Tumgik
tintucnewszing · 2 years
Text
Phê duyệt Chương trình Xây dựng mô hình Công dân học tập
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 3/6/2022 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030”.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Mục tiêu của Chương trình nhằm thúc đẩy việc học tập suốt đời để con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả... trên cơ sở hình thành mô hình "Công dân học tập" nhằm khuyến khích, tạo cơ hội công bằng, điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân trong tổ chức, đơn vị, gia đình, mọi công dân trong xã hội được tham gia học tập, hướng tới công dân số, đáp ứng yêu cầu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia và góp phần xây dựng thành công một xã hội học tập.
Chương trình phấn đấu đến năm 2025 đạt 100% cán bộ, hội viên Hội Khuyến học Việt Nam được học tập quán triệt các tiêu chí xây dựng mô hình "Công dân học tập".
Đến năm 2030 có 60% người lớn trong gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập (thôn, bản, tổ dân phố và tương đương), 80% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và ở cơ quan trung ương đạt danh hiệu "Công dân học tập"; 90% những người đạt danh hiệu "Công dân học tập" đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; trong đó 80% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá "Công dân học tập" trên môi trường số hóa.
Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình đưa ra những nhiệm vụ cụ thể như: Xây dựng và hoàn thiện Bộ tiêu chí khung để áp dụng cho các đối tượng khác nhau; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mô hình "Công dân học tập"; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời, xây dựng mô hình công dân học tập; triển khai công tác tập huấn, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc xây dựng mô hình "Công dân học tập".
Trong đó, Chương trình sẽ nghiên cứu, xây dựng, ban hành những Bộ tiêu chí có chỉ số đo khác nhau cho các nhóm đối tượng là nông dân, công nhân, công chức, viên chức, doanh nhân, cán bộ quản lý để bảo đảm mức độ hợp lý và tính khả thi trong triển khai đại trà chủ trương xây dựng mô hình "Công dân học tập" trên mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống xã hội; biên soạn và in ấn tài liệu tập huấn, hướng dẫn xây dựng mô hình "Công dân học tập" theo những Bộ tiêu chí cụ thể.
Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng phần mềm nhằm số hóa việc thu thập minh chứng, cho điểm, đánh giá, tổng hợp, báo cáo... việc thực hiện các tiêu chí xây dựng mô hình "Công dân học tập" theo các mục tiêu của Chương trình; xây dựng trang thông tin điện tử, học liệu mở, chuyên đề... giúp tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nâng cao hiểu biết cho cán bộ hội, hội viên khuyến học và người dân về các nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài, xây dựng các mô hình học tập, nhằm tạo sự chuyển biến về chất việc ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình và đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài trên phạm vi toàn quốc…
Adblock test (Why?)
Nguồn: https://ift.tt/4ALbPWI
3 notes · View notes
tintucnewszing · 2 years
Text
VinFast ngắm 5.500 cửa hàng Petrolimex; MobiFone và Vinaphone nhận nhân sự mới; Kỳ lân tiếp theo của Việt Nam có ai?
VinFast ngắm 5.500 cửa hàng Petrolimex; MobiFone và Vinaphone nhận nhân sự mới; Kỳ lân tiếp theo của Việt Nam có ai?
VinFast đặt trạm sạc tại cửa hàng Petrolimex; Tiki, Giao hàng tiết kiệm, Trusting Social... ai sẽ thành kỳ lân trước; MobiFone và Vinaphone nhận nhân sự mới còn Saigontourist vẫn lỗ vì Covid-19.
Trong năm 2021, VinFast đã xây dựng và lắp đặt hơn 40.000 nghìn cổng sạc trên khắp cả nước.
VinFast lắp đặt trạm sạc xe điện tại cửa hàng của Petrolimex
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Công ty TNHH Dịch vụ và Kinh doanh VinFast (VinFast) đã ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh hệ thống trạm sạc xe điện tại hệ thống cửa hàng xăng dầu của Petrolimex.
Lễ ký thỏa thuận với VinFast là bước đi đầu tiên trong quá trình hợp tác giữa Petrolimex và VinGroup theo Thỏa thuận hợp tác toàn diện đã được ký kết cùng nhau vào ngày 08/11/2018. 
Chủ tịch HĐQT Petrolimex Phạm Văn Thanh cho rằng, việc hợp tác này là phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của Tập đoàn giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2045, đó là dần chuyển đổi thành một Tập đoàn năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, sự hợp tác diễn ra trong thời điểm này cũng hoàn toàn phù hợp với chiến lược chuyển đổi hệ thống cửa hàng xăng dầu của Petrolimex hiện tại thành các cửa hàng xăng dầu thông minh, hiện đại, tích hợp đầy đủ các tiện ích đi kèm. 
Petrolimex là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn nhất, đang chiếm khoảng một nửa thị phần nội địa, có mạng lưới gồm khoảng 5.500 cửa hàng xăng dầu, trong đó, trên 2.700 cửa hàng do Tập đoàn trực tiếp sở hữu và hơn 2.800 của hàng là đại lý, tổng đại lý, thương nhân nhượng quyền. 
VinFast hy vọng hai bên sẽ nhanh chóng tiến hành đánh giá, khảo sát cửa hàng xăng dầu phù hợp với điều kiện đặt ra để có thể sớm lắp đặt và vận hành các Trạm sạc xe điện.
Ngoài ra, bên cạnh việc hợp tác khai thác Trạm sạc xe điện, VinGroup sẽ tạo điều kiện để Petrolimex phát triển các cửa hàng xăng dầu trên các quỹ đất mà VinGroup đang sở hữu, đồng thời sẽ gia tăng việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Petrolimex như dầu nhờn, gas, bảo hiểm, ngân hàng...
Trong năm 2021, VinFast đã xây dựng và lắp đặt hơn 40.000 nghìn cổng sạc trên khắp cả nước.
Giao hàng tiết kiệm, Trusting Social ... có tên trong danh sách "cận" kỳ lân
Đánh giá này của Forbes Vietnam khi điểm danh các công ty "cận" kỳ lân và các star-tup triển vọng tạo ra mô hình kinh doanh độc đáo hoặc lợi thế cạnh tranh có thể tiến xa, dù không phải tất cả sẽ thành kỳ lân.
Các start-up triển vọng nhất đều liên quan đến hệ sinh thái thương mại điện tử, fintech, logistics, blockchain, game… những lĩnh vực có dư địa tăng trưởng lớn trong 2-3 năm tới.
Giao hàng tiết kiệm: có hai cổ đông lớn là SEA - công ty đang sở hữu chi phối tại Shopee, Shopee Food, Shopee Pay và Kerry Logistics là tập đoàn chuyển phát Hong Kong. Công ty đã cấu trúc lại danh mục tài chính, chuẩn bị IPO và kỳ vọng mục tiêu kỳ lân.
Trusting Social là công ty khai thác ưu thế từ dữ liệu lớn và học máy, nhằm hỗ trợ cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho những người chưa có lịch sử tín dụng, hay hiểu đơn giản là dùng công nghệ để giúp nhiều người dưới chuẩn của ngân hàng có thể vay được tiền.
Tháng 4/2022, Masan công bố hoàn tất thỏa thuận đầu tư 65 triệu USD để sở hữu 25% của Trusting Social Việt Nam.
Kyber Network được phát triển trên nền tảng Blockchain Ethereum, cung cấp sàn giao dịch phi tập trung, có thể được tích hợp vào dApp, giúp cho người dùng có thể giao dịch và chuyển đổi giữa các loại tiền kỹ thuật số ngay lập tức trên Kyber Network. Các sản phẩm chính gồm sàn giao dịch phi tập trung KyberSwap và nền tảng quản lý tài sản số Krystal. Trong đó, KyberSwap là một trong những sàn giao dịch phi tập trung (DEX) lớn nhất hiện nay.
Năm 2017, Kyber Network gọi vốn thành công, thu về 52 triệu USD, trở thành một trong những thương vụ gọi vốn lớn nhất trong lịch sử startup Việt Nam và nằm trong top 10 start-up huy động vốn theo hình thức ICO lớn nhất thế giới ở thời điểm đó.
Amanotes được biết đến trên thị trường là nhà phát hành trò chơi điện tử dẫn đầu thế giới trong phân khúc trò chơi âm nhạc với 2,6 tỷ lượt tải trên kho ứng dụng Google Play và iOS.
Với mô hình kinh doanh tạo ra dòng tiền, Amanotes chưa trải qua vòng gọi vốn nào nhưng vẫn tự lớn mạnh và phát triển. Mục tiêu kinh doanh của Amanotes là xây dựng hệ sinh thái âm nhạc hoàn chỉnh, tạo ra những ứng dụng cho cộng đồng yêu nhạc cũng như hỗ trợ các nhà lập trình độc lập đưa sản phẩm đến người dùng.
KiotViet phần mềm quản lý bán hàng KiotViet thuộc công ty cổ phần Phần mềm Citigo do Trần Nguyên Hạo và Tony Nguyễn thành lập năm 2010. Citigo đang chuyển mình từ một công ty phần mềm thành hệ sinh thái cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam và Đông Nam Á trong việc cung cấp công cụ quản lý cho các chủ cửa hàng, nguồn hàng và nguồn vốn cho các chủ cửa hàng nhỏ lẻ.
Năm 2019, đạt 50.000 khách hàng và huy động 6 triệu USD từ Jungle Ventures và Traveloka. Năm 2021, số lượng khách hàng tăng lên gấp 3 lần, KiotViet huy động thành công 45 triệu USD.
Giao Hàng Nhanh do Lương Duy Hoài sáng lập năm 2012, tiên phong trong lĩnh vực e-logistics, thuộc hệ sinh thái Scommerce với 6 dịch vụ khác biệt trên cùng một nền tảng. Năm 2018, công ty này nhận vốn đầu tư từ Olympus Capital Asia và đến cuối năm 2019, Temasek đầu tư hơn 100 triệu USD vào Scommerce.
Đến năm 2021, Việt Nam đã có 4 kỳ lân, đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thiết lập kỷ lục vốn đầu tư 1,4 tỷ USD trong năm 2021.
Saigontourist lỗ đậm năm thứ hai liên tiếp 
Với lợi thế là doanh nghiệp Nhà nước, Saigontourist sở hữu hàng loạt khách sạn hạng sang, có vị trí đắc địa tại TP. HCM
Kinh doanh dưới giá vốn, Saigontourist – đơn vị sở hữu nhiều khách sạn có vị trí đắc địa tại TP. HCM - ghi nhận khoản lỗ sau thuế 533,8 tỷ đồng năm 2021. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp tổng công ty này báo lỗ. Trong năm 2020, doanh nghiệp này báo lỗ sau thuế 359 tỷ đồng.
Với chi phí giá vốn hàng bán ghi nhận trong kỳ lên tới 1.239,8 tỷ đồng, Saigontourist báo lỗ gộp 97 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2020 báo lãi gộp 45,9 tỷ đồng).
Cùng với đó, Saigontourist cũng ghi nhận phần lỗ 161,3 tỷ đồng trong các công ty liên doanh, liên kết (tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020). Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác của tổng công ty này trong năm 2021 cũng có chiều hướng suy giảm, lần lượt đạt 150,8 tỷ đồng và 21 tỷ đồng.
Các nguồn thu giảm mạnh khiến Saigontourist báo lỗ sau thuế 533,8 tỷ đồng. Việc thua lỗ trong hai năm liên tiếp cũng ‘bào mòn’ đáng kể nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối mà Saigontourist tích luỹ được sau nhiều năm kinh doanh có lãi.
Cụ thể, tính đến cuối năm 2021, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của tổng công ty này đạt mức 599,4 tỷ đồng, bằng 1/4 so với thời điểm năm 2019 (2.367,6 tỷ đồng).
Điều này khiến quy mô tổng nguồn vốn của Saigontourist tại ngày 31/12/2021 giảm nhẹ so với cuối năm trước, đạt 10.772,3 tỷ đồng.
Với lợi thế là doanh nghiệp Nhà nước, Saigontourist sở hữu hàng loạt khách sạn hạng sang, có vị trí đắc địa tại TP. HCM như: Rex, Caravelle, New World Sài Gòn, Sheraton, Pullman, Intercontinental.
Tính đến ngày 31/12/2021, hệ thống của Saigontourist bao gồm 11 công ty con, 29 công ty liên doanh, liên kết và loạt khoản đầu tư khác.
Trong đó, Saigontourist nắm giữ 14,44% vốn CTCP Quê hương Liberty và 3,61% vốn CTCP Bông Sen. Đây đều là những doanh nghiệp sở hữu loạt khách sạn hạng sang tại Hà Nội và Tp. HCM.
Trong đó, CTCP Quê Hương Liberty được biết tới là đơn vị sở hữu 7 khách sạn cao cấp và 3 nhà hàng, trung tâm hội nghị tiệc cưới tại TP. HCM, có thể kể đến: Novotel Saigon Central, Liberty Central Saigon Riverside, Liberty Central Saigon Point (4 sao), Pullman Saigon Centre (5 sao)
Ông Nguyễn Hồng Hiển làm Chủ tịch MobiFone thay ông Nguyễn Mạnh Thắng điều động sang VNPT
Từ ngày 1/6, ông Nguyễn Hồng Hiển giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Quyết định điều động, bổ nhiệm do Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh ký ban hành. 
Ông Nguyễn Hồng Hiển sẽ thay thế ông Nguyễn Mạnh Thắng giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone, chịu trách nhiệm và là đại diện quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp này.
Ông Nguyễn Hồng Hiển sinh năm 1974, trải qua nhiều vị trí công tác tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Trong đó, ông Nguyễn Hồng Hiển từng có quá trình công tác tại Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Trước đó, tháng 8/2017, ông Nguyễn Mạnh Thắng - Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT được điều động và bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone thay cho ông Lê Nam Trà. Như vậy, với quyết định điều động này của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì ông Nguyễn Mạnh Thắng lại quay về vị trí 5 năm trước đó.
Vị trí Chủ tịch MobiFone được xem là “ghế nóng” với ông Nguyễn Hồng Hiển
Vị trí Chủ tịch MobiFone được xem là “ghế nóng” với ông Nguyễn Hồng Hiển. MobiFone đã có thời kỳ rực rõ khi đứng đầu trong các mạng di động ở Việt Nam. Trong nhiều năm, MobiFone được bình chọn là mạng di động chất lượng và chăm sóc khách hàng tốt nhất. MobiFone cũng được đánh giá là nhà mạng chuyên nghiệp và hiệu quả.
Tuy nhiên, sau các biến cố, MobiFone đã tuột mất vị trí tiên phong trên thị trường di động. Như vậy, trọng trách đưa MobiFone phát triển về vị trí tốp đầu trên thị trường di động nằm trên vai tân Chủ tịch Nguyễn Hồng Hiển.
Adblock test (Why?)
Nguồn: https://ift.tt/8xap1Eg
2 notes · View notes
tintucnewszing · 2 years
Text
[Infographic] Làm hộ chiếu online, nhận tận tay tại nhà
Tumblr media
Tòa soạn: 47 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội
ĐT: 0243.845.0537 - Fax: 0243.823.5281
Email: [email protected] - Website: https://baodautu.vn
© Báo Đầu tư giữ bản quyền nội dung trên website này
Việc sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Đầu tư - baodautu.vn
phải có sự đồng ý bằng văn bản của Cơ quan Báo Đầu tư
Adblock test (Why?)
Nguồn: https://ift.tt/SzBAlW9
3 notes · View notes
tintucnewszing · 2 years
Text
Tiền Giang vẫn chưa thể cổ phần hóa 2 doanh nghiệp nhà nước
Tiền Giang đề nghị chưa thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang trong giai đoạn 2020-2025, chậm cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho đến hết năm 2023.
Tumblr media
Trụ sở Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang. Ảnh: Website Công ty
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Trần Văn Dũng vừa ký Văn bản số 2865/UBND-KT gửi Bộ Tài chính báo cáo kết quả giám sát tài chính và kết quả xếp loại năm 2021 của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp có vốn nhà nước và Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang.
Theo Báo cáo, hiện nay, tỉnh Tiền Giang có 4 Công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc phạm vi tỉnh quản lý.
Về tình hình thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa hoạt động của DNNN thuộc phạm vi tỉnh quản lý, UBND tỉnh Tiền Giang cho biết đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Danh mục doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa giai đoạn 2018-2020 tại công văn số 5519/UBND-TC ngày 06/12/2018.
Theo đó, tỉnh Tiền Giang tiếp tục làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại 2 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang và Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang; cổ phần hóa 2 doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2018-2020 là Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang và Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho.
Tuy nhiên, công tác cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang và Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho đang gặp một số khó khăn, vướng mắc, UBND tỉnh Tiền Giang đã trình Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chưa thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang trong giai đoạn 2020-2025, chậm thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho đến hết năm 2023 do khắc phục sai phạm sau kết luận của Cơ quan điều tra, Thanh tra Tỉnh tại Tờ trình số 277/TTr-UBND ngày 19/10/2020 của UBND tỉnh Tiền Giang.
Về doanh thu của 4 DNNN trên địa bàn trong năm 2021, theo UBND tỉnh Tiền Giang, 2021 là năm gặp nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp do dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động, kinh doanh, nên doanh thu trong những tháng cuối năm 2021 của các doanh nghiệp này không đạt so với 6 tháng đầu năm và kế hoạch đã xây dựng.
Cụ thể, tổng doanh thu của 4 DNNN trên địa bàn trong năm 2021 là 3.429.033 triệu đồng, giảm 20,12% so với thực hiện năm 2020. Trong đó, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang có doanh thu xổ số truyền thống là 2.935.224 triệu đồng, giảm 22,6% so với thực hiện năm 2020 và chiếm 85,6% tổng doanh thu của các DNNN thuộc tỉnh quản lý.
Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi có doanh thu là 34.091 triệu đồng, giảm 8,93% so với thực hiện năm 2020 và chiếm 0,99% tổng doanh thu của các DNNN.
Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho có doanh thu là 78.019 triệu đồng, giảm 10,03% so với thực hiện năm 2020 và chiếm 2,28% tổng doanh thu của các DNNN.
Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang có doanh thu là 381.699 triệu đồng, tăng 1,4% so với thực hiện năm 2020 và chiếm 11,13% tổng doanh thu của các DNNN.
Về lợi nhuận sau thuế, trong năm 2021, 4 DNNN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã tạo ra lợi nhuận 357.230 triệu đồng. Trong đó, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang có lợi nhuận xổ số truyền thống là 330.235 triệu đồng, chiếm 92,44% lợi nhuận của các DNNN thuộc tỉnh quản lý. Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Tiền Giang có lợi nhuận là 728 triệu đồng, chiếm 0,2% lợi nhuận của các DNNN. Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho có lợi nhuận là 385 triệu đồng, chiếm 0,11% lợi nhuận của các DNNN. Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang có lợi nhuận là 25.882 triệu đồng, chiếm 7,25% lợi nhuận của các DNNN.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu bình quân của 4 DNNN trong năm 2021 đạt 10,42%. Trong đó, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang đạt 11,25%; Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Tiền Giang đạt 2,14%; Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho đạt 0,49% và Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang đạt 6,78%.
Adblock test (Why?)
Nguồn: https://ift.tt/YXEeKFn
0 notes
tintucnewszing · 2 years
Text
Bài toán huy động vốn của doanh nghiệp địa ốc thêm khó
Hai kênh dẫn vốn quan trọng vào lĩnh vực bất động sản gồm tín dụng ngân hàng và trái phiếu bị nghẽn, khiến bài toán huy động vốn của các doanh nghiệp địa ốc càng khó khăn hơn.
Thị trường bất động sản cần chính sách hợp lý, đặc biệt là chính sách tín dụng thuận lợi để phát triển bền vững      Ảnh: Lê Toàn
“Đói” vốn
Ngay từ khi có những thông tin về động thái siết tín dụng vào thị trường bất động sản, nhiều chuyên gia cũng như cộng đồng doanh nghiệp đã lên tiếng cảnh báo về những hệ lụy nếu lĩnh vực này bị đói vốn.
Báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam chỉ ra, trong những tháng đầu năm 2022, dư nợ tín dụng bất động sản chỉ đạt 2,23 triệu tỷ đồng, tăng 2,24% so với thời điểm đầu năm, thấp hơn nhiều mức tăng trên 5% dư nợ tín dụng chung của nền kinh tế. Trong số đó, nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ chiếm khoảng 35%. Như vậy, nguồn vốn tín dụng dành cho kinh doanh bất động sản không chỉ giảm tốc, mà còn giảm cả về tỷ trọng.
Không chỉ dòng vốn từ ngân hàng đang bị siết, kênh huy động từ trái phiếu cũng bị đóng băng. Báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho thấy, trong tháng 4/2022, không có đợt huy động vốn nào của doanh nghiệp bất động sản. Diễn biến này đối lập hoàn toàn với hoạt động phát hành trong tháng 3, khi doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu tỷ trọng giá trị phát hành với 46,7%.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Lê Thành cho hay, dù là doanh nghiệp chuyên thực hiện các dự án nhà ở xã hội - phân khúc được ưu tiên trong tiếp cận tín dụng, nhưng việc thực hiện hồ sơ vay mới của Công ty đang gặp khó khăn.
Tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ tư, diễn ra ngày 5/6 tại TP.HCM, sẽ có phiên thảo luận về thị trường vốn và bất động sản. Theo đó, 3 phiên hội thảo chuyên đề được tổ chức song song được Ban Tổ chức dành hẳn một phiên để trao đổi về chủ đề “Phát triển thị trường vốn và thị trường bất động sản”.
“Ngân hàng nói phải chờ thủ tục khoảng 3 tháng nữa. Kéo thêm thời gian vài tháng đối với doanh nghiệp cũng rất mệt, vì doanh nghiệp chạy dòng tiền liên tục, thiếu tiền một khâu sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều thứ. Trước đây thủ tục thẩm định vay chỉ trong vòng 1 tháng, nay có khi kéo dài đến 4 - 5 tháng”, ông Nghĩa nói.
Rủi ro hiện nay, theo ông Nghĩa, với siết vốn như vậy, các dự án mới không được triển khai sẽ dần tạo khan hiếm nguồn cung, khiến bất động sản tiếp tục tăng giá. “Đó là cục diện mà chúng ta có thể hình dung ra nếu tiếp tục như thế này”, ông Nghĩa thẳng thắn.
Đề nghị không nêu tên doanh nghiệp, Tổng giám đốc một công ty có nhiều dự án tại Bình Dương cũng than thở, sau 2 năm chống chọi với Covid-19, các doanh nghiệp bất động sản đã rất đuối. Khi thị trường mới chớm phục hồi thì ngay lập tức cả nguồn vốn tín dụng và trái phiếu bị siết cùng một lúc.
“Rất nhiều doanh nghiệp đang rơi vào cảnh sống dở, chết dở khi vừa không có vốn để triển khai dự án, vừa không ra được hàng do những vướng mắc về giấy tờ, pháp lý”, vị này nói.
Nắn dòng vốn nhưng không làm nghẽn
Bất động sản có tác động lan tỏa đến nhiều lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, xi măng, sắt thép... Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, bị cắt đứt “mạch máu” tín dụng, thị trường bất động sản sẽ đình trệ, kéo theo sự đình trệ của nền kinh tế.
Đại diện Công ty TNHH Mylai cho biết, thị trường bất động sản “nóng” lên rõ rệt trong 3 tháng đầu năm khiến các doanh nghiệp vô cùng phấn khởi. Công ty Mylai liên tục ký các hợp đồng cung ứng nội thất, vật liệu xây dựng cho nhiều nhà thầu, đối tác.
Song từ đầu tháng 4 đến nay, thị trường chững hẳn. Trước đây, mỗi tháng Mylai có thể ký được 30 - 40 giao dịch, thì hiện nay giảm chỉ còn dưới 40%. Kết quả kinh doanh trong tháng 4 và tháng 5 đã giảm mạnh. Đặc biệt, từ giữa tháng 4 trở lại đây, nhiều mặt hàng chỉ còn tiêu thụ khoảng 15 - 25%. Nguyên nhân là do dòng tiền khan hiếm trầm trọng, các nhà thầu buộc phải tạm ngưng thi công công trình.
Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, bất động sản là ngành liên thông chặt chẽ giữa ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Nếu bất động sản bị ảnh hưởng thì sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy.
“Trên góc độ vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi rất tốt sau đại dịch. Nếu để sự chững lại của lĩnh vực bất động sản ảnh hưởng đến cả nền kinh tế thì thực sự không đáng. Vì vậy, cần xem xét để phát triển thị trường bất động sản bền vững”, ông Lực nói.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, ông Lê Hoàng Châu cho biết, thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, nguồn cung hạn hẹp, cung cầu lệch pha và hàng trăm dự án vướng mắc pháp lý chưa được tháo gỡ.
“Có 3 dòng vốn chính cho doanh nghiệp bất động sản thì 2 dòng đang bị bóp là tín dụng và trái phiếu; kênh huy động từ khách hàng cũng đang tắc thì làm sao doanh nghiệp bất động sản thở được”, ông Châu chia sẻ.
Theo ông Châu, sức khỏe của thị trường bất động sản phản ánh thực trạng sức khỏe của nền kinh tế. Nếu bất động sản yếu, nền kinh tế không thể mạnh. Chính phủ cần định hướng dòng vốn tích cực để thị trường này phát triển bền vững, minh bạch, công bằng, chứ không phải lúc nóng sốt, lúc đóng băng.
Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực cũng kiến nghị cần có cách tiếp cận, phát triển cân bằng, hài hòa hơn thị trường tài chính, kiến tạo phát triển, song vẫn kiểm soát rủi ro, nắn dòng vốn nhưng không làm nghẽn, đồng thời cần có quy định phân nhóm các phân khúc bất động sản để có chính sách tín dụng phù hợp.
Đối với doanh nghiệp bất động sản, ngoài vốn tín dụng, phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cần linh hoạt huy động vốn từ các kênh khác như chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, chương trình ESOP, cổ phiếu quỹ, quỹ đầu tư, trái phiếu công trình, thuê tài chính.
“Các doanh nghiệp cần hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp và chân chính, nhất là hồ sơ tín dụng, hồ sơ phát hành chứng khoán, thực hiện các cam kết và hạn chế đòn bẩy, đầu cơ”, ông Lực khuyến nghị.
Adblock test (Why?)
Nguồn: https://ift.tt/cS4qW1D
0 notes
tintucnewszing · 2 years
Text
Thu phí hạ tầng cảng biển: Doanh nghiệp bức xúc, TP.HCM nói gì?
TP.HCM vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ trước phản ứng của nhiều doanh nghiệp trước việc, từ ngày 1/4/2022, địa phương này thu phí hạ tầng cảng biển.
Hạ tầng cảng biển tại TP.HCM luôn trong tình trạng quá tải.      Ảnh: Lê Toàn
Việc TP.HCM thu phí hạ tầng cảng biển, theo Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), đã làm gia tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, “ngược dòng” chủ trương của Chính phủ về thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sau đại dịch. Liên quan vấn đề này, TP.HCM vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ.
Đi ngược chủ trương giúp doanh nghiệp phục hồi?
Từ ngày 1/4/2022, TP.HCM triển khai thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cảng biển (thu phí hạ tầng cảng biển) với tính toán mức thu trung bình sẽ đạt 8,32 tỷ đồng/ngày và 3.036 tỷ đồng trong năm 2022.
Chỉ 1 ngày sau khi triển khai, cơ quan liên quan “hân hoan” báo cáo, từ 0 giờ ngày 1/4/2022 đến 10 giờ ngày 2/4/2022 đã thu được hơn 9,9 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngày 4/4/2022, Ban IV có Công văn số 05 gửi Thủ tướng Chính phủ cho rằng, với khối lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu đi qua các cảng biển trên địa bàn TP.HCM như hiện nay, số lượng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và hệ lụy từ quyết định thu phí hạ tầng của TP.HCM là đặc biệt lớn. Hàng loạt doanh nghiệp, hiệp hội, bao gồm cả khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh giáp ranh TP.HCM cũng đã gửi văn bản tới các cấp để phản ánh những vấn đề bất cập.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, mức thu phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM cao, thời điểm thu phí không phù hợp làm tăng thêm gánh nặng, giảm tính cạnh tranh và khả năng phục hồi của doanh nghiệp sau đại dịch.
Bên cạnh đó, TP.HCM thu phí không đúng đối tượng với hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa và hàng trung chuyển, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, qua đó cản trở sự phát triển vận tải đường thủy nội địa, làm mất nguồn thu từ hàng trung chuyển, quá cảnh, tạm nhập tái xuất và không đúng với quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đó là chưa nói, có sự chênh lệnh trong mức thu giữa việc mở tờ khai thông quan tại TP.HCM và mở tờ khai tại các tỉnh lân cận.
Sau khi tiếp nhận những phản ánh này, ngày 27/5/2022, Văn phòng Chính phủ đề nghị UBND TP.HCM báo cáo về cơ sở pháp lý, đối tượng thu, mức thu… để làm việc với Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
“Thực hiện theo Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân”
Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ mới đây, UBND TP.HCM giải thích, việc thu phí hạ tầng cảng biển và mức thu, đối tượng thu được thực hiện theo Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 của Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026).
Về đối tượng thu, Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân TP.HCM căn cứ vào Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, ngày 20/5/2022, Bộ Tài chính đã đề nghị UBND TP.HCM đề xuất Hội đồng Nhân dân TP.HCM điều chỉnh mức thu phí đối với hàng hóa xuất nhập khấu mở tờ khai trong và ngoài Thành phố như nhau.
Về vấn đề này, UBND TP.HCM cho rằng, do Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND mới triển khai (từ ngày 1/4/2022), nên cần có thời gian để đánh giá đầy đủ về hiệu quả, tác động của Nghị quyết đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cụ thể: “Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu (bao gồm khu vực cửa khẩu biên giới đất liền và khu vực cửa khẩu cảng biển) là khoản thu đối với các đối tượng sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu để bù đắp chi phí duy tu, bảo dưỡng, duy trì điều kiện phục vụ hoặc tái tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu”.
Thế nên, theo UBND TP.HCM, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa tạm nhập - tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng nhập khẩu, xuất khẩu… sử dụng công trình kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển TP.HCM đều phải nộp phí và quy định về đối tượng nộp phí tại Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND là phù hợp quy định.
Về mức thu phí, cũng trên cơ sở của Luật Phí và lệ phí, TP.HCM không chọn phương pháp chi phí để tính mức phí, vì nếu tính theo phương pháp này, thì mức thu sẽ vượt quá khả năng đóng phí của các doanh nghiệp cũng như vượt quá mức thu đang áp dụng của TP. Hải Phòng.
TP.HCM kết hợp sử dụng phương pháp so sánh để áp dụng mức thu của TP. Hải Phòng, đồng thời căn cứ điều kiện cụ thể cùng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM trong giai đoạn hiện nay, tham khảo mức thu phí của các địa phương có cửa khẩu biên giới đất liền hoặc cửa khẩu cảng biển trong khu vực để xây dựng mức thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai tại TP.HCM và mở tờ khai ngoài TP.HCM.
“Do đó, mức thu phí hạ tầng cảng biển theo Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND là phù hợp theo quy định. Cụ thể: mức thu phí xây dựng trên nguyên tắc phù hợp khả năng đóng góp của người nộp, thuận lợi cho người thu phí và người nộp phí; mức thu phí xây dựng phù hợp việc sử dụng kết cấu hạ tầng cũng như việc đóng góp các khoản phí, thuế cho ngân sách, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của TP.HCM”, báo cáo của UBND TP.HCM nêu.
Chênh lệch mức phí để giảm tải hạ tầng?
Trước những bức xúc của doanh nghiệp tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai về chênh lệch mức thu phí giữa hàng hóa mở tờ khai tại TP.HCM và địa phương khác, UBND TP.HCM dẫn số liệu, sản lượng hàng hóa qua cảng biển TP.HCM năm 2019 là 168,756 triệu tấn (vượt xa so với số liệu dự báo của Bộ Giao thông - Vận tải vào năm 2030 là 159,98 triệu tấn).
Đồng thời, theo Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công trình hàng hải lập, báo cáo tháng 10/2020), dự báo lượng hàng hóa thông qua cảng biển TP.HCM đến năm 2030 đạt 236,9 triệu tấn, trong đó, riêng lượng hàng container khoảng 9,14 triệu TEU.
TP.HCM cho rằng, lưu lượng hàng hóa như trên đã gây áp lực lên hệ thống hạ tầng giao thông kết nối các khu bến cảng, vốn đã thiếu và quy mô nhỏ.
Cụ thể, tuyến giao thông đường bộ kết nối trực tiếp đến khu bến cảng Cát Lái, bến cảng Hiệp Phước vẫn chưa được cải tạo hoàn chỉnh, đồng bộ theo quy hoạch. Điều này dẫn đến vận tốc lưu thông của các loại phương tiện trên một số tuyến đường chính ra vào cảng còn chậm, đặc biệt tại các nút giao thông, vào những thời điểm lượng hàng hóa tăng hoặc khi có sự cố giao thông xảy ra.
Phần lớn cảng biển đều nằm trong khu vực nội đô (bến cảng Cát Lái, bến cảng Tân Thuận, bến cảng Hiệp Phước, bến cảng Phú Hữu, bến cảng Phước Long...). Hệ thống đường giao thông kết nối ra vào bến cảng sử dụng chung với đường đô thị (không có đường chuyên dùng), nên tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn thường xuyên xảy ra trên các tuyến đường ra vào bến cảng.
TP.HCM còn viện dẫn kết quả khảo sát của Thành phố: do tình trạng ùn tắc giao thông, 76% người dân bị lãng phí 30 phút/ngày, 13% lãng phí 2 tiếng/ngày, toàn Thành phố lãng phí khoảng 160 triệu giờ/năm. Ùn tắc giao thông gây thiệt hại về kinh tế trên 1 tỷ USD/năm cho Thành phố.
Bên cạnh đó, do hệ thống hạ tầng giao thông quá tải, hạ tầng khu vực cảng biển chưa được cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh, chưa có làn đường chuyên dụng, dẫn tới con số quay vòng xe khá thấp (xe tải là 2 chuyến/ngày và xe container là 1,5 chuyến/ngày) so với chi phí đầu tư của doanh nghiệp.
Vì vậy, UBND TP.HCM lý giải, mức thu phí hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai ngoài TP.HCM cao hơn so với mở tờ khai tại TP.HCM nhằm mục đích để các doanh nghiệp ở địa phương khác lựa chọn vận chuyển hàng hóa đến các bến cảng biển như Bình Dương, Đồng Nai, Long An.
Theo thống kê, trong tổng lượng hàng qua cảng biển TP.HCM hiện chỉ còn khoảng 40% là hàng hóa làm thủ tục thông quan tại TP.HCM; 5% là hàng tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu; còn lại 55% hàng hóa thuộc các địa phương khác đã chuyển sang làm thủ tục thông quan tại các tỉnh lân cận.
Nguồn tin của phóng viên Báo Đầu tư cho hay, cùng thời điểm gửi văn bản tới Văn phòng Chính phủ, UBND TP.HCM đồng thời chỉ đạo Sở Giao thông - Vận tải chuẩn bị hồ sơ để làm việc với Phó thủ tướng Lê Minh Khái về vấn đề liên quan.
Mức phí sử dụng hạ tầng cảng biển quy định tại Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 của Hội đồng Nhân dân TP.HCM:
Đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu, áp dụng mức thu 50.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container; 4,4 triệu đồng/container với container 40 feet (ft) và 2,2 triệu đồng/container với container 20 ft. Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài TP.HCM, áp dụng mức thu 500.000 đồng/container đối với container 20 ft; 1 triệu đồng/container đối với container 40 ft và 30.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container. Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai tại TP.HCM, áp dụng mức thu 250.000 đồng/container 20 ft; 500.000 đồng/container 40 ft và 15.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container. TP.HCM sẽ miễn thu phí đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
Adblock test (Why?)
Nguồn: https://ift.tt/jtalwnR
0 notes
tintucnewszing · 2 years
Text
Giá xăng RON95 tại Malaysia là 13.000 đồng/lít nhưng không dễ nhập về Việt Nam
Giá xăng RON95 tại Malaysia là 13.000 đồng/lít nhưng không dễ nhập về Việt Nam
Sự hỗ trợ của Chính phủ khiến giá xăng dầu ở Malaysia rẻ hơn nhiều nước trong khu vực, nhưng điều này không có nghĩa là xăng dầu xuất khẩu từ nước này sẽ có giá rẻ.
Ngày 2/6, tại hội thảo “Xúc tiến xuất khẩu với thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức, ông Trần Việt Thái, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Malaysia cho biết, giá xăng tại Việt Nam đã là 31.573 đồng/lít, trong khi xăng RON 95 tại Malaysia được Chính phủ hỗ trợ giá cho người dân nên chỉ là 13.000 đồng/lít.
“Sau chuyến thăm của Thủ tướng Malaysia sang Việt Nam, hai Chính phủ đang đàm phán để xuất sang Việt Nam 300.000 lít xăng RON 95, nhưng hiện nay vẫn chưa triển khai được nhiều”, ông Thái nói.
Trên thực tế, giá xăng dầu của Malaysia hiện thuộc mức thấp nhất thế giới được cho là nhờ chính sách trợ giá nhiên liệu của Chính phủ.
Theo báo chí nước ngoài cho hay, Chính phủ Malaysia đã thực hiện trợ giá xăng RON95 và dầu diesel, trong khi xăng RON97 không được trợ giá. Việc trợ cấp nhiên liệu ở đây được thực hiện thẳng vào giá bán xăng dầu, nghĩa là người giàu hay nghèo đều được hưởng trợ cấp.
Theo một báo cáo nghiên cứu của CGS – CIMB và The Star, ước tính, giá dầu tăng 1 USD/thùng (tương đương 4,18 RM) thì Chính phủ Malaysia sẽ phải chi ra thêm 80 triệu RM (tương đương 18 triệu USD) tiền trợ cấp nhiên liệu để giữ giá xăng RON95 và dầu diesel lần lượt là 2,05 RM (0,47 USD) và 2,15 RM/lít (0,49 USD).
Dĩ nhiên, để giữ giá xăng dầu tại đây ổn định bất kể tình hình giá xăng dầu thế giới, Malaysia phải tốn thêm tiền trợ cấp mỗi khi giá xăng dầu tăng -  số tiền vốn có thể được đưa vào các dự án kinh tế khác.
Các cây xăng Malaysia bán xăng RON 95 cho xe biển số nước ngoài sẽ bị phạt tới 2 triệu RM
Các nguồn tin ước tính, năm 2021, Malaysia đã chi 11 tỷ RM (2,51 tỷ USD) để trợ cấp giá xăng dầu nhằm giúp giá xăng RON 95 được duy trì ở mức 2,05 RM/lít, dầu diesel ở mức 2,15 RM/lít, LPG là 1,90 RM/kg.
Sang năm 2022, dự tính mỗi tháng, chính phủ Malaysia sẽ phải bỏ thêm 2,5 tỷ RM (570 triệu USD) để giữ giá nhiên liệu ổn định do nguồn cung xăng dầu bị thắt chặt.
Tổng chi ngân sách của Chính phủ Malaysia vào năm 2021 là 307,54 tỷ RM. Vì vậy, số tiền chi ra cho trợ cấp này đã chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi tiêu của nhà nước.
Tại Indonesia, việc trợ cấp cho giá nhiên liệu trong chi tiêu từ ngân sách nhà nước cũng diễn ra nhưng với tỷ lệ thấp hơn so với Malaysia
Việc giá nhiên liệu ở Malaysia rẻ cũng đang đặt ra các thách thức cho nước này trong việc ngăn chặn sự hưởng lợi của các xe ô tô, nhất là xe mang biển số nước ngoài hàng ngày đi lại giữa Malaysia và Singapore bởi giá xăng ở Singapore đắt hơn nhiều.
Đã có hàng nghìn phương tiện vượt qua biên giới giữa Singapore và Malaysia kể từ khi  việc hạn chế đi lại được dỡ bỏ gần đây sau khi phải đóng cửa vì đại dịch trong 2 năm qua.  
Các quan chức ở Malaysia đã cam kết cảnh giác hơn và hành động cứng rắn hơn đối với các nhà khai thác nhiên liệu bán lẻ bị bắt quả tang bán khí trợ giá cho các phương tiện đăng ký nước ngoài, theo bản tin địa phương.
Hiện Malaysia chỉ bán xăng RON97 cho các xe đăng ký tại nước ngoài và xăng RON95 được trợ giá cho xe đăng ký tại Malaysia để tránh thất thoát các khoản trợ cấp cho người dân bản địa, trong khi giá xăng RON95 ở Singapore đắt hơn khoảng 4 lần.
Theo luật pháp Malaysia, các cá nhân có thể bị phạt 1 triệu RM (240.000 USD) hoặc 3 năm tù hoặc cả hai mức phạt trên nếu vi phạm lệnh cấm, trong khi các công ty, thực thể có thể bị phạt tối đa 2 triệu RM (480.000 USD).
Bộ Thương mại Nội địa và Các vấn đề Người tiêu dùng Malaysia cho biết, sẽ tăng cường xử phạt đối với các nhà cung cấp bị bắt quả tang bán nhiên liệu cho xe ô tô mang biển số nước ngoài.
Trước phát ngôn về giá xăng dầu ở Malaysia của Đại sứ Trần Việt Thái, giới kinh doanh xăng dầu trong nước cũng cho hay, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận đối tác ở Malaysia để tìm kiếm nguồn xăng dầu nhưng vẫn phải giao dịch theo giá thế giới chứ không phải giá họ bán với sự trợ cấp cho người dân của h���.
Hiện tại Việt Nam, với giá xăng ở mức khoảng 30.000 đồng/lít, các khoản thuế, phí chiếm khoảng 30-32%. Còn Malaysia có giá xăng RON 95 chỉ khoảng 13.000 đồng là vì họ không đặt nặng vấn đề thuế và phí cho mặt hàng này đồng thời có thêm trợ cấp.
Adblock test (Why?)
Nguồn: https://ift.tt/vhsx5rJ
0 notes
tintucnewszing · 2 years
Text
Hà Nội tuyển sinh trực tuyến đầu cấp từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7 đến ngày 9/7, cha mẹ học sinh sẽ đăng ký tuyển sinh trực tuyến đầu cấp cho con tại địa chỉ tsdaucap.hanoi.gov.vn.
Năm học 2022 - 2023 là năm thứ 7 Hà Nội áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6. 
Tumblr media
Từ ngày 1/7 đến ngày 9/7, cha mẹ học sinh sẽ đăng ký tuyển sinh trực tuyến đầu cấp cho con tại địa chỉ tsdaucap.hanoi.gov.vn.
Hình thức tuyển sinh này không những giúp cha mẹ học sinh có thể đăng ký thuận tiện, nhanh chóng, chính xác, mà còn hỗ trợ công tác quản lý, chỉ đạo tuyển sinh được khoa học, thuận tiện, dễ dàng, minh bạch và công bằng.
Theo kế hoạch tổ chức thi, tuyển sinh đầu cấp năm học 2022 - 2023 trên địa bàn Hà Nội mới ban hành, Ban chỉ đạo thi và tuyển sinh của thành phố nêu rõ yêu cầu: Duy trì 100% trẻ 5 tuổi đến trường và được học đủ 2 buổi/ngày;
Ít nhất 75% trẻ khuyết tật ở thể nhẹ trong độ tuổi mầm non được học hòa nhập; 100% trẻ 6 tuổi đủ sức khỏe được vào lớp 1; 100% học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học được vào lớp 6...
Việc tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2022 - 2023 tiếp tục được tổ chức theo cả 2 phương thức trực tiếp và trực tuyến. 
Cụ thể việc đăng ký trực tuyến thực hiện qua cổng điện tử tsdaucap.hanoi.gov.vn đối với cha mẹ học sinh có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin; và trực tiếp đến các trường nộp hồ sơ đối với cha mẹ học sinh không có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin.
Theo lịch tuyển sinh, với phương thức tuyển sinh trực tuyến, thời gian đăng ký tuyển sinh vào lớp 1 bắt đầu từ ngày 1/7/2022 đến hết ngày 3/7/2022; đăng ký tuyển sinh trực tuyến cho trẻ 5 tuổi vào trường mầm non bắt đầu từ ngày 4/7/2022 đến hết ngày 6/7/2022; 
Và thời gian thực hiện đăng ký tuyển sinh trực tuyến cho học sinh vào lớp 6 các trường THCS sẽ kéo dài từ ngày 7/7/2022 đến hết ngày 9/7/2022. Thời gian tuyển sinh bằng hình thức trực tiếp kéo dài từ ngày 13/7 đến hết ngày 18/7.
Trước ngày 27/5, theo yêu cầu của Ban chỉ đạo thi và tuyển sinh năm học 2022 - 2023 Thành phố Hà Nội, các trường mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn phải hoàn thành việc cấp mã số tuyển sinh kèm mật khẩu cho cha mẹ học sinh.
Sau ngày 18/7, những trường tuyển sinh chưa đủ chỉ tiêu được giao phải báo cáo phòng giáo dục và đào tạo; căn cứ vào tình hình cụ thể của từng trường, phòng giáo dục và đào tạo cho phép trường được tuyển sinh bổ sung học sinh cho đủ chỉ tiêu từ ngày 21/7 đến ngày 22/7. 
Và ngày 23/7 là thời hạn các trường phải hoàn thành cập nhật danh sách học sinh trúng tuyển vào phần mềm sổ điểm điện tử.
Cũng trong kế hoạch mới ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội được giao chỉ đạo công tác tuyển sinh trực tuyến vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6.
Về kỳ thi tuyển sinh đầu cấp, Ban chỉ đạo tuyển sinh yêu cầu việc tổ chức tuyển sinh vào mầm non, lớp 1 và lớp 6 phải tạo thuận lợi cho học sinh, cha mẹ học sinh; 
Kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa việc tuyển sinh trái tuyến, không tiếp nhận học sinh trái tuyến đối với các cơ sở giáo dục đã tuyển đủ chỉ tiêu được giao; không tổ chức khảo sát đầu năm học, tuyệt đối không tổ chức thi tuyển vào lớp 1.
Với công tác tuyển sinh vào lớp 10, căn cứ nhiệm vụ được phân công, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành; có phương án xử lý kịp thời, khắc phục các tình huống, nhất là trong tình hình dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho công tác tuyển sinh...Các điểm thi đều phải có tường bao xung quanh, có phương án đề phòng thiên tai, hỏa hoạn.
Đối với việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, Ban chỉ đạo thành phố yêu cầu tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc hoàn thành chương trình, kế hoạch năm học và tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12; quán triệt đầy đủ quy chế thi và tuyển sinh hiện hành, nhất là các quy định mới trong tổ chức kỳ thi; 
Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, động viên tinh thần tự tin, trung thực và thái độ ứng xử văn minh, nghiêm túc trong kỳ thi; có các biện pháp bảo đảm an ninh cho kỳ thi, đặc biệt là công tác bảo mật đề thi, vận chuyển đề thi, bài thi và bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên.
Adblock test (Why?)
Nguồn: https://ift.tt/5HSaK8f
0 notes
tintucnewszing · 2 years
Text
[Infographic] 5 tháng năm 2022, có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Tumblr media
Tòa soạn: 47 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội
ĐT: 0243.845.0537 - Fax: 0243.823.5281
Email: [email protected] - Website: https://baodautu.vn
© Báo Đầu tư giữ bản quyền nội dung trên website này
Việc sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Đầu tư - baodautu.vn
phải có sự đồng ý bằng văn bản của Cơ quan Báo Đầu tư
Adblock test (Why?)
Nguồn: https://ift.tt/SzhewDi
0 notes
tintucnewszing · 2 years
Text
Xổ số kiến thiết Tiền Giang chưa thoái vốn tại Công ty CP Du lịch MêKông Mỹ Tho
Xổ số kiến thiết Tiền Giang chưa thoái vốn tại Công ty CP Du lịch MêKông Mỹ Tho
Khi lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn dần phục hồi, ổn định, Công ty sẽ lập phương án thực hiện thoái vốn vào thời điểm thích hợp (dự kiến Quý IV/2022).
Theo Công văn số 2865/UBND-KT ngày 30/5/2022 của UBND tỉnh Tiền Giang gửi Bộ Tài chính về việc báo cáo kết quả giám sát tài chính và kết quả xếp loại năm 2021 của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang, tỉnh có 4 doanh nghiệp nhà nước và Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh, trong số này có 3 đơn vị đầu tư ra ngoài doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang, Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang và Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang.
Tumblr media
Khách sạn MêKông Mỹ Tho. Nguồn: Facebook Công ty CP Du lịch MêKông Mỹ Tho
Trong đó, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang đã đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp trên các lĩnh vực: khách sạn, nhà hàng; in ấn; tài chính và cấp nước.
Cụ thể, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang đã đầu tư vào Công ty CP Du lịch MêKông Mỹ Tho (tháng 7/2007), Công ty này có tổng vốn điều lệ là 338,305 tỷ đồng; trong đó, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang đã góp vốn là 325,555 tỷ đồng, chiếm 97,04% vốn điều lệ tại Công ty CP Du lịch MêKông Mỹ Tho.
Nhằm thoái vốn tại Công ty CP Du lịch Mêkông Mỹ Tho, vào tháng 3/2019, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang đã phối hợp với đơn vị tư vấn và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM tổ chức buổi đấu giá công khai trọn lô nhưng không có nhà đầu tư tham gia.
Theo UBND tỉnh Tiền Giang, hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, chưa lường trước thời hạn dịch bệnh được khống chế, làm ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực du lịch, kinh doanh nhà hàng, khách sạn trong nước. Các nhà đầu tư trong nước thuộc lĩnh vực này còn đang tập trung tiềm lực tài chính để phục hồi, củng cố và khắc phục các thiệt hại do đại dịch gây ra đối với các dự án họ đang đầu tư. Nếu Công ty tiếp tục triển khai thoái vốn vào thời điểm này thì không đạt hiệu quả cao, nên trong năm 2021 Công ty chưa tiếp tục triển khai thoái vốn tại Công ty cổ phần Du lịch MêKông - Mỹ Tho.
Từ tình hình trên, Công ty đề nghị cho phép tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh tại Công ty CP Du lịch MêKông Mỹ Tho và khi lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn dần phục hồi, ổn định Công ty sẽ phối hợp với đơn vị có liên quan lập phương án thực hiện thoái vốn vào thời điểm thích hợp (dự kiến Quý IV năm 2022).
Trong thời gian chờ thực hiện thoái vốn, Công ty đã đề xuất UBND tỉnh Tiền Giang xin chủ trương cho khai thác các cơ sở vật chất hiện có, liên kết với các công ty lữ hành để tăng thêm lượng khách đến ăn, nghỉ tại khách sạn MêKông... nhằm tạo thêm nguồn thu và tránh xuống cấp nhanh các trang thiết bị, tài sản đã đầu tư.
Bên cạnh đó, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang còn đầu tư vào Công ty CP Nhà máy nước Đồng Tâm với số tiền là 85 tỷ đồng (đầu tư tháng 2/2007), chiếm 21,84% vốn điều lệ của Công ty CP Nhà máy nước Đồng Tâm.
Về việc này, UBND tỉnh Tiền Giang đã cho chủ trương tiếp tục giữ cổ phần của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang tại Công ty CP Nhà máy nước Đồng Tâm để phục vụ cấp nước cho các huyện phía Đông của tỉnh. Sau khi Công ty CP Nhà máy nước Đồng Tâm đầu tư xong giai đoạn 2, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang sẽ lập kế hoạch thoái vốn tại Công ty này.
Căn cứ tình hình thực tế, trong thời gian tới dự án này vẫn còn bị lỗ do thực tế dự án này đang gặp khó khăn về sản lượng phát nước cũng như thực hiện giá nước. Về đơn giá nước tiêu thụ phụ thuộc vào Phương án điều chỉnh giá nước của Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang và chỉ được thực hiện điều chỉnh khi có quyết định của UBND tỉnh Tiền Giang. Dự kiến, thời gian tới sẽ thực hiện điều chỉnh giá nước, do thời gian qua bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá nước chưa được điều chỉnh.
Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang còn đầu tư trong lĩnh vực tài chính và in ấn.
Cụ thể, về lĩnh vực tài chính, Công ty đã đầu tư vào Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang (MOM) với số tiền là 3 tỷ đồng (đầu tư tháng 9/2009), chiếm 4,71% vốn điều lệ của MOM. Cổ tức được chia từ ngày hoạt động đến tháng 7/2017 là 5,440 tỷ đồng.
Hiện nay, do vướng nhiều thủ tục pháp lý nên hồ sơ xin chuyển đổi chưa thực hiện được như: nhân sự của Tổ chức tài chính vi mô, việc xác định nguồn vốn góp của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, chi phí sử dụng nguồn vốn viện trợ có hoàn lại của Tổ chức Na Uy.
UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang có ý kiến thống nhất trong Hội đồng thành viên đối với việc kiểm toán phần vốn góp chủ sở hữu tại Quỹ MOM. Đồng thời, giao Công ty phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu UBND Tỉnh xin ý kiến Bộ Tài chính việc thoái vốn tại Quỹ MOM. Hiện nay, Công ty đang khẩn trương xây dựng phương án thoái vốn tại Quỹ này.
Trong lĩnh vực in ấn, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang đã đầu tư vào Công ty TNHH Phát Tài là 5,415 tỷ đồng (đầu tư tháng 12/2002), chiếm tỷ lệ 29,7% vốn điều lệ. Tiền cổ tức năm 2020 được chia và thu về trong năm 2021 là 650 triệu đồng, đạt 12% trên vốn góp, nâng tổng số tiền cổ tức thu được đến nay là 6,837 tỷ đồng.
Do khoản đầu tư này phù hợp với ngành nghề hoạt động kinh doanh chính của Công ty để chủ động trong việc in vé số nên Công ty tiếp tục đầu tư, không thoái vốn.
Adblock test (Why?)
Nguồn: https://ift.tt/R2gf1Mn
0 notes
tintucnewszing · 2 years
Text
Áp dụng quy tắc cụ thể mặt hàng theo Hiệp định VKFTA từ 1/8/2022
Áp dụng quy tắc cụ thể mặt hàng theo Hiệp định VKFTA từ 1/8/2022
Quy tắc cụ thể mặt hàng (phiên bản HS 2017) thuộc Chương Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) sẽ được áp dụng từ 01/8/2022.
Áp dụng Quy tắc cụ thể mặt hàng (phiên bản HS 2017) thuộc Chương Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong VKFTA từ 01/8/2022
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, trong khuôn khổ Kỳ họp lần 5 của Ủy ban Hỗn hợp thực thi Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) vào cuối năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam, Nguyễn Hồng  Diên và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc thay mặt Chính phủ hai nước ký Công hàm trao đổi sửa đổi Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục 3-A của Hiệp định VKFTA của Hiệp định này.
Phụ lục 3-A sửa đổi nêu trên có một số nội dung mới, trong đó chuyển đổi kỹ thuật danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) thuộc 97 Chương ở cấp độ HS 6 số từ phiên bản HS 2012 sang phiên bản HS 2017.
Sửa đổi tiêu chí xuất xứ hàng hóa tương ứng đối với một số mặt hàng dệt may thuộc các Nhóm 61.01 - 61.17, 62.01 - 62.12 và 62.15 - 62.17.
Công hàm trao đổi kèm danh mục PSR tại Phụ lục 3-A sửa đổi nêu trên sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2022 sau khi Việt Nam và Hàn Quốc hoàn thành thủ tục pháp lý cần thiết trong nước và thông báo lẫn nhau qua kênh ngoại giao.
Thực hiện cam kết quốc tế và điều chỉnh quy trình cấp C/O mẫu VK theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, Bộ trưởng Bộ Công thương ký ban hành Thông tư số 09/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định VKFTA.
Thông tư số 09/2022/TT-BCT gồm 2 điều và 1 Phụ lục, trong đó nội dung Phụ lục thay thế toàn bộ Phụ lục II (Quy tắc cụ thể mặt hàng), có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2022.
Được ký kết ngày 5/5/2015 và có hiệu lực chính thức từ ngày 20/12/2015, VKFTA là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên trong số các FTA song phương giữa Việt Nam với các đối tác kinh tế.
Sau gần 7 năm thực thi VKFTA, thương mại và đầu tư giữa 2 nước đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc đạt 78,1 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 21,9 tỷ USD, tăng 14,9%, nhập khẩu  từ Hàn Quốc đạt 56,2 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020.
Nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc chiếm 16,9% trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới. Nhập siêu từ Hàn Quốc năm 2021 có giá trị 34,2 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2020.
Theo Bộ Công thương, những năm gần đây, Hàn Quốc liên tục là một trong những thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA cao nhất. Năm 2021, thị trường Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng ưu đãi 50,82% với kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc sử dụng C/O ưu đãi đạt 11,15 tỷ USD.
Nhóm hàng xuất khẩu đi Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA ttheo VKFTA tốt nhất gồm: thủy sản (94,78%), cà phê (97,09%), hạt tiêu (96,02%), rau quả (89,67%); gỗ và sản phẩm gỗ (80,6%); hàng dệt may và giày dép (gần 100%).
Việc sử dụng ưu đãi từ các Hiệp định AKFTA và VKFTA đạt cao là do doanh nghiệp đã nắm vững quy tắc xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu đi thị trường Hàn Quốc;  quy tắc xuất xứ của AKFTA và VKFTA tương đối linh hoạt; hàng hóa sản xuất xuất khẩu có thể dễ dàng đáp ứng tiêu chí để được cấp C/O mẫu AK và VK .
Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ Hàn Quốc và áp dụng nguyên tắc cộng gộp xuất xứ đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Adblock test (Why?)
Nguồn: https://ift.tt/TjvnCJR
0 notes
tintucnewszing · 2 years
Text
Hai nhà máy điện BOT sắp về tay EVN?
Bộ Công thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị tiếp nhận, quản lý, vận hành, kinh doanh, bảo trì Nhà máy Nhiệt điện BOT Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3 sau chuyển giao.
Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ 
Chuyển giao không bồi hoàn
Với thực tế 2 nhà máy nhiệt điện BOT là Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3 sắp hết thời hạn hợp đồng BOT, Bộ Công thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao EVN là đơn vị tiếp nhận, quản lý, vận hành, kinh doanh, bảo trì công trình sau khi thời hạn hợp đồng chấm dứt.
Bộ này cũng đề nghị giao EVN chuẩn bị nhân sự, nguồn lực cần thiết và kinh phí có liên quan để tham gia vào các bước tiếp nhận nhà máy.
Sau khi hoàn thành thủ tục tiếp nhận chuyển giao, hai nhà máy này sẽ thực hiện hình thức xử lý tài sản chuyển giao theo phương thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Trước đó, ngày 27/1/2021, Công ty BOT Phú Mỹ 2.2 đã gửi Bộ Công thương kế hoạch chuyển giao và đề xuất chỉ định đơn vị nhận chuyển giao để cùng phối hợp triển khai các bước tiếp theo.
Đây là điều khoản thuộc quy định tại Hợp đồng BOT với yêu cầu thời gian bắt đầu vào 3 năm trước khi chuyển giao.
Ngày 15/2/2021, Công ty BOT Phú Mỹ 3 cũng có văn bản đề nghị tham gia chứng kiến giai đoạn đại tu cuối cùng và giai đoạn nghiệm thu từng phần của nhà máy. Với việc tham gia này, phía Việt Nam sẽ bước đầu đánh giá được tình trạng của nhà máy, hỗ trợ cho việc giám sát nhà máy chạy thử nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn vận hành trước khi chuyển giao.
Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 3 bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 1/3/2004 với thời hạn 20 năm và sẽ được chuyển giao không bồi hoàn cho phía Việt Nam vào ngày 1/3/2024, sau khi kết thúc thời hạn theo hợp đồng. Còn với Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2.2, ngày 4/2/2025 là đến hạn chuyển giao cho phía Việt Nam sau khi hết 20 năm hợp đồng.
Ai cũng Muốn
Trước đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và EVN đều có văn bản xin tiếp nhận, vận hành Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3 sau khi hết hạn hợp đồng và được chuyển giao không bồi hoàn cho phía Việt Nam.
Trong đề xuất của mình, Petrovietnam đã đưa ra các lý do để xin tiếp nhận hai nhà máy. Đó là, Petrovietnam hoàn toàn chủ động được nguồn nguyên liệu cho hai nhà máy điện vận hành ở mức cao nhất, có thuận lợi để thu xếp được nhiên liệu với chi phí cạnh tranh nhất. Mặt khác, Petrovietnam cũng có kinh nghiệm trong việc vận hành, quản lý nhà máy điện khí với 4 nhà máy ở phía Nam.
Dẫu vậy, Bộ Công thương lại không nghiêng về đề xuất của Petrovietnam bởi lập luận, hiện 4 nhà máy điện tuabin khí là Nhơn Trạch 1&2, Cà Mau 1&2 có tổng công suất 2.700 MW đang được Tổng công ty Điện lực dầu khí (PVPower) vận hành.
Hiện PVPower đã cổ phần hóa và công ty mẹ - Petrovietnam cũng không trực tiếp quản lý nhà máy nhiệt điện nào, nên không thể giao công ty cổ phần tiếp nhận các nhà máy này.
Đề xuất giao EVN tiếp nhận và vận hành hai nhà máy được Bộ Công thương lý giải là bởi EVN có xấp xỉ 30 năm kinh nghiệm vận hành các nhà máy điện, đang quản lý 35 nhà máy với 97.000 cán bộ công nhân viên - nghĩa là có kinh nghiệm, năng lực, nguồn lực tài chính và nhân sự để tiếp nhận.
Bên cạnh đó, EVN đang vận hành các nhà máy chạy khí tương tự cùng với hai nhà máy Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3. Đồng thời EVN cũng là đơn vị đã cùng Bộ Công thương trong quá trình đấu thầu, đàm phán hợp đồng BOT cả 2 dự án trên.
Cũng theo quy định trong Hợp đồng mua bán điện của 2 dự án, từ khi các nhà máy đi vào vận hành, EVN và công ty BOT đã thành lập Ban điều phối liên hợp, họp ít nhất 3 lần/tháng để thực hiện các nhiệm vụ điều phối liên quan đến vận hành, điều độ, bảo dưỡng, kiểm nghiệm các thông số vận hành, giám sát chất lượng các loại tài sản của nhà máy, kiểm tra số liệu lưu trữ liên quan đến bản vẽ, đặc tính kỹ thuật, sổ tay chỉ dẫn vận hành. Do đó, EVN có đầy đủ thông tin, hồ sơ chi tiết về tình trạng, chất lượng nhà máy.
Thêm nữa, việc giao EVN là đơn vị quản lý, vận hành, kinh doanh, bảo trì công trình sau chuyển giao là phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về việc xây dựng Nghị định quy định việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN.
- Ngày 8/5/2001, Dự án điện Phú Mỹ 3 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Hợp đồng BOT và các tài liệu liên quan.
-Ngày 22/5/2001, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư số 2204/GP cho dự án.
Ngày 1/3/2004, Nhà máy điện Phú Mỹ 3 đi vào vận hành thương mại và là nhà máy điện đầu tiên ở Việt Nam được phát triển theo hình thức BOT.
Dự án Nhà máy điện Phú Mỹ 3 có công suất 716,8 MW; tổng vốn đầu tư là 385 triệu USD do tổ hợp các nhà đầu tư nước ngoài gồm BP Holding B.V (Anh), SembCorp Utilities Pte Ltd (Singapore), Kyushu Electric Power Co Inc và Nissho Iwai Corp (Nhật Bản) thực hiện. -Dự án Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 có công suất 715 MW, được Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư tại Văn bản 365/TTg, ngày 3/6/1996, theo hình thức BOT.
Nhà đầu tư là tổ hợp quốc tế gồm Công ty điện lực quốc tế Pháp (EDFI), Sumitomo, TEPCO (Nhật Bản), được lựa chọn qua đấu thầu quốc tế.
Ngày 16/8/2001, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Hợp đồng BOT và các tài liệu dự án.
Ngày 18/9/2001, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư số 2226/GP.
Tháng 1/2003 dự án được khởi công xây dựng và đưa vào vận hành thương mại tháng 12/2004. Tổng vốn đầu tư 407,1 triệu USD.
Adblock test (Why?)
Nguồn: https://ift.tt/aVMqupv
0 notes
tintucnewszing · 2 years
Text
Tracodi (TCD) muốn chuyển nhượng 60 triệu cổ phần của BCG Land, thu về 600 tỷ đồng
Tracodi (TCD) muốn chuyển nhượng 60 triệu cổ phần của BCG Land, thu về 600 tỷ đồng
Động thái thoái một phần vốn góp tại BCG Land nhằm mục đích thu hồi vốn tập trung cho hoạt động cốt lõi.
Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HoSE: TCD) vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua phương án thoái một phần vốn góp tại Công ty cổ phần BCG Land với mục đích thu hồi vốn tập trung cho hoạt động cốt lõi.
Hiện Tracodi đang sở hữu 103,4 triệu cổ phần BCG Land, tương ứng 22,48% vốn điều lệ. Theo nghị quyết, Tracodi sẽ chuyển nhượng 60 triệu cổ phần, chiếm 13,05% vốn BCG Land, với giá trị bình quân không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phần.
Sau khi giao dịch hoàn tất, Tracodi sẽ thu về tối thiểu 600 tỷ đồng. Dự kiến, giao dịch được thực hiện trong tháng 6 này.
Sau khi hoàn tất giao dịch, Tracodi chỉ còn năm giữ hơn 43,4 triệu cổ phần, chiếm 9,43% vốn điều lệ của BCG Land. Ảnh: TCD
Cách đây ít ngày, Tracodi cũng thông qua nghị quyết bán toàn bộ 700.000 cổ phần tại Công ty cổ phần Xuất khẩu lao động Tracodi, tương ứng 70% vốn điều lệ. Giá chuyển nhượng không được công bố, theo hình thức thương lượng và đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.
Động thái thoái vốn của Tracodi nằm trong kế hoạch tăng cường năng lực tài chính thông qua việc thu hồi vốn tại một số khoản đầu tư tài chính, dồn lực phục vụ cho hoạt động xây lắp, đầu tư hạ tầng, đã được ban lãnh đạo chia sẻ tại đại hội cổ đông thường niên 2022 vừa diễn ra hồi giữa tháng 4.
Lãnh đạo Tracodi cho biết, nguồn thu từ thoái vốn sẽ mang về cho doanh nghiệp khoản lợi nhuận đột biến trong quý II/2022. Hiện Tracodi đang tập trung đấu thầu các dự án khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ, nơi doanh nghiệp sở hữu lợi thế nhất định về nhân lực, thông hiểu kết cấu, văn hóa địa phương cũng như có nguồn đá vật liệu.
Được biết, cả Tracodi và BCG Land đều là công ty con của Công ty cổ phần Bamboo Capital (HoSE: BCG).
BCG Land được thành lập vào tháng 3/2018, là doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản tập trung vào phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng và căn hộ cao cấp trên cả nước. BCG Land đang sở hữu những  dự án King Crown Village, King Crown Infinity, King Crown Park, King Crown City, Radisson Blu Hội An, Hội An D’or, Casa Marina Premium, Casa Marina Mũi Né...
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 của Bamboo Capital, ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT cho biết đang nghiên cứu định giá để chuẩn bị IPO BCG Land, dự kiến có thể là trên 20.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý III nhằm tăng cường khả năng huy động vốn.
Còn với Tracodi, hiện Bamboo Capital đang nắm hơn 51% vốn điều lệ. Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, hạ tầng và dân dụng và đẩy mạnh hoạt động khai thác đá. Năm 2022, Tracodi đặt mục tiêu đạt 4.431 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 507 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 42% và 51% so với 2021. Riêng trong quý I/2022, Tracodi đã thực hiện được 13% chỉ tiêu doanh thu và gần 21% kế hoạch lợi nhuận năm.
Adblock test (Why?)
Nguồn: https://ift.tt/wYvagWA
0 notes
tintucnewszing · 2 years
Text
[Infographic] 5 tháng năm 2022, Việt Nam xuất siêu 516 triệu USD
Tumblr media
Tòa soạn: 47 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội
ĐT: 0243.845.0537 - Fax: 0243.823.5281
Email: [email protected] - Website: https://baodautu.vn
© Báo Đầu tư giữ bản quyền nội dung trên website này
Việc sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Đầu tư - baodautu.vn
phải có sự đồng ý bằng văn bản của Cơ quan Báo Đầu tư
Adblock test (Why?)
Nguồn: https://ift.tt/UL2NOcd
0 notes
tintucnewszing · 2 years
Text
Mỹ khởi xướng điều tra sản phẩm tủ gỗ Việt Nam gắn phụ kiện Trung Quốc
Mỹ đã khởi xướng điều tra xem xét phạm vi sản phẩm với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) vừa thông tin về việc nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã khởi xướng điều tra xem xét tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia vào Mỹ, sử dụng các bộ phận nhập khẩu từ Trung Quốc có thuộc phạm vi áp dụng của biện pháp phòng vệ thương mại mà Mỹ đang áp dụng với sản phẩm tương tự của Trung Quốc không.
Cụ thể, trong Lệnh áp thuế với Trung Quốc, DOC quy định tủ gỗ và các bộ phận thuộc phạm vi áp dụng của biện pháp nếu được gia công thêm ở nước thứ ba, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các công đoạn sau: bào, cắt, đục rãnh, đột lỗ, khoan, sơn, tạo màu, hoàn tất hoặc các công đoạn khác, vẫn nằm trong phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Theo quy định của Mỹ, các bên có liên quan có thời hạn 30 ngày kể từ ngày khởi xướng để nộp bản bình luận và cung cấp thông tin phản biện tới cơ quan điều tra Mỹ.
Dự kiến, DOC sẽ đưa ra kết luận cuối cùng trong vòng 120 ngày kể từ ngày khởi xướng (có thể gia hạn thêm 180 ngày nếu có lý do hợp lý). Trong quá trình điều tra, DOC có thể yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin phục vụ cho việc xem xét.
Như vậy, trong số 2 nội dung đại diện một số doanh nghiệp sản xuất tủ gỗ của Mỹ đề nghị DOC điều tra, DOC đã chấp nhận khởi xướng điều tra 01 nội dung (vấn đề xem xét phạm vi sản phẩm).
Nội dung còn lại (điều tra lẩn tránh thuế), DOC vẫn đang tiếp tục cân nhắc việc khởi xướng điều tra (dự kiến kéo dài đến ngày 06 tháng 6 năm 2022).
Để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị Hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm tủ gỗ tiếp tục rà soát các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm bị điều tra sang Mỹ; nghiên cứu, tìm hiểu quy định, trình tự thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của Mỹ; thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của cơ quan điều tra Hoa Kỳ, phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ Thương mại trong suốt quá trình của vụ việc.
Adblock test (Why?)
Nguồn: https://ift.tt/bki2CMv
0 notes
tintucnewszing · 2 years
Text
Kiến nghị Quốc hội khảo sát quá trình đổi mới tại Gang thép Thái Nguyên
Kiến nghị Quốc hội khảo sát quá trình đổi mới tại Gang thép Thái Nguyên
Kiến nghị Quốc hội tổ chức khảo sát quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp tại Công ty Gang thép Thái Nguyên. Đại biểu Đoàn Thị Hảo, đoàn Thái Nguyên gửi kiến nghị tới Quốc hội.
Đại biểu Đoàn Thị Hảo, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên
Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II Nhà máy Gang thép Thái Nguyên được khởi công năm 2007, nhưng đến năm 2013, dự án phải tạm dừng thi công do gặp khó khăn trong thu xếp nguồn vốn. Tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng cao.
Mặt khác, hợp đồng ký kết với nhà thầu nước ngoài đã phát sinh tranh chấp phức tạp, vượt quá thẩm quyền xử lý của gang thép Thái Nguyên và Tổng công ty Thép Việt Nam.
Trong khi đó, Gang thép Thái Nguyên giai đoạn I được vận hành từ năm 2009, đến nay đang hoạt động rất hiệu quả, duy trì việc làm ổn định cho 4.000 lao động.
Năm 2021, mức lương bình quân của người lao động đạt gần 13 triệu đồng/người/tháng. Nộp ngân sách đạt trên 453 tỷ đồng, vượt 71% so với kế hoạch năm, lợi nhuận trước thuế đạt trên 150 tỷ đồng, bằng 3 lần kế hoạch năm.
Tuy nhiên, trong phần phát biểu tại Hội trường, đại biểu Đoàn Thị Hảo cho biết một phần lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của gang thép Thái Nguyên giai đoạn I vẫn đang phải sử dụng để thực hiện việc cân đối các khoản vay của dự án mở rộng giai đoạn II, trong đó có các khoản nợ quá hạn, có khoản vay đã chuyển nhóm 5, tính lãi phạt và lãi trên lãi.
“Tôi trân trọng đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm, có các giải pháp khôi phục lại gang thép Thái Nguyên giai đoạn II. Đề nghị Quốc hội tổ chức khảo sát quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp tại Công ty Gang thép Thái Nguyên”, bà Đoàn Thị Hảo kiến nghị trực tiếp.
Lý do, theo bà Hảo, một số khó khăn chủ yếu của gang thép Thái Nguyên có thể không phải là phổ biến nên rất cần có cơ chế, chính sách đặc thù.
Với Chính phủ, đại biểu Đoàn Thị Hảo đề nghị các bộ, ngành trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư với phương châm "sớm nhất, hiệu quả nhất" như quan điểm Nghị quyết 68 của Chính phủ ngày 12/5 vừa qua.
Với các vấn đề của Gang thép Thái Nguyên, bà cho rằng, cần xử lý dứt điểm các tranh chấp hợp đồng với nhà thầu nước ngoài, xem xét việc tái cơ cấu các khoản nợ, tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay khi dự án đi vào sản xuất để bảo toàn nguồn vốn và giá trị tài sản Nhà nước đã đầu tư, cùng với đó là ổn định đời sống của 4.000 lao động và hàng nghìn gia đình.
“Tôi đề xuất vấn đề này vì hiện tại gang thép Thái Nguyên đang có một hệ thống cơ sở vật chất nhà xưởng, dây chuyền sản xuất đồng bộ đã được đầu tư từ giai đoạn I hiện đang hoạt động có hiệu quả. Tại đây có nguồn tài nguyên khoáng sản tại chỗ phong phú là các mỏ than mỡ, quặng sắt với trữ lượng cho phép khai thác lâu dài, giúp chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Gang thép Thái Nguyên còn có nguồn nhân lực hết sức quan trọng, với một lực lượng, các chuyên gia, kỹ sư, người lao động lành nghề, giàu kinh nghiệm...”, bà Hảo phân tích.
Adblock test (Why?)
Nguồn: https://ift.tt/PIVyeqG
0 notes
tintucnewszing · 2 years
Text
Chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn mới liên tục, doanh nghiệp làm đi rồi làm lại, nên chậm?
Chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn mới liên tục, doanh nghiệp làm đi rồi làm lại, nên chậm?
Không có giải pháp đủ mạnh, đại biểu Quốc hội e rằng, năm sau và những năm sau nữa, các báo cáo về kết quả cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước lại vẫn như cũ.
Bà Bùi Thị Quỳnh Thơ, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Báo cáo Chính phủ năm nay lại như các năm trước, tiếp tục phản ánh công tác cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước không đạt yêu cầu, còn nhiều khó khăn.
Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ phát biểu trong phiên họp thảo luận tại Hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021, những tháng đầu năm 2022. Bà dành toàn bộ phần phát biểu của mình cho nội dung này.
Tính cả giai đoạn 2016-2020 cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 23% kế hoạch dự kiến, đặc biệt năm 2021 thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước đạt rất thấp so với dự toán, chỉ đạt 4.400 tỷ đồng/40.000 tỷ đồng, tương đương với 11% dự toán, tăng chủ yếu do thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý.
“Đâu là nguyên nhân cốt lõi, tại sao lại khó thực hiện đến vậy? Liệu các quy định pháp luật trên có đảm bảo tính thực thi hay không? Nếu là do yếu tố tổ chức thực hiện thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm và trách nhiệm đến đâu?”, đại biểu đặt hàng loạt câu hỏi.
Khó vì chính sách, chế độ về cổ phần hóa, thoái vốn mới liên tục?
Cho đến nay hệ thống văn bản pháp luật quy định về cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước đã được ban hành tương đối nhiều và đầy đủ.
Có thể kể đến từ Nghị định 91 năm 2015, Nghị định 32 năm 2018 và trong năm 2020 liên tục có 2 nghị định và một nghị quyết được ban hành, đó là Nghị định 121, Nghị định 140 và Nghị quyết số 161 đều hoàn thành năm 2020 và mới đây nhất là Quyết định số 360 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025.
Hệ thống văn bản chính sách, pháp luật trên đã bao quát hầu hết các nội dung cơ bản về công tác cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, có 2 vấn đề còn tồn tại từ quy định chính sách, pháp luật làm chậm quá trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước.
Thứ nhất, việc ban hành mới và liên tục chính sách, chế độ về cổ phần hóa, thoái vốn dẫn đến nhiều doanh nghiệp đang quá trình triển khai thực hiện kế hoạch lại phải dừng thực hiện và bắt đầu quy trình thủ tục lại từ đầu, nhất là những vấn đề liên quan đến phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa và xác định giá trị doanh nghiệp.
Thứ hai, hệ thống văn bản nhiều là thế, tuy nhiên vẫn còn vướng mắc bất cập.
Một số quy định chưa đầy đủ, rõ ràng, cụ thể còn thiếu tính khả thi, gây khó cho quá trình triển khai tổ chức thực hiện.
Đó là một số khó khăn lớn từ xác định giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề xác định giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Do sự biến động về giá đất từng thời kỳ, giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp có nhiều cách hiểu khác nhau.
Còn vướng mắc trong việc thống nhất cách xác định mức giá và phương thức tính tiền thuê đất một năm hay nhiều năm. Vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể làm cho chính quyền địa phương lúng túng khi triển khai chậm quyết định thực hiện nhiệm vụ.
Các quy định pháp luật liên quan đến xác định lợi thế thương mại chưa được hướng dẫn một cách cụ thể và rõ ràng, dẫn đến việc định giá doanh nghiệp nhiều khi chưa chính xác làm cho doanh nghiệp khó có thể triển khai thành công nhiệm vụ cổ phần hóa doanh nghiệp.
Chưa triệt để việc gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả cổ phần hóa, thoái vốn?
Bên cạnh một số vướng mắc từ chính sách pháp luật, việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn từ bản thân một số doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu, đó là công tác lập kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhiều khi còn mang tính hình thức.
Một số doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc, quyết liệt trong việc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn theo danh mục được phê duyệt. Điều này trong các báo cáo của Chính phủ đã chỉ ra.
Điều quan trọng là việc gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước chưa được thực hiện một cách triệt để, thêm vào đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự được coi trọng.
"Nếu những vấn đề này không có giải pháp đủ mạnh, tôi e rằng, năm sau và những năm sau nữa các báo cáo về kết quả cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn", đại biểu Nguyễn Quỳnh Thơ nói.
Cần sự sát cánh của cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp
Đề xuất với Chính phủ, đại biểu đưa ra 4 giải pháp.
Thứ nhất, Bộ Tài chính nhanh chóng tham mưu Chính phủ trong việc ban hành chính sách nhất quán về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá trị quyền sử dụng đất một cách chính xác. Trong đó có tính đến yếu tố chênh lệch khung giá đất giữa các địa phương. Khung giá đất Nhà nước quy định so với giá thị trường.
Thứ hai, cần rà soát, tính toán lại và trong trường hợp không có các nhà đầu tư chiến lược và việc cổ phần hóa tại một số doanh nghiệp nhà nước không khả thi hoặc khó khả thi thì nên chăng một số doanh nghiệp không hoặc chưa đưa vào danh sách cổ phần hóa giai đoạn tiếp theo.
Theo đó, Nhà nước cơ cấu lại các doanh nghiệp này, một mặt Nhà nước vẫn duy trì nguồn thu cố định từ lợi nhuận, hoạt động kinh doanh, mặt khác, đảm bảo cho kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước được thực thi hiệu quả, đảm bảo mục tiêu đề ra.
Thứ ba, có chế tài xử lý người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước không hoàn thành hoặc không triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thứ tư, cần thiết phải có sự vào cuộc, sát cánh của cơ quan quản lý nhà nước đồng hành cùng các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước.
Adblock test (Why?)
Nguồn: https://ift.tt/1AgTOmM
0 notes