Tumgik
chopsticksheads · 2 years
Text
How to learn in a lecture
Thing is, all infomations in the lecture is out there, what we need is the right question to access the infomation we need
So when you take notes in a lecture, don’t write down all the answers as copying. You need to write the right questions, which is help you get the answers with ease.
0 notes
chopsticksheads · 3 years
Text
Tiêu cực có thể giết chết một mối quan hệ thế nào?
Những cuộc hôn nhân tuyệt vời không được định nghĩa bởi sự cải thiện, mà là tránh đi những suy sụp.
Có một sự đối xứng tao nhã trong những lời nguyện ước ở hôn lễ truyền thống: Cùng nhau tốt hơn, hay cùng nhau tệ đi. Nhưng tình yêu thì không có sự đối xứng đó, và hầu hết chúng ta không nhận ra nó có thể bị lệch lạc như thế nào. Những vấn đề tệ vượt xa hơn nhiều so với những điều tốt, trong hôn nhân nói riêng hay trong bất kỳ mối quan hệ nào nói chung. Đó là cách mà não chúng ta hoạt động
Những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta bị lệch lạc bới vì thứ mà các nhà nghiên cứu gọi là hiệu ứng tiêu cực, đó là xu hướng chúng ta phản ứng mạnh mẽ với những sự kiện hay cảm xúc tiêu cực, hơn là những điều tích cực. Khi chúng ta nghe những lời khen và chỉ trích đan xen, chúng ta bị ám ảnh với những lời chỉ trích thay vì tận hưởng những lời khen ngợi. Sự mất cân bằng này, còn được biết đến như là “thành kiến tiêu cực”, lớn lên trong bộ não, giữ cho cha ông chúng ta cảnh giác trước những mối đe dọa chết người, nhưng nó làm sai lệch quan điểm và hành vi chúng ta quá thường xuyên. Một xung đột nhỏ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng kho sức mạnh của cái xấu lấn át khả năng phán đoán của bạn, khiến bạn có những hành động làm cho đối phương xa lánh hơn. Tốt hơn là bạn hãy ghi lại những xung đột phi lý trí của mình, bằng cách sử dụng bộ não lý trí của bạn, nhưng để làm được điều đó, trước tiên bạn phải hiểu được mức độ tồi tệ có thể xảy ra.
Trong những mối quan hệ, hiệu ứng tiêu cực phóng đại lỗi lầm của đối phương, dù thực tế hay tưởng tượng, bắt đầu bằng sự vô tâm của họ, bởi vì bạn cũng có thành kiến bởi sự tự tin thái quá bên trong mà phóng đại điểm mạnh của chính mình. Thế nên bạn tự hỏi “làm sao anh ấy/cô ấy lại có thể ích kỷ như vậy?”, “làm sao mà em/anh lại mù quáng như thế, trước những đức tích của mình, với tất cả những gì mình đã làm cho em/anh?”. Và bạn bắt đầu suy gẫm một trong những bí ẩn khó chịu nhất trong cuộc đời: Tại sao họ không trân trọng tôi?
Chúng tôi có vài câu trả lời đây, nhờ các chuyên gia tâm lý, những người đã theo dõi hạnh phúc lứa đôi. Họ phát hiện rằng, dựa trên xếp hạng mức độ hài lòng của chính các cặp đôi, thì hôn nhân thường sẽ không tiến triển tốt hơn. Xếp hạng thông thường giảm dần theo thời gian. Những cuộc hôn nhân thành công được định nghĩa không phải do cả thiện, mà là tránh những suy sụp. Nói như vậy không có nghĩ hôn nhân là khốn khổ. Cảm xúc say mê phai dần, nên sự hưng phấn từ đầu gắn kết một cặp đôi không thể duy trì họ qua nhiều thập kỉ, nhưng hầu hết các cặp vợ chồng đều tìm thấy những nguồn thỏa mãn khác và nhìn chung vẫn hài lòng (chỉ là không được như ban đầu). Tuy nhiên, đôi khi, sự suy giảm mức độ hài lòng quá nhanh đến mức khiên hôn nhân đổ vỡ. Bằng cách theo dõi sự tương tác của các cặp vợ chồng theo thời gian, các nhà nghiên cứ đã phát triển một học thuyết đáng ngạc nhiên về sự đổ vỡ của các mối quan hệ.
Hãy tưởng tượng bạn đang hẹn hò, và đối phương làm điều gì đó khiến bạn khó chịu. (Điều này có lẽ không đòi hỏi trí tưởng tượng phong phú.) Thí dụ như đối phương là một người tiêu xài hoang phí, hay tán tỉnh bạn bè của bạn, hoặc rời khỏi cuộc trò chuyện khi bạn còn chưa kể xong. Bạn sẽ phán ứng thế nào?
Hãy để nó qua đi và hi vọng mọi chuyện sẽ khá hơn.
Giải thích điều phiền lòng bạn và tìm giải pháp
Hụt hẫng. Không nói gì cả, nhưng đau khổ rời đi.
Dọa chia tay, hay bắt đầu tìm kiếm người khác.
Những câu trả lời này hình thành một ma trận, được sử dụng trong một nghiên cứu cổ điển về cách các cặp đôi giải quyết các vấn đề. Những nhà tâm lý học tại đại học Kentucky đã xác định hai chiến lược chung, là mang tích xây dựng hoặc là phá hoại, mỗi chiến lược có thể là thụ động hoặc chủ động. Những chiến lược mang tính xây dựng nghe có vẻ hợp lý và đáng ngưỡng mộ, nhưng chúng không quan trọng lắm. Việc duy trì tính chung thủy thụ động không có tác động rõ rệt đên tiến trình của mối quan hệ; tích cực cố gắng tìm ra giải pháp có cải thiện mọi thứ, nhưng chỉ một chút.
Điều quan trọng là những điều tồi tệ, như các nhà tâm lý học đã kết luận: Không phải là những điều tốt, những điều mang tính xây dựng mà cả hai làm (hoặc không làm) cho nhau mới quyết định liệu một mối quan hệ có bền vững, cũng như những điều mang tính phá hoại mà họ làm (hoặc không làm) khi đối mặt với các vấn đề. Khi bạn lặng lẽ bên cạnh người ấy, lòng chung thủy của bạn thường không được để ý. Nhưng khi bạn im lặng rút lui khỏi mối quan hệ hay đưa ra những lời giận dữ, thì bạn đang bắt đầu một vòng xoáy trả đũa tai hại.
Theo Caryl Rusbult - người dẫn đầu nghiên cứu:”Lý do khiến những mối quan hệ lâu dài trở nên khó khăn là vì sớm hay muộn, thì khi một người chìm đắm trong tiêu cực quá nhiều, đến mức người còn lại cũng bắt đầu phản ứng tiêu cực theo. Khi điều này xảy ra, sẽ rất khó để mối quan hệ ấy có thể được cứu vãn.”. Tiêu cực là một căn bệnh mạnh mẽ, rất dễ lây lan. Những nhà nghiên cứu khác đã phát hiện rằng, khi mỗi người được yêu cầu riêng để suy ngẫm về các khía cạnh trong mối quan hệ của họ, họ dành nhiều thời gian nghĩ về điều xấu hơn là điều tốt. Để vượt qua những tồi tệ, bạn cần dừng vòng xoáy tiêu cực trước cả khi nó bắt đầu.
Giả sử bạn đã cố gắng sống sót qua giai đoạn tán tỉnh mà không gặp trở ngại. (Điều này cần bạn tưởng tượng nhiều hơn.) Bạn vừa tốt nghiệp từ hẹn hò và đến với hôn nhân hạnh phúc. Tâm hồn bạn bay bổng, trái tim bạn ca hát, bộ não bạn tràn ngập oxytocin, dopamine và những chất hóa học thần kinh liên quan đến tình yêu khác. Có thể bạn đang không có tâm trí nào để tham gia vào nghiên cứu khoa học, nhưng một số cặp vợ chồng mới cưới đã được thuyết phục để tham gia vào một dự án dài hạn có tên là PAIR. (Quá trình Thích Ứng trong Các mối quan hệ Thân mật - Processes of Adaptation in Intimate Relationships.) Các cặp đôi, tại vùng trung tâm Pennsylvania, đã được phỏng vấn trong suốt hai năm đầu của hôn nhân bởi những nhà tâm lý học, những người đã liệt kê cả khía cạnh tích cực và tiêu cực trong những mối quan hệ.
Một số người đã có thái độ mâu thuẫn, lẫn lộn hoặc thù địch đối với đối phương, và có xu hướng ly hôn chóng vánh. Nhưng hầu hết các cặp đôi đều thể hiện rất nhiều tình cảm dành cho nhau, và cứ như vậy tiếp tục ăn mừng nhiều ngày kỉ niệm. Tuy nhiên trong một quãng đường dài, những cảm xúc ban đầu dịu dàng đó không phải là điềm báo đáng tin cậy. Hơn một thập kỉ sau, một con số chênh lệch các cặp đôi từng “gần như yêu thương mặn nồng” đã không còn bên nhau. Theo một nhóm, những người đã ly hôn đã có tình cảm nhiều gấp ba lần trong suốt những năm đầu tiên, hơn những người đã có cuộc hơn nhân lâu dài và hạnh phúc. Trong thời gian ngắn, niêm đam mê của họ đã giúp họ vượt qua những hoài nghi và đấu tránh, nhưng những cảm xúc tích cực đó hông thể giữ cho hôn nhân bền vững. Đó là cách mà họ giải quyết những tiêu cực - những nghi ngờ, những thất vọng và những vấn đề - đã đoán trước rằng liệu cuộc hôn nhân ấy có tồn tại được không. Tiêu cực ảnh hưởng nặng nề đến người trẻ, là một trong những lý do mà những người lập gia đình sớm thường dễ dẫn đến ly hôn hơn. (Một lý do khác là người trẻ thường có vấn đề tài chính, đẩy cao căng thẳng trong hôn nhân.)
Tất nhiên có một số cặp đôi nên chia tay, nhưng quá nhiều trong số họ đã phá hoại mối quan hệ mà đã có thể thành công. Các nhà nghiên cứu đã nhiều lần bối rối khi thấy các mối quan hệ bị tan vỡ dù cho chẳng có nguyên nhân gì rõ ràng. Để kiểm chứng học thuyết, nhà tâm lý học Sandra Murray và John Holmes đã đưa các cặp đôi một bảng câu hỏi tại các bàn được sắp xếp sao hai người quay lưng lại với nhau. Họ được nói rằng cả hai đều sẽ trả lời những câu hỏi giống nhau, điều quan trọng là họ sẽ không thể giao tiếp trong khi điền câu trả lời.
Trên thực tế thì các bảng câu hỏi lại khác nhau. Một bảng hỏi rằng họ không thích điều gì ở đối phương, liệt kê bao nhiêu tùy thích, chỉ một điều cũng được. Những người đã hẹn hò trung bình trong một năm rưỡi, có một vài lời phàn nàn nhưng hầu hết đều khá hài lòng. Họ thường chỉ viết ra một hoặc hai điều về người kia, mà họ không cho là lý tưởng lắm, và sau đó là đặt bút xuống. Người còn lại thì được giao một nhiệm vụ khác: liệt kệ tất cả những gì trong nhà họ. Được hướng dẫn để kể tên ít nhất 25 món đồ, họ sẽ bắt đầu viết - lập danh mục các món nội thất, đồ dùng nhà bếp, gia dụng, sách, tác phẩm nghệ thuật, bất cứ thứ gì - và họ thường viết trong trong năm phút.
Trong khi đó, người còn lại đã xong, không còn gì để làm, chỉ nghe thấy tiếng viết chữ sột soạt từ người bạn của mình - họ có thể đã cho rằng người kia đang làm một bảng kiểm điểm kỹ lưỡng về những thất bại cá nhân của họ. Họ đã thật khó để đưa ra một hay hai lời phàn nàn, nhưng người kia dường như có cái nhìn khác về mối quan hệ này (thực ra chỉ đang liệt kê đồ đạc). Như trong mọi cuộc nghiên cứu, cả hai người đều được thông báo về sự thật rằng câu hỏi họ được đưa cho là khác nhau, và không có ai cảm thấy phiền lòng khi về nhà. Nhưng trước khi tiết lộ sự thật, người thử nghiệm đã hỏi thêm nhiều câu hỏi về mối quan hệ hai người, và hóa ra bí mật hai câu hỏi khác nhau đó đã có tác động lớn đến một nhóm người: những người vốn đã cảm thấy không an toàn. Những người có lòng tự trọng cao (được đo trước khi thử nghiệm) cảm thấy mối quan hệ hơi bị đe dọa, nhưng đã nhún vai gạt bỏ suy nghĩ đó vì họ cảm thấy an toàn đủ để biết rằng trân trọng họ. Nhưng những người có lòng tự trọng thấp đã phản ứng mạnh mẽ với hàng loạt những lời chỉ trích phỏng đoán như thác đổ.
Khi họ bắt đầu nghe thấy tiếng sột soạt của cây bút mãi viết sau lưng mình, họ đã sợ hãi người kia sẽ từ chối mối họ, và họ để cho nỗi sợ hãi chiếm lấy. Để bảo vệ bản thân, họ đã thay đổi thái độ của bản thân. Họ đã hạ thấp sự tôn trọng và sự rung cảm dành cho người kia. Họ cảm thấy ít gần gũi, ít tin tưởng và ít lạc quan hơn về mối quan hệ đó. Những người cảm thấy thiếu an toàn đã phản ứng một cách không cần thiết, bởi vì trên thực tế, họ được người kia trân trọng nhiều như những người cảm thấy an toàn. Nhưng họ đã đưa những nghi người về bản thân vào tâm trí người bạn của mình. Họ cho rằng người bạn của mình cũng sẽ đánh giá khắt khe họ như cách họ đã làm với chính bản thân mình.
Cách tự bảo vệ mình không cần thiết này đặc biệt nguy hiểm cho một mối quan hệ, như Murray và Holmes đã phát hiện trong một nghiên cứu khác bằng cách theo dõi một nhóm các cặp vợ chồng mới cưới được ba năm. Thông thường, các cặp đôi sẽ có vẻ ở trong tình trạng tốt - họ có tương đối ít xung đột - nhưng sau đó sự bất an của một đối tác sẽ xuất hiện. Họ sẽ đẩy người yêu mình ra xa hoặc đánh giá thấp mối quan hệ ấy cho dù thậm chí chẳng có điều gi nguy hiểm cả. Họ trở nên cực kỳ bực bội khi làm những việc hy sinh thường lệ, chẳng hạn như ở nhà vào buổi tối thay vì đi chơi với đám bạn. Mối quan hệ của họ đã từng rất bền chặt, nhưng lại tan vỡ nhanh chóng.
Bằng cách quan sát những cuộc cãi vã gay gắt giữa những cặp vợ chồng, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy một mô hình khác biệt về giới tính. Những người đàn ông không cảm thấy an toàn có xu hướng tập trung vào nỗi sợ hãi về sự không chung thủy về tình dục của bạn đời. Nổi cơn ghen ngay cả khi không có lý do gì, họ trở nên chiếm hữu và kiểm soát cao, điều mà gây căng thẳng cho mối quan hệ và cuối cùng là đẩy người phụ nữ rời xa. Những người phụ nữ không cảm thấy an toàn ít lo lắng về sự chung thủy trong tình dục hơn những điều khác, và họ có xu hướng phản ứng thù địch hơn là ghen tuông. Những phản ứng này đã được liệt kê trong một nghiên cứu về các cặp vợ chồng ở New York, những người được quay video trong phòng thí nghiệm tại Đại học Columbia khi họ thảo luận về các vấn đề của họ.
Mỗi khi ai đó làm điều tiêu cực - phàn nàn, nói với giọng thù địch, trợn mắt, chối bỏ trách nhiệm, xúc phạm đối phương - thì hành động đó được phân loại và tính điểm. Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Geraldine Downey, phát hiện ra rằng những người không an toàn là những người có nhiều hành động tiêu cực nhất. Nỗi sợ bị từ chối của chính họ càng làm tăng thêm nỗi đau khổ mà họ cảm thấy, bởi vì đối với họ, một cuộc tranh cãi không chỉ về một vấn đề cụ thể mà là dấu hiệu của những vấn đề sâu sắc, và là một tín hiệu đáng ngại cho thấy mối quan hệ đang lâm nguy. Phản ứng hoảng sợ của họ đã đẩy bạn đời của mình ra xa - với thành công đáng tiếc, như các nhà nghiên cứu đã tìm thấy khi theo dõi các cặp vợ chồng trong vài năm. Những người nhạy cảm với sự từ chối, có khả năng rất cao sẽ phá vỡ mối quan hệ. Nỗi sợ bị từ chối của họ đã trở thành một lời tiên tri tự ứng nghiệm.
Ngược lại, sự tiêu cực dường như không còn là vấn đề ở các cặp đôi đồng giới. Khi các nhà nghiên cứu theo dõi một nhóm các cặp đôi đồng giới trong hơn một thập kỷ, họ nhận thấy rằng cả những cặp đôi đồng giới có xu hướng lạc quan hơn các cặp khác giới khi đối mặt với xung đột. Họ tích cực hơn cả trong cách họ đưa ra bất đồng và cách họ phản ứng lại những lời chỉ trích, và họ vẫn tích cực hơn sau đó. Ở các cặp đôi khác giới, mô hình xung đột phổ biến nhất được gọi là "nữ đòi, nam rút lui", một chu kỳ hủy hoại trong đó người phụ nữ bắt đầu phàn nàn hoặc chỉ trích, và người đàn ông phản ứng bằng cách rút lui. Mô hình đó ít xảy ra hơn ở các cặp đồng giới. Nếu đó là hai người đàn ông, họ ít có khả năng khởi xướng khiếu nại hơn; nếu đó là hai phụ nữ, họ ít có khả năng rút lui sau khi bị chỉ trích.
Hầu hết mọi người không nhận ra tác động tiêu cực trong các mối quan hệ của họ. Khi Roy Baumeister, một trong những tác giả của cuốn sách này, hỏi sinh viên của mình tại sao họ nghĩ rằng họ sẽ là một đối tác tốt, họ liệt kê những điều tích cực: thân thiện, thấu hiểu, giỏi chuyện giường chiếu, trung thành, thông minh, hài hước. Những điều này tạo ra sự khác biệt, nhưng điều quan trọng là tránh tiêu cực. Có thể giữ lời lại, thay vì nói điều gì đó khó chịu hoặc cay nghiệt sẽ giúp ích cho mối quan hệ của bạn nhiều hơn là một lời nói hay hành động tốt.
Bài viết gốc từ The Atlantic:
https://www.theatlantic.com/.../negativity-can.../604597/...
Tumblr media
0 notes
chopsticksheads · 3 years
Text
BON IVER – FOR EMMA
https://spoti.fi/3g4mpZV
Thật đột ngột, bất chợt Kia là nắng, cái chết của tuyết tháng hai
Dành cho tất cả chúng ta Bỏ đi những ngụ ngôn, ẩn ý
Đi tìm ánh sáng thôi Nhưng chân lạnh cóng rồi
Về nhà, nào về nhà Nhà ở đâu? Không rõ, cứ chạy thôi Chạy mãi, chạy về nhà
Nào, đi tìm một người yêu mới Để đem đến...không, để cùng nhau
Cùng nhau với tất cả những lừa dối của em Em vẫn thật đáng yêu
Tôi đi mãi, ngắm nhìn ánh sáng trên mọi con đường Vì Emma, vì quá khứ là mãi mãi
---
So abruptly Saw death on a sunny snow
For every life Forgo the parable
Seek the light My knees are cold
Running home, running home Running home, running home
Go find another lover To bring a, to string along
With all your lies You're still very lovable
I toured the light so many foreign roads For Emma, forever ago
Trans: Emma, một người không có thật, đại diện cho tất cả những mối tình sâu đậm trước đó mà Bon Iver vẫn còn nặng lòng.
"Bài hát chính là tôi cuối cùng đã dừng một vòng lặp chậm rãi khủng khiếp đã được hình thành trong nhiều năm. Tôi xoa dịu những ký ức, đối mặt với rất nhiều tình yêu đã mất, những khao khát và sự tầm thường."
Được sáng tác khi Bon Iver đang ở trong một cabin gỗ của bố, để tránh rét ba tháng mùa đông, phía Đông Bắc tiểu bang Wisconsin - Mỹ, sau khi rời nhóm nhạc De Yarmond Edison.
Bài dịch dựa theo lời chú thích của Bon Iver tại https://www.songfacts.com/facts/bon-iver/for-emma
Tumblr media
0 notes
chopsticksheads · 3 years
Text
BIG THIEF - PAUL
https://spoti.fi/34t0XbS
Ôi lần cuối em gặp Paul Em đã đơ cứng, và suýt thì để anh vào nhà Nhưng em đã chặn tay ngay bức tường Miệng em khô khốc chẳng nói được gì, Nên tất cả những gì em làm, là cùng anh đi một vòng.
Chúng ta lên xe của em, chạy xung quanh sân ga Anh đã tắt đèn xe đi, lấy ra một chai rượu, và cho em thấy tình yêu của anh.
Em sẽ là cái máy mang nắng sớm và đêm ngon giấc của anh. Em sẽ là máy chơi nhạc đơn mà anh sẽ chơi mãi, anh hiểu ý em chứ. Em sẽ là chiếc bánh quy xốp cứng cáp với đầy hơi men. Em sẽ là kẻ sát nhân, bộ phim kinh dị và là nguyên do cho cái chết của đôi ta.
Những khi em thấy hoa nở Em chắc hẳn đã bị lý trí thôi thúc Nhưng em nuốt trôi tất cả đi Ngay khi nhận ra chẳng ai có thể cứu lấy em bằng chiếc hôn nữa rồi.
Em sẽ là cái máy mang nắng sớm và đêm ngon giấc của anh. Em sẽ là máy chơi nhạc đơn mà anh sẽ chơi mãi, anh hiểu ý em chứ. Em sẽ là chiếc bánh quy xốp cứng cáp với đầy hơi men. Em sẽ là kẻ sát nhân, bộ phim kinh dị và là nguyên do cho cái chết của đôi ta.
Ôi Paul em biết anh đã nói rằng Sẽ ôm lấy em dù em đến từ đâu, đã đi những nơi nào Nhưng em sẽ đẩy anh đi Thấy không, anh thật sự dịu dàng với em Còn em chỉ mang lại nỗi đau cho anh thôi
Em sẽ là người tình với đôi mắt long lanh ngàn sao, là người ấy mà anh đã thấy đấy. Em sẽ là người vượt qua cơn bão cho anh, là người mà anh sẽ gọi. Chúng ta chỉ là hai mảnh trăng, đang trên đỉnh của nhịp thở Lòng em đang bị thiêu đốt anh ơi, từ khi em rời bỏ anh.
----
Oh, the last time I saw Paul I was horrible and almost let him in But I stopped and caught the wall And my mouth got dry, so all I did was Take him for a spin
Yeah, we hopped inside my car And I drove in circles 'round the freight train yard And he turned the headlights off Then he pulled the bottle out And then he showed me what is love
I'll be your morning bright good night shadow machine I'll be your record player baby if you know what I mean I'll be a real tough cookie with the whisky breath I'll be a killer and a thriller and the 'cause of our death
In the blossom of the months I was sure that I'd get driven off with thought So I swallowed all of it As I realized there was no one who could kiss away my sh-t
I'll be your morning bright good night shadow machine I'll be your record player baby if you know what I mean I'll be a real tough cookie with the whisky breath I'll be a killer and a thriller and the 'cause of our death
Well Paul, I know you said That you'd take me any way I came or went But I'll push you from my brain See, you're gentle baby I couldn't stay, I'd only bring you pain
I was your starry eyed lover and the one that you saw I was your hurricane rider and the one that you'd call We were just two moonshiners on the cusp of a breath And I've been burning for you baby since the moment I left.
Trans: Câu chuyện một cô gái không thể rời bỏ một tên lạm dụng ngầm bằng những yêu thương giả tạo, vì hội chứng Stockholm.
Tumblr media
0 notes
chopsticksheads · 3 years
Text
Vang lên những phím đàn
Để những phím đàn vang lên cùng mưa Vươn đến trời kia khi thôi suy nghĩ
Trải thân vào những thanh âm, say sưa Tôi hà hơi cho hết những tàn dư Làn mưa lạnh lăn dài hai gò má Nhỏ giọt gột rửa hư vinh, này mưa
Xuyên thấu tận xương màng nhĩ Giai điệu rung đến rời đi gân cốt
Như những bậc thềm xanh tốt Kéo tôi khiêu vũ đưa hồn thảnh thơi
Jessica Lee McMillan
Bài dịch từ Medium
Tumblr media
1 note · View note
chopsticksheads · 3 years
Text
Tạm dừng
Làm sao em đánh thức được anh Những vòng hoa thì thầm đêm lạnh Ôi đôi mắt sáng tựa trăng ấy Mờ dẫn đến niềm vui trong anh
Em ngóng trông bầu không khí ngọt Nơi cả trời hào quang lan tỏa Nóng ấm lên lòng ngực vui sướng Dạo chân bước trên đồng cỏ non
Những mơ mộng đầy ắp trong em Dừng nghỉ ngơi sau ngày đã chết Em nằm xuống hồn được xoa dịu Nhớ lấy anh, nặng lòng không quên
Jessica Lee McMillan
Bài dịch từ Medium
Tumblr media
1 note · View note