Tumgik
sailbelt20 · 2 years
Text
Bên dưới mới là kinh văn của quyển này, kinh văn của quyển thứ ba. “Quốc giới nghiêm tịnh đệ thập nhất”. Quốc giới chính là thế giới Cực Lạc. Trang nghiêm thanh tịnh phẩm thứ mười một. Chúng ta đọc qua kinh văn một lần. “Phật ngữ A Nan, bỉ Cực Lạc giới, vô lượng công đức, cụ túc trang nghiêm”. Bốn câu này là tổng tướng. Chúng ta cần chú ý là công đức. Vô lượng công đức thành tựu đầy đủ trang nghiêm. Công đức này Phật A Di Đà là người tu dẫn đầu. Chư vị Bồ Tát vãng sanh trong mười phương thế giới, cùng nhau tu hành thành tựu. Nên mới có quả báo thù thắng như vậy. (Hãy tìm "Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú" để xem thêm)
Chúng ta thử nghĩ xem, nếu ta để tâm ở chỗ luận ngữ, nhất tâm chuyên chú nơi đó, thì có thể khai ngộ không? Có thể! Cũng là đạo lý này. Thời xưa, thầy giáo dạy học, lúc đó quan hệ thầy trò không như bây giờ. Thời đó thật sự có quan hệ thầy trò, bây giờ không còn, đạo nghĩa thầy trò không còn. Thầy đối với học sinh là trách nhiệm, trách nhiệm phải dạy học sinh đến lúc khai ngộ, thầy như vậy mới coi là hết trách nhiệm. Nhưng nếu học sinh không phối hợp, thì không còn biện pháp nào, nên tư chất của thầy là đạo. Xã hội bây giờ không còn nữa. (Tham khảo thêm trong Tịnh Độ Khoa chú) Đương thời Phật thuyết pháp, quý vị xem trình độ thính chúng không giống nhau. Bất luận tại gia hay xuất gia, trong đó có Bồ Tát, Thanh văn, Duyên giác, Chư thiên, trong nhân gian có bậc thượng căn trí huệ rất cao, còn có hạ căn ngu si, hồ đồ không hiểu sự lý. Đức Thế Tôn đều khiến cho họ được độ, ít nhất cũng chứng quả Tu đà hoàn. Ngài dùng một âm thuyết pháp nhưng tuỳ loại được giải. Đức Thế Tôn đã biểu diễn cho chúng ta thấy, thật có năng lực này không phải giả. Phật A Di Đà càng không cần phải nói. Đối tượng Phật A Di Đà giảng kinh thuyết pháp là tứ độ tam bối cửu phẩm. Trong cõi đồng cư có thiên đạo, nhân đạo. Trong cõi phương tiện có Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát, Phật, Phật trong mười pháp giới vãng sanh đến. 41 địa vị của pháp thân đại sĩ thật sự có chứng quả. Đây là trình độ sâu cạn không giống nhau của đại chúng trong giảng đường. Phật lấy một âm thuyết pháp tuỳ loại được giải. Thuyết mà không thuyết không thuyết mà thuyết, đều có thể khiến chúng sanh nghe hiểu, sanh tâm hoan hỷ, giác ngộ và chứng quả. Trường học như vậy có thể không đến đó sao? tượng địa tạng (Hãy tìm "Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú" để xem thêm) Đức Phật có năm loại trí tuệ, ở đây đề cập đến hai loại là Phật trí và thắng trí. Đối với điều này đều có chút hoài nghi, bán tín bán nghi, người như vậy sanh vào biên địa. Nếu hoàn toàn không hoài nghi, tin tưởng, minh tâm kiến tánh. Sau khi kiến tánh, liền được trí tuệ viên mãn. Như đại sư Huệ Năng nói: “đâu ngời tự tánh vốn tự đầy đủ”, họ đầy đủ những gì? Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật nói, tất cả chúng sanh đều có trí tuệ và đức tướng của Như Lai. Phật có, mình cũng có. Không tin Phật nghĩa là không tin chính mình. Nếu tin tất cả chúng danh và Phật không hai, chúng sanh và Phật không hai, chúng sanh và Phật bình đẳng. Đức Phật rất khiêm tốn, ngài đặt mình ở sau, đưa chúng sanh lên trước. Chúng sanh và Phật bình đẳng, chúng sanh và Phật không hai. Phật có, tất cả chúng ta đều có. (Trích trong Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - Bộ 600 Tập - Hòa Thượng Tịnh Không chủ giảng)
Tumblr media
“Trong Kinh Bi Hoa nói, hiện ra các cõi nước Phật, hoặc có thế giới nghiêm tịnh tốt đẹp, cho đến có thế giới có đại hỏa tai, là vì chứng minh trong này có cõi uế”. Kinh Bi Hoa cũng nói rất nhiều về thế giới Cực Lạc, thông thường người tu học Tịnh độ, đa số đều đã đọc bộ kinh này. Đoạn kinh văn này trong Kinh Bi Hoa chứng minh có cõi uế, vì sao vậy? Vì có hỏa hoạn lớn, điều này nói rõ nó không phải thế giới thanh tịnh. Có nước, có lửa, có gió, trong Phật pháp gọi đây là tam tai. Cho nên ba tai tám nạn, đây là cõi uế. “Hiện ra những cõi Phật đó, có báo có hóa”, nghĩa là có cõi báo, có cõi hóa. tượng mục kiền liên bằng đá (Mỗi trích đoạn này đều được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú của Hòa Thượng Tịnh Không giảng)
youtube
1 note · View note