Tumgik
strangeespensen · 2 years
Text
“Vô minh giải thoát cố, nãi chí lão tử giai đắc giải thoát”, vô minh là gốc, đã giải thoát được vô minh. Giải là giải trừ, thấu triệt được vô minh. Thoát là thoát ly, thoát ly điều gì? Thoát ly vô minh, đây chính là không tồn tại 12 nhân duyên. Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, cho đến lão tử, tất cả đều giải thoát. Người này đã chứng pháp thân, đã thành Phật. Vì nhân duyên này mà hôm nay tôi an trú ở trong thường tịch quang, chúng ta gọi nó là thường tịch quang, còn gọi là đại niết bàn. (Mỗi trích đoạn này đều được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú của Hòa Thượng Tịnh Không giảng)
Điều thứ ba là phát bồ đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Đại Thừa, khuyến tấn hành giả. Đây là điều cần phải tuân thủ. Đối người, đối sự, đối vật, đều phải cẩn thận như vậy. Nó là nguyên tắc chỉ đạo tối cao của Tịnh Tông, không thể vi phạm. Tôi phải hiếu dưỡng cha mẹ như thế nào? hương sạch tân nguyên Tôi nhất tâm niệm Phật, đem công đức niệm Phật hồi hướng cho cha mẹ, hồi hướng cho thầy tổ, hồi hướng cho tất cả chúng sanh. Như vậy là đúng rồi. Đồng tâm, đồng nguyện, đồng đức, đồng hạnh với Phật A Di Đà. Cha mẹ ở đời nay có phải tận hiếu không? Đương nhiên rồi. chi tiết Vì sao vậy? Quí vị là đệ tử nhà Phật. Đệ tử nhà Phật từ hiếu đạo mà đặt nền móng cơ sở. Quí vị không thể trọn hiếu, công phu tu tập của quí vị liền bị khiếm khuyết, tức không viên mãn rồi. Điều căn bản mà bị chướng ngại, nên chướng ngại này lớn lắm. Thọ trì tam quy, đầy đủ các giới, không phạm oai nghi, đó là nêu tấm gương tốt cho mọi người thấy, làm cho xã hội đại chúng biết rằng người học Phật là người tốt, học Phật không tồi. Xã hội đại chúng tán thán Phật pháp, đối với chánh pháp cửu trú, tiếp dẫn chúng sanh quí vị đã cố gắng hết lòng rồi. Nếu như quí vị không làm, để cho xã hội đại chúng nhìn thấy hình ảnh gì? thấy người học Phật đều là tự tư tự lợi. Những việc tốt, việc làm thiện của thế gian cần phải làm thì chúng ta không chịu làm, tâm thái tự tư tự lợi này không thể vãng sanh. Một ngày niệm 100.000 lần danh hiệu Phật, cổ nhân nói rằng hét rách cổ họng cũng hoài công. Tam phước không thể không làm. Trong phước thứ nhất, hiếu thân tôn sư phải làm như thế nào? Đệ Tử Quy, từ tâm không giết là Cảm ứng thiên, thêm Thập thiện nghiệp, là ba cái gốc, không thể không biết, đây là điều căn bản. (Đoạn này được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú)
youtube
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ bi, lúc còn tại thế ngài biểu diễn cho hàng phần tử tri thức thấy, vì sao vậy? Vì phần tử tri thức chiếm đa số. Quý vị thấy ngài ra đi cầu học suốt 12 năm, tất cả Tôn giáo và học phái của Ấn độ ngài đều tiếp xúc, đều đến học tập. Sau cùng không còn nơi nào để học, học hết không còn gì để học, suốt 12 năm. Ngài ở bên bờ sông Hằng, dưới cội Tất bát la, bây giờ gọi là cây bồ đề, ngồi thiền dưới gốc cây. Ngài buông bỏ hết sở học của 12 năm, đây là gì? Là buông bỏ sở tri chướng. Đã buông bỏ phiền não chướng, bây giờ tiếp tục buông bỏ hết những gì học được trong 12 năm qua. Buông bỏ sở tri chướng, chướng ngại không còn, nhập vào thiền định thâm sâu. Ngài biểu diễn điều này cho chúng ta thấy, lúc sao mai vừa mọc, liền đại triệt đại ngộ. Ngài đã kiến tánh, đã thành Phật. (Đoạn này được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú) Một niệm bất giác là chứng tự chứng phần của A lại da, một niệm bất giác đó. Tự chứng phần của a lại da chính là tự tánh, chính là chân như, chính là tự tánh. Kiến phần của a lại da là hiện tượng tinh thần, mạt na thức, “ngã” liền có mặt. Ngã kiến, ngã kiến là chủ thể của thức thứ sáu, tức là ngã đã xuất hiện, chấp trước có cái ngã, ngã đã xuất hiện. Tiếp sau ngã xuất hiện có ba thứ nữa, đó là ngã ái, ngã si và ngã mạn, đó chính là tham sân si. Ngã ái là tham, ngã si, ngã mạn là sân nhuế, ba thứ phiền não tham sân si xuất hiện đồng thời với ngã, những thứ này gọi là căn bản phiền não, câu sinh phiền não, xuất hiện đồng thời với ngã, chỉ cần có ngã là có tham sân si. Khi bỏ được tham sân si thì ngã không còn, nếu ngã không còn nữa thì tham sân si cũng không còn nữa, vì chúng nó có mặt cùng nhau. Vì có ngã nên cảnh giới tướng mới xuất hiện, chính là tướng phần của a lại da, tướng phần của a lại da là hiện tượng vật chất. Hiện tượng vật chất từ đâu mà có? Từ kiến phần biến hiện ra tướng phần. Nghiệp tướng của a lại da là năng lượng, kiến phần là hiện tượng tinh thần, tướng phần là hiện tượng vật chất, đều được hoàn thành trong một niệm. (Mỗi trích đoạn này đều được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú của Hòa Thượng Tịnh Không giảng)
Tumblr media
“Dĩ thượng tựu bổn kinh bộ loại”, đồng loại, đồng bộ. “dữ đới thuyết Tịnh tông kinh luận lược cử kỳ yếu, chí ư mật bộ hữu quan tịnh tông chi điển tịch, vi sô thượng đa, quân vị liệt nhập”. lão cư sĩ Hoàng là Kim Cang thượng sư của mật tông, trong Mật tông có tu tịnh Độ, ở đây không trích dẫn. (Mỗi trích đoạn này đều được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú của Hòa Thượng Tịnh Không giảng)
10 notes · View notes