Tumgik
fullsoulsoul · 2 years
Text
Những công cụ cốt lõi khi sử dụng IATF 16949:2016
Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 - Hệ thống Quản lý Chất lượng ngành Ô tô được Hiệp hội xe ôtô thế giới (IATF - International Automotive Task Force) chính thức ban hành vào 01/10/2016 với tên gọi đầy đủ là “Các yêu cầu về Hệ thống quản lý chất lượng dành cho các tổ chức sản xuất và dịch vụ liên quan linh kiện ngành ôtô”.
Bộ tiêu chuẩn này được áp dụng cho các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sản xuất và cung cấp linh kiện, chi tiết hoặc vật liệu dùng cho chế tạo lắp ráp ôtô, bao gồm cả dịch vụ nhiệt luyện, sơn, mạ hàn xử lý bề mặt, hoặc các sản phẩm khác do khách hàng chỉ định. Về nguyên tắc tiêu chuẩn này có thể áp dụng được cho mọi chi tiết “on car – on road” (lắp trên xe – chạy trên đường).
5 công cụ cốt lõi sử dụng trong IATF 16949
Về lý thuyết, trước khi bắt đầu tìm hiểu về các công cụ sử dụng trong IATF 16949, cần phải nắm rõ được những hạng mục yêu cầu trong tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, sẽ tốn khá nhiều thời gian để có thể giải thích tường tận về các hạng mục trong tiêu chuẩn IATF 16949. Vì vậy, đầu tiên nên tìm hiểu về các công cụ cốt lõi sử dụng trong IATF 16949. Bởi vì những công cụ này không nhất thiết chỉ áp dụng cho IATF 16949, mà còn có thể áp dụng vào công việc cụ thể của bạn. Đây là những công cụ tuyệt vời giúp bạn quản lý và cải tiến hệ thống chất lượng của doanh nghiệp mình.
Để áp dụng được IATF 16949:2016, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn IATF 16949:2016, doanh nghiệp phải áp dụng thường xuyên 5 công cụ cốt lõi của ngành sản xuất linh kiện ô tô (5 Core tools), bao gồm:
- SPC (Statistical Process Control) – công cụ “Kiểm soát quá trình bằng thống kê” (chú ý công cụ SPC của IATF 16949:2016 không phải là 7 QC tools thường áp dụng của người Nhật, rất nhiều người lầm lẫn về công cụ này).
- APQP (Advanced Product Quality Planning and Control Plan) – công cụ “Cách thức hoạch định tiên tiến về chất lượng sản phẩm và kế hoạch kiểm soát”.
- FMEA (Potential Failure Mode and Effects Analysis) – Phân tích hình thức sai lỗi tiềm ẩn và tác động của các hình thức sai lỗi tiềm ẩn.
- PPAP (Production Part Approval Process) – công cụ “Quá trình phê duyệt sản xuất hàng loạt”
- MSA (Measurement System Analysis) – công cụ “Phân tích hệ thống đo lường”
Đây là quá trình cơ bản được thực hiện khi doanh nghiệp triển khai một sản phẩm mới, hoặc được chuyển giao một sản phẩm mới từ công ty mẹ (Nếu doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp nước ngoài). Nếu bạn giữ chức trưởng bộ phận, đặc biệt là bộ phận kỹ thuật sản phẩm, bạn sẽ phải nắm rất rõ lưu trình này.
Đối với IATF 16949 thì 5 công cụ cốt lõi sẽ được vận dụng vào từng giai đoạn theo lưu đồ trên. Ngoài ra, bạn phải luôn nhớ rằng, hệ thống chất lượng luôn được kiểm soát và cải tiến. Vì vậy, khi đi vào sản xuất hàng loạt (Mass Production), các công cụ này vẫn luôn được áp dụng.
Như vậy bạn đã có khái niệm cơ bản về 5 công cụ cốt lõi (5 core tool) sử dụng trong tiêu chuẩn chứng nhận IATF 16949.
0 notes
fullsoulsoul · 3 years
Link
0 notes
fullsoulsoul · 3 years
Text
Tiêu chuẩn FSC là gì ? Chứng Nhận rừng FSC/CoC/FM
Hơn 25 năm qua các vấn đề về rừng toàn cầu ngày càng trở nên rõ ràng hơn: Diện tích rừng bị giảm sút nghiêm trọng và suy thoái đất diễn ra ngày một nhiều. Bên cạnh nguyên nhân chặt phá rừng bừa bãi và buôn lậu gỗ thì còn do chính sách lỏng lẻo trong việc quản lý và khai thác rừng gây ra. Chính vì thế cộng đồng Quốc tế đã bày tỏ mối quan tâm lớn về vấn đề này cũng như thực hiện một loạt các biện pháp hành động nhằm bảo vệ rừng bền vững.
Chứng chỉ rừng FSC ra đời nhằm đem đến những giải pháp. Là một công cụ sử dụng các cơ chế thị trường để thúc đẩy quản lý rừng bền vững và đạt được các mục tiêu sinh thái, xã hội và kinh tế.
FSC LÀ GÌ ?
FSC- Forest Stewardship Council có nghĩa là Hội đồng Quản lý rừng. Được thành lập từ năm 1993, đây là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận được lập ra nh��m duy trì và đảm bảo một hệ thống quản lý rừng bền vững có trách nhiệm. Thông qua các tiêu chuẩn và chứng nhận rõ ràng. Sau 27 năm hoạt động thì FSC đã chứng tỏ được sức ảnh hưởng của mình lên toàn cầu trong việc ngăn chặn các khu rừng bị khai thác bất hợp pháp và phá hủy nghiêm trọng.
Chứng nhận quản lý rừng (FM) còn được gọi là chứng nhận quản lý rừng bền vững hoặc chứng nhận rừng. Đây là một quá trình để các đơn vị quản lý rừng được đánh giá bởi một tổ chức chứng nhận rừng độc lập của bên thứ ba theo các tiêu chuẩn quản lý rừng đã được thiết lập. Và theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn được chấp nhận chung để chứng minh rằng hiệu quả quản lý rừng đáp ứng các yêu cầu của quản lý bền vững.
Chứng nhận rừng FSC được thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ môi trường và các tổ chức dân sự. Họ nhận ra những sai lầm trong chính sách mà một số quốc gia đã mắc phải trong việc cải thiện quản lý rừng. Các tổ chức liên chính phủ quốc tế có hiệu quả hạn chế trong việc giải quyết các vấn đề và thương mại lâm sản không thể chứng minh được rừng có sản phẩm từ đâu.
CÁC LOẠI CHỨNG NHẬN FSC HIỆN NAY:
Chứng chỉ rừng FSC, còn được gọi là chứng nhận gỗ. Là một công cụ sử dụng các cơ chế thị trường để thúc đẩy quản lý rừng bền vững và đạt được các mục tiêu sinh thái, xã hội và kinh tế. FSC bao gồm chứng nhận quản lý rừng (Quản lý rừng, FM) và chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody, COC).
1. FSC-FM (FSC Forest Management):
Chứng chỉ này dành riêng cho các nhà khai thác và trồng rừng. Khi có được loại chứng nhận này đồng nghĩa với việc cả khu rừng được chứng nhận hoặc diện tích rừng được đăng kí trong chứng nhận. Đây là bằng chứng cho việc các đơn vị quản lý rừng đã tuân thủ theo 10 nguyên tắc FSC phù hợp với nguyên tắc về môi trường, kinh tế và xã hội.
2. CoC (Chain of Custody – Chuỗi hành trình sản phẩm):
Chứng nhận FSC/CoC dành cho chuỗi hành trình sản phẩm. Có nghĩa là việc quản lý toàn bộ quá trình từ nguyên liệu gỗ cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Việc này bao gồm những giai đoạn liên tục của việc chế biến, vận chuyển, sản xuất và phân phối. Chuỗi hành trình sản phẩm là quá trình nhận dạng gỗ từ khu rừng được chứng nhận cho tới sản phẩm được gắn nhãn. Việc thành lập CoC là để đảm bảo rằng tất cả gỗ được sản xuất bởi các khu rừng được phê duyệt đều ở trạng thái được kiểm soát từ rừng → nhà máy → người tiêu dùng cuối và được tách ra khỏi gỗ của rừng không được phê duyệt. Người tiêu dùng cuối nhận ra nhãn FSC để hỗ trợ quản lý bền vững rừng.
Diễn Đàn ISO cung cấp thông tin hữu ích về các Tiêu Chuẩn Chất Lượng Quốc Tế cho các Doanh Nghiệp hội nhập với Thế Giới. Cung cấp dịch vụ Tư Vấn – Đào Tạo – chứng nhận ISO, cấp chứng chỉ ISO, uy tín chuyên nghiệp giấy chứng nhận ISO hiệu lực Quốc tế. Địa chỉ: Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội                                                                       Website: https://diendaniso.com/ Chỉ đường: https://goo.gl/maps/2VssoDx8vod3pccJ9 #tuvan #chungnhan #iso #tuvaniso #chungnhaniso #iso9001 #iso22000 #iso14001 #iso13485 #iso45001 #diendaniso #dien_dan_iso
1 note · View note