Tumgik
#thành lập trung tâm ngoại ngữ ở Yên Bái
vanluat · 3 years
Text
Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ ở Yên Bái
Với sự phát triển của xã hội, sự hội nhập ngày càng sâu rộng giữa [...]
https://vanluat.vn/thu-tuc-thanh-lap-trung-tam-ngoai-ngu-o-yen-bai-7238.html
1 note · View note
tapchidangnho · 4 years
Text
Người đặt tên cho các đường phố Sài Gòn trước 1975 và ý nghĩa của chúng
Từ lâu, tôi đã có dịp bày tỏ lòng ngưỡng mộ và khâm phục về việc đặt tên cho các đường phố tại Sài Gòn vào năm 1956, ngay sau khi chúng ta dành được độc lập từ tay thực dân Pháp. Vì đây là một công việc quá xuất sắc và quá hoàn thiện, nên tôi vẫn đinh ninh rằng đó phải là một công trình do sự đóng góp công sức và trí tuệ của rất nhiều người, của một ủy ban gồm nhiều học giả, nhiều sử gia, nhiều nhà văn, nhà báo…
Tumblr media
Nhưng thật là bất ngờ, bất ngờ đến kinh ngạc, khi qua tài liệu đính kèm của tác giả Nguyễn Văn Luân, chúng ta được biết kiệt tác của lịch sử này đã được hoàn thành bởi… một người. Người đó là ông Ngô Văn Phát, Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh Sài Gòn.
NHÀ VĂN THUẦN PHONG NGÔ VĂN PHÁT VÀ VIỆC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ SÀI GÒN
Trong những năm làm việc tại Tòa Đô Chánh Sài Gòn, tôi có dịp góp phần trông coi việc xây dựng và tu bổ đường xá, lúc thì tại Khu Kiều Lộ Sài Gòn Tây (Chợ Lớn) gồm 6 quận 5, 6, 7, 8, 10 và 11, lúc thì tại Khu Kiều Lộ Sài Gòn Đông (Sài Gòn) gồm 5 quận 1, 2, 3, 4 và 9. Hàng ngày họp với các ông cai lục lộ phụ trách từng khu vực, nghe báo cáo đường thì ngập nước sau cơn mưa, đường thì có ổ gà, nhựa đường tróc hết trơ lớp đá xanh đá đỏ nền đường, đường thì dân xây cất trên lộ giới tràn ra lề đường, nên tôi gần như thuộc lòng tên hơn 300 con đường.Qua bao nhiêu năm lịch sử của thành phố, hầu hết đều có tên Tây như:
Boulevard Charner
Boulevard Galliéni
Boulevard Kitchener
Boulevard Norodom v.v
Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 chính quyền Pháp bàn giao cho Chính Phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất. Trong lịch sử của các thành phố có bao nhiêu lần đổi tên hàng loạt toàn bộ các con đường như thế này? Có lẽ vô cùng hiếm hoi.
Tumblr media
Đại lộ Trần Hưng Đạo, Sài Gòn năm 1967 (Ảnh của John Beck)Việc đối chiếu tên các danh nhân trong lịch sử 4000 năm để đặt tên đường sao cho hợp lý không phải dễ. Chỉ nghĩ đơn thuần, khi dùng tên Vua “Trần Nhân Tôn” và Tướng “Trần Hưng Đạo”, người làm dưới trướng của Vua, để đặt tên cho 2 con đường thì đường nào to và quan trọng hơn? Câu hỏi nhỏ như vậy còn thấy không đơn giản, huống chi cân nhắc cho ngần ấy con đường trong một thời gian gấp rút thật không dễ.Lúc bấy giờ công việc này được giao cho Ty Kỹ Thuật mà Phòng Hoạ Đồ là phần hành trực tiếp. May mắn thay cho thành phố có được nhà văn Ngô Văn Phát**, bút hiệu Thuần Phong, có bằng Cán Sự Điền Điạ lúc ấy đang giữ chức Trưởng Phòng Hoạ Đồ.
Tumblr media
Thuần Phong Ngô Văn Phát hình phụ bản Như Việt LưuNăm 1956, sau hơn ba tháng nghiên cứu, ông đã đệ trình lên Hội Đồng Đô Thành, và toàn bộ danh sách tên đường ấy đã được chấp thuận. Khi tôi vô làm năm 1965 và hàng ngày lái xe đi công trường, đụng chạm với các con đường mới cảm nhận được sự uyên bác về lịch sử của ông. Nhìn những tên đường trên họa đồ, khu nào thuộc trung tâm thành phố, khu nào thuộc ngoại ô, đường nào tên gì và vị trí gắn bó với nhau, càng suy nghĩ càng hiểu được cái dụng ý sâu xa của tác giả.Các đường được đặt tên với sự suy nghĩ rất lớp lang mạch lạc với sự cân nhắc đánh giá bao gồm cả công trạng từng anh hùng một lại phù hợp với địa thế, và các dinh thự đã có sẵn từ trước. Tác giả đã cố gắng đem cái nhìn vừa tổng quát lại vừa chi tiết, những khía cạnh vừa tình vừa lý, đôi khi chen lẫn tính hài hước, vào việc đặt tên hiếm có này. Tôi xin kể ra đây vài thí dụ, theo sự suy đoán riêng của mình, bởi vì ông có nói ra đâu, nhưng tôi thấy rõ ràng là ông có ý ấy:
Đầu tiên là những con đường mang những lý tưởng cao đẹp mà toàn dân hằng ao ước: Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Cộng Hoà, Thống Nhất. Những con đường hoặc công trường này đã nằm ở những vị trí thích hợp nhất.
Đường đi ngang qua Bộ Y Tế thì có tên nào xứng hơn là Hồng Thập Tự.
Đường de Lattre de Tassigny chạy từ phi trường Tân Sơn Nhất đến bến Chương Dương đã được đổi tên là Công Lý, phải chăng vì đi ngang qua Pháp Đình Sài Gòn. Con đường dài và đẹp rất xứng đáng. Ba đường Tự Do, Công Lý và Thống Nhất giao kết với nhau nằm sát bên nhau bên cạnh dinh Độc Lập.
Đại Lộ Nguyễn Huệ nằm giữa trung tâm Sài Gòn nối từ Toà Đô Chánh đến bến B��ch Đằng rất xứng đáng cho vị anh hùng đã dùng chiến thuật thần tốc phá tan hơn 20 vạn quân Thanh. Đại Lộ này cũng ngắn tương xứng với cuộc đời ngắn ngủi của ngài.
Những danh nhân có liên hệ với nhau thường được xếp gần nhau như Đại Lộ Nguyễn Thái Học với đường Cô Giang và đường Cô Bắc, cả ba là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Hoặc đường Phan Thanh Giản với đường Phan Liêm và đường Phan Ngữ, Phan Liêm và Phan Ngữ là con, đã tiếp tục sự nghiệp chống Pháp sau khi Phan Thanh Giản tuẫn tiết.
Những đại lộ dài nhất được đặt tên cho các anh hùng Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi và Hai Bà Trưng. Mỗi đường rộng và dài tương xứng với công dựng nước giữ nước của các ngài.
Tumblr media
Đại lộ Lê Lợi, Sài Gòn năm 1967 (Ảnh của John Beck)
Đường mang tên Lê Lai, người chịu chết thay cho Lê Lợi thì nhỏ và ngắn hơn nằm cận kề với đại lộ Lê Lợi.
Đường Khổng Tử và Trang Tử trong Chợ Lớn với đa số cư dân là người Hoa.
Bờ sông Sài Gòn được chia ra ba đoạn, đặt cho các tên Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, và Bến Hàm Tử, ghi nhớ những trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử chống quân Mông Cổ, chống Nhà Nguyên của Hưng Đạo Đại Vương vào thế kỷ 13.
Cụ Nguyễn Du, mà thầy đồ Thiệp, người dạy học vỡ lòng cho tôi, khi nói chuyện với cha tôi, bao giờ cũng gọi với danh xưng Cụ Thánh Tiên Điền. Cuốn truyện Kiều của cụ ngày nay được chúng ta dùng như là khuôn mẫu cho tiếng Việt, khi có sự tranh luận về danh từ hay văn phạm, người ta thường trích một câu Kiều làm bằng. Vậy phải tìm đường nào đặt tên cho xứng? Tôi thấy con đường vừa dài vừa có nhiều biệt thự đẹp, với hai hàng cây rợp bóng quanh năm, lại đi ngang qua công viên đẹp nhất Sài Gòn, vườn Bờ Rô, và đi ngang qua Dinh Độc Lập, thì quá xứng đáng. Không có đường nào thích hợp hơn. Tuyệt! Vườn Bờ Rô cũng được đổi tên thành Vườn Tao Đàn làm cho đường Nguyễn Du càng thêm cao sang.
Vua Lê Thánh Tôn, người lập ra Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú, cũng cho mang tên một con đường ở địa thế rất quan trọng, đi ngang qua một công viên góc đường Tự Do, và đi trước mặt Toà Đô Chánh.
Trường nữ Trung Học Gia Long lớn nhất Sài Gòn thì, (trớ trêu thay?), lại mang tên ông vua sáng lập nhà Nguyễn. Trường nữ mà lại mang tên nam giới! Có lẽ nhà văn Thuần Phong muốn làm một chút gì cho trường nữ Trung Học công lập lớn nhất thủ đô có thêm nữ tính, nên đã đặt tên hai đường song song nhau cặp kè hai bên trường bằng tên của hai nữ sĩ: Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm. Chùa Xá Lợi nằm trên đường Bà Huyện Thanh Quan thấy cũng nhẹ nhàng.
Thẳng góc với hai đường Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm là đường Hồ Xuân Hương. Ba nữ sĩ nằm bên cạnh nhau, thật là có lý, nhưng có lý hơn nữa có lẽ là đường Hồ Xuân Hương đi ngang qua bệnh viện Da Liễu. Tác giả những câu thơ “Vành ra ba góc da còn thiếu, Khép lại hai bên thịt vẫn thừa” mà cho mang tên đường có bệnh viện Da Liễu có lẽ cũng xứng hợp.
Ông Nhà Văn – Trưởng Phòng Họa Đồ quả là sâu sắc.Rất tiếc là lúc vào làm việc thì Thuần Phong Ngô Văn Phát đã về hưu nên tôi không được hân hạnh gặp mặt. Mãi sau này mới có dịp đọc tiểu sử của ông, mới hết thắc mắc làm sao chỉ là một công chức như tôi mà ông đã làm được việc quá xuất sắc và hi hữu này.Cũng chuyện đặt tên đườngVua Lê Thánh Tôn đã mở mang bờ cõi nước ta từ Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Rồi sau đó, chúa Nguyễn Hoàng và con cháu đã vượt đèo Cù Mông, đánh chiếm Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, vĩnh viễn xóa sổ nước Chiêm Thành khỏi bản đồ thế giới. Rồi còn tiếp tục mang về cho dân tộc cả một đồng bằng Nam Phần mênh mông bao la, từ Đồng Nai đến Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc…Cũng phải kể luôn cả “Hoàng Triều Cương Thổ” (vùng đất mà thực dân Pháp dành riêng cho các vua nhà Nguyễn) là vùng Cao nguyên Trung phần trù phú màu mỡ hiện nay. Dĩ nhiên công cuộc mở mang bờ cõi này cũng bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Truờng Sa nữa.Nghĩa là hơn một nửa diện tích đất liền của Việt Nam hiện nay là do dòng họ của Chúa Nguyễn Hoàng đã mang về cho dân tộc Việt Nam!Riêng Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần, là người đã có công rất lớn trong công cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là Chúa Hiền Vương đã đóng góp rất nhiều công sức trong việc bình định và chinh phục vùng đất Gia Định ngày xưa. Gia định ngày xưa bao gồm Biên Hòa, Long Khánh, Bà Rịa, Vũng Tàu, Tây Ninh, Phước Long, Bình Long, Long An, Mỹ Tho, Gia Định, Sài Gòn… bây giờ. Cho nên chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã lấy tên của Ngài để đặt cho một trong hai con đường chính từ hướng Bắc dẫn vào trung tâm Thành Phố Sài Gòn. (Chế độ sau này đã thay Hiền Vương bằng tên của Võ Thị Sáu – Đường Nguyễn Hoàng bị đổi thành Trần Phú…).Loại bỏ tên của Chúa Nguyễn Hoàng, của Chúa Hiền Vương và các vị ân nhân của dân tộc trong công cuộc Nam Tiến ra khỏi bản đồ Sài Gòn và các thành phố Miền Nam là điều mà tục ngữ ca dao bình dân gọi là “ăn cháo, đá bát”.Đấy là chưa nói tới giấc mộng… Tây Tiến chưa thành. Hai vị trung thần nhà Nguyễn là Lê Văn Duyệt và Trương Minh Giảng đã mở mang bờ cõi nước ta tới tận biên giới… Thái Lan bây giờ, đã thiết lập thêm một Trấn mới là Trấn Tây Thành, (hai Trấn kia là Trấn Bắc Thành và Trấn Gia Định Thành). Phải chăng chính vì vậy mà ngay từ khi vừa giành được chủ quyền từ tay thực dân Pháp, hai con đường lớn từ trung tâm Sài Gòn hướng về Bà Quẹo để sang thẳng đất Miên qua ngả Gò Dầu, đã được mang tên hai vị Anh Hùng Tây Tiến nổi danh này. Đó là đường Trương Minh Giảng và đường Lê Văn Duyệt. Phải chăng đó cũng như là một nhắc nhở cho các thế hệ mai sau về một sứ mạng chưa thành, một “Mission unaccomplished”…Vũ Linh Châu và Nguyễn Văn Luân/ TrithucvnĐăng lại có chỉnh sửa từ bài viết “Ai đã đặt tên cho các đường phố Sài Gòn trước 1975?” https://dangnho.com/doi-song/xua/nguoi-dat-ten-cho-cac-duong-pho-sai-gon-truoc-1975-va-y-nghia-cua-chung.html
0 notes
quynhvynguyen · 7 years
Text
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO CÁC ĐƯỜNG PHỐ SAIGON TRƯỚC 1975?
Tác Giả: Vũ Linh Châu/Nguyễn Văn Luân
Trong những năm làm việc tại Tòa Đô Chánh Saigon, tôi có dịp góp phần trông coi việc xây dựng và tu bổ đường xá, lúc thì tại Khu Kiều Lộ Saigon Tây (Chợ Lớn) gồm 6 quận 5, 6, 7, 8, 10 và 11, lúc thì tại Khu Kiều Lộ Saigon Đông (Saigon) gồm 5 quận 1, 2, 3, 4 và 9. Hàng ngày họp với các ông cai lục lộ phụ trách từng khu vực, nghe báo cáo đường thì ngập nước sau cơn mưa, đường thì có ổ gà, nhựa đường tróc hết trơ lớp đá xanh đá đỏ nền đường, đường thì dân xây cất trên lộ giới tràn ra lề đường, nên tôi gần như thuộc lòng tên hơn 300 con đường. Qua bao nhiêu năm lịch sử của thành phố, hầu hết đều có tên Tây như: · Boulevard Charner · Boulevard Galliéni · Boulevard Kitchener · Boulevard Norodom v.v Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 chính quyền Pháp bàn giao cho chính phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Để đánh dấu việc dành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sàigòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất. Trong lịch sử của các thành phố có bao nhiêu lần đổi tên hàng loạt toàn bộ các con đường như thế này? Có lẽ vô cùng hiếm hoi. Việc đối chiếu tên các danh nhân trong lịch sử 4000 năm để đặt tên đường sao cho hợp lý không phải dễ. Chỉ nghĩ đơn thuần, khi dùng tên Vua “Trần Nhân Tôn” và Tướng “Trần Hưng Đạo”, người làm dưới trướng của Vua, để đặt tên cho 2 con đường thì đường nào to và quan trọng hơn? Câu hỏi nhỏ như vậy còn thấy không đơn giản, huống chi cân nhắc cho ngần ấy con đường trong một thời gian gấp rút thật không dễ. Lúc bấy giờ công việc này được giao cho Ty Kỹ Thuật mà Phòng Hoạ Đồ là phần hành trực tiếp. May mắn thay cho thành phố có được nhà văn Ngô Văn Phát**, bút hiệu Thuần Phong, có bằng Cán Sự Điền Điạ lúc ấy đang giữ chức Trưởng Phòng Hoạ Đồ. Năm 1956, sau hơn ba tháng nghiên cứu, ông đã đệ trình lên Hội Đồng Đô Thành, và toàn bộ danh sách tên đường ấy đã được chấp thuận. Khi tôi vô làm năm 1965 và hàng ngày lái xe đi công trường, đụng chạm với các con đường mới cảm nhận được sự uyên bác về lịch sử của ông. Nhìn những tên đường trên họa đồ, khu nào thuộc trung tâm thành phố, khu nào thuộc ngoại ô, đường nào tên gì và vị trí gắn bó với nhau, càng suy nghĩ càng hiểu được cái dụng ý sâu xa của tác giả. Các đường được đặt tên với sự suy nghĩ rất lớp lang mạch lạc với sự cân nhắc đánh giá bao gồm cả công trạng từng anh hùng một lại phù hợp với điạ thế, và các dinh thự đã có sẵn từ trước. Tác giả đã cố gắng đem cái nhìn vừa tổng quát lại vừa chi tiết, những khiá cạnh vừa tình vừa lý, đôi khi chen lẫn tính hài hước, vào việc đặt tên hiếm có này. Tôi xin kể ra đây vài thí dụ, theo sự suy đoán riêng của mình, bởi vì ông có nói ra đâu, nhưng tôi thấy rõ ràng là ông có ý ấy: - Đầu tiên là những con đường mang những lý tưởng cao đẹp mà toàn dân hằng ao ước: Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Cộng Hoà, Thống Nhất. Những con đường hoặc công trường này đã nằm ở những vị trí thích hợp nhất. - Đường đi ngang qua Bộ Y Tế thì có tên nào xứng hơn là Hồng Thập Tự. - Đường de Lattre de Tassigny chạy từ phi trường Tân Sơn Nhất đến bến Chương Dương đã được đổi tên là Công Lý, phải chăng vì đi ngang qua Pháp Đình Sàigòn. Con đường dài và đẹp rất xứng đáng. Ba đường Tự Do, Công lý và Thống Nhất giao kết với nhau nằm sát bên nhau bên cạnh dinh Độc Lập. - Đại lộ Nguyễn Huệ nằm giữa trung tâm Sàigòn nối từ Toà Đô Chánh đến bến Bạch Đằng rất xứng đáng cho vị anh hùng đã dùng chiến thuật thần tốc phá tan hơn 20 vạn quân Thanh. Đại lộ này cũng ngắn tương xứng với cuộc đời ngắn ngủi của ngài. - Những danh nhân có liên hệ với nhau thường được xếp gần nhau như Đại Lộ Nguyễn Thái Học với đường Cô Giang và đường Cô Bắc, cả ba là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Hoặc đường Phan Thanh Giản với đường Phan Liêm và đường Phan Ngữ, Phan Liêm và Phan Ngữ là con, đã tiếp tục sự nghiệp chống Pháp sau khi Phan Thanh Giản tuẫn tiết. - Những đại lộ dài nhất được đặt tên cho các anh hùng Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi và Hai Bà Trưng. Mỗi đường rộng và dài tương xứng với công dựng nước giữ nước của các ngài. - Đường mang tên Lê Lai, người chịu chết thay cho Lê Lợi thì nhỏ và ngắn hơn nằm cận kề với đại lộ Lê Lợi. - Đường Khổng Tử và Trang Tử trong Chợ Lớn với đa số cư dân là người Hoa. - Bờ sông Sàigon được chia ra ba đoạn, đặt cho các tên Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, và Bến Hàm Tử, ghi nhớ những trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử chống quân Mông cổ, chống Nhà Nguyên cuả Hưng Đạo Đại Vương vào thế kỷ 13. - Cụ Nguyễn Du, mà thầy đồ Thiệp, người dạy học vỡ lòng cho tôi, khi nói chuyện với cha tôi, bao giờ cũng gọi với danh xưng Cụ Thánh Tiên Điền. Cuốn truyện Kiều của cụ ngày nay được chúng ta dùng như là khuôn mẫu cho tiếng Việt, khi có sự tranh luận về danh từ hay văn phạm, người ta thường trích một câu Kiều làm bằng. Vậy phải tìm đường nào đặt tên cho xứng? Tôi thấy con đường vừa dài vừa có nhiều biệt thự đẹp, với hai hàng cây rợp bóng quanh năm, lại đi ngang qua công viên đẹp nhất Saigon, vườn Bờ Rô, và đi ngang qua Dinh Độc Lập, thì quá xứng đáng. Không có đường nào thích hợp hơn. Tuyệt! Vườn Bờ Rô cũng được đổi tên thành Vườn Tao Đàn làm cho đường Nguyễn Du càng thêm cao sang. - Vua Lê Thánh Tôn, người lập ra Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú, cũng cho mang tên một con đường ở địa thế rất quan trọng, đi ngang qua một công viên góc đường Tự Do, và đi trước mặt Toà Đô Chánh. - Trường nữ trung học Gia Long lớn nhất Sài gòn thì, (trớ trêu thay?), lại mang tên ông vua sáng lập nhà Nguyễn. Trường nữ mà lại mang tên nam giới! Có lẽ nhà văn Thuần Phong muốn làm một chút gì cho trường nữ trung học công lập lớn nhất thủ đô có thêm nữ tính, nên đã đặt tên hai đường song song nhau cặp kè hai bên trường bằng tên của hai nữ sĩ: Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm. Chùa Xá Lợi nằm trên đường Bà Huyện Thanh Quan thấy cũng nhẹ nhàng. - Thẳng góc với hai đường Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm là đường Hồ Xuân Hương. Ba nữ sĩ nằm bên cạnh nhau, thật là có lý, nhưng có lý hơn nữa có lẽ là đường Hồ Xuân Hương đi ngang qua bệnh viện Da Liễu. Tác giả những câu thơ “Vành ra ba góc da còn thiếu, Khép lại hai bên thịt vẫn thừa” mà cho mang tên đường có bệnh viện Da Liễu có lẽ cũng xứng hợp. Ông Nhà Văn - Trưởng Phòng Họa Đồ quả là sâu sắc. Rất tiếc là lúc vào làm việc thì Thuần Phong Ngô văn Phát đã về hưu nên tôi không được hân hạnh gặp mặt. Mãi sau này mới có dịp đọc tiểu sử của ông, mới hết thắc mắc làm sao chỉ là một công chức như tôi mà ông đã làm được việc quá xuất sắc và hi hữu này. 
Tiểu sử nhà văn lấy từ nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%91_Phang
*** Nhà văn, nhà họa đồ Ngô Văn Phát, bút hiệu Thuần Phong, Tố Phang, Đồ Mơ, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Thuở nhỏ học ở Bạc Liêu, Sài Gòn, đậu bằng Thành Chung rồi nhập ngạch họa đồ ngành công chánh. Ông ham thích văn chương từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, từng có thơ đăng trên Phụ nữ tân văn, họa mười hai bài Thập thủ liên hoàn của Thương Tân Thị... Có lúc ông dạy Việt văn tại trường Pétrus ký Sài Gòn. Năm 1957 ông có bài đăng trên bộ Tự điển Encyclopedia - Britannica ở Luân Đôn (Anh Quốc). Đó là chuyên đề Khảo cứu về thành phố Sài Gòn. Năm 1964 chuyên đề Ca dao giảng luận in trên tạp chí Trường Viễn đông Bác cổ ở Paris (sau in thành sách ở Sài Gòn). Cùng năm này Trường Cao học Sorbonne (Paris), ông cũng có chuyên đề Nguyễn Du et la métrique populaire (Nguyễn Du với thể dân ca) trong bộ sách nhan đề: Mélanges sur Nguyen Du (Tạp luận về Nguyễn Du). Những năm 70 ông được mời giảng môn Văn học dân gian tại Đại học Văn khoa, Sư phạm Huế và Cần Thơ. Ông mất trong năm 1983 tại Sài Gòn.
82 notes · View notes
Text
Nhà Của Phù Thủy — Nhật Ký Của Ellen (Review)
Nhà Của Phù Thủy — Nhật Ký Của Ellen (Review)
Câu chuyện kể về một con Robot nhận mệnh lệnh trở về quá khứ để bảo vệ một nhân vật khỏi những kẻ luôn đe dọa anh và giúp anh ta thực hiện những chuyến hành trình đầy nguy hiểm, gian khó”. Ông thường nói: một đóa hoa hồng phải trở thành một đóa hoa hồng” (A rose wants to be a rose), và cho rằng mọi sự vật đều có một ý chí sinh tồn” (Existence will), Ý chí sinh tồn quyết định đặc tính tự nhiên của mọi vật (Existence will determiness the very nature of things). Giữ vững kỷ cương đất nước giáo dục đạo đức Dân, Quan, Vua đều theo một Đạo Luật Minh Chính, ai ai cũng là chủ của xã hội, chủ của non sông Tổ Quốc. Tác phẩm mở đầu là Gốc gội xù xì” của Hà Cẩm Anh đã cho chúng ta thấy một lối kể chuyện điềm tĩnh, trong đó sử dụng ngôn ngữ ghi chép khách quan đến lạnh lùng, ẩn chức niềm xót xa phẫn uất. Để dòng họ phát triển, rõ tổ tông và sau này cho phép con cháu các đời về nhận họ, mỗi gia tộc đều lập gia phả, tổ chức giỗ chạp trong nội tộc cho mọi người cùng chiêm bái. Họ lập miếu thờ chúng, chẳng hạn hiện tượng còn thấy ở các tỉnh Giang-tô, Trấn-giang, v.v... Ở đây người ta cầu xin thần ếch xanh phù hộ cho mình buôn bán phát tài và tránh các bệnh tật... Vì vậy, có thể tin truyện Thần Ếch Xanh 青 蛙 神 trong Liêu trai chí dị 聊 齋 志 異 bắt nguồn từ một truyện cổ tích dân gian hay ít ra Bồ Tùng Linh cũng dựa vào tín ngưỡng mà hư cấu nên. Seth là một kẻ khao khát biến mọi thứ thành sa mạc, và lan truyền sức mạnh của Shurima lên khắp các lục địa. Trong tiêu đề ngắn gọn như mọi tiêu đề khác, cuốn Nguồn gốc của muôn loài có thể gây ra sự hiểu nhầm cho những người đọc đương đại. Muốn có một Quốc Gia yên ổn Thái Bình Thịnh Trị, thời phải biết dạy dân sống theo Hiến Pháp, Luật Pháp, Đạo Đức hướng về Cội Nguồn. Nếu thế lực mạnh hơn ta gấp trăm nghìn lần, thế lực ngoại xâm là đá, còn thế lực của ta là trứng. Kinh Dương Vương bị cuốn theo sắc đẹp bước chân, tà áo và sự tìm kiếm của nàng.
Những bức hoạ thể hiện không có rốn trông không tự nhiên và một số nghệ sĩ đã che đi phần thân thể này của họ, thỉnh thoảng bằng cách thể hiện họ được che phần cơ thể đó bằng tay hay một vật thể khác. Theo Robert Kirkman, trong thế giới của The Walking Dead, con người tại đây chưa từng biết đến những xác sống trong các tác phẩm điện ảnh của George A. Romero , vậy nên xác sống cũng chưa từng xuất hiện trong trí tưởng tượng của họ. Biết ơn Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên hai vị sử gia dám cả gan ghi những điều hoang đường diệu vợi vào chính sử. Những dòng chữ đó như đám bèo mà nhiều thế hệ Việt bám lấy để quẫy đạp lội ngược dòng lũ thời gian tìm về nguồn cội. Cha sống một mình, cha lại đang già đi. Con biết, buổi tối cha ngồi đó nghĩ về tất cả những người cha ghét. Rồi kết thành sử liệu để cho đời sau, sự truyền khẩu qua nhiều thế hệ, thêm bớt làm cho Văn Hóa Cội Nguồn biến dạng mất gốc, có nhiều điểm sai sự thật, dựa vào đó mà kết thành sử liệu thời cũng sai, cái sai dây chuyền. Những cảm giác này có nguồn gốc từ đâu, cơ chế hoạt động của chúng ra sao, làm thế nào để điều khiển chúng... vẫn còn là bí mật, mà ngay cả những nghiên cứu tiên phong như các nghiên cứu của Robert J. Lefkowitz và Brian K. Kobilka mới chỉ được hé lộ một phần nhỏ. Về mặt này có thể xem truyện kể dân gian như là một sự phản ánh văn hóa và tri thức của nhân loại. Cuối tiểu kiếp thứ 9, sắp chuyển sang tiểu kiếp thứ 10, các con hãy khiến con cháu của các con đến dãy núi Long Hoa ấy làm nhà Rồng Tiên.<img {class='alignleft' style='float:left;margin-right:10px;'|class='aligncenter' style='display: block;margin-left:auto;margin-right:auto;'|class='alignright' style='float:right;margin-left:10px;'} src="http://heodep.net/wp-content/uploads/2017/03/gia-dinh-loan-luan-ke-yuko-shiraki-dam-dang-va-con-trai.png" width="205" alt="{}"/>
Những cư dân định cư xung quanh hai vùng năng lượng này cảm thấy cuộc sống của họ phụ thuộc vào hai nguồn sức mạnh ấy. Họ xây dựng những đền thờ xung quanh hai nguồn năng lượng ấy, tạo thành những Ancient và tôn kính như những thực thể thần thánh rơi xuống mặt đất. Tôi đã bị cuốn hút đến mức trong phòng làm việc của tôi chỉ treo mỗi tranh Đông Hồ thôi, thậm chí tôi đã bỏ luôn cả công việc đang làm khá tốt để có nhiều thời gian dành cho việc giải đáp bí ẩn này mặc dù chưa biết chuyện này sẽ đi đến đâu. Con người là giai cấp Động vật Chính trị, dòng máu Chính Nghĩa, tự chủ trực tính của chính mình, vì vậy con người có thể nhận thức được cuộc sống của chính mình, sống trong hạnh phúc hay sống trong đau khổ. Đi vào thực tiễn của đời sống với nhận thức chánh kiến, con người cần phải thực tập hạnh thiểu dục(1) và tri túc(2). Vận nước dài hay ngắn, như nhà sư Ðỗ Pháp Thuận đã nói từ trước, chỉ nằm trong mối quan hệ nhân quả giữa người cầm quyền với người dân và điều nhỡn tiền của quan hệ ấy, nếu tốt đẹp, là sự thái bình yên vui cho mọi người và ngược lại, sẽ là mầm tai họa. Phật nói : Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt, Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp. Chúng ta là con cháu Tiên Rồng, thời phải tận trung, chí hiếu, tôn thờ bảo vệ gìn giữ Cội Nguồn Văn Hóa Tiên Rồng. Và rồi cũng ở thời điểm ấy, khi đang là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, tôi đã đưa cuốn Đàn hương hình” lên sóng trong chương trình Đọc chuyện đêm khuya của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Cuối cùng, vì không chịu được sự thống khổ này, nàng nảy ra suy nghĩ tiêu cực, nàng nghĩ thầm rằng, nếu mẹ chồng không còn sống, thì chuyện hôn sự này cũng không thể tiến hành được. Người xa lạ càng nghe Thái Tử thuyết giáo càng kinh ngạc trước sự hiểu biết phi phàm của Thái Tử có thể nói là chưa từng thấy chưa từng nghe. Không có bất kỳ một lý do nào được phép ly dị. Chúa nói: Tôi nói cho các ông biết: ngoại trừ hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ và cưới vợ khác là ngoại tình.” Nếu người nam và người nữ luôn đặt nền tảng gia đình trên cội nguồn là Ân sủng và Tình yêu” thì luôn có một gia đình hạnh phúc, như Gia Đình Thánh Gia Nazazét xưa. Bà Linh nghi ngờ giữa con dâu và chồng mình có quan hệ mờ ám. Thậm chí, bà còn cho rằng đứa cháu nội (con của vợ chồng anh Hiếu, hiện hơn 1 tuổi - PV) là con của chồng mình với cô con dâu: Tôi đang tìm hiểu thủ tục giám định ADN xem cháu bé là con của ai. Từ khi bị tôi phát hiện ra mối quan hệ bất chính này, con bé đó xấu hổ bỏ ra ngoài thuê nhà trọ, và có dám nhìn mặt tôi đâu”, bà Linh cho biết. Dẩn đến thất truyền, không còn phát huy rộng lớn được nữa, đi vào bế tắc, vì vậy Văn Hóa Cội Nguồn tưởng như là mất hẳn, bất ngờ đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái rực thắm mùa xuân cả đất trời. Ít ai thể ngờ, tại hiện trường nơi bà Thanh gặp nạn, chính cô con dâu Kiều Loan là người tri hô, kêu cứu hàng xóm rằng mẹ chồng mình -bị ngã dẫn đến nguy kịch. Bởi vì cuốn sách Nguồn gốc của muôn loài là sự giả thích của Darwin về lý thuyết lựa chọn tự nhiên của ông.
Gần đây nhất, trong khuôn khổ Hội sách ở Thành phố Hồ Chí Minh vừa mới diễn ra, cũng đã có một cuộc hội thảo khoa học rất quan trọng và vô cùng thú vị: Người Việt có mê đọc sách?” Quả là văn hóa đọc của chúng ta đang có vấn đề. Theo nhà văn Nguyên Ngọc, cần vận động khôi phục, xây dựng các tủ sách gia đình, chống lại kiểu văn hóa trọc phú, nhà giàu nào cũng có một tủ rượu rất sang mà tuyệt đối không có tủ sách, đem khoe với mọi người bao giờ cũng là khoe tủ rượu chứ có khoe tủ sách đâu. Tuy nhiên, đêm 23-4, trước lúc xảy ra sự việc, một số ít người dân khẳng định họ có nghe tiếng cãi cọ, la mắng giữa bà Thanh và Loan. Phật dạy rằng trở thành chúng sanh là do ngũ uẩn ngăn che làm chúng ta không nhận được cội nguồn tâm linh, ví như dòng nước bị người ta đắp đập cản lại, nên ở phía dưới nguồn, đất bị khô chỉ cho cuộc sống của chúng ta tràn ngập khổ đau, trong khi ở trên nguồn vẫn có nước mà không chảy được. Câu chuyện Xuân Diệu có phải là đồng tính không đến đây hẳn không còn là vấn đề nữa. Chưa kể, tuy không tham gia vào việc làm ăn buôn bán nhưng hàng tháng cô ta vẫn được cha mẹ chồng cho tiền tiêu vặt, có khi lên tới cả chục triệu đồng. Hỏi: Dân Tộc Việt Nam thừa hưởng di sản Cội Nguồn quí giá như vậy, sao không biết phát huy để thừa hưởng mà còn tìm kiếm những Văn Hóa đâu đâu, dẩn đến nô lệ chiến tranh loạn lạc, nồi da nấu thịt lạc hậu nghèo đói truyền miên. Nhục dục của đàn bà lại càng đe dọa quyền lực của đàn ông, nên phải nằm dưới sự kiểm soát của bố và chồng của người đàn bà. Vẫn là câu chuyện khi Barry về nhà và mẹ bị giết cùng việc cha bị buộc tội và bị đưa vào tù. Nhưng sau khi cha mẹ bị hại, Barry được Darryl Frye, một thanh tra đưa về làm con nuôi.
1 note · View note
daycattocgiare · 6 years
Text
Hoa hậu Mỹ Linh diện đầm trễ vai xinh đẹp giao lưu với sinh viên
Cuối tuần qua, chương trình giao lưu "Hành trình từ trái tim" đã được tổ chức tại Đại học Nha Trang và Cao đẳng Sư Phạm Nha Trang (Khánh Hòa). Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, người đẹp truyền thông Ngọc Linh và ca sĩ Maya nhận được nhiều quan tâm khi giao lưu, ký tặng sách cho sinh viên.
Ba người đẹp xuất hiện tại chương trình.
Hoa hậu Mỹ Linh chia sẻ rất vinh dự khi đồng hành cùng chương trình vì cô được góp phần truyền cảm hứng tạo thói quen đọc sách cho các bạn trẻ. Câu chuyện vượt qua khó khăn, thử thách để đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2016 và giành giải Người đẹp nhân ái cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2017 của Mỹ Linh gây ấn tượng với các bạn sinh viên.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh.
Mỹ Linh kể, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam bao giờ cũng gây xúc động mạnh mỗi khi cô nghĩ đến. Bởi đây là cuộc thi mà cô đã phải một mình “chiến đấu”, không ekip, không người thân, không bạn bè ở bên như các bạn khác. “Trong khi nhiều thí sinh đầu tư về trang phục, make up, tập luyện rất kỹ trước đó, thì Linh phải mượn đồ của bạn, đồ không mặc được cũng mượn đề phòng khi cần, kinh phí hạn hẹp... Linh phải tự trang điểm, là lượt trang phục, chi trả các khoản phát sinh. Nhiều khi Linh thấy tủi thân nhưng lại nghĩ, chính điều đó khiến Linh mạnh mẽ, tự lập hơn và đây cũng là một trong những yếu tố Linh được ban tổ chức đánh giá tốt. Kết quả đêm chung kết ngoài sức mong đợi nhưng Linh nghĩ mình xứng đáng với những gì đang có”, Mỹ Linh chia sẻ.
Đỗ Mỹ Linh giành được thiện cảm nhờ sự thân thiện.
Một năm sau đăng quang Hoa hậu Việt Nam, cô gái nhỏ nhắn với gương mặt bầu bĩnh và nụ cười hiền đã giành được danh hiệu Người đẹp nhân ái tại Hoa hậu Thế giới 2017 với dự án Cõng điện lên bản ở thôn Cu Vai (Yên Bái). Đó là những ngày Yên Bái mưa lớn liên tục gây lũ lụt, sạt lở, sập cầu. Thôn Cu Vai bị cô lập hoàn toàn khiến Mỹ Linh và ekip thực hiện dự án mất liên lạc với người thân, bạn bè, khán giả ở miền xuôi. “Chỗ ở bị dột, thức ăn cạn kiệt, tắm nước lạnh trên núi, người dân Cu Vai chia sẻ với Linh từng bữa cơm đạm bạc nấu với nước mưa và ăn với măng rừng muối mặn. Chứng kiến cảnh sống khó khăn của người dân nơi đây, Linh nhắc bản thân phải cố gắng hoàn thiện dự án. Cuối cùng, nhìn nét mặt phấn khởi của bà con khi lần đầu có điện, Linh hạnh phúc rơi nước mắt”.
Chia sẻ bí quyết để có thành tích học tập tốt, Mỹ  Linh cho biết chỉ có chăm chỉ, quyết tâm thực hiện vì mục tiêu và chăm đọc sách, đặc biệt là những cuốn sách quý đổi đời có các minh chứng thành công từ những người đi trước. Ngoài ra, những cuốn sách dạy cách làm người, đối nhân xử thế như “Đắc nhân tâm” cũng mang lại nhiều cơ hội thành công hơn cho người đọc. “Đó là lý do Mỹ Linh thích cuốn sách này bởi do tính chất công việc phải gặp gỡ nhiều người, nhờ đọc sách, Linh học được cách ứng xử tế nhị, biết yêu thương mọi người, biết cách thuyết phục, khiến người đối diện yêu mến và ủng hộ mình”. 
PC_Article_Middle
Phạm Ngọc Linh xinh đẹp và rạng rỡ. 
Phạm Ngọc Linh – cô tiếp viên hàng không Việt Nam Airline, thí sinh tài năng lọt vào top 10 Hoa hậu Việt Nam 2018 và giành giải thưởng Người đẹp truyền thông đã chia sẻ với sinh viên về hành trình đến với cuộc thi Hoa hậu Việt Nam và “bật mí” cách để có thể thông thạo hai ngoại ngữ Anh – Nhật. Cuốn sách mà Ngọc Linh thích nhất là “Khuyến học” bởi những bài học về sự quyết tâm, nỗ lực vượt lên chính mình.
Maya tại  “Hành trình từ trái tim”. 
Maya nhận được nhiều thiện cảm của sinh viên khi cô chia sẻ bộ phim của cô mới được giải LHP Kim Mã lần thứ 25 tổ chức tại Đài Loan, Maya được mời đi nhận giải nhưng cô đã xin phép ở lại trong nước để tham gia “Hành trình từ trái tim”. Maya từng tham gia cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị Việt Trung 2006 và đoạt giải Miss Tài năng. Tuy nhiên, với niềm đam mê âm nhạc, Maya xác định, đây mới là hướng đi thực sự của cô, từ đó sự nghiệp của cô bắt đầu phát triển. Tiếp sau đó cô còn lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh và gặt hái nhiều thành công.
Các người đẹp khoe dáng tại phố biển.
C
Sau buổi giao lưu, ba người đẹp cùng nhau đi thăm thành phố biển. Cả ba gây chú ý, hút mọi ánh nhìn của những người có mặt khi xuất hiện xinh đẹp trên bãi cát trắng mịn dưới ánh nắng mặt trời. Mỹ Linh, Ngọc Linh và Maya đã lưu lại những bức ảnh cùng nhau để làm kỷ niệm. Các người đẹp mặc đầm trắng, đặc biệt Mỹ Linh gây chú ý khi mặc váy bó khoe bờ vai thon và ba vòng gợi cảm. Trước đó cô mặc bộ đầm trắng tay bồng nhận được nhiều khen ngợi vì sự trẻ trung, thanh lịch./.
Tố Uyên/VOV.VN Ảnh Thiên Hùng
0 notes
dichthuatco · 4 years
Text
Dịch thuật tại Yên Bái: 1.000+ doanh nghiệp tại Yên Bái tin dùng Copy
Dịch thuật tại Yên Bái là một dịch vụ đặc thù rất cần thiết đễ hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong thời đại 4.0. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về dịch vụ này để có cái nhìn tổng quan cũng như nhận diện được thương hiệu dịch thuật tại Yên Bái uy tín. Mọi thông tin đóng góp vui lòng liên hệ Hotline: 0947.688.883 – 0963.918. 438  Email: [email protected].
Cùng với cách làm xúc tiến đầu tư độc đáo, Yên Bái cũng tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nhất là hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ; công khai, minh bạch hóa toàn bộ thủ tục hành chính; rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng, thành lập doanh nghiệp; thực hiện thanh tra, kiểm tra không quá 1 lần/năm… kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình hình thành dự án cũng như trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thông qua khảo sát doanh nghiệp, đối thoại doanh nghiệp, cà phê doanh nhân; Sau hơn 30 năm, thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế, lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ sở hạ tầng ngày càng được phát triển, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, thu hút một số dự án có quy mô lớn đầu tư vào tỉnh.Hệ thống cơ sở hạ tầng có sự cải thiện đáng kể, hình thành được các khu, cụm công nghiệp, hiện trên địa bàn tỉnh có 4 khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp. Hệ thống giao thông cũng được đầu tư, củng cố và mở rộng các tuyến đường kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Thu hút FDI còn góp phần làm thay đổi quan điểm, tư duy, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, liên tục trong những năm qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Yên Bái đã lên tăng trưởng rất tốt. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tại Yên Bái tham gia các chuỗi cung ứng của các FDI là còn hạn chế, và chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của địa phương. Bên cạnh các yếu tố về năng lực lõi, về thương hiệu, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực biên dịch, phiên dịch ngôn ngữ cũng là một trong những rào cản rất lớn làm cho doanh nghiệp đánh mất đi lợi thế cạnh tranh. Trong khi nhiều doanh nghiệp đanh loay hoay về vấn đề này, thì nhiều doanh nghiệp khác tại Yên Bái cũng đã và rất thành công với các giải pháp thuê ngoài do dịch thuật Việt đảm nhận. Xem thêm dịch thuật tại Phú Yên
Dịch thuật tại Yên Bái là đòn bẫy hợp tác đầu tư
Dịch thuật Yên Bái là dịch vụ gì?
Dịch thuật tại Yên Bái là dịch vụ cung cấp các giải pháp ngôn ngữ bao gồm biên dịch (công chứng, chuyên ngành), phiên dịch dành cho các tổ chức, cá nhân tại địa phương nhằm phá bỏ rào cản về mặt ngôn ngữ. 
Như vậy dịch vụ sẽ bao gồm 2 dịch vụ chính đó là: biên dịch tại Yên Bái và phiên dịch tại Yên Bái. Vậy hai dịch vụ này khác nhau như thế nào? chúng ta sẽ tìm hiểu các khía cạnh chi tiết của dịch vụ thông qua tìm hiểu thông tin chi tiết để có cái nhìn sâu hơn
Biên dịch tại Yên Bái
Biên dịch tại Yên Bái là dịch vụ biên dịch (chuyển đổi) ngôn ngữ dưới hình thức văn bản (bằng chữ viết, giấy tờ, văn kiện, sách báo, email) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi ý nghĩa của nó. Biên dịch còn được gọi là dịch giấy theo cách gọi dân gian, người đảm trách công việc biên dịch tài liệu được gọi là biên dịch viên
Để làm tốt công việc này, biên dịch viên phải làm chủ được ngôn ngữ nguồn và cũng như có hiểu biết về các chuyên ngành cụ thể để có thể biên dịch tốt cả xuôi lẫn ngược các chủ để được giao
Dịch vụ biên dịch có hai dạng cơ bản, đó là dịch thuật công chứng (xác nhận tính pháp lý của bản dịch tại phòng công chứng hoặc phòng tư pháp) và dịch thuật chuyên ngành (có thể có xác nhận của Công ty dịch thuật hoặc không tùy theo yêu cầu cầu khách hàng)
Dấu chứng thực của Công ty dịch thuật và hay dấu chứng thực của công chứng khác nhau như thế nào?
– Dấu chứng thực của công ty dịch thuật sẽ được đóng lên lời chứng của Công ty dịch thuật xác nhận rằng: Bản dịch đã được các biên dịch viên dịch thuật một cách cẫn thận, nội dung đúng với ý nghĩa của văn bản gốc. Đây là dạng xác nhận của công ty đối với những hồ sơ chuyên ngành mà chỉ cần dịch và hiểu nội dung. Phù hợp cho các mục đích dịch thuật thông thường, không cần công chứng bản dịch – Dấu chứng thực của công chứng: con dấu của phòng công chứng (côn chứng tư nhân) hoặc phòng tư pháp cấp Quận, Huyện (công chứng nhà nước). Về bản chất, dấu công chứng tư và công chứng tư pháp sẽ có giá trị pháp lý như nhau. Bản dịch được công chứng tại bất kỳ đâu cũng sẽ có giá trị pháp lý như nhau trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong vòng 6 tháng. Phù hợp với mục đính xin hồ sơ VISA, làm hồ sơ pháp lý cần và các thủ tục liên quan khác mà cơ quan đó yêu cầu bản dịch phải được công chứng trước khi thụ lý hồ sơ
Phiên dịch tại Yên Bái
Phiên dịch là công việc thông dịch ngôn ngữ thông qua lời nói giúp các bên giao tiếp hiểu nhau trong quá trình đàm thoại. Công việc phiên dịch được thực hiện bởi các phiên dịch viên (Interpreter). Có 4 loại hình phiên dịch cơ bản là: phiên dịch nối tiếp, phiên dịch song song, phiên dịch thầm và phiên dịch tháp tùng. Hiện nay dịch thuật Việt đang cung cấp 3 cấp độ phiên dịch viên đó là: phiên dịch cơ bản, phiên dịch chuẩn và phiên dịch chuyên gia. Xem thêm dịch vụ phiên dịch tại đây
Dịch thuật tại Yên Bái hãy để các chuyên gia ngôn ngữ chúng tôi giúp bạn
Là một trong những đơn vị đầu tiên cung cấp dịch vụ dịch thuật tại Yên Bái, Dịch thuật Việt tự hào là vinh dự được 5.000+ tổ chức, và cá nhân tại địa phương tin dùng. Chúng tôi là đơn vị cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp tại Yên Bái tại các địa bàn như: Thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên, Huyện Bình Xuyên , Huyện Sông Lô, Huyện Lập Thạch, Huyện Tam Dương, Huyện Tam Đảo, Huyện Vĩnh Tường , Huyện Yên Lạc
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận được sự tin tưởng đối với dịch vụ của tổ chức, ban ngành tại địa phương như: Sở Nội vụ Yên Bái, Sở Kế hoạch và Đầu tư Yên Bái, Sở Tài chính Yên Bái, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Yên Bái, Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái, Sở Công thương Yên Bái, Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái, Sở Ngoại vụ Yên Bái, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Yên Bái, Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, Sở Xây dựng Yên Bái, Sở Tư pháp Yên Bái, Ban Quản lý Khu kinh tế Yên Bái
Chúng rôi có khả năng cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng, dịch thuật chuyên ngành trên 30 cặp ngôn ngữ thông dụng trong đó tập trung vào các thế mạnh:
Dịch thuật tiếng Anh tại Yên Bái
Chúng tôi có hơn 50 biên dịch viên tiếng Anh làm việc toàn thời gian cùng cộng đồng cộng tác viên 6.000+ biên dịch viên tiếng Anh là các chuyên gia ngôn ngữ đầu ngành, đảm đảm đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất về chất lượng, độ chính xác cũng như thời gian bàn giao tài liệu.
Chúng tôi có khả năng đảm nhận được nhiều loại tài liệu chuyên ngành khó như: dịch hợp đồng kinh tế, dịch báo cáo tài chính, công văn, tờ trình, báo cáo chuyên đề, dịch thuật hồ sơ thầu, dịch tài liệu kỹ thuật với hệ thống cơ sở dữ liệu thuật ngữ lớn nhất trong ngành bao gồm tất cả các ngành nghề, để bản dịch tiếng Anh có độ chính xác cao nhất.
Hệ thống quản lý bản dịch được hỗ trợ bởi AI của chúng tôi sắp xếp hợp lý và tự động hóa toàn bộ quy trình bản địa hóa tài liệu để cung cấp dịch vụ dịch tài liệu tiếng Anh tốt nhất về tính đơn giản và tốc độ trong khi vẫn đạt được độ chính xác ngôn ngữ cao nhất. Hệ sinh thái dịch thuật thông minh dịch thuật Việt cho chúng tôi có khả nẵng xữ lý nhiều định dạng tài liệu điện tử như Word, InDesign, PowerPoint hoặc PDF cùng công nghệ sử dụng OCR (công nghệ nhận dạng ký tự quang học) để tự động chuyển đổi văn bản sang các định dạng có thể chỉnh sửa nhằm mang lại cho khách hàng tại Yên Bái những dịch vụ chất lượng cao với chi phí hợp lý nhất. Xem thêm dịch về dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại đây
Dịch thuật tiếng Trung tại Yên Bái
Những năm gần đây, Nước ta vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm đầu Đông Nam Á. Cùng với đó, các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư của Yên Bái kỳ vọng sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư từ những doanh nghiệp đa quốc gia. Sự gia tăng của dòng vốn FDI đăng ký mới từ Trung Quốc phần nào đã xác nhận xu hướng này.
Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đưa đến cho doanh nghiệp tại Yên Bái nhiều cơ hội để tiếp cận các dự án của những nhà đầu tư Trung Hoa có tiềm lực. Bên cạnh đó, nền giao dục hiện đại của Trung Hoa cũng có sức hút rất lớn đối với các bạn Trẻ tại Yên Bái. Do đó nhu cầu dịch thuật tiếng Trung tại Yên Bái cũng đã trở nên rất thiết thức hơn bao giờ hết. Nhu cầu dịch thuật các tài liệu tiếng Trung để phục vụ cho công việc như: thông tư, nghị định, các hợp đồng kinh tế, tài liệu, hồ sơ, giấy tờ…. của các cá nhân, doanh nghiệp đòi hỏi phải có một đơn vị cung ứng dịch thuật tiếng Trung chuyên nghiệp tại Yên Bái. Tuy nhiên để tìm một Công ty dịch thuật chuyên nghiệp và có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng tốt nhất, hoàn thành theo đúng tiến độ mà khách hàng yêu cầu là một điều không hề dễ dàng.
Với hơn 3000+ dịch giả là các chuyên gia ngôn ngữ có khả năng dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Trung (giản thể hoặc phồn thể), Dịch thuật Việt cam kết rằng, các bản dịch không chỉ chính xác mà còn đúng trọng tâm cốt lõi của mỗi loại hồ sơ, tài liệu. Nhiều dịch giả chuyên nghiệp của chúng tôi là người Việt Gốc Hoa. Ngay cả khi tài liệu nguồn của bạn có tính chất kỹ thuật hoặc pháp lý, chẳng hạn như tài liệu hoặc chứng chỉ về luật tYên Bái hoặc thương mại, chúng tôi tự tin có thể đáp ứng yêu cầu của quý vị. Xem thêm về dịch vụ dịch thuật tiếng Trung tại đây
Dịch thuật tiếng Nhật tại Yên Bái
Các nhà đầu tư Nhật Bản hiện đang có xu hướng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang thị trường Việt Nam để được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của nhà nước. Tiêu biểu trong số này có thể kể đến một số tập thương hiệu lớn có uy tín đang hoạt động ở Việt Nam như: Acecook, Asia Shouwa, Tsuchiya TSCO, Nikon, Canon, Nihon Denkei, Osco International, Kyoei manufacturing Việt Nam…Bến cạnh đó, Nhật Bản cũng có nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ cho người lao động Việt Nam sang xuất khẩu lao động. Xứ sở hoa anh đào cũng là điểm đến ưu thích của du học sinh Việt Nam, chính vì thế  nhu cầu dịch thuật tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng Nhật hoặc ngược lại ngày càng nhiều, và lúc này cũng là lúc dịch vụ dịch thuật các văn bản, hồ sơ, tài liệu, giấy tờ pháp lý từ tiếng Việt sang tiếng Nhật và ngược lại diễn ra một cách sôi động hơn bao giờ hết.
Với rất nhiều năm kinh nghiệm, dịch thuật Việt với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có nhiều năm hành nghề trong lĩnh vực dịch thuật chuyên nghiệp, chúng tôi có thể giải quyết tình huống một cách linh hoạt, hiệu quả dựa trên kiến thức chuyên môn và kỹ năng xử lý mọi vấn đề để đem đến cho khách hàng bản dịch chuẩn xác nhất.
Chúng tôi cam kết chất lượng dịch vụ dịch thuật tiếng Nhật tại công ty dịch thuật Việt bởi yêu cầu dịch thuật đối với tiếng Nhật tương đối cao do đó cần phải lựa chọn đội ngũ biên dịch, phiên dịch viên chuyên nghiệp có thể dịch tất cả các loại văn bản, tài liệu, hồ sơ liên quan đến tiếng Nhật một cách chính xác và khoa học nhất, đảm bảo chất lượng bản dịch, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Xem thêm dịch vụ dịch thuật tiếng Nhật tại đây
Dịch thuật tiếng Hàn tại Yên Bái
Dịch thuật Việt là đơn vị ứng các giải pháp dịch thuật tiếng Hàn Quốc uy tín tại Yên Bái. Chúng tôi nhận dịch thuật các hồ sơ từ tiếng Việt Sang tiếng Hàn và ngược lại. Chúng tôi có hệ thống 2.000+ Biên dịch viên tiếng Hàn Quốc đã được tuyển chọn và sàng lọc, được chuẩn hóa tất cả các kỹ năng của một biên dịch viên chuyên nghiệp có khả năng dịch thuât trên 20.000 từ/ ngày với văn phong bản ngữ, đảm bảo giao tài liệu đúng hạn.
Bên cạnh đó, đội ngũ phiên dịch viên tiếng  Hàn của chúng tôi cũng là một trong những điểm mạnh đã tạo dựng nên thương hiệu dịch thuật Việt tại Yên Bái. Chúng tôi có khả năng cung cấp những phiên dịch cấp độ chuyên gia để hỗ trợ khách hàng trong các hội thảo, đàm phán thương mại, thuyết trình chuyển giao công nghệ, lắp đặt vận hành nhà máy mới. Cho đến nay, dịch vụ cho thuê phiên dịch tiếng Hàn Quốc của chúng tôi đã được các khách hàng lớn tại Yên Bái đó nhận và có phản hồi rất tích cực. Đó là một niềm vinh dự lớn để đội ngũ điều hành cũng như toàn bộ hệ thống biên dịch viên, phiên dịch viên chúng tôi nỗ lực hơn nữa nhằm mang tới các sản phẩm dịch vụ tốt hơn
Ngoài ra, chúng tôi cũng cũng cấp các dịch vụ dịch thuật nhiều loại ngôn ngữ khác tại Yên Bái như: Dịch Tiếng Pháp, Dịch Tiếng Đức, Dịch Tiếng Nga, Dịch Tiếng Thái, Dịch Tiếng Lào, Dịch Tiếng Campuchia, Dịch Tiếng Bồ Đào Nha, Dịch Tiếng Tây Ban Nha, Dịch Tiếng Ả rập, Dịch Tiếng Phần Lan, Dịch Tiếng Ý, Dịch Tiếng Bungari, Dịch Tiếng Ba Lan, Dịch Tiếng Séc, Dịch Tiếng Thụy Điển, Dịch Tiếng Philippines, Dịch Tiếng Indonesia, Dịch Tiếng Malaysia, Dịch Tiếng Hà Lan, Dịch Tiếng Myanmar, Dịch Tiếng Mông Cổ, Dịch Tiếng Ukraina, Dịch Tiếng Đan Mạch, Dịch Tiếng Rumani, Dịch Tiếng Na Uy, Dịch Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Dịch Tiếng Slovakia, Dịch Tiếng Hungary
Dịch thuật tại Yên Bái: giải pháp cho bài toán thời gian & chi phí
Dịch thuật là lĩnh vực dịch vụ khá là đặc thù,một công việc không chỉ những đòi hỏi về tính chuyên môi (kiến thức ngôn ngữ) mà còn phải cực kỳ cẩn thận và tỉ mỉ. Trong thời đại 4.0 hiện nay, Làm chủ được ngôn ngữ, nghĩa làm làm chủ được vận mệnh, làm chủ được cơ hội kinh doanh.
Đối với các dự án ngắn và trung hạn, giải pháp nhân sự thuê ngoài là một trong những giải pháp mà nhiều doanh nghiệp ưa thích. Lựa chọn dịch vụ dịch thuật tại Yên Bái của dịch thuật Việt có nghĩa là quý khách đã lựa chọ được một giải pháp tốt với nhiều ưu điểm như:
Giải pháp dịch vụ chuyên nghiệp
Dịch thuật Việt là đơn vị chuyên nghiệp chuyên nghiệp về dịch vụ dịch thuật. Chúng tôi có hệ thống đào tạo bài bản cho biên dịch viên, phiên dịch viên. Chúng tôi cũng có các hệ thống giám sát về chất lượng công việc và đảm bảo quy trình dịch vụ. Các dịch vụ do chúng tôi cung cấp có tính chuyên nghiệp cao.
Tiết kiệm thời gian và chi phí
Việc sử dụng dịch thuật tại Yên Bái của chúng tôi sẽ giúp bạn giảm bớt thời gian tìm kiếm nhân lực. Đồng thời, các biên dịch viên, phiên dịc viên của chúng tôi đều đã có chuyên môn cao trong lĩnh vực bạn cần nên việc tiến hành cũng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Những gánh nặng hành chính liên quan tới lĩnh vực nhân sự có thể chiếm rất nhiều thời gian và chi phí. Bằng cách chuyển giao công việc biên dịch, phiên dich đó cho chúng tôi, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa và tận dụng được các nguồn nhân lực nội bộ và  tập trung vào các giá trị cốt lõi trong hoạt động kinh doanh chính của mình. Dịch thuật Việt sẽ đảm nhận công việc tìm kiếm và lựa chọn, trả lương, trợ cấp và tYên Bái TNCN cho toàn bộ  nhân viên tham gia dự án. Xem thêm về giá dịch thuật năm 2020 tại đây
Giảm thiểu rủi ro
Dịch thuật là một ngành mới và khá đặc thù cho nên công tác tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự cũng rất phức tạp. Không giống nhân sự các nganh khác, biên dịch viên, phiên dịch viên thường không có nhiều thời gian để làm quen, học tập công việc mà thương là phải bắt tay ngay vào các công việc rất cấp bách của dự án. Nếu doanh nghiệp tự tuyển dụng, nguy cơ nhân sự không đáp ứng ngay yêu cầu công việc là rất cao. Hơn nữa, khi dự án diễn ra, một trong những vấn đề quan trọng đó là đảm bảo tiến độ công việc. Những lý do bất khả kháng như nghỉ phép, nghỉ ốm là hoàn toàn có thể xãy ra. Nếu công ty bạn không có bề sâu về nhân lực thì nguy cơ khủng hoảng trong ngắn hạn là hoàn toàn có thể xảy ra. Sử dụng dịch vụ của dịch thuật Việt nghĩa là chúng tôi sẽ đảm bảo rằng công việc của bạn sẽ tiến hành đúng hạn: hồ sơ giao đúng hạn, phiên dịch hoàn thành dự án.
Vì sao nên lựa chọn dịch thuật Việt để dịch thuật tại Yên Bái
Là đơn vị cung ứng dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp tại Yên Bái, chúng tôi có các lợi thế cạnh tranh mà nhiều đơn vị khác cùng ngành khó có được
Đội ngũ biên dịch chuyên nghiệp
Đối với dịch thuật Việt, Chúng tôi hiểu rằng chất lượng dịch thuật luôn yếu tố hàng đầu và cốt lõi để xây dựng nên vị thế của một đơn vị cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp, vì thế mà chúng tôi đã tuyển chọn và chuẩn hóa các chuyên gia ngôn ngữ để có thể hoàn thành tốt các dự án dịch thuật  một cách chuẩn xác nhất theo các yêu cầu từ khách hàng
Quy trình dịch thuật khoa học
Để có được những bản dịch chất lượng và đảm bảo tiến độ, dịch thuật Việt áp dụng quy trình dịch thuật thống nhất, chuyên nghiệp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng bao gồm: tiếp nhận dự án, phân tích tài liệu, lập kế hoạch thực hiện, biên dịch, kiểm tra chỉnh sữa, hiệu đính lần cuối, bàn giao cho khách hàng, dịch vụ chăm sóc sau bán hàng.
Hoàn thành dự án dịch thuật đúng thời hạn
Đúng hoặc sớm hơn thời hạn, đó là điều mà chúng tôi cam kết với khách hàng. Khi giao dự án cho chúng tôi, nghĩa là quý khách đã giao cho một đơn vị có uy tín để hồ sơ hoàn thành đúng hạn về thời gian. Đây cũng chính là một trong những yếu tố được khách hàng đánh giá cao và làm nên thương hiệu của chúng tôi
Giá dịch thuật tại Yên Bái hợp lý và cạnh tranh nhất
Chúng tôi hiểu rằng, vấn đề giá dịch thuật tại Yên Bái bao nhiêu tiền luôn là một trong những vấn đề mấu chốt. Với cơ sở vật chất, nhân lực và đặc biệt là kho cơ sở dữ liệu cực lớn, vì thế mà dịch thuật Việt cam kết mức giá chúng tôi đưa ra là hợp lý và cạnh tranh nhất.
Dịch thuật Việt cam kết mang lại cho khách hàng và đối tác sự hài lòng, tin tưởng cao nhất về tiến độ, chất lượng dịch vụ mà chúng tôi cung cấp. Quý khách hàng có nhu cầu xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo các thông tin sau:
Dịch thuật Việt: chuyên gia dịch thuật của người Việt
Email: [email protected] Hotline: 0963.918.438 – 0947.688.883 Văn Phòng tại Hà Nội: 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Văn Phòng tại TP HCM: 212 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Văn Phòng tại Yên Bái: 02 Hoàng Diệu, Nam Lý, Đồng Hới, Yên Bái Văn phòng tại Yên Bái: 44 Trần Cao Vân, Phú Hội, TP Yên Bái, Thừa Thiên Yên Bái Văn Phòng tại Đà Nẵng: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Hải Châu, Đà Nẵng Văn Phòng tại Yên Bái: 449 Quang Trung, TP Yên Bái Văn phòng tại Đồng Nai: 261/1 tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai Văn Phòng tại Bình Dương: 123 Lê Trọng Tấn, TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương Và nhiều đối tác liên kết ở các tỉnh thành khác
Bài viết Dịch thuật tại Yên Bái: 1.000+ doanh nghiệp tại Yên Bái tin dùng Copy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dịch thuật Việt.
from Dịch thuật Việt https://ift.tt/35MuI9k
0 notes
tranthicam · 4 years
Text
Chương Tám PHẬT GIÁO VÀ THẾ GIỚI NGÀY NAY
Chương Tám
PHẬT GIÁO VÀ THẾ GIỚI NGÀY NAY
Có vài người nghĩ rằng đạo Phật quá cao siêu huyền bí, không thể thực hành được bởi những người nam, nữ thông thường trong thế giới chúng ta hằng ngày, và nếu muốn trở thành một Phật tử chân chính thì người ta cần phải từ bỏ cuộc đời này để rút lui vào một tu viện hay đến một nơi nào yên tĩnh.
Ðấy là một quan niệm sai lạc đáng buồn do sự thiếu hiểu biết về giáo lý Phật. Người ta thường đi đến những kết luận sai lầm và vội vã, sau khi tình cờ nghe hay đọc một cái gì về Phật giáodo một tác giả không hiểu thấu vấn đề, đưa ra một quan niệm thiên lệch và chủ quan về Phật giáo. Giáo lý Phật không phải chỉ cốt dành cho Tăng lữ trong tu viện, mà còn cho những nam nữ cư sĩ sống trong gia đình. Bát chánh đạo, một lối sống theo Phật giáo, là dành cho tất cả không phân biệt.
Không phải mọi người trên thế giới đều có thể đi tu hoặc ẩn dật trong hang động hay rừng núi. Ðạo Phật dù cao cả trong sáng đến đâu, cũng sẽ vô dụng đối với nhân loại nếu đại chúng không thể thực hành được trong đời sống hằng ngày. Nhưng nếu hiểu đúng tinh thần Phật giáo(chứ không phải chỉ hiểu danh từ), chắc chắn ta có thể thực hành lời Phật dạy trong khi vẫn sống đời thường.
Có một số người thấy dễ dàng tu theo Phật nếu được ở một nơi xa xôi hẻo lánh tách biệt với xã hội. Cũng có người lại thấy sự ẩn dật đó làm cho họ chán ngán buồn bã cả thể chất lẫn tâm thần, do vậy nếp sống ấy không giúp ích gì cho sự phát triển đời sống tri thức và tâm linh họ.
Sự ẩn dật chân chính không có nghĩa là thân xác phải xa lánh hẳn thế gian. Tôn giả Xá-lợi-phất (Sariputta) đệ tử chính của Phật, nói rằng một người có thể sống trong rừng chuyên tu khổ hạnh mà tâm vẫn đầy những tư tưởng nhiễm ô bất tịnh, trong khi một người khác có thể sống trong làng mạc hay thị thành, không thực hành ép xác, mà tâm lại trong sạch không cấu uế. Trong hai người ấy, tôn giả Xá lợi phất bảo, người sống đời trong sạch giữa làng mạc thị thành nhất định là cao cả hơn người sống ở rừng nhiều[1].
Quan niệm thông thường cho rằng muốn theo giáo lý Phật người ta phải lánh đời, là một quan niệm sai lầm. Trong văn học Phật giáo, có rất nhiều chỗ nói đến những người nam nữ sống đời gia đình bình thường mà vẫn thực hành một cách hiệu quả những gì Phật dạy, và thực chứng Niết-bàn. Du sĩ Vacchagotta (mà ta đã gặp trong chương về Vô ngã), một hôm hỏi Phật có nam nữ đệ tử nào của Ngài sống đời sống gia đình, mà được kết quả nhờ theo giáo lý Ngài, đạt những trạng thái tâm linh cao siêu không. Phật trả lời không phải chỉ có một hai người, một trăm, năm trăm, mà còn nhiều hơn thế nữa, những người nam và nữ cư sĩ sống đời gia đình đã theo giáo lý Ngài một cách hiệu quả và đạt được những trạng thái tâm linh cao siêu [2].
Ðối với một số người, có thể là điều thoải mái êm dịu khi sống đời ẩn dật trong một nơi yên tĩnh, xa hẳn ồn ào phiền tạp. Nhưng chắc chắn thật là can đảm, đáng ca ngợi hơn, những ai thực hành Phật giáo mà vẫn sống giữa đồng loại, giúp đỡ họ và làm lợi ích cho họ. Có lẽ trong vài trường hợp sẽ có ích cho một người nếu sống ẩn dật một thời gian để trau dồi tâm ý và tính tình - như tập luyện trước về đạo đức tri thức và tâm linh - để về sau có đủ khả năng giúp đỡ đồng loại. Nhưng nếu một con người sống suốt đời trong cô độc chỉ nghĩ đến hạnh phúc và "cứu rỗi" cho riêng mình, không quan tâm đến đồng loại, thì điều này chắc chắn không phù hợp với giáo lý Phật vốn căn bản trên tình thương, từ bi và sự giúp đỡ kẻ khác.
Bây giờ ta có thể hỏi: "Nếu một người có thể theo Phật giáo trong khi sống đời sống cư sĩ thế tục, thì Phật lập đoàn thể Tăng-già (Sangha) làm gì?" Ðoàn thể Tăng-già này tạo cơ hội cho những ai muốn hiến đời mình không những cho sự phát triển tri thức và tâm linh của riêng mình, mà còn để giúp ích kẻ khác. Một cư sĩ có gia đình khó mà hiến trọn đời mình phụng sự đồng loại, trong khi một vị Tăng, vì không có nhiệm vụ gia đình hay một ràng buộc nào của thế tục, có thể hiến trọn đời mình "vì lợi ích cho nhiều người, vì an lạc hạnh phúc của nhiều người" theo lời khuyên của Phật. Chính vì thế mà trong quá trình lịch sử, tu viện Phật giáo không những là một trung tâm đào luyện tâm linh, mà còn là một trung tâm học thuật và văn hóa.
Những tu sĩ Phật giáo sống đời cộng đồng trong tu viện nằm giữa các đô thị hay trong làng mạc. Trong tất cả các xứ Phật giáo, Tăng lữ tuân giữ nếp sống độc thân phạm hạnh ngoại trừ vài tông phái ở Nhật Bản và Tây Tạng cho  phép tu sĩ được cưới vợ - nhưng đây là một tục lệ rõ ràng được du nhập rất lâu về sau. Tu sĩ Phật giáo không được có tài sản riêng trừ một số tối thiểu vật dụng cần thiết, song họ có quyền sử dụng tài  sản chung do thí chủ cúng cho đoàn thể Tăng già. Bởi thế có nhiều tu viện, nhất là những tu viện xưa nổi tiếng, sở hữu đất đai để duy trì đời sống Tăng lữ trong tự viện. Những tu sĩ và tu viện Phật giáo được công chúng cúng dường; họ được cung cấp những vật dụng cần thiết. Trong quá khứ, Tăng lữ thường sống bằng hạnh khất thực, xin ăn từng nhà. Do những thay đổi trong nền kinh tế hiện nay, tập tục ấy dần biến mất, mặc dù vẫn còn hàng ngàn người tiếp tục tuân giữ pháp khất thực, nhất là tại các xứ theo Nam tông như Tích Lan, Miến Ðiện, Thái Lan, Cam Bốt, vân vân. Những tu sĩ sống ở thành thị hay làng mạc có hai nhiệm vụ: thứ nhất là để một phần thì giờ tu thiền và học tập để tiến bộ về trí thức và tâm linh; thứ hai là dạy dỗ những trẻ đến chùa xin học, săn sóc nhu cầu tín ngưỡng của cư sĩ thế tục, bảo trì tự viện, giảng kinh cho đại chúng vào những dịp lễ, giáo giới những cá nhân và đoàn nhóm, điều khiển các lễ lạc tôn giáo, tổ chức những hội đoàn làm công tác an sinh xã hội, vv. Cũng có những tu sĩ sống ở rừng tách biệt hẳn toàn thể xã hội, dành trọn đời cho sự độc cư thiền định[3].
Kinh Thiện sanh[4] chứng tỏ đức Phật coi trọng cuộc đời cư sĩ, gia đình và những mối tương giao xã hội của họ như thế nào.
Một thanh niên tên Sigàla vâng theo lời trăn trối của cha, thường lễ bái sáu phương - đông, tây, bắc, nam, trên, dưới. Phật bảo anh ta rằng trong Thánh giới luật (ariyassavinaye) của giáo lý Ngài, sáu phương ấy có nghĩa khác. Theo luật Ngài, phương đông là cha mẹ; phương nam là thầy; phương tây là vợ con; phương bắc là bạn bè quyến thuộc, láng giềng; phương dưới là tôi tớ, người làm công và thợ thuyền; phương trên là những tu sĩ, Sa môn Bà la môn. Phật dạy nên lễ bái sáu phương ấy. Ở đây chữ lễ bái (namasseyya) rất ý nghĩa, vì người ta chỉ lễ bái một cái gì thiêng liêng, khả kính, khả sùng. Ðạo Phật xem sáu nhóm gia đình và xã hội trên đây là thiêng liêng, đáng sùng mộ kính trọng và lễ bái. Nhưng lễ bái cách nào? Phật dạy người ta có thể lễ bái bằng cách làm tròn bổn phận của mình đối với những người ấy. Những bổn phận ấy được Phật giảng rõ trong bài thuyết pháp cho Thiện Sanh.
- Thứ nhất: cha mẹ là thiêng liêng đối với con cái. Phật dạy: "Cha mẹ là Thượng đế" (Brahmàti màtàpitaro). Danh từ thượng đế (Brahma, Phạm thiên) chỉ khái niệm cao cả thiêng liêng nhất trong tư tưởng Ấn giáo, trong đó Phật đã bao gồm cha mẹ. Bởi thế ngày nay trong những gia đình theo Phật thuần thành, con cái thực sự "lễ bái" cha mẹ hằng ngày sáng và tối. Họ phải làm một vài bổn phận đối với song thân theo luật của Phật: Phải săn sóc cha mẹ khi già, phải làm bất cứ cái gì cần làm cho cha mẹ, phải giữ danh dự gia đình và tiếp nối truyền thống gia đình, phải bảo vệ tài sản cha mẹ để lại, và làm tang lễ sau khi cha mẹ chết. Ðối lại, cha mẹ cũng có một số bổn phận đối với con cái: họ phải giữ con cái tránh xa những đường tà, phải khuyên chúng làm những việc thiện và lợi ích, phải giáo dục chúng đầy đủ, phải cưới gả chúng vào những gia đình tử tế, và phải chia tài sản cho công bằng.
- Thứ hai: liên hệ giữa thầy và trò. Người học trò phải kính trọng vâng lời thầy, phải lo cho thầy nếu thầy có điều chi cần thiết, phải học hành chăm chỉ. Và thầy đối lại, phải huấn luyện học trò một cách thích đáng, phải dạy kỹ lưỡng, phải giới thiệu bạn bè cho nó, và phải cố kiếm sự bảo đảm việc làm cho nó sau khi học xong.
- Thứ ba: liên hệ giữa chồng và vợ. Tình yêu giữa chồng vợ được xem hầu như tôn giáo hay thiêng liêng; gọi là "đời sống gia đình thiêng liêng" (sadàrabrahmacariya). Ở đây cũng thế, ý nghĩa của từ ngữ brahma, Phạm thiên cần được lưu tâm: Ðạo Phật dành cho mối liên hệ này sự kính trọng cao cả nhất. Vợ chồng phải trung thành, kính trọng và tận tụy với nhau, và họ có vài bổn phận đối với nhau. Chồng phải luôn luôn tôn trọng vợ, không được thiếu sự kính nể đối với vợ, phải bảo đảm đời sống và tiện nghi cho vợ, và phải làm vợ vui lòng bằng cách tặng nàng áo và đồ trang sức (sự kiện đức Phật không quên nhắc đến cả những món quà một người chồng nên tặng vợ, đủ chứng tỏ tình người thắm thiết của Ngài, thiện cảm tế nhị của Ngài đối với tình cảm con người.) Ðối lại, người vợ phải coi sóc việc nhà, phải làm vui lòng khách khứa, bạn bè, thân thuộc và những người làm công, phải yêu thương, trung thành với chồng, phải gìn giữ tiền của chồng kiếm được, phải khôn khéo và có nghị lực trong mọi công việc.
- Thứ tư: liên hệ giữa bạn bè, bà con, láng giềng: họ phải tử tế nhân từ với nhau, phải nói lời hòa nhã dễ nghe, phải làm lợi ích cho nhau, phải hòa hiếu với nhau đừng gây gỗ, phải giúp nhau khi cần, và đừng bỏ nhau trong khi hoạn nạn.
- Thứ năm: liên hệ giữa chủ và tớ: chủ nhà có nhiều bổn phận đối với tôi tớ hay người làm công: phải giao công việc tùy theo khả năng và sức lực, phải trả lương thích đáng, phải cung cấp thuốc men, thỉnh thoảng phải cho quà tặng. Ðối lại người giúp việc hay làm công phải chuyên cần không được biếng nhác, phải lương thiện, vâng lời và đừng lường gạt chủ, phải siêng năng trong công việc làm.
- Thứ sáu: liên hệ giữa tu sĩ với người thế tục: với niềm yêu thương kính trọng, người thế tục phải coi sóc những nhu cầu vật chất của sa môn, Bà la môn; với tâm bi mẫn, tu sĩ phải ban bố kiến thức và hiểu biết cho người thế tục, và dẫn dắt họ theo đường chánh, xa đường tà.
Như vậy ta thấy theo đức Phật, đời sống thế tục với những liên hệ gia đình xã hội cũng được bao gồm trong "Thánh giới luật", và cũng nằm trong khuôn khổ lối sống Phật giáo.
Bởi thế trong Tương ưng bộ kinh, Samyuttanikàya, một trong những kinh Pàli xưa nhất, Ðế thích (Sakka), vua của những vị trời (Devas) tuyên bố rằng không những ông sùng kính các tu sĩ sống đời thánh thiện đức hạnh mà còn kính trọng những cư sĩ thế tục (ưu bà tắc, upàsaka) làm những việc công đức, có đức hạnh và duy trì gia đình của họ một cách đúng pháp [5].
Nếu muốn trở thành một Phật tử người ta không cần gì phải qua một lễ dẫn nhập (hay rửa tội). Nhưng muốn trở thành Tỳ kheo, một phần tử của đoàn thể Tăng già, người ta phải qua một thời gian dài tuân giữ ký luật và học đạo. Một người nếu hiểu giáo lý Phật, tin chắc đây là chính đạo, và nếu nỗ lực tuân theo giáo lý ấy, thì họ thành một Phật tử.
Nhưng theo truyền thống ngàn xưa trong các xứ Phật giáo, một người được xem là Phật tử nếu quay về nương tựa Phật, Pháp (giáo lý) và Tăng (đoàn thể Tăng già)- gọi là Tam bảo, ba ngôi báu- và bắt đầu tuân giữ Ngũ giới (Pancasila), những bổn phận tinh thần tối thiểu của một Phật tử tại gia: 1. không sát sinh (giết hại sinh mạng), 2. khôngtrộmcắp. 3. không tà dâm (ngoại tình), 4. không nói dối, 5. không uống những chất làm say sưa. Người phật tử quỳ gối chắp tay trước một tượng phật hay bảo tháp (stùpa dàgàba), lặp lại công thức quy y thường bằng tiếng pàli, theo lời một tu sĩ. Tại các lễ lớn, thường cả hội chúng tụng những lời này theo một vị Tăng.
Không có một lễ tục bề ngoài nào một Phật tử bắt buộc phải làm. Ðạo Phật là một lối sống, và điều cốt yếu là tuân giữ Bát chánh đạo. Dĩ nhiên trong tất cả các xứ Phật giáo đều có những lễ tục rất đẹp và đơn giản vào những ngày lễ Phật. Trong tu viện thường có một bảo tháp (stùpa, dàgàba), là một lễ đài có hình vòm cung trong có xá lợi Phật, cây Bồ đề, tượng Phật (patimàghara). Bảo tháp, cây Bồ đề, tượng phật, ba vật ấy đều được thờ cúng. Phật tử thường đi chùa vào các ngày rằm trăng tròn, ngày mồng một, mồng tám, hăm ba âm lịch. Họ tụng ba quy y và năm giới, quỳ trước một trong ba vật thờ kể trên. Rồi họ thắp đèn dâng hoa và đốt hương, tụng những bài kệ ca ngợi công đức của Phật, Pháp, Tăng. Không nên xem đấy cũng như sự cầu nguyện trong các tôn giáo hữu thần. Ðấy chỉ là một cách chiêm ngưỡng, tưởng nhớ vị đạo sư đã chỉ dạy Con Ðường. Rồi họ nghe giảng pháp.
Vào những ngày rằm,mồng một, hàng ngàn phật tử tuân giữ Bố tát hay Bát quan trai giới(uposathasìla, atthangasìla):
Không sát sinh; 2. Không trộm cắp; 3. Không hành dâm [6]; 4. Không nói dối; 5. Không uống rượu;  6. Không ăn sau ngọ; 7. Không nằm ngồi giường cao đẹp; 8. Không múa, hát, chơi đùa, dùng tràng hoa và hương thơm.
Thông thường, Phật tử thọ Bát quan trai ở suốt ngày đêm tại chùa để hành thiền, nghe pháp, tụng kinh và thảo luận về Pháp.
Cuộc lễ Phật giáo lớn nhất trong năm là lễ Vesak vào rằm tháng tư âm lịch, để mừng ngày Phật đản sinh, giác ngộ và Bát niết-bàn. Vào ngày ấy, mọi nhà, chùa, đường phố được trang hoàng bằng hoa, đèn và những lá cờ Phật giáo sáu màu. Hàng ngàn nam phụ lão ấu đến chùa; hàng trăm quán ăn miễn phí được mở ra do những hội đoàn phật tử để phục vụ khách hành hương. Ngày ấy một tinh thần từ bi, thương yêu, hòa điệu, thanh bình và hoan hỉ tràn ngập khắp nhân gian.
Trong Phật giáo không có lễ rửa tội; nhưng khi một đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ nó đưa đến chùa để làm chuyến xuất hành đầu tiên, đặt hài nhi dưới chân tượng Phật, để chư Tăng tụng kinh cầu phúc cho nó. Ngay cả trước khi đứa bé ra đời, người ta cũng thỉnh chư Tăng đến nhà để cầu an cho sản phụ, bà mẹ tương lai.
Chư Tăng không làm lễ cho các đám cưới. Hôn lễ tại các nhà phật tử là một lễ thuộc dân sự, chỉ liên hệ đến xã hội; nhưng người ta cho nó một tính tôn giáo bằng cách đưa vào đấy những yếu tố Phật giáo, tỉ như cho một nhóm thanh niên hay thiếu nữ tụng những bài kệ chúc lành. Chính những tu sĩ thì không bao giờ dự đám cưới, nhất là ở các xứ theo Nam tông. Nhưng người ta có thể thỉnh Tăng về nhà cúng dường bố thí (dàna) một hoặc hai ngày trước hay sau lễ cưới; vào dịp ấy một tu sĩ nói một pháp thoại khuyên cặp vợ chồng mới sống một đời hạnh phúc hòa thuận theo lời Phật dạy.
Ngược lại, tu sĩ phật giáo thường làm lễ cho các đám tang, và thuyết một bài pháp để ủy lạo tang gia.
Khi một Phật tử bị bệnh, rất thường khi người ta mời chư Tăng đến tụng kinh cầu an  gọi là paritta hay Pirit (có nghĩa là che chở, gia hộ). Lễ tục này rất phổ thông đối với phật tử. Trong hầu hết các chùa, thỉnh thoảng người ta lại cử hành lễ này xem như lễ cầu an chung cho tất cả; cuộc lễ có thể kéo dài suốt ngày đêm không nghỉ, trong một hai ngày hoặc cả tuần lễ hay lâu hơn.
Những sự lễ bái cổ truyền này, mặc dù không thiết yếu, vẫn có giá trị ở chỗ thỏa mãn những cảm xúc và nhu cầu tôn giáo nơi những người chưa phát triển về tinh thần và tâm linh, giúp họ dần bước theo chánh đạo[7].
Những người nghĩ rằng Phật giáo chỉ quan tâm đến những lý tưởng cao siêu, tư tưởng triết lý và đạo đức siêu phàm, không kể gì đến phúc lợi xã hội và kinh tế của con người, là sai lầm. Ðức Phật rất quan tâm đến hạnh phúc của con người. Ðối với Ngài, không thể có hạnh phúc nếu không sống một đời trong sạch, dựa trên những nguyên tắc đạo đức và tâm linh. Nhưng Ngài biết rằng sống một đời như vậy rất khó trong những điều kiện xã hội và vật chất không thuận lợi.
Phật giáo không xem hạnh phúc vật chất tự nó là cứu cánh: nó chỉ là một phương tiện để đạt đến một cứu cánh cao quý hơn. Nhưng đấy là một phương tiện rất cần thiết để hoàn thành một mục đích cao hơn cho hạnh phúc nhân loại. Bởi thế Phật giáo công nhận vài điều kiện vật chất tối thiểu là cần thiết để tu tập có kết quả - ngay cả đối với một thầy tu thiền định trong một nơi cô tịch[8].
Ðức Phật không xét đời sống tách biệt với bối cảnh kinh tế và xã hội. Ngài nhìn đời toàn diện, trong tất cả mọi phương diện xã hội, kinh tế và chính trị của nó. Những lời dạy của Ngài về những vấn đề đạo đức, triết lý và tâm linh đã được khá nhiều người biết đến. Nhưng người ta biết rất ít về giáo lý của Ngài trong những vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị. Tuy vậy có rất nhiều bài giảng của Ngài bàn về những vấn đề ấy rải rác khắp các bản kinh cổ xưa của Phật giáo. Ta hãy lấy một vài thí dụ:
Kinh Chuyển luân sư tử hống (Cakkavattisìhanàdasutta, Trường Bộ kinh 26) nói rõ rằng sự nghèo khó (dàliddiya) là nguyên nhân của vô đạo và tội ác như trộm cắp, tà vạy, bạo động, thù hằn, độc ác v.v.. Những vị vua chúa ngày xưa, cũng như các chính phủ ngày nay, cố đàn áp tội lỗi bằng hình phạt. Kinh Kùtadantasutta cùng thuộc bộ ấy giải thích sự vô ích của hình phạt, nói rằng phương pháp ấy sẽ không bao giờ thành công. Thay vì vậy, đức Phật đề nghị muốn diệt tận gốc tội lỗi, cần phải cải thiện điều kiện kinh tế của con người, cần phải cung cấp cho tá điền và nông phu hạt giống và phương tiện trồng trọt, vốn phải được cung cấp cho những thương gia và người buôn bán; lương hướng thích đáng phải được trả cho những người làm công. Khi mọi người đều được cung cấp cơ hội để kiếm được lợi tức đầy đủ họ sẽ bằng lòng, không sợ hãi lo âu, và do đó xứ sở sẽ thanh bình, không có các tội lỗi [9].
Bởi vậy đức Phật thường dạy những cư sĩ tại gia tầm quan trọng của sự cải thiện hoàn cảnh kinh tế. Ðiều này không có nghĩa Ngài tán đồng sự tích trữ tài sản với sự tham lam ràng buộc, vì nó trái ngược với giáo lý Ngài, cũng không phải Ngài tán đồng bất cứ phương tiện sinh nhai nào. Có vài nghề thương mại như sản xuất và mua bán khí giới bị Ngài cấm chỉ, xem như những phương tiện sinh nhai bất chánh như ta đã thấy trước đây[10].
Một người tên Dìghajànu một hôm đến viếng Phật và bảo: "Bạch Thế Tôn, chúng con là những người thế tục tầm thường, sống đời gia đình, có vợ con. Xin đức Thế Tôn chỉ dạy cho con vài lý thuyết để giúp chúng con được hạnh phúc trong đời này và đời sau."
Ðức Phật dạy ông ta rằng có bốn điều giúp cho hạnh phúc con người trong đời này:
- Thứ nhất là phải tài khéo, có hiệu năng, hăng hái và có nghị lực trong bất cứ nghề nào mình làm, và phải tinh xảo trong nghề nghiệp mình (utthànasampadà).
- Thứ hai là phải bảo vệ lợi tức mình đã kiếm được một cách chân chánh, bằng mồ hôi trán (àrakka-sampadà); nghĩa là bảo vệ tài sản cho khỏi bị trộm cắp v.v.. (Tất cả mọi ý tưởng này cần được xét đến trong bối cảnh thời ấy).
- Thứ ba là phải giao du với bạn tốt (kalyànamitta) trung thành, có trí thức, đức hạnh, phóng khoáng và thông minh, người sẽ giúp mình đi theo chánh đạo, xa lánh đường tà.
- Thứ tư là phải tiêu dùng chừng mực, tùy theo lợi tức, đừng tiêu quá nhiều cũng đừng quá ít, nghĩa là không nên bo bo tích trữ tài sản, nhưng cũng không nên phung phí - nói cách khác phải sống trong giới hạn những phương tiện mình có (samajì vikatà).
Rồi Phật giảng bốn đức hạnh giúp cho một người thế tục được hạnh phúc đời sau:
Tín (saddhà): phải tin tưởng vào những giá trị đạo đức, tinh thần, và tâm linh. 2. Giới (sìla): phải chừa bỏ sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu. 3. Thí (càga): phải thực hành lòng trắc ẩn, bố thí, không bám víu, ôm giữ tài sản mình. 4. Tuệ (panna): phải mở mang trí tuệ dẫn đến sự diệt khổ, chứng Niết-bàn[11].
Ðôi khi Phật còn đi vào những chi tiết về cách để dành tiền bạc và tiêu dùng, chẳng hạn như khi Ngài bảo thanh niên Sigàla rằng anh ta nên dùng 1/4 lợi tức vào sự tiêu pha hàng ngày, 1/2 lợi tức để đầu tư vào việc kinh doanh và để riêng 1/4 phòng khi nguy cấp[12].
Một hôm Phật bảo Cấp cô độc (Anàthapindika), một thương gia danh tiếng, một trong những đệ tử tại gia thuần thành nhất của Ngài, đã lập cho Ngài tu viện Kỳ đà (Jetavana) hữu danh ở Xá vệ (Sàvatthi), rằng một cư sĩ sống đời thường nhật, có bốn thứ hạnh phúc:
Thụ hưởng sự bảo đảm về kinh tế hay tài sản đầy đủ, kiếm được bằng những phương tiện chính đáng (sở hữu lạc, atthisukkha).
Tiêu dùng tài sản ấy một cách rộng rãi cho chính mình, cho gia đình, bà con, bè bạn và trong những việc công đức (thọ dụng lạc, ananasukkha).
Không có nợ nần (vô trái lạc, anana-sukkha).
Sống một đời trong sạch, không phạm những điều ác trong ý nghĩ, lời nói hay hành vi (vô tội lạc, anmajjasukkha).
Ở đây ta phải chú ý rằng trong bốn yếu tố đem lại hạnh phúc, có đến ba thuộc về kinh tế, và cuối cùng Phật còn nhắc cho thương gia ấy biết rằng hạnh phúc về kinh tế và vật chất thì "không đáng một phần mười sáu" của hạnh phúc tâm hồn phát sinh từ một đời sống không lỗi lầm và lương thiện[13].
Qua những ví dụ kể trên, ta có thể thấy rằng đức Phật xem sự thoải mái về kinh tế là cần thiết cho hạnh phúc con người, nhưng Ngài không công nhận sự tiến bộ là chân thật nếu nó chỉ thuần vật chất, không có một nền tảng đạo đức và tâm linh. Trong khi khuyến khích sự tiến bộ vật chất, Phật giáo luôn luôn nhấn mạnh sự phát triển đạo đức và tâm linh để kiến tạo một xã hội hòa bình an lạc.
Ðức Phật cũng có những lời dạy minh bạch như thế về chính trị, chiến tranh, hòa bình. Ðiều ai cũng biết, tưởng không cần nhắc lại, là đạo Phật chủ xướng Bất bạo động, Hòa bình như thông điệp của mình cho tất cả thế giới, và không tán thành bất cứ một sự bạo động hay sát hại sinh mạng nào. Theo Phật giáo không gì có thể gọi là "chiến tranh chân chính", đó chỉ là một từ ngữ sai lầm được đúc ra và lưu hành để biện minh cho hận thù, tàn ác, bạo động và chém giết. Ai định ra cái gì là chân chánh hay không chân chánh? Người chiến thắng, kẻ mạnh là "chánh", và kẻ chiến bại, yếu thế là "bất chánh". Chiến tranh của chúng tôi thì luôn luôn chính đáng, còn chiến tranh của các anh thì luôn luôn "bất chánh". Phật giáo không chấp nhận lập trường ấy.
Ðức Phật không những đã dạy Bất bạo động và Hòa bình, mà Ngài còn thân hành đi đến chiến trường để can thiệp và ngăn cản chiến tranh, như trong trường hợp những người dòng Thích ca (Sàkyas) và Câu lợi (Koliyas), sắp đánh nhau vì vấn đề tranh chấp nước sông Rohini. Và những lời của Ngài đã từng ngăn được vua A xà thế (Ajàtasattu) khỏi tấn công Vương quốc Bạt kỳ (Vajjis).
Vào thời đức Phật, cũng như ngày nay, có những nhà cai trị xứ sở một cách bất công. Dân chúng bị đàn áp, bóc lột, đánh đập, tù đày, sưu cao thuế nặng, và chịu những hình phạt dã man. Ðức Phật rất động lòng trước những sự vô nhân đạo ấy. Kinh sớ Pháp cú Dhammapadatthakathà chép rằng thuở ấy Phật rất chú tâm đến vấn đề một nền cai trị tốt đẹp. Ta nên xét quan điểm của Ngài trong bối cảnh xã hội, kinh tế và chính trị thời ấy. Ngài đã chứng minh rằng toàn thể một xứ sở có thể trở thành đồi trụy, thối nát và bất hạnh nếu những người cầm đầu việc cai trị - nghĩa là vua, các quan lại và những nhân viên hành chánh - đều thối nát và bất công. Muốn cho dân một nước được sung sướng, cần phải có một nền cai trị công bằng. Một nền cai trị công bằng có thể được thực hiện bằng cách nào? Ðức Phật đã nói rõ trong bài thuyết pháp của Ngài về "10 nhiệm vụ của nhà vua" (Thập vương pháp, Dasaràjadhamma) như được thuật trong Jàtaka (chuyện tiền thân)[14].
Dĩ nhiên danh từ "vua" (Ràja), ngày xưa phải được thay thế bằng danh từ "chính phủ". "Mười nhiệm vụ của nhà vua" có thể áp dụng cho tất cả những người trong chính phủ ngày nay, như quốc trưởng, bộ trưởng, lãnh đạo chính trị, nhân viên hành chánh và tư pháp v.v..
- Nhiệm vụ thứ nhất trong "10 nhiệm vụ của nhà vua" là sự rộng rãi, bố thí, bác ái (dàna). Người cai trị không được có một thèm khát và bám víu nào đối với tài sản, tiền của, mà phải bố thí cho dân được no ấm.
- Thứ hai, một đạo đức tốt đẹp (giới - sìla). Vua phải không bao giờ sát hại, lừa bịp và bóc lột kẻ khác, tà dâm, nói lời sai quấy, và rượu chè. Nghĩa là, ít nhất ông phải theo 5 giới của phật tử tại gia.
- Thứ ba, hy sinh tất cả vì hạnh phúc của dân (biến xả, pariccàga), ông phải sẵn sàng từ bỏ mọi tiện nghi cá nhân mình, tên tuổi danh vọng và ngay cả sự sống của mình vì lợi ích của dân.
- Thứ tư, trực hạnh (ajjava). Ông phải xa lìa sự sợ hãi và thiên vị khi thi hành nhiệm vụ, phải thành thật trong ý định, và không được lừa bịp quần chúng.
- Thứ năm, khổ hạnh (tapa). Ông phải sống một đời giản dị, không được xa hoa. Ông phải biết chế ngự bản thân mình.
-  Thứ sáu, nhu hòa (maddava). Ông phải có một tính tình hòa nhã.
- Thứ bảy, không thù hận, ác độc (vô sân - akkodha). Ông không được có tư thù với bất cứ ai.
- Thứ tám, bất hại (avihimsà) không những có nghĩa là không được làm hại ai, mà còn có nghĩa ông phải cố tạo hòa bình bằng cách tránh và ngăn ngừa chiến tranh, hay mọi sự dính dáng đến bạo động và sát hại sinh mạng.
- Thứ chín, nhẫn nhục (khanti). Ông phải có thể chịu đựng những khó khăn, khổ nhọc và những sự nhục mạ mà không mất bình tĩnh.
- Thứ mười, không đối lập, không ngăn cản (avirodha), nghĩa là ông không được đi ngược với ý chí của toàn dân, không được cản bất cứ biện pháp nào đưa đến sự lợi lộc cho toàn dân. Nói cách khác ông phải cai trị thuận với ý chí của dân[15].
Nếu một nước được cai trị bởi một người có những đức tính ấy, thì dĩ nhiên nước ấy phải rất hạnh phúc. Nhưng đấy không phải là một điều không tưởng, vì trong quá khứ đã có những ông vua như A dục vương (Asoka) của Ấn Ðộ đã thiết lập các vương quốc căn cứ trên những lý tưởng đó.
Thế giới ngày nay luôn sống trong sợ hãi, nghi ngờ và căng thẳng. Khoa học đã sản xuất những khí giới có năng lực phá hoại kinh hoàng. Tạo ra những dụng cụ mới của chết chóc, các cường quốc hăm dọa, thách thức nhau, khoe khoang không hổ thẹn rằng mình có thể gây nhiều phá hoại tang thương trong thế giới hơn cường quốc khác.
Họ đã đi quá xa trên con đường điên rồ ấy đến nỗi ngày nay họ chỉ cần bước thêm một bước, kết quả sẽ không là gì ngoài ra sự hủy diệt lẫn nhau và hủy diệt toàn thể loài người.
Vì hoảng sợ trước một hoàn cảnh mà chính họ đã tạo ra, con người muốn tìm một lối thoát, một giải pháp nào đó. Nhưng không có giải pháp nào ngoài giải pháp đức Phật đã đề xướng - thông điệp của Ngài về Bất bạo và Hòa bình, về tình thương và từ bi, về khoan hồng và thông cảm, về chân lý và trí tuệ, về sự tôn trọng đối với mọi sự sống, về sự dứt bỏ ích kỷ, hận thù và bạo động.
Ðức Phật dạy: "Hận thù không bao giờ dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù. Ðây là một sự thật muôn đời."[16]
"Người ta nên lấy từ bi thắng lướt hận thù, lấy lòng tốt đối lại với sự xấu xa, lấy bác ái đối lại lòng ích kỷ, và lấy sự chân thật đối lại xảo trá gian tà."[17]
Con người không thể nào có hạnh phúc an vui khi còn khao khát ham muốn chinh phục và chế ngự đồng loại. Phật dạy: "Kẻ chiến thắng nuôi hận thù, kẻ chiến bại ngã gục trong đau khổ. Người nào từ khước cả thắng lẫn bại, sẽ được hạnh phúc an vui."[18]
Chiến thắng duy nhất đem lại hòa bình hạnh phúc là chiến thắng tự tâm. "Người ta có thể chinh phục hàng triệu người trong trận chiến, nhưng chỉ có người nào tự chinh phục được mình mới là người chiến thắng vinh quang nhất."[19]
Bạn sẽ bảo rằng tất cả điều đó rất đẹp, rất cao cả đáng quý, nhưng không thực tiễn. Thế thì có thực tiễn khi thù ghét nhau chăng? Khi giết nhau chăng? Khi sống mãi trong hãi hùng và nghi kỵ như thú dữ trong rừng chăng? Ðiều này thực tiễn và tiện nghi hơn chăng? Có bao giờ ác độc được điều phục bằng ác độc? Có bao giờ hận thù được dập tắt bởi hận thù? Nhưng đã có những trường hợp, ít nhất những trường hợp cá nhân, trong đó hận thù được thoa dịu bằng thương yêu và lòng tốt, ác độc được chinh phục bằng thiện cảm. Bạn sẽ bảo điều này có thể có thật, có thể thực hiện trong những trường hợp cá nhân, nhưng nó không bao giờ thực hiện được trong những giao tiếp quốc gia và quốc tế. Con người quả đã bị thôi miên, tâm lý bị rối ren mờ ám và bị lừa dối bởi những từ ngữ dùng để tuyên truyền chính trị như "quốc gia", "quốc tế", "tổ quốc". Tổ quốc là gì nếu không phải là một đoàn thể rộng lớn gồm nhiều cá nhân? Một quốc gia hay tổ quốc không hành động, chính cá nhân mới hành động. Cái gì cá nhân nghĩ và làm chính là cái mà quốc gia nghĩ và làm. Cái gì có thể áp dụng cho cá nhân cũng có thể áp dụng cho quốc gia, xứ sở. Nếu trên bình diện cá nhân, hận thù có thể dập tắt hận thù, thì trên bình diện quốc gia và quốc tế chắc chắn điều này cũng có thể thực hiện. Ngay cả trong trường hợp một cá nhân riêng rẽ muốn đối lại hận thù bằng yêu thương, người ta cũng cần phải có một lòng can đảm siêu việt, một sự mạnh dạn, một lòng tin vô bờ đối với sức mạnh tâm hồn. Có phải chăng ta còn cần nhiều cố gắng hơn thế nữa trong trường hợp giao tiếp quốc tế? Nếu khi bảo rằng "không thực tế" ý bạn muốn nói "không dễ dàng" thì là bạn nói đúng. Nhất định nó không dễ dàng. Tuy nhiên ta cần cố thử. Bạn sẽ bảo sự cố gắng ấy hơi mạo hiểm. Nhưng chắc chắn là nó không mạo hiểm hơn sự thử một chiến tranh nguyên tử.
Thật là một an ủi cho chúng ta ngày nay khi nghĩ rằng ít nhất trong lịch sử cũng đã có một vị vua cai trị lỗi lạc, đã có can đảm, đức tin và kiến giải đủ để áp dụng lời dạy này của Phật về bất bạo động, hòa bình và yêu thương trong sự cai trị một đế quốc rộng lớn về cả nội bộ lẫn ngoại giao - đó là A dục vương, vị hoàng đế Phật tử của xứ Ấn (thế ký thứ III trước Tây lịch), "người con yêu quý của các thần linh" như ông đã được mệnh danh.
Ban đầu ông theo gương vua cha (Bindusàra) và ông nội (Chandragupta) muốn hoàn thành việc chinh phục bán đảo Ấn; ông chiếm xứ Kalinga, sát nhập nó vào đế quốc mình. Hàng nghìn người bị giết, bị thương, bị tra tấn và bắt làm tù binh trong trận này. Nhưng về sau, khi trở thành một Phật tử, ông hoàn toàn thay đổi nhờ giáo lý của Phật. Trong một tuyên ngôn danh tiếng của ông khắc trên đá (Trụ đá XII, như ngày nay thường gọi) còn có thể đọc được ngày nay, nói đến sự chinh phục Kalinga, Hoàng đế A dục đã công khai bày tỏ sự "sám hối" của ông và nói ông "vô cùng đau đớn khi nghĩ về sự tàn sát ấy". Ông tuyên bố công khai rằng ông sẽ không bao giờ rút gươm ra để làm một việc chinh phục nào nữa, nhưng ông "mong mỏi tất cả mọi chúng sinh sống trong bất bạo sẽ tự chủ, tập luyện sự an tĩnh và ôn hòa."  Ðiều này dĩ nhiên Người con yêu chuộng của các thần linh (A dục vương) xem là chiến thắng bằng chánh pháp (dhammavijaya). Không những tự ông chối bỏ chiến tranh, mà ông còn tỏ lòng mong muốn rằng "con ta và cháu ta đừng nghĩ về cuộc chinh phục nào khác nữa xem như đáng làm... Chúng hãy chỉ nghĩ đến một sự chinh phục duy nhất là chinh phục bằng Ðạo đức. Ðiều ấy lợi ích cho cả đời này và đời sau".
Ðó là tấm gương độc nhất trong lịch sử nhân loại về một người chiến thắng vinh quang đang ở tột đỉnh của uy quyền, còn có sức mạnh để tiếp tục những cuộc chinh phục đất đai, nhưng lại từ bỏ chiến tranh và bạo động mà trở về với hòa bình, bất bạo.
Ðấy là một bài học cho thế giới ngày nay. Vị hoàng đế cai trị một đế quốc rộng lớn đã công khai quay lưng lại với chiến tranh, bạo động và đón nhận thông điệp của bất bạo và hòa bình. Không có bằng chứng lịch sử nào nói rằng có vua láng giềng nào đã lợi dụng sự sùng đạo của vua A dục để tấn công ông về quân sự, hay có một cuộc nổi loạn nào trong đế quốc ông lúc sinh thời. Trái lại hòa bình ngự trị khắp trên lãnh thổ, và ngay cả những xứ bên ngoài vương quốc ông cũng dường như đã chấp nhận sự lãnh đạo nhân từ của ông.
Thật điên rồ khi nói đến việc duy trì hòa bình bằng cách làm quân bình các thế lực hay bằng sự hăm dọa của vũ khí nguyên tử. Thế lực của binh bị chỉ có thể phát sinh ra sợ hãi, chứ không phát sinh hòa bình. Trong sợ hãi không thể nào có hòa bình lâu dài và thực sự. Từ sợ hãi chỉ có thể sinh ra thù hận, ác độc, có thể bị đè nén một thời gian nhưng sẵn sàng bùng dậy và trở nên hung bạo bất cứ lúc nào. Hòa bình chân thật chỉ có thể ngự trị trong một không khí của lòng thương (Mettà, tâm từ), sự thân thiện, không có sợ hãi nghi ngờ và nguy hiểm.
Phật giáo nhằm mục đích kiến tạo một xã hội ở đấy người ta từ bỏ sự tranh chấp thế lực rất tai hại, ở đấy an tĩnh và hòa bình ngự trị, xa hẳn chiến thắng và chiến bại, ở đấy sự áp bức người vô tội phải bị mạnh mẽ tố cáo, ở đấy một người tự thắng mình được kính trọng hơn những người chiến thắng hàng triệu bằng chiến tranh quân sự và kinh tế, ở đấy hận thù được chinh phục bằng yêu thương và sự ác độc bằng thiện cảm, ở đấy thù hận, ganh ghét, ác độc và tham lam không nhiễm độc tâm trí con người, ở đấy từ bi là nguyên động lực cho hành động, ở đấy tất cả, kể cả những sinh vật nhỏ bé nhất, đều được đối xử với lòng yêu thương lân mẫn, ở đấy cuộc sống bình an hòa điệu - trong thế giới đầy đủ về vật chất - được hướng về mục đích cao quý nhất, sự thực chứng chân lý tối hậu, Niết-bàn.
Sửa lại và bổ túc (theo bản dịch Pháp ngữ năm 1978), Phật đản 2542 (1998), Tỳ kheo ni Trí Hải
-ooOoo-
Ghi chú:
[1] M I (PTS), pp. 30-31.
[2] Ibid, pp.490 ff.
[3] Muốn biết thêm về đề tài này, nên xem tác phẩm bổ ích thú vị của André Bareau nhan đề "Ðời sống và tổ chức các cộng đồng Phật giáo ngày nay tại Tích Lan", Pondichéry, 1957.
[4] Sigàla, Trường bộ, kinh 31.
[5] S I (PTS), p.234
[6] Ðể ý, trong năm giới, giới thứ ba chỉ cấm tà dâm hay ngoại tình; còn trong tám giới, thì giới thứ ba cấm hẳn sự dâm dục trong thời gian tu bát quan trai.
[7] Xem chương XV và XVI, "History of Buddhism in Ceylon" của Walpola Rahula (Colombo, 1956).
[8] MA I, PTS, 290. Những tu sĩ thành phần của Tăng già, không được có của riêng, nhưng có quyền xử dụng tài sản chung gọi là Tăng kỳ vật - Sanghika.
[9] D I (Colombo, 1929), p.101
[10] Xem phần Bát chánh đạo - Chánh mạng, Chương Bốn.
[11] A (Colombo, 1929), pp. 786 ff.
[12] D III (Colombo, 1929), p. 115
[13] A (Colombo, 1929), pp. 232-233
[14] Jàtaka I, 260, 399; II 400; III, 274, 320; V, 119, 378.
[15] Ở đây ta thấy điều thú vị là năm nguyên tắc, panchasìla - năm giới - trong nền chính trị ngoại giao của Ấn Ðộ cũng giống với những nguyên tắc mà vua A-dục, vị vua Phật giáo Ấn, đã áp dụng cho nền hành chánh của triều đại ông vào thế kỷ ba trước tây lịch. Từ ngữ pancasìla cũng là danh từ Phật giáo.
[16] Dhp., I, 5
[17] Ibid., XVII, 3
[18] Ibid., XV, 5
[19] Ibid., VIII, 4
-ooOoo-
from https://theravada.vn/chuong-tam-phat-giao-va-the-gioi-ngay-nay/
from Theravada - Blog https://theravadavn.weebly.com/blog/chuong-tam-phat-giao-va-the-gioi-ngay-nay
0 notes
lethiphuonganh · 4 years
Text
Chương Tám – PHẬT GIÁO VÀ THẾ GIỚI NGÀY NAY
Chương Tám
PHẬT GIÁO VÀ THẾ GIỚI NGÀY NAY
Có vài người nghĩ rằng đạo Phật quá cao siêu huyền bí, không thể thực hành được bởi những người nam, nữ thông thường trong thế giới chúng ta hằng ngày, và nếu muốn trở thành một Phật tử chân chính thì người ta cần phải từ bỏ cuộc đời này để rút lui vào một tu viện hay đến một nơi nào yên tĩnh.
Ðấy là một quan niệm sai lạc đáng buồn do sự thiếu hiểu biết về giáo lý Phật. Người ta thường đi đến những kết luận sai lầm và vội vã, sau khi tình cờ nghe hay đọc một cái gì về Phật giáodo một tác giả không hiểu thấu vấn đề, đưa ra một quan niệm thiên lệch và chủ quan về Phật giáo. Giáo lý Phật không phải chỉ cốt dành cho Tăng lữ trong tu viện, mà còn cho những nam nữ cư sĩ sống trong gia đình. Bát chánh đạo, một lối sống theo Phật giáo, là dành cho tất cả không phân biệt.
Không phải mọi người trên thế giới đều có thể đi tu hoặc ẩn dật trong hang động hay rừng núi. Ðạo Phật dù cao cả trong sáng đến đâu, cũng sẽ vô dụng đối với nhân loại nếu đại chúng không thể thực hành được trong đời sống hằng ngày. Nhưng nếu hiểu đúng tinh thần Phật giáo(chứ không phải chỉ hiểu danh từ), chắc chắn ta có thể thực hành lời Phật dạy trong khi vẫn sống đời thường.
Có một số người thấy dễ dàng tu theo Phật nếu được ở một nơi xa xôi hẻo lánh tách biệt với xã hội. Cũng có người lại thấy sự ẩn dật đó làm cho họ chán ngán buồn bã cả thể chất lẫn tâm thần, do vậy nếp sống ấy không giúp ích gì cho sự phát triển đời sống tri thức và tâm linh họ.
Sự ẩn dật chân chính không có nghĩa là thân xác phải xa lánh hẳn thế gian. Tôn giả Xá-lợi-phất (Sariputta) đệ tử chính của Phật, nói rằng một người có thể sống trong rừng chuyên tu khổ hạnh mà tâm vẫn đầy những tư tưởng nhiễm ô bất tịnh, trong khi một người khác có thể sống trong làng mạc hay thị thành, không thực hành ép xác, mà tâm lại trong sạch không cấu uế. Trong hai người ấy, tôn giả Xá lợi phất bảo, người sống đời trong sạch giữa làng mạc thị thành nhất định là cao cả hơn người sống ở rừng nhiều[1].
Quan niệm thông thường cho rằng muốn theo giáo lý Phật người ta phải lánh đời, là một quan niệm sai lầm. Trong văn học Phật giáo, có rất nhiều chỗ nói đến những người nam nữ sống đời gia đình bình thường mà vẫn thực hành một cách hiệu quả những gì Phật dạy, và thực chứng Niết-bàn. Du sĩ Vacchagotta (mà ta đã gặp trong chương về Vô ngã), một hôm hỏi Phật có nam nữ đệ tử nào của Ngài sống đời sống gia đình, mà được kết quả nhờ theo giáo lý Ngài, đạt những trạng thái tâm linh cao siêu không. Phật trả lời không phải chỉ có một hai người, một trăm, năm trăm, mà còn nhiều hơn thế nữa, những người nam và nữ cư sĩ sống đời gia đình đã theo giáo lý Ngài một cách hiệu quả và đạt được những trạng thái tâm linh cao siêu [2].
Ðối với một số người, có thể là điều thoải mái êm dịu khi sống đời ẩn dật trong một nơi yên tĩnh, xa hẳn ồn ào phiền tạp. Nhưng chắc chắn thật là can đảm, đáng ca ngợi hơn, những ai thực hành Phật giáo mà vẫn sống giữa đồng loại, giúp đỡ họ và làm lợi ích cho họ. Có lẽ trong vài trường hợp sẽ có ích cho một người nếu sống ẩn dật một thời gian để trau dồi tâm ý và tính tình - như tập luyện trước về đạo đức tri thức và tâm linh - để về sau có đủ khả năng giúp đỡ đồng loại. Nhưng nếu một con người sống suốt đời trong cô độc chỉ nghĩ đến hạnh phúc và "cứu rỗi" cho riêng mình, không quan tâm đến đồng loại, thì điều này chắc chắn không phù hợp với giáo lý Phật vốn căn bản trên tình thương, từ bi và sự giúp đỡ kẻ khác.
Bây giờ ta có thể hỏi: "Nếu một người có thể theo Phật giáo trong khi sống đời sống cư sĩ thế tục, thì Phật lập đoàn thể Tăng-già (Sangha) làm gì?" Ðoàn thể Tăng-già này tạo cơ hội cho những ai muốn hiến đời mình không những cho sự phát triển tri thức và tâm linh của riêng mình, mà còn để giúp ích kẻ khác. Một cư sĩ có gia đình khó mà hiến trọn đời mình phụng sự đồng loại, trong khi một vị Tăng, vì không có nhiệm vụ gia đình hay một ràng buộc nào của thế tục, có thể hiến trọn đời mình "vì lợi ích cho nhiều người, vì an lạc hạnh phúc của nhiều người" theo lời khuyên của Phật. Chính vì thế mà trong quá trình lịch sử, tu viện Phật giáo không những là một trung tâm đào luyện tâm linh, mà còn là một trung tâm học thuật và văn hóa.
Những tu sĩ Phật giáo sống đời cộng đồng trong tu viện nằm giữa các đô thị hay trong làng mạc. Trong tất cả các xứ Phật giáo, Tăng lữ tuân giữ nếp sống độc thân phạm hạnh ngoại trừ vài tông phái ở Nhật Bản và Tây Tạng cho  phép tu sĩ được cưới vợ - nhưng đây là một tục lệ rõ ràng được du nhập rất lâu về sau. Tu sĩ Phật giáo không được có tài sản riêng trừ một số tối thiểu vật dụng cần thiết, song họ có quyền sử dụng tài  sản chung do thí chủ cúng cho đoàn thể Tăng già. Bởi thế có nhiều tu viện, nhất là những tu viện xưa nổi tiếng, sở hữu đất đai để duy trì đời sống Tăng lữ trong tự viện. Những tu sĩ và tu viện Phật giáo được công chúng cúng dường; họ được cung cấp những vật dụng cần thiết. Trong quá khứ, Tăng lữ thường sống bằng hạnh khất thực, xin ăn từng nhà. Do những thay đổi trong nền kinh tế hiện nay, tập tục ấy dần biến mất, mặc dù vẫn còn hàng ngàn người tiếp tục tuân giữ pháp khất thực, nhất là tại các xứ theo Nam tông như Tích Lan, Miến Ðiện, Thái Lan, Cam Bốt, vân vân. Những tu sĩ sống ở thành thị hay làng mạc có hai nhiệm vụ: thứ nhất là để một phần thì giờ tu thiền và học tập để tiến bộ về trí thức và tâm linh; thứ hai là dạy dỗ những trẻ đến chùa xin học, săn sóc nhu cầu tín ngưỡng của cư sĩ thế tục, bảo trì tự viện, giảng kinh cho đại chúng vào những dịp lễ, giáo giới những cá nhân và đoàn nhóm, điều khiển các lễ lạc tôn giáo, tổ chức những hội đoàn làm công tác an sinh xã hội, vv. Cũng có những tu sĩ sống ở rừng tách biệt hẳn toàn thể xã hội, dành trọn đời cho sự độc cư thiền định[3].
Kinh Thiện sanh[4] chứng tỏ đức Phật coi trọng cuộc đời cư sĩ, gia đình và những mối tương giao xã hội của họ như thế nào.
Một thanh niên tên Sigàla vâng theo lời trăn trối của cha, thường lễ bái sáu phương - đông, tây, bắc, nam, trên, dưới. Phật bảo anh ta rằng trong Thánh giới luật (ariyassavinaye) của giáo lý Ngài, sáu phương ấy có nghĩa khác. Theo luật Ngài, phương đông là cha mẹ; phương nam là thầy; phương tây là vợ con; phương bắc là bạn bè quyến thuộc, láng giềng; phương dưới là tôi tớ, người làm công và thợ thuyền; phương trên là những tu sĩ, Sa môn Bà la môn. Phật dạy nên lễ bái sáu phương ấy. Ở đây chữ lễ bái (namasseyya) rất ý nghĩa, vì người ta chỉ lễ bái một cái gì thiêng liêng, khả kính, khả sùng. Ðạo Phật xem sáu nhóm gia đình và xã hội trên đây là thiêng liêng, đáng sùng mộ kính trọng và lễ bái. Nhưng lễ bái cách nào? Phật dạy người ta có thể lễ bái bằng cách làm tròn bổn phận của mình đối với những người ấy. Những bổn phận ấy được Phật giảng rõ trong bài thuyết pháp cho Thiện Sanh.
- Thứ nhất: cha mẹ là thiêng liêng đối với con cái. Phật dạy: "Cha mẹ là Thượng đế" (Brahmàti màtàpitaro). Danh từ thượng đế (Brahma, Phạm thiên) chỉ khái niệm cao cả thiêng liêng nhất trong tư tưởng Ấn giáo, trong đó Phật đã bao gồm cha mẹ. Bởi thế ngày nay trong những gia đình theo Phật thuần thành, con cái thực sự "lễ bái" cha mẹ hằng ngày sáng và tối. Họ phải làm một vài bổn phận đối với song thân theo luật của Phật: Phải săn sóc cha mẹ khi già, phải làm bất cứ cái gì cần làm cho cha mẹ, phải giữ danh dự gia đình và tiếp nối truyền thống gia đình, phải bảo vệ tài sản cha mẹ để lại, và làm tang lễ sau khi cha mẹ chết. Ðối lại, cha mẹ cũng có một số bổn phận đối với con cái: họ phải giữ con cái tránh xa những đường tà, phải khuyên chúng làm những việc thiện và lợi ích, phải giáo dục chúng đầy đủ, phải cưới gả chúng vào những gia đình tử tế, và phải chia tài sản cho công bằng.
- Thứ hai: liên hệ giữa thầy và trò. Người học trò phải kính trọng vâng lời thầy, phải lo cho thầy nếu thầy có điều chi cần thiết, phải học hành chăm chỉ. Và thầy đối lại, phải huấn luyện học trò một cách thích đáng, phải dạy kỹ lưỡng, phải giới thiệu bạn bè cho nó, và phải cố kiếm sự bảo đảm việc làm cho nó sau khi học xong.
- Thứ ba: liên hệ giữa chồng và vợ. Tình yêu giữa chồng vợ được xem hầu như tôn giáo hay thiêng liêng; gọi là "đời sống gia đình thiêng liêng" (sadàrabrahmacariya). Ở đây cũng thế, ý nghĩa của từ ngữ brahma, Phạm thiên cần được lưu tâm: Ðạo Phật dành cho mối liên hệ này sự kính trọng cao cả nhất. Vợ chồng phải trung thành, kính trọng và tận tụy với nhau, và họ có vài bổn phận đối với nhau. Chồng phải luôn luôn tôn trọng vợ, không được thiếu sự kính nể đối với vợ, phải bảo đảm đời sống và tiện nghi cho vợ, và phải làm vợ vui lòng bằng cách tặng nàng áo và đồ trang sức (sự kiện đức Phật không quên nhắc đến cả những món quà một người chồng nên tặng vợ, đủ chứng tỏ tình người thắm thiết của Ngài, thiện cảm tế nhị của Ngài đối với tình cảm con người.) Ðối lại, người vợ phải coi sóc việc nhà, phải làm vui lòng khách khứa, bạn bè, thân thuộc và những người làm công, phải yêu thương, trung thành với chồng, phải gìn giữ tiền của chồng kiếm được, phải khôn khéo và có nghị lực trong mọi công việc.
- Thứ tư: liên hệ giữa bạn bè, bà con, láng giềng: họ phải tử tế nhân từ với nhau, phải nói lời hòa nhã dễ nghe, phải làm lợi ích cho nhau, phải hòa hiếu với nhau đừng gây gỗ, phải giúp nhau khi cần, và đừng bỏ nhau trong khi hoạn nạn.
- Thứ năm: liên hệ giữa chủ và tớ: chủ nhà có nhiều bổn phận đối với tôi tớ hay người làm công: phải giao công việc tùy theo khả năng và sức lực, phải trả lương thích đáng, phải cung cấp thuốc men, thỉnh thoảng phải cho quà tặng. Ðối lại người giúp việc hay làm công phải chuyên cần không được biếng nhác, phải lương thiện, vâng lời và đừng lường gạt chủ, phải siêng năng trong công việc làm.
- Thứ sáu: liên hệ giữa tu sĩ với người thế tục: với niềm yêu thương kính trọng, người thế tục phải coi sóc những nhu cầu vật chất của sa môn, Bà la môn; với tâm bi mẫn, tu sĩ phải ban bố kiến thức và hiểu biết cho người thế tục, và dẫn dắt họ theo đường chánh, xa đường tà.
Như vậy ta thấy theo đức Phật, đời sống thế tục với những liên hệ gia đình xã hội cũng được bao gồm trong "Thánh giới luật", và cũng nằm trong khuôn khổ lối sống Phật giáo.
Bởi thế trong Tương ưng bộ kinh, Samyuttanikàya, một trong những kinh Pàli xưa nhất, Ðế thích (Sakka), vua của những vị trời (Devas) tuyên bố rằng không những ông sùng kính các tu sĩ sống đời thánh thiện đức hạnh mà còn kính trọng những cư sĩ thế tục (ưu bà tắc, upàsaka) làm những việc công đức, có đức hạnh và duy trì gia đình của họ một cách đúng pháp [5].
Nếu muốn trở thành một Phật tử người ta không cần gì phải qua một lễ dẫn nhập (hay rửa tội). Nhưng muốn trở thành Tỳ kheo, một phần tử của đoàn thể Tăng già, người ta phải qua một thời gian dài tuân giữ ký luật và học đạo. Một người nếu hiểu giáo lý Phật, tin chắc đây là chính đạo, và nếu nỗ lực tuân theo giáo lý ấy, thì họ thành một Phật tử.
Nhưng theo truyền thống ngàn xưa trong các xứ Phật giáo, một người được xem là Phật tử nếu quay về nương tựa Phật, Pháp (giáo lý) và Tăng (đoàn thể Tăng già)- gọi là Tam bảo, ba ngôi báu- và bắt đầu tuân giữ Ngũ giới (Pancasila), những bổn phận tinh thần tối thiểu của một Phật tử tại gia: 1. không sát sinh (giết hại sinh mạng), 2. khôngtrộmcắp. 3. không tà dâm (ngoại tình), 4. không nói dối, 5. không uống những chất làm say sưa. Người phật tử quỳ gối chắp tay trước một tượng phật hay bảo tháp (stùpa dàgàba), lặp lại công thức quy y thường bằng tiếng pàli, theo lời một tu sĩ. Tại các lễ lớn, thường cả hội chúng tụng những lời này theo một vị Tăng.
Không có một lễ tục bề ngoài nào một Phật tử bắt buộc phải làm. Ðạo Phật là một lối sống, và điều cốt yếu là tuân giữ Bát chánh đạo. Dĩ nhiên trong tất cả các xứ Phật giáo đều có những lễ tục rất đẹp và đơn giản vào những ngày lễ Phật. Trong tu viện thường có một bảo tháp (stùpa, dàgàba), là một lễ đài có hình vòm cung trong có xá lợi Phật, cây Bồ đề, tượng Phật (patimàghara). Bảo tháp, cây Bồ đề, tượng phật, ba vật ấy đều được thờ cúng. Phật tử thường đi chùa vào các ngày rằm trăng tròn, ngày mồng một, mồng tám, hăm ba âm lịch. Họ tụng ba quy y và năm giới, quỳ trước một trong ba vật thờ kể trên. Rồi họ thắp đèn dâng hoa và đốt hương, tụng những bài kệ ca ngợi công đức của Phật, Pháp, Tăng. Không nên xem đấy cũng như sự cầu nguyện trong các tôn giáo hữu thần. Ðấy chỉ là một cách chiêm ngưỡng, tưởng nhớ vị đạo sư đã chỉ dạy Con Ðường. Rồi họ nghe giảng pháp.
Vào những ngày rằm,mồng một, hàng ngàn phật tử tuân giữ Bố tát hay Bát quan trai giới(uposathasìla, atthangasìla):
Không sát sinh; 2. Không trộm cắp; 3. Không hành dâm [6]; 4. Không nói dối; 5. Không uống rượu;  6. Không ăn sau ngọ; 7. Không nằm ngồi giường cao đẹp; 8. Không múa, hát, chơi đùa, dùng tràng hoa và hương thơm.
Thông thường, Phật tử thọ Bát quan trai ở suốt ngày đêm tại chùa để hành thiền, nghe pháp, tụng kinh và thảo luận về Pháp.
Cuộc lễ Phật giáo lớn nhất trong năm là lễ Vesak vào rằm tháng tư âm lịch, để mừng ngày Phật đản sinh, giác ngộ và Bát niết-bàn. Vào ngày ấy, mọi nhà, chùa, đường phố được trang hoàng bằng hoa, đèn và những lá cờ Phật giáo sáu màu. Hàng ngàn nam phụ lão ấu đến chùa; hàng trăm quán ăn miễn phí được mở ra do những hội đoàn phật tử để phục vụ khách hành hương. Ngày ấy một tinh thần từ bi, thương yêu, hòa điệu, thanh bình và hoan hỉ tràn ngập khắp nhân gian.
Trong Phật giáo không có lễ rửa tội; nhưng khi một đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ nó đưa đến chùa để làm chuyến xuất hành đầu tiên, đặt hài nhi dưới chân tượng Phật, để chư Tăng tụng kinh cầu phúc cho nó. Ngay cả trước khi đứa bé ra đời, người ta cũng thỉnh chư Tăng đến nhà để cầu an cho sản phụ, bà mẹ tương lai.
Chư Tăng không làm lễ cho các đám cưới. Hôn lễ tại các nhà phật tử là một lễ thuộc dân sự, chỉ liên hệ đến xã hội; nhưng người ta cho nó một tính tôn giáo bằng cách đưa vào đấy những yếu tố Phật giáo, tỉ như cho một nhóm thanh niên hay thiếu nữ tụng những bài kệ chúc lành. Chính những tu sĩ thì không bao giờ dự đám cưới, nhất là ở các xứ theo Nam tông. Nhưng người ta có thể thỉnh Tăng về nhà cúng dường bố thí (dàna) một hoặc hai ngày trước hay sau lễ cưới; vào dịp ấy một tu sĩ nói một pháp thoại khuyên cặp vợ chồng mới sống một đời hạnh phúc hòa thuận theo lời Phật dạy.
Ngược lại, tu sĩ phật giáo thường làm lễ cho các đám tang, và thuyết một bài pháp để ủy lạo tang gia.
Khi một Phật tử bị bệnh, rất thường khi người ta mời chư Tăng đến tụng kinh cầu an  gọi là paritta hay Pirit (có nghĩa là che chở, gia hộ). Lễ tục này rất phổ thông đối với phật tử. Trong hầu hết các chùa, thỉnh thoảng người ta lại cử hành lễ này xem như lễ cầu an chung cho tất cả; cuộc lễ có thể kéo dài suốt ngày đêm không nghỉ, trong một hai ngày hoặc cả tuần lễ hay lâu hơn.
Những sự lễ bái cổ truyền này, mặc dù không thiết yếu, vẫn có giá trị ở chỗ thỏa mãn những cảm xúc và nhu cầu tôn giáo nơi những người chưa phát triển về tinh thần và tâm linh, giúp họ dần bước theo chánh đạo[7].
Những người nghĩ rằng Phật giáo chỉ quan tâm đến những lý tưởng cao siêu, tư tưởng triết lý và đạo đức siêu phàm, không kể gì đến phúc lợi xã hội và kinh tế của con người, là sai lầm. Ðức Phật rất quan tâm đến hạnh phúc của con người. Ðối với Ngài, không thể có hạnh phúc nếu không sống một đời trong sạch, dựa trên những nguyên tắc đạo đức và tâm linh. Nhưng Ngài biết rằng sống một đời như vậy rất khó trong những điều kiện xã hội và vật chất không thuận lợi.
Phật giáo không xem hạnh phúc vật chất tự nó là cứu cánh: nó chỉ là một phương tiện để đạt đến một cứu cánh cao quý hơn. Nhưng đấy là một phương tiện rất cần thiết để hoàn thành một mục đích cao hơn cho hạnh phúc nhân loại. Bởi thế Phật giáo công nhận vài điều kiện vật chất tối thiểu là cần thiết để tu tập có kết quả - ngay cả đối với một thầy tu thiền định trong một nơi cô tịch[8].
Ðức Phật không xét đời sống tách biệt với bối cảnh kinh tế và xã hội. Ngài nhìn đời toàn diện, trong tất cả mọi phương diện xã hội, kinh tế và chính trị của nó. Những lời dạy của Ngài về những vấn đề đạo đức, triết lý và tâm linh đã được khá nhiều người biết đến. Nhưng người ta biết rất ít về giáo lý của Ngài trong những vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị. Tuy vậy có rất nhiều bài giảng của Ngài bàn về những vấn đề ấy rải rác khắp các bản kinh cổ xưa của Phật giáo. Ta hãy lấy một vài thí dụ:
Kinh Chuyển luân sư tử hống (Cakkavattisìhanàdasutta, Trường Bộ kinh 26) nói rõ rằng sự nghèo khó (dàliddiya) là nguyên nhân của vô đạo và tội ác như trộm cắp, tà vạy, bạo động, thù hằn, độc ác v.v.. Những vị vua chúa ngày xưa, cũng như các chính phủ ngày nay, cố đàn áp tội lỗi bằng hình phạt. Kinh Kùtadantasutta cùng thuộc bộ ấy giải thích sự vô ích của hình phạt, nói rằng phương pháp ấy sẽ không bao giờ thành công. Thay vì vậy, đức Phật đề nghị muốn diệt tận gốc tội lỗi, cần phải cải thiện điều kiện kinh tế của con người, cần phải cung cấp cho tá điền và nông phu hạt giống và phương tiện trồng trọt, vốn phải được cung cấp cho những thương gia và người buôn bán; lương hướng thích đáng phải được trả cho những người làm công. Khi mọi người đều được cung cấp cơ hội để kiếm được lợi tức đầy đủ họ sẽ bằng lòng, không sợ hãi lo âu, và do đó xứ sở sẽ thanh bình, không có các tội lỗi [9].
Bởi vậy đức Phật thường dạy những cư sĩ tại gia tầm quan trọng của sự cải thiện hoàn cảnh kinh tế. Ðiều này không có nghĩa Ngài tán đồng sự tích trữ tài sản với sự tham lam ràng buộc, vì nó trái ngược với giáo lý Ngài, cũng không phải Ngài tán đồng bất cứ phương tiện sinh nhai nào. Có vài nghề thương mại như sản xuất và mua bán khí giới bị Ngài cấm chỉ, xem như những phương tiện sinh nhai bất chánh như ta đã thấy trước đây[10].
Một người tên Dìghajànu một hôm đến viếng Phật và bảo: "Bạch Thế Tôn, chúng con là những người thế tục tầm thường, sống đời gia đình, có vợ con. Xin đức Thế Tôn chỉ dạy cho con vài lý thuyết để giúp chúng con được hạnh phúc trong đời này và đời sau."
Ðức Phật dạy ông ta rằng có bốn điều giúp cho hạnh phúc con người trong đời này:
- Thứ nhất là phải tài khéo, có hiệu năng, hăng hái và có nghị lực trong bất cứ nghề nào mình làm, và phải tinh xảo trong nghề nghiệp mình (utthànasampadà).
- Thứ hai là phải bảo vệ lợi tức mình đã kiếm được một cách chân chánh, bằng mồ hôi trán (àrakka-sampadà); nghĩa là bảo vệ tài sản cho khỏi bị trộm cắp v.v.. (Tất cả mọi ý tưởng này cần được xét đến trong bối cảnh thời ấy).
- Thứ ba là phải giao du với bạn tốt (kalyànamitta) trung thành, có trí thức, đức hạnh, phóng khoáng và thông minh, người sẽ giúp mình đi theo chánh đạo, xa lánh đường tà.
- Thứ tư là phải tiêu dùng chừng mực, tùy theo lợi tức, đừng tiêu quá nhiều cũng đừng quá ít, nghĩa là không nên bo bo tích trữ tài sản, nhưng cũng không nên phung phí - nói cách khác phải sống trong giới hạn những phương tiện mình có (samajì vikatà).
Rồi Phật giảng bốn đức hạnh giúp cho một người thế tục được hạnh phúc đời sau:
Tín (saddhà): phải tin tưởng vào những giá trị đạo đức, tinh thần, và tâm linh. 2. Giới (sìla): phải chừa bỏ sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu. 3. Thí (càga): phải thực hành lòng trắc ẩn, bố thí, không bám víu, ôm giữ tài sản mình. 4. Tuệ (panna): phải mở mang trí tuệ dẫn đến sự diệt khổ, chứng Niết-bàn[11].
Ðôi khi Phật còn đi vào những chi tiết về cách để dành tiền bạc và tiêu dùng, chẳng hạn như khi Ngài bảo thanh niên Sigàla rằng anh ta nên dùng 1/4 lợi tức vào sự tiêu pha hàng ngày, 1/2 lợi tức để đầu tư vào việc kinh doanh và để riêng 1/4 phòng khi nguy cấp[12].
Một hôm Phật bảo Cấp cô độc (Anàthapindika), một thương gia danh tiếng, một trong những đệ tử tại gia thuần thành nhất của Ngài, đã lập cho Ngài tu viện Kỳ đà (Jetavana) hữu danh ở Xá vệ (Sàvatthi), rằng một cư sĩ sống đời thường nhật, có bốn thứ hạnh phúc:
Thụ hưởng sự bảo đảm về kinh tế hay tài sản đầy đủ, kiếm được bằng những phương tiện chính đáng (sở hữu lạc, atthisukkha).
Tiêu dùng tài sản ấy một cách rộng rãi cho chính mình, cho gia đình, bà con, bè bạn và trong những việc công đức (thọ dụng lạc, ananasukkha).
Không có nợ nần (vô trái lạc, anana-sukkha).
Sống một đời trong sạch, không phạm những điều ác trong ý nghĩ, lời nói hay hành vi (vô tội lạc, anmajjasukkha).
Ở đây ta phải chú ý rằng trong bốn yếu tố đem lại hạnh phúc, có đến ba thuộc về kinh tế, và cuối cùng Phật còn nhắc cho thương gia ấy biết rằng hạnh phúc về kinh tế và vật chất thì "không đáng một phần mười sáu" của hạnh phúc tâm hồn phát sinh từ một đời sống không lỗi lầm và lương thiện[13].
Qua những ví dụ kể trên, ta có thể thấy rằng đức Phật xem sự thoải mái về kinh tế là cần thiết cho hạnh phúc con người, nhưng Ngài không công nhận sự tiến bộ là chân thật nếu nó chỉ thuần vật chất, không có một nền tảng đạo đức và tâm linh. Trong khi khuyến khích sự tiến bộ vật chất, Phật giáo luôn luôn nhấn mạnh sự phát triển đạo đức và tâm linh để kiến tạo một xã hội hòa bình an lạc.
Ðức Phật cũng có những lời dạy minh bạch như thế về chính trị, chiến tranh, hòa bình. Ðiều ai cũng biết, tưởng không cần nhắc lại, là đạo Phật chủ xướng Bất bạo động, Hòa bình như thông điệp của mình cho tất cả thế giới, và không tán thành bất cứ một sự bạo động hay sát hại sinh mạng nào. Theo Phật giáo không gì có thể gọi là "chiến tranh chân chính", đó chỉ là một từ ngữ sai lầm được đúc ra và lưu hành để biện minh cho hận thù, tàn ác, bạo động và chém giết. Ai định ra cái gì là chân chánh hay không chân chánh? Người chiến thắng, kẻ mạnh là "chánh", và kẻ chiến bại, yếu thế là "bất chánh". Chiến tranh của chúng tôi thì luôn luôn chính đáng, còn chiến tranh của các anh thì luôn luôn "bất chánh". Phật giáo không chấp nhận lập trường ấy.
Ðức Phật không những đã dạy Bất bạo động và Hòa bình, mà Ngài còn thân hành đi đến chiến trường để can thiệp và ngăn cản chiến tranh, như trong trường hợp những người dòng Thích ca (Sàkyas) và Câu lợi (Koliyas), sắp đánh nhau vì vấn đề tranh chấp nước sông Rohini. Và những lời của Ngài đã từng ngăn được vua A xà thế (Ajàtasattu) khỏi tấn công Vương quốc Bạt kỳ (Vajjis).
Vào thời đức Phật, cũng như ngày nay, có những nhà cai trị xứ sở một cách bất công. Dân chúng bị đàn áp, bóc lột, đánh đập, tù đày, sưu cao thuế nặng, và chịu những hình phạt dã man. Ðức Phật rất động lòng trước những sự vô nhân đạo ấy. Kinh sớ Pháp cú Dhammapadatthakathà chép rằng thuở ấy Phật rất chú tâm đến vấn đề một nền cai trị tốt đẹp. Ta nên xét quan điểm của Ngài trong bối cảnh xã hội, kinh tế và chính trị thời ấy. Ngài đã chứng minh rằng toàn thể một xứ sở có thể trở thành đồi trụy, thối nát và bất hạnh nếu những người cầm đầu việc cai trị - nghĩa là vua, các quan lại và những nhân viên hành chánh - đều thối nát và bất công. Muốn cho dân một nước được sung sướng, cần phải có một nền cai trị công bằng. Một nền cai trị công bằng có thể được thực hiện bằng cách nào? Ðức Phật đã nói rõ trong bài thuyết pháp của Ngài về "10 nhiệm vụ của nhà vua" (Thập vương pháp, Dasaràjadhamma) như được thuật trong Jàtaka (chuyện tiền thân)[14].
Dĩ nhiên danh từ "vua" (Ràja), ngày xưa phải được thay thế bằng danh từ "chính phủ". "Mười nhiệm vụ của nhà vua" có thể áp dụng cho tất cả những người trong chính phủ ngày nay, như quốc trưởng, bộ trưởng, lãnh đạo chính trị, nhân viên hành chánh và tư pháp v.v..
- Nhiệm vụ thứ nhất trong "10 nhiệm vụ của nhà vua" là sự rộng rãi, bố thí, bác ái (dàna). Người cai trị không được có một thèm khát và bám víu nào đối với tài sản, tiền của, mà phải bố thí cho dân được no ấm.
- Thứ hai, một đạo đức tốt đẹp (giới - sìla). Vua phải không bao giờ sát hại, lừa bịp và bóc lột kẻ khác, tà dâm, nói lời sai quấy, và rượu chè. Nghĩa là, ít nhất ông phải theo 5 giới của phật tử tại gia.
- Thứ ba, hy sinh tất cả vì hạnh phúc của dân (biến xả, pariccàga), ông phải sẵn sàng từ bỏ mọi tiện nghi cá nhân mình, tên tuổi danh vọng và ngay cả sự sống của mình vì lợi ích của dân.
- Thứ tư, trực hạnh (ajjava). Ông phải xa lìa sự sợ hãi và thiên vị khi thi hành nhiệm vụ, phải thành thật trong ý định, và không được lừa bịp quần chúng.
- Thứ năm, khổ hạnh (tapa). Ông phải sống một đời giản dị, không được xa hoa. Ông phải biết chế ngự bản thân mình.
-  Thứ sáu, nhu hòa (maddava). Ông phải có một tính tình hòa nhã.
- Thứ bảy, không thù hận, ác độc (vô sân - akkodha). Ông không được có tư thù với bất cứ ai.
- Thứ tám, bất hại (avihimsà) không những có nghĩa là không được làm hại ai, mà còn có nghĩa ông phải cố tạo hòa bình bằng cách tránh và ngăn ngừa chiến tranh, hay mọi sự dính dáng đến bạo động và sát hại sinh mạng.
- Thứ chín, nhẫn nhục (khanti). Ông phải có thể chịu đựng những khó khăn, khổ nhọc và những sự nhục mạ mà không mất bình tĩnh.
- Thứ mười, không đối lập, không ngăn cản (avirodha), nghĩa là ông không được đi ngược với ý chí của toàn dân, không được cản bất cứ biện pháp nào đưa đến sự lợi lộc cho toàn dân. Nói cách khác ông phải cai trị thuận với ý chí của dân[15].
Nếu một nước được cai trị bởi một người có những đức tính ấy, thì dĩ nhiên nước ấy phải rất hạnh phúc. Nhưng đấy không phải là một điều không tưởng, vì trong quá khứ đã có những ông vua như A dục vương (Asoka) của Ấn Ðộ đã thiết lập các vương quốc căn cứ trên những lý tưởng đó.
Thế giới ngày nay luôn sống trong sợ hãi, nghi ngờ và căng thẳng. Khoa học đã sản xuất những khí giới có năng lực phá hoại kinh hoàng. Tạo ra những dụng cụ mới của chết chóc, các cường quốc hăm dọa, thách thức nhau, khoe khoang không hổ thẹn rằng mình có thể gây nhiều phá hoại tang thương trong thế giới hơn cường quốc khác.
Họ đã đi quá xa trên con đường điên rồ ấy đến nỗi ngày nay họ chỉ cần bước thêm một bước, kết quả sẽ không là gì ngoài ra sự hủy diệt lẫn nhau và hủy diệt toàn thể loài người.
Vì hoảng sợ trước một hoàn cảnh mà chính họ đã tạo ra, con người muốn tìm một lối thoát, một giải pháp nào đó. Nhưng không có giải pháp nào ngoài giải pháp đức Phật đã đề xướng - thông điệp của Ngài về Bất bạo và Hòa bình, về tình thương và từ bi, về khoan hồng và thông cảm, về chân lý và trí tuệ, về sự tôn trọng đối với mọi sự sống, về sự dứt bỏ ích kỷ, hận thù và bạo động.
Ðức Phật dạy: "Hận thù không bao giờ dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù. Ðây là một sự thật muôn đời."[16]
"Người ta nên lấy từ bi thắng lướt hận thù, lấy lòng tốt đối lại với sự xấu xa, lấy bác ái đối lại lòng ích kỷ, và lấy sự chân thật đối lại xảo trá gian tà."[17]
Con người không thể nào có hạnh phúc an vui khi còn khao khát ham muốn chinh phục và chế ngự đồng loại. Phật dạy: "Kẻ chiến thắng nuôi hận thù, kẻ chiến bại ngã gục trong đau khổ. Người nào từ khước cả thắng lẫn bại, sẽ được hạnh phúc an vui."[18]
Chiến thắng duy nhất đem lại hòa bình hạnh phúc là chiến thắng tự tâm. "Người ta có thể chinh phục hàng triệu người trong trận chiến, nhưng chỉ có người nào tự chinh phục được mình mới là người chiến thắng vinh quang nhất."[19]
Bạn sẽ bảo rằng tất cả điều đó rất đẹp, rất cao cả đáng quý, nhưng không thực tiễn. Thế thì có thực tiễn khi thù ghét nhau chăng? Khi giết nhau chăng? Khi sống mãi trong hãi hùng và nghi kỵ như thú dữ trong rừng chăng? Ðiều này thực tiễn và tiện nghi hơn chăng? Có bao giờ ác độc được điều phục bằng ác độc? Có bao giờ hận thù được dập tắt bởi hận thù? Nhưng đã có những trường hợp, ít nhất những trường hợp cá nhân, trong đó hận thù được thoa dịu bằng thương yêu và lòng tốt, ác độc được chinh phục bằng thiện cảm. Bạn sẽ bảo điều này có thể có thật, có thể thực hiện trong những trường hợp cá nhân, nhưng nó không bao giờ thực hiện được trong những giao tiếp quốc gia và quốc tế. Con người quả đã bị thôi miên, tâm lý bị rối ren mờ ám và bị lừa dối bởi những từ ngữ dùng để tuyên truyền chính trị như "quốc gia", "quốc tế", "tổ quốc". Tổ quốc là gì nếu không phải là một đoàn thể rộng lớn gồm nhiều cá nhân? Một quốc gia hay tổ quốc không hành động, chính cá nhân mới hành động. Cái gì cá nhân nghĩ và làm chính là cái mà quốc gia nghĩ và làm. Cái gì có thể áp dụng cho cá nhân cũng có thể áp dụng cho quốc gia, xứ sở. Nếu trên bình diện cá nhân, hận thù có thể dập tắt hận thù, thì trên bình diện quốc gia và quốc tế chắc chắn điều này cũng có thể thực hiện. Ngay cả trong trường hợp một cá nhân riêng rẽ muốn đối lại hận thù bằng yêu thương, người ta cũng cần phải có một lòng can đảm siêu việt, một sự mạnh dạn, một lòng tin vô bờ đối với sức mạnh tâm hồn. Có phải chăng ta còn cần nhiều cố gắng hơn thế nữa trong trường hợp giao tiếp quốc tế? Nếu khi bảo rằng "không thực tế" ý bạn muốn nói "không dễ dàng" thì là bạn nói đúng. Nhất định nó không dễ dàng. Tuy nhiên ta cần cố thử. Bạn sẽ bảo sự cố gắng ấy hơi mạo hiểm. Nhưng chắc chắn là nó không mạo hiểm hơn sự thử một chiến tranh nguyên tử.
Thật là một an ủi cho chúng ta ngày nay khi nghĩ rằng ít nhất trong lịch sử cũng đã có một vị vua cai trị lỗi lạc, đã có can đảm, đức tin và kiến giải đủ để áp dụng lời dạy này của Phật về bất bạo động, hòa bình và yêu thương trong sự cai trị một đế quốc rộng lớn về cả nội bộ lẫn ngoại giao - đó là A dục vương, vị hoàng đế Phật tử của xứ Ấn (thế ký thứ III trước Tây lịch), "người con yêu quý của các thần linh" như ông đã được mệnh danh.
Ban đầu ông theo gương vua cha (Bindusàra) và ông nội (Chandragupta) muốn hoàn thành việc chinh phục bán đảo Ấn; ông chiếm xứ Kalinga, sát nhập nó vào đế quốc mình. Hàng nghìn người bị giết, bị thương, bị tra tấn và bắt làm tù binh trong trận này. Nhưng về sau, khi trở thành một Phật tử, ông hoàn toàn thay đổi nhờ giáo lý của Phật. Trong một tuyên ngôn danh tiếng của ông khắc trên đá (Trụ đá XII, như ngày nay thường gọi) còn có thể đọc được ngày nay, nói đến sự chinh phục Kalinga, Hoàng đế A dục đã công khai bày tỏ sự "sám hối" của ông và nói ông "vô cùng đau đớn khi nghĩ về sự tàn sát ấy". Ông tuyên bố công khai rằng ông sẽ không bao giờ rút gươm ra để làm một việc chinh phục nào nữa, nhưng ông "mong mỏi tất cả mọi chúng sinh sống trong bất bạo sẽ tự chủ, tập luyện sự an tĩnh và ôn hòa."  Ðiều này dĩ nhiên Người con yêu chuộng của các thần linh (A dục vương) xem là chiến thắng bằng chánh pháp (dhammavijaya). Không những tự ông chối bỏ chiến tranh, mà ông còn tỏ lòng mong muốn rằng "con ta và cháu ta đừng nghĩ về cuộc chinh phục nào khác nữa xem như đáng làm... Chúng hãy chỉ nghĩ đến một sự chinh phục duy nhất là chinh phục bằng Ðạo đức. Ðiều ấy lợi ích cho cả đời này và đời sau".
Ðó là tấm gương độc nhất trong lịch sử nhân loại về một người chiến thắng vinh quang đang ở tột đỉnh của uy quyền, còn có sức mạnh để tiếp tục những cuộc chinh phục đất đai, nhưng lại từ bỏ chiến tranh và bạo động mà trở về với hòa bình, bất bạo.
Ðấy là một bài học cho thế giới ngày nay. Vị hoàng đế cai trị một đế quốc rộng lớn đã công khai quay lưng lại với chiến tranh, bạo động và đón nhận thông điệp của bất bạo và hòa bình. Không có bằng chứng lịch sử nào nói rằng có vua láng giềng nào đã lợi dụng sự sùng đạo của vua A dục để tấn công ông về quân sự, hay có một cuộc nổi loạn nào trong đế quốc ông l��c sinh thời. Trái lại hòa bình ngự trị khắp trên lãnh thổ, và ngay cả những xứ bên ngoài vương quốc ông cũng dường như đã chấp nhận sự lãnh đạo nhân từ của ông.
Thật điên rồ khi nói đến việc duy trì hòa bình bằng cách làm quân bình các thế lực hay bằng sự hăm dọa của vũ khí nguyên tử. Thế lực của binh bị chỉ có thể phát sinh ra sợ hãi, chứ không phát sinh hòa bình. Trong sợ hãi không thể nào có hòa bình lâu dài và thực sự. Từ sợ hãi chỉ có thể sinh ra thù hận, ác độc, có thể bị đè nén một thời gian nhưng sẵn sàng bùng dậy và trở nên hung bạo bất cứ lúc nào. Hòa bình chân thật chỉ có thể ngự trị trong một không khí của lòng thương (Mettà, tâm từ), sự thân thiện, không có sợ hãi nghi ngờ và nguy hiểm.
Phật giáo nhằm mục đích kiến tạo một xã hội ở đấy người ta từ bỏ sự tranh chấp thế lực rất tai hại, ở đấy an tĩnh và hòa bình ngự trị, xa hẳn chiến thắng và chiến bại, ở đấy sự áp bức người vô tội phải bị mạnh mẽ tố cáo, ở đấy một người tự thắng mình được kính trọng hơn những người chiến thắng hàng triệu bằng chiến tranh quân sự và kinh tế, ở đấy hận thù được chinh phục bằng yêu thương và sự ác độc bằng thiện cảm, ở đấy thù hận, ganh ghét, ác độc và tham lam không nhiễm độc tâm trí con người, ở đấy từ bi là nguyên động lực cho hành động, ở đấy tất cả, kể cả những sinh vật nhỏ bé nhất, đều được đối xử với lòng yêu thương lân mẫn, ở đấy cuộc sống bình an hòa điệu - trong thế giới đầy đủ về vật chất - được hướng về mục đích cao quý nhất, sự thực chứng chân lý tối hậu, Niết-bàn.
Sửa lại và bổ túc (theo bản dịch Pháp ngữ năm 1978), Phật đản 2542 (1998), Tỳ kheo ni Trí Hải
-ooOoo-
Ghi chú:
[1] M I (PTS), pp. 30-31.
[2] Ibid, pp.490 ff.
[3] Muốn biết thêm về đề tài này, nên xem tác phẩm bổ ích thú vị của André Bareau nhan đề "Ðời sống và tổ chức các cộng đồng Phật giáo ngày nay tại Tích Lan", Pondichéry, 1957.
[4] Sigàla, Trường bộ, kinh 31.
[5] S I (PTS), p.234
[6] Ðể ý, trong năm giới, giới thứ ba chỉ cấm tà dâm hay ngoại tình; còn trong tám giới, thì giới thứ ba cấm hẳn sự dâm dục trong thời gian tu bát quan trai.
[7] Xem chương XV và XVI, "History of Buddhism in Ceylon" của Walpola Rahula (Colombo, 1956).
[8] MA I, PTS, 290. Những tu sĩ thành phần của Tăng già, không được có của riêng, nhưng có quyền xử dụng tài sản chung gọi là Tăng kỳ vật - Sanghika.
[9] D I (Colombo, 1929), p.101
[10] Xem phần Bát chánh đạo - Chánh mạng, Chương Bốn.
[11] A (Colombo, 1929), pp. 786 ff.
[12] D III (Colombo, 1929), p. 115
[13] A (Colombo, 1929), pp. 232-233
[14] Jàtaka I, 260, 399; II 400; III, 274, 320; V, 119, 378.
[15] Ở đây ta thấy điều thú vị là năm nguyên tắc, panchasìla - năm giới - trong nền chính trị ngoại giao của Ấn Ðộ cũng giống với những nguyên tắc mà vua A-dục, vị vua Phật giáo Ấn, đã áp dụng cho nền hành chánh của triều đại ông vào thế kỷ ba trước tây lịch. Từ ngữ pancasìla cũng là danh từ Phật giáo.
[16] Dhp., I, 5
[17] Ibid., XVII, 3
[18] Ibid., XV, 5
[19] Ibid., VIII, 4
-ooOoo-
source https://theravada.vn/chuong-tam-phat-giao-va-the-gioi-ngay-nay/ from Theravada https://theravadavn.blogspot.com/2020/07/chuong-tam-phat-giao-va-gioi-ngay-nay.html
0 notes
phamthituong · 4 years
Text
Chương Tám – PHẬT GIÁO VÀ THẾ GIỚI NGÀY NAY
Chương Tám
PHẬT GIÁO VÀ THẾ GIỚI NGÀY NAY
Có vài người nghĩ rằng đạo Phật quá cao siêu huyền bí, không thể thực hành được bởi những người nam, nữ thông thường trong thế giới chúng ta hằng ngày, và nếu muốn trở thành một Phật tử chân chính thì người ta cần phải từ bỏ cuộc đời này để rút lui vào một tu viện hay đến một nơi nào yên tĩnh.
Ðấy là một quan niệm sai lạc đáng buồn do sự thiếu hiểu biết về giáo lý Phật. Người ta thường đi đến những kết luận sai lầm và vội vã, sau khi tình cờ nghe hay đọc một cái gì về Phật giáodo một tác giả không hiểu thấu vấn đề, đưa ra một quan niệm thiên lệch và chủ quan về Phật giáo. Giáo lý Phật không phải chỉ cốt dành cho Tăng lữ trong tu viện, mà còn cho những nam nữ cư sĩ sống trong gia đình. Bát chánh đạo, một lối sống theo Phật giáo, là dành cho tất cả không phân biệt.
Không phải mọi người trên thế giới đều có thể đi tu hoặc ẩn dật trong hang động hay rừng núi. Ðạo Phật dù cao cả trong sáng đến đâu, cũng sẽ vô dụng đối với nhân loại nếu đại chúng không thể thực hành được trong đời sống hằng ngày. Nhưng nếu hiểu đúng tinh thần Phật giáo(chứ không phải chỉ hiểu danh từ), chắc chắn ta có thể thực hành lời Phật dạy trong khi vẫn sống đời thường.
Có một số người thấy dễ dàng tu theo Phật nếu được ở một nơi xa xôi hẻo lánh tách biệt với xã hội. Cũng có người lại thấy sự ẩn dật đó làm cho họ chán ngán buồn bã cả thể chất lẫn tâm thần, do vậy nếp sống ấy không giúp ích gì cho sự phát triển đời sống tri thức và tâm linh họ.
Sự ẩn dật chân chính không có nghĩa là thân xác phải xa lánh hẳn thế gian. Tôn giả Xá-lợi-phất (Sariputta) đệ tử chính của Phật, nói rằng một người có thể sống trong rừng chuyên tu khổ hạnh mà tâm vẫn đầy những tư tưởng nhiễm ô bất tịnh, trong khi một người khác có thể sống trong làng mạc hay thị thành, không thực hành ép xác, mà tâm lại trong sạch không cấu uế. Trong hai người ấy, tôn giả Xá lợi phất bảo, người sống đời trong sạch giữa làng mạc thị thành nhất định là cao cả hơn người sống ở rừng nhiều[1].
Quan niệm thông thường cho rằng muốn theo giáo lý Phật người ta phải lánh đời, là một quan niệm sai lầm. Trong văn học Phật giáo, có rất nhiều chỗ nói đến những người nam nữ sống đời gia đình bình thường mà vẫn thực hành một cách hiệu quả những gì Phật dạy, và thực chứng Niết-bàn. Du sĩ Vacchagotta (mà ta đã gặp trong chương về Vô ngã), một hôm hỏi Phật có nam nữ đệ tử nào của Ngài sống đời sống gia đình, mà được kết quả nhờ theo giáo lý Ngài, đạt những trạng thái tâm linh cao siêu không. Phật trả lời không phải chỉ có một hai người, một trăm, năm trăm, mà còn nhiều hơn thế nữa, những người nam và nữ cư sĩ sống đời gia đình đã theo giáo lý Ngài một cách hiệu quả và đạt được những trạng thái tâm linh cao siêu [2].
Ðối với một số người, có thể là điều thoải mái êm dịu khi sống đời ẩn dật trong một nơi yên tĩnh, xa hẳn ồn ào phiền tạp. Nhưng chắc chắn thật là can đảm, đáng ca ngợi hơn, những ai thực hành Phật giáo mà vẫn sống giữa đồng loại, giúp đỡ họ và làm lợi ích cho họ. Có lẽ trong vài trường hợp sẽ có ích cho một người nếu sống ẩn dật một thời gian để trau dồi tâm ý và tính tình - như tập luyện trước về đạo đức tri thức và tâm linh - để về sau có đủ khả năng giúp đỡ đồng loại. Nhưng nếu một con người sống suốt đời trong cô độc chỉ nghĩ đến hạnh phúc và “cứu rỗi” cho riêng mình, không quan tâm đến đồng loại, thì điều này chắc chắn không phù hợp với giáo lý Phật vốn căn bản trên tình thương, từ bi và sự giúp đỡ kẻ khác.
Bây giờ ta có thể hỏi: “Nếu một người có thể theo Phật giáo trong khi sống đời sống cư sĩ thế tục, thì Phật lập đoàn thể Tăng-già (Sangha) làm gì?” Ðoàn thể Tăng-già này tạo cơ hội cho những ai muốn hiến đời mình không những cho sự phát triển tri thức và tâm linh của riêng mình, mà còn để giúp ích kẻ khác. Một cư sĩ có gia đình khó mà hiến trọn đời mình phụng sự đồng loại, trong khi một vị Tăng, vì không có nhiệm vụ gia đình hay một ràng buộc nào của thế tục, có thể hiến trọn đời mình “vì lợi ích cho nhiều người, vì an lạc hạnh phúc của nhiều người” theo lời khuyên của Phật. Chính vì thế mà trong quá trình lịch sử, tu viện Phật giáo không những là một trung tâm đào luyện tâm linh, mà còn là một trung tâm học thuật và văn hóa.
Những tu sĩ Phật giáo sống đời cộng đồng trong tu viện nằm giữa các đô thị hay trong làng mạc. Trong tất cả các xứ Phật giáo, Tăng lữ tuân giữ nếp sống độc thân phạm hạnh ngoại trừ vài tông phái ở Nhật Bản và Tây Tạng cho  phép tu sĩ được cưới vợ - nhưng đây là một tục lệ rõ ràng được du nhập rất lâu về sau. Tu sĩ Phật giáo không được có tài sản riêng trừ một số tối thiểu vật dụng cần thiết, song họ có quyền sử dụng tài  sản chung do thí chủ cúng cho đoàn thể Tăng già. Bởi thế có nhiều tu viện, nhất là những tu viện xưa nổi tiếng, sở hữu đất đai để duy trì đời sống Tăng lữ trong tự viện. Những tu sĩ và tu viện Phật giáo được công chúng cúng dường; họ được cung cấp những vật dụng cần thiết. Trong quá khứ, Tăng lữ thường sống bằng hạnh khất thực, xin ăn từng nhà. Do những thay đổi trong nền kinh tế hiện nay, tập tục ấy dần biến mất, mặc dù vẫn còn hàng ngàn người tiếp tục tuân giữ pháp khất thực, nhất là tại các xứ theo Nam tông như Tích Lan, Miến Ðiện, Thái Lan, Cam Bốt, vân vân. Những tu sĩ sống ở thành thị hay làng mạc có hai nhiệm vụ: thứ nhất là để một phần thì giờ tu thiền và học tập để tiến bộ về trí thức và tâm linh; thứ hai là dạy dỗ những trẻ đến chùa xin học, săn sóc nhu cầu tín ngưỡng của cư sĩ thế tục, bảo trì tự viện, giảng kinh cho đại chúng vào những dịp lễ, giáo giới những cá nhân và đoàn nhóm, điều khiển các lễ lạc tôn giáo, tổ chức những hội đoàn làm công tác an sinh xã hội, vv. Cũng có những tu sĩ sống ở rừng tách biệt hẳn toàn thể xã hội, dành trọn đời cho sự độc cư thiền định[3].
Kinh Thiện sanh[4] chứng tỏ đức Phật coi trọng cuộc đời cư sĩ, gia đình và những mối tương giao xã hội của họ như thế nào.
Một thanh niên tên Sigàla vâng theo lời trăn trối của cha, thường lễ bái sáu phương - đông, tây, bắc, nam, trên, dưới. Phật bảo anh ta rằng trong Thánh giới luật (ariyassavinaye) của giáo lý Ngài, sáu phương ấy có nghĩa khác. Theo luật Ngài, phương đông là cha mẹ; phương nam là thầy; phương tây là vợ con; phương bắc là bạn bè quyến thuộc, láng giềng; phương dưới là tôi tớ, người làm công và thợ thuyền; phương trên là những tu sĩ, Sa môn Bà la môn. Phật dạy nên lễ bái sáu phương ấy. Ở đây chữ lễ bái (namasseyya) rất ý nghĩa, vì người ta chỉ lễ bái một cái gì thiêng liêng, khả kính, khả sùng. Ðạo Phật xem sáu nhóm gia đình và xã hội trên đây là thiêng liêng, đáng sùng mộ kính trọng và lễ bái. Nhưng lễ bái cách nào? Phật dạy người ta có thể lễ bái bằng cách làm tròn bổn phận của mình đối với những người ấy. Những bổn phận ấy được Phật giảng rõ trong bài thuyết pháp cho Thiện Sanh.
- Thứ nhất: cha mẹ là thiêng liêng đối với con cái. Phật dạy: “Cha mẹ là Thượng đế” (Brahmàti màtàpitaro). Danh từ thượng đế (Brahma, Phạm thiên) chỉ khái niệm cao cả thiêng liêng nhất trong tư tưởng Ấn giáo, trong đó Phật đã bao gồm cha mẹ. Bởi thế ngày nay trong những gia đình theo Phật thuần thành, con cái thực sự “lễ bái” cha mẹ hằng ngày sáng và tối. Họ phải làm một vài bổn phận đối với song thân theo luật của Phật: Phải săn sóc cha mẹ khi già, phải làm bất cứ cái gì cần làm cho cha mẹ, phải giữ danh dự gia đình và tiếp nối truyền thống gia đình, phải bảo vệ tài sản cha mẹ để lại, và làm tang lễ sau khi cha mẹ chết. Ðối lại, cha mẹ cũng có một số bổn phận đối với con cái: họ phải giữ con cái tránh xa những đường tà, phải khuyên chúng làm những việc thiện và lợi ích, phải giáo dục chúng đầy đủ, phải cưới gả chúng vào những gia đình tử tế, và phải chia tài sản cho công bằng.
- Thứ hai: liên hệ giữa thầy và trò. Người học trò phải kính trọng vâng lời thầy, phải lo cho thầy nếu thầy có điều chi cần thiết, phải học hành chăm chỉ. Và thầy đối lại, phải huấn luyện học trò một cách thích đáng, phải dạy kỹ lưỡng, phải giới thiệu bạn bè cho nó, và phải cố kiếm sự bảo đảm việc làm cho nó sau khi học xong.
- Thứ ba: liên hệ giữa chồng và vợ. Tình yêu giữa chồng vợ được xem hầu như tôn giáo hay thiêng liêng; gọi là “đời sống gia đình thiêng liêng” (sadàrabrahmacariya). Ở đây cũng thế, ý nghĩa của từ ngữ brahma, Phạm thiên cần được lưu tâm: Ðạo Phật dành cho mối liên hệ này sự kính trọng cao cả nhất. Vợ chồng phải trung thành, kính trọng và tận tụy với nhau, và họ có vài bổn phận đối với nhau. Chồng phải luôn luôn tôn trọng vợ, không được thiếu sự kính nể đối với vợ, phải bảo đảm đời sống và tiện nghi cho vợ, và phải làm vợ vui lòng bằng cách tặng nàng áo và đồ trang sức (sự kiện đức Phật không quên nhắc đến cả những món quà một người chồng nên tặng vợ, đủ chứng tỏ tình người thắm thiết của Ngài, thiện cảm tế nhị của Ngài đối với tình cảm con người.) Ðối lại, người vợ phải coi sóc việc nhà, phải làm vui lòng khách khứa, bạn bè, thân thuộc và những người làm công, phải yêu thương, trung thành với chồng, phải gìn giữ tiền của chồng kiếm được, phải khôn khéo và có nghị lực trong mọi công việc.
- Thứ tư: liên hệ giữa bạn bè, bà con, láng giềng: họ phải tử tế nhân từ với nhau, phải nói lời hòa nhã dễ nghe, phải làm lợi ích cho nhau, phải hòa hiếu với nhau đừng gây gỗ, phải giúp nhau khi cần, và đừng bỏ nhau trong khi hoạn nạn.
- Thứ năm: liên hệ giữa chủ và tớ: chủ nhà có nhiều bổn phận đối với tôi tớ hay người làm công: phải giao công việc tùy theo khả năng và sức lực, phải trả lương thích đáng, phải cung cấp thuốc men, thỉnh thoảng phải cho quà tặng. Ðối lại người giúp việc hay làm công phải chuyên cần không được biếng nhác, phải lương thiện, vâng lời và đừng lường gạt chủ, phải siêng năng trong công việc làm.
- Thứ sáu: liên hệ giữa tu sĩ với người thế tục: với niềm yêu thương kính trọng, người thế tục phải coi sóc những nhu cầu vật chất của sa môn, Bà la môn; với tâm bi mẫn, tu sĩ phải ban bố kiến thức và hiểu biết cho người thế tục, và dẫn dắt họ theo đường chánh, xa đường tà.
Như vậy ta thấy theo đức Phật, đời sống thế tục với những liên hệ gia đình xã hội cũng được bao gồm trong “Thánh giới luật”, và cũng nằm trong khuôn khổ lối sống Phật giáo.
Bởi thế trong Tương ưng bộ kinh, Samyuttanikàya, một trong những kinh Pàli xưa nhất, Ðế thích (Sakka), vua của những vị trời (Devas) tuyên bố rằng không những ông sùng kính các tu sĩ sống đời thánh thiện đức hạnh mà còn kính trọng những cư sĩ thế tục (ưu bà tắc, upàsaka) làm những việc công đức, có đức hạnh và duy trì gia đình của họ một cách đúng pháp [5].
Nếu muốn trở thành một Phật tử người ta không cần gì phải qua một lễ dẫn nhập (hay rửa tội). Nhưng muốn trở thành Tỳ kheo, một phần tử của đoàn thể Tăng già, người ta phải qua một thời gian dài tuân giữ ký luật và học đạo. Một người nếu hiểu giáo lý Phật, tin chắc đây là chính đạo, và nếu nỗ lực tuân theo giáo lý ấy, thì họ thành một Phật tử.
Nhưng theo truyền thống ngàn xưa trong các xứ Phật giáo, một người được xem là Phật tử nếu quay về nương tựa Phật, Pháp (giáo lý) và Tăng (đoàn thể Tăng già)- gọi là Tam bảo, ba ngôi báu- và bắt đầu tuân giữ Ngũ giới (Pancasila), những bổn phận tinh thần tối thiểu của một Phật tử tại gia: 1. không sát sinh (giết hại sinh mạng), 2. khôngtrộmcắp. 3. không tà dâm (ngoại tình), 4. không nói dối, 5. không uống những chất làm say sưa. Người phật tử quỳ gối chắp tay trước một tượng phật hay bảo tháp (stùpa dàgàba), lặp lại công thức quy y thường bằng tiếng pàli, theo lời một tu sĩ. Tại các lễ lớn, thường cả hội chúng tụng những lời này theo một vị Tăng.
Không có một lễ tục bề ngoài nào một Phật tử bắt buộc phải làm. Ðạo Phật là một lối sống, và điều cốt yếu là tuân giữ Bát chánh đạo. Dĩ nhiên trong tất cả các xứ Phật giáo đều có những lễ tục rất đẹp và đơn giản vào những ngày lễ Phật. Trong tu viện thường có một bảo tháp (stùpa, dàgàba), là một lễ đài có hình vòm cung trong có xá lợi Phật, cây Bồ đề, tượng Phật (patimàghara). Bảo tháp, cây Bồ đề, tượng phật, ba vật ấy đều được thờ cúng. Phật tử thường đi chùa vào các ngày rằm trăng tròn, ngày mồng một, mồng tám, hăm ba âm lịch. Họ tụng ba quy y và năm giới, quỳ trước một trong ba vật thờ kể trên. Rồi họ thắp đèn dâng hoa và đốt hương, tụng những bài kệ ca ngợi công đức của Phật, Pháp, Tăng. Không nên xem đấy cũng như sự cầu nguyện trong các tôn giáo hữu thần. Ðấy chỉ là một cách chiêm ngưỡng, tưởng nhớ vị đạo sư đã chỉ dạy Con Ðường. Rồi họ nghe giảng pháp.
Vào những ngày rằm,mồng một, hàng ngàn phật tử tuân giữ Bố tát hay Bát quan trai giới(uposathasìla, atthangasìla):
Không sát sinh; 2. Không trộm cắp; 3. Không hành dâm [6]; 4. Không nói dối; 5. Không uống rượu;  6. Không ăn sau ngọ; 7. Không nằm ngồi giường cao đẹp; 8. Không múa, hát, chơi đùa, dùng tràng hoa và hương thơm.
Thông thường, Phật tử thọ Bát quan trai ở suốt ngày đêm tại chùa để hành thiền, nghe pháp, tụng kinh và thảo luận về Pháp.
Cuộc lễ Phật giáo lớn nhất trong năm là lễ Vesak vào rằm tháng tư âm lịch, để mừng ngày Phật đản sinh, giác ngộ và Bát niết-bàn. Vào ngày ấy, mọi nhà, chùa, đường phố được trang hoàng bằng hoa, đèn và những lá cờ Phật giáo sáu màu. Hàng ngàn nam phụ lão ấu đến chùa; hàng trăm quán ăn miễn phí được mở ra do những hội đoàn phật tử để phục vụ khách hành hương. Ngày ấy một tinh thần từ bi, thương yêu, hòa điệu, thanh bình và hoan hỉ tràn ngập khắp nhân gian.
Trong Phật giáo không có lễ rửa tội; nhưng khi một đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ nó đưa đến chùa để làm chuyến xuất hành đầu tiên, đặt hài nhi dưới chân tượng Phật, để chư Tăng tụng kinh cầu phúc cho nó. Ngay cả trước khi đứa bé ra đời, người ta cũng thỉnh chư Tăng đến nhà để cầu an cho sản phụ, bà mẹ tương lai.
Chư Tăng không làm lễ cho các đám cưới. Hôn lễ tại các nhà phật tử là một lễ thuộc dân sự, chỉ liên hệ đến xã hội; nhưng người ta cho nó một tính tôn giáo bằng cách đưa vào đấy những yếu tố Phật giáo, tỉ như cho một nhóm thanh niên hay thiếu nữ tụng những bài kệ chúc lành. Chính những tu sĩ thì không bao giờ dự đám cưới, nhất là ở các xứ theo Nam tông. Nhưng người ta có thể thỉnh Tăng về nhà cúng dường bố thí (dàna) một hoặc hai ngày trước hay sau lễ cưới; vào dịp ấy một tu sĩ nói một pháp thoại khuyên cặp vợ chồng mới sống một đời hạnh phúc hòa thuận theo lời Phật dạy.
Ngược lại, tu sĩ phật giáo thường làm lễ cho các đám tang, và thuyết một bài pháp để ủy lạo tang gia.
Khi một Phật tử bị bệnh, rất thường khi người ta mời chư Tăng đến tụng kinh cầu an  gọi là paritta hay Pirit (có nghĩa là che chở, gia hộ). Lễ tục này rất phổ thông đối với phật tử. Trong hầu hết các chùa, thỉnh thoảng người ta lại cử hành lễ này xem như lễ cầu an chung cho tất cả; cuộc lễ có thể kéo dài suốt ngày đêm không nghỉ, trong một hai ngày hoặc cả tuần lễ hay lâu hơn.
Những sự lễ bái cổ truyền này, mặc dù không thiết yếu, vẫn có giá trị ở chỗ thỏa mãn những cảm xúc và nhu cầu tôn giáo nơi những người chưa phát triển về tinh thần và tâm linh, giúp họ dần bước theo chánh đạo[7].
Những người nghĩ rằng Phật giáo chỉ quan tâm đến những lý tưởng cao siêu, tư tưởng triết lý và đạo đức siêu phàm, không kể gì đến phúc lợi xã hội và kinh tế của con người, là sai lầm. Ðức Phật rất quan tâm đến hạnh phúc của con người. Ðối với Ngài, không thể có hạnh phúc nếu không sống một đời trong sạch, dựa trên những nguyên tắc đạo đức và tâm linh. Nhưng Ngài biết rằng sống một đời như vậy rất khó trong những điều kiện xã hội và vật chất không thuận lợi.
Phật giáo không xem hạnh phúc vật chất tự nó là cứu cánh: nó chỉ là một phương tiện để đạt đến một cứu cánh cao quý hơn. Nhưng đấy là một phương tiện rất cần thiết để hoàn thành một mục đích cao hơn cho hạnh phúc nhân loại. Bởi thế Phật giáo công nhận vài điều kiện vật chất tối thiểu là cần thiết để tu tập có kết quả - ngay cả đối với một thầy tu thiền định trong một nơi cô tịch[8].
Ðức Phật không xét đời sống tách biệt với bối cảnh kinh tế và xã hội. Ngài nhìn đời toàn diện, trong tất cả mọi phương diện xã hội, kinh tế và chính trị của nó. Những lời dạy của Ngài về những vấn đề đạo đức, triết lý và tâm linh đã được khá nhiều người biết đến. Nhưng người ta biết rất ít về giáo lý của Ngài trong những vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị. Tuy vậy có rất nhiều bài giảng của Ngài bàn về những vấn đề ấy rải rác khắp các bản kinh cổ xưa của Phật giáo. Ta hãy lấy một vài thí dụ:
Kinh Chuyển luân sư tử hống (Cakkavattisìhanàdasutta, Trường Bộ kinh 26) nói rõ rằng sự nghèo khó (dàliddiya) là nguyên nhân của vô đạo và tội ác như trộm cắp, tà vạy, bạo động, thù hằn, độc ác v.v.. Những vị vua chúa ngày xưa, cũng như các chính phủ ngày nay, cố đàn áp tội lỗi bằng hình phạt. Kinh Kùtadantasutta cùng thuộc bộ ấy giải thích sự vô ích của hình phạt, nói rằng phương pháp ấy sẽ không bao giờ thành công. Thay vì vậy, đức Phật đề nghị muốn diệt tận gốc tội lỗi, cần phải cải thiện điều kiện kinh tế của con người, cần phải cung cấp cho tá điền và nông phu hạt giống và phương tiện trồng trọt, vốn phải được cung cấp cho những thương gia và người buôn bán; lương hướng thích đáng phải được trả cho những người làm công. Khi mọi người đều đư��c cung cấp cơ hội để kiếm được lợi tức đầy đủ họ sẽ bằng lòng, không sợ hãi lo âu, và do đó xứ sở sẽ thanh bình, không có các tội lỗi [9].
Bởi vậy đức Phật thường dạy những cư sĩ tại gia tầm quan trọng của sự cải thiện hoàn cảnh kinh tế. Ðiều này không có nghĩa Ngài tán đồng sự tích trữ tài sản với sự tham lam ràng buộc, vì nó trái ngược với giáo lý Ngài, cũng không phải Ngài tán đồng bất cứ phương tiện sinh nhai nào. Có vài nghề thương mại như sản xuất và mua bán khí giới bị Ngài cấm chỉ, xem như những phương tiện sinh nhai bất chánh như ta đã thấy trước đây[10].
Một người tên Dìghajànu một hôm đến viếng Phật và bảo: “Bạch Thế Tôn, chúng con là những người thế tục tầm thường, sống đời gia đình, có vợ con. Xin đức Thế Tôn chỉ dạy cho con vài lý thuyết để giúp chúng con được hạnh phúc trong đời này và đời sau.”
Ðức Phật dạy ông ta rằng có bốn điều giúp cho hạnh phúc con người trong đời này:
- Thứ nhất là phải tài khéo, có hiệu năng, hăng hái và có nghị lực trong bất cứ nghề nào mình làm, và phải tinh xảo trong nghề nghiệp mình (utthànasampadà).
- Thứ hai là phải bảo vệ lợi tức mình đã kiếm được một cách chân chánh, bằng mồ hôi trán (àrakka-sampadà); nghĩa là bảo vệ tài sản cho khỏi bị trộm cắp v.v.. (Tất cả mọi ý tưởng này cần được xét đến trong bối cảnh thời ấy).
- Thứ ba là phải giao du với bạn tốt (kalyànamitta) trung thành, có trí thức, đức hạnh, phóng khoáng và thông minh, người sẽ giúp mình đi theo chánh đạo, xa lánh đường tà.
- Thứ tư là phải tiêu dùng chừng mực, tùy theo lợi tức, đừng tiêu quá nhiều cũng đừng quá ít, nghĩa là không nên bo bo tích trữ tài sản, nhưng cũng không nên phung phí - nói cách khác phải sống trong giới hạn những phương tiện mình có (samajì vikatà).
Rồi Phật giảng bốn đức hạnh giúp cho một người thế tục được hạnh phúc đời sau:
Tín (saddhà): phải tin tưởng vào những giá trị đạo đức, tinh thần, và tâm linh. 2. Giới (sìla): phải chừa bỏ sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu. 3. Thí (càga): phải thực hành lòng trắc ẩn, bố thí, không bám víu, ôm giữ tài sản mình. 4. Tuệ (panna): phải mở mang trí tuệ dẫn đến sự diệt khổ, chứng Niết-bàn[11].
Ðôi khi Phật còn đi vào những chi tiết về cách để dành tiền bạc và tiêu dùng, chẳng hạn như khi Ngài bảo thanh niên Sigàla rằng anh ta nên dùng ¼ lợi tức vào sự tiêu pha hàng ngày, ½ lợi tức để đầu tư vào việc kinh doanh và để riêng ¼ phòng khi nguy cấp[12].
Một hôm Phật bảo Cấp cô độc (Anàthapindika), một thương gia danh tiếng, một trong những đệ tử tại gia thuần thành nhất của Ngài, đã lập cho Ngài tu viện Kỳ đà (Jetavana) hữu danh ở Xá vệ (Sàvatthi), rằng một cư sĩ sống đời thường nhật, có bốn thứ hạnh phúc:
Thụ hưởng sự bảo đảm về kinh tế hay tài sản đầy đủ, kiếm được bằng những phương tiện chính đáng (sở hữu lạc, atthisukkha).
Tiêu dùng tài sản ấy một cách rộng rãi cho chính mình, cho gia đình, bà con, bè bạn và trong những việc công đức (thọ dụng lạc, ananasukkha).
Không có nợ nần (vô trái lạc, anana-sukkha).
Sống một đời trong sạch, không phạm những điều ác trong ý nghĩ, lời nói hay hành vi (vô tội lạc, anmajjasukkha).
Ở đây ta phải chú ý rằng trong bốn yếu tố đem lại hạnh phúc, có đến ba thuộc về kinh tế, và cuối cùng Phật còn nhắc cho thương gia ấy biết rằng hạnh phúc về kinh tế và vật chất thì “không đáng một phần mười sáu” của hạnh phúc tâm hồn phát sinh từ một đời sống không lỗi lầm và lương thiện[13].
Qua những ví dụ kể trên, ta có thể thấy rằng đức Phật xem sự thoải mái về kinh tế là cần thiết cho hạnh phúc con người, nhưng Ngài không công nhận sự tiến bộ là chân thật nếu nó chỉ thuần vật chất, không có một nền tảng đạo đức và tâm linh. Trong khi khuyến khích sự tiến bộ vật chất, Phật giáo luôn luôn nhấn mạnh sự phát triển đạo đức và tâm linh để kiến tạo một xã hội hòa bình an lạc.
Ðức Phật cũng có những lời dạy minh bạch như thế về chính trị, chiến tranh, hòa bình. Ðiều ai cũng biết, tưởng không cần nhắc lại, là đạo Phật chủ xướng Bất bạo động, Hòa bình như thông điệp của mình cho tất cả thế giới, và không tán thành bất cứ một sự bạo động hay sát hại sinh mạng nào. Theo Phật giáo không gì có thể gọi là “chiến tranh chân chính”, đó chỉ là một từ ngữ sai lầm được đúc ra và lưu hành để biện minh cho hận thù, tàn ác, bạo động và chém giết. Ai định ra cái gì là chân chánh hay không chân chánh? Người chiến thắng, kẻ mạnh là “chánh”, và kẻ chiến bại, yếu thế là “bất chánh”. Chiến tranh của chúng tôi thì luôn luôn chính đáng, còn chiến tranh của các anh thì luôn luôn “bất chánh”. Phật giáo không chấp nhận lập trường ấy.
Ðức Phật không những đã dạy Bất bạo động và Hòa bình, mà Ngài còn thân hành đi đến chiến trường để can thiệp và ngăn cản chiến tranh, như trong trường hợp những người dòng Thích ca (Sàkyas) và Câu lợi (Koliyas), sắp đánh nhau vì vấn đề tranh chấp nước sông Rohini. Và những lời của Ngài đã từng ngăn được vua A xà thế (Ajàtasattu) khỏi tấn công Vương quốc Bạt kỳ (Vajjis).
Vào thời đức Phật, cũng như ngày nay, có những nhà cai trị xứ sở một cách bất công. Dân chúng bị đàn áp, bóc lột, đánh đập, tù đày, sưu cao thuế nặng, và chịu những hình phạt dã man. Ðức Phật rất động lòng trước những sự vô nhân đạo ấy. Kinh sớ Pháp cú Dhammapadatthakathà chép rằng thuở ấy Phật rất chú tâm đến vấn đề một nền cai trị tốt đẹp. Ta nên xét quan điểm của Ngài trong bối cảnh xã hội, kinh tế và chính trị thời ấy. Ngài đã chứng minh rằng toàn thể một xứ sở có thể trở thành đồi trụy, thối nát và bất hạnh nếu những người cầm đầu việc cai trị - nghĩa là vua, các quan lại và những nhân viên hành chánh - đều thối nát và bất công. Muốn cho dân một nước được sung sướng, cần phải có một nền cai trị công bằng. Một nền cai trị công bằng có thể được thực hiện bằng cách nào? Ðức Phật đã nói rõ trong bài thuyết pháp của Ngài về “10 nhiệm vụ của nhà vua” (Thập vương pháp, Dasaràjadhamma) như được thuật trong Jàtaka (chuyện tiền thân)[14].
Dĩ nhiên danh từ “vua” (Ràja), ngày xưa phải được thay thế bằng danh từ “chính phủ”. “Mười nhiệm vụ của nhà vua” có thể áp dụng cho tất cả những người trong chính phủ ngày nay, như quốc trưởng, bộ trưởng, lãnh đạo chính trị, nhân viên hành chánh và tư pháp v.v..
- Nhiệm vụ thứ nhất trong “10 nhiệm vụ của nhà vua” là sự rộng rãi, bố thí, bác ái (dàna). Người cai trị không được có một thèm khát và bám víu nào đối với tài sản, tiền của, mà phải bố thí cho dân được no ấm.
- Thứ hai, một đạo đức tốt đẹp (giới - sìla). Vua phải không bao giờ sát hại, lừa bịp và bóc lột kẻ khác, tà dâm, nói lời sai quấy, và rượu chè. Nghĩa là, ít nhất ông phải theo 5 giới của phật tử tại gia.
- Thứ ba, hy sinh tất cả vì hạnh phúc của dân (biến xả, pariccàga), ông phải sẵn sàng từ bỏ mọi tiện nghi cá nhân mình, tên tuổi danh vọng và ngay cả sự sống của mình vì lợi ích của dân.
- Thứ tư, trực hạnh (ajjava). Ông phải xa lìa sự sợ hãi và thiên vị khi thi hành nhiệm vụ, phải thành thật trong ý định, và không được lừa bịp quần chúng.
- Thứ năm, khổ hạnh (tapa). Ông phải sống một đời giản dị, không được xa hoa. Ông phải biết chế ngự bản thân mình.
-  Thứ sáu, nhu hòa (maddava). Ông phải có một tính tình hòa nhã.
- Thứ bảy, không thù hận, ác độc (vô sân - akkodha). Ông không được có tư thù với bất cứ ai.
- Thứ tám, bất hại (avihimsà) không những có nghĩa là không được làm hại ai, mà còn có nghĩa ông phải cố tạo hòa bình bằng cách tránh và ngăn ngừa chiến tranh, hay mọi sự dính dáng đến bạo động và sát hại sinh mạng.
- Thứ chín, nhẫn nhục (khanti). Ông phải có thể chịu đựng những khó khăn, khổ nhọc và những sự nhục mạ mà không mất bình tĩnh.
- Thứ mười, không đối lập, không ngăn cản (avirodha), nghĩa là ông không được đi ngược với ý chí của toàn dân, không được cản bất cứ biện pháp nào đưa đến sự lợi lộc cho toàn dân. Nói cách khác ông phải cai trị thuận với ý chí của dân[15].
Nếu một nước được cai trị bởi một người có những đức tính ấy, thì dĩ nhiên nước ấy phải rất hạnh phúc. Nhưng đấy không phải là một điều không tưởng, vì trong quá khứ đã có những ông vua như A dục vương (Asoka) của Ấn Ðộ đã thiết lập các vương quốc căn cứ trên những lý tưởng đó.
Thế giới ngày nay luôn sống trong sợ hãi, nghi ngờ và căng thẳng. Khoa học đã sản xuất những khí giới có năng lực phá hoại kinh hoàng. Tạo ra những dụng cụ mới của chết chóc, các cường quốc hăm dọa, thách thức nhau, khoe khoang không hổ thẹn rằng mình có thể gây nhiều phá hoại tang thương trong thế giới hơn cường quốc khác.
Họ đã đi quá xa trên con đường điên rồ ấy đến nỗi ngày nay họ chỉ cần bước thêm một bước, kết quả sẽ không là gì ngoài ra sự hủy diệt lẫn nhau và hủy diệt toàn thể loài người.
Vì hoảng sợ trước một hoàn cảnh mà chính họ đã tạo ra, con người muốn tìm một lối thoát, một giải pháp nào đó. Nhưng không có giải pháp nào ngoài giải pháp đức Phật đã đề xướng - thông điệp của Ngài về Bất bạo và Hòa bình, về tình thương và từ bi, về khoan hồng và thông cảm, về chân lý và trí tuệ, về sự tôn trọng đối với mọi sự sống, về sự dứt bỏ ích kỷ, hận thù và bạo động.
Ðức Phật dạy: “Hận thù không bao giờ dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù. Ðây là một sự thật muôn đời.”[16]
“Người ta nên lấy từ bi thắng lướt hận thù, lấy lòng tốt đối lại với sự xấu xa, lấy bác ái đối lại lòng ích kỷ, và lấy sự chân thật đối lại xảo trá gian tà.”[17]
Con người không thể nào có hạnh phúc an vui khi còn khao khát ham muốn chinh phục và chế ngự đồng loại. Phật dạy: “Kẻ chiến thắng nuôi hận thù, kẻ chiến bại ngã gục trong đau khổ. Người nào từ khước cả thắng lẫn bại, sẽ được hạnh phúc an vui.”[18]
Chiến thắng duy nhất đem lại hòa bình hạnh phúc là chiến thắng tự tâm. “Người ta có thể chinh phục hàng triệu người trong trận chiến, nhưng chỉ có người nào tự chinh phục được mình mới là người chiến thắng vinh quang nhất.”[19]
Bạn sẽ bảo rằng tất cả điều đó rất đẹp, rất cao cả đáng quý, nhưng không thực tiễn. Thế thì có thực tiễn khi thù ghét nhau chăng? Khi giết nhau chăng? Khi sống mãi trong hãi hùng và nghi kỵ như thú dữ trong rừng chăng? Ðiều này thực tiễn và tiện nghi hơn chăng? Có bao giờ ác độc được điều phục bằng ác độc? Có bao giờ hận thù được dập tắt bởi hận thù? Nhưng đã có những trường hợp, ít nhất những trường hợp cá nhân, trong đó hận thù được thoa dịu bằng thương yêu và lòng tốt, ác độc được chinh phục bằng thiện cảm. Bạn sẽ bảo điều này có thể có thật, có thể thực hiện trong những trường hợp cá nhân, nhưng nó không bao giờ thực hiện được trong những giao tiếp quốc gia và quốc tế. Con người quả đã bị thôi miên, tâm lý bị rối ren mờ ám và bị lừa dối bởi những từ ngữ dùng để tuyên truyền chính trị như “quốc gia”, “quốc tế”, “tổ quốc”. Tổ quốc là gì nếu không phải là một đoàn thể rộng lớn gồm nhiều cá nhân? Một quốc gia hay tổ quốc không hành động, chính cá nhân mới hành động. Cái gì cá nhân nghĩ và làm chính là cái mà quốc gia nghĩ và làm. Cái gì có thể áp dụng cho cá nhân cũng có thể áp dụng cho quốc gia, xứ sở. Nếu trên bình diện cá nhân, hận thù có thể dập tắt hận thù, thì trên bình diện quốc gia và quốc tế chắc chắn điều này cũng có thể thực hiện. Ngay cả trong trường hợp một cá nhân riêng rẽ muốn đối lại hận thù bằng yêu thương, người ta cũng cần phải có một lòng can đảm siêu việt, một sự mạnh dạn, một lòng tin vô bờ đối với sức mạnh tâm hồn. Có phải chăng ta còn cần nhiều cố gắng hơn thế nữa trong trường hợp giao tiếp quốc tế? Nếu khi bảo rằng “không thực tế” ý bạn muốn nói “không dễ dàng” thì là bạn nói đúng. Nhất định nó không dễ dàng. Tuy nhiên ta cần cố thử. Bạn sẽ bảo sự cố gắng ấy hơi mạo hiểm. Nhưng chắc chắn là nó không mạo hiểm hơn sự thử một chiến tranh nguyên tử.
Thật là một an ủi cho chúng ta ngày nay khi nghĩ rằng ít nhất trong lịch sử cũng đã có một vị vua cai trị lỗi lạc, đã có can đảm, đức tin và kiến giải đủ để áp dụng lời dạy này của Phật về bất bạo động, hòa bình và yêu thương trong sự cai trị một đế quốc rộng lớn về cả nội bộ lẫn ngoại giao - đó là A dục vương, vị hoàng đế Phật tử của xứ Ấn (thế ký thứ III trước Tây lịch), “người con yêu quý của các thần linh” như ông đã được mệnh danh.
Ban đầu ông theo gương vua cha (Bindusàra) và ông nội (Chandragupta) muốn hoàn thành việc chinh phục bán đảo Ấn; ông chiếm xứ Kalinga, sát nhập nó vào đế quốc mình. Hàng nghìn người bị giết, bị thương, bị tra tấn và bắt làm tù binh trong trận này. Nhưng về sau, khi trở thành một Phật tử, ông hoàn toàn thay đổi nhờ giáo lý của Phật. Trong một tuyên ngôn danh tiếng của ông khắc trên đá (Trụ đá XII, như ngày nay thường gọi) còn có thể đọc được ngày nay, nói đến sự chinh phục Kalinga, Hoàng đế A dục đã công khai bày tỏ sự “sám hối” của ông và nói ông “vô cùng đau đớn khi nghĩ về sự tàn sát ấy”. Ông tuyên bố công khai rằng ông sẽ không bao giờ rút gươm ra để làm một việc chinh phục nào nữa, nhưng ông “mong mỏi tất cả mọi chúng sinh sống trong bất bạo sẽ tự chủ, tập luyện sự an tĩnh và ôn hòa."  Ðiều này dĩ nhiên Người con yêu chuộng của các thần linh (A dục vương) xem là chiến thắng bằng chánh pháp (dhammavijaya). Không những tự ông chối bỏ chiến tranh, mà ông còn tỏ lòng mong muốn rằng "con ta và cháu ta đừng nghĩ về cuộc chinh phục nào khác nữa xem như đáng làm… Chúng hãy chỉ nghĩ đến một sự chinh phục duy nhất là chinh phục bằng Ðạo đức. Ðiều ấy lợi ích cho cả đời này và đời sau”.
Ðó là tấm gương độc nhất trong lịch sử nhân loại về một người chiến thắng vinh quang đang ở tột đỉnh của uy quyền, còn có sức mạnh để tiếp tục những cuộc chinh phục đất đai, nhưng lại từ bỏ chiến tranh và bạo động mà trở về với hòa bình, bất bạo.
Ðấy là một bài học cho thế giới ngày nay. Vị hoàng đế cai trị một đế quốc rộng lớn đã công khai quay lưng lại với chiến tranh, bạo động và đón nhận thông điệp của bất bạo và hòa bình. Không có bằng chứng lịch sử nào nói rằng có vua láng giềng nào đã lợi dụng sự sùng đạo của vua A dục để tấn công ông về quân sự, hay có một cuộc nổi loạn nào trong đế quốc ông lúc sinh thời. Trái lại hòa bình ngự trị khắp trên lãnh thổ, và ngay cả những xứ bên ngoài vương quốc ông cũng dường như đã chấp nhận sự lãnh đạo nhân từ của ông.
Thật điên rồ khi nói đến việc duy trì hòa bình bằng cách làm quân bình các thế lực hay bằng sự hăm dọa của vũ khí nguyên tử. Thế lực của binh bị chỉ có thể phát sinh ra sợ hãi, chứ không phát sinh hòa bình. Trong sợ hãi không thể nào có hòa bình lâu dài và thực sự. Từ sợ hãi chỉ có thể sinh ra thù hận, ác độc, có thể bị đè nén một thời gian nhưng sẵn sàng bùng dậy và trở nên hung bạo bất cứ lúc nào. Hòa bình chân thật chỉ có thể ngự trị trong một không khí của lòng thương (Mettà, tâm từ), sự thân thiện, không có sợ hãi nghi ngờ và nguy hiểm.
Phật giáo nhằm mục đích kiến tạo một xã hội ở đấy người ta từ bỏ sự tranh chấp thế lực rất tai hại, ở đấy an tĩnh và hòa bình ngự trị, xa hẳn chiến thắng và chiến bại, ở đấy sự áp bức người vô tội phải bị mạnh mẽ tố cáo, ở đấy một người tự thắng mình được kính trọng hơn những người chiến thắng hàng triệu bằng chiến tranh quân sự và kinh tế, ở đấy hận thù được chinh phục bằng yêu thương và sự ác độc bằng thiện cảm, ở đấy thù hận, ganh ghét, ác độc và tham lam không nhiễm độc tâm trí con người, ở đấy từ bi là nguyên động lực cho hành động, ở đấy tất cả, kể cả những sinh vật nhỏ bé nhất, đều được đối xử với lòng yêu thương lân mẫn, ở đấy cuộc sống bình an hòa điệu - trong thế giới đầy đủ về vật chất - được hướng về mục đích cao quý nhất, sự thực chứng chân lý tối hậu, Niết-bàn.
Sửa lại và bổ túc (theo bản dịch Pháp ngữ năm 1978), Phật đản 2542 (1998), Tỳ kheo ni Trí Hải
-ooOoo-
Ghi chú:
[1] M I (PTS), pp. 30-31.
[2] Ibid, pp.490 ff.
[3] Muốn biết thêm về đề tài này, nên xem tác phẩm bổ ích thú vị của André Bareau nhan đề “Ðời sống và tổ chức các cộng đồng Phật giáo ngày nay tại Tích Lan”, Pondichéry, 1957.
[4] Sigàla, Trường bộ, kinh 31.
[5] S I (PTS), p.234
[6] Ðể ý, trong năm giới, giới thứ ba chỉ cấm tà dâm hay ngoại tình; còn trong tám giới, thì giới thứ ba cấm hẳn sự dâm dục trong thời gian tu bát quan trai.
[7] Xem chương XV và XVI, “History of Buddhism in Ceylon” của Walpola Rahula (Colombo, 1956).
[8] MA I, PTS, 290. Những tu sĩ thành phần của Tăng già, không được có của riêng, nhưng có quyền xử dụng tài sản chung gọi là Tăng kỳ vật - Sanghika.
[9] D I (Colombo, 1929), p.101
[10] Xem phần Bát chánh đạo - Chánh mạng, Chương Bốn.
[11] A (Colombo, 1929), pp. 786 ff.
[12] D III (Colombo, 1929), p. 115
[13] A (Colombo, 1929), pp. 232-233
[14] Jàtaka I, 260, 399; II 400; III, 274, 320; V, 119, 378.
[15] Ở đây ta thấy điều thú vị là năm nguyên tắc, panchasìla - năm giới - trong nền chính trị ngoại giao của Ấn Ðộ cũng giống với những nguyên tắc mà vua A-dục, vị vua Phật giáo Ấn, đã áp dụng cho nền hành chánh của triều đại ông vào thế kỷ ba trước tây lịch. Từ ngữ pancasìla cũng là danh từ Phật giáo.
[16] Dhp., I, 5
[17] Ibid., XVII, 3
[18] Ibid., XV, 5
[19] Ibid., VIII, 4
-ooOoo-
from Theravada - Dhamma Bậc Giác Ngộ Chỉ Dạy Được Các Bậc Trưởng Lão Gìn Giữ & Lưu Truyền - Feed https://theravada.vn/chuong-tam-phat-giao-va-the-gioi-ngay-nay/ from Theravad https://theravadavn.tumblr.com/post/622429071848177664
0 notes
hanhomesno · 2 years
Text
Thanh Sơn Riverside Garden
Bài viết mới nhất: https://hanhomesno08maichitho.com/thanh-son-riverside-garden/
Thanh Sơn Riverside Garden
Dự án Thanh Sơn Riverside hay còn gọi là Khu dân cư mới Soi Cả nằm ở thị trấn Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Sở hữu địa thế “Tọa Sơn Nghinh Thủy” án ngữ phía trước dự án là dòng sông Bứa chảy hiền hòa mát lạnh, sau lưng là núi Vân với trùng điệp núi đồi. Thanh Sơn Riverside tựa như một bức tranh thủy mạc mang vẻ đẹp yên bình. Khu đất quy hoạch dự án rộng 28 ha với 156 lô biệt thự có diện tích từ 285m2 – 500m2), 251 lô nhà liền kề (diện tích 114m2). Nhờ tầm nhìn chiến lược kết hợp việc được đầu tư bài bản, Khu đô thị Thanh Sơn Riverside Phú Thọ kỳ vọng biến nơi đây thành điểm nhấn bằng một khu đô thị hiện đại với những biệt thự, shophuse với 55 tiện ích dịch vụ đẳng cấp, như như một làn gió mới giúp cho bộ mặt địa phương sáng bừng, hiện đại.
Phối cảnh Dự án Thanh Sơn Riverside Garden
Tổng quan Dự án Thanh Sơn Riverside Garden
Tên dự án: Khu dân cư mới Soi Cả
Tên thương mại: Thanh Sơn Riverside Garden
Vị trí: xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Chủ đầu tư & xây dựng: Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Lân Huế
Tư vấn xây dựng: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng PT
Sản phẩm: Biệt thự, liền kề, kiot, khu TMDV
Quy mô: 28ha
Số lượng Biệt thự: 156 lô, diện tích trung bình 285 – 500 m2
Số lượng nhà Liền kề: 251 lô, diện tích trung bình từ 114m2
Pháp lý: Sổ đỏ từng lô/sở hữu lâu dài
Thời gian bàn giao: Quý 3/2021
Vị trí Dự án Thanh Sơn Riverside Garden
Dự án Thanh Sơn Riverside tựa như viên ngọc xanh mát nằm tọa lạc tại huyện Thanh Sơn, phía Nam của tỉnh Phú Thọ. Án ngữ cạnh dòng sông Vàng (sông Bứa) mang đến một sức sống dồi dào, mãnh liệt. Với núi Vân trùng điệp, xanh ngát ở phía sau cùng phong cảnh thiên nhiên hữu tình, những áng mây lưng chừng vào sáng sớm tạo nên một bức tranh tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng. Tọa lạc tại mảnh đất “địa linh nhân kiệt” gắn với hàng nghìn năm lịch sử, văn hóa người Việt. Đây là vùng đất trù phú, môi trường sống an lành, sản vật phong phú, là nơi khởi nguồn đất tổ.
Vị trí Dự án Thanh Sơn Riverside Garden Phú Thọ
Khu đô thị sở hữu địa thế vàng, phong thủy tốt vượng khí sinh tài lộc khi nằm trên khu đất “Tọa Sơn Hướng Thủy” bao quanh là cảnh quan thiên nhiên, chuỗi tiện ích ngoại khu và các tuyến giao thương huyết mạch kết nối liên vùng. Điểm cộng của dự án chính là địa thế nằm ngay tại trục đường Quốc lộ 32 – Tuyến giao thương huyết mạch kết nối Phú Thọ với các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Yên Bái.
Bản đồ vị trí Dự án Thanh Sơn Riverside Garden Phú Thọ
Ngoài ra, biệt thự Thanh Sơn Riverside còn thừa hưởng những lợi thế đến từ vị trí đặc biệt như:
Nằm trong vùng phát triển đô thị mới, cửa ngõ ra vào của trung tâm Yên Lập
Nằm cạnh trung tâm hành chính huyện
Cách chợ Vàng: 200m
Cách sân vận động Thanh Sơn: 500m
Cách trường học cấp 1,2,3: 800m
Cách bến xe Thanh Sơn: 1km
Cách UBND huyện Thanh Sơn: 1km
Cách Siêu thị Aloha Mall, bệnh viện Thanh Sơn : 1,5km
Cách Wyndham Lynn Times Thanh Thủy: 15km
Cách suối khoáng Thanh Thủy: 25km
Cách rừng Quốc gia Xuân Sơn: 30km
Cách trung tâm TP Hòa Bình: 30km
Cách rừng Quốc gia Ba Vì: 30km
Cách Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: 40km
Cách Đền Hùng: 60km
Tiện ích Dự án Thanh Sơn Riverside Garden
Thanh Sơn Riverside Garden – Một khu đô thị hiện đại, sang trọng với 55 tiện ích, dịch vụ được cung ứng, phân bổ hợp lý trong các phân khu mang đến làn gió mới, hơi thở mới góp phần thay đổi diện mạo của địa phương cũng như tạo không gian, địa điểm vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ không chỉ cộng đồng cư dân và người dân địa phương.
Tiện ích Dự án Thanh Sơn Riverside Garden Phú Thọ
Ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch UBND huyện Thanh Sơn chia sẻ, khi Dự án khu đô thị Thanh Sơn Riverside Garden Phú Thọ khi đi vào hoạt động sẽ đem lại cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, giúp bộ mặt cảnh quan của huyện đẹp hơn, hiện đại hơn. Không dừng lại ở đó, dự án sẽ thu hút một lượng lao động lớn, cũng như góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Tiện ích khu vực liền kề Dự án Thanh Sơn Riverside Garden Phú Thọ
Ấn tượng đầu tiên của những khách hàng khi tìm hiểu về Thanh Sơn Riverside Garden, nơi đây không chỉ có trung tâm thương mại, siêu thị mà còn có nhiều nhà hàng  Á – Âu, điểm vui chơi giải trí, thưởng lãm dòng sông trên thuyền kayak, dịch vụ spa, bể bơi bốn mùa, đường dạo bộ ven sông, khu tập yoga hướng sông, trường học, sân vận động, trung tâm hội nghị đa chức năng, khu liên hợp thể thao, trung tâm sự kiện… Trong mát của sông Bứa, mảng xanh của núi Vân là yếu tố nổi bật, điểm nhấn làm tăng giá trị sống cho cư dân Thanh Sơn Riverside Lân Huế và cơ hội sinh lời cho mỗi sản phẩm nhà ở.
Đặc biệt, những mảng xanh là điều không thể thiếu tại khu dân cư Thanh Sơn Riverside Garden Phú Thọ. Bắt kịp xu hướng “Sống xanh- sống sạch” chủ đầu tư dự án đến 72% diện tích cho cảnh quan xanh giúp cư dân tránh xa ồn ào khói bụi và được tận hưởng trải nghiệm sống như nghỉ dưỡng ngay trong chính căn nhà của mình.
Thiết kế Thanh Sơn Riverside Garden
Dự án Thanh Sơn Riverside Garden Phú Thọ được thiết kế theo không gian kiến trúc mở, hướng về cảnh đẹp, tạo nét tổng thể hài hòa giữa thiên nhiên, sông nước và các khu đất ở tạo một tuyệt tác khu dân cư đẹp nhất tại Thanh Sơn. Biệt thự Thanh Sơn Riverside tái hiện vẻ đẹp vượt thời gian bằng những đường nét kiến trúc ấn tượng kiến tạo nên một phong cách sống xứng tầm cho giới thượng lưu qua các giá trị nghệ thuật đỉnh cao. Mọi chi tiết thiết kế đều mang phong cách gần gũi với thiên nhiên để mang không gian sống xanh – sạch đến với quý chủ nhân.
Mặt bằng phân lô Dự án Thanh Sơn Riverside Garden Phú Thọ
Riêng với sản phẩm đất nền Thanh Sơn Riverside Garden sẽ phù hợp cho những khách hàng đang tìm nơi để đầu tư và phù hợp với những người mong muốn có một nơi định cư thoáng mát, tiện nghi. Đây sẽ là một bất động sản có giá trị gia tăng cao vì vị trí hấp dẫn và có sự kết nối hạ tầng sẵn có.
Cơ sở hạ tầng nội khu dự án hoàn hảo với đường nội khu, vỉa hè cây xanh, đèn điện chiếu sáng, cảnh quan môi trường sống được chú trọng. Lối đi bộ cây xanh được thiết kế lát gạch chất lượng cao, hai bên là cây xanh và được trồng hoa quanh đài phun nước. Một cảm giác bình yên và tĩnh lặng khi bạn và gia đình dạo chơi tại đây.
5/5 – (2 bình chọn)
0 notes
theravadavn · 4 years
Text
Chương Tám – PHẬT GIÁO VÀ THẾ GIỚI NGÀY NAY
Chương Tám
PHẬT GIÁO VÀ THẾ GIỚI NGÀY NAY
Có vài người nghĩ rằng đạo Phật quá cao siêu huyền bí, không thể thực hành được bởi những người nam, nữ thông thường trong thế giới chúng ta hằng ngày, và nếu muốn trở thành một Phật tử chân chính thì người ta cần phải từ bỏ cuộc đời này để rút lui vào một tu viện hay đến một nơi nào yên tĩnh.
Ðấy là một quan niệm sai lạc đáng buồn do sự thiếu hiểu biết về giáo lý Phật. Ng��ời ta thường đi đến những kết luận sai lầm và vội vã, sau khi tình cờ nghe hay đọc một cái gì về Phật giáodo một tác giả không hiểu thấu vấn đề, đưa ra một quan niệm thiên lệch và chủ quan về Phật giáo. Giáo lý Phật không phải chỉ cốt dành cho Tăng lữ trong tu viện, mà còn cho những nam nữ cư sĩ sống trong gia đình. Bát chánh đạo, một lối sống theo Phật giáo, là dành cho tất cả không phân biệt.
Không phải mọi người trên thế giới đều có thể đi tu hoặc ẩn dật trong hang động hay rừng núi. Ðạo Phật dù cao cả trong sáng đến đâu, cũng sẽ vô dụng đối với nhân loại nếu đại chúng không thể thực hành được trong đời sống hằng ngày. Nhưng nếu hiểu đúng tinh thần Phật giáo(chứ không phải chỉ hiểu danh từ), chắc chắn ta có thể thực hành lời Phật dạy trong khi vẫn sống đời thường.
Có một số người thấy dễ dàng tu theo Phật nếu được ở một nơi xa xôi hẻo lánh tách biệt với xã hội. Cũng có người lại thấy sự ẩn dật đó làm cho họ chán ngán buồn bã cả thể chất lẫn tâm thần, do vậy nếp sống ấy không giúp ích gì cho sự phát triển đời sống tri thức và tâm linh họ.
Sự ẩn dật chân chính không có nghĩa là thân xác phải xa lánh hẳn thế gian. Tôn giả Xá-lợi-phất (Sariputta) đệ tử chính của Phật, nói rằng một người có thể sống trong rừng chuyên tu khổ hạnh mà tâm vẫn đầy những tư tưởng nhiễm ô bất tịnh, trong khi một người khác có thể sống trong làng mạc hay thị thành, không thực hành ép xác, mà tâm lại trong sạch không cấu uế. Trong hai người ấy, tôn giả Xá lợi phất bảo, người sống đời trong sạch giữa làng mạc thị thành nhất định là cao cả hơn người sống ở rừng nhiều[1].
Quan niệm thông thường cho rằng muốn theo giáo lý Phật người ta phải lánh đời, là một quan niệm sai lầm. Trong văn học Phật giáo, có rất nhiều chỗ nói đến những người nam nữ sống đời gia đình bình thường mà vẫn thực hành một cách hiệu quả những gì Phật dạy, và thực chứng Niết-bàn. Du sĩ Vacchagotta (mà ta đã gặp trong chương về Vô ngã), một hôm hỏi Phật có nam nữ đệ tử nào của Ngài sống đời sống gia đình, mà được kết quả nhờ theo giáo lý Ngài, đạt những trạng thái tâm linh cao siêu không. Phật trả lời không phải chỉ có một hai người, một trăm, năm trăm, mà còn nhiều hơn thế nữa, những người nam và nữ cư sĩ sống đời gia đình đã theo giáo lý Ngài một cách hiệu quả và đạt được những trạng thái tâm linh cao siêu [2].
Ðối với một số người, có thể là điều thoải mái êm dịu khi sống đời ẩn dật trong một nơi yên tĩnh, xa hẳn ồn ào phiền tạp. Nhưng chắc chắn thật là can đảm, đáng ca ngợi hơn, những ai thực hành Phật giáo mà vẫn sống giữa đồng loại, giúp đỡ họ và làm lợi ích cho họ. Có lẽ trong vài trường hợp sẽ có ích cho một người nếu sống ẩn dật một thời gian để trau dồi tâm ý và tính tình - như tập luyện trước về đạo đức tri thức và tâm linh - để về sau có đủ khả năng giúp đỡ đồng loại. Nhưng nếu một con người sống suốt đời trong cô độc chỉ nghĩ đến hạnh phúc và "cứu rỗi" cho riêng mình, không quan tâm đến đồng loại, thì điều này chắc chắn không phù hợp với giáo lý Phật vốn căn bản trên tình thương, từ bi và sự giúp đỡ kẻ khác.
Bây giờ ta có thể hỏi: "Nếu một người có thể theo Phật giáo trong khi sống đời sống cư sĩ thế tục, thì Phật lập đoàn thể Tăng-già (Sangha) làm gì?" Ðoàn thể Tăng-già này tạo cơ hội cho những ai muốn hiến đời mình không những cho sự phát triển tri thức và tâm linh của riêng mình, mà còn để giúp ích kẻ khác. Một cư sĩ có gia đình khó mà hiến trọn đời mình phụng sự đồng loại, trong khi một vị Tăng, vì không có nhiệm vụ gia đình hay một ràng buộc nào của thế tục, có thể hiến trọn đời mình "vì lợi ích cho nhiều người, vì an lạc hạnh phúc của nhiều người" theo lời khuyên của Phật. Chính vì thế mà trong quá trình lịch sử, tu viện Phật giáo không những là một trung tâm đào luyện tâm linh, mà còn là một trung tâm học thuật và văn hóa.
Những tu sĩ Phật giáo sống đời cộng đồng trong tu viện nằm giữa các đô thị hay trong làng mạc. Trong tất cả các xứ Phật giáo, Tăng lữ tuân giữ nếp sống độc thân phạm hạnh ngoại trừ vài tông phái ở Nhật Bản và Tây Tạng cho  phép tu sĩ được cưới vợ - nhưng đây là một tục lệ rõ ràng được du nhập rất lâu về sau. Tu sĩ Phật giáo không được có tài sản riêng trừ một số tối thiểu vật dụng cần thiết, song họ có quyền sử dụng tài  sản chung do thí chủ cúng cho đoàn thể Tăng già. Bởi thế có nhiều tu viện, nhất là những tu viện xưa nổi tiếng, sở hữu đất đai để duy trì đời sống Tăng lữ trong tự viện. Những tu sĩ và tu viện Phật giáo được công chúng cúng dường; họ được cung cấp những vật dụng cần thiết. Trong quá khứ, Tăng lữ thường sống bằng hạnh khất thực, xin ăn từng nhà. Do những thay đổi trong nền kinh tế hiện nay, tập tục ấy dần biến mất, mặc dù vẫn còn hàng ngàn người tiếp tục tuân giữ pháp khất thực, nhất là tại các xứ theo Nam tông như Tích Lan, Miến Ðiện, Thái Lan, Cam Bốt, vân vân. Những tu sĩ sống ở thành thị hay làng mạc có hai nhiệm vụ: thứ nhất là để một phần thì giờ tu thiền và học tập để tiến bộ về trí thức và tâm linh; thứ hai là dạy dỗ những trẻ đến chùa xin học, săn sóc nhu cầu tín ngưỡng của cư sĩ thế tục, bảo trì tự viện, giảng kinh cho đại chúng vào những dịp lễ, giáo giới những cá nhân và đoàn nhóm, điều khiển các lễ lạc tôn giáo, tổ chức những hội đoàn làm công tác an sinh xã hội, vv. Cũng có những tu sĩ sống ở rừng tách biệt hẳn toàn thể xã hội, dành trọn đời cho sự độc cư thiền định[3].
Kinh Thiện sanh[4] chứng tỏ đức Phật coi trọng cuộc đời cư sĩ, gia đình và những mối tương giao xã hội của họ như thế nào.
Một thanh niên tên Sigàla vâng theo lời trăn trối của cha, thường lễ bái sáu phương - đông, tây, bắc, nam, trên, dưới. Phật bảo anh ta rằng trong Thánh giới luật (ariyassavinaye) của giáo lý Ngài, sáu phương ấy có nghĩa khác. Theo luật Ngài, phương đông là cha mẹ; phương nam là thầy; phương tây là vợ con; phương bắc là bạn bè quyến thuộc, láng giềng; phương dưới là tôi tớ, người làm công và thợ thuyền; phương trên là những tu sĩ, Sa môn Bà la môn. Phật dạy nên lễ bái sáu phương ấy. Ở đây chữ lễ bái (namasseyya) rất ý nghĩa, vì người ta chỉ lễ bái một cái gì thiêng liêng, khả kính, khả sùng. Ðạo Phật xem sáu nhóm gia đình và xã hội trên đây là thiêng liêng, đáng sùng mộ kính trọng và lễ bái. Nhưng lễ bái cách nào? Phật dạy người ta có thể lễ bái bằng cách làm tròn bổn phận của mình đối với những người ấy. Những bổn phận ấy được Phật giảng rõ trong bài thuyết pháp cho Thiện Sanh.
- Thứ nhất: cha mẹ là thiêng liêng đối với con cái. Phật dạy: "Cha mẹ là Thượng đế" (Brahmàti màtàpitaro). Danh từ thượng đế (Brahma, Phạm thiên) chỉ khái niệm cao cả thiêng liêng nhất trong tư tưởng Ấn giáo, trong đó Phật đã bao gồm cha mẹ. Bởi thế ngày nay trong những gia đình theo Phật thuần thành, con cái thực sự "lễ bái" cha mẹ hằng ngày sáng và tối. Họ phải làm một vài bổn phận đối với song thân theo luật của Phật: Phải săn sóc cha mẹ khi già, phải làm bất cứ cái gì cần làm cho cha mẹ, phải giữ danh dự gia đình và tiếp nối truyền thống gia đình, phải bảo vệ tài sản cha mẹ để lại, và làm tang lễ sau khi cha mẹ chết. Ðối lại, cha mẹ cũng có một số bổn phận đối với con cái: họ phải giữ con cái tránh xa những đường tà, phải khuyên chúng làm những việc thiện và lợi ích, phải giáo dục chúng đầy đủ, phải cưới gả chúng vào những gia đình tử tế, và phải chia tài sản cho công bằng.
- Thứ hai: liên hệ giữa thầy và trò. Người học trò phải kính trọng vâng lời thầy, phải lo cho thầy nếu thầy có điều chi cần thiết, phải học hành chăm chỉ. Và thầy đối lại, phải huấn luyện học trò một cách thích đáng, phải dạy kỹ lưỡng, phải giới thiệu bạn bè cho nó, và phải cố kiếm sự bảo đảm việc làm cho nó sau khi học xong.
- Thứ ba: liên hệ giữa chồng và vợ. Tình yêu giữa chồng vợ được xem hầu như tôn giáo hay thiêng liêng; gọi là "đời sống gia đình thiêng liêng" (sadàrabrahmacariya). Ở đây cũng thế, ý nghĩa của từ ngữ brahma, Phạm thiên cần được lưu tâm: Ðạo Phật dành cho mối liên hệ này sự kính trọng cao cả nhất. Vợ chồng phải trung thành, kính trọng và tận tụy với nhau, và họ có vài bổn phận đối với nhau. Chồng phải luôn luôn tôn trọng vợ, không được thiếu sự kính nể đối với vợ, phải bảo đảm đời sống và tiện nghi cho vợ, và phải làm vợ vui lòng bằng cách tặng nàng áo và đồ trang sức (sự kiện đức Phật không quên nhắc đến cả những món quà một người chồng nên tặng vợ, đủ chứng tỏ tình người thắm thiết của Ngài, thiện cảm tế nhị của Ngài đối với tình cảm con người.) Ðối lại, người vợ phải coi sóc việc nhà, phải làm vui lòng khách khứa, bạn bè, thân thuộc và những người làm công, phải yêu thương, trung thành với chồng, phải gìn giữ tiền của chồng kiếm được, phải khôn khéo và có nghị lực trong mọi công việc.
- Thứ tư: liên hệ giữa bạn bè, bà con, láng giềng: họ phải tử tế nhân từ với nhau, phải nói lời hòa nhã dễ nghe, phải làm lợi ích cho nhau, phải hòa hiếu với nhau đừng gây gỗ, phải giúp nhau khi cần, và đừng bỏ nhau trong khi hoạn nạn.
- Thứ năm: liên hệ giữa chủ và tớ: chủ nhà có nhiều bổn phận đối với tôi tớ hay người làm công: phải giao công việc tùy theo khả năng và sức lực, phải trả lương thích đáng, phải cung cấp thuốc men, thỉnh thoảng phải cho quà tặng. Ðối lại người giúp việc hay làm công phải chuyên cần không được biếng nhác, phải lương thiện, vâng lời và đừng lường gạt chủ, phải siêng năng trong công việc làm.
- Thứ sáu: liên hệ giữa tu sĩ với người thế tục: với niềm yêu thương kính trọng, người thế tục phải coi sóc những nhu cầu vật chất của sa môn, Bà la môn; với tâm bi mẫn, tu sĩ phải ban bố kiến thức và hiểu biết cho người thế tục, và dẫn dắt họ theo đường chánh, xa đường tà.
Như vậy ta thấy theo đức Phật, đời sống thế tục với những liên hệ gia đình xã hội cũng được bao gồm trong "Thánh giới luật", và cũng nằm trong khuôn khổ lối sống Phật giáo.
Bởi thế trong Tương ưng bộ kinh, Samyuttanikàya, một trong những kinh Pàli xưa nhất, Ðế thích (Sakka), vua của những vị trời (Devas) tuyên bố rằng không những ông sùng kính các tu sĩ sống đời thánh thiện đức hạnh mà còn kính trọng những cư sĩ thế tục (ưu bà tắc, upàsaka) làm những việc công đức, có đức hạnh và duy trì gia đình của họ một cách đúng pháp [5].
Nếu muốn trở thành một Phật tử người ta không cần gì phải qua một lễ dẫn nhập (hay rửa tội). Nhưng muốn trở thành Tỳ kheo, một phần tử của đoàn thể Tăng già, người ta phải qua một thời gian dài tuân giữ ký luật và học đạo. Một người nếu hiểu giáo lý Phật, tin chắc đây là chính đạo, và nếu nỗ lực tuân theo giáo lý ấy, thì họ thành một Phật tử.
Nhưng theo truyền thống ngàn xưa trong các xứ Phật giáo, một người được xem là Phật tử nếu quay về nương tựa Phật, Pháp (giáo lý) và Tăng (đoàn thể Tăng già)- gọi là Tam bảo, ba ngôi báu- và bắt đầu tuân giữ Ngũ giới (Pancasila), những bổn phận tinh thần tối thiểu của một Phật tử tại gia: 1. không sát sinh (giết hại sinh mạng), 2. khôngtrộmcắp. 3. không tà dâm (ngoại tình), 4. không nói dối, 5. không uống những chất làm say sưa. Người phật tử quỳ gối chắp tay trước một tượng phật hay bảo tháp (stùpa dàgàba), lặp lại công thức quy y thường bằng tiếng pàli, theo lời một tu sĩ. Tại các lễ lớn, thường cả hội chúng tụng những lời này theo một vị Tăng.
Không có một lễ tục bề ngoài nào một Phật tử bắt buộc phải làm. Ðạo Phật là một lối sống, và điều cốt yếu là tuân giữ Bát chánh đạo. Dĩ nhiên trong tất cả các xứ Phật giáo đều có những lễ tục rất đẹp và đơn giản vào những ngày lễ Phật. Trong tu viện thường có một bảo tháp (stùpa, dàgàba), là một lễ đài có hình vòm cung trong có xá lợi Phật, cây Bồ đề, tượng Phật (patimàghara). Bảo tháp, cây Bồ đề, tượng phật, ba vật ấy đều được thờ cúng. Phật tử thường đi chùa vào các ngày rằm trăng tròn, ngày mồng một, mồng tám, hăm ba âm lịch. Họ tụng ba quy y và năm giới, quỳ trước một trong ba vật thờ kể trên. Rồi họ thắp đèn dâng hoa và đốt hương, tụng những bài kệ ca ngợi công đức của Phật, Pháp, Tăng. Không nên xem đấy cũng như sự cầu nguyện trong các tôn giáo hữu thần. Ðấy chỉ là một cách chiêm ngưỡng, tưởng nhớ vị đạo sư đã chỉ dạy Con Ðường. Rồi họ nghe giảng pháp.
Vào những ngày rằm,mồng một, hàng ngàn phật tử tuân giữ Bố tát hay Bát quan trai giới(uposathasìla, atthangasìla):
Không sát sinh; 2. Không trộm cắp; 3. Không hành dâm [6]; 4. Không nói dối; 5. Không uống rượu;  6. Không ăn sau ngọ; 7. Không nằm ngồi giường cao đẹp; 8. Không múa, hát, chơi đùa, dùng tràng hoa và hương thơm.
Thông thường, Phật tử thọ Bát quan trai ở suốt ngày đêm tại chùa để hành thiền, nghe pháp, tụng kinh và thảo luận về Pháp.
Cuộc lễ Phật giáo lớn nhất trong năm là lễ Vesak vào rằm tháng tư âm lịch, để mừng ngày Phật đản sinh, giác ngộ và Bát niết-bàn. Vào ngày ấy, mọi nhà, chùa, đường phố được trang hoàng bằng hoa, đèn và những lá cờ Phật giáo sáu màu. Hàng ngàn nam phụ lão ấu đến chùa; hàng trăm quán ăn miễn phí được mở ra do những hội đoàn phật tử để phục vụ khách hành hương. Ngày ấy một tinh thần từ bi, thương yêu, hòa điệu, thanh bình và hoan hỉ tràn ngập khắp nhân gian.
Trong Phật giáo không có lễ rửa tội; nhưng khi một đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ nó đưa đến chùa để làm chuyến xuất hành đầu tiên, đặt hài nhi dưới chân tượng Phật, để chư Tăng tụng kinh cầu phúc cho nó. Ngay cả trước khi đứa bé ra đời, người ta cũng thỉnh chư Tăng đến nhà để cầu an cho sản phụ, bà mẹ tương lai.
Chư Tăng không làm lễ cho các đám cưới. Hôn lễ tại các nhà phật tử là một lễ thuộc dân sự, chỉ liên hệ đến xã hội; nhưng người ta cho nó một tính tôn giáo bằng cách đưa vào đấy những yếu tố Phật giáo, tỉ như cho một nhóm thanh niên hay thiếu nữ tụng những bài kệ chúc lành. Chính những tu sĩ thì không bao giờ dự đám cưới, nhất là ở các xứ theo Nam tông. Nhưng người ta có thể thỉnh Tăng về nhà cúng dường bố thí (dàna) một hoặc hai ngày trước hay sau lễ cưới; vào dịp ấy một tu sĩ nói một pháp thoại khuyên cặp vợ chồng mới sống một đời hạnh phúc hòa thuận theo lời Phật dạy.
Ngược lại, tu sĩ phật giáo thường làm lễ cho các đám tang, và thuyết một bài pháp để ủy lạo tang gia.
Khi một Phật tử bị bệnh, rất thường khi người ta mời chư Tăng đến tụng kinh cầu an  gọi là paritta hay Pirit (có nghĩa là che chở, gia hộ). Lễ tục này rất phổ thông đối với phật tử. Trong hầu hết các chùa, thỉnh thoảng người ta lại cử hành lễ này xem như lễ cầu an chung cho tất cả; cuộc lễ có thể kéo dài suốt ngày đêm không nghỉ, trong một hai ngày hoặc cả tuần lễ hay lâu hơn.
Những sự lễ bái cổ truyền này, mặc dù không thiết yếu, vẫn có giá trị ở chỗ thỏa mãn những cảm xúc và nhu cầu tôn giáo nơi những người chưa phát triển về tinh thần và tâm linh, giúp họ dần bước theo chánh đạo[7].
Những người nghĩ rằng Phật giáo chỉ quan tâm đến những lý tưởng cao siêu, tư tưởng triết lý và đạo đức siêu phàm, không kể gì đến phúc lợi xã hội và kinh tế của con người, là sai lầm. Ðức Phật rất quan tâm đến hạnh phúc của con người. Ðối với Ngài, không thể có hạnh phúc nếu không sống một đời trong sạch, dựa trên những nguyên tắc đạo đức và tâm linh. Nhưng Ngài biết rằng sống một đời như vậy rất khó trong những điều kiện xã hội và vật chất không thuận lợi.
Phật giáo không xem hạnh phúc vật chất tự nó là cứu cánh: nó chỉ là một phương tiện để đạt đến một cứu cánh cao quý hơn. Nhưng đấy là một phương tiện rất cần thiết để hoàn thành một mục đích cao hơn cho hạnh phúc nhân loại. Bởi thế Phật giáo công nhận vài điều kiện vật chất tối thiểu là cần thiết để tu tập có kết quả - ngay cả đối với một thầy tu thiền định trong một nơi cô tịch[8].
Ðức Phật không xét đời sống tách biệt với bối cảnh kinh tế và xã hội. Ngài nhìn đời toàn diện, trong tất cả mọi phương diện xã hội, kinh tế và chính trị của nó. Những lời dạy của Ngài về những vấn đề đạo đức, triết lý và tâm linh đã được khá nhiều người biết đến. Nhưng người ta biết rất ít về giáo lý của Ngài trong những vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị. Tuy vậy có rất nhiều bài giảng của Ngài bàn về những vấn đề ấy rải rác khắp các bản kinh cổ xưa của Phật giáo. Ta hãy lấy một vài thí dụ:
Kinh Chuyển luân sư tử hống (Cakkavattisìhanàdasutta, Trường Bộ kinh 26) nói rõ rằng sự nghèo khó (dàliddiya) là nguyên nhân của vô đạo và tội ác như trộm cắp, tà vạy, bạo động, thù hằn, độc ác v.v.. Những vị vua chúa ngày xưa, cũng như các chính phủ ngày nay, cố đàn áp tội lỗi bằng hình phạt. Kinh Kùtadantasutta cùng thuộc bộ ấy giải thích sự vô ích của hình phạt, nói rằng phương pháp ấy sẽ không bao giờ thành công. Thay vì vậy, đức Phật đề nghị muốn diệt tận gốc tội lỗi, cần phải cải thiện điều kiện kinh tế của con người, cần phải cung cấp cho tá điền và nông phu hạt giống và phương tiện trồng trọt, vốn phải được cung cấp cho những thương gia và người buôn bán; lương hướng thích đáng phải được trả cho những người làm công. Khi mọi người đều được cung cấp cơ hội để kiếm được lợi tức đầy đủ họ sẽ bằng lòng, không sợ hãi lo âu, và do đó xứ sở sẽ thanh bình, không có các tội lỗi [9].
Bởi vậy đức Phật thường dạy những cư sĩ tại gia tầm quan trọng của sự cải thiện hoàn cảnh kinh tế. Ðiều này không có nghĩa Ngài tán đồng sự tích trữ tài sản với sự tham lam ràng buộc, vì nó trái ngược với giáo lý Ngài, cũng không phải Ngài tán đồng bất cứ phương tiện sinh nhai nào. Có vài nghề thương mại như sản xuất và mua bán khí giới bị Ngài cấm chỉ, xem như những phương tiện sinh nhai bất chánh như ta đã thấy trước đây[10].
Một người tên Dìghajànu một hôm đến viếng Phật và bảo: "Bạch Thế Tôn, chúng con là những người thế tục tầm thường, sống đời gia đình, có vợ con. Xin đức Thế Tôn chỉ dạy cho con vài lý thuyết để giúp chúng con được hạnh phúc trong đời này và đời sau."
Ðức Phật dạy ông ta rằng có bốn điều giúp cho hạnh phúc con người trong đời này:
- Thứ nhất là phải tài khéo, có hiệu năng, hăng hái và có nghị lực trong bất cứ nghề nào mình làm, và phải tinh xảo trong nghề nghiệp mình (utthànasampadà).
- Thứ hai là phải bảo vệ lợi tức mình đã kiếm được một cách chân chánh, bằng mồ hôi trán (àrakka-sampadà); nghĩa là bảo vệ tài sản cho khỏi bị trộm cắp v.v.. (Tất cả mọi ý tưởng này cần được xét đến trong bối cảnh thời ấy).
- Thứ ba là phải giao du với bạn tốt (kalyànamitta) trung thành, có trí thức, đức hạnh, phóng khoáng và thông minh, người sẽ giúp mình đi theo chánh đạo, xa lánh đường tà.
- Thứ tư là phải tiêu dùng chừng mực, tùy theo lợi tức, đừng tiêu quá nhiều cũng đừng quá ít, nghĩa là không nên bo bo tích trữ tài sản, nhưng cũng không nên phung phí - nói cách khác phải sống trong giới hạn những phương tiện mình có (samajì vikatà).
Rồi Phật giảng bốn đức hạnh giúp cho một người thế tục được hạnh phúc đời sau:
Tín (saddhà): phải tin tưởng vào những giá trị đạo đức, tinh thần, và tâm linh. 2. Giới (sìla): phải chừa bỏ sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu. 3. Thí (càga): phải thực hành lòng trắc ẩn, bố thí, không bám víu, ôm giữ tài sản mình. 4. Tuệ (panna): phải mở mang trí tuệ dẫn đến sự diệt khổ, chứng Niết-bàn[11].
Ðôi khi Phật còn đi vào những chi tiết về cách để dành tiền bạc và tiêu dùng, chẳng hạn như khi Ngài bảo thanh niên Sigàla rằng anh ta nên dùng 1/4 lợi tức vào sự tiêu pha hàng ngày, 1/2 lợi tức để đầu tư vào việc kinh doanh và để riêng 1/4 phòng khi nguy cấp[12].
Một hôm Phật bảo Cấp cô độc (Anàthapindika), một thương gia danh tiếng, một trong những đệ tử tại gia thuần thành nhất của Ngài, đã lập cho Ngài tu viện Kỳ đà (Jetavana) hữu danh ở Xá vệ (Sàvatthi), rằng một cư sĩ sống đời thường nhật, có bốn thứ hạnh phúc:
Thụ hưởng sự bảo đảm về kinh tế hay tài sản đầy đủ, kiếm được bằng những phương tiện chính đáng (sở hữu lạc, atthisukkha).
Tiêu dùng tài sản ấy một cách rộng rãi cho chính mình, cho gia đình, bà con, bè bạn và trong những việc công đức (thọ dụng lạc, ananasukkha).
Không có nợ nần (vô trái lạc, anana-sukkha).
Sống một đời trong sạch, không phạm những điều ác trong ý nghĩ, lời nói hay hành vi (vô tội lạc, anmajjasukkha).
Ở đây ta phải chú ý rằng trong bốn yếu tố đem lại hạnh phúc, có đến ba thuộc về kinh tế, và cuối cùng Phật còn nhắc cho thương gia ấy biết rằng hạnh phúc về kinh tế và vật chất thì "không đáng một phần mười sáu" của hạnh phúc tâm hồn phát sinh từ một đời sống không lỗi lầm và lương thiện[13].
Qua những ví dụ kể trên, ta có thể thấy rằng đức Phật xem sự thoải mái về kinh tế là cần thiết cho hạnh phúc con người, nhưng Ngài không công nhận sự tiến bộ là chân thật nếu nó chỉ thuần vật chất, không có một nền tảng đạo đức và tâm linh. Trong khi khuyến khích sự tiến bộ vật chất, Phật giáo luôn luôn nhấn mạnh sự phát triển đạo đức và tâm linh để kiến tạo một xã hội hòa bình an lạc.
Ðức Phật cũng có những lời dạy minh bạch như thế về chính trị, chiến tranh, hòa bình. Ðiều ai cũng biết, tưởng không cần nhắc lại, là đạo Phật chủ xướng Bất bạo động, Hòa bình như thông điệp của mình cho tất cả thế giới, và không tán thành bất cứ một sự bạo động hay sát hại sinh mạng nào. Theo Phật giáo không gì có thể gọi là "chiến tranh chân chính", đó chỉ là một từ ngữ sai lầm được đúc ra và lưu hành để biện minh cho hận thù, tàn ác, bạo động và chém giết. Ai định ra cái gì là chân chánh hay không chân chánh? Người chiến thắng, kẻ mạnh là "chánh", và kẻ chiến bại, yếu thế là "bất chánh". Chiến tranh của chúng tôi thì luôn luôn chính đáng, còn chiến tranh của các anh thì luôn luôn "bất chánh". Phật giáo không chấp nhận lập trường ấy.
Ðức Phật không những đã dạy Bất bạo động và Hòa bình, mà Ngài còn thân hành đi đến chiến trường để can thiệp và ngăn cản chiến tranh, như trong trường hợp những người dòng Thích ca (Sàkyas) và Câu lợi (Koliyas), sắp đánh nhau vì vấn đề tranh chấp nước sông Rohini. Và những lời của Ngài đã từng ngăn được vua A xà thế (Ajàtasattu) khỏi tấn công Vương quốc Bạt kỳ (Vajjis).
Vào thời đức Phật, cũng như ngày nay, có những nhà cai trị xứ sở một cách bất công. Dân chúng bị đàn áp, bóc lột, đánh đập, tù đày, sưu cao thuế nặng, và chịu những hình phạt dã man. Ðức Phật rất động lòng trước những sự vô nhân đạo ấy. Kinh sớ Pháp cú Dhammapadatthakathà chép rằng thuở ấy Phật rất chú tâm đến vấn đề một nền cai trị tốt đẹp. Ta nên xét quan điểm của Ngài trong bối cảnh xã hội, kinh tế và chính trị thời ấy. Ngài đã chứng minh rằng toàn thể một xứ sở có thể trở thành đồi trụy, thối nát và bất hạnh nếu những người cầm đầu việc cai trị - nghĩa là vua, các quan lại và những nhân viên hành chánh - đều thối nát và bất công. Muốn cho dân một nước được sung sướng, cần phải có một nền cai trị công bằng. Một nền cai trị công bằng có thể được thực hiện bằng cách nào? Ðức Phật đã nói rõ trong bài thuyết pháp của Ngài về "10 nhiệm vụ của nhà vua" (Thập vương pháp, Dasaràjadhamma) như được thuật trong Jàtaka (chuyện tiền thân)[14].
Dĩ nhiên danh từ "vua" (Ràja), ngày xưa phải được thay thế bằng danh từ "chính phủ". "Mười nhiệm vụ của nhà vua" có thể áp dụng cho tất cả những người trong chính phủ ngày nay, như quốc trưởng, bộ trưởng, lãnh đạo chính trị, nhân viên hành chánh và tư pháp v.v..
- Nhiệm vụ thứ nhất trong "10 nhiệm vụ của nhà vua" là sự rộng rãi, bố thí, bác ái (dàna). Người cai trị không được có một thèm khát và bám víu nào đối với tài sản, tiền của, mà phải bố thí cho dân được no ấm.
- Thứ hai, một đạo đức tốt đẹp (giới - sìla). Vua phải không bao giờ sát hại, lừa bịp và bóc lột kẻ khác, tà dâm, nói lời sai quấy, và rượu chè. Nghĩa là, ít nhất ông phải theo 5 giới của phật tử tại gia.
- Thứ ba, hy sinh tất cả vì hạnh phúc của dân (biến xả, pariccàga), ông phải sẵn sàng từ bỏ mọi tiện nghi cá nhân mình, tên tuổi danh vọng và ngay cả sự sống của mình vì lợi ích của dân.
- Thứ tư, trực hạnh (ajjava). Ông phải xa lìa sự sợ hãi và thiên vị khi thi hành nhiệm vụ, phải thành thật trong ý định, và không được lừa bịp quần chúng.
- Thứ năm, khổ hạnh (tapa). Ông phải sống một đời giản dị, không được xa hoa. Ông phải biết chế ngự bản thân mình.
-  Thứ sáu, nhu hòa (maddava). Ông phải có một tính tình hòa nhã.
- Thứ bảy, không thù hận, ác độc (vô sân - akkodha). Ông không được có tư thù với bất cứ ai.
- Thứ tám, bất hại (avihimsà) không những có nghĩa là không được làm hại ai, mà còn có nghĩa ông phải cố tạo hòa bình bằng cách tránh và ngăn ngừa chiến tranh, hay mọi sự dính dáng đến bạo động và sát hại sinh mạng.
- Thứ chín, nhẫn nhục (khanti). Ông phải có thể chịu đựng những khó khăn, khổ nhọc và những sự nhục mạ mà không mất bình tĩnh.
- Thứ mười, không đối lập, không ngăn cản (avirodha), nghĩa là ông không được đi ngược với ý chí của toàn dân, không được cản bất cứ biện pháp nào đưa đến sự lợi lộc cho toàn dân. Nói cách khác ông phải cai trị thuận với ý chí của dân[15].
Nếu một nước được cai trị bởi một người có những đức tính ấy, thì dĩ nhiên nước ấy phải rất hạnh phúc. Nhưng đấy không phải là một điều không tưởng, vì trong quá khứ đã có những ông vua như A dục vương (Asoka) của Ấn Ðộ đã thiết lập các vương quốc căn cứ trên những lý tưởng đó.
Thế giới ngày nay luôn sống trong sợ hãi, nghi ngờ và căng thẳng. Khoa học đã sản xuất những khí giới có năng lực phá hoại kinh hoàng. Tạo ra những dụng cụ mới của chết chóc, các cường quốc hăm dọa, thách thức nhau, khoe khoang không hổ thẹn rằng mình có thể gây nhiều phá hoại tang thương trong thế giới hơn cường quốc khác.
Họ đã đi quá xa trên con đường điên rồ ấy đến nỗi ngày nay họ chỉ cần bước thêm một bước, kết quả sẽ không là gì ngoài ra sự hủy diệt lẫn nhau và hủy diệt toàn thể loài người.
Vì hoảng sợ trước một hoàn cảnh mà chính họ đã tạo ra, con người muốn tìm một lối thoát, một giải pháp nào đó. Nhưng không có giải pháp nào ngoài giải pháp đức Phật đã đề xướng - thông điệp của Ngài về Bất bạo và Hòa bình, về tình thương và từ bi, về khoan hồng và thông cảm, về chân lý và trí tuệ, về sự tôn trọng đối với mọi sự sống, về sự dứt bỏ ích kỷ, hận thù và bạo động.
Ðức Phật dạy: "Hận thù không bao giờ dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù. Ðây là một sự thật muôn đời."[16]
"Người ta nên lấy từ bi thắng lướt hận thù, lấy lòng tốt đối lại với sự xấu xa, lấy bác ái đối lại lòng ích kỷ, và lấy sự chân thật đối lại xảo trá gian tà."[17]
Con người không thể nào có hạnh phúc an vui khi còn khao khát ham muốn chinh phục và chế ngự đồng loại. Phật dạy: "Kẻ chiến thắng nuôi hận thù, kẻ chiến bại ngã gục trong đau khổ. Người nào từ khước cả thắng lẫn bại, sẽ được hạnh phúc an vui."[18]
Chiến thắng duy nhất đem lại hòa bình hạnh phúc là chiến thắng tự tâm. "Người ta có thể chinh phục hàng triệu người trong trận chiến, nhưng chỉ có người nào tự chinh phục được mình mới là người chiến thắng vinh quang nhất."[19]
Bạn sẽ bảo rằng tất cả điều đó rất đẹp, rất cao cả đáng quý, nhưng không thực tiễn. Thế thì có thực tiễn khi thù ghét nhau chăng? Khi giết nhau chăng? Khi sống mãi trong hãi hùng và nghi kỵ như thú dữ trong rừng chăng? Ðiều này thực tiễn và tiện nghi hơn chăng? Có bao giờ ác độc được điều phục bằng ác độc? Có bao giờ hận thù được dập tắt bởi hận thù? Nhưng đã có những trường hợp, ít nhất những trường hợp cá nhân, trong đó hận thù được thoa dịu bằng thương yêu và lòng tốt, ác độc được chinh phục bằng thiện cảm. Bạn sẽ bảo điều này có thể có thật, có thể thực hiện trong những trường hợp cá nhân, nhưng nó không bao giờ thực hiện được trong những giao tiếp quốc gia và quốc tế. Con người quả đã bị thôi miên, tâm lý bị rối ren mờ ám và bị lừa dối bởi những từ ngữ dùng để tuyên truyền chính trị như "quốc gia", "quốc tế", "tổ quốc". Tổ quốc là gì nếu không phải là một đoàn thể rộng lớn gồm nhiều cá nhân? Một quốc gia hay tổ quốc không hành động, chính cá nhân mới hành động. Cái gì cá nhân nghĩ và làm chính là cái mà quốc gia nghĩ và làm. Cái gì có thể áp dụng cho cá nhân cũng có thể áp dụng cho quốc gia, xứ sở. Nếu trên bình diện cá nhân, hận thù có thể dập tắt hận thù, thì trên bình diện quốc gia và quốc tế chắc chắn điều này cũng có thể thực hiện. Ngay cả trong trường hợp một cá nhân riêng rẽ muốn đối lại hận thù bằng yêu thương, người ta cũng cần phải có một lòng can đảm siêu việt, một sự mạnh dạn, một lòng tin vô bờ đối với sức mạnh tâm hồn. Có phải chăng ta còn cần nhiều cố gắng hơn thế nữa trong trường hợp giao tiếp quốc tế? Nếu khi bảo rằng "không thực tế" ý bạn muốn nói "không dễ dàng" thì là bạn nói đúng. Nhất định nó không dễ dàng. Tuy nhiên ta cần cố thử. Bạn sẽ bảo sự cố gắng ấy hơi mạo hiểm. Nhưng chắc chắn là nó không mạo hiểm hơn sự thử một chiến tranh nguyên tử.
Thật là một an ủi cho chúng ta ngày nay khi nghĩ rằng ít nhất trong lịch sử cũng đã có một vị vua cai trị lỗi lạc, đã có can đảm, đức tin và kiến giải đủ để áp dụng lời dạy này của Phật về bất bạo động, hòa bình và yêu thương trong sự cai trị một đế quốc rộng lớn về cả nội bộ lẫn ngoại giao - đó là A dục vương, vị hoàng đế Phật tử của xứ Ấn (thế ký thứ III trước Tây lịch), "người con yêu quý của các thần linh" như ông đã được mệnh danh.
Ban đầu ông theo gương vua cha (Bindusàra) và ông nội (Chandragupta) muốn hoàn thành việc chinh phục bán đảo Ấn; ông chiếm xứ Kalinga, sát nhập nó vào đế quốc mình. Hàng nghìn người bị giết, bị thương, bị tra tấn và bắt làm tù binh trong trận này. Nhưng về sau, khi trở thành một Phật tử, ông hoàn toàn thay đổi nhờ giáo lý của Phật. Trong một tuyên ngôn danh tiếng của ông khắc trên đá (Trụ đá XII, như ngày nay thường gọi) còn có thể đọc được ngày nay, nói đến sự chinh phục Kalinga, Hoàng đế A dục đã công khai bày tỏ sự "sám hối" của ông và nói ông "vô cùng đau đớn khi nghĩ về sự tàn sát ấy". Ông tuyên bố công khai rằng ông sẽ không bao giờ rút gươm ra để làm một việc chinh phục nào nữa, nhưng ông "mong mỏi tất cả mọi chúng sinh sống trong bất bạo sẽ tự chủ, tập luyện sự an tĩnh và ôn hòa."  Ðiều này dĩ nhiên Người con yêu chuộng của các thần linh (A dục vương) xem là chiến thắng bằng chánh pháp (dhammavijaya). Không những tự ông chối bỏ chiến tranh, mà ông còn tỏ lòng mong muốn rằng "con ta và cháu ta đừng nghĩ về cuộc chinh phục nào khác nữa xem như đáng làm... Chúng hãy chỉ nghĩ đến một sự chinh phục duy nhất là chinh phục bằng Ðạo đức. Ðiều ấy lợi ích cho cả đời này và đời sau".
Ðó là tấm gương độc nhất trong lịch sử nhân loại về một người chiến thắng vinh quang đang ở tột đỉnh của uy quyền, còn có sức mạnh để tiếp tục những cuộc chinh phục đất đai, nhưng lại từ bỏ chiến tranh và bạo động mà trở về với hòa bình, bất bạo.
Ðấy là một bài học cho thế giới ngày nay. Vị hoàng đế cai trị một đế quốc rộng lớn đã công khai quay lưng lại với chiến tranh, bạo động và đón nhận thông điệp của bất bạo và hòa bình. Không có bằng chứng lịch sử nào nói rằng có vua láng giềng nào đã lợi dụng sự sùng đạo của vua A dục để tấn công ông về quân sự, hay có một cuộc nổi loạn nào trong đế quốc ông lúc sinh thời. Trái lại hòa bình ngự trị khắp trên lãnh thổ, và ngay cả những xứ bên ngoài vương quốc ông cũng dường như đã chấp nhận sự lãnh đạo nhân từ của ông.
Thật điên rồ khi nói đến việc duy trì hòa bình bằng cách làm quân bình các thế lực hay bằng sự hăm dọa của vũ khí nguyên tử. Thế lực của binh bị chỉ có thể phát sinh ra sợ hãi, chứ không phát sinh hòa bình. Trong sợ hãi không thể nào có hòa bình lâu dài và thực sự. Từ sợ hãi chỉ có thể sinh ra thù hận, ác độc, có thể bị ��è nén một thời gian nhưng sẵn sàng bùng dậy và trở nên hung bạo bất cứ lúc nào. Hòa bình chân thật chỉ có thể ngự trị trong một không khí của lòng thương (Mettà, tâm từ), sự thân thiện, không có sợ hãi nghi ngờ và nguy hiểm.
Phật giáo nhằm mục đích kiến tạo một xã hội ở đấy người ta từ bỏ sự tranh chấp thế lực rất tai hại, ở đấy an tĩnh và hòa bình ngự trị, xa hẳn chiến thắng và chiến bại, ở đấy sự áp bức người vô tội phải bị mạnh mẽ tố cáo, ở đấy một người tự thắng mình được kính trọng hơn những người chiến thắng hàng triệu bằng chiến tranh quân sự và kinh tế, ở đấy hận thù được chinh phục bằng yêu thương và sự ác độc bằng thiện cảm, ở đấy thù hận, ganh ghét, ác độc và tham lam không nhiễm độc tâm trí con người, ở đấy từ bi là nguyên động lực cho hành động, ở đấy tất cả, kể cả những sinh vật nhỏ bé nhất, đều được đối xử với lòng yêu thương lân mẫn, ở đấy cuộc sống bình an hòa điệu - trong thế giới đầy đủ về vật chất - được hướng về mục đích cao quý nhất, sự thực chứng chân lý tối hậu, Niết-bàn.
Sửa lại và bổ túc (theo bản dịch Pháp ngữ năm 1978), Phật đản 2542 (1998), Tỳ kheo ni Trí Hải
-ooOoo-
Ghi chú:
[1] M I (PTS), pp. 30-31.
[2] Ibid, pp.490 ff.
[3] Muốn biết thêm về đề tài này, nên xem tác phẩm bổ ích thú vị của André Bareau nhan đề "Ðời sống và tổ chức các cộng đồng Phật giáo ngày nay tại Tích Lan", Pondichéry, 1957.
[4] Sigàla, Trường bộ, kinh 31.
[5] S I (PTS), p.234
[6] Ðể ý, trong năm giới, giới thứ ba chỉ cấm tà dâm hay ngoại tình; còn trong tám giới, thì giới thứ ba cấm hẳn sự dâm dục trong thời gian tu bát quan trai.
[7] Xem chương XV và XVI, "History of Buddhism in Ceylon" của Walpola Rahula (Colombo, 1956).
[8] MA I, PTS, 290. Những tu sĩ thành phần của Tăng già, không được có của riêng, nhưng có quyền xử dụng tài sản chung gọi là Tăng kỳ vật - Sanghika.
[9] D I (Colombo, 1929), p.101
[10] Xem phần Bát chánh đạo - Chánh mạng, Chương Bốn.
[11] A (Colombo, 1929), pp. 786 ff.
[12] D III (Colombo, 1929), p. 115
[13] A (Colombo, 1929), pp. 232-233
[14] Jàtaka I, 260, 399; II 400; III, 274, 320; V, 119, 378.
[15] Ở đây ta thấy điều thú vị là năm nguyên tắc, panchasìla - năm giới - trong nền chính trị ngoại giao của Ấn Ðộ cũng giống với những nguyên tắc mà vua A-dục, vị vua Phật giáo Ấn, đã áp dụng cho nền hành chánh của triều đại ông vào thế kỷ ba trước tây lịch. Từ ngữ pancasìla cũng là danh từ Phật giáo.
[16] Dhp., I, 5
[17] Ibid., XVII, 3
[18] Ibid., XV, 5
[19] Ibid., VIII, 4
-ooOoo-
from Theravada - Dhamma Bậc Giác Ngộ Chỉ Dạy Được Các Bậc Trưởng Lão Gìn Giữ & Lưu Truyền - Feed https://theravada.vn/chuong-tam-phat-giao-va-the-gioi-ngay-nay/
0 notes
beatyroseflower · 6 years
Text
Lão Tử sinh ra đã bước đi 9 bước, 9 đóa sen nở dưới vết chân (P.2)
Lão Tử còn gọi là Lão Đam, họ Lý, tên Nhĩ, tự Bá Dương, là một triết gia, nhà tư tưởng, người sáng lập học phái Đạo gia thời Trung Quốc cổ đại, và là tác giả của cuốn “Đạo đức kinh” nổi tiếng. 
Tiếp theo Phần 1
Điểm hóa Dương Tử Cư 
Vương thất nhà Chu xảy ra nội loạn, Lão Tử bèn rời cung đình chuẩn bị ẩn cư. Một hôm, ông cưỡi trâu xanh đến ngoại ô nước Lương (Khai Phong, Hà Nam ngày nay), bỗng nghe có người gọi to “Tiên sinh!”. Lão Tử nghe tiếng nhìn theo, phát hiện ra đệ tử là Dương Tử Cư. Dương Tử Cư người nước Ngụy, vào học Thái học ở nước Chu, nghe danh Lão Tử uyên bác, nên đã bái Lão Tử làm thầy. Không ngờ lại gặp được Lão Tử ở nước Lương, Dương Tử Cư vội vàng từ trên lưng ngựa cao to nhảy xuống, quỳ bái lạy trước con trâu xanh mà Lão Tử đang cưỡi. Lão Tử bước xuống, đỡ Dương Tử Cư lên, sóng đôi đồng hành.
Lão Tử hỏi: “Đệ tử gần đây bận việc gì?”. Dương Tử Cư thi lễ nói: “Đệ tử đến đây lễ bái quê cha đất tổ, mua nhà cửa đất đai, sửa sang cột kèo, thuê người phục dịch, chỉnh sửa gia quy”. Lão Tử nói: “Có đất để nằm, có chỗ để ăn uống là đủ rồi, sao phải phô trương như thế?”. Dương Tử Cư nói: “Tiên sinh tu thân, ngồi cần tĩnh mịch, đi cần khoan thai, uống cần nước sạch, ngủ cần yên tĩnh, không có nhà riêng một mình chốn núi rừng sâu, sao có thể được như thế? Ở một mình nơi núi rừng sâu, không thuê người phục dịch, không chuẩn bị đủ đồ dùng, lấy gì để sinh sống? Thuê người phục dịch, chuẩn bị đủ đồ dụng, không lập gia quy, lấy gì để cai quản?”.
Lão Tử cười và nói rằng: “Đại Đạo tự nhiên, sao cần gắng gượng cầu yên tĩnh. Hành xử vô cầu mà tự khoan thai, uống không xa hoa mà tự thanh khiết, ngủ không ham dục nên tự yên. Tu thân đâu cần nhà nơi núi rừng sâu? Bụng đói thì ăn, thân mệt thì nghỉ, mặt trời mọc thì làm việc, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi. Nhà ở đâu cần nhiều người phục dịch? Thuận theo tự nhiên mà vô vi, thì tâm thần yên thân thể mạnh khỏe. Trái ngược tự nhiên mà lo toan, thì tâm thần loạn mà thân thể tổn hại”. Dương Tử Cư xấu hổ nói: “Đệ tử dốt nát thô tục, đa tạ tiên sinh chỉ giáo”. Lão Tử hỏi: “An cư nơi nào?”. Dương Tử Cư trả lời: “Đất Bái (Huyện Bái, Giang Tô ngày nay)“. Lão Tử nói: “Thật khéo, chúng ta làm bạn đồng hành”. Dương Tử Cư rất vui mừng, vui vẻ cùng thầy đồng hành về hướng đông.
Đi đến con sông, hai người đi thuyền qua. Lão Tử dắt trâu lên thuyền trước, Dương Tử Cư dẫn ngựa lên sau. Lão Tử dung mạo tươi cười hiền từ, nói chuyện, vui cười rất hòa hợp với những hành khách trên thuyền. Dương Tử Cư ngẩng cao đầu, ưỡn ngực, hành khách trông thấy mời ngồi, chủ thuyền trông thấy bưng trà, khăn lên mời.
Qua con sông, hai người lại cưỡi trâu, ngựa tiếp tục hành trình. Lão Tử than rằng: “Vừa rồi quan sát thần thái của con, ngẩng cao đầu, ưỡn ngực, cao ngạo nhìn người xung quanh, dáng vẻ duy ngã độc tôn, cuồng vọng tự cao tự đại, thì không thể dạy dỗ được”. Dương Tử Cư vẻ mặt đầy xấu hổ, khẩn khoản nói: “Thói quen của đệ tử đã thành tự nhiên rồi, đệ tử nhất định sẽ sửa được!”. Lão Tử nói: “Người quân tử cư xử với người khác, như băng thả trong nước, mưu sự cho người khác, thì khiêm hạ như đứa bé hầu, đức tính phong hậu mà như thấp kém, thông tục bình dị”.
[caption id="attachment_923718” align=“alignnone” width=“652”] Lão Tử thấy thói quen của Dương Tử Cư không đúng liền răn dạy. (Ảnh: wikipedia.org)[/caption]
Dương Tử Cư nghe rồi, đã sửa hết những thói quen cao ngạo vốn có, dung mạo không còn nghiêm trang bất kính nữa, ngôn từ không cao ngạo, cũng không nịnh nọt nữa. Lão Tử khen rằng: “Tiểu tử, có chút tiến bộ đó! Con người sinh ra từ thân cha mẹ, đứng ở giữa trời đất, là vật của tự nhiên. Quý trọng mình mà coi thường vật, là trái với tự nhiên, quý trọng người khác mà coi thường mình, là trái ngược với bản tính. Coi mọi vật là như nhau, vật và mình là nhất thể, thuận theo thế thời mà hành xử, mượn thế thời mà dừng, lời nói, hành động thuận tự nhiên, thì đó là hợp với Đạo rồi”.
Thế rồi, Lão Tử ẩn cư ở đất Bái nước Tống, tự cày cấy sinh sống, tự dệt vải để mặc. Người ngưỡng mộ danh Lão Tử nối nhau đến, thỉnh giáo phương pháp tu Đạo, ý nghĩa sâu xa của học thuật, yếu chỉ xử thế. Do đó, đệ tử của Lão Tử khắp nơi trong thiên hạ đều coi việc hoằng dương đạo đức làm sứ mệnh của mình, giúp người đời thiện lương trở lại. Ví dụ, có đệ tử là Canh Tang Sở đắc được Đạo thâm sâu của Lão Tử. Canh Tang Sở ở trên núi Úy Lũy, sống ở đó 3 năm, phong thái dân cư đất Úy Lũy thay đổi lớn: Đàn ông cày ruộng có đủ thóc ăn, phụ nữ dệt vải có đủ y phục mặc, ai nấy đều làm hết chức phận và năng lực, trẻ con, người già không bị ức hiếp, dân chúng hòa thuận, thế gian thái bình.
Lại truyền thụ cho Khổng Tử
Từ khi Khổng Tử cáo biệt Lão Tử, chớp mắt đã là 17, 18 năm. Đến năm 51 tuổi, nghe tin Lão Tử về đất Bái nước Tống ẩn cư, Khổng Tử đem theo đệ tử đến bái kiến Lão Tử. Lão Tử thấy Khổng Tử đến bái kiến, bèn hỏi: “Ly biệt mười mấy năm, nghe nói ông đã thành bậc đại hiền tài khắp vùng phương bắc. Lần này đến đây, ông có gì chỉ giáo?”. Khổng Tử bái lạy nói: “Đệ tử bất tài, tuy chăm chỉ suy nghĩ chuyên cần học tập, nhưng vẫn uổng phí mười mấy năm, chưa vào được cửa của Đại Đạo. Do đó đệ tử đến đây xin được dạy bảo”. Lão Tử nói: “Đạo sâu như biển vậy, cao như núi vậy, có khắp trong vũ trụ vậy, không nơi nào không có, quay tròn không ngừng nghỉ, mà không vật nào không hiện hữu, cầu mà không thể được, đàm luận cũng không thể tới được! Đạo sinh ra trời đất mà không suy bại, giúp vạn vật mà không thiếu hụt. Trời có Đạo nên cao, đất có Đạo nên dày, nhật nguyệt có Đạo nên vận hành, tứ thời có Đạo mà có trật tự, vạn vật có Đạo mà hình thành”.
Khổng Tử nghe rồi, cảm thấy như giữa trời mây, như tận đáy biển, như giữa núi rừng, như thấm vào vật thể, trời và người hợp thành nhất thể, mình cũng là vạn vật, vạn vật cũng là mình, lòng dạ khoáng đạt, thần thái vui vẻ, không nén nổi tán thán rằng: “Rộng lớn làm sao, mênh mông làm sao, vô biên vô tế! Đệ tử sống 51 năm rồi, mà chẳng biết vũ trụ to lớn mênh mông như thế này!”.
[caption id=“attachment_923719” align=“alignnone” width=“720”] Khổng Tử nghe rồi, cảm thấy như giữa trời mây, như tận đáy biển… (Ảnh minh họa: pinterest.com)[/caption]
Lão Tử nói: “Bậc Thánh nhân xử thế, gặp sự việc mà không làm trái, sự việc đổi thay mà không giữ, thuận theo vật mà lưu chuyển, hành sự theo tự nhiên. Người điều hòa mà thuận ứng theo Đạo, ấy là người có Đức. Người tùy thời thế mà thuận ứng theo, ấy là người đắc Đạo. Hiểu được đại Đạo này, dẫu nhật nguyệt đổi thay, đất trời dẫu chấn động, gió gào biển thét, sấm động chớp lòe, thì vẫn điềm nhiên như không”.
Khổng Tử không nén nổi tâm hồn rộng mở, thần thái khoáng đạt, thốt lên: “Đệ tử 30 tuổi tạo lập được chí hướng vững chắc, 40 tuổi không còn nghi hoặc điều gì, nay 50 tuổi mới biết tạo hóa là thế nào. Tạo hóa tạo đệ tử là con chim khách thì sẽ thuận theo tính chim khách mà hóa, tạo đệ tử là con cá thì sẽ thuận theo tính con cá mà hóa, tạo đệ tử là con ong thì sẽ thuận theo tính con ong mà hóa, tạo đệ tử làm người thì sẽ thuận theo tính con người mà hóa. Chim khách, cá, ong, con người là khác nhau, nhưng thuận theo bản tính tự nhiên biến hóa lại tương đồng. Thuận theo bản tính mà biến hóa, tức là thuận theo Đạo mà hành xử đó. Thân thể ở những chỗ khác nhau, nguyên thần ở cảnh giới đại đồng, ấy là hợp với đại Đạo đó”. Nói xong, Khổng Tử đứng dậy từ biệt.
Truyền thụ cho Doãn Hỷ
Quan đại phu triều Chu là Doãn Hỷ, yêu thích thư tịch cổ, giỏi quan sát thiên văn, từ nhỏ đã có thể biết chuyện thời tiền cổ và chuyện ở tương lai. Một hôm xem thiên tượng, thấy phương đông có khí tía nối liền, biết là có Thánh nhân sẽ đi qua quan ải về phía tây, thế là xin làm quan coi giữ Hàm Cốc Quan. Ở quan ải, ông căn dặn binh sỹ: “Trong mấy ngày tới sẽ có Thánh nhân đi qua cửa quan ải này, các ngươi thấy người có dung mạo thoát tục thì phải lập tức bẩm báo”. Đồng thời, Doãn Hỷ sai người quét dọn đường, thắp hương để nghênh đón Thánh nhân.
Một hôm, Lão Tử muốn đi đến Tây Vực để khai hóa cho thế nhân, chuẩn bị đi qua Hàm Cốc Quan. Doãn Hỷ nghe bẩm báo có ông lão tóc bạc, cốt cách Đạo, dung mạo Tiên, cưỡi xe trâu xanh kéo sắp qua quan ải. Doãn Hỷ lập tức đến nghênh đón, cách xe mấy trượng, quỳ xuống bái lạy, nói: “Quan lệnh Doãn Hỷ khấu kiến Thánh nhân”. Lão Tử nói: “Ta chỉ là kẻ áo vải, hành lễ đặc biệt thế này, không biết có gì chỉ giáo?”. Doãn Hỷ lại khấu đầu bái lạy nói: “Con đã sớm được Thần minh điểm hóa, ở đây cung kính đợi chờ đã nhiều ngày. Nay gặp Thánh nhân, thần thái dung mạo tuyệt diệu, một viên quan nhỏ coi quan ải có đáng kể gì. Con thành tâm mong được Thánh nhân dạy bảo”.
[caption id=“attachment_923722” align=“alignnone” width=“651”] Doãn Hỷ bái kiến Lão Tử. (Ảnh: sohu.com)[/caption]
Lão Tử nói: “Ông thấy thế nào mà biết được?”.
Doãn Hỷ nói: “Tháng 10 mùa đông năm ngoái, sao Thiên Thánh đi về phía Tây quá cao, đầu tháng này, gió hòa ái đến, thấy khí tía từ phía đông đến, nên biết là sẽ có Thánh nhân qua quan ải đi về phía tây. Khí tía mênh mông, dài tới 3 vạn dặm, con biết người đi đến chẳng phải Thần bình thường, mà là bậc chí Thánh chí tôn. Trước đám khí tía có sao Thanh Ngưu (trâu xanh) kéo, Thánh nhân ắt sẽ cưỡi xe trâu xanh từ phía đông tới. Cầu xin Thánh nhân chỉ bảo Đạo tu hành, Doãn Hỷ con cảm ân vô cùng”.
Lão Tử cười nói: “Lành thay! Ông đã biết ta, ta cũng đã biết ông rồi. Ông có kiến thức thần thông, thì nên độ thế”. Doãn Hỷ lại bái lạy nói: “Xin hỏi tên họ đại Thánh, con có thể được biết không?”. Lão Tử nói: “Ta họ mịt mùng, từ kiếp kiếp đến đây, không thể nói hết được. Ngày nay họ Lý, tự Bá Dương, hiệu Lão Đam”. Doãn Hỷ nghe nói là Lão Tử, đốt hương khấu đầu, cung kính bái làm thầy.
Doãn Hỷ từ quan theo Lão Tử men theo núi Chung Nam dãy Tần Lĩnh đi khai hóa Tây Vực. Ngày đi đêm nghỉ. Một hôm đến một nơi, thấy vùng đất này có mây lành bao phủ, rồng bay phượng múa, trăm hoa thơm ngát, nước suối réo rắt, quả đúng là vùng thế ngoại đào viên. Lão Tử khen nơi này đúng là phúc địa của thiên hạ. Lão Tử nói rằng: “Đạo, khả đạo, phi thường Đạo…” (nghĩa là, Đạo mà dùng ngôn ngữ diễn tả ra được, thì không phải Đạo trường tồn). Cuốn sách 5000 chữ “Ngũ thiên ngôn” đều là kiến giải của Lão Tử về các phương diện đạo đức, vũ trụ, nhân sinh, xã hội… do Doãn Hỷ chép lại, người đời sau gọi là “Đạo đức kinh”.
Doãn Hỷ thành tâm tu hành theo chỉ dẫn của Lão Tử, đồng thời hoằng dương học thuyết Đạo gia, sau này tu thành đại Tiên, được gọi là Vô Thượng Chân Nhân, cũng gọi là Doãn Chân Nhân. Ngoài ra, câu chuyện “khí tía từ phương đông đến” về Lão Tử đi qua quan ải trở thành giai thoại đẹp trong văn hóa phương Đông, cũng từ đó “khí tía” được coi là dấu hiệu của cát tường, may mắn.
Lão Tử ra khỏi quan ải
Lão Tử và Doãn Hỷ đi về phía các nước Tây Vực hoằng Đạo, vân du khắp thiên hạ, truyền giảng học thuyết Đạo gia để kinh bang tế thế, giáo hóa thế nhân. Lão Tử ra khỏi Hàm Cốc Quan, ngược dòng sông Vị Hà về phương Tây, vào đất Tần, rồi ra khỏi Đại Tán Quan, vượt qua núi Lũng Sơn vào khu vực người Di Địch, sau đó lại trở về Lâm Thao ở Lũng Tây Ấp.
[caption id=“attachment_923721” align=“alignnone” width=“800”] Lão Tử và Doãn Hỷ đi về phía các nước Tây Vực hoằng Đạo, vân du khắp thiên hạ. (Ảnh minh họa: pinterest.com)[/caption]
Lão Tử giảng kinh truyền Đạo, cần mẫn dạy bảo thế nhân, nói rõ Đạo thành Thần hóa Tiên, ắt phải coi trọng chân tâm tu luyện mới thành. Lão Tử còn quan tâm đến người làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm, hái thuốc luyện đan, chữa bệnh cứu người. Mọi người đều cảm kích đại ân đại đức của Lão Tử, không tranh giành với đời, ôn hòa nhân từ đối đãi mọi người.
Sử sách có chép, Lão Tử cuối cùng ở núi Nhạc Lộc Sơn ở Lâm Thao đã “bạch nhật phi thăng” (ban ngày bay lên Trời). Đây là chỉ người tu luyện sau khi đắc Đạo, ban ngày bay lên Thiên giới thành Tiên. Lão Tử cưỡi phượng hoàng bay lên trên đám mây hoa, thân hiển hiện ánh vàng kim, chiếu sáng khắp 10 phương, mây ngũ sắc còn tụ lại rất lâu không tan. Ngày hôm đó, các con sông trào dâng, núi sông rung động, có ánh sáng ngũ sắc chiếu lên Trời, sao Thái Vi chiếu khắp bốn phương. Người đời sau đã xây “Phi thăng đài” ở nơi Lão Tử đã phi thăng, cũng gọi là “Phượng đài” hoặc “Siêu nhiên đài” để kỷ niệm Lão Tử.
Lão Tử truyền thụ cho Khổng Tử, gợi mở trí huệ cho Khổng Tử. Khổng Tử nhờ đó mà có thành tựu lớn, tập đại thành của Nho gia, hoàn thành đạo “trong Thánh ngoài vương”, cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Lão Từ còn đem Đạo “Thanh tĩnh vô vi”, “Đắc đạo phi thăng” truyền cho các vị Tiên, Chân Nhân như hậu Thánh Doãn Hỷ, Vương Thiếu Dương… đặt định ra văn hóa tu luyện cho người đời sau. Nhờ đó, hậu thế biết được pháp môn “tu Đạo” và “trường sinh” dùng để phản bổn quy chân, siêu phàm chứng Thánh, để thoát khỏi cái khổ luân hồi sinh tử, để mọi người biết, con người thông qua tu luyện có thể thành Thần, càng kiên định cái tâm tín Đạo, tu Đạo, chứng Đạo, tuân theo lẽ Trời, thuận theo đại Đạo.
(Hết)
Theo Soundofhope Nam Phương biên dịch
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2CmmrvU via https://ift.tt/2CmmrvU https://www.dkn.tv from Đại Kỷ Nguyên https://ift.tt/2CgbgEO via IFTTT
0 notes
daikynguyen · 6 years
Text
Lão Tử sinh ra đã bước đi 9 bước, 9 đóa sen nở dưới vết chân (P.2)
Lão Tử còn gọi là Lão Đam, họ Lý, tên Nhĩ, tự Bá Dương, là một triết gia, nhà tư tưởng, người sáng lập học phái Đạo gia thời Trung Quốc cổ đại, và là tác giả của cuốn “Đạo đức kinh” nổi tiếng. 
Tiếp theo Phần 1
Điểm hóa Dương Tử Cư 
Vương thất nhà Chu xảy ra nội loạn, Lão T��� bèn rời cung đình chuẩn bị ẩn cư. Một hôm, ông cưỡi trâu xanh đến ngoại ô nước Lương (Khai Phong, Hà Nam ngày nay), bỗng nghe có người gọi to “Tiên sinh!”. Lão Tử nghe tiếng nhìn theo, phát hiện ra đệ tử là Dương Tử Cư. Dương Tử Cư người nước Ngụy, vào học Thái học ở nước Chu, nghe danh Lão Tử uyên bác, nên đã bái Lão Tử làm thầy. Không ngờ lại gặp được Lão Tử ở nước Lương, Dương Tử Cư vội vàng từ trên lưng ngựa cao to nhảy xuống, quỳ bái lạy trước con trâu xanh mà Lão Tử đang cưỡi. Lão Tử bước xuống, đỡ Dương Tử Cư lên, sóng đôi đồng hành.
Lão Tử hỏi: “Đệ tử gần đây bận việc gì?”. Dương Tử Cư thi lễ nói: “Đệ tử đến đây lễ bái quê cha đất tổ, mua nhà cửa đất đai, sửa sang cột kèo, thuê người phục dịch, chỉnh sửa gia quy”. Lão Tử nói: “Có đất để nằm, có chỗ để ăn uống là đủ rồi, sao phải phô trương như thế?”. Dương Tử Cư nói: “Tiên sinh tu thân, ngồi cần tĩnh mịch, đi cần khoan thai, uống cần nước sạch, ngủ cần yên tĩnh, không có nhà riêng một mình chốn núi rừng sâu, sao có thể được như thế? Ở một mình nơi núi rừng sâu, không thuê người phục dịch, không chuẩn bị đủ đồ dùng, lấy gì để sinh sống? Thuê người phục dịch, chuẩn bị đủ đồ dụng, không lập gia quy, lấy gì để cai quản?”.
Lão Tử cười và nói rằng: “Đại Đạo tự nhiên, sao cần gắng gượng cầu yên tĩnh. Hành xử vô cầu mà tự khoan thai, uống không xa hoa mà tự thanh khiết, ngủ không ham dục nên tự yên. Tu thân đâu cần nhà nơi núi rừng sâu? Bụng đói thì ăn, thân mệt thì nghỉ, mặt trời mọc thì làm việc, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi. Nhà ở đâu cần nhiều người phục dịch? Thuận theo tự nhiên mà vô vi, thì tâm thần yên thân thể mạnh khỏe. Trái ngược tự nhiên mà lo toan, thì tâm thần loạn mà thân thể tổn hại”. Dương Tử Cư xấu hổ nói: “Đệ tử dốt nát thô tục, đa tạ tiên sinh chỉ giáo”. Lão Tử hỏi: “An cư nơi nào?”. Dương Tử Cư trả lời: “Đất Bái (Huyện Bái, Giang Tô ngày nay)". Lão Tử nói: “Thật khéo, chúng ta làm bạn đồng hành”. Dương Tử Cư rất vui mừng, vui vẻ cùng thầy đồng hành về hướng đông.
Đi đến con sông, hai người đi thuyền qua. Lão Tử dắt trâu lên thuyền trước, Dương Tử Cư dẫn ngựa lên sau. Lão Tử dung mạo tươi cười hiền từ, nói chuyện, vui cười rất hòa hợp với những hành khách trên thuyền. Dương Tử Cư ngẩng cao đầu, ưỡn ngực, hành khách trông thấy mời ngồi, chủ thuyền trông thấy bưng trà, khăn lên mời.
Qua con sông, hai người lại cưỡi trâu, ngựa tiếp tục hành trình. Lão Tử than rằng: “Vừa rồi quan sát thần thái của con, ngẩng cao đầu, ưỡn ngực, cao ngạo nhìn người xung quanh, dáng vẻ duy ngã độc tôn, cuồng vọng tự cao tự đại, thì không thể dạy dỗ được”. Dương Tử Cư vẻ mặt đầy xấu hổ, khẩn khoản nói: “Thói quen của đệ tử đã thành tự nhiên rồi, đệ tử nhất định sẽ sửa được!”. Lão Tử nói: “Người quân tử cư xử với người khác, như băng thả trong nước, mưu sự cho người khác, thì khiêm hạ như đứa bé hầu, đức tính phong hậu mà như thấp kém, thông tục bình dị”.
[caption id="attachment_923718" align="alignnone" width="652"] Lão Tử thấy thói quen của Dương Tử Cư không đúng liền răn dạy. (Ảnh: wikipedia.org)[/caption]
Dương Tử Cư nghe rồi, đã sửa hết những thói quen cao ngạo vốn có, dung mạo không còn nghiêm trang bất kính nữa, ngôn từ không cao ngạo, cũng không nịnh nọt nữa. Lão Tử khen rằng: “Tiểu tử, có chút tiến bộ đó! Con người sinh ra từ thân cha mẹ, đứng ở giữa trời đất, là vật của tự nhiên. Quý trọng mình mà coi thường vật, là trái với tự nhiên, quý trọng người khác mà coi thường mình, là trái ngược với bản tính. Coi mọi vật là như nhau, vật và mình là nhất thể, thuận theo thế thời mà hành xử, mượn thế thời mà dừng, lời nói, hành động thuận tự nhiên, thì đó là hợp với Đạo rồi”.
Thế rồi, Lão Tử ẩn cư ở đất Bái nước Tống, tự cày cấy sinh sống, tự dệt vải để mặc. Người ngưỡng mộ danh Lão Tử nối nhau đến, thỉnh giáo phương pháp tu Đạo, ý nghĩa sâu xa của học thuật, yếu chỉ xử thế. Do đó, đệ tử của Lão Tử khắp nơi trong thiên hạ đều coi việc hoằng dương đạo đức làm sứ mệnh của mình, giúp người đời thiện lương trở lại. Ví dụ, có đệ tử là Canh Tang Sở đắc được Đạo thâm sâu của Lão Tử. Canh Tang Sở ở trên núi Úy Lũy, sống ở đó 3 năm, phong thái dân cư đất Úy Lũy thay đổi lớn: Đàn ông cày ruộng có đủ thóc ăn, phụ nữ dệt vải có đủ y phục mặc, ai nấy đều làm hết chức phận và năng lực, trẻ con, người già không bị ức hiếp, dân chúng hòa thuận, thế gian thái bình.
Lại truyền thụ cho Khổng Tử
Từ khi Khổng Tử cáo biệt Lão Tử, chớp mắt đã là 17, 18 năm. Đến năm 51 tuổi, nghe tin Lão Tử về đất Bái nước Tống ẩn cư, Khổng Tử đem theo đệ tử đến bái kiến Lão Tử. Lão Tử thấy Khổng Tử đến bái kiến, bèn hỏi: “Ly biệt mười mấy năm, nghe nói ông đã thành bậc đại hiền tài khắp vùng phương bắc. Lần này đến đây, ông có gì chỉ giáo?”. Khổng Tử bái lạy nói: “Đệ tử bất tài, tuy chăm chỉ suy nghĩ chuyên cần học tập, nhưng vẫn uổng phí mười mấy năm, chưa vào được cửa của Đại Đạo. Do đó đệ tử đến đây xin được dạy bảo”. Lão Tử nói: “Đạo sâu như biển vậy, cao như núi vậy, có khắp trong vũ trụ vậy, không nơi nào không có, quay tròn không ngừng nghỉ, mà không vật nào không hiện hữu, cầu mà không thể được, đàm luận cũng không thể tới được! Đạo sinh ra trời đất mà không suy bại, giúp vạn vật mà không thiếu hụt. Trời có Đạo nên cao, đất có Đạo nên dày, nhật nguyệt có Đạo nên vận hành, tứ thời có Đạo mà có trật tự, vạn vật có Đạo mà hình thành”.
Khổng Tử nghe rồi, cảm thấy như giữa trời mây, như tận đáy biển, như giữa núi rừng, như thấm vào vật thể, trời và người hợp thành nhất thể, mình cũng là vạn vật, vạn vật cũng là mình, lòng dạ khoáng đạt, thần thái vui vẻ, không nén nổi tán thán rằng: “Rộng lớn làm sao, mênh mông làm sao, vô biên vô tế! Đệ tử sống 51 năm rồi, mà chẳng biết vũ trụ to lớn mênh mông như thế này!”.
[caption id="attachment_923719" align="alignnone" width="720"] Khổng Tử nghe rồi, cảm thấy như giữa trời mây, như tận đáy biển... (Ảnh minh họa: pinterest.com)[/caption]
Lão Tử nói: “Bậc Thánh nhân xử thế, gặp sự việc mà không làm trái, sự việc đổi thay mà không giữ, thuận theo vật mà lưu chuyển, hành sự theo tự nhiên. Người điều hòa mà thuận ứng theo Đạo, ấy là người có Đức. Người tùy thời thế mà thuận ứng theo, ấy là người đắc Đạo. Hiểu được đại Đạo này, dẫu nhật nguyệt đổi thay, đất trời dẫu chấn động, gió gào biển thét, sấm động chớp lòe, thì vẫn điềm nhiên như không”.
Khổng Tử không nén nổi tâm hồn rộng mở, thần thái khoáng đạt, thốt lên: “Đệ tử 30 tuổi tạo lập được chí hướng vững chắc, 40 tuổi không còn nghi hoặc điều gì, nay 50 tuổi mới biết tạo hóa là thế nào. Tạo hóa tạo đệ tử là con chim khách thì sẽ thuận theo tính chim khách mà hóa, tạo đệ tử là con cá thì sẽ thuận theo tính con cá mà hóa, tạo đệ tử là con ong thì sẽ thuận theo tính con ong mà hóa, tạo đệ tử làm người thì sẽ thuận theo tính con người mà hóa. Chim khách, cá, ong, con người là khác nhau, nhưng thuận theo bản tính tự nhiên biến hóa lại tương đồng. Thuận theo bản tính mà biến hóa, tức là thuận theo Đạo mà hành xử đó. Thân thể ở những chỗ khác nhau, nguyên thần ở cảnh giới đại đồng, ấy là hợp với đại Đạo đó”. Nói xong, Khổng Tử đứng dậy từ biệt.
Truyền thụ cho Doãn Hỷ
Quan đại phu triều Chu là Doãn Hỷ, yêu thích thư tịch cổ, giỏi quan sát thiên văn, từ nhỏ đã có thể biết chuyện thời tiền cổ và chuyện ở tương lai. Một hôm xem thiên tượng, thấy phương đông có khí tía nối liền, biết là có Thánh nhân sẽ đi qua quan ải về phía tây, thế là xin làm quan coi giữ Hàm Cốc Quan. Ở quan ải, ông căn dặn binh sỹ: “Trong mấy ngày tới sẽ có Thánh nhân đi qua cửa quan ải này, các ngươi thấy người có dung mạo thoát tục thì phải lập tức bẩm báo”. Đồng thời, Doãn Hỷ sai người quét dọn đường, thắp hương để nghênh đón Thánh nhân.
Một hôm, Lão Tử muốn đi đến Tây Vực để khai hóa cho thế nhân, chuẩn bị đi qua Hàm Cốc Quan. Doãn Hỷ nghe bẩm báo có ông lão tóc bạc, cốt cách Đạo, dung mạo Tiên, cưỡi xe trâu xanh kéo sắp qua quan ải. Doãn Hỷ lập tức đến nghênh đón, cách xe mấy trượng, quỳ xuống bái lạy, nói: “Quan lệnh Doãn Hỷ khấu kiến Thánh nhân”. Lão Tử nói: “Ta chỉ là kẻ áo vải, hành lễ đặc biệt thế này, không biết có gì chỉ giáo?”. Doãn Hỷ lại khấu đầu bái lạy nói: “Con đã sớm được Thần minh điểm hóa, ở đây cung kính đợi chờ đã nhiều ngày. Nay gặp Thánh nhân, thần thái dung mạo tuyệt diệu, một viên quan nhỏ coi quan ải có đáng kể gì. Con thành tâm mong được Thánh nhân dạy bảo”.
[caption id="attachment_923722" align="alignnone" width="651"] Doãn Hỷ bái kiến Lão Tử. (Ảnh: sohu.com)[/caption]
Lão Tử nói: “Ông thấy thế nào mà biết được?”.
Doãn Hỷ nói: “Tháng 10 mùa đông năm ngoái, sao Thiên Thánh đi về phía Tây quá cao, đầu tháng này, gió hòa ái đến, thấy khí tía từ phía đông đến, nên biết là sẽ có Thánh nhân qua quan ải đi về phía tây. Khí tía mênh mông, dài tới 3 vạn dặm, con biết người đi đến chẳng phải Thần bình thường, mà là bậc chí Thánh chí tôn. Trước đám khí tía có sao Thanh Ngưu (trâu xanh) kéo, Thánh nhân ắt sẽ cưỡi xe trâu xanh từ phía đông tới. Cầu xin Thánh nhân chỉ bảo Đạo tu hành, Doãn Hỷ con cảm ân vô cùng”.
Lão Tử cười nói: “Lành thay! Ông đã biết ta, ta cũng đã biết ông rồi. Ông có kiến thức thần thông, thì nên độ thế”. Doãn Hỷ lại bái lạy nói: “Xin hỏi tên họ đại Thánh, con có thể được biết không?”. Lão Tử nói: “Ta họ mịt mùng, từ kiếp kiếp đến đây, không thể nói hết được. Ngày nay họ Lý, tự Bá Dương, hiệu Lão Đam”. Doãn Hỷ nghe nói là Lão Tử, đốt hương khấu đầu, cung kính bái làm thầy.
Doãn Hỷ từ quan theo Lão Tử men theo núi Chung Nam dãy Tần Lĩnh đi khai hóa Tây Vực. Ngày đi đêm nghỉ. Một hôm đến một nơi, thấy vùng đất này có mây lành bao phủ, rồng bay phượng múa, trăm hoa thơm ngát, nước suối réo rắt, quả đúng là vùng thế ngoại đào viên. Lão Tử khen nơi này đúng là phúc địa của thiên hạ. Lão Tử nói rằng: “Đạo, khả đạo, phi thường Đạo...” (nghĩa là, Đạo mà dùng ngôn ngữ diễn tả ra được, thì không phải Đạo trường tồn). Cuốn sách 5000 chữ “Ngũ thiên ngôn” đều là kiến giải của Lão Tử về các phương diện đạo đức, vũ trụ, nhân sinh, xã hội… do Doãn Hỷ chép lại, người đời sau gọi là “Đạo đức kinh”.
Doãn Hỷ thành tâm tu hành theo chỉ dẫn của Lão Tử, đồng thời hoằng dương học thuyết Đạo gia, sau này tu thành đại Tiên, được gọi là Vô Thượng Chân Nhân, cũng gọi là Doãn Chân Nhân. Ngoài ra, câu chuyện “khí tía từ phương đông đến” về Lão Tử đi qua quan ải trở thành giai thoại đẹp trong văn hóa phương Đông, cũng từ đó “khí tía” được coi là dấu hiệu của cát tường, may mắn.
Lão Tử ra khỏi quan ải
Lão Tử và Doãn Hỷ đi về phía các nước Tây Vực hoằng Đạo, vân du khắp thiên hạ, truyền giảng học thuyết Đạo gia để kinh bang tế thế, giáo hóa thế nhân. Lão Tử ra khỏi Hàm Cốc Quan, ngược dòng sông Vị Hà về phương Tây, vào đất Tần, rồi ra khỏi Đại Tán Quan, vượt qua núi Lũng Sơn vào khu vực người Di Địch, sau đó lại trở về Lâm Thao ở Lũng Tây Ấp.
[caption id="attachment_923721" align="alignnone" width="800"] Lão Tử và Doãn Hỷ đi về phía các nước Tây Vực hoằng Đạo, vân du khắp thiên hạ. (Ảnh minh họa: pinterest.com)[/caption]
Lão Tử giảng kinh truyền Đạo, cần mẫn dạy bảo thế nhân, nói rõ Đạo thành Thần hóa Tiên, ắt phải coi trọng chân tâm tu luyện mới thành. Lão Tử còn quan tâm đến người làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm, hái thuốc luyện đan, chữa bệnh cứu người. Mọi người đều cảm kích đại ân đại đức của Lão Tử, không tranh giành với đời, ôn hòa nhân từ đối đãi mọi người.
Sử sách có chép, Lão Tử cuối cùng ở núi Nhạc Lộc Sơn ở Lâm Thao đã “bạch nhật phi thăng” (ban ngày bay lên Trời). Đây là chỉ người tu luyện sau khi đắc Đạo, ban ngày bay lên Thiên giới thành Tiên. Lão Tử cưỡi phượng hoàng bay lên trên đám mây hoa, thân hiển hiện ánh vàng kim, chiếu sáng khắp 10 phương, mây ngũ sắc còn tụ lại rất lâu không tan. Ngày hôm đó, các con sông trào dâng, núi sông rung động, có ánh sáng ngũ sắc chiếu lên Trời, sao Thái Vi chiếu khắp bốn phương. Người đời sau đã xây “Phi thăng đài” ở nơi Lão Tử đã phi thăng, cũng gọi là “Phượng đài” hoặc “Siêu nhiên đài” để kỷ niệm Lão Tử.
Lão Tử truyền thụ cho Khổng Tử, gợi mở trí huệ cho Khổng Tử. Khổng Tử nhờ đó mà có thành tựu lớn, tập đại thành của Nho gia, hoàn thành đạo “trong Thánh ngoài vương”, cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Lão Từ còn đem Đạo “Thanh tĩnh vô vi”, “Đắc đạo phi thăng” truyền cho các vị Tiên, Chân Nhân như hậu Thánh Doãn Hỷ, Vương Thiếu Dương… đặt định ra văn hóa tu luyện cho người đời sau. Nhờ đó, hậu thế biết được pháp môn “tu Đạo” và “trường sinh” dùng để phản bổn quy chân, siêu phàm chứng Thánh, để thoát khỏi cái khổ luân hồi sinh tử, để mọi người biết, con người thông qua tu luyện có thể thành Thần, càng kiên định cái tâm tín Đạo, tu Đạo, chứng Đạo, tuân theo lẽ Trời, thuận theo đại Đạo.
(Hết)
Theo Soundofhope Nam Phương biên dịch
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2CmmrvU via https://ift.tt/2CmmrvU https://www.dkn.tv
0 notes
daycattocgiare · 6 years
Text
Hoa hậu Mỹ Linh diện đầm trễ vai xinh đẹp giao lưu với sinh viên
Cuối tuần qua, chương trình giao lưu "Hành trình từ trái tim" đã được tổ chức tại Đại học Nha Trang và Cao đẳng Sư Phạm Nha Trang (Khánh Hòa). Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, người đẹp truyền thông Ngọc Linh và ca sĩ Maya nhận được nhiều quan tâm khi giao lưu, ký tặng sách cho sinh viên.
Ba người đẹp xuất hiện tại chương trình.
Hoa hậu Mỹ Linh chia sẻ rất vinh dự khi đồng hành cùng chương trình vì cô được góp phần truyền cảm hứng tạo thói quen đọc sách cho các bạn trẻ. Câu chuyện vượt qua khó khăn, thử thách để đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2016 và giành giải Người đẹp nhân ái cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2017 của Mỹ Linh gây ấn tượng với các bạn sinh viên.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh.
Mỹ Linh kể, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam bao giờ cũng gây xúc động mạnh mỗi khi cô nghĩ đến. Bởi đây là cuộc thi mà cô đã phải một mình “chiến đấu”, không ekip, không người thân, không bạn bè ở bên như các bạn khác. “Trong khi nhiều thí sinh đầu tư về trang phục, make up, tập luyện rất kỹ trước đó, thì Linh phải mượn đồ của bạn, đồ không mặc được cũng mượn đề phòng khi cần, kinh phí hạn hẹp... Linh phải tự trang điểm, là lượt trang phục, chi trả các khoản phát sinh. Nhiều khi Linh thấy tủi thân nhưng lại nghĩ, chính điều đó khiến Linh mạnh mẽ, tự lập hơn và đây cũng là một trong những yếu tố Linh được ban tổ chức đánh giá tốt. Kết quả đêm chung kết ngoài sức mong đợi nhưng Linh nghĩ mình xứng đáng với những gì đang có”, Mỹ Linh chia sẻ.
Đỗ Mỹ Linh giành được thiện cảm nhờ sự thân thiện.
Một năm sau đăng quang Hoa hậu Việt Nam, cô gái nhỏ nhắn với gương mặt bầu bĩnh và nụ cười hiền đã giành được danh hiệu Người đẹp nhân ái tại Hoa hậu Thế giới 2017 với dự án Cõng điện lên bản ở thôn Cu Vai (Yên Bái). Đó là những ngày Yên Bái mưa lớn liên tục gây lũ lụt, sạt lở, sập cầu. Thôn Cu Vai bị cô lập hoàn toàn khiến Mỹ Linh và ekip thực hiện dự án mất liên lạc với người thân, bạn bè, khán giả ở miền xuôi. “Chỗ ở bị dột, thức ăn cạn kiệt, tắm nước lạnh trên núi, người dân Cu Vai chia sẻ với Linh từng bữa cơm đạm bạc nấu với nước mưa và ăn với măng rừng muối mặn. Chứng kiến cảnh sống khó khăn của người dân nơi đây, Linh nhắc bản thân phải cố gắng hoàn thiện dự án. Cuối cùng, nhìn nét mặt phấn khởi của bà con khi lần đầu có điện, Linh hạnh phúc rơi nước mắt”.
Chia sẻ bí quyết để có thành tích học tập tốt, Mỹ  Linh cho biết chỉ có chăm chỉ, quyết tâm thực hiện vì mục tiêu và chăm đọc sách, đặc biệt là những cuốn sách quý đổi đời có các minh chứng thành công từ những người đi trước. Ngoài ra, những cuốn sách dạy cách làm người, đối nhân xử thế như “Đắc nhân tâm” cũng mang lại nhiều cơ hội thành công hơn cho người đọc. “Đó là lý do Mỹ Linh thích cuốn sách này bởi do tính chất công việc phải gặp gỡ nhiều người, nhờ đọc sách, Linh học được cách ứng xử tế nhị, biết yêu thương mọi người, biết cách thuyết phục, khiến người đối diện yêu mến và ủng hộ mình”. 
PC_Article_Middle
Phạm Ngọc Linh xinh đẹp và rạng rỡ. 
Phạm Ngọc Linh – cô tiếp viên hàng không Việt Nam Airline, thí sinh tài năng lọt vào top 10 Hoa hậu Việt Nam 2018 và giành giải thưởng Người đẹp truyền thông đã chia sẻ với sinh viên về hành trình đến với cuộc thi Hoa hậu Việt Nam và “bật mí” cách để có thể thông thạo hai ngoại ngữ Anh – Nhật. Cuốn sách mà Ngọc Linh thích nhất là “Khuyến học” bởi những bài học về sự quyết tâm, nỗ lực vượt lên chính mình.
Maya tại  “Hành trình từ trái tim”. 
Maya nhận được nhiều thiện cảm của sinh viên khi cô chia sẻ bộ phim của cô mới được giải LHP Kim Mã lần thứ 25 tổ chức tại Đài Loan, Maya được mời đi nhận giải nhưng cô đã xin phép ở lại trong nước để tham gia “Hành trình từ trái tim”. Maya từng tham gia cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị Việt Trung 2006 và đoạt giải Miss Tài năng. Tuy nhiên, với niềm đam mê âm nhạc, Maya xác định, đây mới là hướng đi thực sự của cô, từ đó sự nghiệp của cô bắt đầu phát triển. Tiếp sau đó cô còn lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh và gặt hái nhiều thành công.
Các người đẹp khoe dáng tại phố biển.
C
Sau buổi giao lưu, ba người đẹp cùng nhau đi thăm thành phố biển. Cả ba gây chú ý, hút mọi ánh nhìn của những người có mặt khi xuất hiện xinh đẹp trên bãi cát trắng mịn dưới ánh nắng mặt trời. Mỹ Linh, Ngọc Linh và Maya đã lưu lại những bức ảnh cùng nhau để làm kỷ niệm. Các người đẹp mặc đầm trắng, đặc biệt Mỹ Linh gây chú ý khi mặc váy bó khoe bờ vai thon và ba vòng gợi cảm. Trước đó cô mặc bộ đầm trắng tay bồng nhận được nhiều khen ngợi vì sự trẻ trung, thanh lịch./.
Tố Uyên/VOV.VN Ảnh Thiên Hùng
0 notes
dichthuatco · 4 years
Text
Dịch thuật tại Vĩnh Phúc: 2.500+ doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc tin dùng Copy
Dịch thuật tại Vĩnh Phúc là một dịch vụ đặc thù rất cần thiết đễ hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong thời đại 4.0. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về dịch vụ này để có cái nhìn tổng quan cũng như nhận diện được thương hiệu dịch thuật tại Vĩnh Phúc uy tín. Mọi thông tin đóng góp vui lòng liên hệ Hotline: 0947.688.883 – 0963.918. 438  Email: [email protected].
Nhờ các chính sách thông thoáng và tạo mọi điều kiện cho các NĐT, Vĩnh Phúc đã thu hút được hàng loạt DN lớn và uy tín đến đầu tư như: Toyota, Honda, Daewoo Bus, Piaggio, Sumitomo… Các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới như: Dự án mở rộng, nâng công suất sản xuất xe ô tô của Công ty Toyota Việt Nam, với tổng vốn đầu tư mở rộng hơn 75 triệu USD; Dự án xây dựng nhà ở công nhân của Công ty TNHH In điện tử Minh Đức và Dự án nhà ở công nhân của Công ty TNHH Fuchuan, với tổng vốn đăng ký 51 triệu USD; Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng CCN Minh Phương, tổng vốn đầu tư 150 tỷ đồng; dự án xây dựng hạ tầng CCN Đồng Sóc, vốn đầu tư 406 tỷ đồng… Đây là những dự án được Tỉnh khuyến khích, ưu tiên và kêu gọi đầu tư. Sau 30 năm thực hiện chủ trương của Chính phủ về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), Vĩnh Phúc đã khẳng định là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài. Nếu như năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 136 DN FDI, thì đến năm 2020 đã có hơn 9.700 DN đến đầu tư và phát triển sản xuất tại Tỉnh này, góp phần tăng thu ngân sách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp người lao động nông thôn chuyển dịch dần sang lao động công nghiệp, nâng cao mức sống của nhân dân trên địa bàn.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, liên tục trong những năm qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Vĩnh Phúc đã lên tăng trưởng rất tốt. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc tham gia các chuỗi cung ứng của các FDI là còn hạn chế, và chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của địa phương. Bên cạnh các yếu tố về năng lực lõi, về thương hiệu, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực biên dịch, phiên dịch ngôn ngữ cũng là một trong những rào cản rất lớn làm cho doanh nghiệp đánh mất đi lợi thế cạnh tranh. Trong khi nhiều doanh nghiệp đanh loay hoay về vấn đề này, thì nhiều doanh nghiệp khác tại Vĩnh Phúc cũng đã và rất thành công với các giải pháp thuê ngoài do dịch thuật Việt đảm nhận. Xem thêm dịch thuật tại Yên Bái
Dịch thuật tại Vĩnh Phúc là đòn bẫy hợp tác đầu tư
Dịch thuật Vĩnh Phúc là dịch vụ gì?
Dịch thuật tại Vĩnh Phúc là dịch vụ cung cấp các giải pháp ngôn ngữ bao gồm biên dịch (công chứng, chuyên ngành), phiên dịch dành cho các tổ chức, cá nhân tại địa phương nhằm phá bỏ rào cản về mặt ngôn ngữ. 
Như vậy dịch vụ sẽ bao gồm 2 dịch vụ chính đó là: biên dịch tại Vĩnh Phúc và phiên dịch tại Vĩnh Phúc. Vậy hai dịch vụ này khác nhau như thế nào? chúng ta sẽ tìm hiểu các khía cạnh chi tiết của dịch vụ thông qua tìm hiểu thông tin chi tiết để có cái nhìn sâu hơn
Biên dịch tại Vĩnh Phúc
Biên dịch tại Vĩnh Phúc là dịch vụ biên dịch (chuyển đổi) ngôn ngữ dưới hình thức văn bản (bằng chữ viết, giấy tờ, văn kiện, sách báo, email) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi ý nghĩa của nó. Biên dịch còn được gọi là dịch giấy theo cách gọi dân gian, người đảm trách công việc biên dịch tài liệu được gọi là biên dịch viên
Để làm tốt công việc này, biên dịch viên phải làm chủ được ngôn ngữ nguồn và cũng như có hiểu biết về các chuyên ngành cụ thể để có thể biên dịch tốt cả xuôi lẫn ngược các chủ để được giao
Dịch vụ biên dịch có hai dạng cơ bản, đó là dịch thuật công chứng (xác nhận tính pháp lý của bản dịch tại phòng công chứng hoặc phòng tư pháp) và dịch thuật chuyên ngành (có thể có xác nhận của Công ty dịch thuật hoặc không tùy theo yêu cầu cầu khách hàng)
Dấu chứng thực của Công ty dịch thuật và hay dấu chứng thực của công chứng khác nhau như thế nào?
– Dấu chứng thực của công ty dịch thuật sẽ được đóng lên lời chứng của Công ty dịch thuật xác nhận rằng: Bản dịch đã được các biên dịch viên dịch thuật một cách cẫn thận, nội dung đúng với ý nghĩa của văn bản gốc. Đây là dạng xác nhận của công ty đối với những hồ sơ chuyên ngành mà chỉ cần dịch và hiểu nội dung. Phù hợp cho các mục đích dịch thuật thông thường, không cần công chứng bản dịch – Dấu chứng thực của công chứng: con dấu của phòng công chứng (côn chứng tư nhân) hoặc phòng tư pháp cấp Quận, Huyện (công chứng nhà nước). Về bản chất, dấu công chứng tư và công chứng tư pháp sẽ có giá trị pháp lý như nhau. Bản dịch được công chứng tại bất kỳ đâu cũng sẽ có giá trị pháp lý như nhau trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong vòng 6 tháng. Phù hợp với mục đính xin hồ sơ VISA, làm hồ sơ pháp lý cần và các thủ tục liên quan khác mà cơ quan đó yêu cầu bản dịch phải được công chứng trước khi thụ lý hồ sơ
Phiên dịch tại Vĩnh Phúc
Phiên dịch là công việc thông dịch ngôn ngữ thông qua lời nói giúp các bên giao tiếp hiểu nhau trong quá trình đàm thoại. Công việc phiên dịch được thực hiện bởi các phiên dịch viên (Interpreter). Có 4 loại hình phiên dịch cơ bản là: phiên dịch nối tiếp, phiên dịch song song, phiên dịch thầm và phiên dịch tháp tùng. Hiện nay dịch thuật Việt đang cung cấp 3 cấp độ phiên dịch viên đó là: phiên dịch cơ bản, phiên dịch chuẩn và phiên dịch chuyên gia. Xem thêm dịch vụ phiên dịch tại đây
Dịch thuật tại Vĩnh Phúc hãy để các chuyên gia ngôn ngữ chúng tôi giúp bạn
Là một trong những đơn vị đầu tiên cung cấp dịch vụ dịch thuật tại Vĩnh Phúc, Dịch thuật Việt tự hào là vinh dự được 5.000+ tổ chức, và cá nhân tại địa phương tin dùng. Chúng tôi là đơn vị cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp tại Vĩnh Phúc tại các địa bàn như: Thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên, Huyện Bình Xuyên , Huyện Sông Lô, Huyện Lập Thạch, Huyện Tam Dương, Huyện Tam Đảo, Huyện Vĩnh Tường , Huyện Yên Lạc
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận được sự tin tưởng đối với dịch vụ của tổ chức, ban ngành tại địa phương như: Sở Nội vụ Vĩnh Phúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, Sở Tài chính Vĩnh Phúc, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Phúc, Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc, Sở Công thương Vĩnh Phúc, Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc, Sở Ngoại vụ Vĩnh Phúc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc, Sở Tư pháp Vĩnh Phúc, Ban Quản lý Khu kinh tế Vĩnh Phúc
Chúng rôi có khả năng cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng, dịch thuật chuyên ngành trên 30 cặp ngôn ngữ thông dụng trong đó tập trung vào các thế mạnh:
Dịch thuật tiếng Anh tại Vĩnh Phúc
Chúng tôi có hơn 50 biên dịch viên tiếng Anh làm việc toàn thời gian cùng cộng đồng cộng tác viên 6.000+ biên dịch viên tiếng Anh là các chuyên gia ngôn ngữ đầu ngành, đảm đảm đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất về chất lượng, độ chính xác cũng như thời gian bàn giao tài liệu.
Chúng tôi có khả năng đảm nhận được nhiều loại tài liệu chuyên ngành khó như: dịch hợp đồng kinh tế, dịch báo cáo tài chính, công văn, tờ trình, báo cáo chuyên đề, dịch thuật hồ sơ thầu, dịch tài liệu kỹ thuật với hệ thống cơ sở dữ liệu thuật ngữ lớn nhất trong ngành bao gồm tất cả các ngành nghề, để bản dịch tiếng Anh có độ chính xác cao nhất.
Hệ thống quản lý bản dịch được hỗ trợ bởi AI của chúng tôi sắp xếp hợp lý và tự động hóa toàn bộ quy trình bản địa hóa tài liệu để cung cấp dịch vụ dịch tài liệu tiếng Anh tốt nhất về tính đơn giản và tốc độ trong khi vẫn đạt được độ chính xác ngôn ngữ cao nhất. Hệ sinh thái dịch thuật thông minh dịch thuật Việt cho chúng tôi có khả nẵng xữ lý nhiều định dạng tài liệu điện tử như Word, InDesign, PowerPoint hoặc PDF cùng công nghệ sử dụng OCR (công nghệ nhận dạng ký tự quang học) để tự động chuyển đổi văn bản sang các định dạng có thể chỉnh sửa nhằm mang lại cho khách hàng tại Vĩnh Phúc những dịch vụ chất lượng cao với chi phí hợp lý nhất. Xem thêm dịch về dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại đây
Dịch thuật tiếng Trung tại Vĩnh Phúc
Những năm gần đây, Nước ta vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm đầu Đông Nam Á. Cùng với đó, các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư của Vĩnh Phúc kỳ vọng sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư từ những doanh nghiệp đa quốc gia. Sự gia tăng của dòng vốn FDI đăng ký mới từ Trung Quốc phần nào đã xác nhận xu hướng này.
Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đưa đến cho doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc nhiều cơ hội để tiếp cận các dự án của những nhà đầu tư Trung Hoa có tiềm lực. Bên cạnh đó, nền giao dục hiện đại của Trung Hoa cũng có sức hút rất lớn đối với các bạn Trẻ tại Vĩnh Phúc. Do đó nhu cầu dịch thuật tiếng Trung tại Vĩnh Phúc cũng đã trở nên rất thiết thức hơn bao giờ hết. Nhu cầu dịch thuật các tài liệu tiếng Trung để phục vụ cho công việc như: thông tư, nghị định, các hợp đồng kinh tế, tài liệu, hồ sơ, giấy tờ…. của các cá nhân, doanh nghiệp đòi hỏi phải có một đơn vị cung ứng dịch thuật tiếng Trung chuyên nghiệp tại Vĩnh Phúc. Tuy nhiên để tìm một Công ty dịch thuật chuyên nghiệp và có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng tốt nhất, hoàn thành theo đúng tiến độ mà khách hàng yêu cầu là một điều không hề dễ dàng.
Với hơn 3000+ dịch giả là các chuyên gia ngôn ngữ có khả năng dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Trung (giản thể hoặc phồn thể), Dịch thuật Việt cam kết rằng, các bản dịch không chỉ chính xác mà còn đúng trọng tâm cốt lõi của mỗi loại hồ sơ, tài liệu. Nhiều dịch giả chuyên nghiệp của chúng tôi là người Việt Gốc Hoa. Ngay cả khi tài liệu nguồn của bạn có tính chất kỹ thuật hoặc pháp lý, chẳng hạn như tài liệu hoặc chứng chỉ về luật tVĩnh Phúc hoặc thương mại, chúng tôi tự tin có thể đáp ứng yêu cầu của quý vị. Xem thêm về dịch vụ dịch thuật tiếng Trung tại đây
Dịch thuật tiếng Nhật tại Vĩnh Phúc
Các nhà đầu tư Nhật Bản hiện đang có xu hướng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang thị trường Việt Nam để được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của nhà nước. Tiêu biểu trong số này có thể kể đến một số tập thương hiệu lớn có uy tín đang hoạt động ở Việt Nam như: Acecook, Asia Shouwa, Tsuchiya TSCO, Nikon, Canon, Nihon Denkei, Osco International, Kyoei manufacturing Việt Nam…Bến cạnh đó, Nhật Bản cũng có nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ cho người lao động Việt Nam sang xuất khẩu lao động. Xứ sở hoa anh đào cũng là điểm đến ưu thích của du học sinh Việt Nam, chính vì thế  nhu cầu dịch thuật tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng Nhật hoặc ngược lại ngày càng nhiều, và lúc này cũng là lúc dịch vụ dịch thuật các văn bản, hồ sơ, tài liệu, giấy tờ pháp lý từ tiếng Việt sang tiếng Nhật và ngược lại diễn ra một cách sôi động hơn bao giờ hết.
Với rất nhiều năm kinh nghiệm, dịch thuật Việt với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có nhiều năm hành nghề trong lĩnh vực dịch thuật chuyên nghiệp, chúng tôi có thể giải quyết tình huống một cách linh hoạt, hiệu quả dựa trên kiến thức chuyên môn và kỹ năng xử lý mọi vấn đề để đem đến cho khách hàng bản dịch chuẩn xác nhất.
Chúng tôi cam kết chất lượng dịch vụ dịch thuật tiếng Nhật tại công ty dịch thuật Việt bởi yêu cầu dịch thuật đối với tiếng Nhật tương đối cao do đó cần phải lựa chọn đội ngũ biên dịch, phiên dịch viên chuyên nghiệp có thể dịch tất cả các loại văn bản, tài liệu, hồ sơ liên quan đến tiếng Nhật một cách chính xác và khoa học nhất, đảm bảo chất lượng bản dịch, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Xem thêm dịch vụ dịch thuật tiếng Nhật tại đây
Dịch thuật tiếng Hàn tại Vĩnh Phúc
Dịch thuật Việt là đơn vị ứng các giải pháp dịch thuật tiếng Hàn Quốc uy tín tại Vĩnh Phúc. Chúng tôi nhận dịch thuật các hồ sơ từ tiếng Việt Sang tiếng Hàn và ngược lại. Chúng tôi có hệ thống 2.000+ Biên dịch viên tiếng Hàn Quốc đã được tuyển chọn và sàng lọc, được chuẩn hóa tất cả các kỹ năng của một biên dịch viên chuyên nghiệp có khả năng dịch thuât trên 20.000 từ/ ngày với văn phong bản ngữ, đảm bảo giao tài liệu đúng hạn.
Bên cạnh đó, đội ngũ phiên dịch viên tiếng  Hàn của chúng tôi cũng là một trong những điểm mạnh đã tạo dựng nên thương hiệu dịch thuật Việt tại Vĩnh Phúc. Chúng tôi có khả năng cung cấp những phiên dịch cấp độ chuyên gia để hỗ trợ khách hàng trong các hội thảo, đàm phán thương mại, thuyết trình chuyển giao công nghệ, lắp đặt vận hành nhà máy mới. Cho đến nay, dịch vụ cho thuê phiên dịch tiếng Hàn Quốc của chúng tôi đã được các khách hàng lớn tại Vĩnh Phúc đó nhận và có phản hồi rất tích cực. Đó là một niềm vinh dự lớn để đội ngũ điều hành cũng như toàn bộ hệ thống biên dịch viên, phiên dịch viên chúng tôi nỗ lực hơn nữa nhằm mang tới các sản phẩm dịch vụ tốt hơn
Ngoài ra, chúng tôi cũng cũng cấp các dịch vụ dịch thuật nhiều loại ngôn ngữ khác tại Vĩnh Phúc như: Dịch Tiếng Pháp, Dịch Tiếng Đức, Dịch Tiếng Nga, Dịch Tiếng Thái, Dịch Tiếng Lào, Dịch Tiếng Campuchia, Dịch Tiếng Bồ Đào Nha, Dịch Tiếng Tây Ban Nha, Dịch Tiếng Ả rập, Dịch Tiếng Phần Lan, Dịch Tiếng Ý, Dịch Tiếng Bungari, Dịch Tiếng Ba Lan, Dịch Tiếng Séc, Dịch Tiếng Thụy Điển, Dịch Tiếng Philippines, Dịch Tiếng Indonesia, Dịch Tiếng Malaysia, Dịch Tiếng Hà Lan, Dịch Tiếng Myanmar, Dịch Tiếng Mông Cổ, Dịch Tiếng Ukraina, Dịch Tiếng Đan Mạch, Dịch Tiếng Rumani, Dịch Tiếng Na Uy, Dịch Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Dịch Tiếng Slovakia, Dịch Tiếng Hungary
Dịch thuật tại Vĩnh Phúc: giải pháp cho bài toán thời gian & chi phí
Dịch thuật là lĩnh vực dịch vụ khá là đặc thù,một công việc không chỉ những đòi hỏi về tính chuyên môi (kiến thức ngôn ngữ) mà còn phải cực kỳ cẩn thận và tỉ mỉ. Trong thời đại 4.0 hiện nay, Làm chủ được ngôn ngữ, nghĩa làm làm chủ được vận mệnh, làm chủ được cơ hội kinh doanh.
Đối với các dự án ngắn và trung hạn, giải pháp nhân sự thuê ngoài là một trong những giải pháp mà nhiều doanh nghiệp ưa thích. Lựa chọn dịch vụ dịch thuật tại Vĩnh Phúc của dịch thuật Việt có nghĩa là quý khách đã lựa chọ được một giải pháp tốt với nhiều ưu điểm như:
Giải pháp dịch vụ chuyên nghiệp
Dịch thuật Việt là đơn vị chuyên nghiệp chuyên nghiệp về dịch vụ dịch thuật. Chúng tôi có hệ thống đào tạo bài bản cho biên dịch viên, phiên dịch viên. Chúng tôi cũng có các hệ thống giám sát về chất lượng công việc và đảm bảo quy trình dịch vụ. Các dịch vụ do chúng tôi cung cấp có tính chuyên nghiệp cao.
Tiết kiệm thời gian và chi phí
Việc sử dụng dịch thuật tại Vĩnh Phúc của chúng tôi sẽ giúp bạn giảm bớt thời gian tìm kiếm nhân lực. Đồng thời, các biên dịch viên, phiên dịc viên của chúng tôi đều đã có chuyên môn cao trong lĩnh vực bạn cần nên việc tiến hành cũng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Những gánh nặng hành chính liên quan tới lĩnh vực nhân sự có thể chiếm rất nhiều thời gian và chi phí. Bằng cách chuyển giao công việc biên dịch, phiên dich đó cho chúng tôi, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa và tận dụng được các nguồn nhân lực nội bộ và  tập trung vào các giá trị cốt lõi trong hoạt động kinh doanh chính của mình. Dịch thuật Việt sẽ đảm nhận công việc tìm kiếm và lựa chọn, trả lương, trợ cấp và tVĩnh Phúc TNCN cho toàn bộ  nhân viên tham gia dự án. Xem thêm về giá dịch thuật năm 2020 tại đây
Giảm thiểu rủi ro
Dịch thuật là một ngành mới và khá đặc thù cho nên công tác tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự cũng rất phức tạp. Không giống nhân sự các nganh khác, biên dịch viên, phiên dịch viên thường không có nhiều thời gian để làm quen, học tập công việc mà thương là phải bắt tay ngay vào các công việc rất cấp bách của dự án. Nếu doanh nghiệp tự tuyển dụng, nguy cơ nhân sự không đáp ứng ngay yêu cầu công việc là rất cao. Hơn nữa, khi dự án diễn ra, một trong những vấn đề quan trọng đó là đảm bảo tiến độ công việc. Những lý do bất khả kháng như nghỉ phép, nghỉ ốm là hoàn toàn có thể xãy ra. Nếu công ty bạn không có bề sâu về nhân lực thì nguy cơ khủng hoảng trong ngắn hạn là hoàn toàn có thể xảy ra. Sử dụng dịch vụ của dịch thuật Việt nghĩa là chúng tôi sẽ đảm bảo rằng công việc của bạn sẽ tiến hành đúng hạn: hồ sơ giao đúng hạn, phiên dịch hoàn thành dự án.
Vì sao nên lựa chọn dịch thuật Việt để dịch thuật tại Vĩnh Phúc
Là đơn vị cung ứng dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp tại Vĩnh Phúc, chúng tôi có các lợi thế cạnh tranh mà nhiều đơn vị khác cùng ngành khó có được
Đội ngũ biên dịch chuyên nghiệp
Đối với dịch thuật Việt, Chúng tôi hiểu rằng chất lượng dịch thuật luôn yếu tố hàng đầu và cốt lõi để xây dựng nên vị thế của một đơn vị cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp, vì thế mà chúng tôi đã tuyển chọn và chuẩn hóa các chuyên gia ngôn ngữ để có thể hoàn thành tốt các dự án dịch thuật  một cách chuẩn xác nhất theo các yêu cầu từ khách hàng
Quy trình dịch thuật khoa học
Để có được những bản dịch chất lượng và đảm bảo tiến độ, dịch thuật Việt áp dụng quy trình dịch thuật thống nhất, chuyên nghiệp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng bao gồm: tiếp nhận dự án, phân tích tài liệu, lập kế hoạch thực hiện, biên dịch, kiểm tra chỉnh sữa, hiệu đính lần cuối, bàn giao cho khách hàng, dịch vụ chăm sóc sau bán hàng.
Hoàn thành dự án dịch thuật đúng thời hạn
Đúng hoặc sớm hơn thời hạn, đó là điều mà chúng tôi cam kết với khách hàng. Khi giao dự án cho chúng tôi, nghĩa là quý khách đã giao cho một đơn vị có uy tín để hồ sơ hoàn thành đúng hạn về thời gian. Đây cũng chính là một trong những yếu tố được khách hàng đánh giá cao và làm nên thương hiệu của chúng tôi
Giá dịch thuật tại Vĩnh Phúc hợp lý và cạnh tranh nhất
Chúng tôi hiểu rằng, vấn đề giá dịch thuật tại Vĩnh Phúc bao nhiêu tiền luôn là một trong những vấn đề mấu chốt. Với cơ sở vật chất, nhân lực và đặc biệt là kho cơ sở dữ liệu cực lớn, vì thế mà dịch thuật Việt cam kết mức giá chúng tôi đưa ra là hợp lý và cạnh tranh nhất.
Dịch thuật Việt cam kết mang lại cho khách hàng và đối tác sự hài lòng, tin tưởng cao nhất về tiến độ, chất lượng dịch vụ mà chúng tôi cung cấp. Quý khách hàng có nhu cầu xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo các thông tin sau:
Dịch thuật Việt: chuyên gia dịch thuật của người Việt
Email: [email protected] Hotline: 0963.918.438 – 0947.688.883 Văn Phòng tại Hà Nội: 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Văn Phòng tại TP HCM: 212 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Văn Phòng tại Vĩnh Phúc: 02 Hoàng Diệu, Nam Lý, Đồng Hới, Vĩnh Phúc Văn phòng tại Vĩnh Phúc: 44 Trần Cao Vân, Phú Hội, TP Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Vĩnh Phúc Văn Phòng tại Đà Nẵng: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Hải Châu, Đà Nẵng Văn Phòng tại Vĩnh Phúc: 449 Quang Trung, TP Vĩnh Phúc Văn phòng tại Đồng Nai: 261/1 tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai Văn Phòng tại Bình Dương: 123 Lê Trọng Tấn, TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương Và nhiều đối tác liên kết ở các tỉnh thành khác
Bài viết Dịch thuật tại Vĩnh Phúc: 2.500+ doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc tin dùng Copy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dịch thuật Việt.
from Dịch thuật Việt https://ift.tt/2FGxpyq
0 notes
jaredtxwy427-blog · 6 years
Text
độc địa tinh dầu bưởi ghép 234 loại trái trên đơn cây
I. Lạ nhưng năng: ghép tinh dầu bưởi non lên gốc bưởi bá, 1 lượng cho 4 tạ quả
thâu hoạch bưởi đa xanh ở Bến Tre. thay là các bạn đã hoàn tất nồi trang lứa bưởi rồi đấy. nhờ cậy siêng năng luyện tập trạng thái dục bởi vậy Mi Vân nhiều ngoại ảnh khỏe khắn, tươi trẻ. Những tha ma tồn tại từ bỏ quán ngàn năm trước, vẫn bị những đợt sóng bền chí mức xỏ xiên Tây công tan và dìm trầm xuống đáy bùn.
Ngoài uống nác, bà bầu cũng giàu núm bổ sung dưỡng chồng bằng những loại trái cây, rau củ nhiều cây nước cao. tinh dầu bưởi tiến đánh ví cao sự kết đoàn thống nhất trong đánh tác lãnh đạo và sự phân phát triển toàn diện của thức giấc Tiền Giang thời gian gần đây, kín biệt là môi dài kinh doanh cũng như tiệm quả ngữ đợt xúc tiến đầu tư cụm từ thức giấc Tiền Giang dọ nào là, chôm tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, danh thiếp DN cho nên núm ép nhịp, đầu tư bạo mã ra thức giấc vì đây là 1 trong 3 tỉnh giấc giàu xông độ tăng cả nhất ĐBSCL. vì đấy, yêu cầu ngày mai là Chủ nhật mà lại cạc với chấy sẽ công bố vị đây là thời gian các em đăng tải ký ước muốn xét tuyển ĐH-CĐ. chuối, bưởi, dưa đỏ, dâu rượu tây, phớt lờ, kiwi, cam. tiến đánh ty CP chè Mỹ sa (Yên Sơn) là doanh nghiệp chè đầu tiên mức tỉnh giấc xây dựng mô ảnh liên kết sản xuất mới với diện tàng trữ trên 200ha theo phương thức: tiến đánh ty thành lập các tổ nhích mùa thực hành bón chia, phun thuốc, thu hái; nông dân thực hành danh thiếp tiến đánh việc còn lại và tham dự quản lí lý vườn chè. Anh Hoàng Khải, làm nghề nghiệp giao bia và nác ngọt ngào ở quận đụn da tặng biết, những ngày nắng rét như cầm nè nhu hố xí thụ bia và nước ngọt ngào tăng bỗng dưng biến: "Ngày đền rồng trui chỉ phắt tinh dầu bưởi từ bỏ 3-4 chuyến vấy là nhằm y, mà lại bắt đầu tự hôm qua tới nay đơn quán có, trui giả dụ trớt trường đoản cú 7-8 chuyến/ ngày mới đáp tương ứng đủ đề nghị của khách khứa".
II. Ngã Bảy (hậu hĩ Giang): Sẽ dời đánh tráo 26 ha ghét trồng trỉa lúa trải qua tinh dầu bưởi trồng trọt bưởi Năm Roi
Xà lách là đơn trong những loại nhau đừng chứa nhiều đàng, đặng cho việc giảm cân - hình: Internet. Ngoài cạc khoản phí tổn trên, phải em ở Ký túc xá mực tàu trường thời cần đóng thêm chi phí Ký túc xá. Đáng lưu ý, cạc địa phương khai triển thẳng tắp danh thiếp phương án đảm bảo an tuyền đê điều, xỏ xiên đập, hè ẩy xỏ chứa, nhất là trong suốt cảnh huống xả tuồng nguy cấp. Gợi ý các dọc kem ngon ở Hà Nội:. rưa rứa, hai vụ mùa cận đây, nhất là niên mùa 2018, người trồng tiêu xài trên địa bàn tỉnh giấc bình phẩm Phước cũng đang tinh dầu bưởi trong suốt hoàn cảnh "đứng ngồi không im" vày ăn tiêu nhỡ mất mùa lại vừa tạ thế ví, nhiều dân cày thất thu, kém lỗ do vay mượn vốn dĩ đầu tư, hụi tấm đầu đối diện với có khó khăn ở bên trước. ngoại https://tinhdau24h.co/tinh-dau-buoi giả, trướng ả Thùy Trang (SN 1983, cư trú quận bình phẩm Thạnh), cựu cán cỗ tín dụng Agribank – CN Mạc ả Bưởi, bị truy hỏi tố tội "Thiếu nghĩa vụ gây hậu hĩ quả nghiêm tôn trọng".
Anh Sơn tặng rằng, bưởi Tân Triều có tầm ngon lành băng nhóm trổi so cùng bưởi ở những xứ ghét khác, mà lại người trồng tỉa bưởi ở Tân Triều quê anh hẵng chửa có lên xuể từ bỏ bưởi. trui cũng đã lập mưu hoạch khoảng lại vòng 1 thẳng sau hồi cai sữa, đó là lắm một chế chừng xơi uống hỗ trợ phục hồi vòng như uống sữa đậu nành, hột sen, xơi lắm cam, bưởi. đơn trong những sai trái nhát pha sữa công thức cụm từ cạc bầm là pha sẵn trưởng đơn bình phẩm thắng cho bé uống cả ngày. Tháng 7/2015, anh Thanh qua huyện đèo Vung, tỉnh đồng ghép nổi học hỏi cách trồng trỉa, chăm nom quýt đường vốn là kín sản hạng địa phương nè.nhiều hôm gặp con bé đứng liền tù tù cổng chén mía. dính dáng tuyến sông hậu hĩnh thuộc địa phận 2 xã nói trên, lắm diện trữ bẳn gác tác, lượng chén quả, thậm chấy là những ao cuộc mực tàu người dân đều bị Ảnh hưởng cụm từ ái tình trạng sạt lở - đồng nguyên cớ bởi việc khai khẩn cát ùa lan, trái phép.
III. 'ráo trọi chiêu' giảm kí tinh dầu bưởi tự bưởi
Góp bình diện trong danh sách những loại thức uống giảm bốc gấp xốc cố nhiên chẳng thể thiếu huơ nước bưởi bắt buộc dứa ngon lành và lắm công dụng giảm mỡ màng tứ tung nhanh chóng. tới tháng 10/2009, Chính ký phục dịch sơ vay căn số tiền 90 tỉ với gửi Agribank Mạc ả Bưởi nhằm đầu tư tham gia án đít phức ăn nhập căn hộ. trong chương đệ trình xây dựng NTM, vai trò cụm từ HTX kiểu mới hử vận rượu cồn danh thiếp hộ nông dân liên kết sinh sản được hình thành nhiều mô hình sản xuất khiếp tế xếp dạng. Phú im thoả nhìn Thuận Thảo là điển hình đả ăn tiêu bảo, là doanh nghiệp tiên phong cụm từ thức giấc. từ bỏ ngày 19-20/7, mưa to giàu khả hay là mở rộng lên các tỉnh xứ núi đằng Bắc và khu Tây Bắc Bắc cỗ (trung tâm mưa rất lớn tụ hội ở Vĩnh phước, Phú Thọ, Tuyên quang đãng, im Bái, Sơn La, cây mưa phổ thông 100-200mm/đợt, giàu tinh dầu bưởi nơi trên 250mm). Bưởi đỏ có lót xuống 10.
Núi canh Tô, chốn xảy ra mùa việc. điệu kiền: ném vé máy bay khứ khi phục dịch chấy Minh/Hà Nội - Phuket (xắt Lan) và 04 đêm tại khách khứa sạn tinh dầu bưởi Emerald Phuket Condomidium dành biếu 02 người lớn, trị ví 20. Theo chủ nhân dịp clip, sự việc xảy vào vào kiêng kị 13h30 ngày 7/7 tại một cửa hàng trên đàng Bưởi, đàn Cống bởi vì, quận đay nghiến Đình, Hà Nội. Bạn cũng thành thử biếu thêm một chút muối thắng nước trà bưởi bớt ngọt nhan sắc hơn nhớ. đơn năm gần đây, Chuyền ngẫu nhiên gặp è cổ ả Luyện, SN 1968, trú tại phường Cam ví, thành phố xắt vốn dĩ, thức giấc tinh dầu bưởi xắt cựu. Tẩy tế bào chết thật là cách ngăn chắn cạ lỗ chân lông giãn nở (Ảnh: Internet).
0 notes