Tumgik
hpliffe · 6 months
Text
Lặng nghe tiếng sáo lòng càng thêm du dương, vầng mây khuya vẫn còn chưa tan hết. Ai đúng ai sai cũng chỉ là chuyện đã qua, tỉnh lại rồi sao có thể xem tất cả chỉ tựa như một giấc mộng bình thường. Giữa chốn hồng trần nhiễu nhương, làm sao đong đếm chuyện khen chê được mất. Núi cao nước sâu. Tiếng đàn vang vọng. Hoài niệm chưa dứt, vùi mình trong khóm hoa lau dưới vầng trăng bàng bạc như sương. Chử một bầu sinh tử bi hoan kính chàng thiếu niên trẻ. Trăng sáng như xưa cớ sao lại thẫn thờ? Chi bằng cứ bình bình thản thản mà cùng nhau trải qua sóng gió. Khắp chân trời vang vọng khúc ca du dương.
0 notes
hpliffe · 6 months
Text
Một rặng núi đỏ, hai nỗi nhớ Trông ba bốn bận, mến hồng nhan Khẽ vén rèm châu, vừa tỉnh mộng Uống thêm một chén, đặng làm thơ.
0 notes
hpliffe · 8 months
Text
BUÔNG BỎ CHẤP NIỆM Đọc kinh Phật hàng nghìn lần, nhưng Đức Phật lại không nói với chúng ta, hai chữ "Buông xuống" rốt cuộc viết như thế nào.
Nhân sinh chính là một quá trình không ngừng đạt được và mất đi. Chúng ta chẳng thể có cuộc sống vĩnh hằng, cũng không thể giữ mãi tuổi thanh xuân mà không già.
Thời gian đến rồi, nên già thì sẽ già, nên đi thì sẽ rời đi. Chúng ta đến cùng chẳng qua chỉ là một vị khách qua đường của thời gian. Đã là khách qua đường, hà tất phải chấp nhất.
Nhưng tất cả mọi người, dường như luôn có hai trái tim. Một trái là lòng tham, một trái là sự không cam tâm. Vì vậy, LẮNG NGHE.
Xuân nghe tiếng gió Hạ nghe tiếng ve Thu nghe tiếng côn trùng Đông nghe tuyết rơi. Ban ngày nghe tiếng đàn cổ cầm Dưới ánh trăng nghe tiếng thổi tiêu Trên núi nghe gió thôi trên những tán lá thông Lắng nghe âm thanh của nước chảy. Đi ngắm mình Ngắm ánh chiều tà nơi cảnh quang hùng vĩ núi cao sông dài Ngắm sa mạc Đôn Hoàng gió cát mịt mùng Đi ngắm nhìn Giang Nam đẹp như bức tranh thủy mặc vài nét đan thanh Đi ngắm núi Trường Bạch phủ đầy tuyết trắng như bạch ngọc Đi nhìn chúng sinh, đi tìm lại chính mình.
0 notes
hpliffe · 8 months
Text
Không biết từ khi nào mình rất thích ngắm hoa sen, nhất là sen trắng. Loài hoa ấy thanh sạch, mang lại cảm giác yên bình, luôn nhắc mình biết sống buông bỏ và đừng đòi hỏi. Những ngày mưa - lại muốn ngắm thật kĩ những bông hoa ấy - để dặn lòng mình: Hãy thật bình yên!
0 notes
hpliffe · 2 years
Text
chẳng sao đâu, em ạ
nếu hôm nay em buồn
vài điều xưa tan vỡ
em mệt và muốn buông
ai cũng cần mấy lúc
dừng lại để nghỉ chân
tưới cho hoa chút nước
cho tim chút ân cần
em đừng vờ mạnh mẽ
bằng vỏ bọc kiên cường
tim mình là đứa trẻ
em nhớ phải yêu thương
đừng sợ người chê trách
khi nước mắt em rơi
người thương em tự biết
ôm lấy em giữa đời.
4 notes · View notes
hpliffe · 2 years
Text
Có một đoạn tiếng anh mình nghe rất là hay, “I wonder if one day I’ll forget what color your eyes are. Because my dad doesn’t remember the name of his high school girlfriend and my mom doesn’t remember the model of her first car. We forget things that were one day so obvious to us, and so important. Things that once meant the world to us become distant memories, then eventually forgotten. So the good news is one day I might not remember the exact words that broke my heart, but the bad news is I also won’t remember how blue your eyes are.”
Sẽ thế nào nếu một ngày, tớ quên mất màu mắt của người tớ từng rất thương. Bởi bố tớ còn không nhớ nổi tên cô bạn gái thời trung học của ông ấy, và mẹ thì thậm chí chẳng nhớ cả mẫu xe đầu tiên của bà. Chúng ta dường như sẽ quên đi những thứ mà đã từng có những ngày như thế, từng quá rõ ràng và rất quan trọng với chúng ta. Những thứ tưởng chừng là cả thế giới, bỗng trở thành những kỷ niệm xa xôi, rồi cuối cùng đi hẳn vào quên lãng...
Vậy nên có một tin tốt là, một ngày nào đó có thể tớ sẽ chẳng nhớ nổi chính xác những câu từ làm tim tớ vỡ tan, nhưng tiếc thật, tin xấu là tớ cũng chẳng thể nhớ được màu mắt cậu xanh đến nhường nào.
3 notes · View notes
hpliffe · 2 years
Text
Trần Thiện Thanh viết trong bài Mùa đông của anh có mấy ý thật đẹp: "Những cuộc tình dương gian, muôn đời không nghĩa lý. Nhưng người vẫn tìm nhau, trong vòng tay tình ý. Em hỡi em, có phải tình băng giá là tình đẹp trên thế gian". Bảo sao những ngày kỷ niệm lãng mạn lại đa phần rơi vào mùa thu mùa lạnh thế.
1 note · View note
hpliffe · 2 years
Note
Hi, I like to read your posts.
Thank youuu 😊
0 notes
hpliffe · 3 years
Text
“I wonder how many times each day she dies a little.”
— Libba Bray, A Great and Terrible Beauty
359 notes · View notes
hpliffe · 3 years
Text
Mối quan hệ giữa chúng ta là gì, nếu không phải những kí sinh đô thị?
2 notes · View notes
hpliffe · 3 years
Text
ĐÍCH ĐẾN CỦA TỰ NHẬN THỨC
19/02/2021
“Life is 10% what happens to you and 90% how you react to it” - CHARLES R.SWINDOLL.
Cảm thấy kiến thức cất đi thì hơi phí nên mình quyết định viết nó ra trong tâm thế các giác quan đột nhiên được mài giũa và cảm nhận được một phần nhịp điệu của vũ trụ haha??? Để mà nói ấy, tự nhận thức có nhiều cấp độ khác nhau, nhưng đích đến của nó lại là thứ nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế mình nghĩ rất ít người có thể chạm đến được. Thì bởi, “đời người cũng giống như bông hoa trước gió, vui cũng tan tác, buồn cũng tan tác” mà. (”Vân Trung Ca” - ĐỒNG HOA)
NHỮNG SỰ THẬT KHẮC NGHIỆT
Kinh điển Phật giáo có một câu chuyện mô tả đời sống rất sinh động. Một tử tù vượt ngục và bị đuổi gấp. Trong khi chạy trốn, anh ta rơi xuống vực sâu, nhưng bám vào được một cành cây leo và cứ thể lơ lửng trên vách đá.
Cứ nghĩ thế là may, nhưng không hẳn: Có một con chuột đen và một con chuột trắng đang gặm dần cành cây leo mà anh ta bám vào. Phía trên, quan quân truy bắt đã đuổi đến nơi. Và ở dưới đáy vực, rắn độc ngóc đầu chờ.
Trong hoàn cảnh tuyệt vọng ấy, tử tù bỗng nhìn thấy một nhánh cây khác trên đầu anh ta. Một bầy ong đang làm tổ trên đó, và tự dưng có mấy giọt mật rơi vào miệng tử tù. Vào đúng khoảnh khắc ấy, mọi nguy khốn của anh ta dường như đi vắng. Chỉ còn lại vị mật ngọt tan trong miệng.
Những giọt mật là ẩn dụ của khoái lạc nhất thời. Hai con chuột đen và trắng tượng trưng cho ngày và đêm, gặm nhấm sinh mệnh của chúng ta từ từ. Ta không thể làm gì trước một kết cục chung nhất là cái chết. Khi vị ngọt qua đi, tử tù sẽ còn xót xa và đau đớn hơn nữa với hoàn cảnh mà anh ta luôn phải chịu. 
Đấy là quan điểm cơ bản của đạo Phật: Bản chất của đời sống là khổ. không chỉ với nghĩa hẹp là những gì con người nói chung quan niệm là đem đến khổ đau, mà chỉ một trạng thái rộng hơn, khi con người ta sống với tâm thế chịu đựng thực tại, vì chỉ mải chăm chú vào khoái lạc (với ẩn dụ là những giọt mật), từ đó bị đánh lừa và không thể hài lòng với những gì đang có - đây chính xác là nội dung bao hàm cả bài viết. Đích đến của tự nhận th���c nên là chấp nhận bản thân.
Có quá nhiều định nghĩa về Hạnh phúc là gì, nhưng tôi chỉ rút ngắn nó lại bằng câu chỉ khi chúng ta biết chấp nhận và hài lòng với những gì mình đang có. DAVID BENATAR, hiện là Trưởng khoa Triết đại học Cape Town (Nam Phi), cho rằng Bộ não của con người vốn được “thiết kế” để không bao giờ đạt đến hạnh phúc vĩnh cửu, chúng ta sẽ không bao giờ hài lòng. Trong cuốn sách nổi tiếng Homo Sapiens (Lược sử loài người), giáo sư người Israel YUVAL NOAH HARARI đã nói về cơ chế não bộ được di truyền qua hàng triệu năm giải thích vì sao chúng ta sẽ không bao giờ hạnh phúc. 
Cách đây hàng triệu năm, con người chỉ mong có đủ ăn và bớt bệnh tật. Sau hai cuộc cách mạng nông nghiệp và công nghiệp, con người đã giải quyết được những vấn đề cơ bản này, nhưng thế là không đủ.
Thế kỷ 21 là thế kỷ của tham vọng chinh phục thiên nhiên, và cố đạt đến sự bất tử. Tức là đủ ăn và tuổi thọ cao chưa đủ, con người còn muốn quyền lực của thánh thần. Sự không thỏa mãn ấy là đặc trưng hình thành qua tiến hóa, biến con người thành giống loài thống trị Trái Đất. 
Khi chưa có tiền, bạn sẽ nghĩ tiền là hạnh phúc. Người có tiền nhưng không có sức khỏe chỉ mong rằng mình không còn phải nằm giường bệnh. Người không có tình yêu thì chỉ nghĩ được rằng người mình yêu mến là tất cả. Chúng ta luôn hi vọng, và đạt được thì lại bắt đầu thất vọng, tôi còn mang trong mình cái hội chứng gọi là lithromantic với tất cả mọi thứ nữa đây?
“So, whatever happened to you?    Life, life happened.” - “One day” - DAVID NICHOLLE.
Cơ chế của não bộ là như thế: Con người sẽ không bao giờ đạt được hạnh phúc vĩnh cửu. Đấy là động lực sống của chúng ta, và cũng là nỗi đau khổ đẹp đẽ của chúng ta. Tại sao à? Vì chúng ta là những cái bia di động, những cái bia này được hình thành mạnh mẽ khi áp lực so sánh mình với thiên hạ đang đè lên tứ phương tám hướng vào chúng ta, nó tương đương với tần số áp suất vô hình ở độ sâu 150m dưới nước chứ không vừa đâu.
Cái bia này bắn trúng hồng tâm (mua được nhà đẹp), thì ngay lập tức sẽ có những cái bia khác thay thế (nhà đẹp hơn, hoặc combo nhà đẹp + chó đẹp + xe đẹp + gia đình đẹp), kiểu thế. 
Trong khóa học về hạnh phúc của Đại học Yale giảng bởi giáo sư LAURIE SANTOS, bà giải thích cho việc tại sao chúng ta, dù ngày càng giàu có lên, yên ổn hơn, khỏe mạnh hơn, nhưng niềm đau khổ thì vẫn dường như vô tận. Lý do lớn nhất cũng là vì ta luôn bị áp lực so sánh cuộc đời mình với những kẻ xung quanh (social comparison).
Giáo sư SANTOS bắt đầu với một tấm ảnh chụp 3 người chiến thắng trong thế vận hội Olympic. Kẻ có nụ cười gượng gạo nhất không phải là nhân vật giành huy chương đồng, mà là kẻ nhận huy chương bạc. Đấy tôi biết ngay mà, lưng chừng chỉ có bi kịch chứ sao nữa (muốn biết bi kịch như nào thì đọc bài viết dưới nhé). Huy chương đồng so sánh mình với kẻ về đích thứ 4 trắng tay nên niềm hạnh phúc là vô bờ bến. Huy chương bạc so sánh mình với kẻ về nhất, để rồi tiếc hùi hụi và tự trách móc bản thân. 
Ta là ai không quan trọng, quan trọng là ta bị so sánh với ai?
Tumblr media
Hình tròn to hay bé không quan trọng, quan trọng là nó bị vây quanh bởi những hình tròn to hay bé. (hình minh họa)
Những ví dụ bà SANTOS đưa ra vô cùng sinh động. Về công việc chẳng hạn, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ chịu hơn nếu làm trong một công ty không có quá nhiều sự khác biệt về thu nhập. Tương tự, trong một quốc gia, chỉ số chênh lệch *GINI thường tỷ lệ với hạnh phúc, càng chênh lệch dân chúng càng dễ cau có. Có một quan chức ở Việt Nam từng nói là dân mình nghèo nhưng hạnh phúc. Chính xác hơn, câu nói ấy phải là, cả nước cùng giàu hoặc nghèo thì dân mới hạnh phúc. 
Sự giàu sang, xinh đẹp, toàn mỹ nếu ở xa thì chả ai chấp. Nhưng nếu nó ở gần ngay bên cạnh, với áp lực con số đập vào mặt mỗi ngày, thì đó chính là kho hạt nhân kích hoạt bộ não nổ tung vì ghen tỵ, thua thiệt, bất công. Ở Hà Lan có một chương trình xổ số mà kẻ trúng giải có ngay một cái ô tô đỗ trước nhà. Nghiên cứu chỉ ra là cái nhà bên cạnh, do ảnh hưởng của cái ô tô ngay trước cổng, nên có tỷ lệ đi mua xe mới cao gấp đôi các nhà không phải hàng xóm. Thú vị hơn, một nghiên cứu khác tính ra rằng cứ mỗi giờ xem TV thì chúng ta sẽ chi tiền mạnh tay hơn trong việc mua sắm (ở Mỹ năm 1999 con số này là 4USD/hrs).
VẬY TA CÓ THỂ NGỪNG SO SÁNH ĐỂ AN NHÀN, HẠNH PHÚC ĐƯỢC KHÔNG? Câu trả lời là: KHÔNG.
Tạo hóa trời già kia đã tạo ra một bộ máy sinh tồn mà không ai có thể thoát được sự so sánh của mình với kẻ khác. So sánh trở thành một cơ chế tự động, thậm chí thành vô thức.
Trong một thí nghiệm, người tham gia chia thành 2 nhóm với màn hình trước mặt, trên màn hình thỉnh thoảng xuất hiện những bức ảnh chỉ kéo dài 1/10s, nhanh đến nỗi mắt thường không thấy được, chỉ có bộ não vô thức tiếp nhận. Ở nhóm có chiếu những bức ảnh là các khuôn mặt xinh đẹp, người xem đánh giá mình xấu hơn ở nhóm có chiếu những bức ảnh người không xinh. Tương tự, khi ảnh trên màn hình là nhà bác học Einstein, người tham gia đánh giá mình kém thông minh so với nhóm có chiếu ảnh một gã hề. 
Điều này có nghĩa là, dù mắt ta không thấy nhưng không có nghĩa là tim sẽ không đau, nói cách khác trí não ta tự cảm thấy. Và dưới tác động của vô thức, ta chợt cảm thấy mình bé nhỏ đến nhường nào. 
Về bản chất, bộ não không hề muốn chúng ta được hạnh phúc. So sánh là một cơ chế sinh tồn. Tạo hóa không quan tâm đến việc chúng ta có hạnh phúc hay không. Hạnh phúc không phải mục đích, nó là một công cụ phục vụ sự sinh tồn cho tổng thể giống loài, thế nên theo đuổi hạnh phúc đôi khi giống như theo đuổi những mục tiêu hữu hạn, những khoảnh khắc đến đi trong phút chốc, những ảo tưởng của sự vĩnh viễn, những viên đường ngọt ngào mà chóng tan, những cái bia bắn trúng hồng tâm nhưng lại ngay lập tức được thay bằng một hồng tâm mới.
Một số nghiên cứu về hạnh phúc cũng chỉ ra rằng, hạnh phúc là một “cảm giác”, và nó qua rất nhanh. Kể cả những người trúng xổ số đặc biệt cũng nhanh chóng quay trở về trạng thái ban đầu. Trên đường đời, hạnh phúc như những cái cột đèn lướt qua soi sáng mặt đường, đó là những khoảnh khắc thoắt đến thoắt đi, như những trạm xăng tiếp nhiên liệu, cần, nhưng không chắc là bến đỗ cuối cùng. 
Hạnh phúc về bản chất sinh học chỉ là những màn diễn ngắn ngủi của các chất hóa học (serotonin, oxytocin, dopamine, endorphins) tạo ra cảm giác hưng phấn, như các vũ công biểu diễn hết giờ là sân khấu sẽ tắt đèn. Không có một bộ óc nào chịu đựng được nếu màn trình diễn hóa học ấy kéo dài mãi mãi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là không ai có thể bước đi trong đời mà cứ luôn phải cúi đầu để thấy mình hạnh phúc. 
THIÊN KIẾN TIÊU CỰC
Có một tin buồn là, negativity bias, hay còn gọi là thiên kiến tiêu cực, được não bộ ưu ái và thiên vị hơn rất nhiều so với tin tốt, hình thành nên một hình thái bất cân xứng giữa hai mặt: tích cực và tiêu cực. Trong lúc tương tác xã hội, thiên kiến này làm cho chúng ta cảm thấy những sự kiện tiêu cực quan trọng hơn và ghi nhớ chúng rõ nét hơn.
Khi đến một nhà hàng, nếu chẳng may có trải nghiệm không vui (phục vụ luống cuống, bảo vệ thờ ơ, muỗng đũa có vết dơ,...) thì khi kể lại, ta thường chỉ nhắc đến những điều này. Không gian thoáng đãng, thức ăn vừa miệng, giá cả phải chăng sẽ vô tình bị lướt qua.
Bạn trình bày bản báo cáo công việc, sếp nhận xét tổng thể rất tốt, chỉ có một số lỗi cần được cải thiện. Sau cùng, bạn sẽ chỉ nhớ những lỗi sai ấy mà quên đi lời khen ban đầu.
Một tuần đi du lịch với đám bạn thân là một ký ức tuyệt vời. Nhưng đến khi sắp về, một người bạn vô ý nói lời không hay với bạn, sau này khi nhớ về chuyến đi ấy, điều bạn nhớ nhất không phải là 7 ngày vui vẻ mà là 1 câu nói vô tình vào phút chót. 
Theo nhà tâm lý học RICK HANSON, thiên kiến tiêu cực được cho là một chức năng tiến hóa thích nghi. Từ thời xa xưa, bản năng con người phải luôn chú ý đến nguy hiểm để tồn tại. Vậy nên từ góc độ tiến hóa, xu hướng nhìn vào mặt tiêu cực là cách não bộ giúp chúng ta an toàn.
Một thanh niên Ấn Độ có tên RAPHAEL SAMUEL đã đâm đơn kiện cha mẹ ra tòa vì đã... sinh ra anh ta. Anh không phải là một kẻ bất hạnh hay chán đời đến mức không thiết sống: “Tôi yêu bố mẹ, và gia đình tôi êm ấm. Cuộc sống của tôi không có gì đáng phàn nàn, nhưng tôi vẫn cảm thấy không có lý do gì phải sống, đi học, kiếm việc làm, vì tôi không muốn có mặt trên đời.”
Nếu một lần bạn có nghĩ đến điều này, thì cũng như SAMUEL, bạn không cô đơn. Tiểu thuyết gia GUSTAVE FLAUBERT, tác giả cuốn “Bà Bovary” từng tuyên bố rằng ông sẽ tự nguyền rủa mình nếu trở thành một người cha, vì ông “không muốn truyền thụ lại cho ai gánh nặng và sự ô nhục của việc tồn tại”.
Văn hào FYODOR DOSTOYEVSKY, thậm chí còn nhìn cuộc đời ảm đạm hơn, khi viết trong tác phẩm bất hủ “Anh em nhà Karamazor”: “Tôi thà tự sát trong bụng mẹ, để không phải ra ngoài thế giới này”.
Triết gia người Đức ARTHUR SCHOPENHAUER đặc biệt tỏ ra bi quan về chủ đề này: “Liệu một người có nhiều thiện cảm với thế hệ tương lai có thể cho chúng gánh lấy gánh nặng của sự tồn tại, hay bằng bất cứ giá nào cũng không chịu trách nhiệm về gánh nặng ấy một cách có chủ tâm?” (tạm dịch)
ALAIN DE BOTTON, một triết gia, nhà văn người Anh nổi tiếng với cuốn best seller “Sự an ủi của Triết học”, đã từng viết về một trạng thái tâm lý xuất hiện khi con người ta suy nghĩ về bản chất khổ của đời sống trong bài luận có tên “Ngợi ca nỗi chạnh lòng”: “Chạnh lòng không phải là một cơn thịnh nộ hay cay đắng, mà là một dạng nỗi buồn cao quý xuất hiện khi chúng ta ngộ ra rằng đau khổ và thất vọng là trung tâm của trải nghiệm đời người. Nó không phải là một chứng rối loạn cần chữa trị; nó là sự thừa nhận dịu dàng, bình tĩnh, vô tư về bao nhiêu đau đớn mà chúng ta chắc chắn sẽ phải trải qua.” (tạm dịch)
Thử phóng tầm mắt ra thế giới thông qua một lăng kính trái ngược, chúng ta có thể một lần nữa suy ngẫm đến giá trị thực của sự tồn tại này. Nhà Triết học người Phổ FRIEDRICH NIETZSHE nhận ra sức mạnh sáng tạo trong nỗi buồn và tìm thấy giá trị trong mối quan hệ của nó với nghệ thuật. 
Thông thường, sự chán nản nảy sinh do nhận thức về trạng thái không phù hợp: một khoảng cách giữ nhu cầu về sự kích thích và sự sẵn có của việc đáp ứng. Chúng ta muốn một thứ mà đơn giản là đang không ở đó, không sẵn sàng để đáp ứng ta. Buồn chán là nhận thức của chúng ta về sự trống vắng đó. Trong các hoạt động đơn điệu, chúng ta cảm thấy chán vì chúng ta muốn có nhiều hơn những gì ta có thể tìm thấy. Trong những tình huống quen thuộc, chúng ta cảm thấy chán vì thèm muốn sự mới lạ, nhưng không được thỏa mãn. Và khi tham gia vào những công việc bị bắt buộc, chúng ta cảm thấy chán vì muốn làm điều gì đó khác với những gì đang buộc phải làm. 
Nếu cảm giác đau, (thường thấy nhất), là một chỉ báo của sự tổn thương, thì khi ấy cảm giác buồn chán là một chỉ báo cho thấy chúng ta đang tham gia vào một việc gì đấy không phù hợp với những kế hoạch của chúng ta, thế thôi. 
Điều này thúc đẩy nên động lực để sống, còn được gọi là động lực hình dung (motivational picture) của sự buồn chán. Nó được hỗ trợ bởi các lý thuyết tâm lý học gần đây (ví dụ, nghiên cứu của JOHN EASTWOOD ở Đại học York, Toronto; SHANE BENCH ở Đại học bang Washington và HEATHER LENCH ở Đại học Texas A&M, cũng như WIJNAND VAN TILBURG tại Đại học Southampton và ERIC IGOU tại Đại học Limerick). Nhưng nó cũng phù hợp với những câu chuyện hiện tượng học của cảm xúc. Những câu chuyện đó coi những trải nghiệm cảm xúc của chúng ta là những tiết lộ về giá trị của chúng ta. Cảm xúc mở ra thế giới trước mắt chúng ta và tạo nên sự tràn đầy ý nghĩa. Chúng là những cách mà chúng ta hòa hợp với sự tồn tại của xã hội, con người thực tế của chúng ta. Chúng cung cấp cho ta một tiền-nhận-thức về những gì quan trọng với chúng ta, định hướng ta tới các khả năng hiện sinh - tức là, những cách hành động và cách sống trên đời - kêu gọi chúng ta hành động.
EUSTRESS và DISTRESS
Thực tế là, thiếu stress thì đời cực kỳ buồn chán. Đó là khi một loại hormone tên là cortisol ở thấp cực điểm. Nó khiến ta lờ đờ chả có động lực làm gì. Phải có stress thì đời mới có gia vị. Thế là stress xuất hiện. Và nó có 2 khuôn mặt chính: eustress và distress.
EUSTRESS là stress tốt. Đó là khi cortisol sản sinh ở mức cao vừa đủ để ta cảm thấy hào hứng khi nghĩ đến công việc. Đó là khi mệt mỏi không làm ta nao núng. Nó là một thứ cocktail với rất nhiều háo hức và hồi hộp, một tý lo âu, một tẹo hoang mang. Đó là khi đang yêu, mới lập gia đình, mua nhà, đi du lịch, có con, tập thể dục, hay học một thứ mới mẻ.
Ngược lại, DISTRESS giống như một con ma không hình dáng. Nó ngấm dần vào ta từ từ như kẻ sát nhân mỗi ngày nhỏ một giọt thủy ngân vào thức ăn. Đó là khi động lực biến thành áp lực. Đó là khi niềm tự hào về công việc, con cái, gia đình hay tài sản trở thành gánh nặng. 
Như vậy, áp lực là tất yếu. Vấn đề chỉ là áp lực đó tạo ra eustress hay distress. Vậy ta có thể chọn eustress và tránh xa distress được không? Tin vui là CÓ, tin buồn là KHÓ.
Khi stress bắt đầu, cortisol tăng lên như một viên trợ lý thiện nghệ giúp ta xử lý vấn đề trôi chảy. Nhưng nếu ta liên tục bắt viên trợ lý này làm việc quá sức, anh ta hay cô ta sẽ kiệt sức. Tim nóng nhưng có cái đầu lạnh hãm phanh, biến áp lực trở thành động lực cho những ai biết điểm dừng: dù yêu công việc đến mấy cũng biết có thời gian cho bản thân; dù yêu con cái đến mấy cũng để nó có cơ hội tự lập; dù sợ xã hội chê cười đến mấy cũng dũng cảm chia tay kẻ đang biến cuộc đời mình thành ngục tù; dù có tham công tiếc việc đến mấy cũng hiểu rằng đời này không mợ thì chợ vẫn đông.
Ấy là khi kiêu hãnh không biến thành kiêu ngạo, khát vọng không thành tham vọng, và yêu thương không lỡ bước thành sở hữu.
ĐÍCH ĐẾN CỦA TỰ NHẬN THỨC NÊN LÀ THẤU CẢM
Triết gia Plato từng nói, cái ác đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết. Những kẻ xấu xa nhất, tồi tệ nhất không phải do khuyết điểm của họ, mà bởi vì họ không chịu thừa nhận khuyết điểm của mình. Thấu cảm chỉ có thể xảy ra khi bạn biết chấp nhận bản thân. 
Chấp nhận được những khiếm khuyết trong cảm xúc và tâm trí của mình, chúng ta mới có thể nhận ra điều tương tự ở người khác. Và thay vì phán xét hoặc thù ghét họ, bạn sẽ nảy sinh lòng trắc ẩn với họ. Khả năng thấu cảm và trắc ẩn không giải quyết được mọi vấn nạn trên đời, nhưng chắc chắn sẽ không khiến mọi thứ tệ hơn.
Có một câu nói tuy nhàm nhưng đúng, đó là bạn yêu thương bản thân chừng nào thì mới có thể yêu thương người khác chừng ấy. Nhận thức về bản thân cho chúng ta cơ hội để yêu thương và chấp nhận mình. Ừ thì đôi khi tôi thiên vị, tôi không xử lý ổn thỏa cảm xúc của mình, nhưng không sao cả. Vì tôi chấp nhận những thiếu sót đó ở bản thân, nên tôi có thể chấp nhận và tha thứ những thiếu sót đó ở người khác. Và chỉ như thế mới tồn tại tình yêu chân thành.Nếu chúng ta từ chối chấp nhận mình như hiện tại, chúng ta sẽ lại rơi vào nhu cầu khiến mình sao nhãng. 
Tương tự, chúng ta cũng không thể chấp nhận người khác, và rồi ta tìm cách thao túng họ, thay đổi họ hoặc thuyết phục họ trở thành một kiểu người khác bản chất vốn có. Để rồi các mối quan hệ giữa người với người sẽ biến thành giao kèo có điều kiện, cuối cùng trở nên độc hại và tan rã. 
Suy cho cùng, thôi thì, “trong kẽ hở của thời gian, tuổi xuân cũng như sắc đẹp, mong manh như trang giấy bị gió hong khô”, chúng ta cảm thấy bị quăng từ thái cực này sang thái cực khác giữa cơn bão khó chịu mang tên Cuộc Sống. Tuy nhiên, MỘT PHI CÔNG GIỎI SẼ GIỮ CHO CHỈ SỐ ĐỘ CAO CỦA HỌ LUÔN Ở TRONG TẦM KIỂM SOÁT, chúng ta bị mắc kẹt trong những phản ứng có điều kiện và bị chi phối bởi những việc nằm ngoài tầm kiểm soát. CHẤP NHẬN BẢN THÂN là kế hoạch dài hạn cho những mục tiêu sắp tới, mỗi chúng ta có trung bình 30 nghìn ngày để sống, và những lụi tàn đều gói gọn trong hai chữ: nghệ thuật. Bạn hẳn sẽ ngậm ngùi khi ngoái nhìn lại và cảm nhận được rằng “Chỉ một điều làm tôi khiếp sợ. Tựa như cành liễu tắm trong ánh mặt trời rồi giây lát sau lại đung đưa trong gió bão, như hoa anh đào nở chỉ để tàn, đó chính là thời gian cứ trôi đi” (Máu và Nước), hãy cứ nhẹ nhàng và giữ cảm xúc dịch chuyển trong khung cửa sổ chấp nhận của mình (the tolerance of window), bởi “Cuộc sống, ngay cả khi con phủ nhận nó, ngay cả khi con sao nhãng nó, ngay cả khi con từ chối công nhận nó, nó vẫn mạnh hơn con. Mạnh hơn tất cả.” (”Bố đã từng yêu” - ANNA GAVALDA)
2 notes · View notes
hpliffe · 3 years
Text
Hoa sẽ không vì bạn lạnh nhạt mà sang năm không nở nữa, nhưng người có thể vì sự bỏ lỡ của bạn mà chớp mắt trở thành người dưng.
2 notes · View notes
hpliffe · 3 years
Text
Một hôm ta thấy lòng rười rượi,
Mặc cho trước mắt là xanh tươi.
Ngoảnh đi mới biết vì sao thế,
Thì ra mình nhớ một nét cười!
0 notes
hpliffe · 3 years
Text
Cánh chim kia bay hoài cũng mỏi,
Tự hỏi lòng, em đã mỏi hay chưa?
Tuổi thanh xuân, bình yên không còn nữa,
Chạy miệt mài, lòng ướt đẫm cơn mưa.
4 notes · View notes
hpliffe · 3 years
Text
CÓ GÌ BÊN DƯỚI RÃNH MARIANA - NƠI SÂU NHẤT THẾ GIỚI?
01/02/2021
Lấy cảm hứng từ bộ phim hồi hộp, giật gân năm 2019, 47 Meters Down: Uncaged (Hung Thần Đại Dương: Thảm Sát) với bối cảnh được quay hơn 90% ở dưới làn nước xanh của đạo diễn Johannes Roberts, đây là bộ phim chiếu rạp gây ấn tượng nhất với mình, so với những bộ phim đình đám với nội dung xuất sắc hơn thì Hung Thần Đại Dương lại thêu dệt nên sắc màu mới mẻ, tạo cho mình được cảm giác cực kỳ lạ hehe ^^ xem xong cái về dành hẳn nguyên vài đêm chỉ để nghiên cứu mấy con cá :D vừa hay lại xem được 1 video trên Tiktok nói về vấn đề này nên mình quyết định viết luôn :D
Tumblr media
(Poster phim 47 Meters Down: Uncaged)
Nội dung bộ phim xoay quanh cuộc chiến giành giật lấy sự sống của con người từ cửa tử. Dưới làn nước trong lành và xanh biếc, công trình kì vĩ của bộ lạc cổ đại hiện tại là nơi cư ngụ của những con cá mập trắng khổng lồ. Trải qua một thời gian dài sống trong thành phố ngầm bị tách biệt với biển cả, những hung thần này đã trở nên mù lòa và sự thính nhạy với âm thanh được nâng lên một tầm cao mới trong khi bóng tối và sự cạn kiệt oxi lại là trở ngại cực kì lớn với con người.
RÃNH MARIANA - Nơi Sâu Nhất Thế Giới
Rãnh Mariana, còn gọi là vực Mariana, nằm trên phần đáy của khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, về phía Đông quần đảo Mariana thuộc Hoa Kỳ. Với độ sâu tối đa lên tới 11.034 mét, rãnh đại dương này được xác nhận là nơi sâu nhất trong lớp vỏ Trái Đất mà con người từng biết đến.
Rãnh Mariana được phát hiện bởi một con tàu thuộc Hải quân Hoàng gia Anh mang tên “HMS Challenger” vào năm 1858. Đến tận năm 1951, những khảo sát ban đầu về nơi sâu nhất trái đất này mới được thực hiện.
Tumblr media
Rãnh Mariana sâu đến nỗi nếu bạn thả núi Everest (cao 8.848m) xuống đây, đỉnh của nó vẫn còn cách mặt nước vài km.
Ở dưới đáy vực, nhiệt độ dao động từ 1 đến 4 độ C. Áp suất nước ở đáy rãnh khoảng 1.071 atm gấp 1.000 lần so với áp suất khí quyển tiêu chuẩn ở mặt nước biển. Nếu bạn bị thả xuống điểm tận cùng của rãnh Mariana, thì một áp lực lên tới 8 tấn sẽ đè lên mỗi inch vuông trên cơ thể bạn.
Rãnh Mariana là một khu vực tối đen như mực do ánh sáng không thể chạm tới. Nhưng nơi đây là nơi sinh sống của rất nhiều loài sinh vật “cực dị”. Tất cả các sinh vật sống ở nơi sâu nhất trên Trái Đất này đều bị mù và có làn da trong suốt nhìn thấy được cả nội tạng.
1-3M DƯỚI NƯỚC: Đây là độ sâu của người bình thường bơi lội.
20-30M DƯỚI NƯỚC: Đây chính là độ sâu cư trú của các ĐÁ SAN HÔ NGẦM.
DƯỚI NƯỚC 40M: Đây là độ sâu huấn luyện của những thợ lặn nghiệp dư.
DƯỚI NƯỚC 60M: Đây là độ sâu hoạt động của CÁ VOI SÁT THỦ KHỔNG LỒ. 
Cá voi sát thủ, còn có tên gọi khác là cá heo đen lớn hay cá hổ kình (tên khoa học: Orca) là một loài cá voi có răng thuộc họ cá heo đại dương, đồng thời là phân loài cá heo lớn nhất. Cá voi sát thủ sống tại tất cả các đại dương trên thế giới, từ Bắc Băng Dương và châu Nam Cực cho đến các vùng biển nhiệt đới ấm áp hơn. 
Tumblr media
Một con cá voi sát thủ điển hình luôn có những khoang màu đen trên lưng, đốm trắng ở ngực và 2 bên sườn, cũng như 1 mảng trắng khác nằm trên và đằng sau đuôi mắt. Chúng có kích thước khá lớn, một con đực trưởng thành thường dài từ 6 - 8m và nặng tới hơn 6 tấn (khoảng 5.9 - 6.5 tấn). Con cái nhỏ hơn, dài khoảng 5 – 7m, với cân nặng từ 3 đến 4 tấn. Trong khí đó, con non mới sinh “chỉ” nặng khoảng 180kg, và dài chừng 2.4 m.
Bên cạnh đó, cá voi sát thủ cũng đạt vị trí quán quân trong ngôi vị loài động vật biển có vú di chuyển nhanh nhất, với tốc độ tối đa có thể đạt tới 56 km/h.
Tuổi thọ của loài động vật này phân hóa tương đối rõ rệt theo giới tính. Con cái sở hữu tuổi thọ trung bình khoảng 50 tuổi (tối đa có thể lên tới 80 - 90 tuổi), và có thể sinh sản đến khoảng 40 tuổi. Trong khi những con đực thường chỉ sống được trung bình khoảng 29 năm, và tối đa là 50 - 60 năm.
Tumblr media
(Kích thước cá voi sát thủ trưởng thành so với người)
Cá voi sát thủ có mặt ở tất cả các đại dương và hầu hết các vùng biển trên trái đất, tuy nhiên chúng thường thích săn mồi ở những vùng biển lạnh vĩ độ cao và tầng nước trên cùng.  Kích thước lớn nhưng vẫn nhanh nhẹn, khéo léo, sống lâu, “vứt đâu cũng sống”, và đặc biệt thông minh, có tổ chức xã hội chặt chẽ - loài động vật này chính là một trong những cỗ máy giết chóc hoàn hảo nhất mà thiên nhiên đã từng tạo ra. 
Cá voi sát thủ chính là “cơn ác mộng” của loài cá heo nói chung (đồng loại của chúng trên lý thuyết) và cá mập trắng lớn - một trong những loài cá hung dữ nhất đại dương, khi mang trong mình những chiêu thức săn mồi thượng thừa. Tiến sĩ hải dương học INGRID VISSER, chuyên gia nghiên cứu hành vi săn mồi của loài cá voi sát thủ hơn 20 năm qua, đã mô tả chiêu thức này như sau: “Orca sẽ sử dụng cái đuôi cực khỏe của nó để “lái” con cá mập lên gần mặt nước. Chúng thậm chí còn không chạm vào con cá mập, mà chỉ sử dụng lực đẩy từ đuôi, tạo ra một con sóng ngầm đẩy cá mập lên phía sát mặt nước. Sau khi cá mập đã bị đẩy lên sát mặt nước, cá voi sát thủ sẽ ngay lập tức vung vẩy, cuộn mình lên khỏi mặt nước và dùng chiếc đuôi chặt mạnh xuống đầu con mồi, khiến nó choáng váng, thậm chí bất tỉnh”.
DƯỚI NƯỚC 70M: Đây là độ sâu hoạt động của CÁ NHÁM VOI.
Cá nhám voi, hay còn gọi là cá mập voi, được biết đến là loài cá lớn nhất trên thế giới. Chúng không phải là cá voi mà là cá mập. Hiện nay cá nhám voi được xếp vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng. (Một câu hỏi đặt ra rằng loài cá nào lớn nhất đại dương? Gần 90% người được hỏi cho rằng đó là cá voi xanh. Tuy nhiên đáp án này sai. Theo Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), cá mập voi (Rhincodon typus) mới là loài cá lớn nhất đại dương, còn cá voi xanh là một loài thuộc lớp thú chứ không phải một đại diện thuộc lớp cá). 
Điều này có nghĩa trên thực tế, cá voi xanh có kích thước lớn hơn rất nhiều so với cá mập voi. Tuy nhiên nếu đặt câu hỏi trong phạm vi loài cá và loài động vật thì câu trả lời sẽ vì thế mà khác nhau.
Tumblr media
Cá nhám voi trưởng thành có thể dài tới 12m, chiều dài tối đa được kiểm chứng là 12,45m, nhưng trung bình chúng dài từ khoảng 5,5m đến 10m và nặng 18,7 tấn, kích thước này tương đương với một chiếc xe buýt trường học ở Mỹ.
Loài cá mập trắng lớn có thể được chú ý nhiều hơn, nhưng chúng chỉ là những chú lùn khi so sánh với cá nhám voi. Theo Discovery, cá mập trắng là loài cá săn mồi lớn nhất hành tinh. Kích thước khi trưởng thành của chúng khoảng 4,6m đến 6,1m hoặc hơn, và có thể nặng gần 2,3 tấn. Còn cá nhám voi không phải là động vật săn mồi.
Cá nhám voi ăn các loại sinh vật phù du, tảo lớn, nhuyễn thể hay các loại mực và động vật có xương sống nhỏ. Khi cần giải thích là phần lớn các loại cá mập không gây nguy hiểm cho con người thì loài này là một ví dụ điển hình. Những người thợ lặn có thể bơi xung quanh loài cá khổng lồ này mà không gặp phải vấn đề gì.
DƯỚI NƯỚC 100M: Đây là độ sâu hoạt động của BẠCH TUỘC KHỔNG LỒ BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG.
Enteroctopus dofleini phát triển lớn hơn và sống lâu hơn nhiều loài bạch tuộc nào khác. Kích thước kỷ lục của chúng theo một mẫu vật được lưu giữ dài 9,1 mét và nặng 272kg. trung bình chúng dài 5 mét và nặng 50 kg. Chúng sống khoảng 4 năm, cả con đực và con cái chết sau khi đẻ. Con cái sống đủ lâu để chăm sóc trứng của chúng, nhưng không ăn trong giai đoạn ấp trứng dài nhiều tháng và thường chết ngay sau đó. Loài này khá giống tắc kè hoa, có thể thay đổi hình dạng để giả thành đá và san hô có cấu trúc phức tạp. 
Tumblr media
Là sinh vật thông minh, bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương học được cách mở nắp hũ, bắt chước các loài bạch tuộc khác, và giải các mê cung trong thử nghiệm ở phòng thí nghiệm. Bạch tuộc khổng lồ thường nắm giữ mọi hành vi của gia đình bạch tuộc khi có thói quen săn mồi vào ban đêm, thức ăn chủ yếu là tôm, các loài thân mềm, tôm hùm và cá. Nhưng cũng có giai thoại ghi lại việc loài động vật này tấn công và ăn thịt cả cá mập, chúng sử dụng chiếc miệng sắc nhọn như mỏ chim để đục thủng và xé toạc thịt của con mồi.
DƯỚI NƯỚC 150M: TIA SÁNG CÓ THỂ NHÌN THẤY Ở ĐỘ SÂU TRƯỚC MẮT CHỈ BẰNG 1% TRÊN BỀ MẶT ĐẤT.
DƯỚI NƯỚC 200M: Đây là độ sâu hoạt động của CÁ MÁI CHÈO.
Theo các nhà khoa học, cá mái chèo (oarfish) là loài sinh vật sống có xương dài nhất thế giới với chiều dài có thể đạt được là 17m và có thể nặng tới 270kg. Cá mái chèo có thân màu bạc, đôi khi còn được gọi là “vua của cá trích” vì có những đặc điểm bề ngoài tương tự với loài cá nhỏ này. Tuy nhiên, chúng được đặt tên là cá mái chèo vì có phần vây ngực dài như những chiếc mái chèo. Ở Palau, nơi cá mái chèo từng được mô tả trên một con tem vào năm 2000, loài cá còn được gọi là cá gà trống nhờ phần vây mảnh và có màu đỏ. Một số người còn gọi chúng là cá hố (ribbon-fish).
Không có nhiều thông tin về tình trạng bảo tồn loài cá mái chèo khổng lồ vì chúng rất hiếm khi được quan sát thấy mà còn sống, dù nhiều ngư dân thỉnh thoảng vẫn kéo chúng lên bờ từ lưới đánh cá.Theo thông tin trên website của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA), có người từng ăn thịt cá mái chèo và cho biết thịt của chúng rất nhão và dính.
Tumblr media
Các nhà sinh học cho biết rất hiếm khi loại cá này nổi lên trên bề mặt nước biển. Nhưng nếu có ai đó khẳng định đã nhìn thấy loại cá này, rất có thể họ đã nhầm nó với loài rắn biển khổng lồ. Mặc dù Oarfish xuất hiện với hình dạng đáng sợ nhưng nó vô hại với con người. 
Tại Nhật Bản, cá mái chèo từ lâu được sử dụng làm hình ảnh minh họa trong văn hóa dân gian. Loài cá mái chèo mảnh hơn (Regalecus russelii) so với cá mái chèo khổng lồ được coi là một thông điệp được gửi đến từ cung điện từ thần biển. Theo niềm tin truyền thống của người Nhật Bản, nếu cá mái chèo xuất hiện nhiều thì rất có thể sẽ có một trận động đất xảy ra.
Theo Japan Times, có thể có một số cơ sở khoa học để tin vào điều này, thậm chí ngay cả khi các nhà khoa học không sử dụng hành vi của cá để dự đoán những cơn chấn động nhẹ. Kiyoshi Wadatsumi, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về động đất tại tổ chức phi chính phủ e-PISCO, cho biết loài cá sống ở đáy biển sâu thường nhạy cảm hơn với những tác động của chuyển động đứt gãy so với những loài cá sống ở gần bề mặt biển.
DƯỚI NƯỚC 300M: Đây là độ sâu hoạt động của CUA KHỔNG LỒ (còn gọi là cua nhện Nhật Bản)
Cua nhện Nhật Bản có chiều dài chân lớn nhất trong số các động vật giáp xác, có thể lên đến 3,7 mét (12 ft) tính từ càng này tới càng kia. Chiều dài cơ thể có thể lên tới 40cm hoặc 16 inch (giáp đầu) và cả con cua có thể nặng 41 pound (19 kg). Tuy nhiên, những kích thước đó chỉ có thể đạt được với các con đực, còn con cái thì có càng ngắn hơn nhiều và ngắn hơn cả chân của nó. Ngoại trừ kích thước đáng nể, cua nhện Nhật Bản cũng có nhiều đặc điểm hình thái khác so với các loài cua còn lại.
Tumblr media
(Đây là loài cua nổi tiếng thế giới vì chiều dài “khủng” của những chiếc càng). (Ảnh: sutori.com)
Tumblr media
(Cận cảnh khuôn mặt của một con cua nhện)
Tại khu vực sống tự nhiên của chúng, cua nhện Nhật Bản ăn các loài sò, ốc, động vật có vỏ và các xác chết. Chúng có thể sống tới 100 năm.
DƯỚI NƯỚC 500M: Đây là độ sâu lớn nhất CÁ VOI XANH có thể xuống được.
Cá voi xanh (Balaenoptera musculus), còn gọi là cá ông là một loài cá voi thuộc về phân bộ Mysticeti (cá voi tấm sừng hàm). Dài 30 mét (98 ft) và nặng 180 tấn (200 tấn thiếu) hay thậm chí hơn nữa, nó là động vật lớn nhất còn tồn tại và nặng nhất từng tồn tại. Cá voi xanh hầu như chỉ ăn moi lân, với một lượng nhỏ là động vật chân chèo. Các loài động vật phù du cá voi ăn tùy vào vùng biển mà nó sống. Dù không sở hữu bộ răng thực sự, nhưng Cá voi xanh vẫn bị xếp vào nhóm động vật ăn thịt. Chúng sống dựa  trên một chế độ ăn uống mà chủ yếu bao gồm các nhuyễn thể, giáp xác nhỏ và đôi khi là những loài cá nhỏ.
Tumblr media
Cá voi xanh được mệnh danh là những ca sĩ lãng du khắp các đại dương. Vì cá voi xanh có thể phát ra âm thanh siêu trầm ở tần số 14 Hz. Và đó cũng là thứ âm thanh lớn nhất trên thế giới, lớn hơn cả tiếng rít của máy bay phản lực với cường độ 200 decibel. Nếu so sánh với tiếng hét của loài người ở 70 decibel, âm thanh cao hơn 120 decibel gây nguy hiểm cho tai người.
Tumblr media
Size comparison of an average human and a blue whale (Balaenoptera musculus)
DƯỚI NƯỚC 828M: Đây là độ sâu ngang bằng với kiến trúc lớn nhất trên thế giới hiện giờ là Tháp DUBAI.
Burj Khalifa (tháp Khalifa), còn có tên gọi cũ là Burj Dubai, trước khi khánh thành là một nhà chọc trời ở khu vực “Trung tâm Mới” của thành phố Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Với tổng chiều cao lên tới 829,8 mét trong đó chiều cao đến mái (không bao gồm ăng-ten) là 828 mét, đây là công trình nhân tạo cao nhất thế giới từng được xây dựng.
Tumblr media
(Burj Khalifa nhìn từ Đài phun nước Dubai, tháng 10 năm 2012)
Vào tháng 3 năm 2009, Mohamed Ali Alabbar, chủ tịch của nhà phát triển dự án, Emaar Properties, cho biết giá văn phòng tại Burj Khalifa đạt 43.000 USD/mét vuông và Căn hộ Khách sạn Armani cũng tại Burj Khalifa với giá trên 37,500 USD cho mỗi mét vuông. Ông ước tính tổng chi phí cho dự án là khoảng 1,5 tỷ USD.
DƯỚI NƯỚC 900M: Đây là độ sâu hoạt động của MỰC KHỔNG LỒ - cũng là một loại sinh vật cỡ lớn thường xuyên đối đầu với cá Nhà Táng. Con mực khổng lồ lớn nhất được biết hiện nay có chiều dài lên đến 20m.
DƯỚI NƯỚC 1000M: Nếu người bình thường xuất hiện ở đây, có lẽ sẽ bị đè bẹp trong chớp mắt.
Đau đớn, buồn nôn, bất tỉnh, thậm chí tử vong là những cái “giá” khủng khiếp cho con người nếu đi quá giới hạn của biển.
Con người vẫn có những giới hạn thể chất nhất định không thể vượt qua. Một trong những hạn chế đó là áp suất của nước. Những hạn chế này khiến cho việc khám phá đáy biển gặp nhiều khó khăn.
Tumblr media
(Áp lực nước tác động lên toàn bộ cơ thể con người dưới nước).
Nếu như trên cạn, chúng ta chỉ chịu áp lực của không khí (khoảng 1 atmosphere) thì ở dưới nước chúng ta phải chịu thêm áp lực của nước (Cứ 10 mét nước là thêm 1atm) cộng với không khí.
Mọi vật chìm xuống nước đều chịu áp suất của nước. Áp suất này tỷ lệ thuận với độ sâu: khi độ sâu tăng 10m, áp suất sẽ tăng thêm 1atm. Nghĩa là mỗi diện tích 1cm2 sẽ tăng thêm áp lực là 1kg.
Trong cơ thể có những phần rỗng mà lại có chất hơi như hai lá phổi, phần giữa của tai, các xoang (hốc xương) ở mũi, ở trán... Chúng là những phần nhạy cảm nhất với áp suất cũng như dễ bị tổn thương nhất.
Áp suất này tác động trước hết lên màng nhĩ khiến chúng ta cảm thấy vô cùng đau đớn do sự mất cân bằng áp suất. Dù ta nút kín lỗ tai khi bơi lặn để tránh áp suất tác động vào tai thì xuống chừng 3 mét đã thấy khó chịu rồi vì màng nhĩ không cảm nhận được thay đổi về áp suất ở độ sâu, do đó cơ chế thích nghi không làm việc. Nhưng tại sao chúng ta vẫn có thể lặn sâu trong một mức độ nhất định khi mà chỉ mới lặn sâu 30 mét thì cơ thể đã chịu lực ép tương đương 45.000 kg!
Đây là do sự cân bằng áp suất giữa bên trong và bên ngoài cơ thể, cơ quan của người trưởng thành có tới trên 60% là nước. Mặt khác, không khí nén mà người đó hít vào lại có áp suất bằng áp suất mà nước tác dụng vào người đó, giúp đối trọng lại sức đè này. Một định luật vật lý phát biểu như sau: áp suất và thể tích của một chất khí biến thiên theo tỉ lệ nghịch. Do đó, càng xuống sâu, thể tích các phần khí bên trong cơ thể như phổi càng giảm đi, nhưng con người chỉ chịu được sự giảm thể tích rất giới hạn, điều này làm khả năng lặn của chúng ta bị hạn chế rất nhiều.
Như vậy, khi mà áp suất bên trong và bên ngoài còn cân bằng nhau thì người lặn vẫn trong trạng thái an toàn, một khi áp suất bên ngoài quá lớn so với áp suất bên trong. Chúng ta sẽ bị nước “đè” chết! Ở độ sâu 160 mét, áp suất lên người là 16 atm. Nói cách khác, mỗi mét vuông chịu sức ép của...160 tấn chất lỏng bên trên nó.
* Lý giải vì sao các loài cá và sinh vật biển khác có thể ở sâu dưới đáy đại dương
Tumblr media
Mặc dù thích nghi với môi trường nước nhưng không phải loài cá nào cũng có thể lặn sâu, chúng cũng có những giới hạn của riêng mình. Chúng có những cơ chế riêng nhằm tạo ra sự cân bằng áp suất bên trong và bên ngoài để tránh bị áp lực nước “bóp méo”. Đồng thời khả năng hô hấp bằng mang cũng là lý do khiến cá có thể sống thích nghi hoàn hảo trong môi trường nước.
Chúng không bị bệnh “giảm áp” như chúng ta khi lặn, ví dụ cá voi nhà táng sẽ có phần ngực thu hẹp lại theo sự tăng áp suất bên ngoài, phổi cũng thu nhỏ lại, bọt phổi đẩy lên, trao đổi khí ngừng lại. Khí nitơ sẽ không bị hòa tan trong máu giúp chúng có thể lặn lên lặn xuống rất nhanh mà không lo sợ sự thay đổi áp suất đột ngột tác động. Giúp chúng trở thành “quán quân lặn” sâu nhất của giới biển cả.
Những loại cá lại có những chiếc bong bóng khí có thể thay đổi thể tích dễ dàng nhằm giúp chúng thay đổi độ sâu dễ dàng. Sự thay đổi áp suất của bong bóng giúp chúng điều chỉnh vị trí dễ dàng. Điều này giúp cá có thể lặn sâu mà vẫn cân bằng áp suất bên ngoài, tùy thể tích và kích thước cá mà chúng có thể lặn sâu tối đa bao nhiêu.
DƯỚI NƯỚC 1280M: Đây là phạm vi hoạt động của CÁ MẬP TRẮNG, đồng thời cũng là độ sâu lớn nhất mà RÙA DA có thể bơi xuống.
Cá mập trắng, tuy là loài cá hiếu chiến, nhưng chúng rất ít khi tấn công con người, trừ khi chúng lầm tưởng con người là một thức ăn thường ngày (hải cẩu, rùa biển...) hoặc lúc chúng quá đói. Bộ phim Jaws (tạm dịch: Hàm cá mập) của đạo diễn Steven Spielberg đã làm cho người ta có phần hiểu sai về loài động vật này. Theo những khảo sát thì số người chết vì bị ong chích, rắn cắn và ngay cả sét đánh cũng còn nhiều hơn cả số người bị cá mập trắng giết hại (tính theo trung bình 1 năm).
Tumblr media
Trái ngược với niềm tin phổ biến, cá mập trắng lớn không nhầm lẫn con người với hải cẩu. Nhiều sự cố cắn xảy ra ở các vùng nước có tầm nhìn thấp hoặc các tình huống khác làm giảm khả năng quan sát của cá mập. Loài này dường như không thích mùi vị của con người. Nghiên cứu tiếp theo cho thấy rằng chúng thường cắn trước một vật thể cho dù vật thể có đáng để ăn trước hay không. Con người, phần lớn, là quá nhiều xương và nghèo dinh dưỡng cho tiêu chí chọn mồi của cá mập. Chúng chỉ thích những con hải cẩu giàu chất béo, giàu protein hơn.
Con người không phải là con mồi thích hợp vì sự tiêu hóa của cá mập quá chậm để đối phó với tỷ lệ xương và cơ bắp cao của con người. Theo đó, trong hầu hết các vụ tai nạn cá mập tấn công ghi lại, chúng đã bỏ qua con người sau cú cắn đầu tiên. Tử vong thường do mất máu từ vết cắn ban đầu chứ không phải do mất nội tạng quan trọng hoặc do bị chúng tiêu thụ toàn bộ. Từ năm 1990 đến năm 2011 đã có tổng cộng 139 vụ cá mập tấn công không được cứu, khiến 29 người chết.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng lý do tỷ lệ tử vong thấp không phải vì cá mập không thích thịt người, mà bởi vì con người thường có thể trốn thoát sau lần cắn đầu tiên. Trong những năm 1980, John McCosker, Chủ tịch Thủy sinh học tại Học viện Khoa học California, lưu ý rằng các thợ lặn độc thân và bị tấn công bởi chúng thường chỉ bị tiêu thụ một phần, trong khi thợ lặn bơi cùng bạn bè thường được cứu bởi người bạn đồng hành của họ. McCosker và Timothy C. Tricas, một tác giả và giáo sư tại Đại học Hawaii, cho rằng một mô hình săn mồi tiêu chuẩn cho cá mập trắng là thực hiện một cuộc tấn công ban đầu và sau đó chờ con mồi yếu đi trước khi ăn thịt nó. Khả năng của con người để di chuyển ra khỏi tầm với của cá mập với sự giúp đỡ của người khác, do đó làm hỏng cuộc tấn công, là bất thường đối với những con mồi khác của chúng.
Tumblr media
Rùa da hay rùa luýt (danh pháp khoa học: Dermochelys coriacea) là loài rùa biển lớn nhất và là loài bò sát lớn thứ tư sau 3 loài cá sấu. Rùa da trưởng thành gần như chỉ ăn sứa. Vì bản chất chế độ ăn ép buộc của chúng mà rùa da được coi là một tác nhân kiểm soát số lượng quần thể sứa. Rùa da cũng ăn những loài động vật biển thân mềm như động vật sống đuôi và động vật chân đầu.
DƯỚI NƯỚC 1300M: Đây là độ sâu lớn nhất CÁ MẬP YÊU TINH có thể sống được.
Mitsukurina owstoni là một loài cá mập biển sâu, loài còn sống duy nhất trong họ Mitsukurinidae. Đây có lẽ là loài khác biệt và kỳ dị nhất so với các loài cá mập khác bởi hình dáng xấu xí, trong khi cái mũi khoằm dài hơn các loài cá mập khác và giống với mỏ chim, thì nó còn có một cái sừng dài hơn cả mõm giống với hình cái bay. Ngoài ra, chúng có cơ thể chủ yếu là màu hồng, cùng với bộ hàm có khả năng co duỗi ra ngoài để đớp con mồi. Khi bộ hàm co lại, trông chúng khá giống với loài cá nhám xám hồng (Carcharias taurus) nhưng có thêm cái sừng dài.
Tumblr media
(Phần đầu của cá mập yêu tinh)
Năm 2004, cá mập yêu tinh được IUCN phân vào loài ít quan tâm nhưng trên thực tế chúng lại là loài được “quan tâm nhất” bởi hình dáng kỳ dị ít được biết đến. Lý do là dù cá mập yêu tinh bắt gặp tương đối hiếm trong tự nhiên nhưng nó là loài phân bố trên toàn thế giới, kết hợp với thực tế rằng nó không thường xuyên bị đánh bắt trong quá trình khai thác thủy sản, đảm bảo rằng loài này không có nguy cơ tuyệt chủng.
Con đực trưởng thành thường có chiều dài từ 2,4 - 3,1m và con cái là từ 3,1 - 3,5m. Mẫu vật lớn nhất được tìm thấy có chiều dài tới 3,9m và nặng 210kg.  Đây là loài cá mập ăn một loạt các sinh vật vùng nước sâu. Trong số con mồi của chúng thì chủ yếu là mực ống, cá, cua, các vi khuẩn sống sâu dưới biển.
DƯỚI NƯỚC 2000M: Đây là phạm vi hoạt động của CÁ HẮC LONG BIỂN SÂU.
Cá rồng đen cũng được xếp vào hàng ngũ những sinh vật biển xấu xí và gớm ghiếc nhất hành tinh, với thân dài, mềm, da đen và đôi mắt lồi, đồng màu đáng sợ, có thể phát quang khi ở dưới đáy biển sâu, là động vật lưỡng hình nên rất dễ có thể phân biệt được con đực, con cái ở loài cá kỳ lạ này.
Tumblr media
Trong khi cá rồng đen cái có râu ở cằm, răng nanh sắc nhọn thì con đực lại không có râu, ít răng hơn. Chiều dài của loài này có thể lên tới 53 cm đối với con cái, nhưng chỉ có 5 cm với con đực. Chúng sở hữu cặp mắt bé và hai chiếc răng dài dùng để xẻ thịt những con cá khác. Những con đực còn không có ruột nên chúng không bao giờ ăn mà chỉ sống đủ đến thời điểm giao phối.
DƯỚI NƯỚC 2200M: Đây là độ sâu lớn nhất CÁ NHÀ TÁNG có thể sinh sống.
Một con cá nhà táng đực trưởng thành có thể dài tới 20,5 mét (67 ft). Nó là loài động vật có răng lớn nhất trên thế giới. Đối với những con đực, đầu có thể dài đến bằng 1/3 tổng chiều dài thân mình - nói đến đầu thì cá nhà táng là loài động vật có bộ não lớn nhất trên thế giới.
Tumblr media
Các nhà nghiên cứu cho biết, não của cá nhà táng nặng tới 8 kg, nặng gấp 5 lần não người bình thường. Tuy nhiên, loài vật này kém thông minh hơn cá heo và nhiều loài cá voi khác.
Tumblr media
(não cá nhà táng)
Cá nhà táng chủ yếu ăn mực - thậm chí các loài mực khổng lồ và mực Nam Cực khổng lồ cũng là nạn nhân của nó - nhưng đôi khi chúng cũng đánh chén các loài cá. Chúng là loài động vật có vú lặn sâu thứ nhì thế giới, sau cá voi mõm khoằm Cuvier. Và âm thanh lách cách của cá nhà táng cũng là loại âm thanh lớn nhất được tạo ra bởi các loài động vật. Âm thanh này được dùng để định vị vật cản, mục tiêu cũng như trong các mục đích khác.
Cá nhà táng có thể lặn sâu nhờ khả năng nín thở lên tới 90 phút. Cấu tạo cơ thể giúp cá nhà táng thích nghi tốt với sự biến thiên đột ngột về áp suất của nước. Lồng ngực linh hoạt giúp chúng tiết kiệm oxy và hạn chế hấp thụ nitơ. Ngoài ra, máu cá voi có lượng hồng cầu cao, giúp chúng mang thêm nhiều dưỡng khí. Giữa mỗi lần lặn sâu, cá nhà táng cần khoảng 8 – 10 phút nổi trên mặt nước để hít thở. Giống các loại cá voi khác, cá nhà táng lấy hơi dựa vào lỗ thở trên đỉnh đầu. Mỗi lần thở ra, chúng có thể đẩy nước biển lên cao hơn 2m.
DƯỚI NƯỚC 3000M: Đây là độ sâu sinh trưởng của ĐÁ SAN HÔ BIỂN SÂU.
DƯỚI NƯỚC 3800M: Đây là độ sâu nhấn chìm của TITANIC từ cuộc khởi hành đầu tiên vào năm 1912 vẫn còn chìm cho đến giờ.
Có thời điểm mình hay tìm hiểu chi tiết về các vụ chìm tàu, phà và đương nhiên Titanic là một trong những vụ không thể không biết đến. Được biết, Titanic, siêu du thuyền được ngợi ca là “không thể chìm”, đã gặp nạn khi đâm phải một tảng băng trôi, khiến 1.514 người chết vào ngày 14 và 15/4/1912. Một thế kỷ sau, thảm kịch này vẫn là ví dụ điển hình về thất bại công nghệ do con người thiếu sót và chủ quan trong tính toán. 
Đến đây mình có cảm giác định luật MURPHY (định luật bánh bơ) của EDWARD A.MURPHY có thể bắt gặp trong bất cứ trường hợp nào. Định luật này khẳng định: “If there are two or more ways to do something, and one of those ways can result in a catastrophe, then someone will do it.” (tạm dịch: Nếu có hai hoặc nhiều cách để làm điều gì đó, và một trong những cách này có thể dẫn đến thảm họa, thì mọi người thường chọn cách đó). Định luật MURPHY ra đời bởi hiện tượng “bánh mì phết bơ” của Edward A.Murphy vào năm 1949 và trở nên cực kỳ nổi tiếng trong ngành KỸ THUẬT VŨ TRỤ. Hãy tưởng tượng, nếu bạn đánh rơi miếng bánh sandwich thơm ngon có trét bơ lên một mặt. Chắc chắn trong đa số lần, miếng bánh của bạn sẽ rơi úp mặt có bơ xuống đất.
Tumblr media
(Ngày 15/4/1912, tàu Titanic chìm và cướp đi sinh mạng của hơn 1.500 người. Ảnh: Circumscriptor)
Tàu Titanic chìm không chỉ vì một tảng băng trôi, mà thời tiết, sóng biển, tốc độ, ống nhòm, thiết kế không tối ưu, đinh tán lỏng lẻo, con người,... cũng là những nguyên nhân dẫn đến thảm họa này.
DƯỚI NƯỚC 4000M: Đây là độ sâu lớn nhất CÁ RĂNG LÒI có thể sinh sống.
Tumblr media
(Cá răng lòi - Sloane’s viperfish chỉ dài từ 20cm đến 35cm, tuy nhiên răng của nó đã dài bằng một nửa).
DƯỚI NƯỚC 4500M: Đây là độ sâu hoạt động của CÁ VÂY CHÂN BIỂN SÂU, cũng là một loại cá biển sâu xấu xí nhất.
Tumblr media
DƯỚI NƯỚC 4550M: Đây là độ sâu lớn nhất CÁ CHÌNH BỒ NÔNG ĐEN có thể sinh sống. 
Đây còn được gọi là cá chình miệng to, do cơ thể của nó có thể co giãn tự nhiên, cho nên có thể nuốt con mồi to gấp 2 lần bản thân. 
Tumblr media
DƯỚI NƯỚC 5760M: thôi mỏi tay lắm r dừng lại nhé
Sự sống luôn là điều kỳ diệu và tuyệt vời nhất ngay cả ở những môi trường khắc nghiệt nhất Trái Đất. Sự sống vẫn mạnh mẽ vươn lên một cách ngoạn mục.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng sử dụng các thiết bị công nghệ mới để khám phá đáy đại dương, nơi vẫn là màn đêm bí ẩn với con người.
0 notes
hpliffe · 3 years
Text
Sự bình yên của người lớn là một nửa hiểu và một nửa quên.
0 notes
hpliffe · 3 years
Text
"Among the chaos of life, people accidentally forgotten each other . And then , when they feel at peace with the pain , they suddenly started to remember each other exists."
Giữa bộn bề của cuộc sống, người ta vô tình lãng quên nhau. Để rồi khi thanh thản với niềm đau, người ta giật mình nhớ ra nhau tồn tại.
0 notes