là Huân sẽ tổng hợp lại kiến thức về kinh doanh và làm giàu, đồng thời chia sẻ góc nhìn cá nhân và trải nghiệm bản thân trên con đường kiếm tiền cũng như kinh doanh của mình. Bài viết này sẽ nói về Điều sơ đẳng nhất của việc làm giàu: tức là hiểu được 4 nguồn thu nhập cốt lõi của một người lao động, những nguồn tiền này chúng ta có thể va chạm nhiều trong thực tế, tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu và vận dụng cho bản thân mình. Bắt đầu nhé.
Bốn loại thu nhập là những gì?
Định nghĩa nguồn thu nhập hay loại thu nhập đã có từ rất lâu, nhưng trong bộ sách Cha Giàu Cha Nghèo, Robert Kiyosaki đã tóm lược nó lại thành một sơ đồ. Ông ấy gọi nó là “Cashflow Quadrant” hiểu nôm na là “Kim tứ đồ”. Bạn có thể xem biểu đồ trong ảnh minh họa để hiểu rõ hơn về Kim Tứ Đồ.
Học cha làm giàu – Kim Tứ Đồ (4 nguồn thu nhập)
Thông thường, chúng ta kiếm tiền bằng 4 cách:
– E (Employee): Làm thuê cho ai đó
– S (Self Employed): Tự tạo ra công việc, tự biên tự diễn, tự làm chủ nhỏ
– B (Business Owner): Làm chủ. Có người khác làm thuê.
– I (Investor): Đầu tư các dự án, đầu tư các quỹ đầu tư. Mua bán bất động sản, cổ phiếu ….vv……
Ở cột dọc bên trái: Nó là nguồn thu nhập chủ động, có nghĩa ta kiếm tiền dựa vào sức lực mà ta bỏ ra. Mình phải làm, mới có cái ăn (không thì ăn “mứt” nhá, anh Huấn Rose bảo thế :)) ). Ở cột dọc bên phải: nó là nguồn thu nhập thụ động – có nghĩa ta có thể kiếm tiền ngay cả khi ta không làm việc: Lúc đang ngủ; Khi đi du lịch thì tiền bạc vẫn cứ thế mà chảy vào túi mình.
>>> Xem thêm: Thôi đừng biện minh nữa
1. E – Làm thuê
Nguồn thu nhập của đa số chúng ta là ĐẾN TỪ LÀM THUÊ. Ta làm cho công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Ta bán thời gian và chất xám cho họ (và mang lại LỢI NHUẬN cho họ). Đổi lại họ sẽ trả cho ta những khoản thu nhập tương xứng.
Học cha làm giàu – Đi làm thuê (E) (Ảnh: Internet)
Theo Robert Kiyosaki (và theo nhiều thống kê) thì đây là nguồn thu nhập thấp nhất trong những nguồn thu nhập. Như ví dụ cũng chỉ rõ, ta sẽ khó mà giàu có được nếu đổ thời gian cả đời của mình vào loại hình công việc này. Nhưng nếu không thể đi đường tắt như Bill Gates hay Steve Jobs, chẳng hạn như bỏ đại học và tự tạo ra công việc cho mình, thì hầu hết ai cũng có thời gian vài tháng hoặc vài năm làm thuê. Thế nên để làm giàu thì đây cũng không phải là khởi đầu quá tệ.
Nếu giàu có không phải mục đích và ước mơ của ta, nếu bạn không khao khát để trở nên giàu có thì cũng chẳng vấn đề gì. Hãy tìm công việc phù hợp, tìm những công ty đối đãi thật hào phóng và gắn bó với họ. Có thể cuộc sống của chúng ta sẽ Ổn Định.
2. S – Tự làm, tự tạo ra công việc cho mình.
Nhưng nếu đã đi làm vài chỗ, ta thấy chả chỗ nào khai thác được hết tiềm năng của mình. Chúng ta không hài lòng khi được trả lương tương tự một gã ít năng lực. Mặt khác, ta tin rằng mình có thể kiếm được tốt hơn nếu tự biên tự diễn.
Học cha làm giàu – Tự làm tự ăn (S) (Ảnh: Internet)
Nếu quyết định thế, tự khắc nguồn thu nhập của ta sẽ được chuyển hóa từ E -> S. Từ nhân viên giờ đây ta bỏ việc và trở thành kẻ tự tạo ra công việc cho mình. Tự đi làm thuê cho chính mình.
Ví dụ thay vì làm thợ trang điểm cho một công ty áo cưới, ta giờ đây trở thành một thợ trang điểm dạo, hoặc ta mở một tiệm trang điểm quy mô nhỏ do chính mình vừa làm chủ vừa làm thợ.
Thay vì làm bác sĩ trong bệnh viện, ta mở một phòng khám nhỏ do chính mình thăm khám cho bệnh nhân. Thay vì làm biên tập viên viết bài cho một công ty, tan trở thành freelancer (người làm tự do). Ta tự tìm đối tác, tự ngã giá, tự viết bài, v.v…
Nguồn thu nhập này khá ổn vì chúng ta tự làm và tự kiếm. Nhưng cũng như nguồn thu nhập (E – Làm thuê) phía trên, ta vẫn phải làm thì mới có ăn. Thậm chí nó còn tệ hơn một khi ta đau ốm. Lúc ấy thu nhập của chúng ta gần như bằng 0. Chúng ta chẳng kiếm được đồng nào do nguồn thu nhập của chúng ta là thu nhập chủ động.
>> Xem thêm: Top 5 Kỹ năng mềm cần thiết
3. B – Làm chủ.
Để có thu nhập thụ động, để có thể kiếm tiền ngay cả khi ta chẳng may tai nạn, đau ốm. Để có thể kiếm tiền ngay cả khi ta đang đi du lịch, tắm nắng thì chúng ta phải tìm cách làm chủ.
Học cha làm giàu – Làm chủ (B) (Ảnh: internet)
Chúng ta phải thuê nhân viên, phải có người khác làm việc cho mình. Có thể không phải là tất cả công việc, nhưng phải có người giải quyết cho chúng ta một phần công việc.
Làm chủ đương nhiên sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề và gánh nặng hơn. Chẳng hạn tiền lương cho nhân viên, tiền thuê mặt bằng, training nhân viên, lãnh đạo và dẫn dắt business đi theo hướng mà mình muốn.
Khác với (E – Làm thuê) và (S – Tự làm), người làm chủ sẽ có khả năng để trở nên giàu có. Bởi vì thu nhập của họ là thu nhập thụ động. Họ không phải mất thời gian 8 tiếng, hay 10 tiếng một ngày để làm quần quật.
Thay vào đó họ có thời gian để suy nghĩ, để phát triển, để mở rộng, và thậm chí là chạy thêm nhiều business khác nữa.
Nhưng lưu ý, khoảng 2 tới 7 năm đầu thành lập doanh nghiệp có thể chúng ta sẽ phải làm việc cật lực từ 12 giờ tới 16 giờ mỗi ngày để giữ cho nó tồn tại và phát triển (Thực tế Huân cũng đang sấp mặt trong giai đoạn này, kaka). Chưa kể, có khi còn phá sản, sạt nghiệp nếu làm chủ thất bại trong khoảng thời gian đầu. Ta có sẵn sàng đương đầu sóng gió?
4. I – Đầu tư
Cách kiếm tiền đỉnh cao của trí tuệ thuộc về nhóm 1-3% tinh hoa của thế giới.
Đây là nguồn thu nhập cao cấp nhất. Thông thường, khi người làm chủ kinh doanh tới ngưỡng. Khi mà họ cảm thấy không thể phát triển business thêm nữa. Họ sẽ nghĩ tới các phương thức để đầu tư sinh lời.
Học cha làm giàu – Nhà đầu tư (I) (Ảnh: internet)
“Ô cê, vậy cứ đầu tư là trở nên giàu có đúng không?” Một bạn sinh viên hỏi.
Đầu tư là nguồn thu nhập cao cấp nhất. Nhưng nó không dành cho tất cả mọi người.
Thứ nhất, nó chỉ dành cho những người có chuyên môn tốt về lĩnh vực họ đầu tư, họ am hiểu thị trường, có cái nhìn sâu sắc về thị trường. Thông thường, chúng ta phải kinh doanh, làm chủ rồi mới thấu hiểu được những điều đó.
Thứ hai, nó chỉ dành cho những người có tiền. Thế nên Robert Kiyosaki mới diễn giải B (Làm chủ) -> I (Đầu tư) chứ không phải E (Làm thuê), S (Tự làm) -> I (Đầu tư). Cứ cho là ta bỏ ra 1 tỷ đầu tư bất động sản đi. Nếu thị trường tăng trưởng tốt, sau 1 năm ta có thể thu về 115% 120% của 1 tỷ.
Thứ ba, nhảy vào thị trường lên xuống thất thường cũng không phải là đầu tư. Đó là đầu cơ, lướt sóng hoặc là cờ bạc. Nếu chúng ta nghĩ bỏ ra 1.000 đôla đầu tư rồi hôm sau số tiền đó tăng gấp 10 lần thì đó không phải là đầu tư. Đó là đánh bạc, là đỏ đen. Nhiều người tăng gấp 10-100 lần tiền bằng cờ bạc. Nhưng vì cờ bạc nên họ cũng mất 10-100 lần tiền chỉ sau 1 cái chớp mắt, sau 1 lần thua. Đầu tư thực thụ chưa bao giờ đơn giản!
Kết luận Học cha làm giàu Bài 1
Đọc xong bài viết này, Huân hy vọng rằng bạn đọc đã có cái nhìn rõ hơn về 4 nguồn thu nhập chính yếu của một người. Nếu mục tiêu của bạn là làm giàu và trở nên giàu có, bạn phải tìm tới những nguồn thu nhập khiến mình trở nên giàu có. Đây là điều sơ đẳng của “thế giới người giàu”. Ngoài việc làm giàu bằng cách chuyển mình sang nhóm “B” – thì “B” còn mang lại điều gì? Đón đọc Học cha làm giàu (bài 2): Tại sao lại phải là đi kinh doanh?
#học_cha_làm_giàu
#blog_trần_đức_huân
>> Xem thêm: Bí kíp chữa mất gốc tiếng Anh
Bài viết Học cha làm giàu (Bài 1): Điều sơ đẳng nhất của việc làm giàu được trích dẫn từ bài gốc tại Blog Trần Đức Huân - giá trị đáng sẻ chia.
Related posts:
Đi Nhật Bản làm việc – Được gì? Mất gì?
Bí quyết phỏng vấn xin việc (P2): Hỏi nhà tuyển dụng điều gì ?
Cách làm giàu cho sinh viên được bật mí
source https://tranduchuan.com/hoc-cha-lam-giau-bai-1-dieu-so-dang-nhat-cua-viec-lam-giau/
0 notes
tranduchuan · 4 years
Text
Những “thằng bờm” đáng ghét của chúng ta
Thằng Bờm thì sao? Thì là một nhân vật cổ tích đặc trưng bởi tính cách ngờ nghệch và khờ khạo đến chân chất. Trong bài này “thằng bờm” đáng ghét mà Huân đang muốn đề cập chính là sự ngu dốt, sự mê muội của mỗi chúng ta.  Hàng ngày, nếu mỗi chúng ta không nhận diện và khắc phục những “thằng bờm” đáng ghét này, e rằng cuộc sống và sự nghiệp mãi chỉ ở mức “tầm thường” – nói giảm tránh là một cuộc đời chưa hạnh phúc, chưa theo ý muốn của chúng ta. Không chần chừ nữa, hãy cùng Huân điểm mặt, chỉ tên “lũ bờm” đáng ghét này nhé.
Thằng bờm đáng ghét của chúng ta (ảnh: internet)
Thằng bờm có tên “Tôi vẫn ổn”
Tôi có sao đâu, nhiều người còn thua xa tôi mà
Tôi thật sự không thích công việc này, nhưng ít ra tôi vẫn có việc để làm
Tôi không thích theo học ngành này lắm, nhưng ít ra tôi vẫn còn được đi học
Có thể tôi không phải người hạnh phúc nhất trong hôn nhân, nhưng ít ra chúng tôi cũng ít cãi cọ
Có thể chúng tôi không giàu, nhưng cũng không đến nỗi thiếu ăn
Tôi chỉ được điểm D, nhưng còn tốt hơn bị F
Mối nguy hại lớn nhất của những thằng bờm “Tôi vẫn ổn” là nó khiến chúng ta nghĩ rằng mình KHÔNG SAO và có thiên hướng chấp nhận thực tại, tức là ít khi tìm được lý do để cải thiện bản thân. “Tôi vẫn ổn” là kẻ thủ vĩ đại của “Tôi là người thành công”. Việc tìm ra một lý do để bào chữa cho sự tầm thường của mình đã khiến chúng ta chấp nhận những hoàn cảnh và tình huống mà đúng ra “không thể chấp nhận được”. Nếu loại bỏ được thằng bờm “tôi vẫn ổn”, chúng ta sẽ được đặt vào trạng thái “phải cố gắng nhiều hơn”, luôn nỗ lực, phấn đấu để cải thiện và dần sẽ có được những mục tiêu kỳ vọng.
>> Xem thêm: TOP 5 kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên
Thằng bờm có tên “Không phải tại tôi”
Suy cho cùng, cũng tại vì tôi không được điểm cao nên mới học ngành này. Điều đáng buồn trước đó là bố mẹ tôi đã không đầu tư xứng đáng cho việc học của tôi
Tôi không thành công vì vợ/chồng tôi chẳng bao giờ ủng hộ tôi điều gì
Nếu bố mẹ tôi giàu hơn, có lẽ cuộc đời tôi đã khác
Kinh tế lao dốc là nguyên nhân khiến công ty tôi không trụ vững. Đáng ra chính phủ phải hỗ trợ nhiều hơn
Tôi không may mắn khi không gặp được những người thầy giỏi
..
Lý do lớn nhất để tiêu diệt những thằng bờm “không phải tại tôi” là hầu hết những gì xảy ra với chúng ta đều do chúng ta tạo ra. Khi thật sự nghiêm túc với vấn đề này và thành thật với chính mình chúng ta sẽ nhận ra nó. Không phải do bố mẹ của chúng ta, không phải do sếp của chúng ta, hay nền kinh tế hay bất cứ thứ gì khác. Chính chúng ta là nguyên nhân. Ngay cả những cảm xúc tiêu cực mà chúng ta có thể nếm trải và có xu hướng đổ lỗi cho người khác – cũng do chính chúng ta tạo ra.
Thật ra không phải tại tôi (ảnh: internet)
Cũng giống như vậy, không thể trách rằng lời phê bình của bạn bè là nguyên nhân làm chúng ta thất bại, chỉ trừ khi ta đồng ý cho lời phê bình của họ có giá trị cao hơn ý kiến hoặc hình ảnh của chính mình. Trời mưa không thể nguyên nhân làm hỏng kế hoạch của ta hoặc làm ta thấy khó chịu – trừ khi ta cho phép thời tiết là nhân tố quyết định ảnh hưởng đến cảm xúc của mình trong ngày đó. Vậy nên, luôn luôn là lỗi của chúng ta, dù ta có không muốn nhìn nhận sự thật phũ phàng này.
>> Xem thêm: Tôi đang biện minh ư?
Thằng bờm có tên “Niềm tin mù quáng”
Bố tôi là người nghiện rượu và có cuộc sống tồi tệ, có lẽ tôi sẽ giống ông thôi
Tôi không muốn kiếm nhiều tiền, vì tiền chỉ làm chúng ta hư thân
Vì không được học đại học, có lẽ tôi sẽ chẳng làm được trò trống gì
Kinh doanh lừa lọc và dối trá, nên tôi không bao giờ mở công ty hoặc kinh doanh riêng
Một lần nữa, những điều trên giống như những thằng bờm nguy hiểm vì một lý do đơn giản: những niềm tin mù quáng này là những tuyên bố sai sự thật nhưng vì một lý do nào đó chúng lại được tin như thật.
Tin vào bản thân chính là khả năng nhận thấy thế mạnh và tài năng của mình, để rồi chúng ta có thể xác nhận, thừa nhận và bắt đầu sử dụng những thế mạnh và tài năng đó. Niềm tin mù quáng có thể khiến chúng ta sống mãi cuộc đời tầm thường nếu không nỗ lực vượt lên chính mình. Hiều ứng của việc giải phóng những thằng bờm này có thể giúp chúng ta nhìn thấy một thế giới với những cơ hội mới mà ta không ngờ tới.
>> Xem thêm: Những mẫu câu tiếng Anh thông dụng
Thằng bờm có tên “Tôi cảm thấy bất lực”
Tôi không giỏi những việc như này (công nghệ mới, tính toán phức tạp,… )
Tôi nghĩ rằng không phải ai cũng có thể thành công
Tôi béo là do gene di truyền. Không thể nào thay đổi được
Không thể từ bỏ được hút thuốc, tôi đã hút từ 15 tuổi đến giờ
Tôi là người rụt rè, cả nhà tôi ai cũng thế
Hầu hết những hạn chế chúng ta có đều là do những ý tưởng phi lý về khả năng của chính mình. Chúng ta không sẵn sàng nắm bắt những cơ hội mà luôn để thằng bờm “Tôi cảm thấy bất lực” bịt mắt, nó làm chúng ta không nhìn thấy năng lực thật sự của bản thân. Do bị ám ảnh bởi sự bất lực, ta luôn có xu hướng “Thà im lặng để họ tưởng mình ngu, còn hơn nói ra để họ biết mình ngu thật”.
Thằng bờm “Tôi thấy bất lực” (ảnh: internet)
Bi kịch ở đây, dĩ nhiên, là sự giả định ngầm rằng chúng ta chẳng có tài cán gì, rằng có cố gắng thì cũng chẳng làm được gì, và rằng nếu có làm thử thì cũng chuốc lấy bẽ bàng vào thân. Tại sao không thử xem?
>> Xem thêm: Bí quyết học tiếng Anh hiệu quả
Thằng bờm có tên “Những giáo điều”
Vấn đề không phải thắng hay thua, mà chúng ta đã thi đấu như thế nào
Nếu thượng đế muốn tôi thành công, người sẽ chỉ cách cho tôi. Vấn đề của tôi là kiên nhẫn chờ đợi
Thật không may tôi không được sinh ra trong một môi trường “quyền quý”
Thành công không phải do mình biết cái gì, mà là do mình quen biết những ai, mà tôi thì chẳng quen ai cả
Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa
Đây có thể được gọi là những thằng bờm giáo điều. Chúng minh họa cho quá trình tìm kiếm những diễn giải đầy vẻ uyên thâm để bảo đảm cho những lời biện minh mà không có dáng vẻ … biện minh.
Làm sao chúng ta có thể chơi hết sức mình nếu cho rằng thắng hay thua cũng chỉ như nhau? Nếu chuyện thắng thua thực sự không quan trọng, thì chúng ta có sẵn sàng không buồn nếu mình thua thiệt trong cuộc sống? Với lối suy nghĩ này, chúng ta có thể sẽ dễ dàng chấp nhận viễn cảnh thất bại khi những mục tiêu, ước mơ và hạnh phúc của mình đang bị đe dọa. Vấn đề lớn nhất của lối suy nghĩ này là một khi chúng ta bằng lòng với nó trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống, chúng ta sẽ chấp nhận nó như nguyên tắc hướng đạo trong những lĩnh vực khác.
Thằng bờm “Giáo điều” (ảnh: internet)
Ngoài ra, trước khi chấp nhận một chỉ dẫn mới mẻ nào đó, hãy cân nhắc nguồn gốc của nó. Hãy nghĩ xem ai đã thốt ra những câu nói kiểu này? Và hãy để ý xem: người nói với ta có phải người thành công và thường xuyên chiến thắng. Thật sự mà nói, thằng bờm này là tượng đài vĩ đại cho sự tầm thường.
>> Xem thêm: Để là sinh viên yếu kém nổi trội
Thằng bờm có tên “Tự huyễn hoặc mình”
Tôi bỏ thuốc lúc nào chẳng được. Chỉ là tôi chưa thích thôi
Tôi không phải người để nước tới chân mới nhảy. Chỉ là tôi sẽ làm việc hiệu quả khi có áp lực cao
Tôi chẳng tự ti vì mình quá béo. Tôi có nhiều điểm khác đáng yêu
Không phải tôi hay chửi mắng con cái. Yêu thì cho roi cho vọt thôi
Tiếng Anh đâu có khó, chẳng qua là tôi hơi bận để có thời gian học
Tôi không thích nhậu nhẹt, chẳng qua là phải duy trì quan hệ thôi
Nào, hãy để ý mẫu số chung cho tất cả những phát biểu kiểu này. Chúng ru ngủ chúng ta để chúng ta tin rằng mình thật sự chẳng có vấn đề gì phải thay đổi, có chăng thì cũng chỉ là chuyện nhỏ, hoặc chuyện ngoài tầm tay. Thường thì chúng ta hay đưa ra những thằng bờm tự huyễn hoặc khi không muốn từ bỏ thói quen xấu, ví dụ như sự trì hoãn, nghiện thuốc, nhậu nhẹt, háu ăn, lười nhác.. Bất hạnh là, không có lời lẽ nào trong số chúng thỏa đáng và hứa hẹn mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho chúng ta.
>> Xem thêm: Đừng là những bóng ma giảng đường
Tạm kết
Hãy nhớ rằng, tất cả những thằng bờm mà Huân nêu ra chúng ta đều có thể mắc phải, có thể âm thầm, có thể dữ dội và mãnh liệt. Có thể tác động chưa lớn tới chúng ta, hoặc có thể ai đó đang ngấm đòn. Tất cả những thằng bờm này có một điểm chung: Chúng trói buộc ta với cuộc sống tầm thường. Việc thủ tiêu những thằng bờm này là điều trong tầm tay ta, do ta quyết định. Lựa chọn là do chúng ta, do chính bạn.
Hãy chia sẻ với Huân và độc giả về những thằng bờm của bạn, và bạn đã loại bỏ những thằng bờm nào nhé.
Much love, Mr. Huân.
(P/s: Bài viết này được Huân biên soạn lại dựa trên ý tưởng và nội dung một đoạn của cuốn sách yêu thích: Ngày xưa có một con bò, tác giả Camilo Cruz)
      Bài viết Những “thằng bờm” đáng ghét của chúng ta được trích dẫn từ bài gốc tại Blog Trần Đức Huân - giá trị đáng sẻ chia.
Related posts:
Tôi đang biện minh ư? Làm gì có chuyện đó!
Sinh trắc vân tay có đáng tin ?
Những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống (Phần 1)
source https://tranduchuan.com/nhung-thang-bom-dang-ghet-cua-chung-ta/
0 notes
tranduchuan · 4 years
Text
Tôi đang biện minh ư? Làm gì có chuyện đó!
Biện minh, biện bạch, hoặc đổ lỗi là cách mà chúng ta thường xuyên làm khi gặp phải những điều không như ý. Đó là hành động “có điều kiện” hình thành qua thời gian khá dài. Việc biện minh là cách dễ dàng để bào chữa cho sự tầm thường thông qua việc đổ lỗi cho một vật trung gian, một ai đó, một sự kiện nào đó. Thông qua đó, chúng ta né được trách nhiệm cho những sự việc mà đáng ra nên thuộc về chúng ta. Trong bài viết này, Huân sẽ cùng bạn bàn về một “sự ngu dốt” rất lớn của con người: những lời biện minh.
Tôi sai, nhưng thật ra đó không phải lỗi của tôi
Biện minh là một cách nói khác của “Tôi sai rồi, nhưng thật ra không phải lỗi của tôi”. Ví dụ ư, điểm qua một vài nhé:
“Tôi không thăng tiến trong công việc, vì tôi gặp toàn những ông sếp, ông chủ chả ra gì. Họ chẳng đếm xỉa đến khả năng của tôi.”
“Tôi thi rớt (hoặc điểm thấp) vì giáo viên chẳng cho chúng tôi đủ thời gian ôn bài.”
“Cuộc hôn nhân của tôi thất bại (hoặc không hạnh phúc) vì vợ (chồng) tôi chẳng quan tâm chăm sóc hay chẳng màng tìm hiểu tôi.”
“Công ty thất bại không phải lỗi của tôi. Trong thời buổi Covid như thế này, ngay cả các công ty lớn còn lao dốc.”
Thật ra không phải tại tôi (ảnh: internet)
Đá quả bóng trách nhiệm cho người khác bao giờ cũng dễ hơn là phải đối diện với nó và tự mình gánh trách nhiệm và giải quyết hậu quả. Những lời biện minh như trên cho phép bất kỳ ai trong chúng ta gán trách nhiệm (thường là lỗi lầm, hậu quả) cho người khác. Những tình huống chúng ta né tránh có thể là bị điểm kém, bị từ chối, gặp xung đột, đơn độc, hay bị chỉ trích… Và chẳng là bất thường khi chúng ta ai cũng muốn né tránh những tình huống éo le như thế. Tuy nhiên, trốn tránh hoặc đổ lỗi thường khiến chúng ta mất cơ hội sửa chữa những rắc rối thực sự mà đáng lẽ ra chúng ta cần giải quyết.
Những lời biện minh này chỉ giúp chúng ta thoát khỏi trách nhiệm, đặt chúng ta vào vai trò nạn nhân, và trút lỗi sang người khác. Khi nào còn cho rằng đây là lỗi của người khác, thì chúng ta chẳng việc gì phải ra tay cải thiện tình hình. Vì sao ư? Đâu phải lỗi của mình – mình chỉ là nạn nhân!
>> Xem thêm: TOP 5 kỹ năng mềm thiết yếu cho sinh viên
Ba điều chúng ta sẽ chắc chắn gặp phải khi luôn biện minh
1. Luôn có một lời biện minh, khi bạn muốn
Nếu chúng ta thật sự muốn tìm một lời biện mình, nó sẽ xuất hiện ngay lập tức. Và một khi tìm được, chúng ta sẽ bám víu đến cùng. Một ví du: Khi biết rõ là cần phải tập thể dục nhiều hơn và thay đổi chế độ ăn để giải quyết bệnh tiểu đường, rất nhiều bệnh nhân sẽ đưa ra những lý lẽ để biện mình: “Nhưng thật không may là tôi không có thời gian”, “Tôi vẫn thường ăn như vậy mà, tôi quen rồi”, “Tôi làm việc rất khuya nên không thể dậy sớm để đến phòng tập gym được”, “Nếu chỉ ăn những gì tốt cho sức khỏe, tôi sẽ bỏ qua nhiều sơn hào hải vị mất”. Nhiều người thậm chí còn cù nhầy đến mức dám nói ra những lời biện minh đáng xấu hổ, đại loại “Chúng ta ai cũng phải chết vì một lý do nào đó, đúng không?”. Những lời biện minh này nghe có vẻ hợp lý, những vấn đề là những lời biện minh này có giúp người bệnh kiểm soát được căn bệnh trong người không? Tôi hy vọng, những người đưa ra những lời biện minh kiểu như này sẽ kịp nhận ra vấn đề trước khi quá muộn.
Điều đáng báo động là rất nhiều người không nhận ra tác hại của việc luôn biện minh. Đơn cử như những người nghiện thuốc lá, nghiện rượu luôn đưa ra lý lẽ gì đó cho việc chấp nhận thói quen xấu như những điều sẽ giúp cuộc sống họ tươi đẹp hơn (giảm stress, giao lưu… ). Rồi đến một ngày bệnh tật kéo đến “Thật không ngờ thói quen đó lại hại đời ta?”.
Đọc đến đây, Huân có một vài câu hỏi muốn hỏi độc giả, đặc biệt các em sinh viên:
Tại sao khả năng tiếng Anh của bạn chưa đủ tốt ?
Tại sao việc học trên trường của bạn chưa thực sự khởi sắc ?
Tại sao chuyện tình cảm của bạn còn nhiều rắc rối ?
Tại sao sức khỏe của bạn lại “yếu xìu” ?
….
Hãy suy nghĩ và đưa ra “lý lẽ” thuyết phục nhé. :))
>> Xem thêm: Bí kíp chữa mất gốc tiếng Anh
2. Khi sử dụng những lời biện minh, sẽ có đồng minh
Chúng ta hoàn toàn có thể đoán chắc là một khi bắt đầu dùng đến bất cứ lời biện minh nào, chúng ta sẽ tìm được đồng minh. Chúng ta có yên tâm là sẽ có. Bất kể những lời biện minh có vô lý hay giả tạo thế nào, vẫn luôn có ai đó tin, chia sẻ, và đồng cảm với chúng ta. Họ sẽ nói “Tôi hoàn toàn thông cảm với bạn, tôi đã từng bị y như thế”
Nếu gặp tình huống này, hãy tự hỏi đồng minh của chúng ta là người như thế nào? Họ có là “hình mẫu lý tưởng” của chúng ta không? Thông thường là không: họ thường là người thất bại! hoặc khá hơn thì chưa có gì đột phá trong cuộc đời. Những người thành công, ít khi (hoặc không) đổ lỗi và biện minh.
Hãy ngừng biện minh (ảnh: internet)
3. Biện minh chẳng thay đổi được gì
Sự thật hai năm rõ mười phía sau những lời biện minh là chúng chẳng thay đổi tình hình. Chúng chẳng giải quyết được những vấn đề, những rắc rối mà chúng ta đang cố gắng né tránh. Với những cái cớ êm tai, cuộc sống vẫn như cũ. Nếu trước đó cuộc sống chúng ta bình bình, thì nó tiếp tục bình bình (chưa kể có xu hướng xấu đi). Như vậy, sự biện minh chẳng khác gì thuốc độc, sử dụng chúng thì coi như chúng ta đang chuẩn bị “tự sát” – chuẩn bị cho thất bại. Tệ hơn nữa, cứ mỗi lần viện cớ, biện minh là chúng ta tiến thêm một bước tới việc khiến nó trở thành một phần trong cuộc sống mình.
Nhà soạn nhạc thiên tài Shakespeare đã hiểu điều này hơn ai hết. Ông đưa ra lý do để khuyên nhủ người đời hãy tránh sử dụng những lời biện mình: “Thường xuyên biện minh cho một lỗi lầm, chỉ làm cho lỗi lầm đó ngày một trầm trọng”. Ví dụ như nếu chúng ta thường xuyên nói “Tôi chẳng rảnh”, hoặc “Tôi bận lắm” hoặc “Tôi chẳng có thời gian” để bào chữa cho việc không làm những thứ đáng lẽ nên làm, thì sẽ đến lúc chúng ta nhận ra mình đã mất quyền làm chủ thời gian và cuộc sống của chính mình. Chúng ta sẽ có một cuộc sống đối phó, thụ động, luôn trong tình trạng “bận rộn” với những deadline này tới những chuyện khẩn cấp khác. Mỗi lần đưa ra biện minh, hiệu lực của nó sẽ lớn hơn và quen thuộc hơn với chúng ta. Cuối cùng đến một lúc nào đó, nó sẽ trở thành hiện thực của ta. Thật ra, những lời biện minh là con đường dễ nhất để làm bạn với kẻ thù lớn nhất của thành công: sự tầm thường !
>> Xem thêm: Kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên
Lời kết
Việc lặp đi lặp lại những lỹ lẽ và viện dẫn xuôi tai sẽ cản trở chúng ta hành động. Một cách vô thức, chúng ta lặp lại những tiêu cực trong cuộc sống mình mà không thể dứt ra. Những lời biện minh chẳng hơn gì những lời nói dối được ngụy trang dưới những lớp áo tưởng như sự thật. Cuộc sống sẽ chẳng thể tốt hơn.
Vì vậy, chúng ta hãy vứt ngay vào sọt rác những lời thanh minh và viện dẫn rác rưởi. Bạn bè chúng ta không cần chúng, người thân ta không cần chúng, thành công của ta căm ghét chúng và chỉ ta mới là người quyết định có dùng chúng hay không.
Tôi luôn nhận trách nhiệm về mình, để ngày một trở nên tốt hơn.
Còn bạn thì sao?
Good luck. Mr. Huân.
(P/s: Bài viết này được biên soạn lại dựa trên ý tưởng và nội dung một phần của cuốn sách: Ngày xưa có một con bò, tác giả Camilo Cruz)
    Bài viết Tôi đang biện minh ư? Làm gì có chuyện đó! được trích dẫn từ bài gốc tại Blog Trần Đức Huân - giá trị đáng sẻ chia.
Related posts:
Sinh trắc vân tay có đáng tin ?
Sống 1 mình?
Học Đại học có phải một khoản đầu tư?
source https://tranduchuan.com/toi-dang-bien-minh-u-lam-gi-co-chuyen-do/
0 notes
tranduchuan · 4 years
Text
Định hướng nghề nghiệp – Đừng để “Giá như”
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO CHUẨN
Thông thường, các bài viết của Huân sẽ tập trung vào các vấn đề của sinh viên hoặc xoay quanh đời sống thường ngày của sinh viên. Tuy nhiên, trong bài viết này Huân sẽ đi xa hơn chút trong đối tượng bạn đọc, đặc biệt Huân muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm và những lời nhắn nhủ không những tới các sinh viên mà còn tới các em học sinh dưới bậc Trung học phổ thông (THPT). Chủ đề Huân thực sự mong mỏi và rất mong các em học sinh THPT cần nghiêm túc xem xét, cân nhắc và đắn đo lựa chọn chính là việc “định hướng nghề nghiệp” hay “lựa chọn nghề nghiệp” hay “lựa chọn ngành học” sau khi tốt nghiệp phổ thông. Bắt đầu nhé các em.
Cái giá của “Giá như”
“Giá như” có lẽ là từ tiếng Việt đắt giá nhất mà mỗi chúng ta sẵn sàng trả để làm được điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ và chắc ai cũng biết, cơ hội làm lại điều đó gần như “bằng 0”: giá như ngày đó chăm học hơn; giá như mình chịu học tiếng Anh hơn; giá như quan tâm tới bạn ấy nhiều hơn; đặc biệt “giá như lựa chọn ngành học chuẩn hơn” hoặc “giá như lựa chọn công việc tương lai sớm hơn”… Với “giá như” trong quá khứ, chắc hẳn thực tại đã khác! Đau và Đắt quá, nhỉ?
Định hướng nghề nghiệp để không phải hối tiếc (ảnh: internet)
Và bài viết này, Huân mong muốn các em học sinh phổ thông hoặc những sinh viên năm nhất đại học hãy suy nghĩ kỹ, lựa chọn và quyết định với sự cân nhắc và đắn đo nghiêm túc khi “định hướng nghề nghiệp” hoặc “lựa chọn công việc tương lai”, đừng để phải thốt ra những từ “giá như” hay “biết thế”.
Định hướng nghề nghiệp: Đi tìm ý nghĩa cuộc đời
Đã bao giờ em tự hỏi: lớn lên mình sẽ làm gì? tại sao lại muốn làm những việc đó? Nếu em không nghĩ về việc này từ thời học phổ thông, thì có thể sau này em sẽ làm một công việc mình không hề mong muốn, thâm chí căm ghét nó. Em có muốn điều này xảy ra với mình?
Em có nghĩ: mỗi chúng ta sinh ra là một kiệt tác, là một điều kỳ diệu của tạo hóa? Chắc chắn rồi! Mỗi chúng ta, ai cũng có những khả năng đặc biệt để giúp cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, hãy biến mình thành người đặc biệt, dựa trên khả năng đặc biệt của mình, và khi phát huy được những thứ đặc biệt của bản thân, em sẽ đóng góp tốt nhất cho cuộc sống, cho chính mình, và rồi em sẽ cảm thấy hài lòng về cuộc sống, về chính bản thân, em nhé.
Huân dạy trên môi trường đại học, tiếp xúc với nhiều thế hệ sinh viên, thật đáng buồn khi tiếp xúc với khá nhiều sinh viên được cho là đã “lựa chọn sai ngành học”, rồi dẫn tới “lười học”, “chán học”, thậm chí tự biến mình thành những “bóng ma giảng đường”. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một yếu tố quan trọng là “định hướng nghề nghiệp” chưa tốt, ngay từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường tại bậc phổ thông.
>> Đừng là những bóng ma giảng đường.
Vậy làm thế nào để có thể “định hướng nghề nghiệp” chuẩn? Việc này chưa bao giờ đơn giản, tại sao? Mình tìm hiểu lý thuyết trước nhé.
1. Lý thuyết con nhím
Một trong những lý thuyết được sử dụng phổ biến trong việc xác định nghề nghiệp tương lai là  Thuyết con nhím (Hedgehog Concept ). Theo thuyết con nhím, để tìm ra nghề nghiệp lý tưởng, mỗi chúng ta cần dựa trên 3 khía cạnh:
Điểm mạnh của bản thân (thứ mình giỏi)
Đam mê của bản thân (thứ mình thích làm, muốn làm)
Nhu cầu xã hội (thứ tạo ra tiền, xã hội cần)
Thuyết con nhím (Hedgehog Concept) – Lý thuyết để định hướng nghề nghiệp tương lai
Và như vậy, để tìm ra được nghề nghiệp lý tưởng, chúng ta phải tìm ra được công việc, ngành học thỏa mãn cả 3 yếu tố: vừa thích, vừa giỏi, và vừa tạo ra tiền. Không đơn giản, nhỉ ?
2. Lý thuyết cây nghề nghiệp
Ngoài thuyết con nhím, lý thuyết cây nghề nghiệp cũng được sử dụng khá phổ biến, trong đó phân chia “Điểm mạnh bản thân” thành hai yếu tố: Khả năng và Cá tính; “Đam mê bản thân” thành Sở thích và Giá trị nghề nghiệp, còn Thứ xã hội cần tương đương Thân cây, cành cây. Về cơ bản, lý thuyết cây nghề nghiệp tương tự lý thuyết con nhím.
Mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp cũng được sử dụng khá phổ biến trong định hướng nghề nghiệp
Với việc tìm ra “điểm mạnh” và “sở thích”, các em đã tạo bộ “rễ” vững chắc cho thân cây phát triển. Hãy cùng đi khám phá từng yếu tố nhé.
Phân tích các yếu tố để định hướng nghề nghiệp
1. Khám phá điểm mạnh của bản thân
Để tìm ra điểm mạnh thực sự của bản thân thì mỗi chúng ta cần tìm hiểu và đánh giá qua quá trình khá dài. Với việc trả lời và tổng hợp những câu hỏi dưới đây, các em sẽ có cái nhìn khá tổng quát về điểm mạnh của mình, hoặc bản chất của “tôi là ai? sở trường của tôi là gì?”:
Khi nào em tận tụy nhất, nồng nhiệt nhất? (làm tay chân, chơi thể thao, viết lách, suy nghĩ, tư duy,…)
Khi nào em thấy mình sáng tạo nhất? (gặp khó khăn, nghĩ giải pháp, hiến kế, nghĩ cái mới,… )
Khi nào em thấy tự tin vào bản thân nhất? (khi làm việc một mình, khi làm việc nhóm, đứng trước nhiều người,.. )
Thành tích lớn nhất mà em từng đạt được? (giải nhất cuộc thi, thiết kế sản phẩm, hùng biện tiếng Anh,…. )
Mọi người nghĩ gì về em khi em thành công nhất thế nào? (thông minh, cần cù, sáng tạo, bạo dạn, đột phá, liều lĩnh,… )
Em đang dùng tài năng gì nhiều nhất? (ca hát, nhảy múa, thể thao, vẽ, toán học, nghiên cứu, viết văn, làm thơ… )
Em thấy nổi trội nhất về lĩnh vực gì? (xã hội, tự nhiên, tâm lý, tính toán, kế toán, thiết kế, mỹ thuật, kiến trúc, cơ khí, điện tử,… )
Em xử lý những vấn đề nan giải, phức tạp như thế nào? (bình tĩnh, hốt hoảng, lì lợm, tư duy có logic, làm theo cảm hứng, hành động theo số đông,… )
Nếu làm công việc đó, ngoài ra em thích làm thêm gì? (kinh doanh, bán hàng, marketing, đào tạo, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch, viết văn,… )
Nếu không cần bận tâm về thu nhập, em sẽ chọn làm gì? (du lịch, làm video, sản xuất nhạc, chơi nhạc cụ, vẽ tranh, thiết kế mô hình,…. )
Em thường theo đuổi một việc trong bao lâu? (1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, tới khi hoàn thành… )
Với việc tự thực hiện các câu hỏi này, em có thể xây dựng một báo cáo về bản thân có tên “Tôi là ai? Tôi mạnh ở điểm gì?”. Báo cáo này sẽ liệt kê những tính chất nổi trội và thế mạnh kể sau:
Thể lực tốt
Suy nghĩ thực tế
Phản biện sắc xảo
Tư duy, trí nhớ tốt
Say mê thực hành các quy trình kỹ thuật
Khéo tay, tỉ mỉ
Năng lực chú ý tốt
Thị lực tốt
Trí tưởng tượng không gian tốt
Cảm giác vận động tốt
Chịu đựng căng thẳng tốt
Kiên trì
Khí chất thần kinh ổn định
Tư duy logic tốt
Làm việc có thứ tự, có phương pháp
Tò mò, quan sát tinh tế
Nghiêm khắc với bản thân
.. vân vân. nhiều lắm (đọc hết tới cuối và làm trắc nghiệm nhé)
Hãy thực hành nghiêm túc những câu hỏi trên, và đưa cho mình một hoặc nhiều đáp án.
Ở cuối bài, Huân có đính kèm link để em có thể làm trắc nghiệm và nhận tư vấn. Ngoài ra, để chắc chắn những nhận định về bản thân có độ tin cậy, em hãy hỏi người thân, bạn bè và nhờ họ đánh giá các điểm mạnh của em, rồi tổng hợp lại nhé.
2. Tìm ra sở thích và đam mê nghề nghiệp
Sau khi có bản báo cáo “Tôi mạnh ở điểm gì?”, giờ là lúc liệt kê chi tiết những việc em muốn làm, thích làm, hoặc giá trị nghề nghiệp em mong muốn theo đuổi để tiếp tục suy luận, để tìm ra nghề nghiệp tương lai. Theo lý thuyết cây nghề nghiệp, Sở thích và Giá trị nghề nghiệp sẽ tương đương với Đam mê của em.
Em hãy nhớ, để có một cuộc sống cân bằng và thỏa mãn, nghề nghiệp lựa chọn không những phải phù hợp với “tôi là ai? và điểm mạnh của tôi là gì?” mà còn phải đáp ứng “sở thích của em”. Nếu em không thấy “thích” và không hài lòng với công việc hiện tại, sẽ rất khó để làm tốt, làm giỏi công việc đang làm. Nếu em cố gắng làm những việc không đồng nhất với giá trị, niềm tin và những niềm vui hằng mong muốn, thật là một sự đau khổ, căng thẳng và áp lực vô cùng.
Việc tìm ra các công việc yêu thích gắn liền với điểm mạnh là vô cùng quan trọng, vì nếu hai yếu tố này không tương đồng với nhau, thì đó sẽ là “thảm họa nhân sự” về sau. Đơn cử thế này nhé: em thích đá bóng và thường xuyên đá bóng, trong khi “kỹ năng đá bóng kém và thể hình hạn chế”, mỗi lần vào sân đồng đội sẽ rất run, nhỉ? Ý là, công việc em thích làm là tốt rồi, nhưng phải gắn với điểm mạnh của mình thì sẽ tuyệt vời hơn.
Trong lý thuyết về cây nghề nghiệp “Tôi là ai” (Khả năng + Cá tính) và “Đam mê” (Sở thích + giá trị nghề nghiệp) là phần “rễ” của cây. Muốn cây trĩu quả, nhiều trái, nảy nở và phát triển bền vững với thời gian thì phần “rễ” phải vững. Và quan trọng nữa, các nhánh của “rễ” cần có sự liên quan, bổ sung và hỗ trợ nhau, và tuyệt đối không “đá” nhau, nhé.
Tức là sở thích và đam mê nghề nghiệp không được đối lập với khả năng cũng như cá tính em.Ví dụ, em có các điểm mạnh về kỹ thuật, mà thích trở thành họa sĩ hoặc ca sĩ thì sự nghiệp sẽ khó thành công. Hoặc em có tiềm năng về nghiên cứu nhưng lại thích làm nghiệp vụ kế toán, sự nghiệp có dễ thăng hoa? Nghe vẻ bất ổn nhỉ?
Để tìm ra sở thích, em hãy trả lời các đặc điểm mô tả để thấy mình thuộc 01 trong 06 kiểu người như sau (hoặc có thể một vài trong 06 kiểu, liệt kê theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp, điểm cao nhất là đang thích nhất, và ngược lại) (phần trắc nghiệm cuối bài viết, đừng vội vàng nhảy cóc nhé em, thời gian còn dài, hãy cứ từ từ cảm nhận):
Có sở thích Kỹ thuật (Nhóm KT)
Có sở thích Nghiên cứu (Nhóm NC)
Có sở thích Nghệ thuật (Nhóm NT)
Có sở thích Xã hội (Nhóm XH)
Có sở thích Quản lý (Nhóm QL)
Có sở thích làm Nghiệp vụ (Nhóm NV)
Sau khi tìm ra điểm mạnh ở phần trên, thì giờ hãy “khớp nối” các điểm nổi trội của bản thân với “sở thích nghề nghiệp”. Tức là có thể “các điểm mạnh” không khớp ngay với “sở thích số 1”, mà lại “ăn nhập” với nhóm sở thích số 3, hãy suy nghĩ kỹ về việc này, và mạnh dạn thay đổi. Thích rồi, nhưng phải phù hợp với Khả năng của mình, em nhé.
>> TOP 5 kỹ năng mềm cho sinh viên.
3. Chọn nghề xã hội cần và phù hợp với điểm mạnh cũng như sở thích
Sau khi định vị được “điểm mạnh” và “đam mê”, bước tiếp theo em cần đưa ra danh sách các công việc phù hợp, rồi lựa chọn những nghề, ngành có tương lai tốt, có nhu cầu cao. Với việc đưa ra một danh sách gồm 3-5 nghề nghiệp phù hợp với “điểm mạn” và “đam mê”, em sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về các ngành nghề này để đưa ra 1, 2 lựa chọn em thấy tốt nhất. Để tìm hiểu thêm về ngành nghề, em có thể tìm hiểu bằng cách “google” một số câu hỏi như sau:
Mô tả công việc của …. (ví dụ: kỹ sư cơ khĩ; kỹ sư chế tạo máy; kỹ sư máy thủy khí, ….. )
Nghề “…” thu nhập cao không? (ví dụ: kỹ sư cơ khĩ; kỹ sư chế tạo máy; kỹ sư máy thủy khí, ….. )
Nghề “…” có dễ xin việc không? (ví dụ: kỹ sư cơ khĩ; kỹ sư chế tạo máy; kỹ sư máy thủy khí, ….. )
Triển vọng nghề nghiệp của … (ví dụ: kỹ sư cơ khĩ; kỹ sư chế tạo máy; kỹ sư máy thủy khí, ….. )
Nếu chưa rõ về ngành nghề, hãy hỏi người thân, họ hàng thêm về những công việc, ngành nghề quan tâm. Còn để rõ ràng hơn nữa, em có thể hỏi thông tin tại các trường, các công ty, doanh nghiệp có sử dụng lao động. Hãy cứ bình tĩnh, tìm hiểu kỹ, và lựa chọn chuẩn xác, phương châm là “chậm mà chắc”.
Thử và sai
Việc tìm ra “điểm mạnh”, “đam mê” và “công việc, ngành nghề phù hợp” thực sự là không dễ dàng. Điều này bắt nguồn từ việc “cá tính” và “sở thích” có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, ở trước ngưỡng cửa cuộc đời, em hãy cứ suy nghĩ và lựa chọn, vì sau này “có vấn đề gì” thì cũng đã có thể “tự an ủi” mình đã “suy nghĩ và lựa chọn”. Nếu thực tại em chưa hài lòng: đó là chuyện bình thường, em đang bước sang một nấc thang phát triển mới, đã đến lúc tiếp tục “cân nhắc” và “lựa chọn”.  Quan trọng rằng đừng để những cảm xúc lẫn lộn lấn át suy nghĩ logic và có cơ sở. Sau tất cả, “cuộc sống chúng ta được tạo ra bởi những lựa chọn”. Chúc em có những lựa chọn chính xác, nhé !
Tạm kết
Trên đây là “gợi ý” và “tổng hợp” những kiến thức cá nhân và góc nhìn Huân biết về chuyện “chọn nghề” và định hướng nghề nghiệp. Huân hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp em có cơ sở để tìm ra những “công việc, những ngành nghề phù hợp”, qua đó là bước đệm để có một cuộc sống thành công, hạnh phúc.
Good luck and see you, very soon!
Much love, thầy Huân.
Link làm trắc nghiệm “điểm mạnh”; “sở thích” và “nghề nghiệp”: tại đây.
>> Xem thêm: Học đại học là khoản đầu tư đúng đắn?
  Bài viết Định hướng nghề nghiệp – Đừng để “Giá như” được trích dẫn từ bài gốc tại Blog Trần Đức Huân - giá trị đáng sẻ chia.
Related posts:
Đừng là những “bóng ma giảng đường” !
Bí quyết phỏng vấn xin việc (P1): Gỡ 10 câu hỏi hại não
Bí quyết phỏng vấn xin việc (P4): Tạo CV xin việc ấn tượng
source https://tranduchuan.com/dinh-huong-nghe-nghiep-tuong-lai/
0 notes
tranduchuan · 4 years
Text
Link tải Harry Potter bản tiếng Anh full .PDF
Truyện Harry Potter bản tiếng Anh full
Harry Potter là tên của bộ truyện (gồm bảy phần) của nữ nhà văn nước Anh J. K. Rowling. Bộ truyện viết về những cuộc phiêu lưu trong thế giới phù thủy của cậu bé Harry Potter và những người bạn Ronald Weasley, Hermione Granger tại Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts. Những cuộc phiêu lưu tập trung vào cuộc chiến của Harry Potter trong việc chống lại tên Chúa tể hắc ám Voldemort – người có tham vọng muốn trở nên bất tử, thống trị thế giới phù thủy, nô dịch hóa những người phi pháp thuật và tiêu diệt những ai cản đường hắn đặc biệt là Harry Potter.
Ngay từ khi xuất bản phần một (Harry Potter and the Philosopher’s Stone – ấn bản Anh; Harry Potter and the Sorcerer’s Stone – ấn bản Mỹ; Harry Potter và Hòn đá Phù thủy – bản dịch tiếng Việt) vào ngày 30 tháng 6 năm 1997, bộ truyện ngày càng nổi tiếng trên toàn thế giới, được giới phê bình hoan nghênh và rất thành công về mặt thương mại[6]. Bộ truyện cũng nhận được một số lời chỉ trích, bao gồm cả việc quan ngại về vẻ đen tối ngày càng tăng. Đến tháng 6 năm 2011, cả 7 quyển đã bán được hơn 450 triệu bảng, trở thành bộ sách bán chạy nhất trong lịch sử và được dịch sang 67 ngôn ngữ. Phần bảy, và cũng là phần cuối cùng,Harry Potter and the Deathly Hallows (Harry Potter và Bảo bối Tử thần) xuất bản vào ngày 21 tháng 7 năm 2007. Hơn 11 triệu quyển đã được bán trong 24 giờ đầu tiên.
Truyện Harry Potter Full .PDF
Nhờ vào sự thành công của bộ truyện, J. K. Rowling đã trở thành nhà văn giàu nhất trong lịch sử văn học. Những bản in bằng tiếng Anh được phát hành bởi nhà xuất bản Bloomsbury ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Scholastic Press ở Mỹ,Allen & Unwin ở Úc và Raincoast Books ở Canada. Tại Việt Nam, bộ truyện này được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản từ bản dịch của dịch giả Lý Lan.
Dưới đây là nhận xét (Review) về bộ truyện Harry Potter theo sách hay nên đọc:
Nội dung tóm tắt truyện
Bộ truyện Harry Potter là câu chuyện xoay quanh ba người bạn phù thuỷ thân thiết với nhau: Harry Potter, Ron Weasley và Hermione Granger. Họ đã vô tình gặp nhau tại trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts. Câu chuyện xảy ra trong thế giới pháp thuật nhưng được liên kết với thế phi pháp thuật một cách khéo léo, tinh tế.
Kể từ khi ra đời Harry đã là một đứa trẻ nổi tiếng bởi sự đặc biệt của mình. Vết sẹo trên trán minh chứng điều đó – Harry là người duy nhất chúa tể hắc ám Voldemort không đánh bại được. Sau khi lời nguyền Chết chóc Avada Kedavra bị bật lại, chúa tể hắc ám biến mất đột ngột thì không ai biết hắn còn sống hay đã chết. Các tử thần thực tử vẫn luôn đi tìm hắn với ước vọng sẽ khôi phục lại sức mạnh và thống trị thế giới pháp thuật một lần nữa.
Sau khi cha mẹ của Harry là James Potter và Lily bị chúa tể hắc ám giết chết tại thung lũng Godric – nơi Harry được sinh ra, bác Hagrid đã mang cậu đến nhà dì dượng gửi gắm. Đây cũng chính là nơi cậu trải qua 10 năm đau khổ thời thơ ấu: không tình thương, không sự quan tâm và không hiểu vì sao.
Khi lên mười cậu được Hiệu trưởng trường Hogwarts – Albus Dumbledore nhận về trường. Ở đây cậu đã gặp được những người bạn tốt và  bắt đầu cuộc phiêu liêu kỳ thú của mình ở thế giới pháp thuật thần kỳ.
Câu chuyện đấu tranh thiện – ác vẫn chưa đến hồi kết khi chúa tể hắc ám Voldemort một lần nữa làm đảo lộn thế giới pháp thuật. Lần trở về đầy thù hận này, quyết tâm thống trị thế giới của chúa tể hắc ám càng thêm mạnh mẽ. Harry bị lôi vào cuộc chiến như một nhân tố quan trọng quyết định thắng bại. Cậu và những người bạn đã gặp không ít khó khăn trong cuộc chiến sinh tồn nhưng với sự dũng cảm, thông minh và tình thương bao la họ đã cùng nhau tiêu diệt chúa tể hắc ám, đập tan mọi âm mưu đen tối của tử thần thực tử.
Thế giới quan trong Harry Potter
Thế giới mà câu chuyện xảy ra  trong Harry Potter là thế giới pháp thuật huyền ảo và thần kỳ – một thế giới chỉ có trong tưởng tượng. Tuy nhiên tác giả đã lồng ghép vào đó những tình huống, cảnh vật, con người rất đời thường. Đọc tác phẩm ta không thấy xa vời mà rất gần gũi hệt như những câu chuyện xảy ra trong cuộc sống hằng của mỗi chúng ta. Ở đó cũng có yêu thương, hận thù, hiểu lầm và sự tranh giành.
Tác giả đã tái hiện lại cuộc sống đời thường ở một thế giới khác thần kỳ hơn nhưng không hề giảm đi tính chân thực c���a nó. Những  nhân vật với những hoàn cảnh khác nhau, tính cách khác nhau đã cùng chung sống trong một thế giới và tạo ra vô vàn tình huống hỉ, nộ, ái, ố.
Thế giới quan trong tác phẩm cũng chính là thế giới mà tác giả đã nhìn thấy qua kinh nghiệm và sự từng trải của cuộc đời mình. Mọi ngóc ngách đều được khắc họa tỉ mỉ sao cho chân thực nhất và sống động nhất.
Tác giả đã dành tất cả tâm huyết và nỗ lực để mang tới công chúng tác phẩm hoàn hảo nhất. Mỗi một tình huống, nhân vật, chi tiết được tạo ra đều mang một thông điệp cuộc sống. Harry và Voldermort hai con người có cùng một hoàn cảnh xuất thân như nhau nhưng hai ý thức, hai suy nghĩ khác nhau đã tạo nên hai cuộc đời khác nhau. Cuộc sống của mỗi người là do chính họ quyết định. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động. Hoàn cảnh sống chỉ ảnh hưởng chứ không quyết định ta sẽ trở thành người như thế nào trong tương lai.
>> Học đại học là một khoản đầu tư?
Các tuyến nhân vật
Mỗi nhân vật trong Harry Potter đại diện cho một lớp người trong xã hội.
Albus Dumbledore được phác họa như một pháp sư tài đức vẹn toàn. Người được tất cả phù thủy và pháp sư kính trọng, là tấm gương cho các thế hệ sau noi theo. Người luôn thận trọng và phán đoán chính xác trong mọi việc. Nhưng chính ông đã bị sát bởi một người ông luôn tin rằng luôn trung thành với mình: giáo sư Snape. Ông tin rằng mình hiểu hết về tâm tư, suy nghĩ của con người ấy nhưng lòng tin đã dẫn đến sai lầm và trở thành con dao giết chết ông.
Harry Potter là một đứa trẻ mồ côi tội nghiệp. Dù sống thiếu thốn tình thương của cha mẹ nhưng trong tim cậu vẫn có tình thương dành cho mọi người. Cậu được mọi người quý mến bởi sự chân thành và can đảm của mình. Harry đã đánh bại chúa tể hắc ám bởi trong con người cậu luôn có một lửa yêu thương rực cháy. Chính ngọn lửa ấy đã kết nối cậu với tất cả mọi người tạo nên sức mạnh đoàn kết lớn lao không gì ngăn nổi.
Hermione là một cô gái muggle (không biết pháp thuật) nhưng lại được học ở Hogwart vì cô có tố chất của một phù thủy và rất thông minh. Vì tầng lớp xuất thân của mình cô luôn bị các phù thủy thuần chủng khác xem thường, xỉ nhục. Sự phân biệt đối xử diễn ra rất gay gắt đó chính là sự khắc nghiệt của xã hội.
Ron là chàng trai tốt nhưng thiếu tự tin về chính bản thân mình. Cậu nóng nảy, hấp tấp và vội vàng nên làm mọi việc rối lên. Đứng bên cạnh một người bạn nổi tiếng như Harry cậu lại càng thiếu tự tin hơn. Cậu luôn bị đem ra so sánh và giễu cợt. Ron đại diện cho lớp người có tài năng nhưng thiếu tự tin và sự kiên trì nên không phát huy được năng lực của mình. Dù vậy cậu vẫn rất dũng cảm trong những cuộc chiến và luôn chân thành với mọi người.
Draco Malfoy là con trai duy nhất trong gia đình Malfoy và cũng là kẻ đối đầu gay gắt nhất của Harry Potter. Draco được sinh ra trong một gia đình thuần chủng phù thủy nên luôn có định kiến với những phù thủy không thuần chủng như Hemione. Cậu cho rằng việc những phù thủy không thuần chủng như vậy được đặt chân tới Hogwart là một sự xỉ nhục đối với giới phù thủy. Cậu luôn giữ ý chí thù địch và tiêu diệt Harry Potter. Cùng với gia đình mình cậu đã trở thành tay sai của Chúa tể hác ám và có một cái kết bi thảm.
Sirius là một người tâm tính hướng thiện nhưng số phận nghiệt ngã khiến ông bị hàm oan có liên quan đến cái chết của cha mẹ Harry Potter. Ông bị buộc tội và bị giam ở nhà ngục Azkaban – nơi mà giám ngục lấy đi linh hồn của tù nhân bằng một nụ hôn. Tất cả những ai bị giam ở đây đều chết hoặc tàn phế. Bằng ý chí kiên cường và ý thức của bản thân ông đã vượt ngục và giúp đỡ Harry đấu tranh chống lại Chúa tể hắc ám và những bất công của xã hội.
Voldemort – chúa tể hắc ám mồ côi ngay từ khi chào đời. Cuộc sống thiếu tình thương và bị cô lập ở cô nhi viện đã biến hắn trở thành kẻ hiếu chiến và máu lạnh. Vì sở hữu tố chất thông minh và tài năng xuất chúng cùng lòng thù cuộc đời, chúa tể hắc ám đã quyết tâm trả thù cuộc đời. Hắn gây đau khổ cho những người đã bỏ rơi mình và những người hạnh phúc hơn mình. Những suy nghĩ bi quan đã biến hắn thành kẻ thủ ác và bị tiêu diệt.
>> Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả
Giá trị nghệ thuật của tác phẩm
Bút pháp miêu tả, so sánh, nhân hoá,… được kết hợp một cách nhuần nhuyễn để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa thế giới phù thuỷ và thế giới phi pháp thuật. Đặc biệt hơn hết, các yếu tố kỳ ảo, thần kỳ và hư cấu. Mặc dù được hư cấu nhưng không vì thế mà xa rời thực tiễn. Ngược lại, nó cho ta thấy tài năng và trí tưởng tượng vượt xa thời đại của J.K.Rowling. Mỗi chi tiết trong truyện đều gắn kết hài hoà và tạo nên một chỉnh thể thống nhất từ đầu đến cuối cho tác phẩm.
Nghệ thuật tường thuật đặc biệt lôi cuốn được thể hiện rõ nét trong những phân đoạn xung đột, mâu thuẫn giữa các nhân vật. Kết cấu câu truyện dài gồm nhiều nhân vật, tình huống diễn ra theo trình tự hợp lý và cuốn hút. Harry Potter không chỉ là tác phẩm dành cho trẻ em mà dành cho tất cả chúng ta.
>> TOP 5 kỹ năng mềm cho sinh viên
Tải truyện Harry Potter full .PDF
Huân có sưu tập và xin gửi tặng những bạn nào muốn đọc và khám phá bộ truyện này bằng ngôn ngữ gốc (tiếng Anh). Để tải về, hãy nhấn vào biểu tượng phía dưới nhé.
                   Tải Ngay
Chúc bạn có những phút giây vui vẻ, lý thú và chìm mình trong thế giới của “Harry Potter”.
Thân.!
Bài viết Link tải Harry Potter bản tiếng Anh full .PDF được trích dẫn từ bài gốc tại Blog Trần Đức Huân - giá trị đáng sẻ chia.
Related posts:
Link Download Effortless English – Bộ tài liệu tự học tiếng Anh quá tuyệt vời
5 cuốn sách kinh điển khiến Bill Gates mất ngủ
Có một Cộng đồng học tiếng Anh tuyệt vời như thế !
source https://tranduchuan.com/link-tai-harry-potter-ban-tieng-anh-full-pdf/
0 notes
tranduchuan · 4 years
Text
5 cuốn sách kinh điển khiến Bill Gates mất ngủ
5 cuốn sách khiến Bill Gates mất ngủ
Theo tỷ phú Bill Gates, thao thức vì một cuốn sách hay tốt hơn rất nhiều việc mất ngủ vì căng thẳng hay lo lắng. Tất cả chúng ta đều biết, những người thành công nhất trên thế giới từ Jeff Bezos tới Tim Cook đều ưu tiên cho giấc ngủ. Nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates cũng cố gắng sắp xếp để ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm. Điều đó giúp ông luôn duy trì sự minh mẫn, sáng tạo.
Thói quen ngủ của Bill Gates cũng liên quan đến việc ông luôn đọc sách 1 giờ trước khi đi ngủ. Giống như bất kỳ ai yêu sách, ông khó có thể ngủ ngon nếu đang có trong tay một cuốn sách hay. Vị tỷ phú từng chia sẻ rằng: “Những cuốn sách mang đến cho tôi sự hiểu biết sâu sắc hơn về con người và thế giới này”.
5 cuốn sách khiến Bill Gates mất ngủ
Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm đề xuất các cuốn sách hay, Gates sẽ là người bạn muốn theo dõi. Thực tế, vị tỷ phú này thường xuyên chia sẻ các đầu sách yêu thích của ông mỗi năm trên blog cá nhân. Trong một lần chia sẻ trên Twitter, tỷ phú giàu thứ 2 thế giới từng chia 5 cuốn sách hấp dẫn từng khiến ông mất ngủ. Hãy cùng Huân tìm hiểu 5 cuốn sách mà Bill Gates khuyên đọc nhé.
1. The Vital Question – Câu hỏi sống còn _by_ Nick Lane
The Vital Question – Câu hỏi sống còn – by – Nick Lane
​​Cuốn sách “The Vital Question” khám phá mối quan hệ giữa năng lượng và gen di truyền. Mặc dù nội dung cuốn sách bao trùm một phạm vi rộng, nhưng điều cơ bản nó nhắc đến cũng tình cơ là điều bí ẩn nhất khoa học đang tìm kiếm: Cuộc sống trên Trái đất bắt đầu như thế nào?
Lane, một nhà khoa học hóa sinh đã thực hiện một công việc tuyệt vời là khám phá và giải thích được sự phức tạp của sinh học. “Cuốn sách rất hấp dẫn. Lane dường như là điều đầu tiên nhìn ra những điều bí ẩn kỳ lạ về ty thể và có đủ loại ý tưởng về các câu hỏi hóc búa đang được nghiên cứu”, Bill Gates nói.
Trái đất với cuộc sống gồm các đại dương, rừng xanh, bầu trời và thành phố. Nhưng, một lỗ đen tồn tại ở trung tâm. Chúng ta không biết tại sao cuộc sống lại phức tạp như vậy. Cuốn sách “The Vital Question” đã phản ánh lịch sử tiến hóa, đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi quan trọng về cuộc sống này: Tại sao con người lại trở thành như ngày nay? Tại sao chúng ta lại ở đây?
>> Cách chữa “mất gốc” tiếng Anh.
2. Sapiens – Lược sử loài người _by_ Noah Harari
Sapiens – Lược s�� loài người by Noah Harari
Gates không phải người duy nhất yêu thích cuốn sách này. Cuốn sách đã nhận được đánh giá 4,5/5 sao trên Google Play Books. Yuval Noah Harari – một nhà sử học và triết gia đã phân tích, chắt lọc chẳng đường 70.000 năm lịch sử nhân loại thành những câu chuyện, giải thích vì sao loại Homo sapiens (loài người) lại có thể tiến hóa thành công từ chỗ là động vật bình thường lên đỉnh của chuỗi thức ăn, thống trị thế giới ngày nay.
Bill Gates thừa nhận, cuốn sách đem đến cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa sự tồn tại của loài người. “Tôi tự đặt ra một câu hỏi cốt lõi là: Với tư cách một giống loài, chúng ta là ai? Và chúng ta đang đi đâu? Sau khi bạn đọc xong cuốn sách này, tôi tin rằng giống như tôi, bạn cũng sẽ muốn ngồi lại với một người bạn Homo sapiens của mình để cùng tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó”, vị tỷ phú từng chia sẻ trên blog cá nhân.
>> Cách làm giàu cho sinh viên.
3. How Not to be Wrong – Cách không để sai _by_ Jordan Ellenberg
How Not to be Wrong – Cách không để sai by Jordan Ellenberg
Cuốn sách “How to Not Be Wrong: The Power of Mathematical Thinking” là hàng loạt các câu chuyện về việc có bao nhiều hệ thống phi toán học đang làm nên tảng cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta thực sự liên quan mật thiết tới toán học. Và mọi người không thể phát triển đúng đắn nếu họ không bắt đầu với những câu hỏi đúng đắn. Vị tỷ phú cho rằng, cuốn sách này có rất nhiều công cụ hữu ích cho những người thích toán học. “Ellenberg sẽ cập nhật cho bạn về thế giới của toán học, những tiến bộ đã được ứng dụng”, Gates viết. Ông cũng ngợi khen khả năng viết về một chủ đề phức tạp theo cách hài hước, mượt mà và dễ tiếp cận của Ellenberg.
>> Kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên.
4. The Power to Compete – Sức mạnh của cạnh tranh _by_ Ryoichi  Mikitani và  Hiroshi Mikitani
The Power to Compete – Sức mạnh của cạnh tranh by Ryoichi  Mikitani và  Hiroshi Mikitani
Cuốn sách “The Power to Compete” tập trung vào sự thịnh vượng của kinh tế Nhật Bản từ quan điểm của một nhà kinh tế học và một doanh nhân. Hai đồng tác giả là cha con, đã đánh giá các vấn đề cốt lõi của đất nước Nhật Bản bao gồm kinh tế, hệ thống giáo dục, cơ sở hạ tầng công công và khám phá ra các giải pháp khác nhau có thể dẫn đến sự hồi sinh.
Đánh giá về cuốn sách này, Bill Gates cho rằng: “Đối với tôi, Nhật Bản thật hấp dẫn. Trong các thập niên 1980 và 1990, người Nhật đã phát minh ra các kỹ thuật và tạo ra các công cụ tuyệt vời nhưng sau đó lại bị lu mờ bởi đối thủ cạnh tranh tại Hàn Quốc và Trung Quốc? Tại sao các công ty này không thể sáng tạo nữa? Liệu sự hoàng kim của họ có thể quay trở lại?”
>> TOP 5 cuốn sách sinh viên nên đọc
5. Seveneves _ by _ Neal Stephenson
Seveneves by Neal Stephenson
Cuốn sách mở đầu bằng một sự kiện thảm khốc: Mặt trăng vừa nổ tung và điều gì sẽ diễn ra tiếp theo? Trong cuộc đua với thời gian, những nhà lãnh đạo toàn cầu hợp tác để cứu nhân loại bằng cách đứa những con tàu vũ trụ vào không gian.
“Sevenves mang tới cảm hứng cho tôi thắp lại thói quen suy nghĩ về những câu chuyện khoa học viễn tưởng thú vị”, Bill Gates viết. Đây là một cuốn sách quý giá, một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng khó đọc nhất trong danh sách đọc của tỷ phú Bill Gates.
“Tôi không lựa chọn giữa sách khoa học hay toán học. Chúng đơn giản là những cuốn sách tôi yêu thích và khiến tôi có một cách suy nghĩ mới. Dù sao đi nữa, thao thức vì một cuốn sách hay cũng tốt hơn là mất ngủ vì căng thẳng hay lo lắng”, tỷ phú Bill Gates nhấn mạnh.
>> Đừng là những bóng ma giảng đường 
Kết luận
Trên đây là những cuốn sách làm Bill Gates thổn thức, quý độc giả có thể mua bản gốc hoặc bản dịch sách tại các hiệu sách tại Việt Nam và trên thế giới. Nhân đây, Huân xin gửi tặng quý độc giả yêu sách Tiếng Anh bản ebook (.pdf và .epub) của những cuốn sách nói trên. Hãy nhấn vào biểu tượng dưới để tải về, nếu thấy có ích hãy chia sẻ, và tiếp tục ủng hộ Huân nhé.
                 Tải Sách
Khi đọc xong, hãy chia sẻ cho Huân và quý độc giả cùng nghe ý kiến và cảm nhận của bạn.
Giữ liên lạc! Keep in touch!
Peace!
Much love, Huân Đẹp Zai.
Bài viết 5 cuốn sách kinh điển khiến Bill Gates mất ngủ được trích dẫn từ bài gốc tại Blog Trần Đức Huân - giá trị đáng sẻ chia.
Related posts:
Đắc Nhân Tâm – Sách kinh điển về kỹ năng con người
No Excuses ! (tạm dịch: Ngừng đổ lỗi) – Cuốn sách thay đổi cuộc đời
TOP 5 những cuốn sách sinh viên nên đọc
source https://tranduchuan.com/5-cuon-sach-kinh-dien-khien-bill-gates-mat-ngu/
0 notes
tranduchuan · 4 years
Text
Link Download Effortless English – Bộ tài liệu tự học tiếng Anh quá tuyệt vời
Effortless English – Bộ tài liệu tự học tiếng Anh quá tuyệt vời
Nếu bạn đang tìm tòi tài liệu tự học tiếng Anh, chúc mừng bạn, đây là tài liệu bạn sẽ không bao giờ hối tiếc nếu tải về và kiên trì luyện tập. Tài liệu tôi đang nói tới chính là “Effortless English” dịch sang tiếng Việt có nghĩa “Tiếng Anh nhẹ nhàng”. Trước khi gửi link để bạn tải nó, tôi sẽ nói cho bạn nghe nó tuyệt diệu ở chỗ nào, và bạn nên học sao cho hiệu quả nhé.
Effortless English và tác giả A. J. Hoge
1. Phương pháp Effortless English
Phương pháp này mô phỏng cách trẻ em học ngôn ngữ, tức là phải học theo cách tự nhiên nhất: “bắt chước”, “nói theo”, rồi “trả lời câu hỏi”. Trẻ em không “học từ vựng”, không “học ngữ pháp”, cũng chẳng bao giờ ngồi nghiêm chỉnh khi “học”. Thế nhưng kết quả thế nào? Trẻ em làm chủ ngôn ngữ rất nhanh, tự nhiên và giỏi. Thế là chúng ta nên “bắt chước” trẻ em trong việc học ngôn ngữ. 
Effortless English được ra đời như thế, cha đẻ của phương pháp này là A. J. Hoge, một giảng viên tiếng Anh từ Mỹ. Nếu nói về A. J. Hoge, tôi muốn nói rằng “tôi cảm ơn ông rất nhiều”. Sau khi học TẤT CẢ các bài học trong tài liệu tôi chuẩn bị chia sẻ, khả năng tiếng Anh của tôi tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là “suy nghĩ, tư duy, và động lực” học tiếng Anh. Phát âm tôi tiến bộ nhiều, từ vựng phát triển tự nhiên, và phản xạ tiếng Anh tốt. Và đây chính là lý do tôi sẽ chia sẻ bộ tài liệu tuyệt vời này tới bạn. Đặc biệt, phương pháp Effortless English được khá nhiều trung tâm tiếng Anh lớn tại Việt Nam sử dụng trong giảng dạy.
A. J. Hoge
Nhưng hãy nhớ, bạn phải chắc chắn học nhé. Và theo kinh nghiệm bản thân, để “cày” hết bộ tài liệu này sẽ tiêu tốn của bạn “1 năm” đó, liệu bạn có đủ kiên trì? Tôi hy vọng bạn làm được, giống tôi đã từng.
>> Bí kíp “chữa mất gốc” tiếng Anh đã được bật mí
2. Cách học Effortless English thế nào?
Mỗi bài học sẽ bao gồm:
1 file đoạn văn chính (text .pdf)
1 file audio giải thích nghĩa từ vựng (vocabulary lesson .mp3)
1 file câu chuyện nhỏ (mini-story .mp3)
1 file audio đoạn văn chính (audio article .mp3)
1 file Point-of-view (góc nhìn, .mp3, nếu có)
1 file bình luận (commentary, .mp3, nếu có)
Trình tự học như sau (cho mỗi bài học – set học):
Bước 1: Đọc Text – Với mỗi bài học, bạn sẽ có 1 file .pdf chứa đoạn văn chính (text) là nội dung chính của bài. Hãy đọc đoạn văn, gạch chân từ mới, và cố gắng đoán nghĩa của từ mới đó.
Bước 2: Tra từ – Bạn cần chắc chắn đọc, và hiểu nội dung của bài. Vì vậy, nếu có từ vựng nào khó, hãy dùng từ điển tra nghĩa để chắc chắn hiểu tất cả nội dung, ý nghĩa của bài.
Bước 3: Nghe file từ vựng (vocabulary), vài lần. Hãy cố gắng hiểu hết nghĩa từ vựng, được nói bằng tiếng Anh, bởi tác giả.
Bước 4: Nghe file câu chuyện nhỏ (mini story), khoảng 5-7 lần. Hãy cố nghe sự biến đổi nội dung câu chuyện, dựa trên một số từ mới được sử dụng lại từ đoạn văn chính (text)
Bước 5: Nghe Point-of-View (nếu có) 5-7 lần để hiểu về cách biến đổi ngữ pháp và cấu trúc câu. Đây là cách học tuyệt vời để ngữ pháp đi vào não bộ một cách tự nhiên, như trẻ em.
Bước 6: Nghe đoạn văn chính (article audio). Nghe càng nhiều càng tốt, 100 lần cũng được. Việc nghe kỹ này giúp não bộ nhận diện từ vựng một cách tự động, không cần suy nghĩ, không cần “lục lọi” trong trí nhớ
Bước 7: Nghe file bình luận (commentary) nếu có 5-7 lần.
Với mỗi bài học: trung bình sẽ mất 1 tuần, nếu học kỹ thì sẽ mất 2 tuần. Ai học nhanh, chịu khó sẽ hoàn thành trong khoảng 1 năm. Nhưng lời khuyên của Huân là hãy ưu tiên “học kỹ”, đừng lấy thành tích “nhiều”. Kết quả chỉ đến “nếu kỹ và sâu”.
Để học hiệu quả tôi khuyên bạn một số điểm như sau:
Bạn mở bài học bằng máy mp3 hoặc máy điện thoại có hỗ trợ chức năng nghe mp3, gặp từ nào nghe không hiểu thì bạn mở text file ra xem. Những bài đầu rất dễ, bạn sẽ không cần phải mở text file xem nhiều, từ từ sẽ bài học khó dần lên thì khả năng nghe của bạn cũng tăng và ít phải mở text file hơn.
Bạn nên in các file text trong máy tính ra giấy để việc học được thuận lợi, khi từ nào nghe không hiểu thì mở sách xem được ngay, nhiều bạn đã học tài liệu này không thành công vì ngại mở ebook trên máy tính, sau một vài lần như vậy thì đã trở nên ngại học và dừng lại không học nữa.
Một ngày bạn nghe khoảng 1h – 3h và chia làm 3 lần(thời lượng không hạn chế, nghe càng nhiều càng tốt), mỗi lần 30 phút vào những lúc rảnh như sáng, trưa và trước lúc đi ngủ tối , bạn có thể học vào những giờ bạn rảnh rỗi vì phuơng pháp học chính là nghe mà không cần sách.
Tôi khuyến cáo bạn không được học nhanh, ít nhất 1 tuần một bài , có thể lên 1 tháng 1 bài học cũng tốt. Tôi đã kiểm chứng lại qua thực tế, một số bạn học tốc độ quá nhanh đã cho một kết quả không khả quan, trong khi những học viên khác học 1 tuần 1 bài thì chỉ 6 tháng đã có khả năng giao tiếp tốt và rất tự nhiên.
>> [Quà tặng] Ebook 5 bước để nói một ngoại ngữ – Phạm Quang Hưng
3. Bộ tài liệu Effortless English gồm những gì?
Để mà nói, bộ Effortless English chính thức có 6 DVD, mỗi DVD bao gồm khoảng 15-20 lesson (set), nên bạn có thể tha hồ cày xới, đào bới nhá. Các bộ nên học lần lượt từ 1 tới 6. Cụ thể:
DVD 1: Original Effortless English Lessons
DVD 2: Learn Real English
DVD 3: Flow English Lessons
DVD 4: Business English Lessons
DVD 5: Power English Now
DVD 6: VIP Global Leadership Program
4. Link Download Effortless English
Không nói nhiều nữa, hãy tải ngay tài liệu này về để luyện nhé! (à, mà DVD 6 tôi sẽ gửi sau vì file này là Video nên khá nặng, nhắn tin cho tôi nếu bạn đã học hết 5 bộ trước nhá)
Download tài liệu
Khi luyện tập hãy chia sẻ cho tôi và các bạn khác cùng nghe cảm nghĩ, đánh giá và kết quả bạn được nhé. Đừng quên chia sẻ tới bạn bè, người thân của bạn nữa.
Thân, thầy Huân.
>> Bí kíp “chữa mất gốc” tiếng Anh đã được bật mí
Bài viết Link Download Effortless English – Bộ tài liệu tự học tiếng Anh quá tuyệt vời được trích dẫn từ bài gốc tại Blog Trần Đức Huân - giá trị đáng sẻ chia.
Related posts:
Có một Cộng đồng học tiếng Anh tuyệt vời như thế !
Những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống (Phần 1)
Những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống (Phần 2)
source https://tranduchuan.com/link-download-effortless-english-bo-tai-lieu-tu-hoc-tieng-anh-qua-tuyet-voi/
0 notes
tranduchuan · 4 years
Text
Những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống (Phần 3)
Bài viết được tài trợ bởi Cộng đồng tiếng Anh miễn phí CEC
Đây là phần 3 của series bài viết về Những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống. Ở phần 2, chúng ta đã tìm hiểu các cách nói thông dụng về những chủ đề: Cách nói thích; Nói không thích; Nói muốn điều gì đó; Bày tỏ sự ngạc nhiên; Bày tỏ quan điểm; Nói điều gì đó tốt, hay; và Cách nói không biết điều gì. Trong phần 3 này, chúng ta sẽ tiếp tục với 07 chủ đề nữa, những chủ đề này trong phần này sẽ khó hơn ở hai phần trước đôi chút. Cùng bắt đầu nhé.
Học những mẫu câu tiếng Anh thường gặp (ảnh: internet)
Chủ đề 15: Saying “Things Are Easy” – Nói điều gì là dễ dàng
Khi gặp một sự việc, một vấn đề có thể giải quyết dễ dàng, chúng ta dùng nhiều cách để diễn đạt. Tương tự vậy, người bản xứ sử dụng khá nhiều cách để nói “nó thật dễ dàng”, hãy cùng tìm hiểu, luyện tập và sử dụng nhé.
>> Các khóa Tự học tiếng Anh chất lượng.
Chủ đề 16: Saying “Things Are Difficult” – Nói điều gì là khó khăn
Đối lập với dễ dàng là khó khăn. Trong những hoàn cảnh như thế, người bản xứ dùng nhiều cách để thể hiện, và có những cách nói rất “trừu tượng”. Hãy khám phá và sử dụng chúng ngay nhé.
Chủ đề 17: Saying “Something Is Correct” – Nói điều gì là Chính xác / Đúng
Để nói rằng “điều này đúng lắm”, ngôn ngữ trong tiếng Anh được sử dụng vô cùng linh hoạt. Có nhiều cách đơn giản, có nhiều cách lịch sự, có nhiều cách “văn vẻ” vô cùng. Cùng tìm hiểu và làm chủ chúng.
Chủ đề 18: Saying “Something Is Incorrect” – Nói điều gì là Không chính xác / Sai
Đối lập với Đúng là Sai hoặc Không chính xác. Trong những trường hợp thể hiện ý kiến “trái chiều” như thế này, chúng ta cần sử dụng từ ngữ sao cho lịch sự và thể hiện sự tôn trọng với người nghe. Dưới đây là một số cách có thể sử dụng để diễn tả sự “không chính xác”.
>> TOP 5 Kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên.
Chủ đề 19: Saying “Well Done” – Nói “Làm tốt lắm”
Khen ngợi là một việc chúng ta nên làm thường xuyên. Tuy nhiên, cách khen ngợi là một nghệ thuật và chưa bao giờ dễ dàng. Khi ai đó hoàn thành tốt hoặc xuất sắc một việc, chúng ta cũng cần “khen” sao cho tế nhị và có trọng tâm. Dưới đây là một số cách để “khen” ai đó đã làm tốt/rất tốt việc gì. Tìm hiểu và làm chủ ngay nhé.
Chủ đề 20: Saying “Boring” – Nói điều gì đó là nhàm chán
Sự buồn chán là điều gần như không ai mong muốn. Nếu gặp tình trạng này chúng ta nên biết cách bày tỏ với người đối diện hoặc bạn bè để mở ra những gợi ý mới, hoặc thay đổi hoàn cảnh/môi trường mới. Trong trường hợp này, người bản xứ sử dụng rất nhiều cách để thể hiện. Lưu ý là tùy hoàn cảnh, chúng ta cần sử dụng sao cho lịch sự, tránh làm “phật lòng” người khác.
Chủ đề 21: Asking for Help – Nhờ giúp đỡ
“Không biết thì hỏi” là câu nói được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, cách hỏi sao cho lễ phép, lịch sự là điều không phải ai cũng biết, đặc biệt khi hỏi nhờ giúp đỡ. Để hỏi nhờ giúp đỡ, chúng ta cần sử dụng giọng điệu chân thành, cầu thị và sử dụng từ ngữ phù hợp. Dưới đây là một số cách hỏi nhờ giúp đỡ người bản xứ sử dụng hàng ngày. Hãy tìm hiểu và sử dụng chúng ngay nhé.
>> Các khóa Tự học tiếng Anh chất lượng.
Tạm kết phần 3
Trên đây là phần 3 của series những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống. Với việc làm chủ những câu nói này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng ngay lập tức vào những tình huống hội thoại hàng ngày, qua đó giúp cho việc nói tiếng Anh hay hơn, dễ dàng hơn.
Hãy luyện tập và làm chủ chúng ngay nhé. Nếu thấy có ích, hãy chia sẻ tới bạn bè, người thân, những người đang cần!
Love, thầy Huân.
Cùng chờ đón Phần 4 nhé !
Xem lại Phần 1 và Phần 2.
Bài viết được tài trợ bởi Cộng đồng tiếng Anh miễn phí CEC
Bài viết Những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống (Phần 3) được trích dẫn từ bài gốc tại Blog Trần Đức Huân - giá trị đáng sẻ chia.
Related posts:
Những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống (Phần 1)
Những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống (Phần 2)
Bí kíp chữa “mất gốc” tiếng Anh đã được bật mí
source https://tranduchuan.com/nhung-mau-cau-tieng-anh-thuong-gap-trong-cuoc-song-phan-3/
0 notes
tranduchuan · 4 years
Text
Bí kíp chữa “mất gốc” tiếng Anh đã được bật mí
Bài viết được tài trợ bởi Cộng đồng tiếng Anh miễn phí CEC
Chỉ cần vào google và gõ “chữa mất gốc tiếng Anh”, bạn sẽ nhận được vô vàn kết quả trả về. Mỗi kết quả là giới thiệu về các cách học, tại những trung tâm, tổ chức lớn nhỏ khác nhau. Nhìn chung, mỗi cách học, mỗi phương pháp học đều có những ưu nhược điểm khác nhau, có phương pháp phù hợp với người này, nhưng cũng phương pháp đó lại không phù hợp với người khác. Tại sao ư? Bởi vì “mỗi chúng ta là những cá thể rất khác biệt”, cách chúng ta “học” và “tiếp thu” kiến thức thực sự không giống nhau. Và cách chữa mất gốc tiếng Anh Huân chuẩn bị giới thiệu với bạn dưới đây, có khi chưa chắc đã “hợp” với bạn. Tuy nhiên, Huân đảm bảo rằng, mọi phương pháp đều yêu cầu “bạn phải chăm chỉ luyện tập”, khà khà.. Cùng bắt đầu nhé.
Chữa mất gốc tiếng Anh sao cho hiệu quả ? (ảnh: internet)
Bước 1: Xác định nguyên nhân vì sao “mất gốc”?
Khi dạy tiếng Anh cho các học sinh của mình, Huân thường bắt đầu với câu hỏi: Tại sao khả năng tiếng Anh của em chưa tốt? Bạn trả lời thế nào nếu câu hỏi này dành cho bạn? Một trong những lý do phổ biến Huân từng nghe thấy là:
Do em lười
Do em không có khả năng
Do em chưa có động lực
Nhiều lắm….
Các lý do nêu trên là những lý do trực tiếp, và phần lớn người học chưa tốt tiếng Anh đều “nhận lỗi” về mình. Bạn có thấy thế? Hì, chắc có nhỉ ?
Nếu thế mời bạn trả lời mấy câu hỏi sau để tiếp tục khám phá nhé:
Môi trường học tiếng Anh trước đây của bạn có thực sự tuyệt vời?
Giáo viên tiếng Anh trước đây của bạn có nhiệt tình, tạo động lực mãnh liệt để bạn học tiếng Anh?
Phương pháp học tiếng Anh trước kia có là phương pháp tiên tiến, hiện đại?
Bạn có học thực sự kỹ, học sâu, và nhớ từ vựng thật lâu?
Nếu môi trường học không tốt, phương pháp học không ổn, học không kỹ, bạn có nghĩ mình sẽ „YÊU THÍCH“ tiếng Anh?
Hãy tự trả lời những câu hỏi phía trên bạn nhé. Trước khi đọc tiếp!
Nếu kết quả của 3 trên tổng số 5 câu trả lời là “Không”, thì nguyên nhân chính của việc học tiếng Anh chưa tốt không hẳn là bạn. Bạn chỉ là “nạn nhân” của việc “chưa tìm ra cách học, động lực học” đúng đắn. Điều đó có nghĩa rằng: Bạn hoàn toàn có thể cải thiện! Bạn có tin rằng: với phương pháp tốt, động lực đủ lớn, và sự kiên trì, bạn sẽ làm được? Thấy chưa? Bạn đủ khả năng mà!
Tại sao học tiếng Anh mãi mà không giỏi?
Trước khi bắt đầu, Huân muốn bạn lấy ra một tờ giấy A4, viết ra thật sạch đẹp các câu trả lời cho những câu hỏi sau:
Tôi muốn học tiếng Anh vì?:. .. (hãy tìm ra những lý do thực sự lớn, thực sự ý nghĩa để thấy rằng Học tiếng Anh là một “nghĩa vụ” – là ranh giới giữa “thành công” và “thất bại”. Lý do này sẽ là động lực bên bạn mỗi lúc khó khăn, những khi muốn từ bỏ)
Tôi sẽ kiên trì không? … (học một ngoại ngữ chưa bao giờ là dễ dàng, mặc dù không khó. Nó không khó vì đã có cách học (thậm chí nhiều cách), đã có nhiều người thành công và trở thành người nói tiếng Anh rất giỏi. Tuy nhiên, nó không dễ vì đòi hỏi thời gian và sự kiên trì, không nhiều người đủ kiên trì)
Và viết ra: YES I CAN ! sau đó ghi họ tên, địa điểm, ngày tháng, và kí tên nhé!
— XONG, như vậy là XONG bước 1. Chúc mừng bạn đã tiến 1 bước khá dài trong việc “chữa mất gốc” và tiến tới “chinh phục” người tình mang tên tiếng Anh.
Bước 2: Làm chủ bộ ngữ âm IPAs là nền tảng
Trong tiếng Việt, chữ viết và âm nói gần như tương đồng. Nói cách khác: chữ viết và âm nói gần giống nhau, hay viết thế nào – đọc thế vậy. Ví dụ như chữ viết “đẹp” – được đánh vần và đọc là “đờ-ép-đép-nặng-đẹp”, và như vậy ta được âm nói “đẹp”.
Không giống như tiếng Việt, trong tiếng Anh, chữ viết và âm nói (hay ngữ âm) không giống nhau, nói theo cách dân dã là “viết một đằng, đọc một nẻo”. Tiếng Anh có 26 chữ cái (dùng để viết, đọc), tuy nhiên khi nghe nói, người bản xứ dùng tới 42 âm (tiếng Anh Mỹ) hoặc 44 âm (tiếng Anh – Anh). Nếu không làm chủ được các âm hay bộ ngữ âm, bạn nghĩ mình có thể nói, phát âm chính xác? Nếu không “nói chính xác”, bạn nghĩ bạn sẽ tự tin nghe, tự tin nói, tự tin thể hiện? Nếu không tự tin, bạn nghĩ mình có thể tiến bộ nhanh? Hãy tự trả lời!
Thực tế cho thấy, trong các chương trình dạy học tiếng Anh bậc phổ thông, việc giảng dạy ngữ âm (IPAs – International Phonetic Alphabets) không được chú trọng, mà chủ yếu tập trung vào chữ viết và cách dựng câu. Chính vì nguyên nhân đó, phần lớn người Việt không biết cách nói tiếng Anh sao cho chuẩn âm, và thường nói tiếng Anh theo kiểu Việt hóa.  Để chinh phục tiếng Anh chuẩn, việc  làm quen và tiến tới hoàn toàn làm chủ bộ “ngữ âm” – “Phonetics” là hết sức cần thiết. Và như vậy, bạn cần nhớ rõ hai khái niệm sau để mình hiểu rõ hơn: Bảng chữ cái (Alphabet) là dùng để đọc viết (ta được chữ viết); Bộ ngữ âm (Phonetics) là dùng để nói, để nghe (ta được âm thanh).
Phonetics – Bộ 42 âm trong tiếng Anh Bắc Mỹ
​​​Để tự học các IPAs (âm), bạn chỉ cần google, có rất nhiều tài liệu, video hướng dẫn sẵn sàng chờ đợi.
Và Huân sẽ có tài liệu hướng dẫn học IPAs sớm cho bạn tham khảo nhé. Nhưng hãy nhớ thường xuyên theo dõi và chia sẻ blog để tiếp thêm động lực cho Huân viết bài chia sẻ, nhá.
Bước 3: Vận dụng IPAs vào các bài nói có nội dung sâu sắc
Khi làm chủ được IPAs, chắc chắn bạn sẽ phát âm các từ chính xác, và đây là bước cơ bản để nói các câu chính xác. Tuy nhiên, nếu chỉ học từ, bạn không thể nhớ lâu từ được, vì các từ riêng lẻ mang theo rất nhiều nghĩa. Do đó, cần học từ “theo cụm câu” hoặc “cả câu hoàn chỉnh”, và đặc biệt: các câu phải là các bài học ý nghĩa, mang nội dung cuộc sống, nội dung có ý nghĩa với bạn. Ngôn ngữ chỉ là công cụ, phải vừa học ngôn ngữ, vừa sử dụng ngôn ngữ để học các thứ hay ho. Ngôn ngữ mà không ứng dụng, học làm gì!
Luyện tập nói với những bài học ý nghĩa, có giá trị
Để làm được việc này, nếu bạn có thể tự học, hãy lên Youtube, tìm và nghe các bài nói về cuộc sống, đặc biệt các bài nói “motivational speech” hoặc “inspirational speech”. Chỉ cần tìm một bài hay, một bài bạn thích (khoảng 3-4 phút), luyện tập nghe hàng trăm lần, cố gắng hiểu, tự viết lại bài nói, bật chế độ “cc” (có phụ đề) để so sánh, nghe lại, luyện nói theo, tập đi tập lại. Sau khoảng 1 tháng, đảm bảo bạn sẽ gần như làm chủ tất cả các từ đã được sử dụng trong bài. Nếu thấy OK với bài này, tiếp tục với các bài khác. Hãy nhớ một điều: phải luyện tập thật kỹ, hiểu thật kỹ, và nhớ thật kỹ. Lần sau gặp lại từ đó, bạn có thể quên không? Cứ thế, bạn sẽ trau dồi từ mới và học lại từ cũ một cách kỹ càng, và chả mấy chốc từ mới không còn là nỗi lo.!
>>> Xem thêm: Những câu nói tiếng Anh thường gặp (p1)
Bước 4: Cần có sự “lì lợm”, không sợ sai, chẳng thèm ngại
Hãy luyện tập, nói theo bài nói đó, quay video luyện tập, post lên facebook cá nhân, show cho bạn bè thấy, người thân xem, họ sẽ vào ném gạch đá, chê bai, chửi bới, chọc ghẹo, trêu đùa… đủ kiểu. Nếu sẵn sàng đón nhận những tiêu cực này, bạn nghĩ bạn sẽ còn sợ tiếng Anh nữa? Hãy nghe Huân nói này: nỗi sợ lớn nhất do chính bạn tạo ra! Nếu “cứ sợ”, cả đời bạn “không khá” được. Đồng ý chứ?
Bước 5: Kiên trì là mấu chốt của thành công
Nếu làm được 4 bước ở trên, bạn nghĩ nếu làm được trong vòng 3 tháng liên tục, và tự nhiên dừng lại, không luyện tập, không kiên trì theo đuổi, kỹ năng tiếng Anh của bạn sẽ tiếp tục cải thiện? Oh, No! Nó không cải thiện, chẳng dừng lại, mà sẽ giảm đi theo thời gian! Luật chơi là thế, bạn không cải thiện, tức là đang thụt lùi!
MUỐN GIỎI: BẠN PHẢI HỌC, KHÔNG SỢ SAI VÀ MÃI KIÊN TRÌ !
Tạm kết
Trên đây là chia sẻ những điều Huân đúc kết được qua trải nghiệm học tiếng Anh của bản thân và dạy tiếng Anh cho nhiều người. Hy vọng, những điều vừa chia sẻ có thể giúp bạn đôi điều. Nếu thấy hay và phù hợp với mình thì hãy áp dụng ngay nhé. Nếu có thể, hãy chia sẻ cho những người “giống bạn”, họ sẽ cảm ơn vì bạn mang tới “sự giác ngộ” cho họ.
Sau cùng, chúc các bạn, quý độc giả sớm trở thành ông chủ, của thằng đầy tớ mang tên tiếng Anh! hì
Much Love, thầy Huân Đẹp Zai.
>>> Xem thêm: Những câu nói tiếng Anh thường gặp (p2)
Bài viết được tài trợ bởi Cộng đồng tiếng Anh miễn phí CEC
Bài viết Bí kíp chữa “mất gốc” tiếng Anh đã được bật mí được trích dẫn từ bài gốc tại Blog Trần Đức Huân - giá trị đáng sẻ chia.
Related posts:
Những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống (Phần 1)
Những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống (Phần 2)
Đi Nhật Bản làm việc – Được gì? Mất gì?
source https://tranduchuan.com/bi-kip-chua-mat-goc-tieng-anh-da-duoc-bat-mi/
0 notes
tranduchuan · 4 years
Text
Học Đại học có phải một khoản đầu tư hiệu quả?
Không nhớ rõ cách đây mấy năm, Huân có đọc một tin tức về việc một giảng viên đại học bị “ném đá hội đồng” do một bài đăng trên Facebook. Bài đăng nói về việc “hãy xem xét khía cạnh đầu tư khi học đại học”, đại loại thế. Không nhớ rõ ai là tác giả của bài đăng đó, Huân chỉ nhớ là một thầy bên Đại học Kinh tế thì phải. Ngày đó Huân chưa tiếp xúc nhiều với những con số kinh tế, cũng không có nhiều kinh nghiệm “tiền nong”, giờ thì đỡ “ngu” hơn trước chút ít, cũng ngộ ra vài điều muốn trao đổi với các em sinh viên, thậm chí các học sinh lứa tuổi phổ thông chuẩn bị học đại học, và cả phụ huynh các em nữa. Bắt đầu nhé!
Học đại học là một hoạt động đầu tư? (ảnh: internet)
Đầu tư là gì?
Nói về đầu tư, Huân đang nói về đầu tư trong lĩnh vực tài chính (khác với trong kinh tế học). Theo định nghĩa, đầu tư là việc đặt tiền (vốn) vào một tài sản với mục đích và hy vọng tài sản đó sẽ tạo ra thu nhập hoặc được định giá cao hơn trong tương lai, và bán được với giá cao hơn. Đầu tư được dùng để đề cập một triển vọng dài hạn.
Các hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) không bao gồm tiền gửi tại ngân hàng, hay các tổ chức tương tự. Tài sản đầu tư thông thường là các trái phiếu chính phủ, hoặc cổ phiếu, cổ phần tại các công ty, tổ chức, hoặc doanh nghiệp. Và đầu tư khác với hoạt động trao đổi và đầu cơ (chúng mang tính ngắn hạn).
Tóm gọn lại, hoạt động đầu tư có 3 đặc điểm chính sau:
Phải dùng vốn (tiền)
Có tính dài hạn (thường trên 2 năm)
Nhằm mang lại lợi ích (tài chính, xã hội)
Và đương nhiên những hoạt động mang 3 đặc điểm trên: dùng vốn (tiền, hoặc tương đương tiền) nhằm mục đích mang lại lợi ích trong dài hạn thì được gọi là đầu tư. Chốt nhé.!
Học đại học thì như thế nào?
1. Học đại học có dùng vốn không?
1.1 – Tiền
Khi học đại học, các sinh viên (không tính sinh viên nhận học bổng toàn phần hoặc được miễn giảm học phí, hoặc được tài trợ sinh hoạt phí) phải chi trả một số loại phí như sau: tiền học phí, tiền sinh hoạt phí, tiền đoàn, hội, tiền học thêm ngoại ngữ, tiền học kỹ năng mềm… và nhiều loại tiền khác, ước chừng mỗi loại như sau (tính tại Hà Nội, TPHCM):
Học phí: 15-20 triệu / năm học
Sinh hoạt phí: 2,5 – 3 triệu tháng (30 – 35 triệu / năm)
Chi tiêu học thêm: 5 triệu / năm
Khác: 2 – 5 triệu / năm
Học đại học dùng khá nhiều “vốn” (ảnh: internet)
Như vậy, hàng năm, sinh viên tại các thành phố lớn chi trả khoảng 45 – 60 triệu cho các loại chi phí. Sau 4 tới 5 năm học tập, mỗi sinh viên tiêu hết khoảng 180 tới 300 triệu đồng. Chắc chắn, đây là số tiền gia đình (hoặc bản thân sinh viên) sẽ phải chi ra.
>>> Xem thêm: TOP 5 việc làm thêm cho sinh viên
1.2 – Thời gian
Khi tính toán việc học đại học, thông thường mọi người chỉ nghĩ chi phí cho việc học bằng “tiền”. Một loại “vốn” hoặc “chi phí” khác Huân muốn các em sinh viên, các em học sinh hoặc phụ huynh các em cần tính tới là “thời gian”. Loại “vốn” này rất đặc biệt, như nhau với mọi người (24 giờ / ngày), và không “tái sử dụng” được.
Học đại học thông thường mất 4 năm (cho hệ cử nhân) hoặc 5 năm (cho hệ kỹ sư), chưa kể (học không tốt thì bị) tăng kỳ, tụt ca (K). Với mỗi năm trôi qua, tuổi trẻ sẽ ngắn lại. Thay vì ngồi trên giảng đường đại học (và nộp học phí), những người không học có thể dành thời gian này cho việc kiếm tiền bằng các công việc thường xuyên (làm thuê, làm chủ). Thời gian học đại học chẳng phải thiệt đơn, thiệt kép sao? (Mất học phí và Không kiếm được thu nhập)
Đấy nhé, đi học Đại học phải dùng khá nhiều vốn: khoảng trên dưới 200-300 triệu cộng 4 hoặc 5 năm tuổi trẻ. Quả là một con số giật mình, nhỉ?
2. Học đại học có tính dài hạn không?
Khi học đại học, người học phải xác định sẽ “tiêu tốn” tối thiểu 4 năm, thậm chí +1, +2 năm nếu “số nhọ”. Kết quả thực sự mà sinh viên đạt được chỉ có thể trả lời sau tốt nghiệp 2, 3, thậm chí 5, 7 năm. Như vậy, từ lúc bắt đầu ngồi trên ghế giảng đường, tới lúc “gặt thành quả” phải tới 6, 7 hoặc thậm chí 9, 10 năm. Đây là một khoảng thời gian “đủ dài” để nói rằng “học đại học” mang tính dài hạn.
Thế nhé: học đại học mang tính dài hạn.
3. Học đại học nhằm mục đích gì?
Cái “mục đích” của học đại học mới là vấn đề đáng suy ngẫm và “gây nhiều tranh luận”. Trước khi bàn về chuyện này Huân xin kể một vài lý do mà sinh viên Huân từng tiếp xúc đã thổ lộ:
Em đi học đại học để bố mẹ em vui
Em đi học vì người yêu em học gần đây
Em đi học vì cần lấy bằng đại học
Em đi học vì … chẳng biết học gì
Em đi học vì … người ta bảo học
Em đi học vì … thấy bạn em đi học
Em đi học vì … lên đây xa gia đình sẽ được chơi thoải mái
Em đi học vì .. “em không biết”
Đấy, “vãi” cả lý do.
Thử hỏi các bạn, các em, lý do “to” như thế thì học hành cái gì? kết quả “đoán được” sẽ ra sao? Phần lớn các sinh viên đi học đại học với những lý do như trên sẽ thuộc nhóm sinh viên lười học, thậm chí thành những bóng ma giảng đường.
Các phụ huynh, các học sinh chuẩn bị bước vào đại học có muốn con em mình, có muốn bản thân mình đi học với những lý do này?
Quay lại “mục đích” của việc học đại học, các em và phụ huynh hãy nhớ: hệ thống giáo dục đại học và việc học đại học là nhằm tạo ra tri thức mới (thông qua nghiên cứu) và trí thức chất lượng (thông qua giảng dạy) cho xã hội. Đại loại là đại học nhằm mục đích tạo ra con người, và kiến thức chất lượng cao để có thể dẫn dắt, quản lý, quy hoạch, thiết kế, phục vụ nhu cầu phát triển xã hội, phát triển đất nước. Và để đánh giá chất lượng con người sau học đại học, xã hội (doanh nghiệp) thường dựa trên 03 tiêu chí:
Kiến thức và kỹ năng chuyên môn / ngành nghề
Kỹ năng mềm và Kiến thức công cụ
Thái độ nghề nghiệp / đạo đức nghề nghiệp
Đấy, đại học là thế. Các em và phụ huynh có hướng tới mục đích như thế không? Có định học đại học để trở thành người giỏi chuyên môn, đạo đức tốt, có kỹ năng mềm và kiến thức công cụ tốt?
Nếu 03 tiêu chí kể trên đều tốt, “tài sản” – chính là “sinh viên sau tốt nghiệp” có đạt mục tiêu “sinh lợi” hay “có giá trị” cao hơn không? Chắc chắn CÓ, nhỉ?
Như vậy, việc học đại học bao gồm đủ 03 đặc điểm:
Phải dùng vốn (tiền và thời gian)
Mang tính dài hạn (5, 7, 10 năm)
Nhằm mục đích sinh lợi (nhân sự tốt, thu nhập cao)
Và KẾT LUẬN là HỌC ĐẠI HỌC là một hoạt động ĐẦU TƯ. Không cãi nhau nữa nhé.!
>>> Xem thêm: TOP 5 kỹ năng mềm thiết yếu cho sinh viên
Đầu tư học đại học sao cho hiệu quả?
Với mục đích rõ ràng là “đầu tư” cần “sinh lợi”, người học hãy đi học đại học với mục tiêu “sinh lợi” nhiều nhất có thể. Việc “sinh lợi” nhiều hay ít phụ thuộc điều gì? Huân cho rằng, nó phụ thuộc vào “chất lượng tài sản”, chất lượng “sau tốt nghiệp” của sinh viên đó!
Học đại học để “sinh lợi” cao (ảnh: internet)
Chính vì vậy, trong thời gian học đại học, người học hãy chuyên tâm nâng cao chất lượng và giá trị bản thân thông qua 03 hoạt động:
Tập trung về chuyên môn
Cải thiện kỹ năng mềm và kiến thức công cụ
Trau dồi đạo đức làm nghề, đạo đức làm người
Hãy tận dụng thời gian học đại học để ngẫm ra và thấu hiểu đạo lý: học để làm được việc, để làm giỏi việc; học để làm người có ích; học để sống với đam mê; học để được cống hiến; học để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình!
Và hơn ai hết, các bậc phụ huynh hãy nhận thức và phân tích cho con em mình hiểu được “học đại học để làm gì”. Hãy định hướng nghề nghiệp thật chuẩn cho con em. Đừng để “giá như hoặc biết thế” nhé.!
Nếu thấy việc học đại học không đúng như mong muốn, kỳ vọng của gia đình, đặc biệt của cá nhân học sinh, thì hãy đưa ra những lựa chọn khác: học nghề; đi lao động; nhập ngũ; … hoặc những định hướng nghề nghiệp khác.
(Về chủ đề: Định hướng nghề nghiệp, Huân sẽ có bài cập nhật ngay tại đây, sớm thôi)
>>> Xem thêm: Đừng là những bóng ma giảng đường
Tạm kết
Trên đây là ý kiến và quan điểm cá nhân Huân về việc “đầu tư học đại học”, quan điểm này có thể “chưa chuẩn” hoặc có một vài lời lẽ “chưa chuẩn”, rất mong nhận được ý kiến trao đổi của quý bạn đọc, quý phụ huynh, và các em học sinh, sinh viên.
Cuối cùng, chúc mọi người “đầu tư” sinh lợi lớn !
Love, thầy Huân !
(Đón đọc bài viết: Định hướng nghề nghiệp – Đừng để “giá như”)
Bài viết Học Đại học có phải một khoản đầu tư hiệu quả? được trích dẫn từ bài gốc tại Blog Trần Đức Huân - giá trị đáng sẻ chia.
Related posts:
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả cho sinh viên
Tình yêu thời sinh viên – được và mất?
Cách làm giàu cho sinh viên được bật mí
source https://tranduchuan.com/hoc-dai-hoc-co-phai-mot-khoan-dau-tu-hieu-qua/
0 notes
tranduchuan · 4 years
Text
Những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống (Phần 2)
Bài viết được tài trợ bởi Cộng đồng tiếng Anh miễn phí CEC
Đây là phần 2 của series bài viết về Những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống. Ở phần 1, chúng ta đã tìm hiểu những cách nói thông dụng về các chủ đề: Chào hỏi; Tạm biệt; Nói cảm ơn; Đáp lại lời cảm ơn; Nói xin lỗi; Nói KHÔNG; và Nói về ý tưởng hay. Trong phần 2 này, chúng ta sẽ tiếp tục với 07 chủ đề nhé.
Học những mẫu câu tiếng Anh thường gặp (ảnh: internet)
Chủ đề 8: Like – Nói thích
Khi bày tỏ ý “thích” một vật gì, một hành động gì, hiện tượng gì, chúng ta cần biết cách nói sao cho lịch sự, thể hiện ý thích mà đôi khi “không tìm ra cách nói”. Dưới đây là sưu tập một số cách nói “Thích” thường gặp trong cuộc sống, hãy luyện tập và làm chủ ngay nha.
Chủ đề 9: Dislike – Nói không thích
Tương tự như khi bày tỏ ý thích, khi nói “không thích” một vật gì, một hành động gì, hiện tượng gì, chúng ta cũng cần biết cách nói sao cho lịch sự, thể hiện ý tứ không thích dứt khoát. Dưới đây là sưu tập một số cách nói thể hiện sự “Không Thích” thường gặp trong cuộc sống, hãy luyện tập và làm chủ ngay nhé.
Chủ đề 10: Wanting Things – Nói muốn điều gì
Khi “Muốn” có điều gì, chúng ta cũng cần sử dụng câu chữ linh hoạt, nhiều khi cần trang trọng lễ phép, đôi khi hài hước hóm hỉnh. Và dưới đây là một vài cách nói “Muốn” thường gặp.
Chủ đề 11: Saying Suprise – Bày tỏ Sự ngạc nhiên
Trong cuộc sống, nhiều điều xảy ra bất ngờ, ngoài suy nghĩ tưởng tượng của chúng ta. Trong trường hợp này, người bản xứ thường sử dụng những cách nói dưới đây để thể hiện “sự ngạc nhiên”.
Chủ đề 12: Giving Opinion – Bày tỏ Ý kiến/quan điểm
Bày tỏ quan điểm thành công là cách làm tăng giá trị mỗi cá nhân. Không những với tiếng Việt, tiếng Anh cũng có vô vàn cách nói để bắt đầu hoặc ám chỉ quan điểm của tôi thế này, thế kia. Dưới đây là một vài cách nói thông dụng với người bản xứ.
Chủ đề 13: Say Things Are Good – Nói điều gì đó tốt/hay/giỏi
Khen ngợi ai đó, hành động gì đó là vô cùng quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Với người bản xứ, các cấu trúc câu và việc sử dụng ngôn ngữ để nói “tốt, hay, giỏi” là vô cùng linh hoạt, nhiều lúc khó hiểu cho người học. Dưới đây là một số cấu trúc câu bạn sẽ thường xuyên nghe thấy “người ta” nói.
Chủ đề 14: Say “Don’t Know” – Nói Không biết
Nhiều vấn đề nằm ngoài “khả năng, kiến thức” chúng ta. Và trong những hoàn cảnh như vậy, chúng ta cần nói rằng mình không biết. Dưới đây là một số cách bạn có thể sử dụng để nói rằng “tôi không biết”
Tạm kết phần 2
Trên đây là phần 2 của series những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống. Với việc làm chủ những câu nói này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng ngay lập tức vào những tình huống hội thoại hàng ngày và giúp cho việc nói tiếng Anh dễ dàng hơn.
Hãy luyện tập và làm chủ chúng ngay nhé. Nếu thấy có ích, hãy chia sẻ tới bạn bè, người thân, những người đang cần!
Love, thầy Huân.
Cùng chờ đón Phần 3 nhé !
Xem lại Phần 1.
Bài viết được tài trợ bởi Cộng đồng tiếng Anh miễn phí CEC
  Bài viết Những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống (Phần 2) được trích dẫn từ bài gốc tại Blog Trần Đức Huân - giá trị đáng sẻ chia.
Related posts:
Những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống (Phần 1)
Có một Cộng đồng học tiếng Anh tuyệt vời như thế !
No Excuses ! (tạm dịch: Ngừng đổ lỗi) – Cuốn sách thay đổi cuộc đời
source https://tranduchuan.com/nhung-mau-cau-tieng-anh-thuong-gap-trong-cuoc-song-phan-2/
0 notes
tranduchuan · 4 years
Text
Những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống (Phần 1)
Việc học và làm chủ tiếng Anh là quá trình dài, đòi hỏi người học cần có phương pháp học phù hợp và đặc biệt, sự kiên trì trong luyện tập. Để việc học tiếng Anh đạt hiệu quả cao, bạn cải thiện nhanh thì luyện tập tiếng Anh hàng ngày là một yếu tố rất quan trọng và vô cùng cần thiết. Nếu không chịu khó luyện tập và thực hành, bạn nghĩ tiếng Anh của mình sẽ tiến bộ? Một trong những cách học tiếng Anh hiệu quả cao là học và làm chủ những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống.
Học những mẫu câu tiếng Anh thường gặp (ảnh: internet)
Học từ vựng theo cụm từ, cụm câu
Một trong những khó khăn người học tiếng Anh gặp phải là “học từ vựng tiếng Anh”. Vấn đề rất nhiều người gặp phải là họ học các “từ vựng riêng lẻ”, hay nói cách khác “không có ngữ cảnh cụ thể”. Cách học này không những “kém hiệu quả” mà còn vô cùng buồn chán. Theo kinh nghiệm cá nhân Huân cũng như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: hãy học cụm từ tiếng Anh, hoặc cả câu tiếng Anh hoàn chỉnh. Cách học này giúp người học hiểu nghĩa của từ vựng trong những ngữ cảnh cụ thể, qua đó tăng khả năng ghi nhớ, đồng thời giúp họ có thể sử dụng từ vựng đã học trong những hoàn cảnh tương tự.
Trong loạt series bài viết này, Huân sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc bộ sưu tập có tổng hợp và chọn lọc những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống, chúng được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống đời thường của người bản xứ. Và để việc học được dễ dàng, Huân đã sắp xếp chúng thành những chủ đề, giúp bạn tiện lợi trong việc tra cứu và sử dụng. Còn chờ gì nữa, bắt đầu khám phá nhé!
Chủ đề 1: Hello (Greetings) – Chào hỏi
Thay vì nói “Hi” hoặc “Hello”, dưới đây là gợi ý những cách “chào hỏi” hay và thường được sử dụng trong các tình huống giao tiếp.
Chủ đề 2: Goodbye – Chào tạm biệt
Tương tự như chào hỏi, người bản xứ sử dụng rất nhiều cách nói khác nhau để ám chỉ “tạm biệt”. Cùng tìm hiểu những cách thông dụng và được dùng rộng rãi bởi người bản xứ nhé.
Chủ đề 3: Thank you – Nói cảm ơn
Thay vì dùng đơn thuần từ “thank you”, giờ đây với một số gợi ý phía dưới, bạn có thể dùng các cách linh hoạt để cùng nói về ý nghĩa “cảm ơn”. Còn chần chừ gì nữa mà không học ngay nhỉ?
Chủ đề 4: Respond to “Thank you” – Đáp lại lời cảm ơn
Sau khi nhận được lời cảm ơn vì việc gì đó, chúng ta cũng nên biết cách đáp lại một cách lịch sự. Dưới đây là một vài cách “đáp lại lời cảm ơn” bạn nên biết.
Chủ đề 5: Sorry – Xin lỗi
“Xin lỗi” là một việc khá khó vì con người có xu hướng ít nhận lỗi về mình. Tuy nhiên, nếu thấy phải xin lỗi, hoặc cần phải xin lỗi, chúng ta cũng nên học cách “xin lỗi” đúng kiểu và “có đẳng cấp”. Cùng tìm hiểu những cách xin lỗi dưới đây nhé.
Chủ đề 6: Saying NO – Nói KHÔNG
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta phải nói “không” với sự việc, hành động gì đó. Việc sử dụng cách nói “hay” mà vẫn thể hiện được thái độ cương quyết là vô cùng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu và nằm lòng ngay một vài cách nói “không” nhé.
Chủ đề 7: Talking about Good Idea – Nói về Ý tưởng hay
Trong các tình huống giao tiếp, khi người đối diện có những ý tưởng tuyệt vời hay chính xác, chúng ta cần biết cách nói để ghi nhận sự đóng góp của họ. Hãy tìm hiểu và học ngay một vài cách “khen ngợi” những ý tưởng hay dưới đây nhé.
Tạm kết phần 1
Trên đây là phần 1 của series những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống. Với việc làm chủ những câu nói này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng ngay lập tức vào những tình huống hội thoại hàng ngày.
Hãy luyện tập và làm chủ chúng ngay nhé. Nếu thấy có ích, hãy chia sẻ tới bạn bè, người thân, những người đang cần!
Love, thầy Huân.
Cùng chờ đón Phần 2 nhé !
  Bài viết Những mẫu câu tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống (Phần 1) được trích dẫn từ bài gốc tại Blog Trần Đức Huân - giá trị đáng sẻ chia.
Related posts:
Có một Cộng đồng học tiếng Anh tuyệt vời như thế !
No Excuses ! (tạm dịch: Ngừng đổ lỗi) – Cuốn sách thay đổi cuộc đời
Đừng là những “bóng ma giảng đường” !
source https://tranduchuan.com/nhung-mau-cau-tieng-anh-thuong-gap-trong-cuoc-song-phan-1/
0 notes
tranduchuan · 4 years
Text
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả cho sinh viên
Thời sinh viên gắn với nhiều kỷ niệm đẹp, và đây là giai đoạn “nước rút” cho quá trình “làm người lớn” của các kỹ sư, cử nhân tương lai. Ai tận dụng hiệu quả thời gian này, sẽ có lợi thế lớn hơn cũng như có sự chuẩn bị tốt hơn để bước vào “đời”, vào môi trường làm việc chuyên nghiệp. Một câu hỏi thường xuyên đặt ra với sinh viên: đâu là “kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả“? Làm thế nào để khai thác tối đa thời gian tươi đẹp khi còn sinh viên? Với kinh nghiệm bản thân, trong bài này Huân sẽ chia sẻ phương pháp, cách thức mình thực hiện để sắp xếp, quản trị thời gian hiệu quả, đồng thời đưa ra một số lời khuyên cho các em sinh viên trong việc quản lý thời gian cá nhân. Nếu thấy phù hợp, quý bạn đọc và các em sinh viên hãy sử dụng cho bản thân hoặc thay đổi cho phù hợp, nhé.
Lý thuyết về quản lý thời gian
Để sắp xếp, quản lý thời gian hiệu quả, ta phải chia các công việc, các sự việc thành nhiều nhóm để “ưu tiên thực hiện”. Theo thông lệ thế giới và lý thuyết về kỹ năng quản lý thời gian, có hai tiêu chí chính để làm căn cứ phân chia nhóm ưu tiên, cụ thể:
Sự quan trọng của công việc (Importance)
Sự khẩn cấp của công việc (Urgency)
Dựa vào hai tiêu chí này, ta thu được bốn (4) nhóm công việc để ưu tiên thực hiện, lần lượt đánh số là 1, 2, 3, 4.
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả – Phân chia nhóm công việc
Theo đó, 16 tiếng mỗi ngày (trừ 8 tiếng để ngủ trên lý thuyết) chúng ta sẽ thực hiện các việc thuộc một trong bốn nhóm công việc kể trên:
Nhóm 1: những việc không quan trọng, không khẩn cấp
Nhóm 2: những việc không quan trọng, nhưng khẩn cấp
Nhóm 3: những việc rất quan trọng, ít khẩn cấp
Nhóm 4: những việc rất quan trọng, và khẩn cấp.
Sau khi phân nhóm công việc, chúng ta sẽ thực hiện quản trị thời gian theo phương pháp sau:
Nhóm 1: Những việc, hành động thuộc nhóm 1 (không quan trọng, chẳng khẩn cấp) như: lướt facebook, sống ảo, chém gió, thả thính…. cần tuyệt đối tránh xa, hoặc hạn chế tới mức tối đa (khoảng dưới 1,5 giờ mỗi ngày). Những việc thuộc nhóm 1 được gọi là Vô ích (không tạo ra giá trị, và rất lãng phí) nên phải cắt giảm xuống mức tối thiểu có thể. Huân có ghi lại điều tương tự bài viết “Tôi làm gì với quỹ thời gian của mình“, mời bạn tham khảo.
Nhóm 2: Những việc, hành động thuộc nhóm 2 (không quan trọng, rất khẩn cấp) như: họp hành tào lao, đi mua sắm – ăn uống – tụ tập không theo kế hoạch,… cần hạn chế làm, hạn chế tham gia. Những công việc này bạn thực hiện chủ yếu do “nể” hoặc “sợ bọn nó nói”. Hãy bố trí sao cho tốn ít thời gian nhất có thể, lời khuyên là nên dùng dưới 1,5 tiếng mỗi ngày.
Nhóm 3: Những việc, hành động thuộc nhóm 3 (rất quan trọng, ít khẩn cấp) như: học tiếng Anh, học kỹ năng mềm, đọc blog của Huân (đùa tí nhá ), tập thể dục, chăm sóc gia đình – quan tâm bạn gái – quan tâm bạn trai – con cái, giúp đỡ bạn bè,… nên ưu tiên tối đa thời gian thực hiện. Những việc này thường đánh lừa bạn và tôi cả đời, vì nó chẳng khẩn cấp, và chúng ta thường tặc lưỡi “mai làm cũng được mà” và rồi “mai dài hơn thuổng”, ngày này ngày khác trôi qua “vũ như cẩn” – vẫn như cũ. Lời khuyên dành cho chúng ta là nên dành 8-10 tiếng mỗi ngày cho những việc thuộc nhóm này.
Nhóm 4: Còn lại là những việc thuộc nhóm 4 (rất quan trọng, hết sức khẩn cấp) như: ôn thi, làm đồ án, luận văn, nộp báo cáo, sắp đến deadline,… phải ưu tiên làm ngay, giải quyết luôn theo cách chắc chắn và cẩn thận nhất. Nếu không cẩn thận, làm xong, nộp rồi, hoàn thành rồi lại phải đi giải quyết hậu quả (do sai sót, lỗi tạo ra). Những công việc thuộc loại này luôn dồn ép, thúc giục, gây căng thẳng và mệt mỏi cho bất kỳ ai. Vì vậy, phải tính trước, đừng để “nước tới chân mới nhảy”. Cố gắng để làm những việc thuộc nhóm này khoảng 1-2 tiếng mỗi ngày là thừa đủ rồi. Chứ chạy deadline 8 tiếng mỗi ngày thì chỉ có mau toi, chóng ngoẻo, nhé.
Tổng sờ kết lại, chúng ta nên ưu tiên sắp xếp và thực hiện công việc theo nhóm công việc cụ thể như sau:
Giải quyết ngay: công việc thuộc nhóm 4 một cách cẩn thận
Ưu tiên tối đa thời gian: cho các việc thuộc nhóm 3
Hạn chế tối đa thời gian: cho những việc vô ích, hoặc mang lại ít giá trị thuộc nhóm 1, nhóm 2.
Đấy nhé, nền tảng của lý thuyết, phương pháp và kỹ năng quản lý thời gian là thế. Hãy đọc lại, hiểu rõ lý thuyết rồi thực hiện, còn phân chia các việc vào nhóm nào thì lại phụ thuộc “giá trị và mục tiêu cuộc đời bạn“, nó không giống nhau ở mỗi người.
>>> Đọc thêm: TOP 5 kỹ năng mềm quan trọng nhất với sinh viên
Áp dụng kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên
Để thực hiện việc quản trị thời gian một cách hiệu quả cần nhiều thời gian, sự nghiêm túc, tính kỷ luật và sự kiên trì. Sau mỗi khoảng thời gian thực hiện nhất định, phải ngồi xuống tự nhận xét mình đã “dùng thời gian hiệu quả chưa?” và đưa ra điều chỉnh cho phù hợp.
Cuộc sống sinh viên thì nhiều “thú vui” và “cám dỗ”, trong khi “sự nhẹ dạ và độ dễ dụ” thì lại cao, và hỏi phần lớn sinh viên thì ai cũng nói “em bận lắm”. Bận thật ấy?
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả cho sinh viên
Để quản lý thời gian hiệu quả, các bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của bản thân
Muốn quản lý thời gian hiệu quả mỗi cá nhân phải tự hỏi: mình thực sự muốn gì? mục tiêu kỳ học này, năm học này là gì?  tức là phải có mục tiêu rõ ràng. Khi có mục tiêu cụ thể mới có thể lên kế hoạch thực hiện, để sử dụng hiệu quả thời gian, và giảm lãng phí thời gian.
Bước 2: Liệt kê những công việc thường ngày
Trong bước này, bạn liệt kê tất cả những việc hàng ngày đang làm: ăn uống, vệ sinh cá nhân, học môn A, B, C, học tiếng Anh, tham gia CLB, ngoại khóa, trà chanh,…. và ghi chú thời gian trung bình cho mỗi công việc.
Bước 3: Phân chia các công việc theo nhóm ưu tiên
Căn cứ vào mục tiêu cá nhân, những việc đang làm, và lý thuyết phân chia nhóm ưu tiên, bạn phân chia các việc vào các nhóm tương ứng: 1, 2, 3, 4.
Bước 4: Xem xét phân bổ thời gian cá nhân 
Khi nhóm xong các nhóm công việc, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về những việc phải làm, những việc nên làm, những việc phải hạn chế hoặc tránh xa, và qua đó có kế hoạch điều chỉnh như khuyến nghị: làm ngay việc nhóm 4, tăng cường nhóm 3, hạn chế nhóm 1 và 2.
Bước 5: Thực hiện quản lý thời gian với sự kỷ luật và kiên trì
Để thực hiện được việc quản lý thời gian một cách hiệu quả, sự kiên trì và tính kỷ luật là yếu tố quyết định. Hãy đặt ra cho bản thân những quy tắc riêng và tuân thủ thực hiện quy tắc những quy tắc đó. Khi thực hiện tốt việc quản trị thời gian, bạn sẽ thấy mình có nhiều thời gian hơn, cuộc sống sẽ “nằm trong tầm kiểm soát”.
Bước 6: Luôn theo dõi, phát triển, điều chỉnh.
Khi có cái nhìn từ tổng quát tới những công việc cụ thể và thường xuyên phát sinh, bạn sẽ dễ dàng theo dõi “mức độ hoàn thành của mình”. Có thể xảy ra trường hợp là trong một thời gian nào đó bị lãng quên đi, hoặc dễ dãi với mình quá, nhưng nếu có “động lực và ý định từ trước” rồi sẽ dễ dàng quay lại nghiêm khắc với bản thân hơn. Và đương nhiện quá trình “làm chủ thời gian cá nhân” đòi hỏi sự điều chỉnh liên tục, luôn theo dõi, và cải tiến để tốt hơn, hiệu quả hơn.
Câu hỏi đặt ra: Thế chẳng lẽ ngày nào, tuần nào cũng ngồi liệt kê hôm nay làm gì, tuần này làm gì rồi đưa vào danh mục 1, 2, 3, 4 rồi thực hiện ưu tiên như khuyến nghị? Thật ra cũng được, tuy nhiên hơi khó thực hiện vì tốn thời gian và đôi khi không cần thiết.
Huân có cách làm của riêng mình. Các việc thuộc nhóm 1, nhóm 2, Huân đã mặc định trong đầu là cần tuyệt đối tránh xa và đã tìm cách hạn chế, mỗi lần làm những việc loại này là trong đầu auto nói “thôi, stop“. Huân chỉ ghi lại những công việc nhóm  3, nhóm 4 theo tháng để tiện theo dõi, xong việc nào ghi chú lại, rồi gạch đi, đánh dấu là đã hoàn thành. Mỗi tháng mới, tạo một danh mục mới cho tháng, giữ lại việc chưa hoàn thành, xóa đi việc đã kết thúc, rồi cập nhật những việc mới nghĩ ra, việc mới đến, hoặc việc đã lên kế hoạch. Bạn có thể xem ở hình sau và có thể thực hiện tương tự cho việc học tập, sinh hoạt của mình.
Kỹ năng quản trị thời gian – Ghi chú việc nhóm 3, nhóm 4
Như vậy, với những ghi chú, cập nhật công việc thường xuyên, gần như Huân sẽ không bỏ qua bất cứ sự kiện, sự việc quan trọng nào. Đồng thời cũng sẽ bám deadline rất sát, chỗ nào mức độ “4” là phải ưu tiên làm ngay, xong “4” là triển khai việc nhóm 3 luôn, cứ như vậy, và như thế.
Với sinh viên, Huân khuyên hãy hạn chế các việc vô ích thuộc nhóm 1 & 2 sau:
Lướt facebook chém gió, comment vui đùa, tán gẫu, thả thính, sống ảo…
Xem video facebook, video youtube cho mục đích giết thời gian, giải trí,…
Lướt tin, đọc báo chí nhảm: cướp, giết, hiếp, ngoại tình, bồ bịch,…
Chơi game, xem bóng đá, tụ tập ăn uống….
Nhắn tin thay vì gọi điện
La cà quán xá, cà phê ngắm trai xinh gái đẹp, trà chanh, chém gió
Dành quá nhiều thời gian cho ăn uống, tắm giặt, vệ sinh….
Tham gia vào những câu chuyện không đầu không đuôi: bàn luận chính trị, bàn luận về ông nọ bà kia, con này con khác,…
.. rất nhiều và nhiều việc nữa…
>>> Đọc thêm: Hãy thôi lãng phí!
Và Huân khuyên em hãy tập trung vào những việc có ích, tạo ra giá trị lớn hơn (có thể ngay hiện tại, hoặc chủ yếu trong tương lai), ví dụ như:
Việc học tập trên giảng đường cần chú tâm và thực hiện đầy đủ
Chịu khó trau dồi kỹ năng mềm
Sử dụng thời gian cố định mỗi ngày 30′-1 giờ cho việc đọc sách (cuộc sống, phát triển tuy duy, xã hội, mở rộng vốn hiểu biết)
Tập thể dục mỗi tuần 2-3 lần, mỗi lần 30′ – 1 giờ
Dành thời gian cho gia đình, tri kỷ nhiều hơn (1-2 giờ/ngày)
Chơi và giao du với những người tích cực và cùng “đẳng cấp”: cùng nhóm mục tiêu, cùng quan điểm trong lĩnh vực yêu thích, giỏi hơn thì càng tốt
Khi  học tập, làm việc: tập trung tuyệt đối vào những việc đang làm, làm đến đâu chắc chắn đến đó, tỉ mỉ, hạn chế sai sót
Làm thêm hợp lý, cân bằng giữa học và làm
Lập bảng kế hoạch công việc cá nhân và theo dõi thực hiện: những gì quan trọng và khẩn cấp làm ngay, những gì quan trọng ít khẩn cấp làm sau một chút, những gì không quan trọng sẽ không làm, hoặc hạn chế làm.
>>> Đọc thêm: TOP 5 việc làm thêm cho sinh viên
Theo dõi việc quản trị thời gian cá nhân
Theo cách truyền thống, việc ghi chú và theo dõi công việc học tập sẽ thực hiện trên một cuốn sổ nhỏ. Huân cũng có, nhưng chỉ dùng để ghi chú những việc, lưu ý, hoặc cái hay tức thì, hoặc đi họp hành (lưu giữ lại, rảnh thì bỏ ra xem), sau đó việc quan trọng thì lại cập nhật sang một file khác. Vì nhược điểm của sổ tay là khó mang theo bên mình liên tục, khó sửa chữa (vì khó nhìn, gây mất mỹ quan), và nói chung Huân không thích dùng cho mục đích thống kê và theo dõi công việc.
Huân tạo một file google sheets (trang tính google), ưu điểm là có thể sử dụng trên nhiều thiết bị (máy tính, và smartphone), dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa, thêm tháng….và đặc biệt file này online – tức là: luôn luôn bên mình. Nếu bạn quan tâm, Huân xin gửi tặng bạn 1 file mẫu để bạn tham khảo, click vào đây để tải về, chỉnh sửa theo ý bạn và sử dụng nếu thấy phù hợp (nhớ tạo file mới của mình – Make a copy nhá). À, mà bạn nhớ khi tạo file, hãy “lưu link” của file lại để tiện khi truy cập lần sau (tức là tạo Bookmark – đánh dấu trang ấy). Còn trên smartphone thì tải phần mềm “google sheets” về để tiện mở và thao tác. Nếu chưa rõ cách dùng “google sheets”, hãy tra cứu cách dùng trang tính nhé.
Tạm kết
Trên đây, Huân đã chia sẻ lý thuyết và kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả cũng như cách mình đã và đang thực hiện. Nếu quý độc giả và các em sinh viên có cách nào hay, hoặc đang áp dụng hiệu quả thì xin mời chia sẻ cho Huân và độc giả cùng biết nhé.
Nếu đã dùng theo cách Huân giới thiệu, hãy chia sẻ thành quả, chia sẻ kiến thức này tới người khác để giúp họ sắp xếp và sử dụng thời gian hiệu quả hơn.
Cuối cùng, hãy thường xuyên ghé thăm góc nhỏ này, nha.
Much Love, thầy Huân Đẹp Zai.
Bài viết Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả cho sinh viên được trích dẫn từ bài gốc tại Blog Trần Đức Huân - giá trị đáng sẻ chia.
Related posts:
TOP 5 kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên
Sinh viên ơi, hãy thôi lãng phí
Tôi làm gì với quỹ thời gian của mình?
source https://tranduchuan.com/ky-nang-quan-ly-thoi-gian-hieu-qua-cho-sinh-vien/
0 notes
tranduchuan · 4 years
Text
TOP 5 những cuốn sách sinh viên nên đọc
Bài viết được Tài trợ bởi Cộng đồng CEC
Đọc sách là một thói quen tốt, là việc hữu ích và về lý thuyết nó không làm lãng phí thời gian của người đọc. Ngày nay, với sự bùng nổ các phương tiện nghe nhìn, thói quen đọc sách đang “giảm sức hút” với thế hệ trẻ, nó đến từ sự cạnh tranh bởi các loại hình khác: tin tức giải trí online, video hài, phim truyện, ca nhạc… Tuy nhiên, đọc sách là loại hình truyền thống và có tác dụng cao hơn hẳn trong việc thu nhận kiến thức so với những thể loại khác, đặc biệt là đọc sách giấy, sách in. Thời gian mỗi người là có hạn, vì vậy chúng ta cần chọn cho mình những cuốn sách hay để đọc (nếu đọc sai sách, chúng ta đang lãng phí thời gian đó). Và trong bài viết này, Huân sẽ chia sẻ về chủ đề “TOP 5 những cuốn sách sinh viên nên đọc“. Bắt đầu nhé.
Lợi ích của việc đọc sách
So với những loại hình thu nhận kiến thức khác (như xem tivi, video online, nghe podcast,… ) đọc sách có những lợi ích riêng biệt và đặc biệt, hiệu quả cao hơn hẳn. Sau đây Huân xin liệt kê một vài lợi ích mà thói quen đọc sách mang lại:
1. Giảm căng thẳng
Cuộc sống như một vòng xoáy, chúng ta có xu hướng “luôn bận rộn” và cảm thấy không đủ thời gian. Chẳng phải bạn đang muốn một ngày có hơn 24 giờ sao? Chắc đúng nhỉ ?
Đọc sách giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
Trong vòng xoáy bận rộn, những bộn bề cuộc sống, hãy tưởng tượng mình nằm nhâm nhi một cốc trà, một ly cà phê bên những cuốn sách tâm đắc, suy nghĩ cuộc sống, tư duy cuộc đời, chẳng phải là một “thú vui tao nhã” hay sao? Chính vì vậy, theo các chuyên gia tâm lý, thói quen đọc sách là một liệu pháp hoàn hảo để hạn chế quá tải, căng thẳng, cả thể chất lẫn tinh thần.
Sẽ là một điều tuyệt vời nếu cơ thể được nghỉ ngơi, và thả hồn vào những cuốn sách hay, nhiều giá trị.
2. Nuôi dưỡng ước mơ
Cuộc sống mà, ai cũng sẽ có những thời khắc khó khăn, những lúc chán nản, đôi khi muốn bỏ cuộc và gục ngã. Bạn đã từng như thế? Đừng nói là chưa nha.
Đọc sách nuôi dưỡng ước mơ (nguồn: internet)
Cách vượt qua những khó khăn tuyệt vời nhất, hiệu quả nhất là tìm những cuốn sách “tạo động lực”, và “nuôi dưỡng hoài bão, ước mơ”, sẽ nhanh thôi, sự cô đơn, chán chường, mệt mỏi sẽ tan biến. Tại sao ư? Những cuốn sách tạo động lực hay sẽ kể cho bạn “tác giả đã khổ như thế nào? đã muốn gục ngã ra sao? đã đứng lên và vượt qua nghịch cảnh theo cách nào?” và rồi bạn nhận ra: hoàn cảnh của mình có gì đáng lo ngại, bình thường mà, mình sẽ vượt qua.
Vì vậy, hãy đừng ngần ngại tậu ngay cho mình những cuốn sách “tạo động lực” gối đầu giường nhé, bạn sẽ thấy hữu ích đó.
>>> Xem thêm: Em hãy còn trẻ sinh viên ơi
3. Mở rộng kiến thức
Mỗi tác giả viết sách chỉ có 1 hoặc 2 cuốn sách để đời, tạo tiếng vang và gây dựng tên tuổi.  Để hoàn thành mỗi cuốn sách, các tác giả phải tích lũy kiến thức, kinh nghiệm hàng chục năm, thậm chí vài chục năm, rồi vắt công, bỏ sức tổng hợp, tích lũy lại, và xuất bản với cái tên “sách”.
Đọc sách rèn luyện tư duy, mở rộng hiểu biết (ảnh: internet)
Thế này nhé, thử tưởng tượng sau 1 tuần chúng ta đọc hết một cuốn sách do tác giả dành 5-10 năm mới tạo ra (học điều hay, giá trị), bạn có thấy mình đã “tích lũy kiến thức của người khác” nhanh và hiệu quả thế nào?
Huân thì nghĩ, mỗi cuốn sách là chuyện một cuộc đời, nếu không đọc sách chúng ta chỉ sống mỗi cuộc đời mình thôi, và đọc thêm sách chúng ta còn “khám phá thêm cuộc đời của người khác”. Kể cả khi sách ít hấp dẫn, nó vẫn có những giá trị mà bạn sẽ sử dụng vào thời điểm nào đó, và bạn có nhớ “tôi đã từng nghe, đọc ở đâu đó vấn đề này”.
Hãy cứ đọc nhiều vào, não bộ sẽ vận dụng khi cần thiết!
>>> Xem thêm: Sinh viên ơi, hãy thôi lãng phí
4. Tăng cường tập trung và kích thích trí não
Con người hiện đại luôn bận rộn, và luôn miệng kêu “nhiều việc quá”. Việc luôn bận rộn và tình trạng bị kéo đi bởi những deadline khiến não bộ luôn thích ứng với việc đối phó ngắn hạn, lâu dần “kém tập trung” và “suy giảm trí nhớ” vì luôn phải “chia não” cho nhiều việc cùng một lúc. Khi đọc sách, chúng ta có cơ hội tập trung vào từng câu chữ, tập trung hiểu ý nghĩa, hàm ý tác giả muốn truyền tải, nếu thấy cuốn hút thì dẫn tới “nhập tâm”, nếu có thói quen này giúp bạn “tăng cường tập trung” khi làm những việc khác.
Khi não tập trung suy nghĩ, tế bào não luôn vận động và làm việc, việc não được luyện tập, thể dục thường xuyên giúp “não khỏe” và làm việc ngày càng hiệu quả hơn. Khi gặp những tình huống tức thì, một bộ não khỏe sẽ được kích thích và phát huy tốt khả năng giải quyết vấn đề. Não được kích thích và vận động liên tục thì sẽ tốt hơn một bộ não “lười biếng và chỉ thích ngủ” nhỉ?
5. Giao tiếp viết và nói tốt hơn
Thông qua việc đọc sách, người đọc ngoài mở rộng kiến thức thì có thể hiểu những trải nghiệm và khó khăn của người khác qua đó sự hiểu biết, sự đồng cảm với người khác tốt hơn, dẫn tới giao tiếp ngày một tốt hơn.
Đọc sách giúp giao tiếp tốt hơn (ảnh: internet)
Qua việc đọc, chúng ta biết thêm nhiều từ vựng, biết cách diễn đạt ý, sử dụng câu linh hoạt và hoa mỹ, việc này giúp cải thiện khả năng viết và nói. Chẳng cần phải là nhà văn, cứ đọc sách nhiều chúng ta sẽ “tự động” bắt chước và sao chép cách hành văn, và rồi viết văn, diễn đạt nói sẽ ngày một hay và không kém phần chuyên nghiệp.
Trên đây Huân tạm kể ra 5 lợi ích chính của việc đọc sách. Ngoài những lợi ích này, việc đọc sách còn rất nhiều lợi ích khác như: ít tốn kém, dễ ngủ hơn, khởi nguồn ý tưởng sáng tạo…. nhiều lắm. Và Huân muốn giới thiệu tới quý độc giả, đặc biệt các em sinh viên TOP 5 cuốn sách hay nên đọc, khi còn trẻ, nhé.
>>> Đọc thêm: TOP 5 kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên
Những cuốn sách sinh viên nên đọc
1. Nếu tôi biết được khi còn 20
Là cuốn sách được chuyển ngữ từ sách tiếng Anh “What I wish I knew when I was 20” của nữ tác giả Tina Seelig – Tiến sĩ về tâm lý học tại đại học Sandford. Cuốn sách trao cho người đọc một cách nhìn mới, cách giải quyết vấn đề trên con đường chinh phục tương lai.
Nếu tôi biết được khi còn 20 – Tina Seelig
Tuổi 20, không ít bạn trẻ phải vật lộn đi tìm câu trả lời “tôi cần làm gì”, hoặc “tôi có nên làm hay không”. Cuốn sách này giúp bạn suy luận và đưa ra những quyết định thay đổi tư duy và thái độ với cuộc sống.
Thông qua cuốn sách, bạn đọc sẽ học được những điều giá trị như sau:
Cách đối diện với khó khăn
Cách xác định mục tiêu cho mình
Phát huy sự tự tin của bản thân
Biết đứng dậy sau mỗi sai lầm, thất bại
Học được cách giữ gìn uy tín, danh tiếng bản thân
Đây là cuốn sách đầu tiên mà Huân nghĩ mỗi bạn trẻ đang độ tuổi 20 nên tìm và đọc ngay lập tức khi có thể. Hãy đắm chìm vào những tình huống, giả định mình là nhân vật trong các tình huống, tìm ra lời giải cho mình, rồi kiểm chứng và học hỏi. Hãy tìm và đọc ngay em nhé, kẻo muộn.
À, nếu em đọc được sách tiếng Anh, thì tớ tặng em ebook gốc sách tiếng Anh nhé, hãy click vào đây để tải về. Nếu không đọc được sách tiếng Anh thì thôi, đầu tư mua lấy cuốn sách in tiếng Việt về cũng tốt, sách giấy thì có cái để nắn, để sờ, để đánh dấu và hít hà. Tham khảo giá bán sách này tại đây.
2. Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu
Đây là cuốn sách kể lại kinh nghiệm của người đi trước, tác giả Rosie Nguyễn. Như bao bạn trẻ, Rosie Nguyễn cũng có những năm tháng tuổi học trò, từ phổ thông, rồi đại học, rồi ra trường, đi làm… vật lộn với cuộc sống.
Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – Rosie Nguyễn
Nhìn chung sách được chia làm 2 phần: Quá trình học của tác giả, và Cách học và hành. Cảm nhận về lối viết thì sách khá gần gũi, dễ đọc dễ hiểu. Đi xuyên cuốn sách, tác giả tổng hợp lại những kiến thức, những tích cóp kiến thức từ những “huyền thoại” trong lĩnh vực “truyền động lực” với ngôn từ dễ chịu.
Phần 1 cuốn sách như một lời “xám hối” và xin lỗi với “tuổi trẻ”, và qua đó muốn gửi nhắn thông điệp tới những bạn trẻ trong độ tuổi 18, 20 “Hãy trân trọng thời thanh xuân ngắn ngủi của mình”.
Sang phần 2, đối tượng nhắm tới là những sinh viên, sắp tốt nghiệp, đã tốt nghiệp và mới đi làm. Tác giả muốn nhắn tới người đọc cách thức để hiểu mình, cách khai thác điểm mạnh, xây dựng đam mê nghề nghiệp và dốc tâm huyết cho công việc.
Tuy không quá giáo điều và rập khuôn, cuốn sách như một “tự truyện” và thông qua đó muốn gửi gắm tới người đọc những thông điệp chính sau:
Hãy chịu khó đọc sách hơn
Luôn phải học hỏi
Tuổi trẻ ngắn lắm, đừng để sau này phải nói “giá mà“
Luyện tập lối sống lành mạnh
Hãy định hướng nghề nghiệp, tương lai
Lưu ý, đây là sách dạng “tự truyện” nên mang nhiều dấu ấn cá nhân, và vì vậy có thể quan điểm không phù hợp với nhiều bạn đọc. Và như đã nói, đọc hết cuốn này bạn đã “khám phá những năm tháng tuổi trẻ của Rosie Nguyễn”.
Nếu muốn mua sách thì lên google gõ tìm nhé, hoặc tìm mua tại đây.
3. Ngày xưa có một con bò
Đây là cuốn sách chuyển ngữ từ sách tiếng Anh có tên “Once upon a Cow” của tác giả TS. Camilo Cruz. Cuốn sách là cách ví von ngụ ngôn của tác giả: mỗi tật xấu, sự kém hiểu biết của mỗi chúng ta giống như “một con bò”, và tất nhiên mỗi người sẽ có “nhiều con bò” ẩn dấu bên trong, và nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm cách “làm thịt” những con bò ngu xuẩn đó.
Ngày xưa có một con bò – Camilo Cruz
Những điều tác giả muốn nhắn gửi bạn đọc qua cuốn sách:
Hãy ngừng biện minh
Hãy thôi sợ hãi
Cần hiểu năng lực thực sự bản thân
Cần thay đổi
nhiều thứ khác, bạn tự cảm nhận
Nội dung cuốn sách xoay quanh việc truyền đạt tới bạn trẻ những định hướng, kiến thức “kinh điển” trong lĩnh vực tạo động lực, tuy nhiên điểm khác biệt là cách viết, cách triển khai ý rất dị: người đọc vừa bực tức, vừa buồn cười. Hãy đọc và cảm nhận nhé.
Với cuốn này, Huân không có sách ebook tiếng Anh. Các bạn tìm mua sách tiếng Việt tại đây nhé.
4. Đời ngắn đừng ngủ dài
Đây là cuốn sách chuyển ngữ từ bản gốc bằng tiếng Anh “The 5AM Club” của tác giả Robin Sharma. Cuốn sách như một lời tâm sự của tác giả, người từng trải, qua nhiều vấp ngã, khiến bạn đọc không ngừng đặt những câu hỏi và tự suy ngẫm trả lời. Điểm quan trọng qua việc đọc cuốn sách này là bạn đọc nhận ra được rằng “mình đang lãng phí quá nhiều thời gian”. Nếu không cố gắng, đừng mong tiến bộ. Tác giả có quan điểm chưa được “tiêu cực” như Huân: “còn giấc ngủ ngàn thu nữa mà ham chi ngủ nhiều”, hì hì. Bá cháy nhỉ?
Đời ngắn đừng ngủ dài – Robin Sharma
Trở lại cuốn sách, sách được viết theo nhiều mẩu chuyện, không theo mạch, nên cần sự xâu chuỗi, tổng hợp, nếu muốn hiểu kỹ cần “ngâm cứu” qua lại vài lần. Tuy nhiên, mỗi bài viết lại dễ đọc, dễ cảm nhận.
Những điều tác giả muốn gửi gắm qua cuốn sách:
Hãy quý trọng gia đình
Hãy quý trọng sức khỏe
Sống là chính mình
Sống tử tế
Sống kỷ luật, trách nhiệm
Không ngừng học hỏi, trau dồi các kỹ năng
Cần tạo dựng các mối quan hệ
nhiều thứ khác nữa, tùy cảm nhận của bạn
Nếu còn tuổi đôi mươi, hãy đừng ngần ngại mua ngay cuốn sách này về để đọc và suy ngẫm, nó sẽ giúp ích cho em rất nhiều. Để mua sách tiếng Việt có thể tìm tại đây. Nếu không, Huân tặng em ebook tiếng Anh để ngâm cứu, tải về tại đây nhé.
5. 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt
Đây cũng là cuốn sách chuyển ngữ từ bản gốc tiếng Anh “The 7 Habits of Highly Effective Teens” của tác giả Sean Covey. Đây là một cuốn sách kinh điển trong thế giới “truyền động lực, tự học”, vì đến hiện tại khoảng 20 triệu bản đã được bán ra trên toàn thế giới (trên 40 ngôn ngữ).
7 thói quen của bạn trẻ thành đạt – Sean Covey
Cuốn sách được viết với ngôn ngữ hài hài, ngắn gọn, xúc tích, và dễ hiểu. Tác giả truyền tải thông điệp qua những mẩu chuyện gần gũi, sát thực tế, qua các bài thơ, và qua nhiều hình ảnh sinh động.
Những điều tác giả muốn gửi gắm qua cuốn sách:
Hãy sống tích cực
Cần định hướng tương lai
Đừng trì hoãn
Tư duy cùng tiến bộ (win-win)
Học cách lắng nghe, và thấu hiểu
Xây dựng tinh thần hợp tác
Luôn rèn luyện phát triển kỹ năng
khác, bạn đọc tự rút ra
Cuốn sách đúc kết những bài học cuộc sống mà tác giả trải nghiệm và tích lũy. Trên hết, tác giả muốn truyền thông điệp: hãy sống mạnh mẽ, giàu nghị lực, và niềm tin”.
Huân gửi tặng bạn đọc quan tâm bản ebook tiếng Anh của sách. Mời download tại đây. Nếu muốn đọc tiếng Việt thì google hoặc nhấn vào đây để tìm hiểu thêm nhé.
Tạm kết
Đọc sách để nuôi dưỡng tâm hồn, và thực sự “rất bổ não”. Chính vì vậy,  Huân rất mong các em hãy dành thời gian, tâm trí để luyện tập “thói quen thành đạt” này nhé. Tin tớ đi, em sẽ không phải hối tiếc vì thói quen tuyệt vời này.
Trên đây là TOP 5 những cuốn sách sinh viên nên đọc theo suy nghĩ và cảm nhận cá nhân Huân. Nếu bạn đọc, các em sinh viên thấy cuốn sách nào hay và thực sự thích hãy comment chia sẻ cùng bạn bè và độc giả, nhé.
Đừng quyên chia sẻ bài viết cho những người quan tâm!
Love, thầy Huân.
Bài viết được Tài trợ bởi Cộng đồng CEC
Bài viết TOP 5 những cuốn sách sinh viên nên đọc được trích dẫn từ bài gốc tại Blog Trần Đức Huân - giá trị đáng sẻ chia.
Related posts:
No Excuses ! (tạm dịch: Ngừng đổ lỗi) – Cuốn sách thay đổi cuộc đời
Đắc Nhân Tâm – Sách kinh điển về kỹ năng con người
10 cách để trở thành sinh viên yếu kém
source https://tranduchuan.com/nhung-cuon-sach-hay-sinh-vien-nen-doc/
0 notes