Tumgik
knacert-blog · 4 years
Text
IATF 16949:2016 giúp phát triển ngành OTO
Ngành công nghiệp oto đang hoạt động phát triển lớn mạnh với sự ra đời của nhiều hang xe hơi áp dụng công nghệ tiên tiến cũng như độ an toàn ngày càng tăng. Để áp dụng các nhu cầu đó thì cần thiết phải áp dụng bằng được những bộ tiêu chuẩn IATF 16949:2016 để giúp oto giảm thiểu được rủi ro mất an toàn trên đường và tạo sự thoải mái cho người lái xe bên trong.
1)  Bộ tiêu chuẩn IATF 16949:2016 là gì?
IATF 16949 là tiêu chuẩn về các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng, trong đó bao gồm yêu cầu đặc trưng cho ngành công nghiệp ô tô. Phiên bản trước đó, ISO/TS 16949 được chuẩn bị bởi International Automotive Task Force (IATF) và Japan Automobile Manufacturer Association, Inc. (JAMA) với sự hỗ trợ của tiểu ban TC 176, Quản lý chất lượng và Đảm bảo chất lượng. Phiên bản 2002 thay thế phiên bản thứ nhất năm 1999 (ISO/TS 16949:1999). Sau đó, tiêu chuẩn được sửa đổi lần thứ ba năm 2009, và gần đây nhất là phiên bản IATF 16949:2016 được IATF ban hành tháng 10 năm 2016.
Một số yêu cầu mới của IATF 16949:2016 cần lưu ý
1. Các quy định về 5 công cụ mới có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, bao gồm cả các accessory part.
2. Phạm vi đánh giá của các cơ sở sản xuất (manufacturing site) cần phải bao gồm cả các khách hàng ôtô không yêu cầu IATF (hoặc ISO/TS).
3. Hợp đồng giữa các tổ chức chứng nhận (CB - Certification Bodies) và khách hàng cần phải bổ sung thêm điều khoản cho phép hợp đồng giữa hai bên sẽ được gia hạn cho đến khi hoàn tất các yêu cầu đối với CB mới.
4. Khách hàng được tổ chức đánh giá yêu cầu cung cấp thông tin về số nhân sự của cơ sở chính và các địa điểm hỗ trợ cho quá trình hoạch định đánh giá.
5. Các quy định còn lại không thay đổi
1)  Lợi ích của tư vấn IATF 16949:2016
Những lợi ích của IATF 16949 là rất to lớn. Các công ty lớn và nhỏ đã đạt được những lợi ích to lớn từ việc sử dụng tiêu chuẩn này. Một số lợi ích khác được liệt kê dưới đây: 
ü Làm tăng độ tin cậy và hình ảnh
ü Sự tín nhiệm trong ngành công nghiệp ô tô
ü Cải thiện được sự hài lòng của khách hàng bằng cách lập kế hoạch phấn đấu để đáp ứng được với kỳ vọng của khách hàng
ü Thông qua việc xem xét trình tự quy trình và tương tác bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận quy trình của các tổ chức IATF 16949 sẽ có thể xác định được các cải tiến về hiệu quả và tiết kiệm chi phí
ü Một nguyên tắc quản lý chất lượng khác của IATF 16949 là việc sử dụng quyết định dựa trên bằng chứng. Bằng cách thúc đẩy các quyết định của bạn dựa trên dữ liệu thực tế, các tổ chức sẽ tập trung vào việc đặt các nguồn lực vào các lĩnh vực sẽ mang lại sự cải thiện tối đa về hiệu quả. Ngoài ra, giám sát các tổ chức quá trình sẽ có thể đo lường sự cải thiện dựa trên dữ liệu thực tế
1)  Quy trình triển khai tiêu chuẩn
1)    Sẵn có 2 tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và IATF 16949.
2)    Đào tạo nhận thức theo IATF 16949
3)    Đánh giá GAP hệ thống so với IATF 16949 cho tất cả các site.
4)    Lập một kế hoạch chuyển đổi chi tiết: hành động – thời hạn – người phụ trách -phương pháp.
5)    Giám sát & cập nhật tiến độ.
6)    Tương tác thường xuyên với CB (Certification Bodies).
7)    Đánh giá nội bộ theo IATF 16949 & khắc phục các điểm không phù hợp phát hiện.
8)    Tiến hành xem xét lãnh đạo theo IATF 16949.
9)    Liên hệ CB càng sớm càng tốt để quyết định đánh giá chuyển đổi phù hợp.
10) Tránh gián đoạn thời gian.
Để được tư vấn IATF 16949, xin liên hệ với KNA Cert.
·       Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Chứng Nhận KNA
·       Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
·       Chi Nhánh: Tầng 6, Cavi Building, 67 Đinh Bộ Lĩnh, P26, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
·       Tell: 093.2211.786 – 02438.268.222
·       Email: [email protected]  Website: http://knacert.com.vn/dao-tao-tieu-chuan-iatf-169492016
0 notes
knacert-blog · 4 years
Text
FSSC 22000 CHO DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM TOÀN CẦU
Tiêu chuẩn FSSC 22000 là hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, có cấu trúc tương tự như ISO 9001. 
FSSC 22000 là bộ tiêu chuẩn ra đời gần 20 năm rồi và được đánh giá là bộ tiêu chuẩn đầy đủ nhất trong ngành thực phẩm hiện nay. Bộ tiêu chuẩn này có nhấn mạnh tổng thể đến các nguyên tắc kiểm soát như trao đổi thông tin tích cực, các vấn đề về hệ thống quản lý và kiểm soát được mối nguy  trong quá trình sản xuất
khái niệm về FSSC 22000 là gì ?
FSSC 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế  xây dựng tập trung vào an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này có liên hệ với tiêu chuẩn ISO 9000. Tên đầy đủ của FSSC 22000  là Food safety management systems - Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).
FSSC 22000 quan trọng như nào mà cách doanh nghiệp cần áp dụng:
Với các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất chế biến các sản phẩm như : thực phẩm, bao bì, vật liệu bao gói, cách bảo quản và phân phối cho các nhà sản xuất chính, nhà sản xuất và nhà phân phối thì việc tham gia chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 22000 là một điều cần thiết
FSSC 22000 mang đến ngoài dự đoán của doanh nghiệp 
FSSC 22000 được áp dụng trong doanh nghiệp của bạn sẽ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:
• Hiệu quả đánh giá nhà máy được nâng cao hơn
– Việc áp dụng bộ tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu về thực phẩm thì FSSC 22000  cung cấp phương pháp tuân thủ duy nhất, hài hòa
• Doanh Nghiệp của bạn có thể được mở rộng tiếp cận thị trường
– Do nhu cầu về các nhà cung cấp được chứng nhận trong ngành thực phẩm ngày càng gia tăng nhiều hơn. Và bởi vì tiêu chuẩn FSSC 22000 được công nhận bởi Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu FSSC 22000 và các chuyên gia về an toàn thực phẩm trên toàn thế giới, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh trong nước và quốc tế.
Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Chứng Nhận KNA Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Chi Nhánh: Tầng 2, tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM. Tell: 093.2211.786 – 02438.268.222 Email: [email protected]  Website: www.knacert.com.vn
0 notes
knacert-blog · 4 years
Text
CHỨNG NHẬN PEFC LÀ GÌ VÀ LỢI ÍCH CỦA CHÚNG
Việc bảo vệ rừng hiện nay là vấn đề của tất cả mọi người chứ không chỉ là các nhà chức trách. Điều này là mối bận tâm của cả xã hội và điều đó đã mang lại được cho người ta đưa ra bộ tiêu chuẩn PEFC để mang đến giải pháp bảo vệ rừng bền vững. 
Bộ tiêu chuẩn PEFC là gì ? có khác nhau so với chứng nhận FSC không 
PEFC, là một tổ chức chính phủ phi lợi nhuận và được thành lập từ những năm 1999 tại Châu Âu với mục đích thúc đẩy quản lý rừng bền vững thông qua tổ chức chứng nhận độc lập thứ ba.
Thông qua toàn bộ chuỗi cung ưng từ rừng thì PEFC đã thúc đẩy việc thực hiện tốt vấn đề quản lý rừng và giúp đảm bảo gỗ và lâm sản được tuân thủ theo trạng thái cao nhất về sinh thái và xã hội đạo đức. Nhờ nhãn sinh thái, khách hàng và người tiêu dùng có thể xác định sản phẩm từ các khu rừng được quản lý một cách bền vững.
PEFC là một tổ chức bảo trợ hoạt động bằng cách chấp nhận các hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia phát triển thông qua tiến trình đánh giá có sự tham gia của nhiều bên liên quan, ưu tiên tính phù hợp và điều kiện của quốc gia đó. Hiện nay, PEFC là hệ thống chứng chỉ rừng lớn nhất thế giới gắn liền với 38 hệ thống chứng chỉ quốc gia được thông qua và hơn 275 triệu ha rừng được cấp chứng nhận.
PEFC đưa ra 7 nguyên tắc cơ bản như sau: 
- Nguyên tắc 1: Duy trì và tăng cường các nguồn tài nguyên rừng và sự đóng góp của chung cho chu trình cacbon toàn cầu.
- Nguyên tắc 2: Duy trì sức khỏe và sự tồn tại bền vững của hệ sinh thái rừng.
- Nguyên tắc 3: Duy trì và thúc đẩy các chức năng sản xuất của rừng (gỗ và lâm sản ngoài gỗ).
- Nguyên tắc 4: Duy trì, bảo tồn và tăng cường một cách phù hợp sự đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng.
- Nguyên tắc 5: Duy trì và tăng cường một cách phù hợp chức năng bảo vệ trong quản trị rừng (đặc biệt là đất và nước).
- Nguyên tắc 6: Duy trì các chức năng kinh tế – xã hội và các điều kiện của rừng.
- Nguyên tắc 7: Tuân thủ pháp luật.
Các loại chứng nhận PEFC có hiện nay: 
PEFC có 2 loại chứng nhận cụ thể:
- PEFC-FM (Forest Management certification): Chứng nhận về quản lý rừng dành cho các đơn vị trồng và khai thác rừng.
- PEFC- CoC (Chain of Custody certification): Chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm dành cho các đơn vị chế biến các sản phẩm từ rừng. Chứng nhận hệ thống quản lý cho các đơn vị sản xuất, chế biến và thương mại những sản phẩm từ rừng
Khái niệm chứng nhận PEFC - COC là gì?
Chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm PEFC đem lại sựF đảm bảo được kiểm chứng một cách độc lập rằng một sản phẩm từ gỗ đã được chứng nhận có nguồn gốc từ những diện tích rừng được quản lý tốt. Thêm vào đó, Hệ thống giải trình trách nhiệm (DDS) PEFC làm giảm thiểu nguy cơ khai thác gỗ từ những nguồn bất hợp pháp và cho phép doanh nghiệp chứng minh sự tuân thủ những quy định bắt buộc (ví dụ Quy Định về Gỗ của Liên minh Châu Âu - EUTR). Hệ thống giải trình trách nhiệm DDS PEFC là một phần bắt buộc trong chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm PEFC.
Lợi ích của PEFC mang lại cho doanh nghiệp là gì?
- Góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và nguồn tài nguyên rừng.
- Tạo lập hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Nhãn logo và nhãn dán trên sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng trên toàn thế giới có thể nhận biết được các tổ chức hay sản phẩm ủng hộ chương trình quản lý rừng có trách nhiệm.
- Thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với con người và xã hội trong việc sử dụng và sản xuất kinh doanh nguồn tài nguyên hữu hạn.
XEM THÊM: http://knacert.com.vn/dao-tao-chung-nhan-fsccocfm
0 notes
knacert-blog · 5 years
Text
BỘ QUY TẮC BSCI CHO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN
Trong tiến trình hội nhập, để đáp ứng yêu cầu của đối tác trong và ngoài nước, việc áp dụng BSCI là cần thiết đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu chi phí, cải thiện môi trường làm việc cũng như sức khỏe của người lao động, từ đó đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
3)  Bộ tiêu chuẩn BSCI là gì?
 Tiêu chuẩn BSCI (Business Social Compliance Initiative) là bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh, ra đời năm 2003 do Hiệp hội Ngoại thương (FTA) đề xướng với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
11 quy tắc của bộ quy tắc ứng xử BSCI
 đối với các công ty tham gia:
1.     Tuân thủ pháp luật chặt chẽ
2.     Tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể
3.     Cấm phân biệt đối xử
4.     Chính sách lương bổng
5.     Thời gian làm việc
6.     Hệ thống quản lý
7.     Cấm sử dụng lao động là trẻ em
8.     Cấm cưỡng bức lao động và có các biện pháp kỷ luật
9.     Vấn đề về an toàn và môi trường
10. An toàn sức khỏe tại nơi làm việc
Chia sẻ quy trình triển khai BSCI đến cho khách hàng 
1. Trách nhiệm của ban quản lý
·     Thông báo cho các nhà cung ứng về nội dung của bộ quy tắc ứng xử BSCI
·     Thành lập một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của công ty để phụ trách các vấn đề liên quan đến bộ quy tắc ứng xử BSCI
·     Bổ nhiệm một hoặc nhiều nhân viên trong ban quản lý để phụ trách triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử BSCI
·     Kiểm tra, giám sát sự tuân thủ bộ quy tắc ứng xử BSCI của công ty và triển khai thực hiện các thay đổi cần thiết tại các đơn vị, cơ sở sản xuất của công ty.
2. Ý thức người lao động:
·     Tuyên bố sự ủng hộ của ban quản lý đối với các nguyên tắc quy định trong bộ quy tắc ứng xử BSCI với toàn thể người lao động và hướng dẫn cho người lao động của mình và của các nhà thầu phụ về nội dung của bộ quy tắc ứng xử BSCI. Công ty phải dịch toàn bộ bộ quy tắc ứng xử BSCI và treo/ dán tại những nơi nổi bật trong nhà máy. Người lao động cũng phải được phổ biến bằng lời về các thông tin liên quan đến bộ quy tắc ứng xử BSCI bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được.
·     Đào tạo, huấn luyện người lao động thường xuyên về an toàn trong môi trường làm việc và về tác động của các hoạt động của họ đối với xã hội và môi trường.
3. Lưu trữ hồ sơ:
·     Lưu trữ hồ sơ về tên tuổi, thời gian làm việc và lương bổng chi trả cho toàn bộ người lao động và đảm bảo các hồ sơ, giấy tờ này luôn sẵn có để trình cho các chuyên gia kiểm tra của BSCI khi họ yêu cầu.
·     Lập hồ sơ, lưu trữ về các vị trí hay khu vực có nguyên vật liệu nguy hiểm, hóa chất độc hại và các mối nguy tiềm ẩn khác
·     Kiểm tra, giám sát và bảo dưỡng các thiết bị bảo hộ an toàn của máy móc và nguyên vật liệu.
·     Cập nhật tài liệu, hồ sơ về các yêu cầu và luật định liên quan.
4. Khiếu nại và hành động khắc phục:
·     Bổ nhiệm một nhân viên phụ trách xử lý các đơn thư khiếu nại các vấn đề liên quan đến BSCI
·     Lập hồ sơ và tiến hành điều tra nội dung các đơn thư khiếu nại do người lao động hoặc do bên thứ 3 gửi liên quan đến BSCI và sau khi điều tra cần phải thông tin lại bản chất của vấn đề có thật hay không và các biện pháp khắc phục cần thiết để giải quyết vấn đề đó.
·     Tạo điều kiện và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết.
·     Không sa thải hay áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật khác chống lại người lao động đã có hành động cung cấp thông tin liên quan đến việc tuân thủ quy tắc ứng xử BSCI
5. Các nhà cung ứng và thầu phụ:
·     Xem xét các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội và tuân thủ bộ quy tắc ứng xử BSCI như một điều kiện cần để ký kết hợp đồng với nhà cung ứng.
·     Yêu cầu các nhà cung ứng báo cáo thường xuyên về việc tiến hành triển khai bộ quy tắc ứng xử BSCI
6. Kiểm tra, giám sát:
·     Cung cấp cho các thành viên của BSCI tất cả những thông tin liên quan đến hoạt động và tất cả các địa điểm sản xuất của họ
·     Cho phép các đợt kiểm tra tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất hàng hóa của họ và tất cả các nhà thầu phụ vào bất kỳ thời điểm nào dù có báo trước hay không báo trước – được tiến hành bởi tổ chức đại diện cho các thành viên của BSCI.
Để được tư vấn BSCI xin liên hệ với KNA Cert.
·       Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Chứng Nhận KNA
·       Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
·       Chi Nhánh: Tầng 6, Cavi Building, 67 Đinh Bộ Lĩnh, P26, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
·       Tell: 093.2211.786 – 02438.268.222
·       Email: [email protected]  Website: www.knacert.com.vn
0 notes
knacert-blog · 5 years
Text
THỰC PHẨM HỮU CƠ – SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG THÁI
Là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cơ thể, thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Đứng trước mối lo ngại về thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường và ngày càng dành nhiều mối quan tâm cho sức khoẻ, những tiêu chí về nguồn gốc sản phẩm và thành phần dưỡng chất luôn được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu. Bởi vậy, sự xuất hiện của thực phẩm hữu cơ cũng vì thế mà trở thành một hiện tượng đã thu hút hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới. Người tiêu dùng không ngại chi tiền cho các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được nuôi trồng theo phương pháp hữu cơ.
 Thực phẩm chứng nhận Organic trở thành xu hướng toàn cầu
Người tiêu dùng trên thế giới đang dần thay đổi cách lựa chọn thực phẩm theo hướng vì lợi ích sức khỏe lâu dài. Lối sống lành mạnh, phòng bệnh hơn chữa bệnh đã trở thành xu hướng toàn cầu. Do vậy, thực phẩm Organic được chăm sóc và nuôi trồng với quy trình hoàn toàn tự nhiên đã trở thành xu hướng “được lòng” người tiêu dùng bởi tính an toàn và giàu dinh dưỡng tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Trên thế giới, thực phẩm Organic đã trở nên phổ biến và nhanh chóng được lựa chọn trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Thực phẩm organic được sản xuất theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường và hầu như không sử dụng các nguyên vật liệu nhân tạo như thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh. Đồ ăn thức uống từ thực phẩm organic sẽ an toàn hơn với sức khoẻ.
Phương pháp trồng và nuôi cấy tự nhiên giúp rau quả organic giữ được mùi vị tự nhiên, hấp dẫn hơn khi ăn. Táo organic sẽ giòn hơn; dâu tây có vị ngọt vượt trội; chanh mọng nước và thơm hơn; rau má còn nguyên vị tươi mát…
Đáng chú ý hơn, thực phẩm hữu cơ có tác dụng trong việc giảm nguy cơ bệnh tim, ung thư, đường huyết cao. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hoa quả và rau hữu cơ chứa chất chống oxy hoá nhiều hơn 40% so với các sản phẩm không hữu cơ.
 Nhu cầu thực phẩm hữu cơ tăng kỷ lục trên thế giới
Tại thị trường Mỹ, lượng tiêu thụ thực phẩm organic đã tăng hơn 150% từ năm 2005 và đang được phân phối tại hơn 20.000 cửa hàng thực phẩm toàn quốc. Cụ thể riêng dòng sữa tươi organic được đông đảo người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng bởi quy trình sản xuất tiêu chuẩn, mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp tăng cường thể chất, nâng cao sức khỏe.
Cửa hàng thực phẩm organic của gia đình Héniart nằm trên khu phố Armentières thuộc Beuvry, nước Pháp lúc nào cũng nhộn nhịp khách. Người ta đến đây để lựa chọn rau xanh và trái cây tươi được trồng theo phương pháp hữu cơ từ chính trang trại nhà Héniart. Có nhiều cặp vợ chồng không quản ngại đường sá xa xôi lái xe hàng chục km tới đây để mua thực phẩm đúng chuẩn organic.
Ở một châu lục khác, chị Zhao Quanjing (ở Thượng Hải, Trung Quốc) sẵn sàng rút hầu bao để mua những sản phẩm với nhãn mác được chứng nhận là "sản phẩm xanh", "từ thiên nhiên" hay "đồ ăn hữu cơ". Chị Zao tự nhận mình là người không quá kén chọn khi mua sắm nhưng lại đặc biệt "kỹ tính" với đồ ăn thức uống vì lo lắng cho sức khoẻ bản thân và con cái.
Các nhà bán lẻ tại Anh cho biết, nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm hữu cơ đã tăng kỷ lục trong vòng 10 năm qua. Doanh số mặt hàng thực phẩm hữu cơ của Tesco, hãng bán lẻ lớn nhất nước Anh tăng 15% trong năm 2016.
Theo thống kê của Techsci, thực phẩm hữu cơ có mặt trên khắp nước Mỹ với 20.000 cửa hàng và gần ¾ các cửa hàng tạp hóa vào năm 2016. Con số này dự báo sẽ còn tăng trưởng với tỷ lệ 16% đến năm 2020.
Tại Nhật Bản – đất nước của những người tiêu dùng thông thái luôn có ý thức giữ gìn sức khoẻ, người có thu nhập từ mức trung bình trở lên là khách hàng thường xuyên tiêu thụ mặt hàng thực phẩm hữu cơ. Trong đó, 32% khách hàng từ 30 tới 40 tuổi mua thực phẩm hữu cơ ít nhất 1 lần/tuần. 60% người từ 50 tuổi mua thực phẩm hữu cơ từ 4-5 lần/tuần trở lên.
 Nhu cầu thực phẩm Organic tại thị trường Việt Nam
Còn tại Việt Nam, sản phẩm organic đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng như một giải pháp cho tiêu chí khỏe bên trong, đẹp bên ngoài. Cũng chính vì thế, nhu cầu về nguồn thực phẩm an toàn, giàu dưỡng chất tự nhiên đang gia tăng một cách nhanh chóng. Theo báo cáo về Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng do AC Niesel thực hiện năm 2015, 86% người được hỏi cho biết họ ưu tiên chọn các đặc sản địa phương, các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ khi có thể.
 Những lợi ích của thực phẩm hữu cơ
Bảo vệ thế hệ tương lai: Nông nghiệm hữu cơ đã góp phần giảm bót lượng độc tố phát sinh từ hóa chất tồn đọng trong không khí, nguồn nước, đất đai và cơ thể con người. Không những thế, còn ngăn chặn sự tàn phá của phân bón hóa học đối với thổ nhưỡng, môi sinh ở nông trại và vùng phụ cần. Mặc dù nếu chúng ta “vạch lá tìm sâu” thì thực phẩm hữu cơ không phải là “100% không chứa cặn độc tố” nhưng nó vẫn cho thấy tiêu dùng có thể tránh được hoặc giảm bớt rủi ro nhiễm độc.
Giữ gìn hệ sinh thái: Mô hình canh tác thực phẩm hữu cơ giữ gìn tính đa dạng và đa sinh của môi trường tự nhiên. Khi đến thăm các nông trại hữu cơ, bạn sẽ được thưởng thức một bản hợp ca thú vị của các muôn thú, chim chóc và côn trùng. Chúng luôn trở lại sau mỗi vụ mùa và mang đến sự cân bằng tuyệt vời cho môi trường sinh.
Giảm nguy cơ nhiễm độc: Nông nghiệp hữu cơ góp phần bảo vệ con cháu chúng ta. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng dư lượng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, hóa chất và thuốc kháng sinh trong thực phẩm có thể làm tổn hại hệ thần kinh, gia tăng nguy cơ bị ung thư và giảm khả năng sinh sản. Bởi vậy thực phẩm hữu cơ được tin tưởng và sử dụng rộng rãi hơn.
Tránh lạm dụng công nghệ: Khoảng 20 năm trước, thực phẩm biến đổi gen chỉ có trong phòng thí nghiệm. Nhưng ngày nay thì hầu như nó đã chiếm đến 30% diện tích trồng trọt, có mặt ở khắp nơi trong bữa ăn hàng ngày và gây nhiều lo ngại cho người tiêu dùng. Nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn việc lạm dụng công nghệ một cách khinh suất.
Tôn vinh sản vật địa phương: Mặc dù chưa chứng minh được nhưng giới khoa học và người tiêu dùng đều công nhận thực phẩm hữu cơ có hương vị ngon hơn, thật hơn vì được nuôi trồng theo cách hòa hợp với thiên nhiên. Những sản vật đặc trưng cho mỗi địa phương vùng miền vì vậy cũng được bảo toàn.
 Cơ hội cho các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống hữu cơ
Thói quen ăn uống xanh – sạch của người tiêu dùng đang tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống khắp nơi trên thế giới. Theo đó những sản phẩm chất lượng trung bình sẽ dần bị loại bỏ. Các loại thực phẩm từ rau củ, cho đến thịt, cá và cả đồ gia vị được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ sẽ "lên ngôi".Chính yêu cầu này đã mang đến nhiều cơ hội cho những nhà sản xuất sản phẩm organic.
Tại Mỹ, thị trường thực phẩm hữu cơ được dự đoán sẽ sản sinh ra nhiều triệu phú tương lai. Tháng 4 năm 2015, Stacey Schlaman mở một tiệm bánh mang tên Liberated Specialty Foods tại Madison, Alabama (Mỹ) chuyên cung cấp các loại bánh được chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ, không ngũ cốc, không gluten cho những người bệnh mắc chứng bệnh tự nhiễm (chứng bệnh do rối loạn hệ miễn dịch). Từ thành phố nhỏ Madison, giờ đây thương hiệu của Stacey đã vươn ra phục vụ khách hàng trên khắp nước Mỹ.
Nắm bắt được nhu cầu bảo vệ sức khoẻ đường ruột, từ năm 1997 đến nay, công ty Công ty Ganeden của Andy Lefkowitz cung cấp 100 sản phẩm có chứa men vi sinh từ sữa chua xoài đỏ đến trà Bigelow. Các sản phẩm chứa chiết xuất từ các loại thảo dược, thực phẩm hữu cơ của Ganeden được khách hàng đón nhận suốt 20 năm qua.
Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia và mở rộng thị phần nông nghiệp hữu cơ. Nổi bật trong số đó là Tập đoàn TH với các dự án sữa tươi sạch TH true Milk, rau củ quả sạch FVF và gần đây là dự án dược liệu TH true Herbal.
Với dự án dược liệu hữu cơ, Tập đoàn TH đã mạnh tay đầu tư trang trại rộng 250 ha trồng gấc, rau má, bạc hà… theo tiêu chuẩn organic của Mỹ và Châu Âu. Tất cả những loại dược liệu từ trang trại của TH đều được trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt.
Sản phảm không chứa chất bảo quản, không chứa các thành phần gây dị ứng, không sử dụng nguyên liệu biến đổi gen. Các nguyên liệu lựa chọn được chiết xuất, kết hợp với nhau dựa trên quá trình nghiên cứu nghiêm ngặt và lâu dài, để gia tăng giá trị dinh dưỡng cung cấp cho người dùng.
Công nghệ UHT và đóng gói vô trùng cho phép giữ lại toàn vẹn tinh chất từ các thảo dược quý và đảm bảo hương vị nguyên bản, hoàn toàn tự nhiên phù hợp với khẩu vị người Việt trong khoảng thời gian dài lên tới 6 tháng.
http://knacert.com.vn/chung-nhan-tieu-chuan-organic
0 notes
knacert-blog · 5 years
Link
0 notes
knacert-blog · 5 years
Link
0 notes
knacert-blog · 5 years
Link
0 notes
knacert-blog · 5 years
Link
0 notes
knacert-blog · 5 years
Link
0 notes
knacert-blog · 5 years
Link
0 notes
knacert-blog · 5 years
Link
0 notes
knacert-blog · 5 years
Link
0 notes
knacert-blog · 5 years
Link
0 notes
knacert-blog · 5 years
Link
0 notes
knacert-blog · 5 years
Link
0 notes
knacert-blog · 5 years
Link
0 notes