Tumgik
Lễ khấn cầu tự cho gia đình hiếm muộn con
Hiện nay, rất nhiều gia đình, nhất là các vợ, chồng trẻ có biểu hiện hiếm muộn. Bài viết này hy vọng sẽ giúp cho các gia đình tự làm lễ cầu tự khi bị hiếm muộn. Đây là một phương pháp rất linh nghiệm, không tốn kém, dễ làm.
Khi chậm có con thì nên thế nào
Khi bị hiếm muộn, chậm có con thường là do yếu tố sức khỏe và yếu tố tâm linh.
Nguyên nhân chậm có con liên quan đến yếu tố sức khỏe
Trước mắt, nên đi khám sức khỏe ở các bệnh viên hoặc trung tâm chuyên về sức khỏe sinh sản. Y học hiện đại hiện nay đã hỗ trợ sinh sản khá tốt bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm hoặc chữa trị một số bệnh vô sinh.
Trong nhiều trường hợp, đi khám xác định hai vợ chồng khỏe mạnh, còn có khả năng có con nhưng không thể mang thai. Chúng ta nên quan tâm đến yếu tố tâm linh. Cách tốt nhất, chúng ta nên đồng thời thực hiện cả hai biện pháp trên để âm phù dương trợ.
Nguyên nhân chậm có con liên quan đến yếu tố tâm linh
Theo Giáo sư Nguyễn Tiến Đích, một chuyên gia nghiên cứu về tâm linh, cho rằng có một số yếu tố tâm linh gây hiếm muộn như sau:
+ Nếu 1 trong 2 vợ chồng đang bị phạt hoặc phải trả nghiệp từ kiếp trước thì có thể không có con. Muốn mang thai, trước hết phải sám hối về lỗi lầm, xin "khất" chậm trả nghiệp chứ không thể xóa nghiệp. Bởi Nghiệp cần phải trả và trả đủ, không ở kiếp này thì vào những kiếp sau.
+ Với những cặp vợ chồng khỏe mạnh, không phải trả Nghiệp hay bị phạt gì cả, mà vẫn không thể có con. Lý do là vợ hoặc chồng bị vong nhập hoặc vong theo, tức là bị một hoặc một số linh hồn người âm nào đó nhập vào cơ thể hoặc cứ bám theo làm cho không thể có con.
Tuy nhiên, hiện nay do xã hội phát triển, có khá nhiều các bạn trẻ có thai trước hôn nhân phải nạo phá. Đây là một nghiệp do chúng ta gieo cho chính chúng ta. Với các bạn như vậy, cần phải thành tâm sám hối trước phật thánh và xin lỗi các vong linh thai nhi mà mình đã phá nạo và đưa họ lên chùa để được siêu thoát. Trước khi làm lễ cầu con thì việc này phải được làm trước. Bởi có thể chính các vong linh tội nghiệp này đã cản trở bố mẹ sinh con.
Để giúp cho các vong linh bé bỏng đó siêu thoát, các bạn có thể đọc tại đây: Văn khấn cho linh hồn Thai Nhi sớm siêu thoát tại nhà
Tiến trình của lễ cầu con
Theo người viết, thì dù ở yếu tố nào trong các yếu tố đã nêu ra thì cũng là nghiệp cả mà thôi. Vì vậy, chúng ta không quá bận tâm quá bởi trường hợp nào. Bởi việc xác định cụ thể hiếm muộn do trường hợp nào không dễ. Để hóa giải chúng ta thực hiện hai giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn phát tâm tại gia:
Phật thánh ở trên cao, chúng ta là người trần khó có thể kêu thấu. Vì vậy, chúng ta nên nhờ phải nhờ gia tiên chúng ta kêu thay nói đỡ. Chỉ có người âm mới kêu với Phật Thánh dễ dàng hơn chúng ta.
Bài khấn tại gia:
Nam mô A Di Đà Phật (ba lần)
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).
Tín chủ (chúng) con là: .............
Ngụ tại: ………………….................
Hôm nay, tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …......, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại ngôi nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng.
Thưa các vị tôn thần, tiền chủ và gia tiên, chúng con cưới nhau đã lâu mà nay chưa có con. Chúng con cũng không hiểu vì đâu, vì nghiệp báo, vì có vong theo, hay vì ngày cưới phạm vào giờ sát mà chúng con chịu sự hiếm muộn.
Vì vậy, ngày mai chúng con lên chùa ( hay đền).... để phát tâm cầu tự. Chúng con tóc còn xanh, tuổi còn trẻ, việc dương chưa tường, việc âm chưa tỏ, ăn chưa nên đọi, nói chưa nên lời. Nên chúng con rất kính mong gia tiên, tiền tổ đi cùng chúng con đến chùa ( hay đền) ..... để kêu thay nói đỡ cho chúng con.
Xin các quan thần linh và các vị tiền chủ chứng giám. Chúng con cũng kính xin các vị cũng kêu thay nói đỡ cho chúng con lên nhà Phật, nhà Thánh giúp cho chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy).
+ Giai đoạn cầu xin tại chùa, đền, phủ:
Việc này, có thể thực hiện vào các buổi đi lễ đền, phủ, chùa vào ngày thường, hay ngày rằm, mùng một. Nên thực hiện ít nhất 3 lần. Nếu sau khi hết 3 lần, nếu cảm thấy tâm an thì hãy làm lễ cầu con, nếu cảm thấy tâm chưa an thì thỉnh cầu tiếp cho đến khi cảm thấy tâm an thì mới tiếp tục giai đoạn làm lễ cầu con.
Cách khấn giai đoạn này:
- Khi khấn tại Tam Bảo:
Nam mô A Di Đà Phật (ba lần)
Con lạy chín phương trời, lạy mười phương Phật; con lạy chư Phật mười phương, mười phương chư phật.
Con lạy Đức Thích Ca Mâu Ni, đức Phật Bà Quan Âm, Đức Thánh Hiền, Đức Chúa Ông cùng hằng hà sa số các chư phật.
Đệ tử con là: ( Họ và Tên), Tuổi: ( Tuổi âm lịch, ví dụ: Kỷ Mão)
Cùng chồng/vợ là: (Họ và tên)Tuổi: ( Tuổi âm lịch)
Ngụ tại: ( Địa chỉ gia đình vợ chồng ở).
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt,bầu trời cao vút tỏa sáng phúc lành. Vợ chồng con thành tâm thiết lễ kính lạy các chư Phật, giáng trần soi xét cho chúng con được xám hối về tất cả những tội lỗi mà chúng con đã gây ra trong kiếp trước và kiếp này; chúng con xin được khất trả nghiệp chướng vào kiếp sau. Nếu có các vong linh nào đó theo chúng con, thì xin các vong linh tha cho tội lỗi chúng con và xin Thần Phật giúp cho các vong linh đó siêu thoát; xin ông tơ bà nguyệt tha tội, nếu chúng con cưới xin phạm vào giờ sát.
Chúng con là người trần tục, việc trần chưa tường, việc âm chưa tỏ. Thân sinh nơi trần tục, mệnh bởi cung trời, cầu xin Thần Phật đức độ cao dày, hạ trần giáng thế giải tai, trừ ách cho con điều thiện, cho con hạnh phúc, cho chúng con có con trai/con gái để trên gánh việc phật, thánh dưới gánh việc trần gian; để chúng con trọn vẹn hiếu sinh, hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm.
Chúng con nguyện làm nhiều điều thiện để được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa. Trước án đài, chúng con xin Thần Phật được giải trừ vận hạn, tiêu trừ tai ách đã làm muộn đường con cái của chúng con.
Con xin cảm tạ soi xét của các đáng bề trên.
Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần).
- Khi khấn tại Công Đồng Tứ Phủ:
Nam mô A Di Đà Phật (ba lần)
Con lạy chín phương trời, lạy mười phương Phật; con lạy chư Phật mười phương, mười phương chư phật.
Con lạy Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Quan, Tứ phủ Chầu Bà, Tứ phủ Thánh Hoàng, Tứ Phủ thánh Cô, Tứ Phủ Thánh Cậu và toàn thể các chư thánh.
Đệ tử con là: ( Họ và Tên), Tuổi: ( Tuổi âm lịch, ví dụ: Kỷ Mão)
Cùng chồng/vợ là: (Họ và tên)Tuổi: ( Tuổi âm lịch)
Ngụ tại: ( Địa chỉ gia đình vợ chồng ở).
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt,bầu trời cao vút tỏa sáng phúc lành. Vợ chồng con thành tâm thiết lễ kính lạy các chư thánh, giáng trần soi xét cho chúng con xám hối về nghiệp chướng; xin được khất trả nghiệp vào kiếp sau. Nếu có các vong linh nào đó theo chúng con, thì xin các vong linh tha cho tội lỗi chúng con; xin ông tơ bà nguyệt tha tội, nếu chúng con cưới xin phạm vào giờ sát.
Chúng con là người trần tục, việc trần chưa tường, việc âm chưa tỏ. Thân sinh nơi trần tục, mệnh bởi cung trời, cầu xin Phật Thánh đức độ cao dày, hạ trần giáng thế giải tai, trừ ách cho con điều thiện, cho con hạnh phúc, cho chúng con có con trai, con gái để trên gánh việc phật, thánh dưới gánh việc trần gian; để chúng con trọn vẹn hiếu sinh, hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm.
Chúng con nguyện làm thiện được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa sinh sôi nảy nở. Trước Phật, Thánh, chúng con xin được giải trừ vận hạn, tiêu trừ tai ách làm muộn đường con cái của chúng con.
Con xin cảm tạ soi xét của các đấng bề trên.
Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần).
Nên thực hiện lễ cầu tự thế nào mới linh nghiệm
Lễ cầu tự tức lễ cầu thần thánh ban cho mình đứa con lập tự về sau. Việc cầu con muốn linh nghiệm thì phải hết sức thành tâm và tin tưởng vào quyền năng của Phật, Thánh. Tốt nhất, là tự mình đi cầu tự. Mình cầu cho chính mình, há chi cần thầy kêu hộ.
Muốn đi cầu tự, trước hết phải giữ mình cho thanh khiết, ít nhất nên ăn chay trước khi ngồi lễ để tâm thành động tới quỷ thần. Phải tắm sạch sẽ để tẩy mùi xú uế trần tục, phải kiêng ăn hành tỏi trong ngày đi lễ, hoặc làm lễ.
Nếu đến cầu tại đền, chùa thì lưu ý: Tại Tam Bảo (thờ Phật) chuẩn bị lễ vật: Vàng hương, hoa quả, trầu cau ( tuyệt đối không dùng lễ mặn). Tại Ban Mẫu ( hay Tứ Phủ Công Đồng) thì chúng ta dùng vàng, hương, hoa quả, có thể sử dụng thêm rượu, lễ mặn, thuốc lá... tùy tâm.
Lưu ý rằng: Không nên lo lắng nhiều về lễ vật nhiều hay ít, thiếu hay đủ, điều quan trọng nhất là phải hết sức thành tâm và tin tưởng vào cõi vô hình. Nên cố gắng tự mình làm là tốt nhất, bởi nghiệp báo của mình thì hãy tự mình kêu cầu.
Những người sau khi làm lễ cầu tự, lúc trở về, phải tự coi như đã có một em bé đi kèm theo. Trong suốt hành trình từ nơi cầu tự về nhà, những người này,có những hành động như một người mẹ dắt con theo, mua quà bánh, mua đồ chơi, lúc đi đò trả hai xuất tiền đò, lúc ăn cơm có thêm thức ăn dành cho em bé. Khi về tới cửa, nên gọi người nhà ra đón hai mẹ con.
Sau khi đã đi lễ cầu xin thì ngày rằm, ngày mùng một khi thắp hương tại nhà, các bạn ngoài việc khấn gia tiên để xin gia tiên kêu thay, nói đỡ với phật, thánh cho mình một đứa con, thì cũng nên khấn thêm rằng: Nếu có vong linh trẻ em nào theo chúng con về đây, thì cúi xin gia tiên nhận làm con cháu trong nhà và xin trên cho cháu được đầu thai vào gia đình chúng con.
Lưu ý rằng: Bạn có thể đi nhiều nơi đền, phủ, chùa để phát tâm xin có con, nhưng nên làm lễ cầu tự tại một ngôi chùa ( hay đền) gần nhà mà thôi. Bởi đi cầu xa, khó có thể rằm hay mùng một bạn có thể đi liên tiếp được. Khi tập trung kêu cầu một chỗ bạn sẽ được các thần linh nơi đó giúp đỡ, việc cầu xin của bạn sẽ linh nghiệm hơn.
Việc quán tưởng một em bé đi kèm mình là chỉ sau khi bạn đã nhất tâm làm lễ cầu ở một ngôi đền (hay chùa). Bởi sau khi lễ, nếu tâm bạn thành thì sẽ có vong hài nhi đi theo bạn về chờ ngày bạn thụ tinh và sinh con.
Khi đã cầu khấn nơi cửa đền, cửa chùa, hãy cố gắng làm nhiều việc thiện để tu nhân tích đức cho bản thân, nếu đang làm nghề sát sinh thì cố gắng hạn chế hoặc tốt hết là dừng lại. Việc cầu tự là một việc không chỉ khấn lễ một lần. Vì vậy, các bạn cần kiên trì thì Phật, Thánh mới gia hộ, bởi đây dù sao đây cũng là nghiệp. Cũng lưu ý Phật, Thánh luôn : Chứng tâm không chứng lễ", vì vậy, các bạn không cần mâm cao cỗ đầy, cứ tâm thành là các Ngài chứng. Thậm chí bạn chỉ cần có vài hoa quả dâng lễ là được. " Tâm động quỷ thần chi", vì vậy, bạn nên kiên trì cho việc lễ cầu xin này. Bạn đừng sốt ruột, 3 tháng, sáu tháng hay một năm cho việc cầu tự này. Nên lễ vào rằm, mùng 1 hàng tháng.
Nên cầu tự ở đâu
Có thể cầu tự ở mọi chùa, nhưng nếu có điều kiện thì đến nơi linh thiêng. Hiện có khá nhiều địa chỉ cầu con linh thiêng. Có 3 địa chỉ nhiều người thường lui tới để cầu tự đó là:
- Đền Sinh ở Chí Linh, Hải Dương: Nơi có phiến đá hình người mẹ đang sinh nở.
- Chùa Hương ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội: Lễ cầu tự được làm tại Hang Cô.
- Chùa Ngọc Hoàng ở TP. Hồ Chí Minh.
Đối với các gia đình khó khăn, không có điều kiện kinh tế để đến được các đền, phủ, chùa xa thì có thể đến một ngôi chùa gần nhà để phát tâm và làm lễ. Trước khi đi đến lễ tại nơi linh thiêng cần phải thực hiện tại nhà và đền chùa gần nhà khoảng 3 tháng là tốt nhất.
Một vài điều nhắn nhủ thêm
Đây là phương pháp lễ bằng tâm, nên chúng ta cần kiên trì và không cần phải lo lắng lễ nhiều hay lễ ít, cứ thành tâm là đủ.
- Các bài khấn ở trên chỉ mang tính khung sườn hướng dẫn mà thôi. Các bạn nên có thể tự kêu thêm theo tâm nguyện của mình thì linh nghiệm hơn.
- Không nên in sẵn ra rồi cầm để đọc. Nếu đọc thì sự thành tâm sẽ không đủ, sự linh ứng sẽ kém. Nên đọc nhiều lần để nhập tâm trước khi khấn, để khấn mạch lạc hơn, ít ngắc ngứ, ngập ngừng.
- Khi khấn nên tập trung tâm trí vào lời khấn, luôn quán tưởng trước mắt mình đó là phật thánh đang ngự (nếu khấn ở chùa, đền), hoặc gia tiên (nếu khấn ở nhà). Khi khấn bạn nên nhắm mắt để quán tưởng được dễ dàng hơn.
- Sau khi đã khấn lễ thì hãy quán tưởng có một vong nhi đi theo mình về nhà (đã nêu rõ ở trên). Khi phát tâm như vậy nó thể hiện sự khao khát của tâm thành, phật thánh sớm chứng tâm hơn.
- Chậm có con theo quan niệm của nhà Phật là do nghiệp, vì vậy, các bạn cần phải kiên trì và cố gắng tự làm lễ lấy. Hãy lấy tâm mình làm lễ, chứ đừng nghĩ lễ cao, cỗ đầy mà linh nghiệm.
- Các bạn nên đọc kỹ bài viết trước khi thực hành phương pháp này để thực hiện cho đúng và sớm thành công.
Chúc các bạn sớm thành công, viên mãn.
Lê Hồng Thái
Khám phá & Chia sẻ Lễ khấn cầu tự cho gia đình hiếm muộn con tại Ngôi nhà Tâm Linh
0 notes
Biểu hiện của Cơ hành
Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Việc lễ lên đồng là để giao tiếp với thần linh, và xin Thần Thánh gia ân, phù hộ cho, bản mệnh, Lộc tài, gia đình, con cái.... 
Khi một người có mệnh đồng hoặc căn quả , thì sẽ phải làm một quả lễ, gọi là lễ mở phủ hay nói cách khác là lễ trình đồng. Nhưng vì một lý do gì đấy, mà chưa có điều kiện làm lễ trình đồng ấy, thì sẽ bị cơ hành
Người bị cơ hành ,sẽ có những biểu hiện như sau:
1.Thi thoảng hay thường xuyên rơi vào cảm giác mờ ảo, chiêm bao thấy các bậc Tiên Thánh , luôn có cảm giác có Thánh thần bên cạnh mình, ủng hộ và che chở cho bản thân.
2.Khi nói đến chuyện đi lễ các Đền, các phủ, hoặc nhắc tới các vị Tiên Thánh bản thân họ cảm thấy phấn chấn, hào hứng và nhiệt thành muốn tham gia , và cảm thấy rất sướng khi được về lễ các đền ,các phủ, nếu không được về lễ thì lo lắng, bất an, không làm ăn gì được Khi được đề cập tới những câu nói, những mẩu chuyện, những bài giảng về Tiên Thánh , họ cảm thấy như có một động lực thôi thúc họ chú ý lắng nghe, chiêm nghiệm, có khi là biểu đạt cảm niệm của bản thân về Tiên Thánh một cách rất hào hứng.
3.Khi đi lễ các Đền, Phủ, hoặc được dự các vấn hầu đồng, họ thấy tâm hồn mình lâng lâng, phiêu phiêu, bay bổng, lúc đó họ phấn chấn, tinh thần giống như có một động lực thúc đẩy, tâm họ cảm thấy an lành, dịu mát, cũng có khi là xúc động, họ cảm nhận sự đồng cảm với cuộc đời Thánh đức trước kia qua các lời văn, lời tấu, lời thỉnh. Do đó đôi lúc họ có thể nhảy múa theo ..... Và nhập vai với các bậc Tiên Thánh, ( ta gọi là ứng bóng )
Cũng có thể họ thấy mình chưa được như các ghế đang hầu... Hoặc còn bức xúc một vấn đề gì đấy, Trong cuộc sống của họ, cho nên khi lễ đền, phủ, họ có những hành động không tự kiềm chế được, có thể là khóc, ( gọi là tủi bóng) có thể bị một hành động gì đấy, khó hiểu, hoặc có thể nói những lời mà chính họ cũng không chủ ý , hoặc .v.v. ( ta gọi là ốp bóng)
Nhìn chung ứng bóng, tủi bóng, ốp bóng, rất đa dạng, mỗi người một kiểu, không ai giống ai, và tùy từng nơi, từng đền, có người đi lễ đền này không bị, nhưng đền khác lại bị... Rất khó phân tích vấn đề này...
Một phần nữa là do khả năng hấp thu cảm thụ tâm linh nơi Đền, Phủ của mỗi người, ở nhiều mức độ khác nhau, cho nên :
- Nếu người nào đó mà ở mức độ nhẹ thì như trên đã trình bày
- Còn những mức độ nặng hơn thì họ có những hành động, cử chỉ, lời nói một cách vô thức trong lúc họ hoàn toàn không biết mọi sự xảy ra xung quanh, không biết được mình đang hành động như thế nào nhưng không tự chủ được. Cái này gọi là sát căn, có nghĩa là khả năng hấp thu tâm linh của họ rất lớn.
Sau này họ có thể nhìn, tuyên đoán được mọi sự việc sẽ xảy ra trong tương lai ( tức là xem bói)
Hoặc họ có thể hấp thụ tâm linh của các vong linh đã mất.... ( Tìm mộ, hoặc gọi hồn)
Người có căn đồng có cuộc sống đời thường đa dạng, xuất thân từ nhiều thành phần xã hội, Vì căn đồng không chừa một ai, nhưng tất cả đều trải qua một thời gian để rồi mới biết đến Thánh , đó là thời gian bị hành.
BỊ HÀNH THÌ RA SAO Tham khảo: Các kiểu cơ hành
Khám phá & Chia sẻ Biểu hiện của Cơ hành tại Ngôi nhà Tâm Linh
0 notes
Đi chùa Hà - Hà Nội cầu duyên
Chùa Hà tọa lạc ngay trên phố Chùa Hà thuộc Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là ngôi chùa nổi tiếng về cầu duyên tại Hà Nội. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự.
Chùa Hà nổi tiếng là linh thiêng về cầu duyên nên chùa lúc nào cũng đông các nam tuấn nữ tú. Đây là nơi trai chưa vợ, gái chưa chồng đến sắp lễ xin tìm được một nửa của mình. Những đôi yêu nhau cũng đến chắp tay thành kính cầu cho tình duyên trăm năm hạnh phúc.
Trong giới trẻ, còn lan truyền những tin đồn về sự linh ứng của ngôi chùa này: Nào là trai gái độc thân đến đây xin cầu duyên đều nhanh chóng tìm đuợc ý chung nhân của mình. Thậm chí có những bạn còn khăng khăng kéo người yêu mình đến đây thề yêu nhau, vì đã thể ở đây rồi sẽ không bao giờ thay lòng đổi dạ. Chính điều đó, khiến chùa Hà trong tư tưởng của những người đến cầu càng mang đậm nét huyền bí linh thiêng. Ai đã một lần đến đây thắp hương, xin đài xin lộc đều mang trong mình một niềm tin vào sự linh ứng.
Tuy vậy, ngoài tin đồn cầu duyên linh thiêng, chùa Hà cũng được cho là nơi chỉ cầu được duyên chưa đến, chứ nếu duyên đến rồi, thì không nên cầu. Bởi có rồi mà cầu thì chỉ có… tan mà thôi.
Truyền thuyết về Chùa Hà. Có hai truyền thuyết về Chùa Hà:
Truyền thuyết thứ nhất: Vào thời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Khi ấy nhà vua đã ngoài 40 tuổi mà chưa có con nên đi đến một ngôi chùa trên vùng Dịch Vọng ngày nay để cầu tự, sau đó sinh ra Thái tử Càn Đức, sau này lên ngôi lấy hiệu là Lý Nhân Tông. Ngôi chùa nhà vua đến về sau đổi tên thành chùa Thánh Chúa. Trên đường về nhà vua lại ghé thăm một ngôi chùa khác và ban tiền để sửa chùa. Ngôi chùa khác ấy chính là chùa Hà ngày nay. Cũng vì thế, chùa có tên chữ là: Thánh Đức tự.
Truyền thuyết thứ hai: Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460.
Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705) có hai người quê làng Thổ Hà tỉnh Bắc Giang sang ở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong và ngoài thành Thăng Long. Nhờ buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa với quy mô lớn bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680).
Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà. Đến ngày kỵ hàng tháng, hàng năm ở Thổ Hà, nhân dân xóm Bối Hà cử đoàn đại biểu sang lễ và ngược lại.
Hiện nay, lăng mộ thờ hai gia đình vẫn được lưu giữ trong chùa.
Không gian tâm linh của chùa Hà
Chùa Hà hiện nay là một quần thể bao gồm: Chùa Hà, Đình Hà và Điện Mẫu.
[caption id="attachment_1047" align="aligncenter" width="600"] Tiền đường chùa Hà[/caption]
Sau cổng tam quan của Chùa Hà là vườn cây xanh, hồ nước hình bán nguyệt, cây đa và sân chùa. Bên cạnh hồ nước là bia đá bốn mặt Thánh Đức tự bi mới được phục chế gần đây . Ở bên phải trước cửa chùa đặt 18 tấm bia hậu được tạo vào cuối thời Nguyễn ghi việc tu sửa và gửi hậu tại chùa.
Chùa Hà nhìn ra hướng tây, chùa chính kết cấu kiểu chữ Đinh có Tiền đường và Thượng điện, tam bảo năm gian rộng. Tòa phật điện của chùa được bố trí theo nhiều lớp. Đức Ông chùa Hà rất linh thiêng nên dân quanh vùng có câu: "Đức Ông chùa Hà, Đức Bà chùa Hương".
Phía sau chính điện của chùa là Điện Mẫu. Kiến trúc Điện Mẫu bao gồm phía trước là phương đình, phía sau là Thần điện.
Đình Hà nằm bên phải Chùa Hà. Đình Hà được thờ 2 vị thành hoàng là Triệu Chí Thành và Chu Lý, các tướng của Triệu Việt Vương (thế kỷ VI) có công chống giặc Lương.
Không gian cụm di tích Chùa Hà có rất nhiều cây cổ thụ. Nơi đây, còn có mấy cây đa có nguồn gốc Ấn Độ luôn xanh tốt, rợp bóng sân chùa, đã nhiều lần tỉa bớt cành những vẫn xòe tán rất rộng. Phía trước sân chùa là một chiếc ao hình bán nguyệt, được bao phủ bới nhiều cây xanh.
Chùa có một khuôn viên rộng, có ghế đá cho du khách dừng chân. Đến với Chùa Hà ta có thể tìm ở nơi đây một cảm giác yên tĩnh, thanh tịnh giữa lòng Thủ đô.
Một điểm đặc biệt nữa, dọc con phố dẫn vào chùa Hà chỉ bán hoa hồng, loài hoa tượng trưng cho tình yêu. Các hàng lưu niệm quanh chùa cũng bán rất nhiều vòng, nhẫn… mà cái nào cũng đi theo đôi, theo cặp…
Đi chùa Hà cầu duyên như thế nào
Đến cầu duyên ở chùa Hà rất đơn giản, bạn nhờ các ông lão ngoài cửa chùa viết sớ (3 tờ sớ đặt ở 3 ban), rồi mua thêm hoa hồng (3 bông, cầu duyên thì mua hoa, cầu cái khác thì không cần), bánh kẹo hoặc hoa quả gì đó, đặt lên ban rồi khấn thôi.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đặt lễ ở bàn thờ Mẫu, không được đặt ở của Tam Bảo.
Tất nhiên, có sớ rồi thì mình vẫn phải khấn. Chỉ lưu ý rằng bạn cần thật thành tâm, cầu bằng chính cái tâm của mình. Chùa Hà cầu duyên là do mọi người truyền tai nhau, việc linh thiêng ở ngôi chùa này thì vẫn còn chưa được nhiều người chứng minh. Dù thế, khi đến Chùa Hà hay bất cứ ngôi chùa nào bạn cũng nên dâng hương bằng tâm thành của mình.
Lê Hồng Thái
Khám phá & Chia sẻ Đi chùa Hà - Hà Nội cầu duyên tại Ngôi nhà Tâm Linh
0 notes
Bùa đậu đỏ - đuổi vận xui, chiêu vận may
Không chỉ là một loại đậu dùng để nấu chè, nấu cháo, bùa đậu đỏ còn có nhiều công dụng phong thủy mà chắc chắn các bạn sẽ vô cùng tiếc nuối vì không biết những điều này sớm hơn.
Đậu đỏ là loại hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng không còn xa lạ với chúng ta. Nhắc đến đậu đỏ, người ta nghĩ ngay đến các món chè giải nhiệt ngày hè như chè đậu đỏ nếp cẩm, sữa đậu đỏ mật ong, nước hầm đậu đỏ, mochi đậu đỏ... hay các món ăn thơm ngon trên mâm cơm gia đình như đậu đỏ hầm sườn non, xôi đậu đỏ,...
Tuy nhiên, ngoài làm thực phẩm bổ dưỡng, bùa đậu đỏ còn một công dụng tuyệt vời nữa mà ít người biết đến. Đây chính là một loại vật phẩm phong thủy được tin là rất hiệu nghiệm mà nhiều người áp dụng.
Theo quan niệm dân gian, đậu đỏ không chỉ giúp bạn tránh được những điều xui rủi, mà còn giúp con đường tình duyên của bạn gặp nhiều may mắn. Nếu ăn đậu đỏ hoặc mang theo đậu đỏ bên mình thì sẽ nhanh chóng gặp được "ý trung nhân", nên duyên vợ chồng và sống cả đời hạnh phúc bên nhau.
Với màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành, vui vẻ, đậu đỏ được xem là một trong những vật phong thủy mang lại may mắn. Theo các chuyên gia phong thuỷ, đậu đỏ không chỉ thu hút thêm nhiều tài lộc cho ngôi nhà của bạn, mà còn xua đi tất cả những vận rủi đang đeo bám.
Ngoài ra loại đậu "thần thánh" này sẽ giúp "hóa hung thành cát", kéo tài lộc về nhà và giúp mọi công việc đều thuận lợi.
ST
Khám phá & Chia sẻ Bùa đậu đỏ - đuổi vận xui, chiêu vận may tại Ngôi nhà Tâm Linh
0 notes
Đền Mẫu Đông Cuông - Yên Bái
Đền Mẫu Đông Cuông là một trong các nơi khởi đầu của phong trào tục thờ Mẫu Việt Nam. Đến nay đền đã được xây dựng lại khang trang bề thế. Đền Mẫu Đông Cuông được coi là đền thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn – Mẫu thứ hai trong Tam Tòa Thánh Mẫu..
Đền Mẫu Đông Cuông cách thành phố Yên Bái hơn 50 km về phía Tây Bắc, thuộc xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Lào cai. Đền Mẫu Đông Cuông thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn và thờ thần Vệ Quốc và các vị anh hùng dân tộc trong kháng chiến chống giặc Nguyên, chống Pháp.
Trước đây đền có tên là “Đền Đông”, “Đền Mẫu Đông”, hay còn gọi là “Đông Quang linh từ”, còn bây giờ được gọi là “Đền Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn”.
Từ lâu, Đền Mẫu Đông Cuông xã Đông Cuông nổi tiếng là ngôi đền linh thiêng, thờ Mẫu Thượng Ngàn, hàng năm thu hút đông đảo nhân dân cả nước đến dâng hương, vãn cảnh đền và cầu nguyện cho mình và người thân một năm gặp nhiều may mắn…
Đền Mẫu Đông Cuông đã có từ lâu đời, và là một trong hai ngôi đền lớn ở thượng lưu sông Hồng, thuộc địa phận xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền được xây dựng ở nơi có phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi sông hòa hợp nên vừa là di tích, vừa là thắng cảnh đẹp của tỉnh.
Đền Mẫu Đông Cuông thờ ai : bên cạnh việc phụng thờ Mẫu Thượng Ngàn, trong đền còn thờ các vị có công với nước trong cuộc chiến chống giặc Nguyên - Mông vào thế kỷ 13, đó là một số vị tướng người dân tộc ở địa phương, nên ngôi đền này còn có tên gọi là đền thờ thần Vệ quốc.
Theo Đại Nam nhất thống chí, Đền Đông Cuông thờ Cao Quan Đại Vương, huý là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, đã có công chu du thiên hạ, tìm phương thuốc quí để chữa bệnh cho nhân dân. Đến khi mất lại rất linh ứng, ngầm theo để giúp các vị tướng lĩnh đánh giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương, được nhân dân suy tôn, vua gia phong là “Thần vệ quốc” và đã hoá thân thành Mẫu Thượng Ngàn, là người mẹ của vũ trụ. Năm 1258, nghĩa quân của tướng Hà Đặc sau khi thắng trận đã tập kết quân tại đền Đông Cuông và tổ chức mổ trâu khao quân.
Trải qua các thời kỳ lịch sử dân tộc chống giặc ngoại xâm Đền Mẫu Đông Cuông còn tôn thờ thêm các vị anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XVIII và các vị Thủ lĩnh người Tày trong cuộc khởi nghĩa Giáp Dần của người Dao – Tày 1913 – 1914 đã hi sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trải qua những thăng trầm lịch sử và sau nhiều năm tôn tạo, ngày nay kiến trúc đền Đông Cuông mang dáng dấp kiến trúc đền chùa thời Lý Trần, với mái ngói cong và hình lưỡng long chầu nhật. Các cột đền làm bằng gỗ tứ thiết, được sơn son thếp vàng hình rồng cuốn trang nghiêm. Trên các đầu dư, đầu bẩy, xà ngang, cốn nách, câu đầu... đều được chạm khắc tỉ mỉ theo các chủ đề tứ linh và hoa lá, đạt trình độ cao về kỹ thuật phục chế và mỹ thuật.
- Mặt đền Đông Cuông quay về phía Nam, có địa thế hướng sông tựa núi với cảnh sắc thiên nhiên đẹp như tranh thủy mặc. Con đường dốc độc đạo chạy từ phía Đông lên đền, uốn lượn quanh co như vắt ngang lưng chừng núi khiến khung cảnh càng thêm thâm nghiêm, tĩnh mịch. Khuôn viên quanh đền rộng mở, với cây cối sum xuê tỏa bóng mát, điểm xuyết những vạt rừng đào, rừng mận... khoe sắc thắm mỗi khi đến mùa hoa nở rộ.
Với tín ngưỡng thờ Mẫu và các anh hùng có công với đất nước, ngôi đền mang đậm truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc. Ngày 3 tháng 2 năm 2009, đền Đông Cuông Yên Bái đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, trở thành điểm du lịch về nguồn ý nghĩa.
Sự anh linh của Mẫu Thượng Ngàn
Sử sách truyền lại rằng chiến công của nhiều triều đại Việt Nam có sự phù hộ của Mẫu Thượng Ngàn. Vua Lê Lợi là người đã sắc phong Mẫu Thượng Ngàn là Lê Mại Đại Vương. Tích sắc phong này là: Vào thời đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn bị vây khốn ở Phản Ẩm. Khi tình thế nguy cấp. Mẫu Thượng Ngàn đã hóa thành ngọn đuốc lớn, soi đường quân sĩ thoát vây. Trong suốt cuộc chiến, vua Lê luôn được sự che chỏ của Mẫu. Vì thế, sau khi cuộc khởi nghĩa vua Lê đã ra sắc phong để phong cho Mẫu là Lê Mại Đại Vương.
Một số huyền tích về Đền Mẫu Đông Cuông
1. “Trong Kiến Văn Tiểu Lục quyển X mục “Linh tích” thời hậu Lê, cụ Lê Quý Đôn viết:
“Văn Châu, một người thuyền hộ xã Kính Chủ, huyện Thanh Ba (nay thuộc địa phận Lâm Thao- Phú Thọ) là học trò Hiệu như Nguyễn Đình Kính. Giữa niên hiệu Bảo Thái (1720 – 1729) đi buôn ở Đông Quang (nay thuộc huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái) bến sông này có miếu thờ Đông Quang Công Chúa vẫn nổi tiếng anh linh. Tục truyền Công Chúa là vợ Đại vương miếu Ngọc Tháp huyện Sơn Vi (sau đổi là huyện Lâm Thao).
Một hôm trời đã tối, Văn Châu thấy một người từ trong miếu Đông Quang đi ra đến chỗ thuyền đỗ, gọi tên mình và bảo rằng: “Khi thuyền nhà ngươi trở về qua miếu Ngọc Tháp, phiền nhà ngươi nói giúp là kính tạ Đại vương, Chúa bà đã sinh con trai rồi, gửi lời về báo để đại vương biết”. Nói xong liền biến mất. Đường thuỷ mà thuyền buồm đi từ Đông Quang đến Ngọc Tháp phải ba, bốn ngày, thế mà ngày hôm ấy, Văn Châu bắt đầu đi từ sáng sớm mà đến giờ Thân đã tới Ngọc Tháp (chỗ này núi đá mọc nhô ra bến sông như hình ruột ốc, miếu ở trên núi, bên cạnh miếu có chùa Lăng Nghiêm) Văn Châu theo lời thầy dặn, đứng ở đầu thuyền nói lại rồi đi”.
2. Thần Tích của dòng mo họ Hà coi việc giữ đền và tế tự chép:
” Đông Quang Công Chúa là Lê Thị Kiểm. Bà là vợ ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cai quản vùng Đông Cuông và ngoại vi. Ông Thiên, hậu duệ của Hà Đặc, Hà Bổng (Trại chủ Quy Hoá) bị hy sinh trong chiến tranh chống quân Nguyên. Ông bà sinh hạ được một con trai. Khi Ông tạ thế, bà Kiểm và con trai ở lại Đồng Cuông rồi mất tại đấy. Dân lập miếu thờ ông bên Ghềnh Ngai (hữu ngạn sông Hồng) và thờ hai mẹ con bà bên tả ngạn, đối diện với miếu”.
3. Trong nhân dân hai xã Đông Cuông và Ngòi A lưu truyền một huyền thoại:
Ở xóm Đá Ôm, thôn Đồng Dẹt, xã Đông Cuông có một giếng nước sâu trong vắt. Giếng ở chân gò, nơi chúa họ Cầm ở (tù trưởng bộ tộc Tày). Một hôm, con gái tù trưởng là Cầm Thị Lả (Cầm Thị Lê) ra giếng gội đầu. Lỡ tay đánh rơi lược xuống giếng, nàng vội nhào theo vớt lược. Lược chẳng thấy chỉ thấy đáy giếng lộ ra một con đường rộng, sâu hút. Nàng theo đường ấy, đi mãi đến Thuỷ Cung rồi gặp Long Vương lấy làm chồng và sinh hạ được một con trai. Nhớ nhà, nàng bế con trở lại dương thế và hứa với Long Vương hàng năm sẽ xuống thăm chồng một lần và chỉ đi một mình không đem con đi cùng. Giếng Đồng Dẹt trở thành giếng thần. Tháng Giêng ngày mão, xã chọn thanh niên chưa vợ đi tát sạch giếng để lọc lấy nước trong thanh khiết cúng lễ.
Ngoài ra, vào ngày Mão đầu tiên của năm mới, nơi đây sẽ diễn ra lễ hội đền Đông Cuông, thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái, cầu tài cầu lộc đầu xuân và một năm mưa thuận gió hòa. Trong dịp lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa dân gian và giải trí sôi động.
Tham khảo: Các ngày tiệc của tứ phủ Công đồng. Khám phá & Chia sẻ Đền Mẫu Đông Cuông - Yên Bái tại Ngôi nhà Tâm Linh
0 notes
Tết Nguyên Tiêu (Tết Thượng Nguyên) và Bài Cúng
Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng) là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.
Dân gian ta có câu: Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng. Cho thấy đây là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.
Ngày rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành, tuy kinh điển nhà Phật không nói đến.
Dưới đây là bài khấn cúng Rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam, các gia đình có thể thảm khảo:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………. ……………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm ……. gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Khấn xong, vái 3 vái.
Khám phá & Chia sẻ Tết Nguyên Tiêu (Tết Thượng Nguyên) và Bài Cúng tại Ngôi nhà Tâm Linh
0 notes
Văn khấn lễ Tất Niên ngày tết
Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày 30 tết, người ta làm cỗ cúng tất niên sau đó dọn tiệc mời khách đến dự. Tất niên là lúc mọi người quây quần bên nhau và bên những món thức ăn và cùng chào đón năm mới, giao thừa là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam, nó mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam.
Tất niên hay cúng Tất niên, Lễ tất niên, tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày Tất niên.
Đây là ngày các thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Ngoài ra, tùy vào phong tục tập quán ở mỗi vùng, việc cúng tất niên có thể được gia chủ mời thêm bạn bè và người thân đến dự.
Mâm cơm cúng ngày Tết gồm những món nào Với những khu vực, vùng miền khác nhau thì những món ăn trên mâm cơm cúng gia tiên cũng khác nhau.
Mâm cơm cúng miền Bắc:
Với người miền Bắc, ẩm thực là thứ không thiếu thiếu trong những đám giỗ hay ngày lễ tết quan trọng. Trên bàn thờ thì mâm cơm cúng gia tiên nhất định sẽ có những món sau:
- Cơm trắng
- Xôi gấc (xôi vò)
- Giò chả
- Thịt quay
- Chân giò hầm măng hoặc mộc nhĩ
- Gà luộc
- Miến xào lòng gà
- Nộm
- Rau xào (tùy theo mùa nào thì có món rau đó)
- Nem rán
Trên đây là những món ăn thường có trong mâm cơm cúng ở miền Bắc, thông thường sẽ không thể thiếu được món xôi gà. Gà được chọn để cúng phải là gà trống, mới tập gáy và đạt trọng lượng từ 1,2kg đến 1,5kg là đẹp nhất. Không nên chọn những con gà quá to, thì bày trí không được đẹp mắt. Gà lúc làm thịt xong sẽ được tạo dáng sao cho đẹp mắt và bắt buộc phải luộc riêng cùng với bộ lòng mề và tiết để mang thờ cúng.
Mâm cơm cúng miền Trung:
Đối với những người dân miền Trung, tuy thường xuyên chịu nhiều thiên tai, gặp nhiều khó khăn hơn những vùng khác, nhưng ẩm thực ở đây cũng phong phú không kém với những món ăn đặc trưng có trên mâm cơm cúng gia tiên như sau:
- Xôi vò, xôi lạc
- Gà luộc ( nếu không có gà thì thay thế bằng Thịt heo luộc)
- Rau xào
- Cá thu kho khúc
- Canh xương hầm rau củ
- Thịt kho tiêu
Mâm cơm cúng miền Nam:
Trong các dịp lễ, con cháu là người hiểu rõ nhất ông bà mình thích những món gì, khẩu vị ra làm sao? Người dân miền Nam khá chú trọng với việc gia vị và nêm nếm thức ăn. Dân gian ta có câu “ục và “Trần sao âm vậy” ý chỉ sinh hoạt ở trên gian và ở âm giới cũng giống nhau. Mỗi mâm cơm cúng của các gia đình người miền Nam đều có 4 món chính như sau:
- Món kho thường là thịt kho tàu, hay cá lóc kho với nước dừa mang đậm hương vị miền Nam
- Thịt ba chỉ luộc xắt miếng mỏng
- Món hầm thường là thịt heo hầm măng
- Món xào tuyệt đối không dùng thịt rừng mà thường có các món nhưng xào chua, xào mặn.
Những kiêng kị khi làm mâm cơm cúng
Khi làm mâm cơm cúng gia tiên, thường không bày bằng mâm cao cỗ đầy m�� do tấm lòng thành của gia chủ. Biết những món ăn ưa thích của người trên, với những điều kiêng kị cũng như tôn trọng bề trên thì khi làm mâm cơm cúng người ta thường:
- Không nêm nếm thức ăn, hay ăn thử thức ăn dùng để làm cơm cúng gia tiên
- Trên mâm cơm cúng gia tiên không chứa những món gỏi, sống hay tanh
- Không cúng như món như cá mè, cá sông.
- Mâm cơm cúng phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới, hoặc để dùng riêng, không dùng chung với chén đũa thừa ngày sử dụng.
- Không sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để thờ cúng.
VĂN KHẤN LỄ TẤT NIÊN ngày 30 Tết (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa - Thông tin):
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy các Chư chân linh gia tiên tiền tổ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, ,bá thức, huynh đệ, cô di tỷ muội, bà cô, ông mãnh, cô cậu tại gia, đẳng đẳng các chư Tiên linh nội ngoại họ hàng, các chi, các phái, các nghành...
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ĐINH DẬU
Tín chủ (chúng) con là: ...
Ngụ tại...
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận. ( muốn gì thì cầu xin thêm)
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì. Âm phù Dương trợ cho chúng con, nghinh đón tân xuân, Lộc tài vượng tiến, đi tươi về tốt, đi một về mười, gặp chúng gặp bạn, gặp vạn sự lành, sở nguyện như ý, sở cầu tòng tâm
Chúng con người Trần mắt thịt, ăn chưa sạch, Bạch chưa thông...... Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám
Cẩn cáo
Khám phá & Chia sẻ Văn khấn lễ Tất Niên ngày tết tại Ngôi nhà Tâm Linh
0 notes
Hướng dẫn lau dọn bàn thờ cúng ngày tết
Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi... Chính vì vậy, việc lau dọn ban thờ tổ tiên trong ngày tết như thế nào cho đúng được rất nhiều người quan tâm.
Bài viết dưới đây chúng tôi xin Hướng dẫn dọn dẹp bàn thờ cơ bản (bao gồm bao sái, rút tỉa chân hương)
Ba điều lưu ý khi bao sái
1- Người bao sái nên là đàn ông, gia chủ trong gia đình. Nếu trong nhà neo người hoặc người đàn ông vô thần hay người đàn ông hãm k có sự nghiệp thì người phụ nữ có thể thay thế. Nhưng cần phải để thân thể sạch sẽ mới đc. Tránh bao sái khi đến kỳ .
2- Trc khi bao sái nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo dài tinh tươm, giữ cho thân thanh tịnh là tốt nhất. Đừng sáng sớm còn làm tí lòng lợn mắm tôm, trưa chiều đã lau dọn bàn thờ mong sạch sẽ
3- Ngày làm tốt nhất :
- 8/2/2018 ( tức 23 âm ) hoặc 14/2/2018 ( tức 29 âm )
- Thời gian tốt nhất : 6-11h55 trưa hoăc 1-5h55 tối
- Nên tránh 1-12g trưa và sau 6g tối
Các bước cơ bản :
Bước 1 : 
- Trc khi lễ lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở toang các cửa trong nhà, chuẩn bị đĩa hoa quả tuỳ tâm (trước cúng sau ăn cúng gì cũng được), 10 bông cúc vàng chia làm 2 bình cắm 2 bên (k có 2 bình thì 1 bình 5 bông cũng đc ạ )
- Rượu trắng và 1 củ gừng để vỏ giã nát + khăn sạch ( giã gừng và đổ rượu vào, ngâm khăn vào rượu ít nhất 30' trc khi lau dọn )
Bước 2 :
- Thắp 1 nén hương, khấn xin phép gia tiên, các quan thần linh và thần tài. Thông báo xin được dọn dẹp bàn thờ xin các Ngài tạm lánh sang 1 bên để thực hiện việc dọn dẹp. Đợi hương tàn thì bắt đầu dọn.
Bài văn khấn:
Con Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần
Tín chủ tên là.....
Cư ngụ tại địa chỉ : .......
Hôm nay ngày ..... tháng ....... năm xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, bị rác, xin thành tâm sám hối. Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn đc ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ".
Mong các vị độ cho con lau dọn đc khang trang mỹ hảo, cho hương án đc an chính vị, cho âm phần đc an yên, cho gia cư đc lạc thổ
Chúng con ng trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin đc tha thứ bỏ quá đại xá cho
Xong vái 3 vái.
Bước 3 :
- Hạ các đồ muốn lau dọn xuống
Xin lưu ý :
1. TUYỆT ĐỐI K HẠ HOẶC DI CHUYỂN BÁT HƯƠNG: có 1 số vùng miền cứ 23 là đổ hết tro trong bát hương , sau đó cho tro mới vào bốc lại . Trong quan điểm cá nhân, tuyệt đối k nên xê dịch, hạ bát hương xuống, tránh âm phần bị động. Còn nếu mọi người quen làm kiểu dốc hết vát hương ra bốc lại thì tuỳ ạ.
2. Cần chuẩn bị bàn to và cao , phủ vải hoặc giấy đỏ, hạ đồ thờ cúng (bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước ..vv xuống rồi để ngay ngắn toàn bộ đồ thờ cúng lên bàn). K lau đồ trực tiếp trên bàn thờ
3.  Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng ( 30' trở lên ) lau toàn bộ các đồ thờ. Sau đó dùng 1 khăn khô lau lại. Lau lần lượt từng món, không vội vàng, không kẹp đồ thờ vào nách, chân, háng. Không vứt đồ thờ cúng lăn lóc mà để ngay ngắn, trang nghiêm.
Bước 4 : Bao sái , rút tỉa chân hương
- Rửa 2 tay sạch bằng rượu gừng. Dùng 1 tay giữ chặt bát hương xuống tránh cho bát hương bị xê dịch. Lấy khăn khô, chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng, xung quanh bát hương xuống bàn thờ.
-  Sau khi lau dọn, lấy 2 tay ( XIN CHÚ Ý LÀ 2 TAY ) rút tỉa từng chân hương 1 cho tới khi chân hương còn số lẻ 1 / 3 / 5 / 7 / 9.
Thường bát hương thần linh cần để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ).
Bát hương khác để lại 3 chân hương (sinh tài).
- Chỗ chân hương rút ra để lên bàn có phủ vải giăch giấy đỏ, sau đó hoá hết chân hương đó đi, tro tàn gom lại thả ra sông có dòng chảy. Xin lưu ý là sông có dòng chảy, sông k dòng kiểu mương máng xin đừng thả ạ.
Sau đó lấy 1 khăn sạch khô lau dọn tàn từ chân hương cũ rơi xuống.
Rồi dùng khăn ngâm rượu gừng lau lại 1 lần xung quanh bát hương là hoàn thành.
- Lấy khăn khô lau và thu dọn hất toàn bộ bụi, tro trên bàn thờ xuống. Lấy 1 khăn sạch khác cũng đã ngâm rượu, lau lại toàn bộ bàn thờ , sau đó lại dùng khăn khô lau lại 1 lần nữa.
Bước 5 : Đặt lại đồ thờ cúng, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc .
Lưu ý:
Nếu nhà có ban thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật xin lưu ý không dùng rượu để lau mà nên dùng khăn thấm nước sạch đã được ngâm cánh hoa hồng vàng để lau. Nếu không có thì nước ngũ vị hương hay nước trắng bình thường cũng được. Tuyệt đối không lau bằng rượu.
Khám phá & Chia sẻ Hướng dẫn lau dọn bàn thờ cúng ngày tết tại Ngôi nhà Tâm Linh
0 notes
Chơi cây gì ngày tết Mậu Tuất 2018 để mang lộc vào nhà
Những ngày tết cũng là thời điểm mọi gia đình trang trí lại ngôi nhà của mình để chào đón một năm mới sắp tới. Và để ngôi nhà thêm đẹp và tràn ngập không khí xuân không thế thiếu được những bông hoa rực rỡ đầy màu sắc hay những cây cảnh xanh tươi.
Mỗi loài hoa, cây cảnh lại có những ý nghĩa khác nhau và phù hợp với từng không gian riêng. Nên không ít người băn khoăn khi lựa chọn hoa, cây cảnh làm đẹp nhà. Ngày tết  bạn nên trồng mười loại cây dưới đây để đón may mắn và xua đi những xui xẻo.
1. Chọn lựa cây cảnh mang ý nghĩa “lộc”
Văn hóa truyền thống có câu “danh chính ngôn thuận” ứng dụng trong phong thủy khá nhiều, cụ thể là qua việc đặt tên các loại cây cối luôn được người Việt nói riêng và dân châu Á nói chung cân nhắc để hướng đến yếu tố may mắn.
Những loại cây được phong thủy xem là cát tường, mang lại sinh khí trong nhà ở có thể hệ thống trong một số bộ cây chính sau:
Bộ tứ linh: đa – sung – sanh – si, vốn là những cây lâu năm, dáng đẹp, rễ bám bền chắc và cành lá sum suê, những cây này hay được uốn theo các thế truyền thống thể hiện tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ bao la.
Bộ tứ quý: mai – lan – cúc – trúc tương ứng theo bốn mùa trong năm, hoặc là tùng – trúc – cúc – mai tượng trưng cho tuổi thanh xuân và khí tiết của con người, trong đó tùng và trúc có dáng vươn cao tượng trưng cho nam tử trượng phu, còn cúc – mai tươi đẹp mềm mại tiêu biểu cho nữ nhi hiền thục.
Bộ tam đa: gồm có cây sung sai quả (hoặc cây đa) ở dạng bonsai tượng trưng cho phúc. Cây lộc vừng hoặc phát tài tượng trưng cho lộc. Cây bách tuế, thiên tuế hay vạn tuế, vạn niên tùng, sống đời… tượng trưng cho thọ.
Ngoài ra còn một số loại cây khá được ưa chuộng bởi những tên gọi mang ý nghĩa may mắn, hướng đến nhiều mong ước của các gia chủ. Có thể kể đến cần thăng (mong muốn thăng tiến), đỗ quyên, trạng nguyên (đỗ đạt, học giỏi), kim ngân, kim quýt (tài lộc dồi dào), đào, mai, hồng (duyên tình tươi thắm), hướng dương, cúc vàng (đón ngày mới, ấm áp tự tin). Hoa sen thanh tịnh và nhất là sen Phật Bà tượng trưng cho lòng thành kính hướng thiện.
2. Những loài cây cảnh phong thủy “hút” tài lộc trong dịp đầu năm mới Mậu Tuất 2018
Đào
Hoa đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, nhân duyên, lễ cưới.
Theo phong thủy, hoa đào có thể trị bách quỷ. Chính vì vậy, trong năm mới ở các gia đình người Việt ở miền Bắc thường có bày cây hoặc cành hoa đào với mong muốn cầu xin may mắn, thuận lợi cả năm.
Mai vàng
Màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát triển.
Theo quan niệm của người xưa, hoa mai nở vào ngày Tết sẽ đem lại may mắn, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, tấn lộc tấn tài.
Cây quất
Cây quất tượng trưng cho sự may mắn, bình an, sức khỏe, trường thọ, niềm vui, hút tài lộc.
Chính vì vậy, trong những ngày Tết, hầu hết các gia đình, công ty, cửa hàng kinh doanh đều chọn cây quất để trưng bày.
Cây sung
Cây sung là biểu tượng cho sự sung mãn, tròn đầy nên cây sung rất được người Việt ưa chuộng trồng làm cảnh.
Cây sung còn được xếp đứng đầu trong bộ tam đa, là biểu tượng của phúc (cây sung) cùng với lộc (cây lộc vừng), thọ (vạn tuế). Quả sung cũng được nhiều người lựa chọn để bày trên mâm ngũ quả cúng tổ tiên ngày Tết.
Hoa cúc
Trong dân gian, hoa cúc là loài hoa quý nằm trong tứ quý “tùng, cúc, trúc, mai”, tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào. Theo phong thủy, hoa cúc mang lại may mắn, cuộc sống bình yên cho gia chủ. Bởi vậy, đây là một trong những loại hoa không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về, có thể là một chậu hoa cúc nhỏ đặt trước nhà hoặc những bông hoa cúc trên bàn thờ tổ tiên.
Cây phát tài, phát lộc
Đây là loài cây mang lại may mắn, tài lộc sung túc cho cả gia đình. Theo phong thủy, số lượng cây phát tài, phát lộc được trồng trong một chậu sẽ có ý nghĩa khác nhau.
2 cây: Tình duyên và hôn nhân
3 cây: Mang đến 3 loại may mắn: hạnh phúc, trường thọ, sự giàu có
5 cây: Sức khỏe
8 cây: Thịnh vượng, phát tài
9 cây: May mắn
Hoa hải đường
Hoa hải đường là loài hoa tượng trưng cho mùa xuân. Trong phong thủy, loài hoa này mang lại phú quý, làm ăn tấn tới, may mắn cho gia đình. Ngoài ra, hoa hải đường còn tượng trưng có tình cảm anh em hòa hợp, cuộc sống vui vầy và tình bạn thân thiết.
Hoa trạng nguyên
Cây trạng nguyên là biểu tượng cho sự thành đạt, đỗ đạt trong con đường học hành. Với màu sắc đỏ thắm, cây trạng nguyên vừa mang lại hạnh phúc, may mắn vừa mang lại thành công cho các thành viên trong gia đình.
Đặc biệt, những gia đình có con cháu sắp bước vào những cuộc thi cử quan trọng đều chọn cây hoa trạng nguyện bày trong nhà với hy vọng con cháu học giỏi, đỗ đạt cao.
Hoa lan
Loài hoa “nữ hoàng” này tượng trưng cho sự giàu có, sang trọng, quý phái. Trong phong thủy, hoa lan mang lại nhiều may mắn, vượng khí cho gia chủ. Chính vì vậy, với vẻ đẹp sang trọng, màu sắc rực rỡ, loài hoa này thường được bày ở trong phòng khách mỗi dịp xuân về.
Nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân có ý nghĩa sinh sôi, nảy lộc, mang lại nhiều may mắn. Cùng với hoa đào, cây quất, hoa tầm xuân là vật trang trí không thể thiếu trong nhiều gia đình trong dịp Tết.
Xem thêm: - Những điều cần làm để đón tết nguyên đán và đưa lộc vào nhà - Chọn tuổi xông nhà đầu năm Khám phá & Chia sẻ Chơi cây gì ngày tết Mậu Tuất 2018 để mang lộc vào nhà tại Ngôi nhà Tâm Linh
0 notes
Ngày vía thần tài, làm 10 điều sau để gia chủ được phát tài
Dân gian thường có quan niệm rằng để được may mắn cả năm thì trong ngày vía thần tài cần cúng kiếng cẩn thận. Bên cạnh đó thì bạn nhớ nên làm 10 điều sau trong ngày vía thần tài nếu muốn gặp được nhiều may mắn về tài chính nhé.
Bài viết hay: Những điều cần lưu ý khi thờ cúng Thần Tài – Ông Địa
1. Nên lau dọn bàn thờ làm lễ cúng vào ngày vía Thần Tài
Đây là điều quan trọng nhất, không cần thiết phải cúng rình rang, nhưng bạn phải có lòng thành và cầu nguyện với thần tài cho cả năm được may mắn về tài chính. Như vậy, chắc chắn bạn sẽ thấy trong năm đó có nhiều tài lộc đến nhà. Trước khi cúng Thần Tài, nên lau dọn bàn thờ trong ngày vía Thần tài cẩn thận. Bàn thờ Thần Tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà. Việc lau dọn bàn thờ sạch sẽ còn là thể hiện sự tôn kính của bạn đối với Thần Tài. Vì vậy, trước khi cúng thần tài bạn nhớ nên lau dọn bàn thờ.
2. Nên chuẩn bị mâm cỗ mặn để cúng Thần Tài
Cúng ngày vía Thần Tài là điều vô cùng phổ biến nhất là với giới kinh doanh buôn bán. Để cầu may mắn tài lộc thì nhất thiết nên làm lễ cúng ngày vía Thần Tài là một mâm cỗ mặn. Các chuyên gia phong thủy cho rằng, Thần Tài rất thích các món ngon như: Gà, hoa quả, nước uống…Đặc biệt là thịt heo quay và cua biển cùng một nải chuối chín vàng.
3. Nên chuẩn bị kèm với cỗ tam sên
Cỗ tam sên là việc chuẩn bị đầy đủ theo nghi lễ cúng thần tài gồm: 1 bình hoa, 1 con tôm, 1 con cá quả nướng, 1 con cua, 1 miếng thịt lợn quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu, gạo, muối và Đèn, nến để cúng lấy vía Thần Tài cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.
4. Nên mua vàng vào ngày vía Thần Tài
Theo truyền thống lâu đời, việc mua vàng được đặc biệt chú trọng trong ngày Thần Tài. Nguyên nhân bởi theo tín ngưỡng dân gian, việc mua vàng – món kim loại quý có giá trị rất cao và thường được xem là vật “để dành” của đa số người dân Việt Nam vào ngày này cũng đồng nghĩa với việc mang của cải vào nhà trong một ngày đặc biệt có sự phù hộ của vị thần quản lý tài sản. Điều này sẽ khiến cho tài vận của người mua vàng trở nên khởi sắc và ngày càng tốt đẹp trong năm đó.
5. Đặt vàng lên bàn thờ cúng Thần Tài để xin lộc
Theo như lời truyền của dân gian thì nếu khi thờ cúng thần tài vào ngày vía thần tài bạn nên đặt trên bàn thờ cúng một chút vàng tùy điều kiện và hoàn cảnh của gia chủ. Sau khi cúng xong thì số vàng đó bạn nên mang trên người, như vậy sẽ rất là may mắn. Tiền vô như nước.
6. Bài văn khấn nguyện cầu Thần Tài nên sử dụng
Thần tài là một trong những vị thần nổi tiếng của tín ngưỡng phương Đông, chuyên trông coi tiền tài, vàng bạc cho gia chủ. Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 10 tháng Giêng (là ngày Thần tài bay về trời) được chọn là ngày vía Thần tài. Vì vậy khi khấn cầu thần tài để được ban phước lộc may mắn bạn cần khấn đúng như sau:
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là:…………………………………Tuổi:…………………..
Ngụ tại………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần tài tiền vị và chư vị tôn Thần.
Cúi xin Thần tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
7. Cách làm nghi lễ tiếp nhận thần tài đúng nhất
Nghi lễ mà nhiều người hay quên sau khi tiếp nhận Thần tài cho năm mới đó là đi bộ về phía sau nhà 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân tùy thuộc vào điều kiện từng nhà. Làm như vậy, gia chủ sẽ nghênh tiếp Thần Tài được đúng nhất. Điều này sẽ góp phần giúp cho gia chủ dễ dàng phát tài hơn trong năm mới.
8. Nên đọc to và ăn mặc chỉn chu khi lễ khấn thần tài
Bàn thờ Thần Tài cực kỳ quan trọng với những người làm kinh doanh. Khi lễ bái, nên đọc to và đúng bài khấn thì công việc buôn bán của gia chủ sẽ hanh thông, phát tài phát lộc. Khi cúng không được ăn mặc luộm thuộm, nói bậy, chửi tục trước, trong và sau khi cúng. Lộc cúng chỉ cho người trong nhà mà không được mang cho người ngoài.
9. Nên đặt bàn thờ nơi tôn nghiêm
Không nên đặt bàn thờ Thần Tài gần nhà tắm, nhà vệ sinh, lối đi lại vì sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm. Bàn thờ Thần Tài nên đặt ở vị trí thông thoáng, nơi mọi người ra vào có thể quan sát thấy được. Bàn thờ Thần tài phải có chỗ tọa vững chắc như lưng bàn thờ nên dựa vào tường hoặc tủ kệ cố định. Vì thế, vị trí đặt cần hợp lý, kết hợp với trang trí nội thất sao cho hài hòa.
10. Nên hướng bàn thờ về phía tốt
Hướng bàn thờ thần tài trong nhà được xem là có thể mang lại nhiều may mắn trong làm ăn, công việc… Do đó, bàn thờ phải có hướng thích nghi với đất cát của nhà ở mới là tốt. Không đặt bàn thờ Thần Tài nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam.
Tham khảo: Vị Trí và Cách đặt ban thờ Thần Tài
Bảng xem phương hướng ban thờ, lấy hướng làm trạch để tránh nhầm lẫn:
Trạch Tọa Hướng Hướng ban thờ tốt Càn Đông Nam Tây Bắc Đông, Nam, Đông Nam Khôn Đông Bắc Tây Nam Đông, Nam, Đông Nam Cấn Tây Bắc Đông Bắc Đông, Nam, Đông Nam Đoài Đông Tây Đông, Nam, Đông Nam Khảm Nam Bắc Tây, Tây Bắc, Nam, Bắc Ly Bắc Nam Tây, Tây Bắc, Nam, Bắc Chấn Tây Đông Tây, Tây Bắc, Nam, Bắc Tốn Tây Bắc Đông Nam Tây, Tây Bắc, Nam, Bắc
Khám phá & Chia sẻ Ngày vía thần tài, làm 10 điều sau để gia chủ được phát tài tại Ngôi nhà Tâm Linh
0 notes
Những lễ cúng quan trọng cần làm trong tháng 12 âm lịch
Tháng 12 âm lịch là tháng cuối của năm theo lịch Âm, ngoài việc chuẩn bị sắm sửa, dọn dẹp nhà đón năm mới, tiễn năm cũ đi thì các gia đình còn tất bật chuẩn bị cho những lễ cúng quan trọng sau không thể bỏ qua.
Tìm hiểu: Vì sao gọi tháng 12 âm lịch hàng năm là Tháng Chạp
1. Lễ cúng Rằm tháng Chạp
Bởi trên mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp thường sẽ có thêm bánh chưng. Mâm cơm cúng rằm Tháng Chạp thường có: Gà trống luộc, măng miến, canh măng. Ngoài ra, phật thủ, hoa cúc, hoa huệ cũng được nhiều người lựa chọn để dâng lên tổ tiên, ông bà.
Đối với nhiều gia đình, mâm cỗ cúng vào ngày Rằm tháng Chạp thường khá tươm tất. Người dân vào ngày Rằm tháng Chạp thường hay mua giò chả thật sớm, thậm chí sẵn sàng xếp hàng chờ đến lượt ở những cửa hàng giò chả nổi tiếng.
Tham khảo: Văn khấn mồng 1 và ngày rằm khi đi chùa và Văn khấn mồng 1 và ngày rằm hàng tháng tại nhà
2. Lễ cúng ông Công, ông Táo
Lễ cúng tiễn đưa ông Táo chầu Trời thường được cúng vào tối 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Người ta quan niệm, lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa 23 tháng Chạp.
Nếu gia chủ có ban thờ Táo quân đặt gần bếp thì thắp hương ở ban thờ này.
Tham khảo: Văn khấn và lễ cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng chạp
Nếu không có thì thắp hương ở ban thờ gia tiên. Sau khi bày biện đồ lễ, gia chủ thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn thì thắp thêm một tuần hương nữa để lễ tạ. Xong xuôi các công đoạn đó, đồ vàng mã được đem đốt cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công, thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối…để cá chở ông Táo lên chầu trời.
3. Lễ cúng Tất Niên
Với người Việt Nam, bữa cơm tất niên chiều 30 Tết là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình. Là bữa cơm đoàn viên, gắn kết mọi thành viên, các thế hệ trong gia đình. Theo quan niệm xưa, gia đình nào càng đông đủ các thế hệ cùng dự bữa tất niên chứng tỏ gia đình đó “phúc lộc đề đa”, càng có nhiều may mắn.
Để kết thúc một năm, chuẩn bị đón chào những ngày năm mới, các gia đình tại Việt Nam thường tổ chức một bữa cơm cuối năm gọi là Lễ Tất niên vào chiều 30 Tết.
Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, bữa cơm tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, mời Ông Công Ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm tất niên còn là lúc mọi người trong gia đình sửa soạn cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới.
Tham khảo: Tại sao chúng ta thường Cúng Gà vào đêm giao thừa ?
Ngày tất niên, mọi việc quan trọng chuẩn bị cho lễ Tết Nguyên đán gần như đã hoàn tất nhưng thường thì ai cũng tất bật với rất nhiều công việc nhỏ, cố gắng chuẩn bị cho một năm mới trọn vẹn, chu đáo. Tuy vậy, những người chủ chốt trong gia đình vẫn không bao giờ sao nhãng việc cúng tất niên.
Lễ Tất niên tại gia thường được tiến hành vào chiều 30 Tết. Tuy nhiên có những gia đình vì điều kiện thời gian, công việc cũng tổ chức vào các ngày trước đó, 29, 28,27 âm lịch.
Năm hết tết đến, cùng Giang Anh tìm hiểu thêm về: 
Mâm ngũ quả ngày tết 
Chọn tuổi xông nhà đầu năm
Những điều cần làm để đón tết nguyên đán và đưa lộc vào nhà
Khám phá & Chia sẻ Những lễ cúng quan trọng cần làm trong tháng 12 âm lịch tại Ngôi nhà Tâm Linh
0 notes
Những điều cần làm để đón tết nguyên đán và đưa lộc vào nhà
Hàng năm, Tết Nguyên Đán được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác. Trong những ngày Tết nguyên đán, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên...
Theo phong tục tập quán, trước những ngày tết nguyên đán mọi người cần làm một số việc sau để đón tết và đưa lộc vào nhà
Chuẩn bị lễ cúng tiễn Táo Quân lên trời.
Người Việt Nam cũng như Hồng Kông tin rằng để nhận được sự phù hộ của thần linh, cần thực hiện các nghi lễ làm hài lòng các thần thổ công, những vị thần này được coi là sẽ lên trời vào ngày 24 tháng chạp âm lịch.
Vị quan trọng nhất trong các vị thổ công là Thần Bếp (Táo Quân), chịu trách nhiệm chăm sóc sự sung túc của các thành viên trong nhà.
Táo Quân sẽ là trình báo Ngọc Hoàng các hoạt động trong năm của gia chủ, thỉnh cầu hộ gia chủ để mang về nhiều may mắn nhất. Táo Quân thường lên Thiên đình sớm hơn một ngày so với các thần Thổ Công khác, nghĩa là vào ngày 23 tháng chạp âm lịch.
Vào ngày tiễn Táo Quân, người ta thường bày biện rất nhiều thức ăn và hương thơm trong nhà bếp, như hoa quả, bánh ngọt, mỳ sợi,… Hai thứ quan trọng nhất thiết phải có là hai cây tre, với ý nghĩa tượng trưng là sẽ đưa Táo Quân lên trời, thứ hai là thật nhiều kẹo.
Người ta tin rằng nếu Táo Quân có rất nhiều đồ ngọt để ăn thì miệng ngài sẽ ngọt ngào và ngài sẽ chỉ bẩm báo những điều tốt đẹp.
Tại một số gia đình, để thể hiện sự hiện diện của Táo Quân, người ta dùng một mảnh giấy đỏ có viết tên vị thần này trên đó, có nhà thì vẽ cả hình vị này trên giấy đỏ.
Mảnh giấy này được gác trên nóc bếp và vào ngày Táo Quân lên trời, miếng giấy này được hạ xuống và đốt đi. Một mảnh giấy mới sẽ được đặt vào nóc bếp, với ý nghĩa gia chủ chào mừng Táo Quân từ Thiên Đình trở về.
Táo Quân trở về vào ngày mồng 3 tháng giêng âm lịch, một ngày trước khi các thần Thổ Công khác trở về (ngày 4 âm lịch). Khi các thần Thổ Công vắng nhà, gia chủ bắt đầu chuẩn bị đón tết nguyên đán. Người ta cho rằng sẽ không tốt lành nếu bắt tay dọn dẹp nhà cửa để đón xuân trước khi các vị thần về trời.
2. Dọn dẹp nhà cửa
Bạn chỉ nên dọn dẹp nhà cửa vào tuần cuối cùng của năm cũ, sau khi đã thành kính tiễn Táo Quân và các vị thổ công lên trời. Bạn cũng nhớ phải nạp lại năng lượng cho các vị Phúc, Lộc Thọ và đừng quên trả hết nợ nần…
Những điều cần làm khi dọn dẹp nhà cửa
Sau khi các vị thần lên Thiên Đình, gia chủ cần nghiêm túc dọn dẹp nhà cửa ngay. Người ta mua quần áo mới, giày dép mới. Những vật dụng trang trí mang lại may mắn mới được đem ra bày biện, các nghi lễ phong thuỷ để nạp lại năng lượng được thực hiện.
Việc đầu tiên là tẩy rửa hết năng lượng cũ, nghĩa là lau chùi tủ, vứt bỏ những đồ vật không cần thiết, lau chùi cẩn thận tất cả các phòng, dịch chuyển đồ gỗ để quét dọn bụi bặm tích tụ cả năm trước.
Chổi quét nhà sau đó phải được giấu kín để không ai nhìn thấy trong suốt ngày mồng một tết nguyên đán. Nếu chổi được đưa ra vào ngày đầu năm, nó sẽ quét hết may mắn của gia đình và mang vận rủi đến, vì vậy cần rất thận trọng với chổi.
3. Thanh toán nợ nần của năm trước
Các thương gia phải lo trả hết nợ trước giao thừa. Mang tiếp nợ nần sang năm mới là điều không may nhất vì nó cảnh báo rằng bạn có thể lún sâu hơn trong nợ nần vào năm tới.
Trước khi khoá sổ của năm cũ, người ta coi là rất tốt đẹp nếu bạn lì xì bao đỏ cho nhân viên. Điều này mang lại những khuôn mặt vui vẻ, tươi cười khi kết thúc công việc làm ăn của một năm, chuẩn bị đón chào năm mới.
Sổ sách làm ăn khi này phải được dán lại bằng giấy đỏ, để khi chúng được mở lại vào đầu năm sau, màu đỏ đồng nghĩa với ngôi sao vận may.
Cũng làm tương tự như vậy với các cửa của cửa hàng hay văn phòng. Như vậy khi mở cửa trở lại sau tết nguyên đán, các cửa đều đã được dính giấy đỏ may mắn.
4. Nạp lại năng lượng cho các vị Phúc – Lộc – Thọ
Điều quan trọng nhất là nạp lại năng lượng cho các vị Phúc Lộc Thọ. Nếu bạn đã mời được các vị thần quan trọng này về nhà, bạn nhớ lau chùi các bức tượng này thật cẩn thận trong giai đoạn chuẩn bị đón tết nguyên đán.
Vào ngày tất niên, đốt 3 ngọn nến trước mặt ba vị thần này vào 11 giờ trưa, điều này có ý nghĩa mang lại năng lượng của các vị thần sao cho năm mới. Nếu bạn chưa có các vị thần này thì năm nay là năm tốt để tìm một bộ thích hợp mời về nhà.
Chỗ cho các vị là một bàn hay tủ bên tường ở phòng ăn, vì điều này đảm bảo là bao giờ cũng có đủ thực phẩm trên bàn ăn, đồng nghĩa với sự thịnh vượng. Nhưng tốt nhất cho các vị vẫn là phòng khách, chọn nơi trân trọng nhất để đặt các vị Phúc Lộc Thọ, bố trí các vị nhìn thẳng ra cửa chính để chiêu cát khí Phúc Lộc Thọ vào cho gia đạo.
5. Dự trữ nhiều kẹo và quýt
Một công việc lớn trong chuẩn bị nhà đón năm mới là tích trữ nhiều đồ ăn ngọt. Người ta làm hoặc mua đủ loại bánh kẹo để không thiếu “sự ngọt ngào” trong nhà. Tiếp theo, bạn cần mua nhiều quýt, tên nó đồng nghĩa với “vàng”.
6. Dự trữ bốn loại thực phẩm quan trọng
Ngay trước ngày đầu năm mới, tốt nhất là vào ngày 30 Tết, gia đình nên chuẩn bị 4 loại thực phẩm: cá muối, tỏi, hành củ và tỏi tây. Hãy mua loại hành tỏi còn cả rễ (điều này có nghĩa là dù làm gì, bạn cũng sẽ làm có đầu có đuôi).
Hãy buộc chúng lại với nhau. Cá muối phải được rán vàng và buộc lại với nhau. Đặt tất cả 4 thứ trên vào thùng gạo vào ngày giao thừa. Lấy chúng ra vào ngày mồng một và dùng chúng để chế biến thực phẩm cho ngày đầu năm. Điều này mang ý nghĩa gia đình bạn sẽ không bao giờ thiếu thức ăn.
1. Cá khô nghĩa là – “của ăn của để”
2. Tỏi nghĩa là “luôn có lợi nhuận để tính”.
3. Hành nghĩa là “thông minh”.
4. Tỏi tây nghĩa là “cần cù”
7. Bữa ăn đoàn tụ (tất niên)
Ngày cuối năm là ngày bầy tỏ sự tôn kính đối với tổ tiên. Tại những gia đình có bàn thờ tổ tiên, đây là lúc mời ông bà về tham gia vào bữa tiệc đoàn tụ với tất cả các thành viên trong gia đình .
Theo truyền thống, tất cả các con trai sẽ trở về nhà bố mẹ và người ta cho là không may mắn nếu bạn ăn ở ngoài đường vào đêm tất niên. Khi ăn, mọi người đều phải ăn mặc chỉnh tề, phụ nữ phải mang đồ trang sức quý, quần áo đẹp, vì điều này nghĩa là sự may mắn sẽ tiếp diễn.
Họ không được ngồi ăn tất niên mà mặc quần áo cũ. Họ không được mang bộ mặt ủ rũ. Những khuôn mặt tươi cười mang lại may mắn.
Phụ nữ càng tươi cười và càng đeo nhiều đồ trang sức quý bao nhiêu thì may mắn tới càng nhiều vào thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới (giao thừa). Vào lúc này, tất cả những người con phải có những lời chúc tốt đẹp cho bố mẹ mình.
Cửa chính, và nếu có thể, t��t cả các cửa nhà, phải được mở. Cả nhà phải tràn ngập ánh sáng, với ý nghĩa là dương khí tràn ngập căn nhà.
Ngoài ra, Mọi người phải chuận bị chọn người có tuổi hợp để xông nhà, tìm hướng xuất hành, giờ tốt mở cửa hàng.
Tham khảo: Cách chọn tuổi xông nhà, hướng xuất hành năm Mậu Tuất 2018 và ngày giờ tốt mở cửa hàng đầu năm
Văn Cúng giao thừa trong nhà năm mậu Tuất 2018.
Văn cúng giao thừa ngoài trời năm Mậu Tuất 2018.
Khám phá & Chia sẻ Những điều cần làm để đón tết nguyên đán và đưa lộc vào nhà tại Ngôi nhà Tâm Linh
0 notes
Văn Cúng giao thừa trong nhà năm mậu Tuất 2018
Ngoài việc cúng giao thừa ngoài trời (ngoài sân), và các bàn thờ đã có trong nhà như bàn thờ Phật, bàn thờ Thần Tài, bàn thờ Táo quân. Thì con cháu đứng trước bàn thờ Gia tiên, cầu khấn cho một năm mới được khỏe mạnh, vạn sự may mắn.
Tham khảo: Văn cúng giao thừa ngoài trời
Kính lạy:
– HOÀNG THIÊN, HẬU THỔ, CHƯ VỊ TÔN THẦN
– LONG MẠCH, TÁO QUÂN, CHƯ VỊ TÔN THẦN
– CÁC CỤ TỔ TIÊN NỘI-NGOẠI CHƯ VỊ TIÊN LINH
Nay phút giao thừa giữa năm ...... với năm .........
Chúng con là: ………………………………Tuổi……………
Hiện cư ngụ tại: T.P (Tỉnh):…………………Quận (Huyện):………………………….
Phường (Xã):……………..Khu phố (Thôn):……………Xứ đất:……………
(Hoặc: Số nhà :……… Đường:………… Khu phố :……….Phường :………….. Quận :………….Tp:………………….)
Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lể vật.
Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!
Ngoài ra, sau lễ cúng giao thừa phong tục Việt Nam chọn tuổi xông nhà, tìm hướng xuất hành đầu năm hay giờ tốt mở cửa hàng. VÌ vậy các bạn có thể tham khảo bài viết này để tham khảo.
Khám phá & Chia sẻ Văn Cúng giao thừa trong nhà năm mậu Tuất 2018 tại Ngôi nhà Tâm Linh
0 notes
Văn cúng giao thừa ngoài trời năm Mậu Tuất 2018
Theo truyền thống, Giao thừa âm lịch được cho là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới. Đây là thời điểm trời đất giao hòa, âm dương hòa quện để vạn vật bừng lên sức sống mới. 
Tham khảo: Văn khấn và lễ cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng chạp
Khoảng thời gian trước thời khắc giao thừa là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm. Lúc này các gia đình xum họp chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành sẽ đến và tiễn trừ năm cũ đi.
Tìm hiểu: Tại sao chúng ta thường Cúng Gà vào đêm giao thừa ?
Mẫu văn cúng giao thừa ngoài trời (sân nhà) dưới đây được Giang Anh sưu tầm và chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.
Duy !
Niên hiệu : Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
T.P (Tỉnh):…………………Quận (huyện):………………………….
Phường (Xã):……………..Khu phố (Thôn):……………Xứ đất:……………
(Hoặc: Số nhà :……… Đường:………… Khu phố :……….Phường :…………..
Quận :………….Tp:………………….)
Hôm nay nhân lễ giao thừa năm cũ Đinh Dậu với năm mới Mậu Tuất.
Tín chủ chúng con là:………………………………….…..Tuổi:……………………
Cung duy:
– Ngài Cựu niên thiên quan Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan.
– Ngài Đương niên thiên quan Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan.
– Bản gia Thổ công Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quan vị tiền.
– Nhân tiết giao thừa, thời khắc huy hoàng, cung thiết hương đăng, nghênh hồi quan cũ. Cung đón tân quan, lai giáng phàm trần, nghênh xuân tiếp phúc. Tín chủ chúng con, thiết lễ tâm thành, nghênh tống lễ nghi.
* Cung thỉnh cựu quan Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan về chầu đế khuyết.
* Cung nghênh tân quan Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan, lai giáng nhân gian, trừ tai, giải ách, lưu phúc, lưu tài.
Tín chủ chúng con, chí thiết tâm thành, cầu nguyện:
– Thế giới hoà bình, Quốc gia hưng thịnh, Xuân đa hỷ khánh, Hạ bảo bình an, Thu miễn tai ương, Đông nghênh bá phúc.
– Gia nội tăng tứ trinh tường chi phúc thọ. Phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con nhân khang vật thịnh, bốn mùa hưởng chữ an vui, tâm thiết thái bình thịnh vượng.
– Gia trung khang thái, tài như xuyên chí, lộc tự vân lai, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc như sở nguyện.
– Nam tử thanh cao, nữ nhi đoan chính, học hành tinh tiến, thương mại hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Thượng chúc Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.
Cánh nguyện canh tân xã hội, xứ xứ thường an thường thịnh, thế thế thuần phong mỹ tục vãn hồi, đạo đức cương duy, tăng long phúc thọ.
Âm siêu, dương khánh, hải yến hà thanh, pháp giới chúng sinh, tề thành Phật đạo.
Tín chủ chúng con thành tâm kính dâng văn sớ, cúi xin Phật thánh chứng minh, các quan thuỳ từ chiếu giám.
(lạy ba lạy, đứng dậy xá ba xá)
Tham khảo: Chọn tuổi xông nhà đầu năm
Khám phá & Chia sẻ Văn cúng giao thừa ngoài trời năm Mậu Tuất 2018 tại Ngôi nhà Tâm Linh
0 notes
Tại sao chúng ta thường Cúng Gà vào đêm giao thừa ?
Gà cúng trong đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy, chưa đạp mái với ý nghĩa khoẻ mạnh, tinh khiết, chưa “vướng bụi trần” thì lời thỉnh cầu mới linh nghiệm. Do vậy, con gà là biểu tượng của một nền văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nền nông nghiệp lúa nước.
Xem thêm: Mâm ngũ quả ngày tết
Việc chọn gà cúng có liên quan tới truyền thuyết từ xa xưa. Khi mặt đất mới được Ngọc Hoàng sáng tạo ra, 10 mặt trời được lệnh chiếu sáng ngày đêm để chiếu sáng và sấy khô mặt đất.
Tuy nhiên sau đó vì Ngọc Hoàng quên thu các mặt trời lại khiến cho mặt đất và con người trở nên khốn đốn vì nắng hạn. Có một dũng sĩ đã dùng cung tên bắt rụng 9 mặt trời, và 1 mặt trời còn lại sợ quá nên trốn biệt đi, không chiếu sáng nữa. Con người và loài vật trên mặt đất tối tăm bèn rủ nhau đi gọi mặt trời nhưng cuối cùng chỉ mỗi con gà trống gáy vang mới khiến mặt trời tò mò hạ xuống, quên đi sợ hãi và chiếu sáng trở lại.
Đêm Giao thừa được coi là đêm tối nhất bởi đó là lúc mặt trời ẩn nấp sâu nhất. Do đó dân gian bảo nhau cúng gà trống với mục đích gà sẽ đánh thức mặt trời chiếu sáng trở lại, đem tới mùa màng tươi tốt, cuộc sống no đủ cho mọi nhà.
Chuyên gia phong thủy lý giải: “Gà trống là con vật cát tường. Từ xa xưa, dân ta đã có tập tục giết gà trống ngày cuối năm và đầu năm mới mùng 1 để trấn áp, xua đuổi tà ác. Nhiều nơi còn có tục giết gà khi có người mất hay mắc bệnh nặng, với hy vọng xua đuổi điềm xấu, tai ương. Lâu dần, tập tục này phát triển thành xu hướng cầu phúc, như treo tranh gà trống, đặt hình gà trống. Tất cả các hình thức này đều hàm ý cát tường, may mắn, đón lành, tránh dữ.”
Ngày nay, nhiều tư duy, quan niệm về văn hóa lối sống cũng có nhiều khác biệt so với xưa, không nhiều người hiểu rõ về ý nghĩa văn hóa của việc chọn gà làm đồ cúng, nhất là đêm Giao thừa. Chính vì thế mới nảy sinh câu hỏi rằng năm Dậu cúng gà có được không. Suy diễn hơn, có người còn cho rằng năm Tỵ – năm con rắn thì không cúng gà vì rắn vồ gà… Mặc dù nhiều nơi có thể đã thay gà bằng chân giò, khổ thịt lợn hay những đồ lễ khác nhưng thói quen chọn gà làm đồ lễ cúng vẫn rất phổ biến trong dân gian.
Có thể thấy, việc dùng tranh gà, hay gà cúng là tập tục lâu đời. Đêm Giao thừa và ngày đầu năm mới cúng gà để xóa bỏ điềm xấu, trừ tà, đầu năm đón được trường khí dương tốt lành.
Ngoài ra những thứ cúng thay thế gà như thịt lợn, chân giò thì chỉ đơn thuần là đồ lễ cúng chứ không mang ý nghĩa văn hóa.
Tham khảo: Văn khấn lễ cúng tạ mộ cuối năm Khám phá & Chia sẻ Tại sao chúng ta thường Cúng Gà vào đêm giao thừa ? tại Ngôi nhà Tâm Linh
0 notes
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết
Trưng Bày mâm ngũ quả trong những ngày đầu năm mới mang ý nghĩa, văn hóa cội nguồn cực kỳ độc đáo của dân Việt Ta.
Ngoài việc xem tuổi xông nhà đầu năm, thì tục lệ trưng bày mâm ngũ quả lên ban thờ gia tiên ngày tết là một trong những điều nên làm, dù ở thành thị hay nông thôn, giàu sang hay nghèo hèn, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.
Tại sao lại là ngũ quả ? 
Ngũ (năm, là biểu tượng chung của sự sống, Ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng thờ cúng. Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.
Ngũ, con số 5 là con số chỉ trung tâm. Người ta tìm thấy nó ở ngăn giữa Lạc thư. Tự dạng chữ “ngũ” nguyên thể có hình chữ thập của bốn nguyên tố, cộng với điểm trung tâm. Sau này, hai vạch song song được chêm vào đấy, tức trời và đất mà giữa chúng, âm và dương tạo nên năm nguyên tố tương tác sinh khắc của vạn vật, gọi là ngũ hành.
Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, thường cho rằng các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5. Trong Đại từ điển, “ngũ” có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bốn mươi tám từ kép ghép với nó. Phổ biến, chúng ta có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), ngũ sắc, ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc,… Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và ở đây “ngũ quả” tự nó biểu trưng một tập thành được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng cúng là quả.
Đối với cư dân nông nghiệp ngũ cốc (đạo/nếp hương, lương/gạo, thúc/đậu, mạch/ lúa mì, tắc/kê) là lương thực chủ đạo và ngũ quả (trái cây nói chung) là thứ yếu. Do đó, theo Chiêm thư người ta thường quan sát sự tốt xấu của “ngũ quả” sau đây để dự đoán việc được mùa của ngũ cốc:
1) Mận chủ vào đậu;
2) Hạnh chủ về lúa mì;
3) Đào chủ vào tiểu mạch;
4) Lật (hạt dẻ) chủ vào nếp hương;
5) Tảo (táo) chủ vào lúa.
Theo sự xác tín đã trở thành tập tục phổ biến trong dân gian nên có thể “ngũ quả” nêu trên là “chuẩn” của năm thứ quả dùng làm lễ vật bởi lẽ việc dâng lễ vật nào đều có thể là cách biểu thị sự cầu mong của người dâng lễ. Ở đây, đối với người nông dân thời cổ thì điều cầu mong lớn nhất là được mùa ngũ cốc.
Gọi là mâm ngũ quả nhưng thật ra chả ai quy định là những loại quả nào, mà tùy từng địa phương với đặc trưng khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà chọn ra các loại quả để bày mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả đặc trưng của ba miền
Tùy theo quan niệm của từng vùng, miền, người ta sử dụng những loại quả có ý nghĩa riêng. Do điều kiện ở các khu vực sinh sống của người Việt có khác biệt nên có nhiều cách bày mâm ngũ quả khác nhau
Miền Bắc
Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả với 5 màu khác nhau, cụ thể gồm chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.
Miền Trung
Ở miền Trung, người dân không quá câu nệ hình thức của mâm ngũ quả mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mặt khác, do chịu sự giao thoa văn hóa hai miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả của người miền Trung bày biện đủ chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…
Nhìn chung mâm ngũ quả bày trên ban thờ không cần nhiều về số lượng. Tất cả chỉ cần gọn gàng và sạch sẽ, vậy là đủ.
Miền Nam
Nếu như người miền Bắc, nải chuối xanh thường ít thiếu vắng trên mâm ngũ quả thì người miền Nam lại kiêng kỵ bày một số trái cây. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết”…
Mâm ngũ quả người miền Nam thường mâm ngũ quả thường là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, đọc chệch thành các tên “cầu vừa đủ xài” hoặc “cầu vừa đủ sung”.
Ý nghĩa từng loại trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết
Quả biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là Vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng/cấu tạo/hương vị, màu sắc và cách đọc tên:
– Thanh long: rồng mây hội tụ
– Bưởi: phúc lộc, viên mãn
– Dưa hấu: tốt đẹp, viên mãn, trung thực
– Đu đủ: đầy đủ, thịnh vượng
– Mãng cầu: cầu chúc mọi điều như ý
– Dứa (thơm): thơm tho, đa phúc lộc
– Hồng: hồng hào, tươi tốt, tượng trưng cho sự thành đạt
– Lựu: đa phúc, đa lộc, con đàn cháu đống
– Phật thủ: bàn tay Phật che chở phù hộ cho con người
– Chuối: tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và che chở
– Dừa: viên mãn
– Xoài: tiêu xài không thiếu thốn
– Quất: sung túc, lộc lá
– Đào: sự thăng tiến, danh lợi.
Những người trẻ, cho dù tin hay không tin về ý nghĩa của từng loại quả theo những quan niệm của người dân ở từng địa phương, cũng nên lưu tâm, tránh dùng hay tặng các loại quả mà người ta kiêng kẻo bị nghĩ oan, rằng ta cố tình đem điều xui xẻo đến cho họ.
Tham khảo: 12 điều kiêng kỵ trong ngày tết âm lịch
Khám phá & Chia sẻ Mâm Ngũ Quả Ngày Tết tại Ngôi nhà Tâm Linh
0 notes
Văn khấn lễ cúng tạ mộ cuối năm
Lễ cúng tạ mộ thường được thực hiện vào những ngày cuối năm. Đây là thời gian và cơ hội để con cháu thăm viếng, sửa sang và tu bổ, cúng tạ mộ.
Trước Tết nguyên đán cần đi tạ mộ tổ tiên, nhưng “tạ” sao cho đúng bản sắc phong tục người Việt và để có niềm tin sẽ được các cụ phù hộ, thì không phải ai cũng biết. Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Xem thêm: 
Lễ và Văn Khấn tạ thần linh thổ địa tại nhà
Ý nghĩa của các Tập tục Tết đón năm mới
Ý nghĩa của lễ Cúng tạ mộ
Điều quan trọng trong việc tạ mộ là thể hiện lòng quý kính, tưởng nhớ người đã khuất, và nguyện làm những điều thiện lành, hồi hướng công đức cho họ.
Lễ tạ mỗ phần là vấn đề mà hầu như ai cũng quan tâm. Bởi trong quan niệm của người Việt luôn nhớ tới nguồn cội, họ cho rằng phần âm có được yên ổn thì người dương mới có thể an cư lạc nghiệp. Chính vì thế, khoảng từ 24 hoặc 25 tháng Chạp mỗi năm rất nhiều gia đình Việt đi tạ mộ.
Vấn đề tạ mộ là lĩnh vực khá phức tạp nên thông thường nhiều người mời thầy có nhiều hiểu biết về tâm linh, chuyên môn để về làm lễ. Cũng có những trường hợp khác phần mộ đã được yên ổn, luôn phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn và thuận lợi thì họ có thể làm lễ tạ mộ với văn khấn tạ mộ để cảm ơn.
Khi tạ mộ gia chủ có tâm, có tín, khấn lễ chu đáo thì thần linh, tổ tiên sẽ bàn ân, ban phúc cho cuộc sống yên lành, mạnh khỏe, gia đình ấm êm, luôn vui tươi hạnh phúc. Không bao giờ phải lo lắng yêu ma quấy nhiễu, mọi hung đều hóa cát, điều giữ hóa lành, giao dịch thành công, buôn may bán đắt,... Nếu bị động mộ vì một lý do nào đó khiến vong linh không yên thì phải mời thầy pháp về giúp đến khi mồ yên mả đẹp.
Ai không nên đi tạ mộ?
Ai muốn đi tạ mộ trước hết hay chú ý tới tình trạng sức khỏe của mình.
- Những phụ nữ có thai, người ốm yếu, đau bệnh… không nên ra mộ.
- Phụ nữ đang kỳ “đèn đỏ” cũng không nên tới mộ phần, nghĩa trang.
- Trẻ dưới 10 tuổi cũng không nên cho đi theo ra nghĩa trang.
Việc kiêng kỵ này không phải mê tin mà hoàn toàn khoa học. Phần vì tâm linh, phần do những đối tượng này dễ nhiễm hàn khí, âm khí ở nơi mộ phần.
1. Sắm lễ cúng tạ mộ
Nửa lít rượu, 5 chén rượu, 10 lon bia
3 lá trầu, 3 quả cau có cành dài và đẹp
1 mâm trái cây
1 mâm xôi trắng có gà luộc nguyên con đặt lên trên (già trống thiến)
10 bông hoa hồng đỏ tươi
2 bao thuốc lá, 2 gói chè
2 nến cốc màu đỏ
Về đồ hàng mã cúng chuẩn bị: 1 cây hoa vàng hoa đỏ, 5 con ngựa (mỗi con 1 màu), 5 bộ (mũ, áo, hia) loại to có kèm ngựa, cờ lệnh, kiếm và roi
Lưu ý: mỗi con ngựa trên lưng đều có 10 lễ tiền vàng (mỗi lễ bao gồm: tiền xu, tiền vàng lá, tiền âm phủ). Tất cả có 4 đĩa để tiền vàng riêng. Trong đó lưu ý vong nam, phụ, lão, ấu và từng mùa mà dâng áo quần sao cho phù hợp.
Một trong những điều không thể không biết là phần mộ nhỏ thì cần thêm mâm, thêm bàn bày lễ cho phù hợp. Tuy nhiên ở mỗi địa phương có những cách cúng khấn khác nhau, nên tùy vào địa phương mình bạn có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm sao cho lễ đầy đủ và tươm tất.
2. Văn khấn văn khấn cúng tạ mộ
Cùng với văn khấn tạ đất thì văn khấn tạ mộ cũng được rất nhiều người quan tâm. Bài văn khấn này là một cách giúp những người con, người cháu thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, từng yêu thương họ hay người thân của họ. Nội dung bài văn khấn tạ mộ như sau:
Nam mô a di đà phật!
Con kính lạy:
- Quan đương xứ thổ địa chính thần
- Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,
- Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ
- Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.
Con kính lạy vong linh ..........
Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết …..
Chúng con là:...............
Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.
Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:……….hiện phần mộ an táng ở nơi này. Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối.
Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.
Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : ….( đọc tên các đồ mã dâng cho vong)
Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Lưu ý về lễ tạ mộ
- Tạ mộ vào giờ nào tùy vào điều kiện, thời tiết thuận lợi, và sức khỏe cho phép. Nhưng tốt nhất nên chọn ngày tạnh ráo, ấm áp.
- Dịp này cha mẹ hay cho trẻ đi theo tạ mộ, trước là để biết dần vị trí phần mộ, sau là tập cho trẻ kính trọng, hiếu đễ tổ tiên. Vì vậy cần:
- Tránh đi tạ mộ quá sớm bởi lúc đó sương đêm chưa tan. Cũng không nên đi quá muộn bởi chiều tối và đêm âm khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe.
- Khi thời tiết mưa gió, sấm chớp thì không nên đi tạ mộ.
- Nghi lễ tạ mộ không nên làm linh đình, tốn kém để khoe mẽ. Cũng không nặng về hình thức, đốt vàng mã lớn kiểu mê tín.
- Không nên ăn đồ cúng ở nghĩa trang, vì dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa (chưa kể đến vấn đề tần số tâm linh).
- Không nô đùa, ngồi lên những ngôi mộ vì bị coi là bất kính.
- Không tranh thủ ngồi thiền, tập dưỡng sinh, thể dục ở đó vì uế khí dễ xâm nhập vào cơ thể.
- Đi tạ mộ về, nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các chược khí, âm khí bám vào người và quần áo…
ST
Khám phá & Chia sẻ Văn khấn lễ cúng tạ mộ cuối năm tại Ngôi nhà Tâm Linh
0 notes