Tumgik
nhatkymuadich · 2 years
Text
220227
Vậy là đã trở lại Anh được hơn 1 tháng. Thời gian đầu cũng hơi lo là mình không làm lâm sàng 4 tháng quay lại làm việc luôn có sao không; nhưng rồi thấy cũng ổn cả. Vào lại lịch trực med reg, lúc nào cũng thiếu ngủ mắt đỏ ngầu - nhưng mà vui. Giờ chả còn mấy covid, được quay lại làm đúng chuyên môn dù mệt nhưng hạnh phúc vô cùng.
Sau khi quay lại đây 2 tuần thì mình nhận ra hồi ở Việt Nam mình stress đến mức nào. Cũng không phải do công việc bận bịu quá hay gì nhưng có lẽ vì có nhiều thứ mình muốn thay đổi mà không làm được; hơn nữa ko làm lâm sàng nên không cảm thấy rewarding.
Ở Việt Nam thấy khổ cho mọi người (cả nhân viên y tế lẫn người dân) là thông tin hoặc bưng bít, hoặc toàn tạp nham. Đã vậy tin tức toàn đánh vào nỗi sợ của dân để câu view - mình thấy dị ứng nhất cái này. Có nhiều thứ muốn viết ra, nhưng cũng phải chọn thời điểm - sớm quá cũng không ngay lập tức thay đổi cách suy nghĩ của người dân (hay thậm chí nvyt, và byt) được.
Sau 4 tháng ở VN thì nhận ra là mình đóng góp được nhiều hơn khi đứng ngoài hệ thống, đem những cập nhật từ bên này về trang bị cho VN. Còn những bức tường về hệ thống của VN thì phải dựa vào các đồng nghiệp ở nhà thôi.
Nói đến đồng nghiệp ở VN, nhớ mọi ng ghê...
Chúc mừng ngày thầy thuốc Việt Nam :)
4 notes · View notes
nhatkymuadich · 2 years
Text
Covid myths - nói mãi phải viết ra!
Các truyền thuyết về covid, năm thứ ba rồi mà vẫn nói đi nói lại:
[1] Nhiễm SARS- CoV-2 đồng nghĩa bị bệnh Covid-19 Ko. Nhiễm SARS-CoV-2 đơn giản là virus vào cơ thể. Bệnh Covid-19 (mà hay làm người ta lo lắng đến) là khi miễn dịch của cơ thể gây phản ứng quá mẫn dẫn đến tổn thương phổi và nặng hơn là các cơ quan khác. Để nhận định dấu hiệu tổn thương phổi cần theo dõi nồng độ oxy (SpO2). Miễn dịch quá mẫn nếu có thường xảy ra ngày 5-10 từ khi có triệu chứng vì vậy thời gian theo dõi sức khỏe là 10 ngày từ khởi phát triệu chứng.
[2] Nhiễm SARS-CoV-2 phải vào viện điều trị Ko. Nếu đã tiêm vaccine thì 99% triệu chứng nhẹ và ko chuyển thành bệnh Covid-19 theo định nghĩa ở điều (1). Mà ko có bệnh thì ko cần điều trị/chữa cũng ko cần vào viện, miễn là ở nhà kiên trì theo dõi SpO2 đủ 10 ngày. Người bị bệnh tiểu đường thì khuyên thêm là cần kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn bình thường.
[3] Bệnh Covid-19 có thể điều trị tại nhà Ko. Bệnh Covid-19 có nghĩa là đã có tổn thương phổi (biểu hiện ra là khó thở, tụt oxy) hoặc biến chứng khác. Một khi đã có bệnh thì phải vào viện, vì còn cần nhiều biện pháp theo dõi/thuốc khác chỉ dùng được ở viện, hoặc có các biến chứng chỉ chẩn đoán/điều trị được ở viện.
[4] Test nhanh âm tính là khỏi bệnh Ko. Test nhanh âm tính là nguy cơ lây thấp vì còn ít/ ko còn virus ở đường hô hấp trên. Cái này ko liên quan đến bệnh Covid-19 (ở phổi). Chính khi lượng virus xuống là khi miễn dịch lên và có thể thành quá mẫn và chuyển thành bệnh Covid-19. Vậy nên VD ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì ko được chủ quan mà vẫn phải theo dõi SpO2 đủ 10 ngày.
[5] Test PCR dương tính tức là vẫn còn bệnh Ko. Một là như điều (1), ko phải ai nhiễm SARS-CoV-2 cũng có bệnh Covid-19. Hai là xét nghiệm PCR nhận định đoạn gien của virus, ko phân biệt được virus đó sống hay chết. Nếu một người có miễn dịch bình thường (VD ko uống thuốc ức chế miễn dịch hay bị ung thư máu,...), qua 10 ngày theo dõi và khỏe nhưng PCR vẫn dương tính thì đó là xác virus - ko có khả năng lây bệnh hay gây bệnh. Nhìn chung test lại PCR ở đa số F0 ko có nghĩa lý gì cả, chỉ tốn tiền. Test lại PCR âm hay dương cũng không liên quan gì đến nguy cơ hậu covid cả…
[6] Cứ có thuốc uống là tốt Ko. Cần đính chính lại là có thuốc Đúng và uống Đúng thời điểm là tốt. Các thuốc Đúng có thể dùng ở cộng đồng, theo độ quan trọng: - Vaccine. Thời điểm đúng: sớm nhất có thể ở người lớn và trẻ trên 12t. Loại vaccine thì khó bàn vì là chính sách. - Corticoid. Thời điểm đúng: khi bắt đầu có dấu hiệu tụt SpO2. Lý do cần đúng thời điểm: dùng sớm quá lúc virus đang nhân chia nguy cơ gây bùng phát nặng hơn, dùng muộn quá (VD do chủ quan ko theo dõi SpO2) thì lỡ thời cơ ngăn chặn tổn thương phổi tiến triển. Dùng 01 liều sau đó xin mời vào viện theo dõi và điều trị tiếp. - Molnupiravir có nguồn gốc tin cậy. Thời điểm đúng: trước ngày thứ 5 của triệu chứng. Thuốc này dân bảo 'như thần', uống vào test âm rất nhanh - nhưng đọc lại điều (4) thì thấy là test âm rồi vẫn phải theo dõi đủ 10 ngày. Ko dùng được cho phụ nữ có thai. Và mình thì khuyên là nam nữ trẻ tuổi cũng ko dùng.
Phân loại các thuốc và "thuốc" còn lại như sau: - Thuốc chữa triệu chứng dù ko thay đổi lộ trình bệnh (paracetamol để hạ sốt, oresol bù điện giải) - Thuốc đã chứng minh ko có tác dụng với Covid-19 và thậm chí có hại: aspirin, hydroxychloroquine, ivermectin, azithromycin, thuốc xanh đỏ,... - "Thuốc" bổ ko thay đổi lộ trình bệnh (vitamin C, thymomodulin, các thể loại thực phẩm chức năng). Hơi oái oăm là như giải thích ở điều (1), bệnh Covid-19 là bệnh do miễn dịch quá mẫn, thuốc điều trị hiệu quả đều là thuốc ức chế miễn dịch - vậy mà người ta cứ hô hào nhau uống vitamin C để 'tăng sức đề kháng'. À mà nói nhỏ là: vitamin C ko tăng sức đề kháng đâu, nên thôi thích thì uống cũng được.
--> Túm lại là bs covid có tâm ko phải bs biết viết (đơn thuốc dài), mà là bs biết cách theo dõi và chọn thời điểm để dùng thuốc hay vào viện. Bs covid có tâm suốt ngày chỉ hỏi đi hỏi lại SpO2 bao nhiêu như cái đài bị hỏng, nhưng đã tính trước mấy bước nếu SpO2 tụt thì làm gì rồi nên xin hãy chịu khó nghe đài hỏng 10 ngày. Hãy bình tĩnh, không nghe các anh hùng bàn phím và anh hùng kê đơn, không uống đủ các thể loại 'thuốc' vào rồi mang vạ vào thân.
Nói thêm là cuộc sống ở Anh sau Omicron đã trở về hoàn toàn bình thường, kể cả trong và ngoài bệnh viện. Có 2-3 tuần rất khó khăn ở đỉnh nhưng rồi dịch tràn qua rất nhanh với tỉ lệ ca nặng và tử vong thấp. Omicron "nhẹ" tất nhiên một phần là do bản thân chủng này, nhưng chủ yếu vẫn là nhờ dân số đã được phủ mũi thứ 3 đủ nhanh - so sánh Anh và Mỹ thì thấy rõ. Mong là với tỉ lệ tiêm mũi 3 như VN, trấn thủ thêm một thời gian rồi Omicron sẽ mau qua.
0 notes
nhatkymuadich · 2 years
Text
211215
Ngày buồn. Mình không phải bác sĩ chẩn đoán hình ảnh cũng đọc được cái CT đó. Thiệt hại gián tiếp của covid qua việc đảo lộn cuộc sống hay dịch vụ y tế thường nhật.
Bố bn còn đang cope bằng cách nhìn mọi việc từ con mắt của một bác sĩ. Không rõ đến lúc nào sẽ suy sụp. Mình có hỏi việc mình gửi CT cho ông ý xem có phải không? Liệu giữ tia hi vọng cho gia đình có phải hơn không? Ông ý bảo không, gia đình cần sự chắc chắn, theo hướng này hay hướng khác.
M bị đầu tư tinh thần vào ca này quá. Có lẽ vì nghĩ đến việc gia đình bên kia, gần Noel lại nhận những tin dữ như vậy từ miệng mình nói ra.
Nói chuyện với gia đình bn xong buồn thê thảm không nuốt nổi hạt cơm. BD mở nên mua vé xem phim, cả rạp có mỗi 3 người. Tắt đèn đi là khóc té re, cũng đã. Đến lúc không những nhớ, mà cần quay lại cuộc sống của mình ở Anh. Cần công việc, bệnh nhân, đồng nghiệp, sự tự chủ, cả những sở thích cá nhân, và quan trọng nhất là chỗ dựa tinh thần.
211218
Nhận được bao nhiêu cuộc gọi nhỡ của T. Gọi lại T báo là bạn ý đi rồi.
Gọi báo cho bố bn, ông ý bảo thôi thì cũng là một sự nhẹ nhõm biết rằng bạn ý ko tiếp tục phải chịu đựng nữa.
Làm nghề y tiếp xúc với cái chết cận kề hàng ngày nhưng không bao giờ quen được. Nhất là khi có cảm giác "giá mà", "nếu như"...
Nhớ đến quyển sách "On earth we're briefly gorgeous" của Ocean Vương. Tựa đề tiếng Việt là "Rực rỡ nhân gian một thoáng này" nghe hay hơn cả tựa đề tiếng Anh. Tiếc là mình không có bản tiếng Việt để đọc lại câu trích dẫn dưới đây.
"I am thinking of beauty again, how some things are hunted because we have deemed them beautiful. If, relative to the history of our planet, an individual life is so short, a blink of an eye, as they say, then to be gorgeous, even from the day you’re born to the day you die, is to be gorgeous only briefly. ... the sunset, like survival, exists only on the verge of its own disappearing."
Tumblr media
0 notes
nhatkymuadich · 2 years
Text
Hà Nội
Sau vài tuần đi tới đi lui thì Hà Nội cũng cho phép cách ly F0 tại nhà. Hôm nay giám đốc Sở nói số ca nhiễm mỗi ngày “có thể” lên 1000. Có lẽ nên mở ngoặc là số ca nhiễm *đếm được* chứ với lây trong cộng đồng thì số ca nhiễm thực chắc chắn hơn 1000 từ lâu rồi.
Vậy số ca nhiễm cao có đáng lo không? Ca nhiễm lên nhanh khi mở cửa là tất yếu. Việc Delta gây nhiễm đột phá (nhiễm sau khi đã tiêm vaccine) đã thấy rõ ở nhiều nước. Đáng mừng là đa số các vaccine đã được chứng minh có hiệu quả đáng kể trong ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do Delta. Vậy nên khi đã phủ vaccine thì con số cần quan tâm hơn là số ca nặng, thở máy và sức chịu tải của các bệnh viện điều trị. Mừng nữa là những ngày gần đây đã có thông tin xác nhận tỷ lệ bệnh nặng hiện tại ở Hà Nội là rất thấp mặc dù ca nhiễm cao.
Tuy nhiên, có một số điểm cần lo: - Vẫn có những bệnh nhân chưa tiêm và bệnh nặng: cần rà soát và tiêm cho những người bị ‘sót’ VD người có bệnh nền bị từ chối tiêm, người già không ra khỏi nhà được, người từ tỉnh khác,… Về các tỉnh thì nói thêm là giống như việc bảo vệ một người bằng cách tiêm cho người đó và những người xung quanh, cần bảo vệ hệ thống y tế Hà Nội bằng cách không những tiêm cho Hà Nội mà nhanh chóng phủ vaccine cho các tỉnh lân cận. - Loại vaccine và hiệu quả: cần thống kê tình trạng tiêm chủng (mấy mũi, loại gì) đặc biệt ở các ca nặng và tử vong để quy chiếu lại và đánh giá hiệu quả thực tế của các loại vaccine đang dùng ở Việt Nam, từ đó định hướng chiến lược vaccine trong thời gian tới. - Biến chủng: việc lây nhiễm nhiều làm tăng nguy cơ biến chủng. Omicron thì hiện tại chưa có tại Việt Nam nhưng cần tiếp tục chủ động giải trình tự gen bất kỳ để theo dõi.
Tại sao cần cách ly tại nhà? 90% ca nhiễm sau tiêm vaccine không có triệu chứng hoặc nhẹ. Ngoài việc bệnh nhẹ ở nhà thoải mái hơn nhiều thì việc gom hết F0 (và F1!!) vào khu cách ly và bệnh viện nguy hiểm đủ đường. F0 khỏe mạnh chật kín bệnh viện khiến lực lượng y tế bị dàn mỏng. Nvyt thay vì tập trung vào điều trị hiệu quả số ít những ca nặng thì phải lo đếm ngày để test lại PCR, vừa khấn vừa căng mắt dòm xem Ct>30 chưa (thêm một điều kiện vô nghĩa nữa), và lo giấy ra viện để giải phóng giường nhỡ có ca nặng cần vào.
Nhưng đã cách ly tại nhà thì phải làm hiệu quả! Mục tiêu chính của cách ly tại nhà là THEO DÕI sức khỏe và nhận biết khi nào cần vào viện, không cần vớt vát nói ‘điều trị’ F0 tại nhà làm gì. Trong 3 gói thuốc, A là hạ sốt với nước cam, B thì dùng ở nhà là dại dột, còn C (gói duy nhất có thể gọi là điều trị tại nhà) thì không rõ còn không. Trong hướng dẫn theo dõi, cứ mỗi lần nhắc đến SpO2 lại có thêm mở ngoặc “(nếu đo được)”. Covid có đi kèm với hiện tượng ‘giảm oxy thầm lặng’ – thực sự không hiểu không có máy đo SpO2 thì theo dõi kiểu gì & biết khi nào cần vào viện?
Hướng dẫn thì vẫn phải đọc và hiểu, nhưng mà xin phép tóm tắt có sửa đổi ntn: - 3 thứ tối cần thiết là máy SpO2 (đo 4 lần/ngày), paracetamol (uống đúng liều) và số điện thoại nvyt/hotline. - Bình tĩnh, nếu có SpO2 tụt hay dấu hiệu nặng khác thì liên lạc nvyt kịp thời để xử trí, còn không thì đếm ngày và kiên trì theo dõi SpO2 tiếp. - Không uống thuốc tùy tiện, mang vạ vào thân. Hãy để việc điều trị cho nvyt ở bệnh viện.
Mỗi nơi, mỗi giai đoạn dịch có thử thách riêng nhưng có đủ thông tin dữ liệu thì sẽ vạch được đường đi theo khoa học. Ngoài ra cứ bình tĩnh và 5K, covid không thể chiến thắng chúng ta!
0 notes
nhatkymuadich · 2 years
Text
211111 Grab
M đặt xe Grab đón từ Bệnh viện điều trị COVID-19. Những lần trước toàn đặt từ công ty điện lực ngay cạnh để các bạn Grab đỡ hốt hoảng; nhưng mà hôm nay lười :D
Anh Grab gọi điện, câu đầu tiên hỏi "Em ơi em là bệnh nhân à?" M bảo "Nô, em làm việc ở đây, làm hành chính thôi. 4 mũi rồi, bất tử rồi anh yên tâm!". Thế là anh đến đón.
Ngồi lên xe yên ổn rồi, M buột miệng bảo "Can đảm lên anh ơi. Rụt rè quá, anh tiêm 2 mũi rồi mà nhỉ?" Anh giãi bày là anh vẫn sợ, rằng nhiều bệnh nhân ra viện gọi đón mà anh không nhận.
M ngứa miệng bảo "Ơ hay người ta đủ điều kiện ra viện mà làm sao anh phải sợ? Mà kể cả ngta chưa khỏi bệnh - có người bị tai nạn giao thông trên đường cần cấp cứu thì anh đưa vào viện, mà bn covid cần cấp cứu thì anh bỏ à?" "Anh là lao động thiết yếu đấy, phong tỏa mà ko có phương tiện đi lại thì ng dân chết ở nhà à? Can đảm lên anh ơi."
Anh phân bua "Hồi Grab bảo có 500 tình nguyện viên anh đăng ký tình nguyện đấy nhưng mà cuối cùng họ không làm". M bảo "Ơ thế giờ đi làm thì lại ko làm hả anh?"
M chia sẻ là "Anh biết nước Anh giờ bn ca nhiễm không? 50000 ca, mà chỉ có 2% vào viện thôi." Anh hốt hoảng "Ôi giời ơi sao họ không vào viện". M cáu bẳn "Tiêm rồi có bệnh đâu mà vào viện làm gì? Anh ko thấy ngta vào xem bóng đá ầm ầm đấy à?" Anh gật gù "À à"
M lại bảo "Can đảm lên anh ơi!" Anh lại gật gù "Ok ok anh hiểu rồi."
Chả hiểu anh có hiểu thật không, hay là gật gù để con bé này tha cho anh. Khổ thân anh sáng nay bước nhầm chân ra đường.
0 notes
nhatkymuadich · 2 years
Note
Mai à, từ khi biết Mai viết nhật ký này Dương thỉnh thoảng vào đọc để biết các bác sĩ chống dịch ra sao. Giờ sắp second wave, Dương cám ơn Mai và đồng nghiệp Mai đã miệt mài làm việc suốt thời gian qua. Chúc mọi người dồi dào sức khỏe để tiếp tục chiến đấu. Dương định xin tình nguyện cho bệnh viện gần nhà nhưng nó ko nhận tình nguyện viên vì covid. Chả biết giúp các nhân viên y tế thế nào. Thôi thì Dương có bằng lái xe, Mai muốn thì Dương giúp Mai học :))
Sao giờ mới đọc cái này hihi. Cảm ơn tấm lòng của Dương nhé. Mỗi ng một việc thì ổn thôi. Riêng dạy lái xe thì :))) Mai là ca khó đó haha!
0 notes
nhatkymuadich · 2 years
Text
Thới Hòa
Vào BD được vài ngày thì thầy cho xuống thăm Thới Hòa. Thầy nói đùa (hay thật?) là trong 1 tuần ko giải phóng được thì khỏi về nhà. Vào bên trong coi bn đang điều trị, mình đã bị choáng vì một nhà A vài nghìn người rồi mà nghe mọi người kể khi đỉnh điểm có 4 khu nhà tổng cộng gần 20,000 người mà không tưởng tượng nổi. Mong rằng VN sẽ không bao giờ có những khu cách ly điều trị ntn nữa.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
1 note · View note
nhatkymuadich · 2 years
Text
211011 Một câu chuyện buồn tại BD huhu
0 notes
nhatkymuadich · 2 years
Text
Bình Dương
Về được gần 2 tuần thì thầy kéo đi Bình Dương - thực sự lúc đầu cũng không biết tại sao thầy muốn mình vào BD vì nghĩ mọi thứ ở BD đã ổn rồi, cũng ko rõ mình có việc gì để làm. Nhưng rồi nghĩ đúng là phải nhìn tận mắt thì mới hiểu - dù sao đây cũng là lý do mình về VN.
Vào, đi thăm đủ nơi - từ becamex (nơi mà mọi thứ đều chỉn chu ổn thỏa vì các 'tướng' của thầy) đến các huyện nhỏ nơi cái gì cũng thiếu... Hồi đó khi dịch ở Anh đỉnh điểm, mình đã nghĩ là quá tải và mọi thứ thiếu thốn, nhưng đúng là về đây mới biết thiếu thốn là ntn. Và thực sự cảm phục các đồng nghiệp ở VN - những gì họ làm được với những gì ít ỏi có trong tay thật là đáng khâm phục.
Thầy vào đây lần này cũng là để rút quân - có những đoàn đã ở đây 2 tháng, 3 tháng... Tiệc chia tay mọi người kể lại những trải nghiệm, nhắc lại những bn họ sẽ mãi không quên - có những người họ cứu được, có nhiều người họ để mất. Đúng là bs ở đâu cũng vậy, thường sẽ nhớ những người mình để mất nhiều hơn.
Mình ngồi nghe và cũng nghĩ đến các bn của mình, và các đồng nghiệp đã sát vai mình hồi đó. Mình không muốn so sánh covid với chiến tranh, vì thực sự ko biết chiến tranh là ntn - nhưng tình cảm gắn bó giữa các bạn (hoặc giữa mình và các đn bên kia) có lẽ không khác gì chiến hữu.
BD đã mở cửa lại: rụt rè, từ từ - âu cũng là dễ hiểu. Đi với thầy góp ý cho các bv và phòng khám với chiến lược hậu covid. Sau một thời gian dài đi theo zero covid, sau đợt dịch vừa rồi khi các khu cách ly (kiêm điều trị) vẫn được dùng nhiều như vậy, khái niệm sống song song với covid có lẽ hơi lạ lẫm và đáng sợ. Mình cũng đã từng có những nghi hoặc như vậy - nhưng nước Anh hiện giờ là lý do để mình hopeful, để tin tưởng rằng BD sẽ không phải trải qua một đợt dịch ntn một lần nữa.
Và suy nghĩ cuối cùng là dù mới lần đầu vào BD, nhưng thấy phải lòng ghê gớm - người dân mến khách, thời tiết dễ chịu, phải lòng luôn cả những trận mưa rào. Chắc mình không phải là duy nhất!
0 notes
nhatkymuadich · 2 years
Photo
Tumblr media
Chẳng ngỡ có nơi lòng người sao chật chội, Cay nghiệt nhìn nhau bằng ánh mắt não nề, Cay nghiệt đưa ra những quyết định u mê, Chẳng chút nghĩ suy, đơn giản thôi, là: “giết” Chẳng ngỡ có nơi con người không hiểu biết, Đành đoạn nhẫn tâm vứt ra tiếng cãi cùn, Đành đoạn vô tâm mặc kệ những bao dung, Nấp sau lí lẽ, say máu thành đao phủ. Chẳng ngỡ có nơi tỉnh bừng sau cơn ngủ, Bất giác nhận ra gia đình đã đi rồi. Bất giác nhận câu: “lũ ấy súc vật thôi, Nhầm lẫn lỡ tay, cùng lắm thì xin lỗi.” Chẳng ngỡ có nơi về nhà là cái tội, Gian khó ngỡ qua, sóng gió lại là nhà, Biết thế lất lây ráng trụ lại phương xa, Bữa đói bữa no nhưng không là bữa cuối… [Thanh]
34 notes · View notes
nhatkymuadich · 2 years
Text
New chapter
Nín thở gần hai tháng rồi thì cũng lên được chuyến bay về nhà.
Chính sau hôm nghe bài Quê hương bằng saxophone M suy nghĩ mãi về việc về hay ở. Lần đầu tiên đi làm mà M bị phân tán tư tưởng vì cảm thấy thật vô nghĩa khi ở Anh trong khi VN đang tình hình dịch như vậy. Mất ngủ một tuần thì M quyết định là về. Nói với bố mẹ thì đầu tiên bố mẹ ngăn, nhưng rồi biết là mình đã quyết thì không thay đổi nên mới gật đầu rồi thú nhận là về thì bm mừng. Hai năm rồi cả nhà không được gặp nhau còn gì.
Các đồng nghiệp thì ai cũng ủng hộ, làm mình thẩy cảm động vô cùng. Hôm chuyển viện mình run lập cập đến nói chuyện với ông giám đốc đào tạo, bảo là xin lỗi vì vừa quay lại viện mà đã bảo muốn đi. Ông ý nghe lý do xong ông ý bảo “Xin lỗi cái gì, em phải đi là đúng rồi còn gì. Tôi ko muốn em cảm thấy rằng mình bị cầm tù trong công việc và chương trình đào tạo của mình”. Từ đó, ông ý giúp nói chuyện với các đồng nghiệp khác và cả manager.
Mình đệ đơn lên HEE để xin nghỉ theo dạng Career break - đã chuẩn bị tinh thần sẽ bị tước mã số đào tạo và phải xin việc lại rồi. Vậy mà họ trả lời ok, nhớ cập nhật thường xuyên, hẹn gặp lại tháng 2 năm sau :))
Rồi thì bao nhiêu đồng nghiệp giúp về chuyên môn - lúc mình hỏi thêm về máy thở, về thuốc, về phác đồ,... Bịn rịn mãi cuối cùng chuyến bay định ngày 3/9 không đi được thế là lại quay lại trực - đồng nghiệp cứ ngạc nhiên vì con bé này mãi không đi cho.
Và giờ đã ra bay được sang Paris, chờ 6 tiếng và nhìn thấy tận mắt máy bay VN airlines mới thở phào là sắp về nhà thật rồi. Cái màu xanh đó, hoa sen vàng đó đã nhìn bn lần mà sao giờ thấy cảm động quá trời!
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
0 notes
nhatkymuadich · 2 years
Text
210916
Hnay đi gặp Prof cũ của mình ở ICU để xin chút wisdom. Thầy dặn dò cả về chuyên môn nhưng nhấn mạnh hơn về human factor - nhân tố con người.
Ánh mắt thầy buồn thật buồn, bảo mình "Nhìn quanh mà xem, nhân sự so với lúc em ở đây (cuối 2019) đã thay đổi hoàn toàn phải không? Chúng ta đã để mất nhiều bác sỹ và điều dưỡng sau năm vừa rồi". Ở chỗ làm M cũng đã nhận thấy việc có nhiều đồng nghiệp nghỉ dài hạn sau covid nhưng ở ICU thì rõ rệt hơn nhiều.
Thầy nói về khái niệm moral injury và việc một nhân viên chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm không bảo vệ họ khỏi những tổn thương về tâm lý. Đặt những con người có tiêu chuẩn rất cao với chính mình vào hoàn cảnh quá tải của hệ thống bắt buộc họ phải thỏa hiệp - trong mắt những người xung quanh thì họ vẫn làm thật tốt, nhưng là ko đủ đối với chính họ. Moral code của bản thân bị xâm phạm và moral injury bào mòn dần - họ làm việc hết mực ngày đêm cho đến một ngày họ không làm nữa...
Thái cực còn lại là sinh viên y, bác sỹ mới ra trường bước ngay vào trận. M còn nhớ như in một đêm trực hồi wave 1, bước vào mess (phòng nghỉ của bs gọi là Drs' mess vì quá bừa?) thấy mấy bs F1 đang khóc nức nở. Đó là phản ứng bình thường với việc chứng kiến tang thương mất mát đủ cho cả đời người dồn vào một vài tuần. Khóc xong các em lau nước mắt và vội vàng quay lại làm, tất cả chưa đến 10'.
So với mấy đồng nghiệp đó thì M lo hơn cho những người dồn nén cảm xúc hay thậm chí không nhận ra tâm trạng của chính mình.M có lẽ ở đâu đó giữa hai thái cực này. M nghĩ mình đã rất để ý đến tâm lý bản thân, lại may mắn có bạn tốt để giãi bày - vậy mà nhìn lại thì M cũng mất một mùa hè năm ngoái sống trong trạng thái tuyệt vọng: đầu luẩn quẩn một ý nghĩ là vài tháng nữa wave 2 đến và sẽ lại đâu vào đó, lần này tồi tệ hơn vì hậu quả sau covid còn chưa giải quyết xong. Phải mãi sau, khi nước Anh đã ra khỏi wave 2, nhìn thấy việc giảm tử vong nhờ Dex, vắc xin đã có và sự resilience ("gan lì" ) của NHS thì M mới có được động lực để restart lại cuộc sống và kế hoạch của mình.
Khi được/bị gọi là chiến binh với người hùng, người ta dễ bị rơi vào trạng thái hi sinh quên mình, đến mức cạn kiệt. Vậy nhưng cuộc đua với covid là chạy marathon chứ không phải chạy 100m. Mong các đồng nghiệp ở VN giữ gìn sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Đất nước còn cần các bạn nhiều và dài lâu!
0 notes
nhatkymuadich · 2 years
Text
210909
Đồng nghiệp ở ICU vừa nhắn bảo bn đó đội ECMO đưa đi rồi.'Bn đó' nhập viện 3 tuần trước trong một ca mình trực - 35t, hen suyễn và BMI 30, nhà 3 con nhỏ. Khi mình hỏi về vaccine, giọng bn run run bảo vừa mới đổi ý và quyết định sẽ tiêm; tuần sau có lịch hẹn nhưng chưa kịp tiêm thì đã bị covid rồi. Nghe vậy mình thấy cổ họng nghèn nghẹn... lúc đó bn chỉ cần vài lít oxy thôi, nhưng phim phổi thì đã gần như trắng hết... Có bao nhiêu thuốc, kể cả là thuốc trial, thì đã dùng hết nhưng bn thì cứ ngày càng xấu đi - thở oxy, rồi cpap, ngày thì ổn định, ngày thì đấu tranh giành giật. 
Có lẽ vì lâu rồi mới lại phải trải qua cảm giác bn covid dần tuột khỏi tay mình, lại thêm những nuối tiếc về chuyện vaccine, nên cả khoa ai cũng emotionally invested. Ngày nào mình và đồng nghiệp cũng nhìn nhau ái ngại, ngày nào cũng gọi điện cho người nhà vừa update vừa trấn an.
Giờ thì chỉ biết mong là vài tháng nữa cũng một ngày trực sẽ nhận được cuội gọi yêu cầu repat bn về bệnh viện địa phương. Đã có những ca thành công như vậy - thực sự mong rằng đây là một trong số đó.
0 notes
nhatkymuadich · 3 years
Text
210814 Thầy thuốc đồng hành
Gần đây hoạt động cuối tuần là tham gia Mạng lưới thầy thuốc đồng hành gọi điện theo dõi sức khỏe cho F0 và F1 cách ly tại nhà.
Thật tài tình là người dân nhận được cuộc gọi hiện lên số của tổng đài, nhấc máy thì là một đứa giọng Bắc nói tiếng Việt lập cập lủng củng, chào thì lệch giờ sáng tối loạn lên - vậy mà vẫn trả lời bao nhiêu câu hỏi của mình.
Gọi từ xa ko nhìn được BN nên ko có được cái linh cảm mà mình gọi là end-of-bedsogram. Cũng vì vậy nên lo hơn, và khi họ khỏi bệnh thì nhẹ nhõm hẳn. Lúc khỏi bệnh và ko cần theo dõi nữa cô chú còn bảo: - 'con cũng giữ gìn sức khỏe''con yên tâm chú khỏe rồi hnay còn tập tạ' (!!) - 'con có dịp vào miền Nam gọi chú điều xe chở đi chơi' - 'ngừng theo dõi nhưng con thỉnh thoảng gọi nc với cô'
Thông tin mã hóa bảo mật nên sẽ không bh liên lạc lại với cô chú nữa, nhưng mà nghe vậy thôi cũng thật ấm lòng.
Miền Nam cố lên!
0 notes
nhatkymuadich · 3 years
Text
C-O-V-I-D
Nghe lời P đi chia sẻ kinh nghiệm ^^
Mình và đồng nghiệp đã từng 'mò mẫm' qua những tháng đầu tiên của covid, có những bài học là 'bất đắc dĩ' để đến được phác đồ / protocol ntn.Cũng là những thứ bs VN mình biết cả rồi thôi - nhưng dịch phức tạp, sẽ có lúc cần cả các bs chuyên khoa khác (VD ngoại khoa), hoặc cần sinh viên Y tham gia triệt để hơn - mong là tài liệu này đủ xúc tích để nhiều người hiểu thêm về điều trị covid.Tình hình mỗi nước một khác, nên mình muốn nhấn mạnh tài liệu này chỉ để tham khảo.
Mình chưa bh học y hay làm việc ở bv VN nên không biết từ chuyên môn nào cả - nếu có những từ dùng sai hoặc câu chữ nghe gượng như kiểu 'dịch thẳng từ tiếng Anh' thì đúng là mình đã dịch thẳng từ tiếng Anh...
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
0 notes
nhatkymuadich · 3 years
Text
Quê hương
Lần cuối nghe bài hát này không rõ bao giờ vậy mà nhạc vang lên, ở phần nào ký ức, lời bài hát mình nhớ một một. Nhất là từ 'quê hương' - thân thương, mà không biết giải thích sao và có lẽ không bao giờ có thể dịch sang tiếng Anh một cách trọn vẹn. Hôm trước đi xem một vở kịch viết bởi một đồng nghiệp về trải nghiệm của một bs trẻ những ngày đầu của dịch, và mình cũng sống lại những ngày tháng ấy.
Khi đó mọi thứ thật mông lung; mở mắt nghĩ đến dịch, nhắm mắt nghĩ đến dịch, nhìn đâu cũng thấy ốm đau, chia cách, mất mát. Khi đó chỉ đủ sức để lao đầu vào công việc, ngày nào cũng giành giật mạng sống mà cảm giác thua nhiều hơn thắng. Tự nghi vấn, tự hỏi mình đủ thứ, cũng biết trong thâm tâm cảm thấy tan nát từng mảnh - cũng chỉ biết gác lại để tiếp tục. Mình cope, bằng cách tự detach mình ra khỏi những cảm xúc ấy - công việc là công việc, còn lại điều an ủi lớn nhất đó là VN ổn, bố mẹ ổn.
Giờ nghĩ VN đang và sẽ trải qua những ngày như vậy, mới biết như thế nào mới thực sự là đau lòng. Dù sao, vẫn là quê hương mình. Quê hương là chỉ một...
youtube
0 notes
nhatkymuadich · 3 years
Text
Hè 2021
Tháng 3, lúc M chuyển về bệnh viện trung tâm, cũng là lúc Covid ở Anh đã lắng xuống. Chiến dịch tiêm vaccine của NHS thành công - tính đến thời điểm này 2/3 đã có mũi thứ 2 và hơn 80% đã có mũi thứ 1.
Anh đã rục rịch vào wave thứ 3. Lần này đa số bn trẻ, hoặc chưa tiêm vaccine hoặc vừa mới tiêm mũi thứ 1 chưa đủ thời gian có miễn dịch. Tất nhiên là rất nhiều anti-vaxxer và vì vậy đồng nghiệp M đang phải đối mặt với rất nhiều abuse. M thì đang ở một bv chuyên khoa - thận, huyết học và tim mạch - nên được bảo vệ và hầu như không có bn covid nào chuyển đến đây.
Nhưng 2 tuần nữa M sẽ lại quay về Ealing - dành cả thanh xuân vật lộn với covid ở Ealing :))
M đã tính hè này cuối cùng cũng được về nhà - nhưng rồi delta vào Việt Nam. Theo dõi tình hình ở Ấn Độ thì thấy lá không thể chủ quan được và buồn thay, khác với những lần trước, đã gần 3 tháng và dịch ở Việt Nam chỉ phức tạp hơn. Đáng lo hơn là đây là lần đầu tiên Việt Nam bùng phát thực sự và không thể kiểm soát bằng test and trace nữa - hơn nữa trên một dân số hầu như chưa ai bị covid hay tiêm vaccine.
3 tháng rồi, M cũng đã nghĩ thật nhiều mình có gì để đóng góp. Cuối cùng thì chỉ có mỗi kinh nghiệm - dù là may hay rủi thì đã trải qua 2 đợt covid ở một bv ở khu vực nhiều ca covid nhất của London, dù không muốn cũng đã phải học lấy nhiều bài học. Rồi nghĩ làm sao để chia sẻ kinh nghiệm thì được cô bạn nhắc là hồi trước nhà văn Lỗ Tấn bỏ nghề y đi viết văn vì y chỉ chữa được cho một vài ng còn viết văn thì cứu được cả dân tộc.
Bỏ nghề thì mình ko dám (!) và sẽ là những bác sỹ đang ở Việt Nam cứu dân tộc mình - nhưng điều mình có thể làm là quay lại đây để chia sẻ phác đồ và kinh nghiệm.
0 notes