Tumgik
gomgomgopgop · 6 years
Text
From #vulehuytran
Review sách  Grit - Sức mạnh của đam mê và kiên trì
1. Trong xã hội có rất nhiều người xuất chúng ở đủ mọi lĩnh vực. Nếu không được tiếp xúc với họ, chúng ta có cảm giác họ là những thần đồng, những người có khả năng bẩm sinh và phi thường mà chúng ta không tài nào với tới được. Liệu chúng ta có thể đặt họ dưới kính hiển vi, mổ xẻ ra, và soi thấy lý do dẫn đến sự thiên tài của họ được hay không? Có nhiều nhà tâm lý học đã thiết kế nhiều thí nghiệm để tìm hiểu về những đặc trưng hoặc những yếu tố giúp hình thành những cá nhân kiệt xuất. Liệu họ xuất chúng có phải do tài năng (talent) hay do nỗ lực (effort) mà có? Angela Duckworth đã phát hiện ra một điều rất thú vị: không phải tài năng mà là grit mới là yếu tố quyết định sự thành công. Vậy grit là gì?Grit, từ cổ là grytte (trang 253), là đức tính pha trộn giữa đam mê và kiên trì.
2.  Duckworth cho rằng: Nổ lực giúp tài năng biến thành kỹ năng, và lại chính nổ lực giúp biến kỹ năng thành thành tựu. Như vậy, nổ lực chiếm gấp đôi tài năng. Cô nhấn mạnh rằng để đạt được điều đó thì con người phải có nổ lực và cam kết gắn bó với nổ lực một cách xuyên suốt và nhất quán chứ không phải hứng lên mới làm. Nếu bạn từng thức trắng đêm để làm đồ án và cảm thấy hiệu suất công việc của nguyên học kỳ nằm trọn trong đêm đó, thì đó không phải là grit. Grit không phải là cường độ bạn làm việc, mà là sức bền bỉ của bạn. Nếu hàng tháng hay hàng năm trời bạn đều làm như vậy mà không biết chán và mệt thì mới được gọi là grit.
3.  Khoảng khắc chúng ta biết mình thích gì không phải là một giây phút giác ngộ giữa lúc đang trải nghiệm điều gì mới, mà có khi mình phải làm việc đó nhiều tháng/nhiều năm đến độ ăn ngủ cũng nghĩ đến nó thì chúng ta mới biết đó thực sự là sở thích của mình. Nói cách khác, sở thích không phải là tạm thời mà là một quá trình va chạm lâu dài.
4.  - Kết thúc mạnh mẽ (finish strong): bắt đầu làm việc gì một cách nồng nhiệt thì ai cũng làm được, nhưng duy trì sự nồng nhiệt ấy xuyên suốt quá trình cho tới hết mới là cái quan trọng.
0 notes
gomgomgopgop · 6 years
Text
From #vulehuytran
#vulehuytran #nonfiction
Lúc mới bắt đầu mình đọc túi bụi, thấy cuốn nào bắt mắt là mua về đọc. Tuy nhiên, sau khi được tiếp xúc vài ba cuốn trong thể loại này, mình nghiệm ra rằng phải khôn khéo chọn sách trước khi đọc để không bị ảnh hưởng tới suy nghĩ của mình và cũng không làm mất thời gian.
Cách của mình đơn giản lắm: đó là mình kiểm tra lý lịch của tác giả.
Một điều rất nhức nhối của thị trường sách là ai cũng có thể viết sách nhưng (giả thuyết của mình là) không có nhà chuyên môn về lĩnh vực đó bình duyệt nội dung sách trước khi xuất bản, trừ một số tác giả rất nghiêm túc gởi bản thảo cho đồng nghiệp đánh giá giúp.
1. Nếu tác giả là một nhà khoa học hay một giáo sư, bạn sẽ rất an tâm đọc những gì họ viết. Một nhà khoa học thực sự rất có trách nhiệm với từng câu chữ họ viết ra. Đó là kết quả của một quá trình được rèn luyện trong môi trường học thuật.
Ví dụ 1: Cuốn sách Grit do GS Angela Duckworth viết có một kết cấu rất mạch lạc, và mỗi luận điểm đều dựa trên một vài nghiên cứu uy tín nào đó.
2. Nếu tác giả là doanh nhân, đa phần họ viết dựa trên trải nghiệm bản thân là chính.
Ví dụ 2: Cuốn sách The Potential Principle của Mark Sanborn viết. Mark là một thương nhân, và thông tin trong sách viết dựa trên kinh nghiệm cá nhân ông đúc kết thành một cái khung tư duy (framework). Do đó, sách không hề có một dẫn chứng nào kiểm nghiệm xem điều ông viết có xác thực hay là hư cấu. Hơn nữa, cách lập luận của ông rất thiếu logic, theo kiểu “nhắc chữ vào miệng người đọc.” Khi bạn áp dụng, nếu thành công, bạn sẽ là minh chứng cho sách và trở thành người cổ vũ tích cực cho tác giả; nếu thất bại, bạn sẽ bị người ta bảo là áp dụng sai hoặc cứng nhắc hoặc khác hoàn cảnh.
3. Nếu tác giả là nhà văn hoặc nhà báo, bạn lại càng phải dè chừng hơn. Một số nhà báo chuyên phụ trách mảng khoa học sẽ biết trích dẫn bằng chứng rõ ràng cho ngừoi đọc, nhưng đôi khi họ hiểu sai bài báo gốc hoặc gò ép thông tin cho phù hợp với luận điểm của họ. Đặc biệt, họ rất có tài viết văn nên lại càng dễ làm người đọc tin mù quán, thậm chí là ồ lên vì cách dẫn dắt và thắc nút-gỡ nút quá tài tình.
Ví dụ 3: Cuốn sách Blink: The Power of Thinking without Thinking của Malcolm Gladwell. Tác giả Gladwell là một nhà báo thành công của The New Yorker và các sách của ông đều là “bestseller.” Khi đọc sách ông, mình thấy rất cuốn hút và thông minh. Tuy nhiên, những cách diễn giải về tâm lý học của ông không hoàn toàn chính xác. Sách Blink nói về suy nghĩ vô thức (unconscious) so với suy nghĩ ý thức (conscious). Hai cuốn sách cùng chủ đề này do hai nhà khoa học viết ra chính xác hơn Blink rất nhiều: The Psychology of Judgement and Decision Making của Scott Plous và Suy Nghĩ Nhanh và Chậm (Thinking Fast and Slow) của Daniel Kahneman.
Non-fiction của nước ngoài là vậy, non-fiction của Việt Nam cũng có một số nhược điểm riêng.
4. Đôi khi một số ít tác giả là giáo sư hoặc tiến sĩ nhưng viết sách giống như mục 2 ở trên. Đồng thời, một điều nhỏ (nhưng không nhỏ) và làm mình hơi bị khó chịu là nhiều sách tiếng Việt có nội dung rất hay nhưng biên tập viên lại không nâng tầm của sách lên được.
Ví dụ 4: Cuốn sách Trà Kinh của Vũ Thế Ngọc. Tác giả đã làm PhD ở Mỹ nhưng viết sách không hề có dẫn chứng cụ thể, số liệu không rõ từ đâu, và hình ảnh không dẫn nguồn và để lạc loài. Rất tiếc là nội dung sách rất hay và quý giá nhưng những lỗi này cộng với biên tập chưa đạt đỉnh (lỗi văn phạm và trình bày) khiến cuốn sách chưa xứng đáng đẳng cấp vốn có của nó.
Tổng kết lại là: Khi phải chọn sách non-fiction bạn nên: 1. Xem thông tin về tác giả ở tay gấp 1 và tay gấp 2 của áo ôm sách. 2. Xem phần cuối sách có mục tài liêu tham khảo hay mục chú thích các chương gì hay không. 3. Đọc thử mấy trang xem cách dẫn dắt và lập luận của tác giả có khách quan hay là “nhắc chữ vào miệng người đọc.”
Khi đọc xong cuốn sách non-fiction bạn nên: 1. Tìm các tài liệu tham khảo gốc để đối chứng nên có thể. Trường hợp tham khảo bài báo khoa học thì rất dễ, bạn lên Google Scholar để tìm. 2. Nếu không chắc chắn về cách diễn giải của tác giả, bạn có thể email tới các nhà khoa học đã viết các bài báo gốc. Tìm email của họ trên Google là khả dĩ nhưng hơi tốn công xíu. Liên lạc được thì rất đáng bỏ công. 3. Trang bị cho mình kiến thức nền về chủ đề đó để không tin mù quáng vào tác giả.
Khẩu huyết của mình là: Khi đọc một cuốn sách, chúng ta đang đọc cách nghĩ của người đó!
Các bạn có kinh nghiệm gì trong việc đọc non-fiction hoặc self-help không, xin chia sẽ cùng mình nhé!
0 notes
gomgomgopgop · 6 years
Text
From hansilangthang
ĐỂ THU PHỤC CÁC SHARK (NGHỆ THUẬT CHIẾN THẮNG SHARK TANK)
1. Đề nghị với 35% cổ phần. Tập trung vào việc làm cho cái bánh lớn hơn chứ không phải nắm giữ phần lớn cái bánh.
2. Nếu cần một NĐT chiến lược, đề nghị 45%-50%. Tận dụng kinh nghiệm của họ. 15%-20% là con số quá nhỏ sinh ra chỉ để bị mặc cả.
4. Mang mô hình kinh doanh đến. Đừng mang ý tưởng. Ý tưởng chỉ xin được tiền từ người thân, bạn bè và kẻ ngốc
5. Các con số cần show ra: doanh thu 3-6 tháng gần nhất, tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ lợi nhuận, net profit, khả năng hoàn vốn nếu lỗ, dự báo lợi nhuận. Nhà đầu tư làm việc với con số trước tiên (nhất là Shark Vương). Sau đó mới là sản phẩm.
6. Show tiếp: dùng tiền làm gì để mang lại lợi nhuận, rót vốn nhiều lần tốt hơn 1 lần. Cam kết/quyết tâm (Shark Phú luôn đề cập chuyện nếu thất bại thì làm việc cho ông trong 5 năm như một phép thử)
9. Các sản phẩm có khả năng tái tiêu dùng nhanh hoặc một vốn bốn lời luôn được quan tâm.
0 notes
gomgomgopgop · 6 years
Text
Kỹ thuật đặt câu hỏi Socrate
From: https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/K%E1%BB%B9_thu%E1%BA%ADt_%C4%91%E1%BA%B7t_c%C3%A2u_h%E1%BB%8Fi_Socrate
Câu hỏi làm rõ
Em có ý gì khi...?
Em có thể nói theo cách khác không?
Em cho rằng đâu là vấn đề cốt lõi?
Em có thể cho một ví dụ không?
Em có thể mở rộng điểm này hơn nữa không?
Anh/ chị muốn nói gì khi cho rằng ____________________?
Ý chính mà anh/ chị muốn nói là gì?
Vấn đề _________ liên quan như thế nào đến ________________?
Anh/ chị có thể diễn đạt lại ý của mình theo cách khác không?
Theo anh/ chị vấn đề mấu chốt ở đây là gì?
Tôi muốn kiểm tra xem liệu mình đã hiểu đúng ý của anh/chị chưa. Ý của anh/ chị là ___________hay ______?
Mời anh X, anh có thể tóm tắt lại những gì chị Y vừa nói theo ý hiểu của mình không?
Mời chị Y, anh X tóm tắt như vậy có đúng ý của chị hay không?
Anh/ chị có thể cho tôi một ví dụ?
Vậy ví dụ sau đây có phù hợp không: ________________________?
Anh/ chị có thể giải thích rõ hơn nữa hay không?
Câu hỏi về một câu hỏi hoặc vấn đề ban đầu
Tại sao câu hỏi này lại quan trọng thế?
Câu hỏi này lại khó haydễ trả lời?
Tại sao em nghĩ vậy?
Chúng ta có thể đưa ra những giả định nào dựa trên câu hỏi này?
Câu hỏi này có thể dẫn tới các vấn đề và câu hỏi quan trọng khác không?
Vậy chúng ta tìm hiểu vấn đề này như thế nào?
Câu hỏi này dựa trên giả định gì?
Liệu _____________ có thể khiến chúng ta hiểu vấn đề này theo một cách khác hay không?
Liệu chúng ta có thể chia nhỏ vấn đề/câu hỏi ra hay không?
Liệu câu hỏi này có dẫn đến các vấn đề hoặc các câu hỏi khác hay không?
Câu hỏi thăm dò, giả định
Tại sao người ta lại đưa ra giả định này?
Điều gì đang được giả định ở đây?
Ta có thể đưa ra giả định nào thay thế?
Dường như em đang giả định là ______.
Tôi có hiểu đúng ý em không?
Giả định của anh/ chị ở đây là gì?
Nếu không như vậy, thì anh/ chị giả định như thế nào?
Dường như anh/ chị đang giả định rằng _______________. Tôi hiểu như vậy có đúng không?
Tại sao anh/ chị lại coi điều đó là nghiễm nhiên?
Điều đó có đúng không? Tại sao anh/ chị lại nghĩ rằng giả định đó lại đúng trong trường hợp này?
Câu hỏi tìm hiểu lý do và bằng chứng
Điều gì có thể làm ví dụ?
Tại sao em nghĩ rằng điều đó là đúng?
Chúng ta cần thông tin nào khác?
Em có thể giải thích lý do cho mọi người không?
Những lý do nào khiến em đưa ra kết luận này?
Có lý do nào để nghi ngờ bằng chứng này không?
Điều gì khiến em tin như thế?
Cho một ví dụ?
Anh/ chị có thể giải thích những lý do của mình hay không?
Những lý do này có thỏa đáng không?
Anh/ chị có bất cứ bằng chứng nào không?
Chúng ta có thể kiểm chứng điều đó như thế nào?
Câu hỏi thăm dò nguồn gốc hoặc nguồn câu hỏi
Đây là ý kiến của em hay là em lấy từ một?
nguồn nào khác?
Anh/ chị có ý tưởng đó từ đâu vậy?
Anh/ chị đã bao giờ bị tác động bởi phương tiện truyền thông?
Điều gì làm anh/ chị cảm nhận như vậy?
Câu hỏi thăm dò các hàm ý và tác động
Nó có thể gây ra tác động nào?
Điều đó chắc chắn xảy ra hay có khả năng xảy ra?
Có cách thay thế nào không?
Em hàm ý điều gì qua việc này?
Nếu điều đó xảy ra, nó có thể gây ra hậu quả gì? Tại sao?
Hàm ý của anh/ chị là gì?
Tác động của nó có thể là gì?
Lựa chọn thay thế là gì?
Nếu đúng như vậy thì còn điều gì chắc chắn sẽ đúng nữa?
Câu hỏi về ý kiến hoặc quan điểm
Các nhóm khác sẽ phản hồi câu hỏi này như thế nào?
Bạn sẽ đáp lại một ý kiến phản đối rằng.... như thế nào?
Những người tin rằng... sẽ nghĩ gì?
Có cách thay thế nào không?
Quan điểm của ... và ... có gì giống nhau? có gì khác nhau?
Các nhóm khác nghĩ gì về ý kiến đó? Tại sao?
Anh/ chị trả lời như thế nào với ý kiến phản đối rằng _________  ?
Có ai có ý kiến khác không?
Ai không đồng tình với ý kiến đó có thể nêu quan điểm của mình?
Ví dụ về cách đặt câu hỏi Socrat
Đoạn hội thoại có sử dụng cách đặt câu hỏi Socrat này được thực hiện sau khi giới thiệu bài học và trong quá trình giảng dạy.
Giáo viên:Điều gì đang xảy ra với khí hậu toàn cầu của chúng ta?
Stan:Nó đang ấm dần lên ạ.
Giáo viên:Làm thế nào em biết được nó đang ấm dần lên? Có bằng chứng gì cho câu trả lời này không?
Stan:Báo chí suốt ngày đưa tin ạ, Lúc nào người ta cũng nói rằng thời tiết bây giờ không lạnh như trước đây. Chúng ta đều đã trải qua những ngày có nhiệt độ cao kỷ lục.
Giáo viên:Còn ai khác biết về thông tin này không?
Denise:Có ạ. Em đọc được ở trên báo. Hình như họ gọi đó là sự ấm dần lên toàn cầu.
Giáo viên:Các em nói rằng mình biết về sự ấm dần lên toàn cầu từ các phát thanh viên phải không? Các em có cho rằng họ biết hiên tượng này đang xảy ra không?
Heidi:Em cũng nghe nói về điều này. Rất khủng khiếp. Các tảng băng ở cực Bắc đang tan ra. Các loài động vật ở đó đang mất ngôi nhà của mình. Em nghĩ rằng các phát thanh viên này thu thập thông tin từ các nhà khoa học nghiên cứu vấn đề này.
Giáo viên:Nếu đúng như vậy, và các nhà khoa học là người cung cấp thông tin cho các phát thanh viên, vậy làm thế nào các nhà khoa học lại biết được điều này?
Chris:Họ có các thiết bị để đo thời tiết. Họ tiến hành nghiên cứu các thông số đo được về nhiệt độ Trái đất.
Giáo viên:Theo các em thì các nhà khoa học đã tiến hành việc này bao lâu rồi?
Grant:Khoảng 100 năm rồi ạ.
Candace:Có thể là lâu hơn nữa ạ.
Giáo viên:Thực ra họ đã nghiên cứu được khoảng 140 năm. Kể từ năm 1860.
Heidi:Chúng em đoán gần đúng.
Giáo viên:Ừ. Làm thế nào em biết được điều này?
Grant:Em nghĩ rằng phải có các thiết bị thì các nhà khoa học mới có phương tiện để đo đạc khí hậu như thế.
Giáo viên:Vậy nhìn vào biểu đồ mô tả khí hậu toàn cầu trong 100 năm trở lại đây, các em có thể nói điều gì về khí hậu toàn cầu?
Raja:Thế kỉ 20 nóng hơn nhiều so với các thế kỉ trước đó.
Giáo viên:Chúng ta có thể đưa ra những giả thuyết về nguyên nhân không?
Raja:Ô nhiễm ạ.
Giáo viên:Em có giả định gì khi nói rằng ô nhiễm là nguyên nhân khiến nhiệt độ tăng lên?
Heidi:Khí cácbon điôxít xe hơi thải ra gây ô nhiễm cũng như các chất thải hóa học từ các nhà máy.
Frank:Các thuốc xịt tóc cũng tạo ra các chất hóa học nguy hiểm trong không khí.
Giáo viên:Được rồi. Chúng ta hãy dành vài phút để xem lại những gì ta vừa thảo luận nhé.
0 notes
gomgomgopgop · 6 years
Text
From Nguyễn Danh Lam
BỆNH NGHIỆN VÀ HỘI CHỨNG STOCKHOLM
Thói quen, việc gắn bó, nặng lòng với một môi trường sống nhất định, nhìn dưới một góc độ nào đó, nó cũng như căn bệnh nghiện. Thậm chí tệ hơn, mình đã mắc phải hội chứng Stockholm (hội chứng mà các nạn nhân bị bắt cóc yêu luôn kẻ bắt cóc mình).
Mình đã yêu gì? Một con hẻm lầy và những vũng nước mưa- Ai đó nhìn thấy nó nhếch nhác, tối tăm, nhưng mình yêu nó, vì nó là kỷ niệm của mình, là con hẻm nhà mình. Mình đã yêu gì? Một tiếng rao đêm khắc khoải- Có gì thú vị ư? Đó là một kẻ nghèo, chứa trong cái thúng cột đằng sau xe đạp cuộc sống lay lắt của cả một gia đình. Kẻ ấy mòn mỏi thả tiếng rao hiu quạnh giữa đêm. Trong khi mình ngồi trong nhà ấm và yêu tiếng rao ấy. Chẳng phải mình đang có một tình yêu bất nhẫn? Mình đã yêu gì? Bóng mẹ già bên dậu thưa, hái những trái mướp gầy, trong buổi chiều tắt nắng- Yêu được ư, đó là phận mẹ nghèo, đời mẹ khổ? Sao lại yêu cái nghèo, cái khổ của mẹ? Và còn nhiều, nhiều lắm, những kiểu “yêu” như vậy. Yêu một cách… bất chấp. Yêu cả cái nghèo, cái khổ, cái bất nhẫn, bất công… Yêu như một “thói quen” và rồi cái tình yêu ấy trở thành vĩ đại, được xem như thiêng liêng từ đời này sang đời khác…
Và việc nghiện thì cũng vậy thôi. Mình nghiện cái làn khói thuốc bềnh bồng. Mình nghiện cơn say lâng lâng. Mình nghiện việc bạn bè tụ bạ, vật vờ. Và cái sự nghiện ấy nó bào mòn sức khỏe, nó gây nghiện gián tiếp đến cả gia đình, con cháu mình. Mình nghiện, rồi con cháu mình cũng sẽ nghiện. Biết cái sự nghiện ấy là sai, là vô cùng xấu, nhưng không thể nào dứt ra được. Vì nó quen rồi, mình đã lậm sâu lắm những cái tệ hại ấy rồi, nó chui sâu trong máu rồi, không sao dứt ra được. Dù biết rằng dứt ra được thì mình sẽ khỏe mạnh, sẽ đỡ mất thời gian vô bổ, sẽ làm được nhiều việc tốt đẹp hơn, sẽ giúp cả gia đình, giúp con cháu có một môi trường sống tốt hơn hẳn…
Tại sao mình đứng đây, giữa cánh rừng xanh biếc, vậy mà mình lại nhớ vỉa hè nắng chang chang? Mình nghiện. Tại sao nhìn bầu trời bao la trên đầu, mình lại nhớ những dòng xe đầy bụi khói? Mình nghiện. Tại sao đứng giữa siêu thị mênh mông, mình lại nhớ bó rau, con cá vỉa hè. Mình nghiện. …
Và muốn cai nghiện thì sao? Mình phải cày cuốc, khổ nhọc. Mình phải chấp nhận từ bỏ mọi thói quen. Mình phải quên đi những giây phút bồng bềnh của ảo giác vương tướng lúc say mèm. Mình phải chấp nhận mất đi nhiều thứ đã làm tổn hại mình, gia đình mình. Và trên hết, tinh thần cai nghiện là vô cùng quan trọng, nếu cứ luyến nhớ, nếu cứ mơ màng, nếu không quyết liệt, mình sẽ chẳng bao giờ cai nghiện được.
Và sau những ngày vật vã, căng thẳng, suy nhược vì từ bỏ cơn nghiện. Chắc chắn mình sẽ khỏe mạnh, sẽ thênh thang, sẽ có một tương lai hơn hẳn.
Vâng, ai đó có thể chửi mình đã đưa ra một phép so sánh quá nghiệt ngã. Thậm chí đáng… nguyền rủa, đáng bắn bỏ, vì dám nói xấu những thứ thiêng liêng…
Thì tụi bạn nhậu, bạn nghiện, cũng chẳng từng nói về mình với biết bao điều xấu xa, thậm chí có đứa còn muốn… giết mình, khi mình từ bỏ “cuộc vui”, để về với vợ với con đó thôi.
Cần cai nghiện, cần thoát khỏi hội chứng Stockholm. Và việc đầu tiên là phải nhìn thấy, nhìn trực diện điều đó. Sự cao cả, thiêng liêng, có thể đang được dùng như những mỹ từ để lấp liếm cho bệnh nghiện. Chẳng có cái ao đục nào tốt cho cuộc sống (trừ khi đó là cuộc sống của mấy con nhái), cũng như chẳng có cái nghèo, cái xấu, cái tệ nào đáng để gọi là thiêng liêng.
Ảnh: Valet.ru.
0 notes
gomgomgopgop · 6 years
Text
0. Qua nhiều phương tiện truyền thông, khách hàng bị dội bom quá nhiều: thông tin về tính năng sản phẩm, lời hứa thương hiệu, và thông tin khuyến mãi với nội dung “thổi phồng đến mức kho tin” nên họ thường bỏ qua và quay về với những nguồn thông tin đáng tin cậy
1. Doanh nghiệp cần phải hiểu rằng thông điệp quảng cáo có nhiều điểm tiếp xúc hơn và ở mật độ cao hơn không nhất thiết sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn hơn. Các doanh nghiệp phải trở nên khác biệt trong đám đông và kết nối một cách có ý ngahix với khách hàng tại một vài điểm 
2. Hành trình khách hàng không phải lúc nào cũng trải qua theo trình tự nhất định và qua hết tất cả các giai đoạn 
0 notes
gomgomgopgop · 6 years
Text
From “Tiếp thị 4.0″ (p2)
1. Khả năng kết nối đa thiết bị hạn chế khả năng ra quyết định của khách hàng: cản trở năng lực tập trung, mức độ tin tưởng quảng cáo tháp, hạn chế về thời gian skhi so sánh chất lượng và giá cả
2. Sự chú ý của khách hàng trở nên khan hiếm nên chỉ những yếu tố WOW gây ấn tượng mạnh mẽ mới xứng đáng cho khách hàng lắng nghe và ủng hộ
3. NPS và 3 nhóm khách hàng promoter, passive, detractor. Trên thực tế, thỉnh thoảng thương hiệu cũng cần vài bình luận tiêu cực để kích hoạt sự ủng hộ tích cực vốn đang ngủ đông
4. Để tăng khả năng ủng hộ, marketer nên tập trung vào 3 nhóm YWN: youth, women và Netizen - Youth: người đón nhận sớm, tạo ra xu hướng, phong cách sống công nghệ số, nhưng phân tán => nhóm cốt lõi tạo nên sức ảnh hưởng thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần tâm trí
- Women: đóng 3 vai trò, người thu thập thông tin ( nghiên cứu nhiều, thảo luận nhiều) người mua hàng toàn diện (có khuynh hướng suy xét tất cả mọi thứ) nhà quản lý gia đình => nhóm cốt lõi giúp gia tăng thị phần trên thị trường
- Netizens: người kết nối xã hội, người truyền bá đầy cảm xúc, người đóng góp nội dung => giúp mở rộng thị phần trong trái tim khách hàng
5. Thương hiệu có giá trị là thương hiệu được định vị rõ ràng, thống nhất, khác biệt hóa
0 notes
gomgomgopgop · 6 years
Text
From “tiếp thị 4.0″ Philip Kotler
1. những cuộc trò chuyện ngẫu nhiên về thương hiệu nay đáng tin hơn các chiến dịch quảng cáo có mục tiêu
2. Dòng chảy của sự sáng tạo vốn một thời theo hàng dọc (từ công ty ra thị trường) đã chuyển dịch sang hàng ngàng: thị trường cung cấp ý tưởng và các công ty thương mại hóa ý tưởng
3. Đa số khách hàng ngày nay tin tưởng vào nhân tồ f: friends, family, Facebook fans, Twitter followers
4. Khi đưa ra quyết định mua hàng, khách hàng rất hay bị chi phối bởi sở thích cá nhân cũng như bởi tâm lý muốn giồng như xã hội xung quanh (tâm lý xã hôi)
5. Với xu hướng nội dung do cộng đồng tạo ra, doanh nghiệp không còn sự kiểm soát trong các cuộc đối thoại. Việc kiểm duyệt nội dung sẽ làm suy yếu mức độ tin cậy, Họ cũng phải chuẩn bị cho các cuộc tấn công đồng loạt trên  mạng xã hội mỗi khi có vấn đề gì xấy xảy ra. 
6. Một thế hệ khách hàng mới, thế hệ sẽ là chủ đạotrong tương lai gần đang xuất hiện trên toàn cầu - với đặc điểm trẻ, thành thị, trung lưu cùng khả năng kết nối và di động ở mức cao. Đa phần họ thuộc tầng lớp trung lưu hoặc cao hơn và vì vậy có thu nhập khá lớn để chi dùng. Đi lên từ địa vị kinh tế  xã hội thấp, họ khao hoàn thành những mực tiêu lớn lao, trải nghiệm những điều tốt đẹp hơn và học theo hành vi của những người ở tầng lớp cao hơn. 
7. Điểm khác biệt của thế hệ mới này là khuynh hướng di động của ho. Họ di chuyển rất nhiều và thường đi lại, sống ở một tôtcs độ nhanh hơn. mọi thứ cần phải sẵn sàng, ngay lập tức và hiệu quả về mặt thời gian 
8. 3 levels kết nối: kết nối di động - cấp độ cơ bản nhất trong đó Internet chỉ đống vai trò hạ tầng kết nối, kết nối trải nghiệm - Internet được sử dụng mang lại một trải nghiệm khách hàng cao cấp tại các điểm tiếp xúc giữa khách hàng và thương hiệu, ở giai đoạn này ta cần chú ý về độ roongj và độ sâu của kết nối, kết nối xã hội - sức mạnh của sự kết nối trong cộng đồng khách hàng
9. Trong một thế giới công nghệ phát triển càng cao, tương tác tạo cảm xúc cao đang trở thành sự khác biệt mới
10. Thách thức đối với các doanh nghiệp và thương hiệu đó là tích hợp những yếu tố trực tuyến và ngoại tuyến vào trong trải nghiệm tổng thể của khách hàng
0 notes
gomgomgopgop · 6 years
Text
From “Sông” Nguyễn Ngọc Tươ
1. “Người như chị không hợp với xáo động, xáo động dù nhỏ nhoi” 2.“Lúc đó cậu chưa biết gì về sự khoái cảm ucar Bối với sự vần vũ của trời, chỉ nghe kể anh ta săn ảnh những cơn giông
3. Đầu cậu nghĩ cái câu mẹ giũ gìn sức khỏe mà khi tuôn qua môi vẫn quá sức trần trụi, cục cằn
4. Điện thoại run lật bật từng cơn trong túi quần
5. Nước sông mặn quắt, nắng càng lâ thì nước biển sẽ hè cái lưỡi dài nhằng của nó liếm vào sông hàng mấy chục cây số
6. Suốt chặng dường từ mé biển về, bọn cậu đong cứng giữa màn kịch câm của hai ông cháu
7. Mới bước chân vào thôi đã thấy mùi rầu rĩ rồi
8. Những dòng sông luôn làm tốt cái việc chia cắt của nó
0 notes
gomgomgopgop · 6 years
Text
1/  Lúc đó, tôi đã đi qua mười bốn cái tháng mười, đi qua không biết bao nhiêu buổi trưa lạt lạt, phai phai như vậy. Những buổi trưa không làm đám con nít buồn ngủ, nhưng cũng không làm tụi nó hứng chí chạy nhảy chơi đùa. Những buổi trưa lừ đừ, lười nhác. Và nếu bà nội không khóc, buổi trưa nọ đã trôi tuột khỏi đời tôi, không một vết tích, không làm tôi đau khi đôi khi gặp lại cơn nắng nào, đã cũ.Nhưng mà bà nội đã khóc, và buổi trưa kia đã vĩnh viễn bị tiếng khóc đóng đinh vào.
2/  Tiếng nấc bỗng ồ ồ dồn đuổi nhau qua cửa sổ. Bà nội. Bà nội khóc. Bà nội khóc kìa, ba ơi. Ba, bà nội khóc.
3/  Sau này, long đong với bao biến cố cuộc đời, chen lấn, tranh giành, bị tạt vào mặt những câu từ khó nghe, phũ phàng nhất, nhưng tôi thề rằng chẳng câu nói nào đau đớn và nghiệt ngã như lời thốt ra từ cái miệng mếu máo của bà nội. Trời đất lặng phắt. Một mũi tên nào đó xé gió đâm thẳng vào tim cha. Ông chới với
4/  Trước bà, thời gian mềm nhũn, bời rời như cọng bún mắc mưa, vô nghĩa.
5/ Nhìn từ phía sau lưng, tôi bỗng nghĩ, không có hai cánh tay chỏi vào hông, thằng Vĩnh sẽ gãy ngang, đổ gục xuống.
6/  Tôi xuống nhà, lặng lẽ ngồi nhìn bà nội ngủ say, không biết bà đã đau, đã day dứt đến mức nào khi hai đứa con trai của bà lại đứng ở hai bờ chiến sự, đến nỗi trong cơn quên nhớ lẫn lộn, lại để tiếng khóc rơi ra. Để cha tôi, thằng Vĩnh loay hoay hoài một trưa tháng mười xưa.
7/  những cây sầu trên đỉnh Puvan bị mây ngậm vào miệng, ướt đẫm
8/ Thằng bé mếu máo nhưng hai mắt ráo hoảnh, dường như nước mắt cũng bị cái nắng dai dẳng rút cạn, bay hơi đi.
9/ Đỉnh Puvan như lún mãi vào những đám mây đen.
10/ Mưa lay phay, đỉnh núi Puvan bị buốt trong hơi nước.
11/ Dịu đứng gần đó, tóc chảy ướt rượt, ứa nước mắt vì thằng nhỏ đã héo tới mức dầm trong mưa càng quắt queo hơn.
12/ anh thấy sợ hãi ngày mai trống rỗng kia. Hoang mang. Ngơ ngác. Rã rời. Vụn nát.
0 notes
gomgomgopgop · 6 years
Text
Về việc Viết
1/  Bạn có rất nhiều ý tưởng. Bạn có thể sáng tác 1 status 200 chữ, 400 chữ, nhưng viết thành bài bạn gặp rắc rối. Đó là các ý nghĩ chợt tới, nó không được suy nghĩ lại, gọt giũa, tìm tòi, phản biện, gắn kết… để thành một nội dung đầy đặn.
Để viết một bài, bạn cần thời gian dành cho nó hơn là vài trăm chữ ngắn ngủn như văn nói và bỏ đi không xử lý tiếp các chỗ chưa đầy đặn.
From khaidon.com
2/ Sáng tác văn chương. Viết nghiên cứu văn học. Làm báo chí. Làm copywriter quảng cáo.Việc thay đổi vị thế người viết lần lượt theo từng giai đoạn một cách tập trung chuyên sâu đã cho phép mình có những trải nghiệm đa dạng về sự đọc lẫn sự viết. Mình vẫn luôn xem đó là một chuyến phiêu lưu mà chính các con chữ đã cho mình đặc ân được đồng hành bên cạnh. Mỗi lĩnh vực, sự viết đều sẽ khác nhau nhưng tựu chung đều đi ra từ một nền tảng cơ bản của kĩ năng viết, tri thức, khả năng thấu cảm và sự rèn luyện.
From: Thảo Dương
0 notes
gomgomgopgop · 6 years
Text
From https://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/van-hoa-tu-chuc-3696207.html
1/ Đến đây, người viết dành dòng này để bạn đọc nghĩ ra một cái tên.Cái tên mà bạn nghĩ đến trong đầu ở dòng trên, liệu có phải là Nguyễn Văn Khoa? Dù đúng hay không, thì đấy mới là người đang được nhắc đến.
2/  phần nhiều là vì dư luận tự khoác thêm cho chức vụ ấy, hành động ấy những lớp nghĩa quá rộng.
3/  Hệ thống ngạch bậc và quy trình bổ nhiệm khiến mỗi vị trí quản lý hành chính đều rất giá trị. Giá trị bởi năm tháng, bởi sự nỗ lực, bởi cả cống hiến tài năng, lẫn những chi phí không tên có khi bằng cả một gia tài nho nhỏ
4/  Chức vụ, trong văn hóa Việt Nam, khía cạnh “Quyền Lợi” vẫn nổi bật hơn “Trách Nhiệm”.
5/  Việc một nhân sự quản lý hay lãnh đạo từ chức, từ bao giờ được định nghĩa với cụm mỹ từ "văn hóa từ chức"? Gọi như vậy cũng không sai, nhưng rõ ràng khi ghép việc "xin chấm dứt một nhiệm vụ được giao" với "văn hóa", là không cùng hệ số.
6/ Ở nước ta, vì nhiều lý do, những hành vi hết sức cơ bản, bỗng phải khoác áo “văn hóa” để khuyến khích: xếp hàng, tham gia giao thông đúng luật, gia đình yên ấm, và cả từ chức. Cái bình thường thành cái bất thường.
7/ Và việc bàn luận về bản thân cái hành vi “từ chức” ấy, có thể làm người dân tiếp cận vấn đề sai. Chúng ta sẽ tập trung vào một cái tên, một nhân vật, một vị công chức vừa làm một việc thực ra rất đỗi cơ bản; mà quên đi rằng sự kiện đó phải được gọi tên đúng: một nhiệm vụ đã không được hoàn thành.
0 notes
gomgomgopgop · 7 years
Text
From fb/jason.contentmarketer
Gần này tuổi đầu rồi mà còn bị dính crush, đúng là cuộc đời quá ngắn mà thanh xuân thì quá dài ::v
0 notes
gomgomgopgop · 7 years
Text
From Ăn, cầu nguyện, yêu
1.  làm sao tôi có thể chấp nhận niềm vui sướng đó khi nó đi cùng với mặt trái tối tăm này – cô lập hạ nhục, bất an xói mòn, phẫn hận âm ỉ và, tất nhiên, sự triệt hạ hoàn toàn bản ngã tất yếu diễn ra khi David ngừng trao, và bắt đầu lấy đi
2.  Tôi cho rằng người ta sinh con đẻ cái đôi khi vì lý do đó – để bảo đảm sẽ không tiếc nuối về sau. Tôi nghĩ người ta có con vì đủ mọi loại lý do, đôi khi vì một khát khao đơn thuần là để nuôi nấng và chứng kiến sự sống, đôi khi vì không có sự chọn lựa, đôi khi để bám víu một người bên cạnh hay để có người nối dõi; đôi khi thì chẳng nghĩ về điều đó theo một cách cụ thể nào. Không phải tất cả các lý do có con đều giống nhau, và không nhất thiết tát cả các lý do đó đều vô tư. Nhưng, cũng không phải tất cả các lý do không có con đều giống nhau. Cũng không nhất thiết tất cả các lý do đó đều ích kỷ
3. 
0 notes
gomgomgopgop · 7 years
Text
From Ăn, cầu nguyện, yêu
1.  ) Người Mỹ không thật sự biết làm sao để không làm gì cả. Đây là nguyên nhân của cái mâu thuẫn rập khuôn Mỹ buồn thảm hết sức đó – người quản lý cao cấp quá căng thẳng được nghỉ phép nhưng không thể thư giãn.
2.  tôi có vấn đề về ranh giới với đàn ông. Hay có lẽ nói vậy không hợp lý. Để có vấn đề về ranh giới, đầu tiên người ta phải có ranh giới, đúng không? Nhưng tôi tan biến vào người tôi yêu. Tôi là một màng thấm. Nếu tôi yêu anh, anh có thể có tất cả. Anh có thể có thời gian của tôi, tận tụy của tôi, cái mông tôi, tiền tôi, gia đình tôi, chó của tôi, tiền dành cho chó của tôi, thời gian dành cho chó của tôi – tất cả mọi thứ.
3.  Tôi thấy sự cam chịu của Augusteum thật khiến ta vững lòng, rằng công trình này, với một cuộc đời thăng trầm đến thế, vậy mà vẫn luôn thích nghi với những đảo điên khốn đốn của thời đại. Đối với tôi, Augusteum như một người đã trải qua một cuộc đời hoàn toàn không êm ả - khởi đầu có thể chỉ là một bà nội trợ, nhưng rồi đột nhiên trở thành góa phụ, rồi mấy trò múa quạt để kiếm sống, cuối cùng không hiểu sao thành nữ nha sĩ đầu tiên trong không gian vũ trụ, rồi lại thử nhúng tay vào chính trị quốc gia – vậy nhưng vẫn xoay xở giữ vững được ý thức bản thân nguyên vẹn qua mọi thăng trầm.
4.  Augusteum nhắc tôi không bám víu vào bất kỳ ý niệm lỗi thời nào về việc tôi là ai, tôi đại diện cái gì, tôi thuộc về ai, hay trách nhiệm nào đó tôi có thể đã từng định phục vụ. Thật vậy, hôm qua tôi có thể là một đài tưởng niệm lộng lẫy đối với ai đó, không nghi ngờ gì nữa, nhưng ngày mai tôi có thể là một kho chứa pháo hoa. Ngay cả trong Thành phố Vĩnh cửu, Augusteum thầm lặng nói, ta cũng phải luôn chuẩn bị mình cho những làn sóng chuyển hóa náo loạn và bất tận.
5.  Tôi đã xếp đầy các thùng đó đủ loại tài liệu nghiên cứu cặn kẽ về Roma mà giờ có vẻ không quan trọng nữa vì tôi đang ở đây. Tôi nhớ mình thậm chí còn chất một bản đầy đủ Lịch sử suy vong và sụp đổ của đế quốc La Mã của Gibbon vào cái thùng đó. Suy cho cùng thì có lẽ tôi sẽ vui vẻ hơn nếu không có nó. Vì cuộc đời quá ngắn ngủi, mình có thật sự muốn dành một phần chín mươi những ngày còn lại của mình trên đời để đọc Edward Gibbon không?
6.  Sinh lực du-lịch-đến-một-nơi và sinh lực sống-ở-một-nơi là hai sinh lực khác nhau cơ bản, và điều gì đó từ việc gặp cô gái Úc đang trên đường đi Slovenia đã cho tôi một khát khao để lên đường
7.  Tôi luôn nghĩ với vỏ bánh pizza chúng ta chỉ có hai chọn lựa trong đời – mỏng và giòn, hay dày và mềm. Làm sao tôi lại biết được trên thế giới này có một loại vỏ bánh mỏng và mềm? Vật linh thiêng trong những vật linh thiêng! Thiên đường pizza mỏng, mềm, chắc, dính, dai, mặn, ngon tuyệt. Bên trên là nước xốt cà chua ngọt sủi bọt như kem khi nó làm tan chảy pho mát trâu mozzarella tươi, và thế nào đó mà nhánh húng quế ở giữa toàn thể ấy làm cả cái pizza ngạt ngào mùi thảo dược rất giống như một ngôi sao điện ảnh tỏa sáng giữa một buổi tiệc đem lại một tiếp xúc rất quyến rũ cho mọi người quanh nàng
8.  Biết bao lần tôi nói với David là tôi ước gì có thể giống mẹ mình hơn như cách bà hành xử trong cuộc hôn nhân của mình – độc lập, mạnh mẽ, không phụ thuộc. Một cái máy tự cấp. Có thể tồn tại mà không cần những liều lượng lãng mạn hay tán tỉnh thường xuyên từ người nông dân cô độc là cha tôi. Có thể hớn hở trồng vườn hoa cúc giữa những vách đá im lặng không thể giải thích nổi mà đôi khi cha tôi dựng lên quanh ông.
9.  Tôi lớn lên thấy trong nhà mình một người mẹ thường đón nhận tình yêu và trìu mến của chồng mỗi khi ông ấy nghĩ cần phải mang lại, rồi thì bà thường tránh đi và tự lo cho mình khi ông trôi dạt vào vũ trụ riêng biệt thờ ơ quên lãng kém cỏi của ông
10.  Mẹ tôi đã có những chọn lựa trong đời, như tất cả chúng ta phải vậy, và mẹ an thuận với chúng. Tôi có thể thấy sự thanh thản của mẹ. Mẹ không thoái thác chính mình. Những lợi ích từ lựa chọn của mẹ thật lớn lao – một cuộc hôn nhân lâu bền và ổn định với một người đàn ông mẹ vẫn gọi là bạn thân nhất của mình; một gia đình giờ đã mở rộng thêm với những đứa cháu vốn ngưỡng mộ bà; vững tin vào chính nghị lực của bà. Có lẽ mẹ phải hy sinh một số thứ, và bố tôi cũng có những hy sinh của mình nữa –nhưng có ai trong chúng ta sống mà không có những hy sinh?
0 notes
gomgomgopgop · 7 years
Text
From Ăn, cầu nguyện, yêu
1.  Mùa xuân năm 2003 ấy mọi việc đến điểm sôi
2.  Giờ thì trên mặt tôi xuất hiện các nếp nhăn, những rãnh sâu thường trực giữa hai lông mày, vì khóc và vì lo âu
3.  cô có cái mà tôi gọi là “Số điện thoại riêng đến vũ trụ” gần như một kênh đặc biệt, chỉ-củaIva, mở thường trực nối với thiêng liêng.
4.  Những cái tên cứ tràn ra. Trong gần một giờ, chúng không ngừng tràn ra khi chúng tôi chạy xe qua Kansas và thỉnh nguyện hòa bình của tôi kéo dài hết trang giấy vô hình này đến trang giấy vô hình khác với tên những người ủng hộ. Iva tiếp tục xác nhận – rồi, ông ấy đã ký, rồi, cô ấy đã ký – và trong tôi mênh mang một cảm giác được che chở, được bao bọc trong thiện chí tập thể của biết bao tâm hồn vĩ đại.
5.  Khi tôi không biết mình đang làm gì, tôi trông có vẻ không biết mình đang làm gì. Khi tôi phấn khích hay lo lắng, tôi trông có vẻ khấn khích hay lo lắng. Khi tôi bị lạc, mà chuyện này thì thường xuyên, tôi trông có vẻ bị lạc. Mặt tôi là một máy phát rõ ràng mỗi ý nghĩ của tôi. Như David có lần nói, “Mặt em thì trái ngược với bộ mặt lạnh như tiền. Em có gương mặt luôn ‘tố giác’ em.”
6.  Chúng tấn công tôi bất thình lình, hoàn toàn lầm lì và đe dọa như các thám tử Pinkerton, rồi chúng uy hiếp bên sườn tôi – Trầm Cảm bên trái, Cô Đơn bên phải. Chúng không cần phải xuất trình phù hiệu. Tôi biết những gã này rất rõ. Chúng tôi đã chơi trò mèo đuổi chuột nhiều năm nay rồi. Tuy vậy tôi thừa nhận là thật ngạc nhiên khi thấy chúng trong vườn Ý trang nhã này lúc hoàng hôn. Chúng không thuộc về nơi này
7.  nếu họ không phục vụ loại này ở thiên đường thì quả thật tôi không muốn đến đó
8.  Tôi thích chọc anh cười, nhưng không phải lúc nào Giovanni cũng hiểu những câu đùa của tôi. Khó mà nắm bắt được sự hài hước trong một ngôn ngữ thứ hai. Nhất là khi ta lại là một chàng trai trẻ nghiêm túc như Giovanni. Một đêm mới đây anh nói với tôi, “Khi chị châm biếm, tôi luôn sau chị. Tôi chậm hơn. Giống như chị là sét còn tôi là sấm.”
9.  Nhưng đừng bao giờ lại dùng cơ thể hay cảm xúc của người khác làm cái cột mèo cào cho những khát khao không thỏa của mi nữa.
10.  Giọng ở Naples thì cứ như cái tát thân thiện vào tai.
0 notes
gomgomgopgop · 7 years
Text
From Ăn, cầu nguyện, yêu
1.  Nhưng tại sao mọi thứ phải luôn có một ứng dụng thực tế? Tôi đã làm một tên lính mẫn cán nhiều năm rồi – làm việc, tạo dựng, không bao giờ trật một hạn chót nào, quan tâm đến những người thân yêu, đến nướu răng của tôi, đến hồ sơ tín dụng, bầu cử v.v... Đời sống này chỉ bao hàm nghĩa vụ thôi sao? Trong giai đoạn mất mát tối tăm này, tôi có cần bất kỳ thanh minh nào cho việc học tiếng Ý ngoài việc đó là thứ duy nhất tôi có thể tưởng tượng sẽ đem lại cho mình chút vui thích nào đó ngay lúc này?
2.  “Tôi muốn có một chứng nghiệm trường cửu về Thượng Đế.” Tôi nói với ông ấy. “Đôi khi tôi cảm thấy như thể mình nắm bắt được điều thiêng liêng của thế giới này, nhưng rồi tôi đánh mất nó vì sao lãng trong những ham muốn và sợ hãi nhỏ nhặt của mình. Tôi muốn lúc nào cũng được bên Thượng Đế. Nhưng tôi không muốn làm thầy tu, hay từ bỏ hoàn toàn những thú vui trần tục. Tôi nghĩ điều mình muốn học hỏi là làm sao sống trên đời này và thưởng thức những thú vui của nó, nhưng đồng thời cũng hiến dâng mình cho Thượng Đế.
3.  “Để tìm thấy cân bằng như cô muốn, cô phải trở thành như vậy. Cô phải đứng vững trên mặt đất đến độ như thể cô có bốn chân, thay vì hai. Bằng cách đó, cô có thể trụ lại trên thế gian. Nhưng cô phải thôi nhìn thế gian bằng cái đầu của mình. Thay vào đó, cô phải nhìn bằng trái tim. Bằng cách đó, cô sẽ nhận biết Thượng Đế.
4.  Bạn biết đấy – cái vẻ cực kỳ thoải mái, nhập vai hoàn toàn làm ta giống như thuộc về nơi đó, bất kỳ đâu, mọi nơi, ngay cả giữa bạo loạn ở Jakarta
5.  một cuộc tiến hóa tự nhiên: thổ ngữ của thành phố nổi bật nhất dần trở thành ngôn ngữ được cả vùng chấp nhận. Do vậy, cái mà ngày nay chúng ta gọi là tiếng Pháp thật ra là một phiên bản của tiếng Pari thời Trung cổ. Tiếng Bồ Đào Nha thật ra là tiếng Lisbon. Tiếng Tây Ban Nha về cơ bản là tiếng Madrid. Đây là những thắng lợi tư bản chủ nghĩa: thành phố hùng mạnh nhất cuối cùng đã quyết định ngôn ngữ của cả quốc gia. Chuyện một nhóm nhà trí thức dân tộc rất lâu về sau này ngồi lại và quyết định rằng tiếng Ý của Dante từ đây trở thành ngôn ngữ chính thức của Ý hẳn rất giống như thể một ngày đầu thế kỷ mười chín một nhóm giảng viên Oxford ngồi lại và quyết định là – từ đây trở đi – mọi người ở Anh sẽ nói tiếng Shakespeare thuần khiết. Và điều đó thật sự đã có kết quả 6.  Phải chăng là do di truyền? (Sầu Muộn, được gọi bằng nhiều tên khác nhau, đã thấm qua gia đình tôi từ nhiều thế hệ, cùng với cô dâu buồn bã của nó, Chứng Nghiện Rượu.) Văn hóa? (phải chăng đó chỉ là hệ quả của việc một đứa con gái Mỹ có nghề nghiệp thời hậu phong trào nữ quyền cố gắng tìm thấy cân bằng trong một đời sống thành thị ngày càng căng thẳng và vong thân?) Hay nguyên nhân tử vi? (Tôi buồn đến vậy vì tôi thuộc cung Cự Giải quá nhạy cảm vốn có các biểu hiện chính đều do cung Song Sinh hay thay đổi chi phối?) Nguyên nhân nghệ thuật chăng? (Không phải những người sáng tạo luôn bị trầm cảm vì chúng ta quá nhạy cảm và đặc biệt sao?) Hay là nguyên nhân tiên hóa? (Tôi có mang trong mình nỗi hoảng hốt còn lại từ nhiều thiên niên kỷ khi loài của mình cố gắng sống sót trong một thế giới bạo tàn không?) Nghiệp ư? (Phải chăng tất cả những bộc phát sầu não này rõ là hậu quả của hành vi xấu ở những kiếp trước, những chướng ngại cuối cùng trước khi giải thoát?) Do hormone chăng? Chế độ ăn uống? Triết học? Mùa? Môi sinh? Hay vì tôi đang thăm dò vào nỗi khát khao Thượng Đế mọi người đều có? Hay tôi bị thiếu cân bằng hóa học? Hay tôi chỉ cần có quan hệ tình dục? Thật quá nhiều yếu tố tạo thành chỉ một con người! Sao chúng ta hoạt động trên nhiều tầng đến thế, và sao chúng ta phải chịu nhiều ảnh hưởng từ trí óc ta, cơ thể ta, lịch sử ta, gia đình ta, thành phố ta, tâm hồn ta và những bữa ăn trưa của ta đến thế!
7. 
0 notes